Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Dấu phẩy trong Tiếng Việt ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.74 KB, 23 trang )

Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu
tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép,
giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp. Nói chung, nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ. Cho nên, có
trường hợp nó không phải chỉ là một phương tiện ngữ pháp, mà còn là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế
nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ của người viết.
Dấu câu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu, có thể gây
ra hiểu lầm. Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà thành ra sai ngữ pháp, sai nghĩa.
Cho nên, quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.
Tuy vậy, cũng có trường hợp vận dụng quy tắc dấu câu cũng ít nhiều có tính chất linh hoạt. Nói chung, đó là
khi mà dù không dùng dấu câu, ranh giới cũng đã rõ, và không gây ra lầm lẫn.
Hiện nay, tiếng Việt dùng mười dấu câu là:
1. dấu chấm .
2. dấu hỏi ?
3. dấu cảm !
4. dấu lửng …
5. dấu phẩy ,
6. dấu chấm phẩy ;
7. dấu hai chấm :
8. dấu ngang –
9. dấu ngoặc đơn ()
10. dấu ngoặc kép “ ”
CÁCH SỬ DỤNG DẤU CÂU
TRONG TIẾNG VIỆT
Dấu câu là một trong những phương tiện ngữ pháp (thay cho ngữ điệu
khi nói). Nó có tác dụng làm cho nội dung của câu văn mạch lạc, khúc
chiết; ngăn cách các thành phần trong cấu tạo câu.
Dùng dấu câu không chuẩn xác hoặc dùng dấu câu không phù hợp
trong văn bản sẽ làm cho câu sai hoặc có nội dung mơ hồ.
Trong tiếng Việt có các dấu câu sau đây:
1. Dấu chấm
Dấu chấm dùng để kết thúc câu tường thuật (câu kể) trên văn bản.


VD: Anh ấy nói rằng: “Sẽ tới một ngày ta đòi nợ non sông!”.
2. Dấu chấm hỏi
Dấu chấm hỏi dùng trong câu nghi vấn (câu hỏi) nhất là trong trường
hợp đối thoại.
VD:
- Bạn có biết gì về tình hình Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay?
- Tôi không biết. Còn bạn?
Cần chú ý:
a/ Dấu chấm hỏi có thể dùng trong câu tường thuật, đặt trong dấu
ngoặc đơn để biểu thị sự nghi ngờ.
VD:
- Chúng ta đã mất Trường Sa (?)
- Chúng ta vẫn còn giữ được một số đảo!
b/ Không dùng dấu chấm hỏi trong trường hợp có từ nghi vấn trong cấu
tạo của câu ghép với nghĩa nêu lên một tiền đề cho ý kiến tiếp theo.
VD: Trung Quốc là nước như thế nào, ai cũng biết.
c/ Nếu muốn tỏ thái độ khinh bỉ, mỉa mai, đồng thời hoài nghi thì dùng
dấu chấm than và dấu hỏi trong một ngoặc đơn.
VD: Người ta đồn rằng hắn là kẻ lừa đảo (!?).
3. Dấu chấm than
Dấu chấm than thường được đặt cuối câu cảm thán, câu cầu khiến,
khuyên ngăn, mệnh lệnh.
VD:
- Câu cảm thán: Trời! Biển đảo Tổ quốc ta đẹp quá!
- Câu cầu khiến, khuyên ngăn, mệnh lệnh: Việt Nam ơi! xin nắm chặt
tay!
Dấu chấm than còn có thể đặt trong dấu ngoặc đơn để biểu thị thái độ
mỉa mai hay dùng cùng với dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn để vừa biểu
thị thái độ mỉa mai, vừa hoài nghi.
VD: Hắn tự hào vì người ta không tìm được hắn (!)

4. Dấu chấm lửng
Khi nói, dấu chấm lửng được thay thế bằng từ vân vân. Khi viết cũng có
thể dùng từ này (viết tắt “v.v…”) hoặc dùng 3 dấu chấm (…). Dấu chấm
lửng dùng để:
a. Đặt cuối câu khi người nói không muốn nói hết ý mình.
VD: Sự thể là vậy nhưng hắn nào có muốn…
b. Đặt cuối đoạn liệt kê khi người nói không muốn liệt kê hết sự vật,
hiện tượng,… trong một chủ đề.
VD: Câu trên cũng là 1 ví dụ.
VD khác: Năm nay, các loại rau cỏ như: rau muống, mồng tơi, su hào,
bắp cải,… đều lên giá.
c. Đặt sau từ, ngữ biểu thị lời nói đứt quãng.
VD: Tôi… không… còn… đủ… sức… nữa!
d. Đặt sau từ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh.
VD: Phù… Thế là xong!
e. Đặt sau đoạn biểu thị sự châm biếm, hài hước.
VD: Đẹp trai không bằng… chai mặt.
5. Dấu hai chấm
Dấu hai chấm dùng để:
a/ Liệt kê thành phần vị ngữ của câu đơn có động từ là hoặc trong
thành phần vị ngữ có các từ biểu thị sự liệt kê ở sau các từ: sau đây,
như sau, để,…
VD: Một số yêu cầu khi viết bài trên diễn đàn là:
- Viết đúng chính tả;
- Trình bày dễ nhìn;
- Không sử dụng các ngôn từ thiếu văn hóa.
b/ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần
trước đó
VD: Cầu vồng có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
c/ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay

với lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
VD:
Bạn tôi hỏi:
- Cậu rảnh hay sao mà lại tham gia vô mấy cái rắc rối đó?
Tôi đáp:
- Tôi không rảnh lắm nhưng tranh thủ chút thời gian vì tôi thấy mình
cần phải làm một cái gì đó cho Hoàng Sa Trường Sa, cho đất nước.
6. Dấu gạch ngang
Dấu gạch ngang dùng để:
a/ Chỉ ranh giới của thành phần chú thích
VD: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã giành cả đời để nghiên
cứu về Hoàng Sa và Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn sách
mới
b/ Đặt trước những lời đối thoại
VD:
- Anh đi đâu thế?
- Tôi đi loanh quanh đây thôi.
c/ Đặt ở đầu những thành phần liệt kê
VD:Thi đua yêu nước để:
- Diệt giặc đói;
- Diệt giặc dốt;
- Diệt giặc ngoại xâm.
d/ Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng, hay ở giữa hai con số ghép lại để chị
một diên danh, một liên số
VD: Cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP. HCM đã sẵn sàng.
Văn học Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945 có nhiều tác phẩm đáng để đọc.
e/ Dùng trong trường hợp phiên âm tiếng nước ngoài
VD: Lê-nin, pô-li-me,…
7. Dấu ngoặc đơn
a. Dùng để ngăn cách thành phần chú thích với từ ngữ trong thành

phần chính của câu.
VD: Tôi quen anh (rất tình cờ) qua một người bạn thân.
b. Sự khác nhau giữa dấu gạch ngang và dấu ngoặc đơn có khi không
được rõ. Theo thói quen, người dùng dấu này, người dùng dấu kia đối
với thành phần chú thích. Tuy vây, cũng có thể nhận thấy giữa hai loại
dấu này có sự khác nhau như sau:
- Khi thành phần chú thích có quan hệ rõ với một từ, một ngữ ở trước
nó, thì thường dùng dấu ngang; nếu quan hệ đó không rõ thì thường
dùng dấu ngoặc đơn.
VD: Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới hai mươi sáu tuổi
nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm.
(Ngô Tất Tố)
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên (Có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
(Giang Nam)
- Một trường hợp đáng chú ý là dấu ngoặc đơn có thể dùng để giải nghĩa
cho một từ hoặc một yếu tố ngôn ngữ không thông dụng.
VD: – Italia (Ý), Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)
- Tiếng trống của phìa (lý trưởng) thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ.
(Tô Hoài)
8. Dấu ngoặc kép
a/ Dùng để chỉ ranh giới của một lời nói được thuật lại trực tiếp. Trước
dấu ngoặc kép, trong trường hợp này, thường dùng dấu hai chấm.
VD: Thiếu úy Trần Văn Phương đã hô: “Thà hy sinh chứ không chịu mất
đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân
chủng Hải quân”.
b/ Dùng để trích dẫn một danh ngôn, một khẩu hiệu. Trong trường hợp

này không dùng dấu hai chấm trước đó. Chữ cái đầu âm tiết của từ
trong danh ngôn, tục ngữ, lời dẫn… cần được viết hoa.
VD: Câu “Trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng hãy còn trơ
trơ” là có ý khuyên người ta cẩn trọng trong ăn ở, đừng để tiếng xấu ở
đời.
c/ Dùng để biểu thị thái độ mỉa mai, chế diễu của người viết hoặc trích
dẫn từ, ngữ của người khác hoặc đánh dấu một từ được dùng với nghĩa
đặc biệt, khác với nghĩa thông thường
VD: Xem chừng các anh chị ở đây đều theo chiều hướng “trăm năm cô
đơn” hết cả rồi!
Khoảng cách sau các dấu câu bao giờ cũng là một (1) khoảng trắng, sau
đó bắt đầu đến ký tự đầu tiên của câu (vế) tiếp theo.
Sau dấu chấm câu thì viết ký tự in hoa. Sau dấu phẩy ( , ), dấu chấm
phẩy ( ; ) ngăn cách các vế của một câu thì không viết hoa.
Đầu mối câu viết hoa ký tự đầu tiên. Tên riêng thì viết in hoa ký tự đầu.
Các dấu bỏ ngay sau ký tự cuối cùng của câu (vế) mà không có khoảng
cách.
Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản được in ấn thì người ta vẫn để
khoảng trắng trước các dấu sau đây:
- Dấu chấm hỏi;
- Dấu chấm than;
- Dấu hai chấm;
- Dấu gạch ngang;
- Dấu chấm phẩy.
Nhưng đó chỉ là quy ước bất thành văn của các văn bản.
Các bạn có thể tham khảo thêm tại:
1. Dấu chấm
1.1. Dấu chấm dùng ở cuối câu tường thuật.
Ví dụ:
Dòng sông lào xào vỗ sóng. Gió chạy loạt soạt trong cỏ, trăng đã lên

cao, đêm đã khuya lắm.
(Nguyễn Đình Thi)
1.2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm. Dấu chấm là chỗ có quãng
ngắt tương đối dài hơn, so với dấu phẩy, dấu chấm phẩy.
2. Dấu hỏi
2.1. Dấu hỏi dùng ở cuối câu nghi vấn.
2.1.1. Thường gặp là trường hợp dấu hỏi dùng trong đoạn văn đối thoại,
có người hỏi, có người đáp.
Ví dụ:
- Anh ốm, sao lại đi làm?
- Ốm xoàng thôi.
2.1.2. Có trường hợp tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời, trong lời đối thoại
nghệ thuật.
- Chông ai chết trong tố cộng?
- Chồng tôi.
- Con ai chết trong dinh điền?
- Con tôi.
(Tế Hanh)
2.1.3. Có trường hợp, một vế của câu ghép được cấu tạo theo kiểu câu
nghi vấn nhưng không phải để hỏi mà để nêu lên tiền đề; trong trường
hợp này không dùng dấu hỏi.
Ví dụ:
Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi.
(Phạm Văn Đồng)
2.2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu hỏi, và nói chung, có lên giọng.
2.3. Dấu hỏi có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (?) để biểu thị thái độ hoài
nghi đối với một lời trích thuật. Nếu dấu chấm (hay tương đương) ngắt
câu ở cùng chỗ, thì dấu này đặt sau dấu chấm.
Ví dụ:
Bọn xâm lược Mĩ làm ra vẻ ngạc nhiên. Chúng chối biến rằng chúng

không hề biết gì. (?)
(Báo Nhân dân)
3. Dấu cảm
3.1. Dấu cảm dùng:
- Ở cuối câu cảm xúc.
Ví dụ:
Hỡi anh
Người đồng chí quang vinh!
(Sóng Hồng)
- Hay ở cuối câu cầu khiến.
Ví dụ:
Hãy yêu quý thanh niên! Hãy trân trọng và tích cực đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ trẻ!
(Tạp chí Học tập)
3.2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu cảm và có thể hoặc lên hoặc xuống
giọng, tuỳ hoàn cảnh.
3.3. Dấu cảm có thể đặt trong dấu ngoặc đơn: (!), để biểu thị thái độ
mỉa mai; hay dùng kết hợp với dấu hỏi rồi đặt trong dấu ngoặc đơn:
(!?), để biểu thị thái độ vừa mỉa mai, vừa hoài nghi.
Những dấu này cũng thường đặt sau dấu chấm, nếu có dấm chấm (hay
tương đương) ngắt câu ở cùng chỗ.
Ví dụ:
Y còn đòi các nước sản xuất dầu mỏ "hợp tác" với Mĩ để giải quyết cả
vấn đề dầu mỏ lẫn vấn đề lương thực (!)
(Báo Nhân dân)
AFP đưa tin theo cách ỡm ờ của AFP.
“…họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy…” (!?)
(Nguyễn Tuân)
4. Dấu lửng
4.1. Dấu lửng dùng ở cuối câu (hay giữa câu, hay có khi ở đầu câu) để

biểu thị rằng người viết đã không diễn đạt hết ý.
Ví dụ:
Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi coi lại, coi Bok
Hồ đi làm rẫy, coi cái áo Bok Hồ mặc…
(Nguyên Ngọc)
4.2. Dấu lửng còn được dùng:
4.2.1. Để biểu thị bằng lời nói bị đứt quãng vì xúc động, hay vì lí do
khác.
Ví dụ:
Sâm đè tay lên ngực, hít lấy mấy hơi mới nói được:
- Quên rút chốt
(Phan Tứ)
4.2.2. Để biểu thị một chỗ ngắt đoạn dài giọng với ý châm biếm, hài
hước.
Ví dụ:
Giơ tay hàng tuốt quân ta
Té ra công sự chỉ là công toi
(Tú Mỡ)
4.2.3. Để ghi lại một chỗ kéo dài của âm thanh.
Ví dụ:
Ù ù ù
Tầm một lượt
(Võ Huy Tâm)
4.3. Khi đọc, phải tuỳ trường hợp mà ngắt đoạn. Nói chung, ở dấu lửng,
sự ngắt đoạn kéo dài
4.4. Hiện nay có cách dùng dấu lửng trong ngoặc đơn: ( ), để chỉ ra
rằng người trích dẫn có lược bớt câu văn trích dẫn.
5. Dấu phẩy
5.1. Dấu phẩy được dùng để chỉ ranh giới bộ phận nòng cốt với thành
phần ngoài nòng cốt của câu đơn và câu ghép.

Thành phần ngoài nòng cốt có thể là các thành phần than gọi, chuyển
tiếp, chú thích, tình huống, khởi ý.
Ví dụ:
Mẹ ơi, có khách đấy!
Cuối cùng, Mỹ đã thua to.
Tôi trở về thành phố Hồ Chí Minh, thành phố thân yêu của tôi.
Thong thả, anh ấy bước ra.
Bài hát ấy, tôi nghe nhiều lần.
Đáng chú ý là:
- Khi thành phần tình huống đặt ở đầu câu, dấu phẩy có thể được lược
bớt, nếu thành phần đó là một danh ngữ có cấu tạo đơn giản dùng để
chỉ thời gian, nơi chốn.
Ví dụ:
Lúc ấy Mai cũng về tới bản Đảy.
(Tô Hoài)
- Khi thành phần ấy là do động từ hay tính từ đảm nhiệm và đặt ở cuối
câu thì rất cần dấu phẩy giữa nó và nòng cốt.
Ví dụ:
Lời trăn trối mang hồn người sắp chết
Vọng qua vách, trang nghiêm và thống nhất.
(Nguyễn Dân Trung)
5.2. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong liên hợp,
nhất là liên hợp qua lại.
Ví dụ:
Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất
định thắng lợi.
(Hồ Chí Minh)
Đáng chú ý là:
- Giữa các yếu tố của một liên hợp song song, khi đã dùng kết từ thì
thường lược bớt dấu phẩy.

Ví dụ:
Đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động cần phải xung phong
gương mẫu trong sản xuất và công tác.
-Giữa các yếu tố của một liên hợp song song có tính chất ổn định hoá,
dấu phẩy cũng thường được lược bớt.
Ví dụ:
Hầm chông hố chông trong ruộng lúa tựa như được nước lụt che,
thằng giặc chẳng biết đâu mà mò.
(Anh Đức)
5.3. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép (song
song hay qua lại).
Ví dụ:
Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục
chiến đấu, quét sạch nó đi.
(Hồ Chí Minh)
Đáng chú ý là:
Khi có dùng kết từ trong câu ghép song song hay qua lại thì có thể lược
bớt dấu phẩy giữa các vế.
Ví dụ:
Chú Hai đã đi làm phu cao su ở Hớn Quản, lại ra làm thợ mỏ ở Đông
Dương vàchú còn đi những chân trời góc bể đâu khác.
(Tô Hoài)
Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn thì Đảng vẫn đau
thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ.
(Hồ Chí Minh)
5.4. Dấu phẩy có thể dùng để chỉ ranh giới giữa phần đề và phần
thuyết trong những trường hợp sau đây:
5.4.1. Khi phần đề làm thành một đoạn khá dài.
Ví dụ:
Một trong những công việc cần phải thực hiện cấp tốc lúc này, là

nâng cao dân trí.
(Hồ Chí Minh)
5.4.2. Khi lược bớt động từ là trong câu luận.
Ví dụ:
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữa đồng lúa chín. Tre hi
sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến
đấu.
(Thép Mới)
5.4.3. Khi phần thuyết được đặt trước phần đề
Ví dụ:
Trong lịch sử có hai loại chiến tranh: chiến tranh chính nghĩa và chiến
tranh phi nghĩa. Chính nghĩa, những cuộc chiến tranh chống bọn áp
bức, bọn xâm lược, giành tự do, độc lập. Phi nghĩa, những cuộc chiến
tranh xâm lược hoặc bình định cốt chiếm nước ngoài hoặc cướp tự do,
hạnh phúc của một số người.
(Trường Chinh)
Ngoài những trường hợp vừa kể thì giữa phần đề và phần thuyết của
nòng cốt câu đơn, nói chung, không dùng dấu phẩy.
5.5. Dấu phẩy còn dùng vì lẽ nhịp điệu trong câu, nhất là khi nhịp điệu
có tác dụng biểu cảm.
Ví dụ:
Bộ tư lệnh: những lớp tóc hoa râm
Những mái đầu trắng xoá
Vẫn có Bác, ung dung, trông xuống, dịu dàng.
(Tố Hữu)
5.6. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu phẩy. Nói chung, quãng ngắt ở dấu
phẩy tương đối ngắn, so với những dấu đã nói trên.
6. Dấu chấm phẩy
6.1. Dấu chấm phẩy thường dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu
ghép song song, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về nghĩa, về cả

hình thức.
Ví dụ:
Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị
chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần
(Nguyễn Trung Thành)
Trong câu ghép song song mà vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước,
cũng có thể dùng dấu chấm phẩy giữa hai vế.
Ví dụ:
Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách
mạng được
(Lê Duẩn)
6.2. Dấu chấm phẩy cũng có thể dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố
trong một liên hợp song song bao gồm những ngữ.
Ví dụ:
Phải thực hiện bằng được chủ trương hoàn chỉnh các hệ thống thuỷ
nông; đẩy mạnh tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp; đẩy mạnh cải tạo
giống gia súc và cây trồng nhằm thực hiện thâm canh trên toàn bộ diện
tích trồng trọt
(Báo Nhân dân)
6.3. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm phẩy; quãng ngắt dài hơn, so
với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn, so với dấu chấm.
Cách sử dụng dấu câu
Một nguyên tắc quan trọng của nghề báo là quan tâm tới bạn đọc (tạo sự dễ dàng cho bạn
đọc khi họ đọc báo). Nguyên tắc này hay bị xem nhẹ. Một số phóng viên chỉ viết sao cho thuận
tiện cho mình, không chịu sửa lỗi, cho rằng đó là việc của tòa soạn. Một số biên tập viên, vì
nhiều lý do - trong đó có lý do được viện dẫn nhiều nhất là “không có thời gian” - đã để cho
các sai sót xuất hiện trên mặt báo. Các ban biên tập thì chưa chú ý đúng mức đến chuyện
này.
Nhà báo có thể quan tâm tới bạn đọc bằng nhiều cách, trong đó chủ yếu là bằng cách kiểm tra
hình thức, kiểm tra nội dung. Ngoài ra, còn phải kiểm tra mức độ dễ hiểu, khó hiểu của thông

tin, kiểm tra những vấn đề thuộc phạm vi luật pháp và đạo đức, và kiểm tra cấu trúc bài báo.
Trong kiểm tra hình thức, có kiểm tra việc sử dụng dấu câu; sử dụng có đúng hay không, có
lạm dụng hay không. Và đây là chủ đề chính của bài này. Những vấn đề khác sẽ được trình
bày vào dịp khác.
Theo nhà văn Pháp Henri de Montherlant, đánh dấu câu đúng là dấu hiệu cho thấy “nhà ta
ngăn nắp”. Dấu câu cũng quan trọng như là văn bản. Lúc còn sống, ông cũng cho biết ông rất
muốn dạy ở Sorbonne (đại học hàng đầu của Pháp) một lớp về dấu chấm và dấu phẩy.
Dấu câu là một công cụ ngữ pháp được dùng để diễn đạt bài viết sao cho rõ ràng. Về mặt cú
pháp và ngữ nghĩa, người ta dùng dấu câu để phân ranh giới các câu, vế câu (của câu ghép),
thành phần câu và các yếu tố tạo ra cụm từ và ngữ. Về mặt ngữ điệu, dấu câu được dùng để
ngắt các quãng nghỉ dài, ngắn khi nói.
Có lúc dấu câu là bắt buộc, có lúc không. Có những dấu câu có thể thay thế nhau khi đảm
nhiệm cùng một chức năng. Thế nhưng lắm người cầm bút không chịu học cách dùng dấu câu.
Một số còn không biết phân biệt các loại câu của tiếng Việt. Thường mỗi loại câu phải đi với
dấu câu tương ứng ở cuối câu. Tùy theo mục đích của lời nói, người ta phân biệt bốn kiểu câu:
tường thuật, nghi vấn, mệnh lệnh (hoặc cầu khiến) và cảm thán.
Dùng không đúng dấu phẩy
Dấu phẩy là một chỉ dẫn về nghĩa rất quan trọng nhưng lại được dùng không đúng cách nhiều
nhất. Một dấu phẩy đặt không đúng chỗ có thể gây chết người, thiếu một dấu phẩy có thể mất
người yêu.
Giáo sư Nguyễn Đức Dân có kể một giai thoại hiện đại về dấu phẩy như sau: Một chàng trai
nghèo đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền cưới vợ. Do những biến động xã hội ở xứ người, thư
từ giữa chàng trai với người yêu không đều đặn. Sau vài tháng không nhận được tin, cô gái
viết thư qua đòi anh cho biết dứt khoát. Được thư, chàng trai hốt hoảng viết vội ba chữ: “Đừng
chờ anh !” Cô gái được thư bèn đi lấy chồng. Một thời gian sau, chàng trai về nước. Anh trách
cô gái bội ước. Cô mới lấy thư ra. Chàng trai té ngửa. Anh đã viết thiếu một dấu phẩy. Thực tế
anh muốn viết : « Đừng, chờ anh ! » (1)
Người ta dùng dấu phẩy để phân chia các thành phần của câu, đặc biệt là thành phần bổ túc
nghĩa, chú thích và xen. Dấu này cũng được dùng để ngăn cách những từ đồng một nhiệm vụ
với nhau. Khi đọc đến dấu phẩy phải ngừng một lát. Thời gian nghỉ của dấu phẩy ngắn hơn so

với dấu chấm và các dấu khác.
“Chúng tôi đã chuyển thư của ông phản ảnh về việc doanh nghiệp chậm trễ phát quà khuyến
mãi đến báo Sài Gòn Tiếp thị, là tuần báo phục vụ người tiêu dùng.” Dấu phẩy sau từ “Tiếp
thị” và từ “là” không được chỉnh. Nên viết “ Sài Gòn Tiếp thị là tuần báo phục vụ người tiêu
dùng.”; hoặc “ Sài Gòn Tiếp thị, tuần báo phục vụ người tiêu dùng.”
“Ông Trần Kiều, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục cho biết, từ năm 1990, Bộ GD - ĐT đã
triển khai thực nghiệm môn tin học tại hơn 100 trường PTTH.” Ở đây, “Viện trưởng Viện
Khoa học giáo dục” là thành phần chú thích cho “ông Trần Kiều”. Trước và sau cụm từ này
đều có dấu phẩy để làm ranh giới.
Có báo dùng không đúng cả dấu phẩy lẫn dấu ngang: “Trước thềm năm học mới, chúng tôi đã
trao đổi với ông Bùi Đức Tráng - Giám đốc BHYT TP Hồ Chí Minh, về một số vấn đề liên
quan đến hoạt động bảo hiểm y tế học sinh sinh viên năm học 2001 - 2002 ” Ở đây, đã dùng
dấu ngang ở đầu thành phần chú thích thì phải tiếp tục dùng dấu này ở cuối thành phần chú
thích, chứ không thể dùng dấu phẩy. Cũng có thể dùng dấu phẩy thay thế cho dấu ngang.
Ngoài ra, còn gặp trên các báo những kiểu sai và lạm dụng dấu câu như sau:
1. Đánh dấu chấm hỏi sau những câu không phải là câu hỏi; không đánh dấu hỏi sau
những câu nghi vấn trực tiếp
“Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào người ta cũng hỏi ý kiến Văn phòng KTST ?”
Cuối câu này phải dùng dấu chấm. Đây không phải là câu hỏi trực tiếp. Không phải cứ thấy
“hỏi” là tự động đánh dấu chấm hỏi (KTST là viết tắt của kiến trúc sư trưởng).
“Tiền đâu để đền bù giải tỏa, di dời, xây dựng khu ở mới cho cả ngàn hộ dân ” Câu này thiếu
dấu hỏi, thừa dấu chấm lửng. Đây là câu nghi vấn trực tiếp, từ “đâu” biểu hiện cho loại câu
hỏi.
“Học sinh làm bài xong chưa ?” thì phải đánh dấu hỏi, còn “Thầy giáo muốn biết học sinh đã
làm xong bài chưa” thì không cần vì là câu nghi vấn gián tiếp.
2. Đánh dấu chấm than sau những câu không phải là câu cảm thán hay cầu khiến
“Nếu hướng dẫn của các bộ ngành liên quan chưa phù hợp hoặc trong quá trình thực hiện có
những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền các bộ ngành thì Bộ Thương mại phải tổng hợp
báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định!”. Câu này là câu tường thuật.
Câu cảm thán là loại câu được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những tình

cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối với
sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ.
3. Không biết dùng dấu hai chấm
“Trong nỗ lực tìm kiếm thị trường mới và đẩy nhanh các cuộc xúc tiến thương mại tại
Campuchia, trong 4 ngày từ ngày 2 đến ngày 5-7, một đoàn cán bộ, doanh nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh gồm: Sở Thương mại, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Ban chủ nhiệm CLB Hàng
Việt Nam chất lượng cao TPHCM do bà Huỳnh Thị Nhân, Phó Chủ tịch UBNDTPHCM dẫn
đầu đã đi thăm và làm việc tại các tỉnh: TàKeo, Candal và thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia).”
Sau “gồm”, sau “các tỉnh” không cần thiết phải dùng dấu hai chấm. Câu trên còn nhược điểm
là quá dài (88 chữ), cần phải được ngắt ra làm ba.
Thông thường, sau “rằng” và “là”, người ta cũng không dùng dấu hai chấm. Theo giáo sư Cao
Xuân Hạo, trong tiếng nói bình thường, hai từ trên, khi được dùng làm liên từ sau các từ nhận
thức – phát ngôn như biết, nghĩ, cho, nói, bảo, không bao giờ mang trọng âm cho nên chúng
được phát âm liền với từ đi sau và được tách rời khỏi từ đi trước. Theo ông, việc dùng hai dấu
chấm sau “là” và “rằng” đã dẫn đến những chỗ ngừng rất kỳ quặc trong cách ngắt câu của các
phát thanh viên. (2)
Sau “như”, cũng không nên dùng hai chấm. Chỉ dùng dấu này sau “như sau”.
4. Biểu thị sai sự châm biếm hay nghi ngờ
Có thể dùng dấu chấm than trong ngoặc đơn (!) để biểu thị ý mỉa mai, phê phán hoặc dùng kết
hợp với dấu hỏi để biểu thị ý vừa mỉa mai, phê phán vừa nghi ngờ (?!). Nhưng một số nhà báo
không biết cách dùng chung dấu hỏi với dấu than.
“1985, một đêm mưa tầm tã, trên chuyến tàu từ Cần Thơ đưa người dân tình nguyện ra Côn
Đảo, đôi vợ chồng ấy vừa cố che cho ba đứa trẻ thơ khỏi ướt mà lòng rối bời: không biết
tương lai ở vùng đất mới có sáng hơn những ngày qua ?!”
Không có gì đáng để diễu cợt trong câu trên cả. Câu trên còn có chỗ sai khác, chẳng hạn
“những ngày qua” không thể cân với “vùng đất mới”. Cần sửa lại toàn câu như sau:
“Năm 1985, vào một đêm mưa tầm tã, trên chuyến tàu từ Cần Thơ đưa người dân tình nguyện
ra Côn Đảo, có một đôi vợ chồng cố che cho ba đứa trẻ thơ khỏi ướt mà lòng rối bời. Họ tự
hỏi: Không biết tương lai ở vùng đất mới có sáng sủa hơn quá khứ ở vùng đất cũ ? ”
5. Lạm dụng ngoặc kép

Ngoặc kép được dùng để đánh dấu lời nói được trích dẫn trực tiếp, đóng khung tên riêng, tên
tác phẩm; đánh dấu những từ ngữ được hiểu theo nghĩa khác. Người viết còn dùng nó để lưu ý
người đọc về một từ, cụm từ nào đó (mà ở đó người viết có thể biểu thị thái độ mỉa mai, châm
biếm).
Nhưng lắm lúc, do vốn từ nghèo nàn, người viết đã dùng ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ, buộc
bạn đọc phải hiểu những từ ngữ được đánh dấu đó theo nghĩa bóng, đẩy khó khăn về phía bạn
đọc.
Có báo - chỉ trong một số báo - đã dùng quá nhiều ngoặc kép trong các tít, tít phụ : Không thể
“sống chung với tham nhũng” !; Phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc” (tít phụ) ;
Chương trình “3 giảm” góp phần an dân và làm thay đổi bộ mặt thành phố; Có gì mới trong
việc “bắt buộc đội nón bảo hiểm”?; Làm “sáng” lại những quán “đèn mờ”; Nhức nhối “cà phê
công nghiệp”; “Ngôi sao” 13 ngày tuổi; NOVA VoiceCenter “Đường dây nóng” giữa khách
hàng và doanh nghiệp; Từ “đọc chậm” đến “đọc nhanh”; Thị trường xe gắn máy “bội thực”
(tít phụ) ; Đâu rồi vai trò quản lý Nhà nước ? ; Khi hiệp hội là “cầu nối”. Hầu hết các ngoặc
kép ở đây đều không cần thiết.
6. Lạm dụng dấu chấm hỏi và dấu chấm than
Nhiều tờ báo đang để cho dấu chấm hỏi xuất hiện một cách vô nguyên tắc, thừa thãi, đặc biệt
trong tít. Ngày nào giở báo ra cũng thấy có dấu hỏi.
“Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ?”. Đăng ký như thế nào thì phải cho biết luôn (một
cách tóm tắt).
“Hình dáng nào cho SaPa ?”. Tốt hơn hết là nên nói rõ ra: khuyến khích xây nhà vườn, hạn
chế nhà phố (ý chính của bài).
“Kinh tế phát triển chậm nhưng lại bội thu ngân sách - Mừng hay lo ?”. Lo thì nói lo, mừng thì
nói mừng, đừng hỏi.
“Doanh nghiệp Việt Nam sẽ ‘tranh tụng’ với Mỹ về cá basa ?”. Đây là tít của một bài báo
trong đó nói rõ rằng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã thuê công ty luật
White & Case của Mỹ làm tư vấn cho vụ kiện chống phá giá cá basa. Vụ kiện này do Hiệp hội
các Chủ trang trại Cá nheo Mỹ đâm đơn tại Mỹ. Hiệp hội này cho rằng phía Việt Nam đã bán
phá giá cá basa và cá tra tại Mỹ ( bán phá giá có nghĩa là bán một sản phẩm nào đó với giá
thấp hơn tại thị trường nước ngoài so với giá mình bán tại thị trường trong nước).

Phải chăng người viết muốn cho giật gân khi đánh dấu hỏi ?
Tít có hai chức năng chính: thu hút sự quan tâm và cung cấp một thông tin. Thông thường, tít
là sự tóm tắt rất ngắn gọn nội dung của bài. Nó báo cho người đọc biết về nội dung. Cần thiết
phải giúp bạn đọc, khi đọc tít, nắm bắt phần cơ bản nhất của thông tin trong bài. Trong thực tế,
làm được việc này không dễ. Vì thế nên mới có loại tít chấm dứt bằng dấu hỏi chăng ?
Theo Françoise Giroud, không bao giờ được đánh dấu hỏi trong tít. Nhà báo Pháp tên tuổi này
nói rằng một tờ báo phải trả lời cho các câu hỏi của bạn đọc chứ không được đánh đố bạn đọc.
(3)
Dấu chấm than cũng hay bị lạm dụng. Có bài tuy ngắn nhưng có nhiều câu dùng dấu chấm
than để cảm thán và ở gần nhau, một cách không cần thiết: “Tất cả đều nhờ trái vải!” ; Nhưng
mừng đó rồi cũng lo đó!”; “Vì mùa thu hoạch vải thiều chỉ khoảng 45 ngày, quả tươi không
tiêu thụ hết thì chỉ còn cách sấy khô, mà thị trường tiêu thụ chính của vải sấy là Trung Quốc
nên khi họ ngưng mua thì nông dân dở khóc dở cười!”
5. Dấu phẩy
5.1. Dấu phẩy được dùng để chỉ ranh giới bộ phận nòng cốt với thành phần ngoài nòng cốt của câu đơn và câu ghép.
Thành phần ngoài nòng cốt có thể là các thành phần than gọi, chuyển tiếp, chú thích, tình huống, khởi ý.
Ví dụ:
Mẹ ơi, có khách đấy!
Cuối cùng, Mỹ đã thua to.
Tôi trở về thành phố Hồ Chí Minh, thành phố thân yêu của tôi.
Thong thả, anh ấy bước ra.
Bài hát ấy, tôi nghe nhiều lần.
Đáng chú ý là:
- Khi thành phần tình huống đặt ở đầu câu, dấu phẩy có thể được lược bớt, nếu thành phần đó là một danh ngữ có cấu tạo đơn
giản dùng để chỉ thời gian, nơi chốn.
Ví dụ:
Lúc ấy Mai cũng về tới bản Đảy.
(Tô Hoài)
- Khi thành phần ấy là do động từ hay tính từ đảm nhiệm và đặt ở cuối câu thì rất cần dấu phẩy giữa nó và nòng cốt.
Ví dụ:

Lời trăn trối mang hồn người sắp chết
Vọng qua vách, trang nghiêm và thống nhất.
(Nguyễn Dân Trung)
5.2. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong liên hợp, nhất là liên hợp qua lại.
Ví dụ:
Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi.
(Hồ Chí Minh)
Đáng chú ý là:
- Giữa các yếu tố của một liên hợp song song, khi đã dùng kết từ thì thường lược bớt dấu phẩy.
Ví dụ:
Đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động cần phải xung phong gương mẫu trong sản xuất và công tác.
-Giữa các yếu tố của một liên hợp song song có tính chất ổn định hoá, dấu phẩy cũng thường được lược bớt.
Ví dụ:
Hầm chông hố chông trong ruộng lúa tựa như được nước lụt che, thằng giặc chẳng biết đâu mà mò.
(Anh Đức)
5.3. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép (song song hay qua lại).
Ví dụ:
Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.
(Hồ Chí Minh)
Đáng chú ý là:
Khi có dùng kết từ trong câu ghép song song hay qua lại thì có thể lược bớt dấu phẩy giữa các vế.
Ví dụ:
Chú Hai đã đi làm phu cao su ở Hớn Quản, lại ra làm thợ mỏ ở Đông Dương và chú còn đi những chân trời góc bể đâu khác.
(Tô Hoài)
Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ.
(Hồ Chí Minh)
5.4. Dấu phẩy có thể dùng để chỉ ranh giới giữa phần đề và phần thuyết trong những trường hợp sau đây:
5.4.1. Khi phần đề làm thành một đoạn khá dài.
Ví dụ:
Một trong những công việc cần phải thực hiện cấp tốc lúc này, là nâng cao dân trí.

(Hồ Chí Minh)
5.4.2. Khi lược bớt động từ là trong câu luận.
Ví dụ:
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữa đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre,
anh hùng chiến đấu.
(Thép Mới)
5.4.3. Khi phần thuyết được đặt trước phần đề
Ví dụ:
Trong lịch sử có hai loại chiến tranh: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Chính nghĩa, những cuộc chiến tranh
chống bọn áp bức, bọn xâm lược, giành tự do, độc lập. Phi nghĩa, những cuộc chiến tranh xâm lược hoặc bình định cốt chiếm
nước ngoài hoặc cướp tự do, hạnh phúc của một số người.
(Trường Chinh)
Ngoài những trường hợp vừa kể thì giữa phần đề và phần thuyết của nòng cốt câu đơn, nói chung, không dùng dấu phẩy.
5.5. Dấu phẩy còn dùng vì lẽ nhịp điệu trong câu, nhất là khi nhịp điệu có tác dụng biểu cảm.
Ví dụ:
Bộ tư lệnh: những lớp tóc hoa râm
Những mái đầu trắng xoá
Vẫn có Bác, ung dung, trông xuống, dịu dàng.
(Tố Hữu)
5.6. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu phẩy. Nói chung, quãng ngắt ở dấu phẩy tương đối ngắn, so với những dấu đã nói trên.

6. Dấu chấm phẩy
6.1. Dấu chấm phẩy thường dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song song, nhất là khi giữa các vế có sự đối
xứng về nghĩa, về cả hình thức.
Ví dụ:
Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu
dàng, ân cần
(Nguyễn Trung Thành)
Trong câu ghép song song mà vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, cũng có thể dùng dấu chấm phẩy giữa hai vế.
Ví dụ:

Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được
(Lê Duẩn)
6.2. Dấu chấm phẩy cũng có thể dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong một liên hợp song song bao gồm những ngữ.
Ví dụ:
Phải thực hiện bằng được chủ trương hoàn chỉnh các hệ thống thuỷ nông; đẩy mạnh tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp; đẩy mạnh
cải tạo giống gia súc và cây trồng nhằm thực hiện thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng trọt
(Báo Nhân dân)
6.3. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm phẩy; quãng ngắt dài hơn, so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn, so với dấu chấm.

7. Dấu hai chấm
7.1. Nói chung, dấu hai chấm dùng để báo hiệu một điều trình bày tiếp theo sau và có tác dụng thuyết minh đối với một điều đã
trình bày trước.
7.1.1. Điều thuyết minh là một lời thuật lại theo lối trực tiếp.
Ví dụ:
Khoa kêu to:
Mình về đây!
(Nguyễn Khải)
Hay theo lối gián tiếp:
Ví dụ:
Kha nghĩ: ba giờ đi.
(Nguyễn Đình Thi)
7.1.2. Điều thuyết minh có tác dụng bổ sung, giải thích một từ hay một vế ở trước.
Ví dụ:
Chiến công kì diệu mùa xuân 1975 đã diễn ra trong thời gian rất ngắn: 55 ngày đêm.
(Võ Nguyên Giáp & Văn Tiến Dũng)
Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya
(Xuân Diệu)
7.2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu hai chấm, và cần có ngữ điệu thích hợp đối với điều thuyết minh.

8. Dấu ngang

8.1. Dấu ngang dùng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích.
Ví dụ:
Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới hai sáu tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm.
[1]
(Ngô Tất Tố)
8.2. Dấu ngang còn dùng để:
8.2.1. Đặt trước những lời đối thoại.
Ví dụ:
– Hai bác đã đặt tên cho cháu chưa?
– Rồi.
8.2.2. Đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận trình bày riêng thành một dòng.
Ví dụ:
Thi đua yêu nước để:
– Diệt giặc dốt
– Diệt giặc đói
– Diệt giặc ngoại xâm.
(Hồ Chí Minh)
8.2.3. Đặt ở giữa hai hay ba, bốn tên riêng, hay ở giữa con số để ghép lại, để chỉ một liên danh, một liên số.
Ví dụ:
Đường Hà Nội – Huế – Sài Gòn
Xô viết Nghệ – Tĩnh
Thời kì 1939 – 1945
8.2.4. Cần phân biệt dấu ngang là một dấu câu với dấu gạch nối không phải là dấu câu.
Dấu gạch nối, hiện nay, thường được dùng trong những trường hợp phiên âm tên người, tên địa phương nước ngoài.
Ví dụ: Lê-nin, Lê-nin-grát
Dấu gạch nối cũng còn được dùng trong những từ chung phiên âm từ tiếng nước ngoài, ví dụ: pô-pơ-lin
Cho nên, có khi, cần phân biệt dấu ngang với dấu gạch nối bằng độ dài của dấu đó (dấu ngang dài hơn).
Ví dụ: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin
9. Dấu ngoặc đơn
9.1. Dấu ngoặc đơn cũng dùng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích.

Ví dụ:
Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tôi làm thuê ở Pa-ri, khi thì làm cho một cửa hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ "đồ cổ mĩ
nghệ Trung Hoa" (do một xưởng của người Pháp làm ra!).
(Hồ Chí Minh)
9.2. Sự khác nhau giữa dấu ngang và dấu ngoặc đơn có khi không được rõ; theo thói quen, người dùng dấu này, người dùng
dấu kia, đối với thành phần chú thích.
Tuy vậy, cũng có thể nhận thấy giữa hai loại dấu đó có sự khác nhau sau đây:
Khi thành phần chú thích có quan hệ rõ với một từ, một ngữ ở trước nó, thì thường dùng dấu ngang; nếu quan hệ đó không rõ
thì thường dùng dấu ngoặc đơn.
Ví dụ:
Tôi vừa gặp lại anh Thân – người chỉ huy đơn vị của tôi, hồi chiến tranh chống thực dân Pháp.
Anh ấy không đến dự đám cưới của Lan (bảo là bận!) nhưng mọi người đều hiểu anh ấy không tán thành đám cưới này.
Một trường hợp đáng chú ý là dấu ngoặc đơn có thể dùng để đóng khung cho một từ hay một ngữ có tác dụng chú thích cho
một từ không thông dụng (từ cổ, từ địa phương ).
Ví dụ:
Tiếng trống của phìa (lí trưởng) thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ.
(Tô Hoài)
Một loại dấu đôi nữa, có mở ra rồi có đóng vào giống như dấu ngang và dấu ngoặc đơn, và cũng được dùng để chú thích thêm
trong một số trường hợp đặc biệt, là dấu móc: [].
Trong trường hợp nhắc lại một văn bản, mà cần chú thích, đồng thời lưu ý người đọc rằng chú thích đó là ở ngoài văn bản thì
dùng dấu móc.
Ví dụ:
Mậu thân Thuận Thiên năm thứ nhất [1428] người Minh đã về nước, vua bèn thống nhất thiên hạ, lấy năm ấy là năm dẹp yên.
(Dịch "Đại Việt Sử kí toàn thư")
3. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu ngoặc đơn và cũng như trong trường hợp dấu ngang, ngữ điệu phải thích hợp đối với thành
phần chú thích.

10. Dấu ngoặc kép
10.1. Dấu ngoặc kép dùng để chỉ ranh giới của một lời nói được thuật lại trực tiếp.
Ví dụ:

Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi: "Anh Dân, anh có biết chữ quốc ngữ không?". Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật:
"Không, tôi không biết".
(Trần Dân Tiên)
Có khi, ý hoặc lời được thuật lại là một danh ngôn, một khẩu hiệu,
Ví dụ:
Chế độ ta là chế độ mới, nhân dân ta đang trau dồi đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa của những người lao động "ta vì mọi
người, mọi người vì ta".
(Hồ Chí Minh)
10.2. Dấu ngoặc kép còn dùng để dẫn lại với thái độ mỉa mai, một từ hay ngữ do người khác dùng; trong trường hợp này, dấu
ngoặc kép còn được gọi là dấu "nháy nháy".
Ví dụ:
Chúng đề xướng nào là văn nghệ "chủ quan", "viễn kiến", nào là triết lí "duy linh"
(Trường Chinh)
Theo Trung tâm KHXH&NV Quốc gia. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, 2002, trang 287–292

×