Tải bản đầy đủ (.pdf) (560 trang)

ĐỒI THỎ CỦA RICHARD ADAMS ĐIỂM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 560 trang )



Đồi Thỏ

Richard Adams

Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động
Nguồn:
Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ.



Mục lục

Giới thiệu
Phần I - Hành Trình - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16


Chương 17
PHẦN II. TRÊN NGỌN ĐỒI WATERSHIP - Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26



Chương 27
Chương 28
Chương 29
PHẦN III: EFRAFA - Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
PHẦN IV: THỦ LĨNH CÂY PHỈ - Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43

Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
PHẦN KẾT



Richard Adams
Đồi Thỏ
Giới thiệu

Sẽ có người khơng khỏi băn khoăn khi cầm cuốn sách khổ lớn dày hơn
500 trang này trên tay. Có vẻ quá nặng, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng
đối với thể loại sách thiếu nhi. Song đó chính là điều lạ lùng đầu tiên mà
nhà văn Anh Richard Adams đem đến cho bạn: một cuốn sách thiếu nhi có
thể dày như sách dành cho người lớn. Số lượng trang ngồn ngộn như thế
cho phép mở ra nhiều cuộc phiêu lưu nối nhau trong các chương sách được
chia nhỏ trong bốn phần: Hành trình, Trên ngọn đồi Watership, Efrafa và
Thủ lĩnh Cây Phỉ. Đó là một trong những lý do khiến Đồi thỏ thành công
vang dội với bạn đọc mọi lứa tuổi, được nhận Huy chương Carnegie và giải
thưởng Guardian cho thể loại tiểu thuyết viết cho thiếu nhi (1972), được
nhà xuất bản Penguin công bố là cuốn sách đứng thứ hai trong danh sách
bán chạy nhất mọi thời đại (1985), có tên trong danh sách 100 cuốn sách
của mọi thời đại (2003), 100 cuốn sách giá trị nhất (2007) do BBC và trang
web worldbookday bầu chọn.


Khi lật giở những trang đầu tiên của Đồi thỏ, bạn đọc đã bước vào chuyến
phiêu lưu đầu tiên của bầy thỏ mà đa số là kẻ “vùng ngoài” - từ chỉ cấp bậc
của những chú thỏ bình thường trong những năm đầu đời. Thỏ vốn là con
vật hiền lành và quá e dè trước mọi thứ xung quanh, song cũng vì thế mà
những cuộc phiêu lưu phía trước có sức hút thật đặc biệt. Những đôi tai dài
dựng thẳng đứng, những chiếc mũi hồng hếch lên trong gió, thứ mùi đặc
trưng của lồi… đang mở ra một thế giới, do chính những chú thỏ chiến
binh này là nhân vật trung tâm.

Cuộc di cư của bầy thỏ trong câu chuyện giống như sự khiêu khích óc
tưởng tượng của độc giả với chồng chéo những cuộc phiêu lưu. Vẫn là
chúng với đặc tính rụt rè, nhút nhát cố hữu, thói quen sợ tiếng động bất
thình lình, sợ những mùi lạ. Nhưng với từng cái tên như Cây Phỉ, Thứ



Năm, Tóc Giả, Nồi Đất, Mâm Xơi, Anh Thảo Vàng…, thế giới lồi thỏ đầy
ắp những cá tính và nhiều nhân vật anh hùng vụt sáng lên trong những thời
khắc khó khăn. Từ những chú thỏ non trong đồi thỏ của Chúa Thanh Lương
Trà, chúng đã dám dấn thân nơi đất khách quê người, đối đầu với mọi gian
nguy, cám dỗ để tìm tới một vùng đất tốt hơn. Và sự đấu tranh giữa thói
quen cố hữu và khát khao chinh phục của những chú thỏ chiến binh như
Cây Phỉ, Tóc Giả, Nhựa Ruồi… đã dệt nên một bản anh hùng ca về sự sinh
tồn, bao gồm cả những khúc tráng ca, những khoảng lặng và cả những do
dự trên bước đường tìm kiếm tự do. Chuyến phiêu lưu nối dài không chỉ là
cuộc chinh phục của những chú thỏ mang dịng máu chiến binh, nó thể hiện
sự khát khao của những con vật tai dài trong tuổi trẻ sung sức của mình, là
tình thân thiết giữa bầy đàn và là sức mạnh cộng hưởng làm nên những
chiến cơng ngồi sức tưởng tượng.


Có một khơng gian đồng q thật êm đềm nhưng với Đồi thỏ, người đọc
không khỏi chạnh lịng trong văng vẳng âm thanh kêu cứu của lồi vật. Lũ
thỏ được miêu tả như những con vật yêu hịa bình và rất đỗi hiền lành,
nhấm cỏ, đào hang, sinh con… Những gì được coi là văn minh của thế giới
con người ln khiến chúng sợ hãi và tìm cách lẩn tránh. Hàng rào thép gai
với những chiếc bẫy thịng lọng, con đường nhựa đen xì, con đường sắt
chạy dài…, tất cả đối nghịch lại với vẻ đẹp của thiên nhiên, chim chóc, cơn
trùng… trong một góc nhìn tinh tế, đầy chia sẻ của Richard Adams về thế
giới xung quanh.

Điểm nổi bật của Richard Adams trong Đồi thỏ là sự pha trộn khéo léo
giữa một thiên sử thi hào hùng, một câu chuyện tưởng tượng trong một
ngôn ngữ vô cùng sáng tạo. Những cuộc phiêu lưu đan xen các câu chuyện
huyền thoại do Bồ Công Anh kể về nhân vật El-ahrairah anh hùng mở ra
một không gian thoáng rộng cho tác phẩm. Điều này đã phả hơi thở sinh
động trong những câu chuyện được kể lại một cách duyên dáng, dường như
độc giả có thể cảm nhận cảnh những chú thỏ bỏ trốn làm quen với đám thỏ
sang trọng trong cái hang lớn của thủ lĩnh Anh Thảo Vàng thế nào, đầy



thấp thỏm khi Tóc Giả đột nhập vào thế giới Efrafa mà không rõ sống chết
ra sao, hồi hộp tới thót tim trong khi chiếc thuyền thúng đang đưa bọn thỏ
qua sơng một cách khơng định hướng… để rồi có chung một cảm nhận về
cuộc sống, về tình yêu thiên nhiên và loài vật chất chứa trong cuốn sách
dày này.

Chưa được biết tới nhiều ở Việt Nam nhưng Richard Adams là một tên
tuổi lớn trên văn đàn thế giới. Ông theo học lịch sử tại trường Bradfield
College và Worcester College ở thành phố Oxford, tham gia Thế chiến thứ

hai và đến năm 1948 làm việc cho Ủy ban hành chính cơng. Sau Đồi thỏ
được viết vào những năm 60, ông nghỉ hưu năm 1974 và từ tuổi 54 ơng đã
dành hồn tồn cuộc đời mình cho sự nghiệp văn chương với nhiều tác
phẩm: Shardik, Những chú chó mang bệnh dịch hạch, Cô gái trong điệu
Swing, Maria, Kẻ lữ hành… Hiện Richard Adams sống ở phía Nam nước
Anh cùng gia đình. Ơng vẫn dành hết niềm đam mê và hứng thú cho văn
học Anh, âm nhạc, cờ vua, bia và đáo vạch, tiếng chim hót, những bài dân
ca và những chuyến đi dạo nơi đồng quê…

(eVan giới thiệu)



Richard Adams
Đồi Thỏ

Dịch giả: Hồng Vân
Phần I - Hành Trình - Chương 1

Tấm Biển Thông Báo
DÀN ĐỒNG CA: Sao nhà ngươi gào to lên như thế, trừ phi nhìn thấy cảnh
tượng kinh khủng nào đó?

CASSANDRA: Ngơi nhà kia sặc mùi hơi tử khí và khắp nơi đầy máu tươi.

DÀN ĐỒNG CA: Này, chuyện ấy thì sao? Đấy là mùi của vật hiến tế.

CASSANDRA: Mùi hôi thối giống như hơi thở tự nấm mồ!

Vở Agamemnon của Aeschylus


Mùa hoa anh thảo đã đi qua. Phía bìa rừng, nơi mặt đất bắt đầu trải rộng
và dốc xuống phía hàng rào cũ và cái hào mọc đầy những bụi mâm xôi, chỉ
thấy thấp thoáng vài bụi anh thảo nhàn nhạt đang tàn xen lẫn giữa những
bụi cây thủy thần dại và những gốc sồi. Phía bên kia hàng rào là phần đất
cao hơn của cánh đồng nơi có rất nhiều hang thỏ. Ở những nơi mà cỏ chết
hết và đâu đâu cũng chỉ thấy những đống phân khơ, chỉ có cỏ lưỡi chó mới
mọc lên được. Cách đấy khoảng một trăm mét, ngay ở chân dốc, có một
con suối nhỏ, bề ngang chưa đầy một mét, nhưng đã bị hoa mao lương
vàng, cải xoong và hoa suối xanh che lấp đi một nửa. Con đường danh cho
xe bò nằm vắt qua một cái cống nước xây bằng gạch rồi leo lên cái dốc đối



diện đến một cánh đồng có năm thanh chắn ở trên hàng rào gai. Cánh cổng
này dẫn thẳng đến con đường mịn.

Hồng hơn tháng năm nhuộm đỏ cả những đám mây, nhưng còn nửa tiếng
nữa trời mới tối. Con dốc khơ cằn thấp thống bóng những chú thỏ, một vài
chú đang nhấm nháp ở bãi cỏ thưa gần hang, một số khác lại chạy đi xa hơn
tìm kiếm những cây bồ cơng anh hoặc có thể là những cây anh thảo mà
những chú khác bỏ sót lại. Lác đác có những chú ngồi thẳng lưng trên một
tổ kiến và nhìn ra xung quanh với hai cái tai dựng đứng và cái mũi hếch lên
trong gió. Tiếng hót bình n của một con sáo nơi bìa rừng như một minh
chứng rằng chẳng có gì đáng sợ quanh đó. Phía bên kia, dọc theo con suối,
mọi thứ hiện lên thật rõ ràng, trống trải và tĩnh lặng. Vùng đất của thỏ thật
thanh bình.

Phía đầu bờ suối, gần gốc anh đào dại, nơi con sáo vừa cất tiếng hót là một
vài cái hang gần như bị những bụi mâm xôi che khuất. Trong ánh sáng

xanh mờ mờ, ở trên miệng của một trong những cái hang đó có hai chú thỏ
đang ngồi cạnh nhau. Một lúc sau, chú lớn hơn nhảy ra ngoài, phóng dọc
theo con suối ẩm dưới lùm cây mâm xơi, nhảy xuống hào rồi chạy ra ngoài
cánh đồng. Vài phút sau chú kia cũng chạy theo.

Chú thỏ đầu tiên dừng lại ở một vạt cỏ nhuốm nắng chiều, chân sau gãi
gãi nhanh cái tai. Dù chỉ mới một tuổi và cịn chưa đủ cân nhưng chàng thỏ
này khơng có cái vẻ bắng nhắng của hầu hết những “kẻ vùng ngồi” – cấp
bậc của những chú thỏ bình thường trong năm đầu đời khơng có dịng dõi
danh giá hoặc chưa đủ cân nặng và chiều cao nên thường bị các bậc huynh



trưởng đè đầu cưỡi cổ và cố gắng sống tốt nhất trong khả năng của mình –
thường là ở ngồi trời, ngay bên ngoài cánh đồng thỏ của chúng. Riêng chú
thỏ này có vẻ biết cách tự chăm sóc mình. Trong lúc ngồi lên, đưa mắt nhìn
quanh và xoa xoa hai chân trước vào mũi, tồn thân chú tốt lên vẻ linh lợi
tươi vui. Ngay khi cảm thấy hài lòng vì mọi thứ đều ổn, chú cụp tai lại và
bắt đầu công việc ở bãi cỏ.

Người bạn đồng hành của chú dường như không được thoải mái như thế.
Anh chàng này nhỏ xíu, đơi mắt mở to chăm chú và cái cách ngầng và quay
đầu của chú ta không phải dấu hiệu của tính cẩn trộng mà là của sự căng
thẳng và lo âu kéo dài. Cánh mũi giật giật liên tục và khi một con ong nghệ
vo ve bay đến một bơng hoa phía sau thì chú ta giật nảy mình, nhảy bắn lên
rồi quay mịng mịng khiến hai chú thỏ ở gần đấy nháo nhào chạy trốn vào
cái hang gần nhất trước khi chú thỏ đực với đôi tai có chỏm đen nhận ra thủ
phạm và quay lại đánh chén.

“Ôi thằng Thứ Năm đây mà,” chú thỏ tai đen nói “nó lại nhảy vào đám

nhặng xanh đấy. Ra đi Gạc Nai, cậu vừa nói gì với tớ thế?”

“Thứ Năm á.” chú thỏ kia nói “Tại sao cậu gọi nó như thế?”

“Thứ Năm ý, cậu biết đấy, nó là con cuối cùng và là con nhỏ nhất. Cậu
không hiểu làm sao chẳng ai tóm được nó phải khơng. Tớ ln nói rằng con
người khơng thể nhìn thấy nó, cịn cáo thì chê khơng thèm ăn. Tuy vậy, tớ



cũng phải thừa nhận rằng nó có khả năng tránh xa những chỗ nguy hiểm
đấy.”

(Thỏ thường sinh một lứa 4 con. Bất cứ lứa nào trên 4 con cũng được gọi là
Hrair có nghĩa là ‘nhiều’ hay ‘một ngàn’. Như vậy khi bọn thỏ nói U Hrair
– một ngàn – thì nhìn chung ám chỉ tất cả những kẻ thù (hay elil theo ngơn
ngữ của thỏ) gồm có cáo, chồn ecmin, chồn sương, mèo, cú, con người.v.v.
Có lẽ có hơn năm con ra đời cùng một lúc với Thứ Năm; tên nó là Hrairoo,
có nghĩa là ‘Tiểu Thiên’ tức là con nhỏ nhất trong nhiều con khác, cũng
như ta gọi những con lợn ra sau là con sài con đẹn.)

Chú thỏ vừa được nhắc đến chạy lại gần bên bạn, với những bước nhảy lệt
sệt trên đôi chân sau khá dài.

“Đi thêm một đoạn nữa đi Cây Phỉ.” Chú lên tiếng “Anh thấy khơng, có cái
gì rất lạ trên cánh đồng cỏ chiều nay, mặc dầu em không thể biết chính xác
đó là cái gì. Anh em mình đến chỗ gần con suối nhé?”

“Được thôi,” Cây Phỉ đáp “và em có thể tìm cho anh vài cây anh thảo. Em
mà khơng tìm được thì làm gì có ai thấy nữa.”


Chú chạy xuống dốc trước, bóng đổ dài trên bãi cỏ phía sau. Cả hai đến chỗ



con suối và bắt đầu nhấm nháp, tìm kiếm thức ăn xung quanh những vết
bánh xe lún sâu trên con đường mịn.

Chẳng bao lâu sau Thứ Năm đã có được cái mà chúng đang tìm kiếm. Cây
anh thảo là thức ăn quý hiếm đối với bọn thỏ và theo lẽ thường sẽ chẳng
cịn bao nhiêu những món ngon như vậy vào những ngày cuối tháng Năm ở
ngay cả vùng này, xung quanh cánh đồng thỏ. Cái cây này chưa ra hoa và
những chiếc lá xòe rộng gần như bị dấu kín dưới những bụi cỏ cao. Trong
lúc hai chú cịn đang đứng mải mê ngắm nhìn chiến lợi phẩm của mình thì
hai chú thỏ lớn hơn phóng ra từ một vũng nước nơng dành cho trâu bị ở
gần đấy.

“Cây anh thảo à?” một chú nói “Được lắm, để lại đấy cho bọn ta. Nào
nhanh lên,” chú nói thêm khi thấy Thứ Năm tỏ ra do dự “mày có nghe tao
nói gì khơng đấy?”

“Thứ Năm đã tìm thấy nó đầy chứ, Liễu Ngư.” Cây Phỉ lên tiếng.

“Nhưng chúng tao sẽ chén nó.” Liễu Ngư vênh váo đáp “Anh thảo là để
cho hàng ngũ Cốt Cán, mày không biết điều đấy à. Nếu khơng thì chúng
tao có thể dễ dàng dạy cho mà biết.”



(Gần như ở các cánh đồng thỏ đều có các Cốt Cán (nguyên văn Owsla) tên

gọi một nhóm những con thỏ khỏe mạnh linh lợi – hai năm tuổi hoặc lớn
hơn – bao giờ cũng vo ve quanh vợ chồng thỏ chúa trong khi bắt nạt những
con khác. Cốt Cán rất khác nhau. Ở một cánh đơng nào đó, Cốt Cán có thể
là bầy thỏ chiến, ở nơi khác chúng là những con thỏ tuần tra khôn ngoan
hoặc những con chuyên phá phách các vườn rau. Tại Sandleford vào thời
điểm này, Cốt Cán là những con thỏ có tính kỷ luật cao như thỏ chiến (mặc
dù như sau này có thể thấy, một số con không hẳn là thỏ chiến).)

Thứ Năm đã bỏ chạy từ lúc nào. Cây Phỉ đuổi kịp chú ở chỗ cống nước.

“Anh phát ốm và chán ngấy tất cả những chuyện này.” Cây Phỉ nói “Lần
nào cũng thế. ‘Đây là móng của tao, vì thế đó là anh thảo của tao’. ‘Đây là
răng nanh của tao nên đó là cái hang của tao’. Anh nói cho em biết nhé, nếu
anh trở thành Cốt Cán anh sẽ đối xử với bọn đàn em tử tế hơn.”

“Vâng, ít nhất thì anh cũng có hy vọng một ngày nào đó trở thành một Cốt
Cán.” Thứ Năm nhấm nhẳng đáp “Rồi anh sẽ trở nên to lớn và đó là điều
mà chẳng bao giờ em có được.”

“Em khơng nghĩ rằng anh sẽ để em phải tự chăm sóc mình đấy chứ?” Cây
Phỉ hỏi lại “Nói thật với em nhé, nhiều lúc anh cảm thấy muốn dọn quang
cánh đồng thỏ này. Thôi bây giờ hãy quên những chuyện này đi và hãy tận
hưởng buổi tối này. Hay là chúng mình chạy sang bên kia bờ suối? Ở đấy



vắng vẻ hơn, ít nhất thì chúng ta có thể có được những phút giây n bình.
Trừ phi em cảm thấy khơng được an tồn lắm.” Chú nói thêm.

Cách đặt câu hỏi của chú ta cho thấy trong thực tế chú nghĩ rằng Thứ Năm

có vẻ biết mọi thứ rõ hơn mình và câu trả lời của Thứ Năm cho thấy rằng
điều này đã được chấp thuận giữa chúng.

“Không, ở đấy cũng khá an toàn.” Thứ năm đáp “Nếu em bắt đầu cảm thấy
có bất cứ gì nguy hiểm thì em sẽ báo cho anh biết. Nhưng nguy hiểm không
phải là cái mà em cảm thấy về nơi này. Nó là… mà em cũng khơng rõ
nữa… một cái gì nghe ngột ngạt, giống như sấm vậy; em khơng thể nói rõ;
nhưng nó làm em lo lắng. Dù thế nào đi nữa, em sẽ băng qua cánh đồng
cùng với anh.”

Chúng vượt qua cống nước. Ở gần suối, cỏ mướt và mọc dày hơn, cả hai
phóng lên con dốc đối diện, tìm nơi khơ ráo hơn. Một phần dốc ẩn mình
trong bóng râm, mặt trời đang chìm dần xuống phía trước chúng, và Cây
Phỉ đang mong tìm được một chỗ ấm áp có nắng nên cứ thế mà phóng tiếp
chơ đến khi tới gần con đường mòn. Khi đến cổng, chú dừng lại, trố mắt
nhìn.

“Thứ Năm, cái gì kia? Nhìn kìa.”



Trên con đường nhỏ phía trước, mặt đất vừa mới bị xới lên. Hai đống đất
nằm ngay trên bãi cỏ. Những cái cột nặng nề loang lổ sơn và chất creozot
vươn cao như những cây nhựa ruồi bên bờ rào và tấm biển trên đó đổ bóng
hết chiều dài cánh đồng. Một cái búa và vài cái đinh bị bỏ lại bên cạnh một
cái cột.

Hai chú thỏ nhảy lại gần tấm biển, rồi nằm thu mình trong một bụi tầm ma
phía bên kia, mũi nhăn lại khi ngửi thấy mùi đầu mẩu thuốc lá vứt đâu đó
trong bãi cỏ. Bất thình lình, Thứ Năm rùng mình và co rúm người lại.


“Ơi Cây Phỉ! Cái đó đến từ đây. Bây giờ thì em biết rồi – một cái gì rất
xấu… xấu lắm. Một cái gì rất kinh khủng đang ngày càng đến gần.”

Chú bắt đầu khóc thút thít vì sợ hãi.

“Cái gì vậy… em muốn nói cái gì? Anh nghĩ em vừa nói là khơng có gì
nguy hiểm cơ mà?”

“Thực ra em cũng khơng biết nó là cái gì.” Thứ Năm trả lời một cách khổ
sở. “Khơng có gì nguy hiểm ở đây – vào lúc này. Nhưng nó đang đến –
đang kéo đến. Ơi Cây Phỉ ơi, anh nhìn kìa! Cánh đồng! Toàn máu là máu!”



“Đừng có ngớ ngẩn như thế, đó chỉ là ráng chiều thơi mà. Thơi nào Thứ
Năm, đừng nói như thế nữa, em làm anh sợ đấy.”

Thứ Năm ngồi run rẩy và khóc lóc trong bụi tầm ma trong khi Cây Phỉ cố
trấn an chú và tìm hiểu xem cái gì đã bất thình lình khiến Thứ Năm sợ hãi
như thế. Nếu Thứ Năm hoảng sợ đến thế, sao chú không chạy đi tìm chỗ
núp như bất cứ chú thỏ khơn ngoan nào khác? Nhưng Thứ Năm khơng thể
giải thích được, chỉ mỗi lúc một thêm bấn loạn hơn. Cuối cùng Cây Phỉ lên
tiếng:

“Thứ Năm à, em không thể cứ ngồi đây mà khóc. Dù sao thì trời cũng tối
rồi. Tốt nhất là chúng ta nên quay về hang.”

“Quay về hang?” Thứ Năm khóc thút thít. “Nó sẽ đến đấy – đừng nghĩ là
nó khơng đến! Em đã bảo anh mà, cánh đồng đầy những máu…”


“Thôi ngay cái giọng ấy đi.” Cây Phỉ nói đầy nghiêm nghị “Hãy để anh
chăm lo cho em. Dù có vấn đề gì đi nữa thì cũng đã đến lúc chúng ta quay
lại rồi.”



Chú chạy xuống cánh đồng, vượt qua con suối đến vũng nước cạn. Đến đây
chú dừng lại đợi, bởi vì Thứ Năm – bị bủa vây trong cái yên lặng của một
đêm hè – bắt đầu cảm thấy vô phương tự về và gần như cứng đờ người vì
sợ. Cuối cùng khi Cây Phỉ đưa chú trở lại cái hào, đầu tiên chú cịn khơng
chịu chui xuống đấy khiến Cây Phỉ gần như phải xô chú vào trong hang.

Mặt trời đã lặn sau con dốc đối diện. Gió mang theo hơi lạnh, lác đác
những hạt mưa và chưa đầy một tiếng đồng hồ sau thì trời tối sập xuống.
Tất cả những mầu sắc nhạt dần trên bầu trời và mặc dầu tấm bảng lớn ở
cổng kêu cọt kẹt trong gió đêm (cứ như thể nó cương quyết khơng chịu
biến đi trong bóng đêm mà vẫn vững vàng trụ lại ở nơi mà nó được gắn
lên) chẳng có người nào đó tình cờ đi qua để đọc được những chữ to sắc nét
rắn rỏi như những con dao đen trên nền trắng. Tấm bảng đề:

MẢNH ĐẤT Ở VỊ TRÍ LÝ TƯỞNG, GỒM 6 HECTA ĐẤT XÂY DỰNG
TUYỆT ĐẸP NÀY SẼ ĐƯỢC PHÁT TRIỂN THÀNH KHU DÂN CƯ
HIỆN ĐẠI, CAO CẤP DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
SUTCH VÀ MARTIN, NEWBURY, XỨ BERKS THỰC HIỆN.



Richard Adams
Đồi Thỏ


Dịch giả: Hồng Vân
Chương 2

Thỏ Thủ Lĩnh
Nhà chính khách u hồi trĩu xuống dưới gánh nặng và nỗi đau,

Giống như đám mây mù dày đặc lúc nửa đêm, từ từ di chuyển,

Ơng ta khơng tại vị cũng chẳng từ nhiệm được.

Vở Thế giới của Henry Vaughan

Trong bóng tối thăm thẳm và ấm áp của cái hang, Cây Phỉ bất thình lình
tỉnh dậy, chú giãy giụa và đá hai chân sau lia lịa. Có cái gì đó đang tấn cơng
chú. Khơng phải mùi chồn sương hay chồn ecmin. Bản năng sinh tồn
không thúc chú bỏ chạy. Đầu óc chú tỉnh táo và chú thấy mình đang ở một
mình với Thứ Năm. Thứ Năm nằm đè lên người chú, quơ quào loạn xạ
giống như đang cố thoát khỏi bẫy trong cơn hoảng loạn.

“Thứ Năm! Thứ Năm! Tỉnh dậy đi, cái thằng bé ngu ngốc này. Anh Cây
Phỉ đây, em làm anh đau đấy. Tỉnh dậy đi.”

“Ôi Cây Phỉ! Em nằm mơ. Thật kinh khủng. Anh đã ở đó. Chúng ta ngồi
trên mặt nước, trôi xuống một cái thác thật lớn và thật sâu, rồi em nhận ra
là chúng ta đang ngồi trên tấm bảng, giống như tấm bảng ngồi đồng –
trắng tốt với những đường kẻ màu đen. Có cả những chú thỏ khác nữa –
cả thỏ đực lẫn thỏ cái. Nhưng khi nhìn xuống, em lại thấy tấm biển làm
tồn bằng xương và dây thép gai, em kêu lên cịn anh thì nói: ‘Bơi đi, mọi




người hãy bơi đi!’ Thế rồi em đi tìm anh ở khắp nơi, cố lôi anh ra khỏi một
cái hang bên bờ suối. Em đã tìm thấy anh nhưng anh lại nói: ‘Thỏ Thủ lĩnh
phải đi một mình chứ,’ rồi anh trơi theo dịng nước đen ngịm.”

“Ừ, nhưng dù sao thì em cũng làm anh đau khắp cả người đây này. Dòng
nước, thật vậy à. Chuyện ba láp. Bây giờ chúng ta ngủ lại được chưa?”

“Cây Phỉ à, nguy hiểm lắm, điềm xấu đấy. Nó đã khơng biến mất. Nó ở
đây, quanh chúng ta. Đừng có bảo em quên chuyện này đi và ngủ tiếp.
Chúng ta phải rời khỏi đây trước khi quá muộn.”

“Bỏ đi? Em muốn bỏ nơi này mà đi? Đi khỏi cánh đồng thỏ ư?”

“Vâng. Thật nhanh. Đi đâu cũng được.”

“Chỉ anh với em sao?”

“Không, tất cả mọi người.”

“Cả cánh đồng thỏ chúng ta ư? Thôi đừng nói vớ nói vẩn nữa. Khơng ai đi
đâu. Họ sẽ cho là em mất trí.”

“Nếu vậy, họ cứ việc ở lại đây khi chuyện đó xảy ra. Anh phải nghe em
chứ, Cây Phỉ. Hãy tin em, có một cái gì rất xấu sắp đổ lên đầu chúng ta,
phải rời khỏi đây ngay.”

“Thôi được rồi, anh nghĩ là tốt hơn chúng ta xin vào gặp Thỏ Thủ lĩnh và
em sẽ nói với ông ấy điều này. Hoặc giả anh thử làm điều đó. Nhưng anh

khơng nghĩ là ơng ấy muốn nghe những chuyện như vậy đâu.”

Cây Phỉ dẫn đường đi xuống cuối con dốc và chạy về phía những bụi mâm
xơi. Chú không muốn và cũng không dám tin lời Thứ Năm.



Đã quá ni-Frith hay giờ ngọ một chút. Cả cánh đồng thỏ ở dưới lòng đất
hầu như vẫn còn đang ngon giấc. Cây Phỉ và Thứ Năm đi một quãng ngắn
trên mặt đất tới một cái hố rộng, miệng hố ở trên một bãi cát, chúng chui
xuống, đi qua nhiều đường chạy khác nhau cho đến khi ở sâu dưới cánh
rừng khoảng mươi mét, giữa chùm rễ một cây sồi. Đến đây chúng bị chặn
lại bởi một chú thỏ to lớn dáng nặng nề - một trong những Cốt Cán. Chú
thỏ này có một túm lơng rất dày ngay trên đỉnh đầu khiến chú có vẻ kỳ cục
như thể đang đội một cái mũ trên đầu. Chính vì vậy mà chú được gọi là
Thlayli có nghĩa là lơng đầu hay theo cách gọi của chúng ta là tóc giả.

“Cây Phỉ hả?” Tóc Giả hỏi, gí mũi vào kẻ mới đến trong cái ánh sáng mờ
mờ lọc qua các rễ cây. “Cây Phỉ phải khơng? Mà cậu làm cái gì ở đây vây?
Lại vào cái giờ này nữa chứ?” Chú ta một mực phớt lờ Thứ Năm, đang thập
thò đứng đợi ở lối đi.

“Chúng tôi muốn gặp Thỏ Thủ lĩnh.” Cây Phỉ nói. “Chuyện hệ trọng lắm
đấy Tóc Giả à. Anh có thể giúp chúng tơi khơng?”

“Chúng tơi?” Tóc Giả khịt mũi hỏi. “Chẳng lẽ nó cũng định gặp ơng ấy
sao?”

“Vâng, cậu ấy nhất định phải gặp. Xin hãy tin tôi, Tóc Giả. Tơi đâu có
thường đến đây nói những chuyện như thế này, phải khơng nào? Đã có bao

giờ tơi đến xin gặp Thỏ Thủ LĨnh chưa?”

“Thôi được, tôi sẽ làm điều này cho cậu, Cây Phỉ à, mặc dầu tôi dám chắc
đầu tôi sẽ bị đập nát như tương mất. Tôi sẽ thưa với ông ấy rằng tôi biết cậu
là kẻ hiểu lý lẽ. Tất nhiên, Thỏ Thủ lĩnh chắc cũng biết cậu đấy, nhưng mà
ông ấy già mất rồi. Cậu đợi ở đây nhé?”

Tóc Giả chạy xuống một đoạn nữa rồi dừng lại trước cửa một cái hang lớn.




×