Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ ĐÀI KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TỈNH QUẢNG NAM BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI BIÊN SOẠN, BỔ SUNG ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN TỈNH QUẢNG NAM (1980-2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.08 KB, 14 trang )

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ
ĐÀI KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TỈNH QUẢNG NAM

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI

BIÊN SOẠN, BỔ SUNG ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN
TỈNH QUẢNG NAM (1980-2020)

Cơ quan chủ trì đề tài: Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Quảng Nam
Chủ nhiệm đề tài: KS. Trương Tuyến

Quảng Nam - 2022

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ
ĐÀI KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TỈNH QUẢNG NAM

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI

BIÊN SOẠN, BỔ SUNG ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN
TỈNH QUẢNG NAM (1980-2020)

Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài

Trương Tuyến Nguyễn Đình Huấn

Quảng Nam - 2022

I. MỞ ĐẦU
Khí hậu thủy văn có quan hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội loài
người. Ngay từ thời xa xưa, con người đã biết đúc kết những kinh nghiệm về
khí hậu thủy văn để phục vụ cho sản xuất, đời sống, sinh hoạt và nhất là phòng


tránh thiên tai. Câu chuyện cổ tích “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” là một điển tích về
thiên tai và phịng chớng thiên tai của nhân dân ta.
Ngày nay, loài người đã đạt những thành tựu rất lớn về khoa học kỹ thuật,
với tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh làm cho cơ cấu xã hội, tự nhiên thay đổi
liên tục. Bên cạnh những mặt tích cực từ sự phát triển, loài người đang đứng
trước những mặt tiêu cực, như: ô nhiễm môi trường nước, khơng khí và đất,
tình trạng xả khí thải, tình trạng khai thác cạn kiệt ng̀n tài ngun thiên nhiên
mà khái quát nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nhiều dự án cơng trình được đầu tư nhằm hạn chế tác hại của bão, lụt, hạn
hán…, có một dạng đầu tư phi cơng trình nhưng mang lại hiệu quả cao, đó là:
tính toán, thống kê, biên soạn đặc điểm khí hậu thủy văn. Mục tiêu của công
việc này là: chỉ ra được những điều kiện thuận lợi, khó khăn của điều kiện khí
hậu thủy văn của một nơi nào đó và phân vùng khí hậu thủy văn. Đây là một
trong những cơ sở khoa học quan trọng cho việc quy hoạch, phát triển kinh tế,
xã hợi, q́c phịng, an ninh.
Xuất phát từ những căn cứ trên, vào năm 1988, tác giả Vũ Đình Hải biên
soạn "Đặc điểm khí hậu Quảng Nam, Đà Nẵng"; năm 1995, tác giả Trương
Đình Hùng biên soạn "Đặc điểm thủy văn Quảng Nam, Đà Nẵng". Đến năm
2001, tác giả Trương Tuyến biên soạn "Đặc điểm khí hậu Quảng Nam” và tác
giả Đinh Phùng Bảo biên soạn "Đặc điểm thủy văn Quảng Nam" và đến năm
2013 tác giả Trương Tuyến tổ chức biên soạn “Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
Quảng Nam”. Các tập tài liệu Đặc điểm khí hậu thuỷ văn được viết rất công
phu, có tính kế thừa, tính khoa học và tính thực tiễn cao.

1

Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, các thông tin khí hậu thủy văn chưa được
tính toán, biên soạn và hệ thống lại, nhất là những năm gần đây có sự biến động
mạnh mẽ về mặt khí hậu thủy văn, về mặt xã hội đã có sự phát triển nhanh
chóng của các đô thị, các cụm công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thủy điện...

Tất cả các vấn đề trên đòi hỏi chúng ta phải xem xét, đánh giá một cách đầy đủ
hơn về tài nguyên khí hậu thủy văn của các địa phương trong tỉnh.

Với các yêu cầu trên, việc tiến hành biên soạn đề tài “Đặc điểm khí hậu
thủy văn tỉnh Quảng Nam 1980 - 2020” có bổ sung chuỗi số liệu mới từ năm
2011 đến 2020 là một nhiệm vụ khoa học mang ý nghĩa phục vụ cộng đồng rất
cao. Đây là tài liệu mới nhất, có thời kỳ tài liệu khí hậu thủy văn 40 năm: tổng
kết một số qui luật, nêu lên giá trị cực đoan về khí hậu thủy văn cũng như những
thuận lợi, khó khăn về chế độ khí hậu thủy văn và đặc trưng khí hậu thủy văn
các vùng của tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, khai thác tài nguyên khí hậu thủy
văn theo hướng tận dụng những thuận lợi, đồng thời hạn chế những khó khăn
về khí hậu thủy văn tại Quảng Nam.

Đề tài "Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam 1980 - 2020" do nhóm
tác giả: Trương Tuyến, Trần Văn Nguyên biên soạn phần khí hậu và Nguyễn
Đình Huấn, Nguyễn Thị Thu Hằng và Vũ Văn Tình biên soạn phần thuỷ văn.
Sự cộng tác rất trách nhiệm của các thành viên: Nguyễn Thế Long, Nguyễn
Mạnh Hà, Nguyễn Công Tài, Nguyễn Thị Hường, Bành Thị Ngọc, Lại Thị
Ngọc Anh, Phạm Thị Hương, Lê Thị Kim Dung và nhiều đồng nghiệp khác.

Trong quá trình thực hiện, đơn vị chủ trì nhận được sự giúp đỡ rất nhiều
của Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Trung Trung Bộ, Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Quảng Nam và một số cơ quan ban ngành khác. Thay mặt những
người biên soạn, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình đó.

Tuy đã hết sức cố gắng nhưng không thể tránh khỏi các thiếu sót, hạn chế,
rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của các nhà khoa học, các
nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn để hoàn thiện báo cáo.

2


II. CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Quyết định số 2161/QĐ-UBND ngày 04/7/2019 của UBND tỉnh Quảng
Nam phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2019
(đợt 1);
2. Quyết định 1381/QĐ-UBND ngày 22/5/2020 của UBND tỉnh Quảng
Nam phê duyệt dự toán và phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ năm 2020 (đợt 2);
3. Quyết định số 263/QĐ-SKHCN ngày 18/11/2019 của Sở Khoa học và
Công nghệ phê duyệt kết quả giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện và thay
đổi tên đề tài KH&CN;
4. Hợp đồng thực hiện đề tài khoa học và công nghệ số 24/HĐ-SKHCN
ngày 30/6/2020, giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam với Đài Khí
tượng Thủy văn tỉnh Quảng Nam;
III. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Trên Thế giới
Đến nay, chưa có một cơng trình khoa học nước ngoài nghiên cứu sâu
về Đặc điểm Khí hậu Thủy văn tỉnh Quảng Nam.
2. Trong nước
Năm 1988, tác giả Vũ Đình Hải biên soạn "Đặc điểm khí hậu Quảng Nam,
Đà Nẵng";
Năm 1995, tác giả Trương Đình Hùng biên soạn "Đặc điểm thủy văn
Quảng Nam, Đà Nẵng".
Năm 2001, đơn vị đã thực hiện đề tài “Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh
Quảng Nam” đã hệ thống hóa bộ số liệu từ 1979 đến 2000, xây dựng bộ bản
biểu khí tượng thủy văn khá chi tiết, lập bộ bản đồ phân vùng khí hậu thủy văn
theo bộ số liệu 1979 đến 2010. Kết quả của đề tài đã tổng kết các loại hình thiên
tai tại địa phương và đã có những kết luận về điều kiện thuận lợi, khó khăn do

3


khí hậu, thủy văn đồng thời có đề xuất phổ cập thơng tin về cơng trình khoa
học này.

Năm 2005, đơn vị đã thực hiện đề tài “Đánh giá tài nguyên khí hậu thủy
văn, chất lượng nước và không khí phục vụ du lịch trên địa bàn Hội An - Cù
lao Chàm tỉnh Quảng Nam”. Kết quả của đề tài đã phân tích khá chi tiết về tài
nguyên khí hậu thủy văn và chất lượng nước ảnh hưởng đến du lịch Hội An -
Cù lao Chàm, đã xây dựng bộ bản đồ dữ liệu khí hậu thủy văn và hiện trạng
môi trường nước, không khí.

Năm 2006, thực hiện chuyên đề “Phân tích điều kiện khí hậu Quảng Nam
đối với công tác quy hoạch, bố trí cây trồng hợp lý”. Kết quả của chuyên đề đã
tham mưu cho ngành nông nghiệp Quảng Nam về bố trí mùa vụ Đông Xuân
lách tránh rét lạnh, vụ Hè Thu tránh được bão lũ sớm và một số loại thiên tai
khác như hạn hán, mưa lũ tiểu mãn.

Năm 2009 - 2012 thực hiện dự án “Ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng
bản đờ chỉ huy phịng tránh lũ lụt tỉnh Quảng Nam” do Thạc sĩ Đinh Phùng Bảo
và các cộng sự thực hiện. Dự án đã xây dựng được mức báo động lũ cho hai
Trạm Nông Sơn và Thành Mỹ, tính toán điều chỉnh mức báo động lũ Trạm
Giao Thuỷ. Xây dựng được bộ Bản đồ chỉ huy ngập lụt theo các kịch bản, làm
căn cứ khoa học quan trọng cho việc chỉ huy phòng tránh lũ lụt của Ban chỉ
huy Phịng chớng bão lụt các cấp.

Năm 2010 - 2011 đơn vị thực hiện Cơng trình: "Đặc điểm khí hậu thủy
văn tỉnh Quảng Nam" do kỹ sư Trương Tuyến và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hằng
biên soạn chính, với sự cố vấn chuyên môn của kỹ sư Trần Quang Chủ, sự cộng
tác đầy trách nhiệm của kỹ sư Nguyễn Việt, cử nhân Trần Văn Nguyên, thạc sĩ
Phạm Văn Chiến và một số đồng nghiệp khác.


3. Mục tiêu, đối tượng, nội dung nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
- Cập nhật dữ liệu khí hậu thủy văn Quảng Nam thời kỳ 2011 – 2020.

4

- Hệ thống bộ dữ liệu khí hậu thủy văn từ 1980 – 2020.
- Biên soạn, bổ sung Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố khí hậu, thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đánh giá sự
biến đổi của các yếu tố khí hậu thủy văn qua các thời kỳ; Tổng hợp các đặc
trưng khí hậu thủy văn qua các thời kỳ: 1980-2010, 2011-2020 và 1980-2020.

3.3. Nội dung nghiên cứu
Đề đạt được các mục tiêu nêu trên, ban chủ nhiệm và các thành viên thực
hiện đề tài tập trung giải quyết các nội dung chính sau đây:
Nội dung 1 : Bộ dữ liệu khí hậu thủy văn từ 2011 - 2020 (10 năm)
Nội dung 2: Bộ dữ liệu khí hậu thủy văn từ 1980 - 2020 (40 năm)
Nội dung 3: Phân tích, đánh giá các đặc trưng và quy luật diễn biến các
yếu tố khí tượng thuỷ văn thời kỳ 2011 - 2020 và thời kỳ 1980 - 2020. Viết báo
cáo chuyên đề đánh giá nhận xét và lý giải về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam. Phân tích, đánh giá và biên tập các đặc trưng thủy văn, bao gồm:
mạng lưới sông suối, nguồn nước, mùa lũ, mùa cạn, ảnh hưởng triều, biến đợng
của dịng chảy. Viết báo cáo chun đề đánh giá diễn biến lưu lượng dịng chảy
trên sơng Vu Gia và Thu Bồn qua 02 giai đoạn: 1980 - 2010 và 2011 - 2020.
Nội dung 4: Xây dựng bộ bản đồ trên cơ sở dữ liệu từ 1980 - 2020
Nội dung 5: Viết sách chuyên ngành Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh
Quảng Nam (thời kỳ 1980 - 2020)
- Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ khoa học.

- Báo cáo tóm tắt.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT ỨNG DỤNG
Để hoàn thành các nội dung theo Thuyết minh nhiệm vụ khoa học và
công nghệ “Biên soạn, bổ sung đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam
(1980 -2020)”, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp nghiên cứu

5

Phương pháp thống kê tổng hợp: các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội, thực trạng sử dụng đất, phân bố thảm thực vật, địa chất, địa
mạo...được các thành viên thực hiện thông qua phương pháp thống kê, tổng
hợp từ nguồn dữ liệu của các cơ quan, sở, ngành liên quan.

Phương pháp xác suất: việc tính toán khả năng xuất hiện của đặc trưng
các yếu tố khí hậu thủy văn cũng như các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy
hiểm như bão lũ được các thành viên thực hiện bằng phương pháp tính toán xác
suất.

Phương pháp so sánh, phân tích quy luật: đề tài thực hiện dựa trên phân
tích chuỗi số liệu khí tượng thủy văn nhiều năm và nhiều thời kỳ vì vậy các
thành viên đã sử dụng phương pháp so sánh sự biến động của các yếu tố, hiện
tượng khí tượng thủy văn; và thực hiện phân tích quy luật xu hướng của các
yếu tố khí hậu thủy văn, như quy luật có hiện tượng nóng lên trong thời kỳ gần
đây, quy luật xuất hiện các hiện tượng cực đoan về mưa, nhiệt độ, bão mạnh,
quy ḷt dịng chảy có sự biến đợng thời kỳ trước và sau khi có hệ thống hồ
thủy điện.

Phương pháp kế thừa: trong đề tài có sự kế thừa kết quả của các đề tài có
liên quan trước, như: kế thừa bộ số liệu từ 1980 - 2010, kế thừa những kết quả

đặc trưng về khí hậu, thủy văn, kế thừa một số kết quả tính toán về bức xạ mặt
trời...

Phương pháp chuyên gia: đề tài có mời ông Nguyễn Việt, nguyên Giám
đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên - Huế tham gia với tư cách chuyên
gia, qua quá trình kinh nghiệm biên soạn về khí hậu, chuyên gia đã cho nhiều
ý kiến có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng kết
quả nghiên cứu của GS.TS KH Nguyễn Đức Ngữ về phân vùng bão tại Việt
Nam có ý nghĩa như một chuyên gia giúp ban chủ nhiệm có kết quả nghiên cứu
tốt nhất.

6

2. Kỹ thuật sử dụng
Kỹ thuật sớ hóa bản đờ: bợ bản đờ gờm 20 bản đồ: mạng lưới trạm, đẳng
trị, phân vùng khí hậu thủy văn được số hóa, gắn các thuộc tính, tỷ lệ 1/800.000
qua phần mềm Arcgis
Các phần mềm tin học hỗ trợ: Word, Excel, PowerPoint, Arcgis và các
mạng Facebook, Zalo, hộp thư điện tử.
V. DANH MỤC CÁC KẾT QUẢ, SẢN PHẨM KHCN ĐẠT ĐƯỢC
5.1 Sản phẩm dạng II

TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú
(3) (4)
(1) (2)

1 Bộ dữ liệu khí hậu thủy văn

Quảng Nam từ 2011 - 2020 (10 Bản 01 bộ


năm)

2 Bộ dữ liệu khí hậu thủy văn Bản 01 bộ
Quảng Nam từ 1980 - 2020

3 Bộ bản đồ phân vùng khí hậu Bản đồ gồm 20 bản đồ in trên 01 bộ

thủy văn Quảng Nam trên cơ sở giấy A4 đóng cùng sách

dữ liệu từ 1980 - 2020 chuyên ngành, tỷ lệ 1/800.000

trên phần mềm Arcgis

4 Báo cáo tổng kết Bản 04 bộ

5 Báo cáo tóm tắt Bản 01 bộ

6 Phương án chuyển giao kết quả Theo quy định Có Biên bản làm
đề tài giữa cơ quan chủ trì và tổ
chức cam kết ứng dụng kết quả việc ngày
nghiên cứu: chuyển giao toàn bộ
sản phẩm 18/5/2021 với Sở

Tài nguyên và Môi

trường Quảng Nam

7 Bản mềm chứa tất cả các sản Bản word và pdf 02 đĩa CD
phẩm của đề tài


5.2 Sản phẩm dạng III

TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa Nơi công bộ Ghi chú

học cần đạt

7

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Sách chuyên ngành Đặc Bản thảo sạch Đài Khí tượng Sau khi nghiệm

điểm khí hậu thủy văn đã được thảo Thủy văn tỉnh thu chính thức

tỉnh Quảng Nam 1980- duyệt đảm bảo Quảng Nam

2020 cho việc in ấn

VI. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để tham mưu cho các cấp, các
ngành, địa phương xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, xã hội và
môi trường bền vững, nhất là phòng tránh giảm nhẹ thiên tai trong điều kiện
biến đổi ngày càng phức tạp của điều kiện khí hậu thủy văn tại Quảng Nam.
VII. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận
1. Khí hậu Quảng Nam có mợt mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Tại hầu
hết các địa phương, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 với tổng lượng
mưa phổ biến trong 4 tháng này chiếm từ 60 đến 75% tổng lượng mưa năm;
riêng khu vực Nam Giang và Đông Giang, tổng lượng mưa trong 4 tháng này
không vượt quá 60% tổng lượng mưa năm. Tuy nhiên, thời gian bắt đầu mùa

mưa và phân bố lượng mưa có sự khác biệt. Đan xen giữa mùa khô có một thời
kỳ mưa từ cuối tháng 5 đến tháng 6 với tổng lượng mưa trong mỗi tháng nhiều
nơi vượt 150mm.
2. Quảng Nam có những trung tâm mưa lớn với lượng mưa trung bình
năm trên 4000mm như Trà My, Xuân Bình (huyện Núi Thành); ngược lại có
nơi lượng mưa trung bình năm dưới 2000mm như đào Cù Lao Chàm (Tp Hội
An).
3. Quảng Nam có tổng lượng bức xạ và bức xạ hữu hiệu khá phong phú,
cùng với nền nhiệt độ cao (không có mùa lạnh ngoại trừ một số núi cao trên
1000m ở phía tây bắc và tây nam của tỉnh), nhiệt đợ trung bình năm thấp nhất
vào tháng 12 hoặc tháng 1 và cao nhất vào tháng 6, tháng 7. Nhiệt độ cao nhất

8

tuyệt đối tại Trà My lên đến 40.50C ngày 10 tháng 4 năm 1983; tại Tam Kỳ
41.00C ngày 04 tháng 7 năm 2015. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối tại Trà My
xuống tới 10.40C; tại Tam Kỳ 12.00C xuất hiện ngày 25 tháng 12 năm 1999.

4. Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, nên các loại thiên tai, như: bão,
ATNĐ, gió mùa đông bắc, hạn hán, tố, lốc, mưa đá, lũ, lũ quét, sạt lở đất... đều
xuất hiện tại Quảng Nam.

5. Qua các tiêu chí phân vùng khí hậu, Quảng Nam được phân chia thành
3 vùng khí hậu và 11 tiểu vùng khí hậu:

5.1. Vùng khí hậu đồng bằng ven biển, bao gồm đảo Cù Lao Chàm: có
tổng lượng bức xạ năm trên 140 kcal/cm2/năm; Tổng nhiệt độ năm trên 90000C
với nhiệt đợ trung bình năm trên 250C, lượng mưa trung bình năm 2000 đến
trên 2500mm, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, tháng mưa lớn nhất
xuất hiện trong tháng 10. Bao gồm 3 tiểu vùng:


- Tiểu vùng khí hậu đông huyện Đại Lộc, thị xã Điện Bàn, thành phố Hợi
An, huyện Thăng Bình và phía đơng huyện Q́ Sơn. Tổng lượng mưa năm của
tiểu vùng này từ 2000 - 2500mm.

- Tiểu vùng khí hậu thuộc thành phố Tam Kỳ, huyện Phú Ninh, phía đông
huyện Núi Thành. Tổng lượng mưa năm của tiểu vùng này từ 2500 - 3000mm.

- Tiểu vùng khí hậu thuộc đảo Cù Lao Chàm. Tổng lượng mưa năm của
tiểu vùng này dưới 2000mm.

5.2. Vùng khí hậu trung du và núi thấp dưới 600m: Tổng bức xạ năm từ
120 - 140 kcal/cm2/năm, tổng lượng nhiệt năm từ 8000 - 90000C, lượng mưa
trung bình năm 2000 đến trên 4000mm, tháng mưa lớn nhất là tháng 10 hoặc
tháng 11, từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 12 nhiều nơi xuất hiện
lượng mưa tháng trên 100mm. Bao gồm 4 tiểu vùng:

- Tiểu vùng khí hậu thuộc huyện Đông Giang. Tổng lượng mưa năm của
tiểu vùng này từ 2500 - 3000mm.

9

- Tiểu vùng khí hậu thuộc phía đông huyện Nam Giang và tây Đại Lộc.
Tổng lượng mưa năm của tiểu vùng này từ 2000 - 2500mm.

- Tiểu vùng khí hậu phía tây huyện Quế Sơn, huyện Hiệp Đức và phần
lớn huyện Tiên Phước. Tổng lượng mưa năm của tiểu vùng này từ 2500 -
3000mm.

- Tiểu vùng khí hậu thuộc phía đông huyện Bắc Trà My, phần tây nam

huyện Tiên Phước và tây nam huyện Núi Thành. Tổng lượng mưa năm của tiểu
vùng này trên 3000mm.

5.3. Vùng khí hậu núi cao: Tổng lượng bức xạ năm dưới 120
kcal/cm2/năm, tổng nhiệt lượng năm dưới 80000C, lượng mưa trung bình năm
từ 2000mm đến trên 4000mm. Bao gờm 4 tiều vùng:

- Tiểu vùng khí hậu nam Bạch Mã và tây bắc Bà Nà - Núi Chúa. Tổng
lượng mưa năm của tiểu vùng từ 2500 - 3000mm.

- Tiểu vùng khí hậu thuộc huyện Tây Giang. Tổng lượng mưa năm của
tiểu vùng này từ 2000 - 2500mm.

- Tiểu vùng khí hậu thuộc phía tây huyện Nam Giang và phần lớn huyện
Phước Sơn. Tổng lượng mưa năm của tiểu vùng này từ 2500 - 3000mm.

- Tiểu vùng khí hậu thuộc tây nam huyện Phước Sơn, huyện Nam Trà
My, phía nam và tây nam huyện Bắc Trà My. Tổng lượng mưa năm của tiểu
vùng này trên 3000mm.

6. Nguồn tài nguyên nước của Quảng Nam phong phú, tổng lượng nước
mặt hàng năm của toàn tỉnh trên 30 tỷ khối nhưng biến đổi phức tạp và phân
bố không đều theo không gian và thời gian. Lượng dòng chảy trong năm chủ
yếu tập trung vào mùa lũ, chiếm tới 60 - 70% lượng dòng chảy cả năm.

7. Mùa cạn kéo dài 9 tháng từ tháng 1 đến tháng 9 và lượng dòng chảy của
9 tháng mùa cạn chỉ chiếm 30 - 40% lượng dòng chảy cả năm. Trong năm có
hai thời kỳ kiệt nhất thường xuất hiện vào tháng 3 - 4 và tháng 7 - 8, vào các

10


thời gian này trong năm, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây ảnh hưởng
lớn đến sản xuất và sinh hoạt.

8. Mùa lũ chỉ xảy ra trong 3 tháng từ tháng 10 đến tháng 12 nhưng lượng
dòng chảy lại chiếm tới 60 - 70% lượng dịng chảy cả năm. Ở Quảng Nam,
trung bình hàng năm có 4 trận lũ từ báo động I trở lên, năm nhiều nhất có 8 đến
9 trận, do đó mà có hiện tượng “lũ tiếp lũ” hay “lũ chồng lũ” như đã xảy ra
trong năm 2007. Tháng 10 và tháng 11 là hai tháng thường xuất hiện lũ lớn, các
trận lũ đặc biệt lớn của các năm 1998, 1999, 2007, 2009, 2013, 2017, 2018 và
năm 2020.

9. Vùng biển Quảng Nam có chế độ triều khá phức tạp, ở phía bắc chế độ
bán nhật triều chiếm ưu thế và giảm dần về phía nam, tại các cửa sông Tam Kỳ
(cửa Lở và cửa An Hịa, huyện Núi Thành) thì chế đợ bán nhật triều và nhật
triều cân bằng nhau. Biên độ triều ở Quảng Nam tḥc loại triều ́u, biên đợ
triều trung bình khoảng 70 - 100cm, lớn nhất đạt trên 150cm.

10. Với các đặc điểm trên có thể phân chia các địa phương ở Quảng Nam
thành 2 vùng thủy văn và 4 á vùng tương ứng:

- Vùng thuỷ văn đồi núi với 2 á vùng: á vùng D1 (đồi núi phía bắc và tây
bắc tỉnh) và á vùng D2 (đồi núi phía nam và tây nam tỉnh)

- Vùng thuỷ văn đồng bằng với 2 á vùng: á vùng B1 (đồng bằng đông bắc
tỉnh) và á vùng B2 (đồng bằng đông nam tỉnh).

7.2. Kiến nghị
Theo thuyết minh, trong các sản phẩm của đề tài có 20 bản đồ khí hậu
thủy văn, tỷ lệ 1/800.000 để in ra trên khổ giấy A4. Tuy nhiên, để tạo điều kiện

cho các nhà quản lý, nhà khoa học và các tổ chức, cá nhân quan tâm khai thác
rộng rãi, hiệu quả bộ bản đồ khí hậu thủy văn này, kính đề nghị các cấp có thẩm
quyền cho biên tập lại bộ bản đồ tương thích với tỷ lệ bản đồ trong hệ thống
thông tin dùng chung của tỉnh.

11

Đề tài “Biên soạn, bổ sung đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam
(1980-2020” được viết theo mục đích ứng dụng, nhiều kết quả phân tích tính
toán đã được nhận xét, đánh giá cơ bản. Các giá trị đặc trưng khí hậu thủy văn
các địa phương đã được thống kê, tổng hợp đầy đủ. Đặc biệt chuỗi số liệu khí
tượng thủy văn trong toàn tỉnh từ năm 1980 - 2020 đã được đồng nhất theo các
qui trình, qui phạm của ngành và trình bày rõ ràng qua các thời kỳ. Để có thể
phổ cập rộng rãi các kết quả đã nghiên cứu đến các cơ quan, ban ngành, địa
phương và các tổ chức, cá nhân quan tâm, xin đề nghị cho xuất bản tập tài liệu
này theo hình thức sách chuyên khảo, làm cơ sở về mặt tài nguyên khí hậu,
thủy văn của tỉnh Quảng Nam thời kỳ 1980 - 2020.

Ban chủ nhiệm Đề tài

12


×