Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

DỊCH TỄ HỌC THÚ Y: TỔNG QUAN, PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.05 KB, 20 trang )

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN DỊCH TỄ HỌC

I. KHÁI NIỆM

Bệnh tật đã ảnh hưởng tới một số lượng lớn các cá thể trong quần thể động vật, đó là
mục tiêu khảo sát từ lâu của dịch tễ học. Dịch tễ học hiện đại là kết quả của một quá
trình phát triển dần dần, có thể thấy được tiến trình phát triển đó thông qua một số định
nghĩa về dịch tễ học kế tiếp nhau của một số tác giả như sau:

Dịch tễ học (Epidemiology) là môn học

Nghiên cứu sự phân bố của bệnh hoặc tình trạng sức khỏe trong quần thể hoặc sự tác
động của các yếu tố quyết định sức khỏe đến sự phân bố bệnh (Lilienfeld, 1958).

Nghiên cứu về bệnh trong quần thể (Schwabe, 1977).

Phương pháp lập luận về bệnh và đề cập đến suy luận sinh học bắt nguồn từ quan sát
hiện tượng bệnh trong quần thể và các nhóm cá thể (Lilienfeld, 1978).

Nghiên cứu về tần số, sự phân bố, và yếu tố quyết định sức khỏe và bệnh trong quần
thể (Martin, 1987).

Tóm lại: Dịch tễ học là mơn khoa học nghiên cứu về tình trạng phân bố bệnh tật, cùng
các yếu tố quyết định sự phân bố đó. Vì vậy mơn dịch tễ học có thể được xem là môn
học nghiên cứu về sức khỏe và bệnh tật của quần thể, mặc dầu quan tâm đến quần thể,
nhưng những hiểu biết về sức khỏe và bệnh tật của quần thể lại là cơ sở khoa học cho
các quyết định y học trên từng cá thể.

Dịch tễ học đang dần dần trở thành môn khoa học lý luận cơ bản của ngành Thú y và


của các ngành khoa học khác nghiên cứu về sức khỏe động vật, được ứng dụng rộng
rãi trong các nghiên cứu cũng như trong các cơng tác thực tiễn hằng ngày, đã có một
sự biến đổi sâu sắc trong khoảng thời gian gần đây. Cần phải phân biệt trường hợp một
cá thể bị bệnh và trường hợp một tập hợp các cá thể mắc bệnh trong quần thể (còn gọi
là hiện tượng bệnh hàng loạt). Không chỉ riêng các bệnh truyền nhiễm mới gây nên
hiện tượng bệnh xảy ra hàng loạt, mà gần như tất cả các loại bệnh, các hiện tượng sinh
lý, rối loạn sự tăng trưởng cũng xảy ra có tính chất đồng loạt. Hiện tượng sức khỏe bất
thường xảy ra đồng loạt, thì chỉ riêng tiếp cận lâm sàng sẽ khơng đủ sức giải quyết, mà
cần phải có phương pháp tiếp cận dịch tễ. Hai phương pháp có những đặc điểm giống
và khác nhau như sau: cả hai đều có các bước tiến hành như nhau, gồm chẩn đốn, giải
thích ngun nhân, chọn phương pháp can thiệp hợp lý nhất và theo dõi sự diễn biến
tiếp tục. Nhưng nội dung của từng bước tiến hành thì có sự khác nhau, vì đối tượng
tiếp cận khác nhau. Đối tượng của lâm sàng là trường hợp một cá thể bị bệnh, còn của
dịch tễ học là tập hợp nhiều thú mắc bệnh, có những tính chất riêng về đặc điểm cá
thể, về thời gian, địa điểm.

1

Phương pháp Thú y truyền thống đề cập đến bệnh trên cá thể động vật, với mục đích
phát hiện và chữa trị bệnh trên mỗi cá thể, nhưng thực sự cá thể đó đã bị nhiễm bệnh
từ trước.

Phương pháp dịch tễ học nghiên cứu về bệnh trên quần thể, mô tả nó bằng tần số bệnh,
nhưng tần số bệnh hay bệnh xảy ra, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự tác động lẫn nhau
của nhiều yếu tố khác nhau hoặc các yếu tố quyết định dịch bệnh và những yếu tố cơ
học có thể làm giảm tần số bệnh xảy ra trong quần thể.

Nhiệm vụ của nghiên cứu dịch tễ học, lâm sàng học: Người nghiên cứu dịch tễ ghi
nhận thông tin trên những thành viên của quần thể bất chấp nếu có bệnh hoặc khỏe
mạnh hơn với xác suất xảy ra. Còn nhà nghiên cứu lâm sàng làm việc bằng bảng tiêu

chuẩn lâm sàng. Nhà dịch tễ thì quan tâm nhiều hơn đến một vấn đề gì đó (hiện tượng
sức khỏe) xảy ra hơn là hiện tượng đó xảy ra như thế nào ở lúc phát sinh, cấp độ cơ
học. Nhà dịch tễ có thể làm việc với giả thuyết xảy ra hiện tượng đó, nếu cơ chế bệnh
học chưa được hiểu biết đầy đủ.

Đối tượng chẩn đoán của chẩn đoán lâm sàng dựa trên cá thể bệnh; Chẩn đốn thí
nghiệm dựa trên cá thể chết, một phần cá thể chết, hoặc cá thể bệnh. Cịn chẩn đốn
dịch tễ dựa trên quần thể (chết, bệnh, khỏe).

Địa điểm thực hiện việc chẩn đoán lâm sàng thường được thực hiện ở bệnh viện hoặc
phịng mạch thú y; chẩn đốn thí nghiệm thường được thực hiện ở trong phịng thí
nghiệm. Cịn chẩn đoán dịch tễ được thực hiện chủ yếu ở thực địa và các thiết bị hỗ trợ
chức năng.

Mục đích chủ yếu của việc chẩn đoán lâm sàng là điều trị cho cá thể; chẩn đốn thí
nghiệm là điều trị cho cá thể hoặc cá thể tương lai; cịn chẩn đốn dịch tễ nhằm mục
đích khống chế bệnh, hoặc phịng bệnh xảy ra trong tương lai.

Quy tắc của chẩn đoán lâm sàng đưa ra được tên bệnh trên cơ sở dấu hiệu lâm sàng;
chẩn đốn thí nghiệm đưa ra được tên bệnh, hoặc mầm bệnh, trên cơ sở phản ứng của
ký chủ liên quan đến tác nhân gây bệnh. Còn chẩn đốn dịch tễ thì đưa ra được tần số
bệnh, mơ hình dịch bệnh xảy ra, và các yếu tố có thể quyết định dịch bệnh xảy ra để
phân tích mối liên quan đó với dịch bệnh.

Mục đích chẩn đốn lâm sàng là đưa ra được tên bệnh, bệnh này điều trị như trị như
thế nào? Chẩn đốn trong phịng thí nghiệm với kết quả là gọi được tên bệnh (xác định
được mầm bệnh), cơ chế gây bệnh như thế nào? Cịn chẩn đốn dịch tễ cho biết quần
thể đó có bị bệnh (dịch bệnh) hay không; cá thể mắc bệnh có đặc điểm gì? Bệnh xảy ra
ở đâu (khơng gian), và khi nào (thời gian) ? Vì sao quần thể đó mắc bệnh? Tại sao
bệnh lại xảy ra? Khống chế và phịng bệnh như thế nào? Bảng 1.1 sẽ tóm tắt sự so

sánh giữa tiếp cận lâm sàng và dịch tễ học

2

Bảng 1.1. So sánh sự tiếp cận của lâm sàng và dịch tễ học

Các bước Lâm sàng học Dịch tễ học

Đối tượng Một thú bệnh Một hiện tượng sức khỏe/quần thể

Chẩn đoán Xác định một ca bệnh Xác định một hiện tượng sức khỏe/quần
thể (hiện tượng xảy ra hàng loạt)

Tìm nguyên Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân làm xuất hiện và lan tràn
nhân
cho một cá thể bệnh / quần thể

Điều trị Điều trị cho một thú Một chương trình can thiệp TY, giám

bệnh bằng phác đồ sát, thanh toán hiện tượng bệnh hàng

loạt/ quần thể

Đánh giá kết quả Chẩn đoán sự cải thiện Phân tích sự thành cơng (kết quả) của
sức khỏe của một thú chương trình can thiệp. Giám sát dịch tễ
bệnh. Theo dõi tiếp tục học tiếp tục
sau điều trị

Cho nên có thể coi người làm công tác lâm sàng là người nghiên cứu chi tiết, cịn
người làm cơng tác dịch tễ học là người nghiên cứu tổng quát.


II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA DỊCH TỄ HỌC

Phương pháp tiếp cận của dịch tễ học là phương pháp tiếp cận toàn diện. Sử dụng phối
hợp các mô tả khoa học và kỹ thuật khác nhau trong điều tra dịch bệnh cùng nhau đưa
ra kết quả tổng hợp, như là một bức tranh toàn diện về một căn bệnh cụ thể, phát triển
và duy trì trong tự nhiên. Biết được quá trình phát triển tự nhiên của bệnh trong quần
thể là chưa đủ, chưa phải là mục đích, mà chỉ mới là một phần của dịch tễ học. Quan
trọng là vấn đề can thiệp. Các biện pháp kiểm tra, giám sát và loại trừ các hiện tượng
bệnh xảy ra hàng loạt phải được đặt ra để chống lại nhiều bệnh (dịch). Cách tiếp cận
dịch tễ học sẽ cho những nhận xét, đánh giá chính xác đối với các phương pháp chẩn
đốn do đó sẽ có một sự chuyển đổi giữa phương pháp chẩn đốn và đưa ra các
phương pháp định hướng cho việc phát hiện và nghiên cứu dịch bệnh. Các tiếp cận
dịch tễ học sẽ làm cho khoa học về các phương pháp chẩn đốn đó phát triển nhanh
chóng. Khơng được đánh giá một hiện tượng sức khỏe ngoài bối cảnh tự nhiên của nó,
mà phải xét nó trong mối quan hệ với các vấn đề sức khỏe khác.

Như vậy, dịch tễ học khơng phân tích một yếu tố căn ngun riêng lẽ, mà phải tiến
hành phân tích đồng thời các bệnh quan trọng và tất cả các yếu tố liên quan tới nó.
Phải gắn liền một hiện tượng sức khỏe với phức hợp các điều kiện phương thức chăn
nuôi và kinh tế xã hội. Mỗi quần thể đều có những tính chất đặc trưng, những tính chất

3

đó là những yếu tố quan trọng góp phần quyết định đặc điểm của các hiện tượng sức
khỏe trong quần thể. Việc can thiệp đối với quần thể nào đó như dự phịng, trị liệu, các
chương trình can thiệp phịng chống,..cũng xuất phát từ khả năng của cộng đồng xã
hội, gắn liền với các điều kiện khoa học, kinh tế, chính trị xã hội, gắn liền với trình độ
tổ chức quản lý của ngành Thú y.


Dịch tễ học chú trọng đến những vấn đề như sau: Quan sát bệnh xảy ra như thế nào
trong điều kiện tự nhiên mà không phải trong điều kiện thí nghiệm. Nghiên cứu bệnh
diễn ra trên quần thể mà không phải trên cá thể. Phát hiện mối quan hệ giữa nguyên
nhân gây bệnh và bệnh thông qua các phương pháp suy luận mà không nghiên cứu tìm
cơ chế sinh bệnh.

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA DỊCH TỄ
HỌC THÚ Y

3.1. Nội dung nghiên cứu

Bao gồm các nội dung sau:

- Dịch tễ học mô tả: bao gồm việc quan sát và ghi chép lại những bệnh và những yếu
tố nguyên nhân có thể, nó thường là một phần của nghiên cứu điều tra.

- Dịch tễ học phân tích: là phân tích các kết quả quan sát được bằng cách dùng các
chẩn đoán và phép kiểm thống kê phù hợp.

- Dịch tễ học thực nghiệm: quan sát và phân tích dữ liệu từ một nhóm động vật được
lựa chọn với những thay đổi quan hệ liên quan đến nhóm.

- Dịch tễ học lý thuyết: dùng phương pháp toán học để xây dựng lên mơ hình dịch
bệnh.

Ngồi ra, cịn có thể phân loại dịch tễ học chi tiết hơn như dịch tễ học lâm sàng, dịch
tễ học di truyền…

3.2. Các khái niệm cơ bản


Quan điểm cơ bản của dịch tễ học cho rằng bệnh không xảy ra một cách ngẫu nhiên
mà bệnh là kết quả do sự tác động lẫn nhau của các yếu tố như mầm bệnh, ký chủ, và
môi trường.

3.2.1. Bệnh xảy ra trên cá thể

Bệnh có xảy ra hay khơng xảy ra trên một cá thể phụ thuộc sự tác động lẫn nhau của 3
yếu tố là ký chủ, mầm bệnh và môi trường.

Ký chủ là động vật (hoặc người) có thể mắc một căn bệnh. Tuổi tác, di truyền học, đặc
điểm sinh lý, mức độ tiếp xúc, và tình trạng sức khỏe, tất cả các đặc điểm trên ảnh
hưởng đến tính nhạy cảm của ký chủ để phát triển thành bệnh. Tính nhạy cảm với
bệnh của từng cá thể là yếu tố quyết định thứ nhì để gây nên bệnh. Sự khác biệt tự
nhiên giữa các cá thể sẽ đưa đến các đáp ứng khác nhau. Sức đề kháng tự nhiên đối
với tình trạng nhiễm trùng hay bệnh là do bởi dịng giống, giới tính hoặc tuổi.

4

Nguyên nhân gây bệnh: mầm bệnh là yếu tố gây bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,
nấm, hóa chất độc, thiếu dinh dưỡng ...) hoặc do một hoặc nhiều nguyên nhân có thể
tham gia vào q trình sinh bệnh như vi khuẩn lao sẽ gây bệnh khi sức đề kháng bị
giảm sút do làm việc hoặc khai thác động vật quá mức.

Môi trường bao gồm môi trường xung quanh và các điều kiện hoặc là bên trong, hoặc
bên ngoài của cơ thể ký chủ để gây bệnh, gây ra hoặc cho phép các bệnh lây truyền
xảy ra. Mơi trường có thể làm suy yếu sức đề kháng của ký chủ hoặc làm tăng tính
nhạy cảm của ký chủ với căn bệnh, hoặc cung cấp điều kiện có lợi cho sự sống cịn của
mầm bệnh.

Yếu tố mơi trường bao gồm nhiều đặc điểm rất khó định lượng. Mơi trường và yếu tố

quản lý là những yếu tố quyết định quan trọng đối với sự xảy ra dịch bệnh.

Yếu tố môi trường gồm 3 thành phần chủ yếu: Lý học môi trường, sinh học môi
trường và môi trường kinh tế xã hội; Thành phần vật lý của mơi trường gồm có: Đại
mơi trường (Macro) và tiểu môi trường (Micro); Thành phần sinh học của mơi trường
gồm có con người và động vật; Mơi trường kinh tế xã hội bao gồm trình độ dân trí, tập
qn sinh hoạt và trình độ phát triển chăn nuôi.

3.2.2. Bệnh xảy ra trong quần thể

Mức độ bệnh xảy ra trong quần thể phụ thuộc sự tác động lẫn nhau của 3 yếu tố sau:

- Yếu tố cá thể: loại cá thể nào có khả năng bị mắc bệnh và nó có khả năng làm lan
tràn dịch bệnh ?

- Yếu tố không gian: bệnh xảy ra phổ biến hoặc hiếm gặp ở đâu ? những chỗ này khác
nhau như thế nào ?

- Yếu tố về thời gian: tần số bệnh thay đổi như thế nào theo thời gian và những yếu tố
khác có liên quan gì đến sự thay đổi này ?

3.2.2a. Yếu tố cá thể

Dựa vào một số đặc điểm ta có thể phân biệt các cá thể trong quần thể thành từng
nhóm, như: giống, tuổi, giới tính, và phương thức chăn ni…Một nhiệm vụ quan
trọng của nghiên cứu dịch tễ học là nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của các đặc
điểm cá thể với các nguy cơ mắc bệnh.

3.2.2b. Yếu tố không gian - nơi cư trú


Các mơ hình khơng gian của bệnh thường là hậu quả của các yếu tố môi trường. Yếu
tố môi trường bao gồm các đặc tính của khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) cũng
như các đặc điểm công tác quản lý sử dụng động vật (quản lý động vật trong một khu
vực nhất định của một đất nước có thể dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao mà có thể khơng
được nhìn thấy trong các khu vực khác). Hệ thống thông tin địa lý và dễ dàng truy cập
tiếp cận các dữ liệu khơng gian (ví dụ như hình ảnh vệ tinh) đã tạo điều kiện cho khả
năng tiến hành phân tích dịch tễ học khơng gian trong những năm gần đây.

5

3.2.2c. Yếu tố thời gian

Khi nói về yếu tố thời gian ảnh hưởng đến các mơ hình của bệnh chúng ta cần phải
phân biệt giữa thời gian ám chỉ động vật và thời gian lịch. Thời gian ám chỉ cho động
vật là dùng để chỉ thời gian của các sự kiện liên quan đến các sự kiện được xác định
xảy ra trong đời sống của động vật. Ví dụ, chúng ta có thể nói về một nguy cơ gia tăng
bệnh sốt sữa trong suốt 7 ngày đầu tiên của một con bò sau khi sinh. Ở đây, thời gian
được đo liên quan đến một sự kiện đẻ. Thời gian theo lịch dùng để chỉ thời gian tuyệt
đối của các sự kiện. Chúng ta có thể nói về số lượng các trường hợp sốt sữa xảy ra vào
tháng tám nhiều hơn nếu so sánh với tháng mười hai.

Các quần thể cũng có tính nhạy cảm khác nhau. Sức đề kháng của quần thể tùy thuộc
vào tỷ lệ thú có sức đề kháng bệnh ở trong quần thể đó. Gia tăng khả năng miễn nhiễm
của quần thể có tác dụng hữu hiệu trong việc giới hạn sự truyền lây, đồng thời cũng
làm giảm sự vấy nhiễm môi trường. Khi sức đề kháng của cá thể cao, cộng với khả
năng đề kháng cao của quần thể thì tốc độ sinh sản của tác nhân gây bệnh có thể giảm
thấp dưới mức giúp nó tồn tại trong môi trường, khi ấy tác nhân gây bệnh sẽ bị loại bỏ.

3.2.3. Nguyên nhân


Một số quan điểm về nguyên nhân gây bệnh

3.2.3a. Quan điểm Koch và Henle: cho rằng nguyên nhân gây bệnh là những vi sinh
vật, một khi chúng đáp ứng các tiêu chí như sau:

- Có mặt trong mọi ca bệnh mà khơng có mặt ở bệnh khác hoặc ở vật lành bệnh.

- Phải phân lập được từ mô động vật bệnh.

- Phải gây được bệnh trong điều kiện thực nghiệm sau đó vi sinh vật gây bệnh phải
được phát hiện từ các thú được truyền bệnh này.

Tuy nhiên trong thực tế bệnh lại do nhiều nguyên nhân gây nên. Quan điểm trên đã
đơn nhất hoá nguyên nhân gây bệnh và cho rằng chỉ sự có mặt của vi sinh vật là điều
kiện cần và đủ để bệnh xảy ra. Để khắc phục sự thiếu hụt đó nhiều quan điểm khác đã
ra đời.

3.2.3b. Quan điểm của Evans (1987): một yếu tố được coi là nguyên nhân gây bệnh
phải thỏa mãn 10 tiêu chí sau:

- Tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc ở quần thể được phơi nhiễm trước nguyên nhân giả
định phải cao hơn so với quần thể không phơi nhiễm một cách có ý nghĩa.

- Sự phơi nhiễm trước nguyên nhân giả định ở quần thể mắc bệnh phải ở mức độ lớn
hơn quần thể không mắc bệnh khi các nguy cơ khác đồng đều nhau cho cả hai nhóm cá
thể.

- Số mới mắc bệnh ở quần thể phơi nhiễm phải cao hơn một cách có ý nghĩa số mới
mắc bệnh ở quần thể không phơi nhiễm trong nghiên cứu hướng tương lai.


6

- Về mặt thời gian, bệnh phải xảy ra sau khi phơi nhiễm trước nguyên nhân giả định và
thời gian ủ bệnh phải có sự phân bố chuẩn.

- Ký chủ phải có phản ứng từ nhẹ đến nghiêm trọng sau khi phơi nhiễm trước nguyên
nhân giả định theo một gradient logic về mặt sinh học.

- Khi phơi nhiễm trước nguyên nhân giả định, phải xuất hiện phản ứng đo lường được
(kháng thể, tế bào ung thư) ở các cá thể chưa có, hoặc tăng lên về mức độ ở các cá thể
trước đó đã có phản ứng này.

- Khi được tạo lập một cách thích hợp, bệnh thực nghiệm phải xảy ra ở động vật được
phơi nhiễm trước nguyên nhân giả định, và tần số mắc bệnh phải cao hơn so với động
vật không được phơi nhiễm.

- Sự loại bỏ (tác nhân truyền nhiễm) hoặc thay đổi (khẩu phần thức ăn) nguyên nhân
giả định phải làm giảm tần số mắc bệnh.

- Phòng ngừa hoặc thay đổi phản ứng của ký chủ (tiêm phòng) phải làm giảm hoặc
triệt tiêu bệnh mà thông thường xảy ra khi phơi nhiễm trước nguyên nhân giả định.

- Mọi mối liên hệ và kết hợp phải đáng tin cậy về mặt sinh học và dịch tễ học.

Đây là một phương pháp tiếp cận mới với bệnh tật, với quan điểm này không phủ định
các quan điểm trên mà nó xem xét bệnh theo một góc độ khác và nó bổ xung cho các
quan điểm trên.

3.2.3c. Quan điểm nhiều nguyên nhân


Hiện tại, có một số tác giả đề xuất quan điểm đa nguyên nhân trong vấn đề phát sinh
bệnh. Theo đó, các yếu tố quyết định một bệnh bao gồm tác nhân trực tiếp gây bệnh và
các yếu tố khác giúp cho tác nhân gây bệnh xâm nhập, sinh sôi và phát tán trong quần
thể. Tất cả các yếu tố này được xếp loại là tác nhân gây bệnh, ký chủ và môi trường
(hoặc quản lý). Với quan điểm trên người ta sắp xếp nguyên nhân làm 3 nhóm là
nguyên nhân đủ; nguyên nhân cần và nguyên nhân thành phần.

Có thể coi dịch tễ học là một bộ phận của sinh thái học ở động vật, bởi vì nó quan tâm
tới sự tương tác giữa cơ thể động vật và môi trường. Sự tương tác giữa các yếu tố bên
trong (cơ thể) và các yếu tố bên ngồi (mơi trường). Sức khỏe là sản phẩm của mối
tương tác đó. Sự tương tác mà kết quả có thể thành cơng (khỏe mạnh) và có thể là thất
bại (bệnh, chết). Dịch tễ học có nhiệm vụ khảo sát, trình bày các hiện tượng đó, cho
nên có thể nhấn mạnh rằng: Dịch tễ học khơng phải chỉ có liên quan tới truyền nhiễm;
Không phải chỉ là khoa học của các vụ đại dịch; Không phải chỉ là vi sinh học hay
thống kê ứng dụng; và không phải chỉ là quan tâm tới vấn đề tìm ngun nhân. Dịch tễ
học có một tầm nhìn tổng quát, quan tâm tới tất cả các yếu tố sinh học, xã hội học liên
quan tới động vật; cố gắng hiểu rõ nó để nhằm tìm ra sự can thiệp tốt nhất có lợi cho
quần thể động vật, vấn đề này được thể hiện qua các chiến lược dịch tễ học. Các
nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm đã cho thấy: mối quan hệ giữa tác nhân gây bệnh và
vật chủ (quần thể) có một sự biến đổi tùy thuộc vào các tính chất của mơi trường
chung quanh. Phức hợp của các mối tương tác giữa các yếu tố bên ngoài và các yếu tố

7

bên trong hình thành tập hợp căn nguyên gây bệnh. Các phức hợp đó có thể được hiểu
như là các mạng lưới. Tồn tại một số mạng lưới như sau: Mạng lưới về nguyên nhân,
mạng lưới về hậu quả, và mạng lưới về tương tác giữa các yếu tố căn nguyên.

Tác động của các yếu tố có thể là gây bệnh tức thời, mà cũng có thể là gây bệnh sau
một khoảng thời gian khá dài. Các yếu tố tác động không đơn lẽ, mà là tác động đồng

thời dẫn tới kết quả hợp lực, có thể là hợp lực tổng cộng (bằng tổng các tác động riêng
lẻ); có thể là hợp lực tiềm tàng (hậu quả lớn hơn tổng các tác động riêng lẻ). Hiện
tượng tác động hợp lực tiềm tàng xảy ra ngày càng nhiều trong mối quan hệ giữa động
vật và môi trường.

Tránh việc chỉ sử dụng toán thống kê đơn thuần để xác lập mối quan hệ nhân quả. Phải
có đầy đủ lý luận chặt chẽ và khoa học để giải thích mối quan hệ từ nguyên nhân dẫn
đến hậu quả (mối quan hệ nhân quả) các nghiên cứu thực nghiệm thường khó thực
hiện được trong quần thể. Các căn cứ của mối quan hệ nhân quả phải được rút ra từ
các nghiên cứu phân tích.

Phải giải thích được mối quan hệ nhân quả bằng các hiểu biết sinh học và xã hội học.
Chỉ mới biết được sự phân bố các hiện tượng sức khỏe trong quần thể là chưa đủ. Mà
phải giải thích được tại sao lại có sự phân bố đó. Đây là yếu tố quan trọng để phân biệt
dịch tễ học, một môn học của y học với việc sử dụng toán thống kê đơn thuần trong
các nghiên cứu mô tả và phân tích. Nhưng khơng có tốn thống kê thì khơng có mối
tương quan nào cả.

Nghiên cứu thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên sẵn có là tốt nhất. Chỉ trong điều
kiện tự nhiên mới có đầy đủ các yếu tố, các mối tương tác, như vậy mới có thể hiểu
biết được quá trình xuất hiện, diễn biến, tồn tại và tàn lụi của một bệnh trong một sinh
cảnh.

IV. DỊCH TỄ HỌC PHÂN TỬ

4.1. Khái niệm

Dịch tễ học phân tử là một phân ngành của khoa học sự sống liên quan chặc chẽ với
dịch tễ học hiện đại, được nghiên cứu ứng dụng ngày càng nhiều trong y học và thú y.
Xuất phát từ thực tế cần tìm hiểu sự phân bố của dịch bệnh trong địa bàn của một quốc

gia và mối liên quan đến địa dư quốc tế, dịch tễ học phân tử ngày càng chứng tỏ là một
lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong công tác giám sát và phịng - chống dịch bệnh
tồn cầu.

Dựa vào sự phát triển của dịch tễ học, cũng như yêu cầu giám sát dịch bệnh và bảo vệ
sức khỏe của quần thể, dịch tể học có thể chia làm 2 loại là dịch tễ học cố điển và dịch
tễ học hiện đại.

Dịch tễ học cổ điển giải quyết vấn đề sức khỏe của quần thể và phân bố của dịch bệnh
theo gốc độ dữ liệu kiểu hình, nghĩa là căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng, sự phân bố,
tần số xuất hiện, mối tương quan giữa mầm bệnh với túc chủ trong sự tương tác với
môi trường ngoại cảnh theo không gian và thời gian.

8

Dịch tễ học phân tử là một phân ngành không thể thiếu của dịch tễ học hiện đại, hỗ trợ
đắc lực cho dịch tễ học về phương diện kiểu gen (genotypic data) để góp phần trả lời
các câu hỏi về sự phát sinh, phát triển, sự tồn tại, xu hướng, tương quan di truyền học,
quan hệ phả hệ và nguồn gốc, xác định xu hướng phát triển của dịch bệnh (truyền
nhiễm hoặc không truyền nhiễm) theo chu kỳ thời gian và không gian.

Dịch tễ học hiện đại bao gồm cả dịch tễ học phân tử, ngoài những yêu cầu cần có của
dịch tễ học cổ điển để giải quyết vấn đề dịch bệnh, còn bao hàm thêm nhiều vấn đề cơ
bản, đó là các yếu tố di truyền của mầm bệnh có liên quan đến bệnh/dịch bệnh ngay tại
thời điểm xảy ra, thậm chí đối với thời gian trước đó hoặc dự báo khả năng dịch bệnh
xảy ra sau này.

Tóm lại, dịch tễ học phân tử kết hợp các nguyên tắc và ứng dụng của sinh học phân tử
đối với dịch tể học. Cả hai lĩnh vực này đều dùng các phương pháp phân tích để làm
sáng tỏ những quan sát, từ đó thiết lập các quan niệm mới và đưa ra các dự đốn. Phân

tích sinh học phân tử thường tiến hành ở phịng thí nghiệm, cịn dịch tễ học thường
dùng các kỹ thuật quan sát, định lượng (mô tả) và thử nghiệm lâm sàng.

4.2. Một số định nghĩa về dịch tễ học và dịch tễ học phân tử

Theo Last (1995), “Dịch tễ học là môn học ứng dụng thống kê và nhiều ngành khoa
học khác để nghiên cứu về sự phân bố bệnh, các yếu tố liên quan đến bệnh trong một
quần thể xác định. Ứng dụng trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh và kiểm soát
dịch bệnh”.

Còn dịch tễ học phân tử được hiểu là “Dịch tễ học phân tử là khoa học nghiên cứu sự
phân bố và các yếu tố có tính quyết định liên quan đến bệnh tật và sức khỏe của một
quần thể trên cơ sở ứng dụng sinh học phân tử”.

Theo Higginson (1977), định nghĩa “Dịch tễ học phân tử là khoa học áp dụng các kỹ
thuật tiên tiến nghiên cứu dịch tễ học của các vật chất sinh học”.

Còn Tompkins (1994), “Dịch tễ học phân tử là áp dụng sinh học phân tử nghiên cứu
dịch tễ học bệnh truyền nhiễm”.

Đến năm 1999, Levin đưa ra một định nghĩa cụ thể và rõ ràng hơn về dịch tễ học phân
tử “Mục đích thực dụng của dịch tễ học phân tử là thẩm định ngun nhân gây bệnh
ký sinh có vai trị nổi trội trong bệnh truyền nhiễm và xác định nguồn gốc, mối quan
hệ sinh học, đường truyền lây và những gen xác định chịu trách nhiệm về yếu tố độc
lực xác định, về kháng nguyên liên quan vaccine và kháng thuốc”.

Theo Nguyễn Như Thanh (2011) “Dịch tễ học phân tử là một phân ngành không thể
thiếu được của dịch tễ học hiện đại, là khoa học nghiên cứu tìm kiếm dữ liệu kiểu gen
(genotypic data) bằng kỹ thuật sinh học phân tử để hỗ trợ đắc lực cho phân tích dịch
tễ học, góp phần giải quyết sự phát sinh, phát triển, tồn tại, xu hướng, tương quan di

truyền học, mối quan hệ phả hệ và nguồn gốc, cũng như xác định chiều hướng tiến
triển của dịch bệnh truyền nhiễm hoặc không truyền nhiễm theo chu kỳ thời gian và
không gian”.

9

4.3. Hướng ứng dụng của dịch tễ học phân tử

Phân bố của một bệnh - dịch bệnh và những nhân tố quyết định sự phân bố đó có thể
được xác định bằng kỹ thuật sinh học phân tử. Tuy nhiên phân bố của bệnh trong một
cộng đồng xác định còn phụ thuộc vào dặc tính di truyền của nhân gây bệnh, mà đặc
tính này có thể tiến hóa (biến chủng) để đáp ứng với khả năng đề kháng của ký chủ
cũng như điều kiện ngoại cảnh. Như vậy, cơ chế về cách truyền lây của một vi sinh vật
có thể được quyết định bởi di truyền và mơi trường. Vì vậy, dịch tễ học phân tử bao
gồm cả việc nghiên cứu về các yếu tố di truyền mà chúng quyết định và điều khiển
phương cách truyền lây của mầm bệnh.

Hướng ứng dụng Vấn đề dịch tễ phân tử quan tâm

Xác dịnh đường truyền Nghiên cứu sự xâm nhập và lan truyền của một tác nhân
lây trong một vùng địa lý trong một cộng đồng; xác định lý do của những thay đổi
về tỷ lệ nhiễm hoặc kháng thuốc; nghiên cứu các yếu tố
(vật chủ, môi trường, mầm bệnh) đóng góp vào sự
truyền lây

Nhận diện yếu tố nguy Phân biệt dịch (epidemic) với dịch nội vùng (endemic),
cơ và định lượng tỷ phần xác định các dòng mới của tác nhân gây bệnh, vật mang
nguy cơ thuộc tính trong trùng chuyên biệt và các yếu tố nguy cơ của bệnh rời rạc
dịch rời rạc của một bệnh
truyền nhiễm


Phân lớp số liệu và cải Nhận diện yếu tố nguy cư mà phương pháp truyền thống
tiến nghiên cứu dịch tễ không thể dùng được hoặc khi dung lượng mẫu quá nhỏ,
tính được tỷ phần nguy cơ thuộc tính, xác định cách can
thiệp mới

Phân biệt chủng gây Nghiên cứu các biến thể gây bệnh từ môt hệ vi sinh vật

bệnh và chủng khơng bình thường hoặc vi sinh vật hoại sinh, nhận diện yếu tố

gây bệnh độc lực mới

Quan tâm đến bệnh Nghiên cứu tác nhân gây bệnh có tính kháng thuốc xảy ra
truyền nhiễm từ bệnh xá ở bệnh xá, phân biệt ổ dịch do bệnh xá với nhóm thú

bệnh không từ ổ dịch, nghiên cứu điểm đa dòng

Xác định yếu tố quyết Nhận diện lý do mà một chủng vi sinh vật chiếm ưu thế
định về mặt di truyền hoặc lan truyền trong một vùng, xác định sự khác biệt về
trong truyền lây bệnh di truyền giữa các tác nhân gây bệnh, xác định tại sao
một tác nhân truyền nhiễm mới xuất hiện

10

V. DỊCH TỄ HỌC PHÂN TỬ THÚ Y

5.1. Đặc điểm

Dịch tễ học phân tử thú y là một phân ngành của dịch tễ học thú y, đối tượng nghiên
cứu là các bệnh/dịch bệnh trên động vật, trong đó có những bệnh riêng của động vật

(dịch tả heo, dịch tả vịt..) và có những bệnh truyền lây từ động vật sang người và
ngược lại (bệnh dại, bệnh lao, bệnh thương hàn,…).

Dịch tễ học phân tử thú y giải quyết những vấn đề dịch tễ học về bệnh/dịch bệnh thú y
bằng cách sử dụng các phương pháp sịnh học phân tử để xác định và thẩm định các
lồi gây bệnh từ đó áp dụng các dữ liệu di truyền của loài gây bệnh trong dịch bệnh để
đánh giá và phân tích dịch tễ học của chúng.

Dịch tễ học phân tử thú y có thể khái quát theo định nghĩa sau: “Dịch tễ học phân tử
thú y là một phân ngành không thể thiếu được của dịch tễ học hiện đại và là khoa học
nghiên cứu tìm kiếm dữ liệu kiểu gen (genotypic data) để hỗ trợ đắc lực cho phân tích
dịch tễ học trong lĩnh vực thú y, góp phần giải quyết sự phát sinh, phát triển, tồn tại,
xu hướng, tương quan di truyền học, mối quan hệ phả hệ và nguồn gốc, cũng như xác
định chiều hướng tiến triển của dịch bệnh truyền nhiễm hoặc không truyền nhiễm ở
động vật và động vật sang người theo chu kỳ thời gian và không gian”.

Trước đây, nghiên cứu dịch tễ học thú y chỉ dừng lại ở việc quan sát phát hiện phạm vi
phân bố, nghiên cứu yếu tố quyết định dịch bệnh và chỉ là sự xác nhận loại tác nhân
gây bệnh ở cấp độ lồi/chủng vì thế các phương pháp hỗ trợ cho nghiên cứu dịch tễ có
thể chỉ cần có tính đặc hiệu theo nhóm, lồi, giống, type của tác nhân gây bệnh để xác
định kiểu hình (xét nghiệm huyết thanh học bằng phản ứng Elisa, …). Những dữ liệu
kiểu hình như thế chỉ cho phép phân tích tổng thể về lượng hơn là về chất đối với tác
nhân gây bệnh trong quần thể nhiễm bệnh.

Ngày nay, nghiên cứu dịch tễ học thú y đã có những tiến bộ vượt bậc, đã có khả năng
xác định loại tác nhân gây bệnh ở cấp độ sâu hơn, tìm kiếm dữ liệu kiểu gen phân cấp
(xác định tác nhân gây bệnh theo chủng/dưới chủng… bằng các phương pháp sinh học
phân tử như PCR, phân tích trình tự acid nucleic…Những dữ liệu kiểu gen như thế cho
phép phân tích chi tiết về chất hơn là về lượng đối với tác nhân gây bệnh.


5.2. Nội dung

Dịch tễ học thú y có thể chia làm 2 phần là dịch tễ học cơ bản và dịch tễ học phân tử.
Muốn hiểu về dịch tễ học phân tử cần có kiến thức của dịch tễ học cơ bản. Sự khác
biệt giữa dịch tễ học cơ bản và dịch tễ học phân tử là:

Dịch tễ học cơ bản tập trung khai thác biểu hiện lâm sàng, bệnh tích và qui luật phát
triển của dịch bệnh, đó chính là các thơng số kiểu hình của tác nhân gây bệnh nhờ vào
các phương pháp nghiên cứu protein có được hay nói cách khác dịch tễ học thơng
thường khai thác sự biểu hiện protein học của bệnh.

Dịch tễ học phân tử chủ yếu nghiên cứu acid nucleic (ADN/ARN) của gen ở các vùng
gen được chọn lựa làm chỉ thị sinh học phân tử, đó là tìm kiếm dữ liệu kiểu gen của tác

11

nhân gây bệnh thông qua các kỹ thuật sinh học phân tử hay nói khác đi dịch tễ học
phân tử khai thác sự phân bố và biểu hiện kiểu gen của tác nhân gây bệnh, chịu trách
nhiệm chính trong dịch bệnh đó.

Do đó, dịch tễ học thú y, ngồi kiến thức chung của dịch tễ học cơ bản còn phát triển
thêm những vấn đề dịch tễ học phân tử, đó là những kiến thức cơ bản về sinh học phân
tử của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, đề cập những vấn đề cơ bản về di truyền học
(gen, protein…) của tác nhân gây bệnh, áp dụng phương pháp tối ưu của sinh học phân
tử nhằm thu thập và phân tích dữ liệu kiểu gen của vi sinh vật gây bệnh.

Phạm vi môn học dịch tễ học phân tử thú y bao gồm những vấn đề cơ bản của việc
khai thác dữ liệu kiểu gen trong phân tích dịch tễ học của một dịch bệnh của động vật.

5.3. Ứng dụng dịch tễ học phân tử thú y trong nghiên cứu dịch bệnh động vật


Quan điểm dịch tễ học cơ bản cho rằng một bệnh phát sinh được cần phải có 3 yếu tố
đó là nguồn bệnh (có chứa mầm bệnh); gia súc cảm thụ và yếu tố ngoại cảnh (bao gồm
cả yếu tố môi giới truyền lây).

Mầm bệnh: tác nhân gây bệnh phải có độc lực hoặc tính gây bệnh cao.

Gia súc cảm thụ: vật chủ hay đối tượng bệnh phải cảm thụ với bệnh.

Yếu tố ngoại cảnh: điều kiện môi trường thuận lợi cho sự tồn tại của mầm bệnh, bao
gồm cả yếu tố truyến lây (vector).

Quan điểm dịch tễ học phân tử cũng thống nhất cần phải có 3 nhân tố này. Tuy nhiên
dịch tễ học cơ bản thường xem xét 3 yếu tố này để bệnh phát sinh, phát triển ở trạng
thái tĩnh, tức là chỉ xem xét biểu hiện lâm sàng của bệnh (triệu chứng, bệnh tích, nguy
cơ thực tại) của bệnh và mầm bệnh với giới hạn hẹp trong phạm vi trong một dịng,
serotype/lồi gây bệnh.

Ngược lại, dịch tễ học phân tử giải quyết những yếu tố cơ bản của dịch bệnh ở trạng
thái động, nghĩa là ngoài việc xác định hồ sơ gen học của mầm bệnh tại thời điểm gây
bệnh, còn truy cứu nguồn gốc phả hệ liên quan đến mầm bệnh/dịch bệnh trước đó.
Đồng thời, dịch tễ học phân tử cịn dự báo khả năng tiến hóa hoặc biến đổi di truyền
của mầm bệnh trong tương lai và khả năng cảm thụ của vật chủ trong thời gian sắp tới.

Như vậy, dịch tễ học phân tử không chỉ giải quyết dữ liệu về gen của yếu tố gây bệnh
mà còn nghiên cứu dữ liệu gen của yếu tố nhiễm bệnh (vật chủ), cũng như các yếu tố
ngoại cảnh, vật chủ trung gian…. Yếu tố nguy cơ trong dịch tễ học phân tử còn có
thêm nguy cơ biến đổi gen của cả 3 nhân tố của q trình phát sinh bệnh/dịch bệnh, đó
là sự tăng, giảm độc lực qua biến đổi di truyền của mầm bệnh, sự biến đổi gen trong tế
bào vật chủ (tăng hay giảm tính cảm thụ bệnh) và sự biến đối của các yếu tố truyền lây

(vector).

VI. MỤC ĐÍCH THỰC TIỂN CỦA DỊCH TỄ HỌC

Hiện nay, dịch tễ học phải đối mặt với các vấn đề khó khăn khác nhau như duy trì và
cải thiện tình hình sức khỏe của một đàn gia súc. Đánh giá và phân tích được lợi ích/

12

chi phí của một chương trình khống chế và tiêu diệt dịch bệnh, trong một chương trình
khống chế dịch bệnh. Phải đối mặt với các bệnh tổng hợp âm ỉ đang tồn tại và những
bệnh gọi là “mới” lại do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây nên và giải quyết các vấn đề
của chăn nuôi tập trung cao độ. Yêu cầu dịch tễ học là phải nhận biết và phân tích,
đánh giá được sự tác động của các nguyên nhân trưc tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến
nền kinh tế chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe con người.

Quan tâm tới tình trạng sức khỏe của động vật và bảo vệ sức khỏe cho con người, cùng
với sự phát triển của các ngành khoa học, mục đích của dịch tễ học có thể được tóm tắt
như sau:

- Chống dịch bệnh xảy ra một cách kịp thời.

- Xây dựng một chiến lược và biện pháp phịng bệnh có hiệu quả.

- Làm giảm tác động của bệnh.

- Cung cấp thông tin chỉ đạo về tình hình dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe cho đàn gia
súc, bảo đảm an toàn về vệ sinh thực phẩm cho con người, bảo đảm an ninh của quốc
gia, thương mại mậu dịch, bảo đảm một môi trường an tồn cho động vật.


Ý nghĩa của mơn học

- Dịch tễ học cung cấp một phương pháp tiếp cận mới về bệnh tật, phương pháp này tỏ
ra có hiệu quả về kinh tế và có tính chất phịng bệnh một cách toàn diện.

- Trang bị cho cán bộ thú y phương pháp quan sát dịch bệnh một cách khoa học và
luận giải chúng một cách khách quan, để đưa ra những kết luận có giá trị phục vụ cho
cơng tác phịng chống dịch bệnh một cách tồn diện. Dịch tễ học có trách nhiệm phát
hiện và tìm cách loại bỏ hay làm giảm ảnh hưởng hoặc cắt đứt mối quan hệ căn
nguyên và bệnh tật trong quần thể.

VII. MỘT SỐ TRANG WEB VỀ CHUYÊN NGÀNH DỊCH TỄ HỌC

Internet ngày nay trở thành một công cụ phổ biến trong việc trao đổi và cung cấp
thông tin. Nhu cầu đọc tài liệu khơng chỉ ở sách vở mà cịn địi hỏi từ nhiều nguồn
khác nhau và đặc biệt là các thông tin mới cũng như các hoạt động của các tổ chức liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Do đó chúng tôi xin giới thiệu một số website cung cấp
khá nhiều thơng tin bổ ích trong nghiên cứu về dịch tễ học.

/>
/>
/>
/>
/>
/>
/>
13


/>www.cucthuy.gov.vn.


/>Tài liệu tham khảo
1. Đinh Thanh Huề (2006). Giáo trình Dịch tễ học. Đại học Y khoa Huế.
2. Đỗ Trung Giã (2009). Bài giảng Dịch tễ Thú Y. Khoa Nông nghiệp & SHƯD - Đại

học Cần Thơ.
3. Kiz Fathman (2003). Veterinary Epidemiology. Elsevier Science (USA).
4. Nguyễn Như Thanh (2001). Dịch tễ học Thú y. NXB Nông nghiệp.
5. Trần Thị Dân và Lê Thanh Hiền (2007). Giáo trình Dịch tễ học Thú y. NXB Nơng

nghiệp.
Câu hỏi
1. Phương pháp tiếp cận của dịch tễ học ?
2. Trình bày các khái niệm và nội dung nghiên cứu của dịch tễ học Thú y ?
3. Dịch tễ học phân tử Thú y là gì ?

14

CHƯƠNG 2

DỊCH BỆNH TRONG QUẦN THỂ VÀ QUÁ TRÌNH SINH BỆNH

I. QUÁ TRÌNH TỰ NHIÊN CỦA BỆNH

Là q trình diễn biến của bệnh khơng có sự can thiệp điều trị. Bất kỳ một bệnh nào
cũng có thời gian tiến triển nhất định trên cơ thể động vật từ trạng thái khỏe mạnh
chuyển sang bệnh, rồi sau đó khỏi bệnh, chết hoặc để lại di chứng (mãn tính). Trong
cùng một bệnh có thể khác nhau về diễn tiến và mức độ của bệnh và điều đó tùy thuộc
vào rất nhiều yếu tố như sức đề kháng của cơ thể vật chủ, yếu tố môi trường và bản
thân mầm bệnh.


Bệnh là kết quả của sự tương tác giữa 3 yếu tố chủ yếu, bao gồm vật chủ (con thú,
người); yếu tố gây bệnh (sinh học hoặc các yếu tố vật lý, hóa học...) và mơi trường
(chẳng hạn sự ô nhiễm thức ăn). Mặc dù một số bệnh có nguồn gốc từ di truyền nhưng
nhìn chung sự biểu hiện bệnh này cũng liên quan đến môi trường, tuy nhiên mối quan
hệ giữa các yếu tố này ở mỗi bệnh khác nhau. Rất nhiều nguyên lý về sự truyền bệnh
được đề ra để giải thích sự xuất hiện các bệnh trong quần thể. Những nguyên lý này
thường đề cập đến những bệnh truyền nhiễm như là những mơ hình minh họa.

Mầm bệnh

Nguồn bệnh Gia súc cảm thụ

Dịch
Bệnh

Mầm bệnh Mầm bệnh

Yếu tố truyền lây

Hình 2.1. Mối tương quan các yếu tố hình thành bệnh
Quá trình tự nhiên của bệnh gồm có 4 giai đoạn

15

1.1. Giai đoạn cảm nhiễm (phơi nhiễm)

Là giai đoạn bệnh chưa phát triển nhưng cơ thể đã bắt đầu có phơi nhiễm với yếu tố
nguy cơ, có thể làm cho cơ thể sẽ xuất hiện bệnh tương ứng. Các yếu tố nguy cơ là
những yếu tố lý, hoá, sinh học, xã hội, quản lý, dinh dưỡng đàn gia súc… mà tác động

của chúng làm tăng khả năng có thể phát triển một bệnh nhất định.

Trong các bệnh nhiễm khuẩn, nguyên nhân gây bệnh là do các vi sinh vật gây nên.
Tuy nhiên, ngày nay khái niệm này được mở rộng nó bao gồm tất cả các yếu tố bên
trong và bên ngồi có liên quan, ảnh hưởng đến việc hình thành, diễn biến của bệnh
trong một quần thể. Chúng đều được nhìn nhận là những yếu tố nguy cơ của bệnh
nhưng ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào kết quả xác định đó là yếu tố nguy cơ
nghi ngờ hay yếu tố nguy cơ căn nguyên.

Nguy cơ: là khả năng mắc một bệnh nào đó. Nguy cơ được định nghĩa là xác suất làm
xuất hiện một biến cố khơng có lợi cho sức khỏe của một cá thể hoặc của một quần
thể. Có thể nhận thấy khái niệm nguy cơ là một khái niệm xác suất trừu tượng có thể
xảy ra và cũng có thể khơng xảy ra.

Ví dụ: yếu tố nuôi nhốt thú là yếu tố nguy cơ đối với bệnh viêm phổi địa phương, vì
góp phần vào việc tăng tỷ lệ bệnh ở nhóm thú này. Những con thú này có xác suất mắc
bệnh (ví dụ như 0,45) cao hơn xác suất mắc bệnh ở những con thú ni thả (ví dụ
0,15). Lúc này ta có thể nói con thú ni nhốt có nguy cơ mắc bệnh cao hơn con thú
nuôi thả gấp 3 lần.

Yếu tố nguy cơ: bất kỳ một yếu tố nào, có bản chất gì (vật lý, hóa học, sinh học, xã
hội...) góp phần làm cho một cơ thể đang khỏe mạnh chuyển sang mắc bệnh thì yếu tố
đó được gọi là yếu tố nguy cơ.

Như vậy, khác hẳn với nguy cơ, yếu tố nguy cơ là một khái niệm vật chất cụ thể. Nên
khi nói đến nguy cơ chúng ta bao giờ cũng phải gắn liền với yếu tố nguy cơ, nếu
không sẽ khơng có ý nghĩa gì về mặt dịch tễ học và cũng sẽ khơng mang lại một lợi
ích gì khi muốn can thiệp để bảo vệ cá thể hoặc quần thể đó. Nếu khơng khắc phục
được yếu tố nguy cơ thì hậu quả tất nhiên là dịch bệnh sẽ xảy ra.


Trong giai đoạn này có những yếu tố khơng thay đổi: tuổi, giới, lồi, giống... và những
yếu tố có thể thay đổi: điều kiện vệ sinh môi trường, khả năng miễn dịch, chế độ dinh
dưỡng, nước uống, các bệnh khác... chính những yếu tố này có thể làm tăng hoặc giảm
nguy cơ phát bệnh.

Như vậy, cần phải xác định được các yếu tố nguy cơ để có thể làm giảm khả năng phát
triển bệnh. Biện pháp tốt nhất để ngăn chặn các yếu tố nguy cơ là cần chăm sóc, ni
dưỡng tốt, tăng cường sức đề kháng của vật nuôi để làm giảm khả năng phơi nhiễm
với các yếu tố nguy cơ.

16

1.2. Giai đoạn tiền lâm sàng

Giai đoạn này cơ thể chưa có triệu chứng của bệnh nhưng bắt đầu có những thay đổi
bệnh lý do tác động qua lại giữa cơ thể và các yếu tố nguy cơ, tuy nhiên những thay
đổi này ở dưới ngưỡng bệnh lý.

Ví dụ: tăng men gan trong các bệnh về gan nhưng chưa có những xáo trộn về chức
năng sinh lý bình thường của cơ thể của chó bệnh về gan.

1.3. Giai đoạn lâm sàng

Trong giai đoạn này cơ thể đã có những thay đổi về chức năng, các triệu chứng và dấu
hiệu đặc trưng của bệnh đã thể hiện ra bên ngoài. Do vậy, có thể chẩn đốn bệnh qua
những biểu hiện lâm sàng. Trong giai đoạn lâm sàng người ta có thể chia ra hai giai
đoạn tiền phát và tồn phát.

Ví dụ: Khi heo bị bệnh do Mycoplasma ở giai đoạn này có biểu hiện khó thở, thở
nhanh, thở khó khi vận động nhiều; trâu bò mắc bệnh LMLM ở giai đoạn thấy mụn

nước xuất hiện ở mép, mũi, lưỡi, chân răng, vành móng, kẽ móng…

1.4. Giai đoạn hậu lâm sàng (giai đoạn kết thúc)

Có 3 trường hợp sau:

- Nhiều trường hợp bệnh tiến tới khỏi hoàn toàn do tự khỏi hoặc do điều trị, sau một
giai đoạn phục hồi ngắn có hoặc khơng có những biến chứng.

- Nhiều trường hợp con vật bệnh bị chết do cơ thể không chống chịu được những tác
động của tác nhân gây bệnh.

- Một số trường hợp bệnh dưới những điều kiện nhất định, sau giai đoạn lâm sàng có
thể để lại di chứng nhất thời (Newcastle gà, Tụ huyết trùng gia cầm, Lao bò sữa…)
hoặc vĩnh viễn (Brucellosis, Đậu mùa...). Con vật mang mầm bệnh và có thể lây nhiễm
cho các con vật khác.

II. QUẦN THỂ TRONG NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ

Quần thể là tất cả những con thú sống trong cùng một khu vực cụ thể trong một thời
gian nhất định. Khái niệm về quần thể là khái niệm được đề cập rất nhiều trong nghiên
cứu dịch tễ vì đây chính là đối tượng nghiên cứu của mơn học. Người có thể nói tỷ lệ
nhiễm một bệnh nào đó, ví dụ tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trên quần thể gia cầm
nuôi tại tỉnh Hậu Giang. Hoặc giới hạn cụ thể hơn là quần thể (đàn) gà Tàu vàng tại
trại chăn nuôi gà X trong một thời gian cụ thể.

Quần thể: là một tập hợp các cá thể có chung những đặc điểm, tính chất nhất định
trong một thời gian và không gian nhất định.

Quần thể định danh: là một tập hợp những cá thể có chung những tính chất nhất định,

hình thành một xác suất mắc tương tự đối với một bệnh nào đó trước những yếu tố
nguy cơ nhất định. Trong quần thể định danh lại chia ra quần thể có nguy cơ và quần
thể có miễn dịch.

17

Quần thể có nguy cơ: là quần thể gồm những động vật nhạy cảm với bệnh, nếu có
mầm bệnh xuất hiện thì có thể sẽ xảy ra dịch bệnh tại quần thể đó. Ví dụ, quần thể heo
ni tại một trại chưa được chủng ngừa bệnh PRRS là quần thể có nguy cơ mắc bệnh
PRRS. Tuy nhiên, khơng thể nói quần thể bị ni tại khu vực nào đó là quần thể có
nguy cơ đối với bệnh này vì bệnh này chỉ xảy ra cho loài heo, mà đặc biệt là heo nái và
heo con.

Quần thể có miễn dịch: là quần thể mà phần lớn các cá thể trong đó có khả năng đề
kháng lại bệnh. Sự đề kháng này có thể thu được từ q trình tiêm phịng vaccine hoặc
do quần thể đã từng mắc bệnh và miễn dịch thu được tự nhiên (phơi nhiễm) vẫn còn
khả năng đề kháng chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh lần sau.

Một con thú khơng có miễn dịch khi đặt trong một môi trường nhiễm khuẩn hay đặt
trong một đàn không có miễn dịch thì rất dễ mắc bệnh, tuy nhiên nếu đặt nó vào một
đàn có miễn dịch thì nguy cơ mắc bệnh của nó sẽ thấp hơn nhiều. Người ta cho rằng
nếu từ 80% cá thể trong đàn có miễn dịch đối với một bệnh nào đó thì xem như quần
thể đó là quần thể miễn dịch đối với bệnh đó.

Quần thể có nguy cơ được sử dụng để tính các thơng số của bệnh như sự lưu hành, tỉ lệ
phát bệnh. Như vậy quần thể có nguy cơ là số con vật có thể bị mắc bệnh, khơng tính
số con bị mắc và có thể đã chết của quần thể ban đầu.

2.1. Thời điểm phát bệnh


Xác định thời điểm phát bệnh là rất cần thiết trong việc thiết lập các tỷ lệ mắc bệnh, tỷ
lệ chết và đặc biệt là tỷ lệ mới mắc. Có bệnh có thể xác định được thời điểm phát bệnh
một cách dễ dàng và chính xác. Có bệnh thì khó xác định hơn hoặc nhiều khi khơng
xác định được chính xác. Trong trường hợp này, ta có thể coi thời điểm phát hiện
những triệu chứng đầu tiên sớm nhất hoặc là lúc có chẩn đốn chính xác là thời điểm
phát bệnh. Muốn xác định được thời điểm phát bệnh của một bệnh nào đó cần phải
biết được thời gian ủ bệnh (nung bệnh) của bệnh đó.

Thời gian ủ bệnh được định nghĩa là khoảng thời gian từ khi con thú tiếp nhận (nhiễm)
mầm bệnh cho tới khi con thú biểu hiện những triệu chứng lâm sàng của bệnh. Nếu
con thú nhiễm mầm bệnh ngày hơm nay và 3 ngày sau mới có triệu chứng bệnh thì
thời gian ủ bệnh là 3 ngày. Trong suốt thời gian này con thú hoàn toàn khoẻ mạnh và
khơng có bất cứ biểu hiện nào.

Thời gian này chính là thời gian mà mầm bệnh từ lúc tấn công vào cơ thể, di chuyển
đến cơ quan hoặc vị trí thích hợp rồi nhân lên đủ số lượng cần thiết để gây thành bệnh.

Thời gian ủ bệnh liên quan đến thuật ngữ cách ly (quarantine) khá nổi tiếng trong lịch
sử của dịch tễ học. Vào năm 1374, người dân thành Venie (Ý) đối mặt với một bệnh
dịch Black death. Chính quyền thành phố đã ra lệnh bất cứ tàu nào muốn cập bến vào
thành phố phải được kiểm soát và đảm bảo khơng có bệnh trong 30 ngày (tiếng Ý là
trentini giorni). Sau đó, người ta nâng thời gian này lên 40 ngày (quarante giorni). Đây
cũng là nguồn gốc của từ quarantine trong tiếng Anh, có nghĩa là cách ly để theo dõi
xem có bệnh hay khơng, đây cũng là thời gian ủ bệnh tối đa của nhiều bệnh.

18

2.2. Thời kỳ quan sát
Khi khảo sát các tỷ lệ, luôn luôn phải theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định,
thường là: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm... hoặc có thể bao gồm một khoảng thời

gian dài ngắn bất kỳ nào đó. Nói chung, khoảng thời gian đó phải đủ dài để có thể đảm
bảo được sự ổn định của tử số khi tính các tỷ lệ.

Thời kỳ quan sát là khoảng thời gian được tính từ ngày phát bệnh đến ngày có con vật
mắc bệnh cuối cùng trong một vụ dịch.

2.3. Đặc điểm tử số của tỷ lệ
Trong một số trường hợp có hơn một lần sự kiện xảy ra trên cùng một đối tượng động
vật trong thời gian nghiên cứu theo dõi, điều này sẽ dẫn đến 2 loại tỷ lệ đối với cùng
một sự kiện.
Ví dụ, động vật có thể bị tái nhiễm nhiều lần đối với một bệnh nào đó trong thời gian
nghiên cứu kéo dài, ta có thể tính đuợc 2 loại tỷ lệ sau:

Số động vật mắc bệnh

Tỷ lệ 1 = ---------------------------------------------- x 100

Tổng số động vật có nguy cơ mắc bệnh
Tỷ lệ này cho biết xác suất của bất kỳ động vật nào trong quần thể có nguy cơ sẽ có
thể bị mắc bệnh trong thời gian nghiên cứu.

Số lần động vật bị mắc bệnh

Tỷ lệ 2 = ------------------------------------------------- x 100
Tổng số động vật có nguy cơ mắc bệnh

Tỷ lệ này ước tính số lần con vật có thể bị mắc bệnh trong quần thể có nguy cơ trong
thời gian nghiên cứu.
Chú ý: cả 2 tỷ lệ này đều được tính cùng trong một thời gian nghiên cứu, khi có số sự
kiện khác nhau như trên thì trong cả hai trường hợp tử số phải được xác định rõ ràng.

Khi khơng có sự khác biệt thì tử số thường được tính là số động vật mắc bệnh và tỷ lệ
mắc bệnh là biểu thị xác suất đối với một đối tượng động vật.

2.4. Đặc điểm mẫu số của tỷ lệ
Mẫu số của tỷ lệ (nhiễm, mắc, chết…) là tổng số các cá thể có trong quần thể được
tính một cách chính xác trong thời gian theo dõi.
Tuy nhiên, vì số cá thể bệnh và số chết phải nằm trong thời gian theo dõi nên tổng số
động vật trong quần thể có thể có những thay đổi, nhất là trong khoảng thời gian
nghiên cứu dài. Do vậy, khi tính mẫu số thì cách đơn giản nhất là lấy tổng số động vật
trong quần thể vào thời điểm giữa của thời kỳ khảo sát hoặc lấy số trung bình cộng của
các đợt biến động trong thời kỳ theo dõi.

19

III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ BỆNH - DỊCH BỆNH XUẤT HIỆN

3.1. Quan niệm về nguyên nhân đa yếu tố

Trong quan niệm và phương pháp dịch tễ học hiện đại người ta không nhấn mạnh về
một yếu tố nào trong các điều kiện để bệnh phát triển. Trong quá trình nghiên cứu về
dịch tễ của một bệnh nào đó khơng chỉ liên quan đến một yếu tố đơn thuần mà liên
quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Cho nên, trong quá trình phân tích dịch tễ học của
bất kỳ bệnh nào phải tiến hành tìm hiểu ngun nhân, đó phải bao gồm một chuỗi
những yếu tố tác động phối hợp qua lại lẫn nhau. Như vậy, sự phát sinh và phát triển
của một bệnh nào đó liên quan đến nhiều yếu tố căn nguyên khác nhau và sự tác động
qua lại của các yếu tố đó, gọi đó là nguyên nhân đa yếu tố.

Do đó: “Một nguyên nhân đầy đủ” có thể được xem như một tập hợp những hiện
tượng, những điều kiện, những đặc tính tối thiểu khơng thể tránh khỏi để gây nên
bệnh. Tối thiểu có nghĩa là khơng thể bỏ qua bất cứ hiện tượng nào, điều kiện nào, đặc

tính nào.

3.2. Những yếu tố cơ bản cần thiết để bệnh xuất hiện

3.2.1. Yếu tố gây bệnh hay tác nhân gây bệnh gồm: các yếu tố sinh học, lý học, hóa
học, dinh dưỡng, xã hội... Là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để gây nên bệnh vì nó
cịn cần phải có các điều kiện hỗ trợ của yếu tố bên trong là vật chủ và yếu tố bên
ngoài là mơi trường ngoại cảnh thì bệnh mới phát sinh. Tuy nhiên yếu tố gây bệnh là
một yếu tố bắt buộc phải có, là điều kiện cần thiết để cho bệnh phát sinh, phát triển.

3.2.2. Yếu tố bên trong (vật chủ): là cơ thể động vật với những đặc trưng của chúng
như lồi, giống, tuổi, giới tính, đặc tính di truyền, trạng thái sinh lý, trạng thái bệnh lý,
thể chất, sức đề kháng ....

Tình trạng của vật chủ ở bất kỳ lúc nào cũng là kết quả của tác động qua lại của các
yếu tố nội sinh di truyền với điều kiện ngoại cảnh trong suốt cuộc sống mà ngày nay
người ta mới biết rõ một số điểm, còn nhiều điểm khác chưa được biết rõ ràng, đầy đủ.

Tuy nhiên, qua những hiểu biết ít ỏi đó, cũng cho phép chúng ta ít nhất là xác định ra
những cá thể có khả năng dễ mắc (nhiễm) một số bệnh và đề ra những biện pháp
phịng chống dự phịng. Ví dụ, gà dễ mắc bệnh Gumboro ở giai đoạn 3 - 6 tuần tuổi.

3.2.3. Yếu tố bên ngồi (mơi trường ngoại cảnh)

Các yếu tố bên ngoài hay các yếu tố ngoại cảnh có rất nhiều và đều có thể ảnh hưởng
đến sự xuất hiện bệnh trên động vật, gồm có:

- Yếu tố tự nhiên: khí hậu, thời tiết, địa lý, địa hình, nhiệt độ, ánh sáng, khơng khí, độ
ẩm, tốc độ gió...


- Các yếu tố do con người tạo ra (nhân tạo): chuồng trại, vệ sinh, chăm sóc, dụng cụ
ni dưỡng, quản lý, mật độ ni, độ thơng thống...

20


×