Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Thực trạng thực hành chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh gãy xương cẳng tay tại bệnh viện việt nam thụy điển uông bí quảng ninh năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.46 KB, 40 trang )

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ......................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................................4

1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................12
Chương 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT...........................................................13
2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí..............................13
2.2. Thực trạng thực hành chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh gãy xương
cẳng tay tại khoa Chấn thương chỉnh hình và Bỏng...............................................14
Chương 3. BÀN LUẬN................................................................................................................22
3.1. Thực trạng cơng tác chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh gãy xương
cẳng tay tại khoa Chấn thương chỉnh hình và Bỏng...............................................22
3.2. Một số thuận lợi, khó khăn........................................................................................28
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BYT Bộ y tế


CBYT Cán bộ y tế
DHST Dấu hiệu sinh tồn
NB Người bệnh
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
TC- CĐ- ĐH Trung cấp, cao đẳng, đại học
TT-GDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
KHX Kết hợp xương

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc điểm nhóm tuổi, giới và nơi cư trú của người bệnh.............15
Bảng 2.2: Nguyên nhân gãy xương và thời gian nhập viện............................16
Bảng 2.3. Người bệnh phẫu thuật gãy xương căng tay....................................16
Bảng 2.4. Theo dõi đánh giá tình trạng người bệnh sau phẫu thuật..........17
Bảng 2.5. Tình trạng đau sau phẫu thuật..............................................................18
Bảng 2.6: Tình trạng phù nề, tuần hồn chi sau phẫu thuật.........................18
Bảng 2.7: Tình trạng vết mổ sau phẫu thuật........................................................18
Bảng 2.8: Thay băng vết mổ, rút dẫn lưu sau phẫu thuật..............................19
Bảng 2.9: Chăm sóc về giảm sưng nề, vận động, giấc ngủ, dinh dưỡng, vệ
sinh sau phẫu thuật.........................................................................................................20
Bảng 2.10. Các nội dung tư vấn giáo dục sức khỏe sau phẫu thuật............21

vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ


HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Xương cẳng tay..................................................................................................5
Hình 1.2: Các cơ duỗi cổ tay và ngón tay....................................................................5
Hình 1.3: Các cơ xoay xương quay................................................................................5
Hình 2.1. Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí...........................................14

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Đặc điểm về nghề nghiệp của người bệnh.......................................15
Biểu đồ 2.2: Tình trạng dấu hiệu sinh tồn của người bệnh sau phẫu thuật
....................................................................................................................................................17
Biểu đồ 2.3. Tình trạng giấc ngủ người bệnh sau phẫu thuật..........................19

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy xương chi trên là một chấn thương thường gặp và xảy ra ở mọi lứa tuổi,
nhưng chủ yếu là ở lứa tuổi lao động. Gãy xương chi trên ngày càng gia tăng do sự
phát triển của các phương tiện giao thông và sự phát triển của nền cơng nghiệp hố
và hiện đại hố đất nước trong q trình đổi mới, hội nhập quốc tế, đặc biệt là cơ sở
hạ tầng đường xá chật hẹp so với các phương tiện đông đúc, việc lao động, sản xuất
các phương tiện bảo hộ cho người lao động, cũng như nhận thức của con người về
phòng hộ cho bản thân cũng còn bất cập. Gãy xương chi trên thường gặp là gãy cổ
phẫu thuật, xương cánh tay, xương trụ, xương quay. [2]
Nguyên nhân phổ biến là do tai nạn như tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai
nạn giao thơng, trong đó tai nạn giao thơng chiếm 50%. Trong q trình điều trị
cơng tác điều dưỡng chăm sóc cũng vơ cùng quan trọng, góp phần rất đáng kể vào
kết quả, chất lượng điều trị. Công việc xây dựng kế hoạch phù hợp sát với tình hình
cần chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật là nhu cầu rất cần thiết để đem lại kết quả
mong muốn trong quá trình điều trị phục hồi của người bệnh. Nếu được điều trị tốt

thì xương sẽ liền trong 3 đến 4 tuần, song vẫn còn một số biến chứng trong quá
trình điều trị như: chảy máu sau mổ, chèn ép khoang, nhiễm trùng, teo cơ, cứng
khớp, các triệu chứng về thần kinh như đau, tê nơi chi bị tổn thương. Vì vậy trong
cơng tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật xương cẳng tay thì người điều dưỡng
phải ln chủ động theo dõi sát tình trạng của người bệnh: dấu hiệu sinh tồn, tình
trạng đau, tình trạng phù nề chi, tuần hồn chi, tình trạng vết mổ….nhất là trong 6
tiếng đầu để kịp thời phát hiện những biến chứng có thể xảy ra để kịp thời xử lý.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của Y học, việc điều trị gãy xương nói
chung và gãy xương cẳng tay nói riêng cũng có nhiều phương pháp như điều trị
bảo tồn đai Desault, bó bột, phẫu thuật kết hợp xương (bằng các phương pháp
như nẹp vis, đóng đinh nội tủy, phẫu thuật xuyên kim kirschner). Trong đó,
phẫu thuật kết hợp xương là phương pháp điều trị gãy xương đang được áp
dụng phổ biến hiện nay vì có hiệu quả cao, ít biến chứng giúp người bệnh (NB)
tập vận động phục hồi chức năng sớm, thúc đẩy xương liền xương và người bệnh
sớm quay trở lại hoạt động sinh hoạt bình thường.
Tại bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển ng Bí Quảng Ninh Tập thể cán bộ
nhân viên với tinh thần làm việc “Đoàn kết- Lắng nghe- Chia sẻ- Thấu hiểu- Lên

2

tiếng” “ Lấy người bệnh là trung tâm”. Với mục tiêu chất lượng “Tất cả vì sự
hài lịng của người bệnh” Những câu nói trên như kim chỉ nam cho tất cả nhân
viên bệnh viện chúng tôi trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Tại bệnh viện đã có nhiều đề tài nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và kết
quả điều trị gãy xương cẳng tay và ít đề tài nghiên cứu về điều dưỡng chăm sóc
người bệnh sau phẫu thuật. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập đến chăm
sóc người bệnh sau mổ gãy xương cẳng tay. Do đó, để góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc, theo dõi cho những người bệnh sau phẫu thuật gãy xương cẳng
tay tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí, tơi tiến hành thực hiện chuyên

đề: “Thực trạng thực hành chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh gãy xương
cẳng tay tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí năm 2023”

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng thực hành chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh
gãy xương cẳng tay tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí- Quảng Ninh
năm 2023

2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sau phẫu thuật
cho người bệnh gãy xương cẳng tay tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng
Bí Quảng Ninh

4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1: Gãy xương:
Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do
nguyên nhân cơ học.
1.1.1.2: Chăm sóc điều dưỡng:
Chăm sóc điều dưỡng là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi
nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hơ hấp, tuần hồn,
dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải,
thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, mơi trường an tồn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt
động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe.

1.1.2. Đặc điểm giải phẫu xương cẳng tay
Cẳng tay gồm hai xương là xương quay ở ngoài và xương trụ ở trong, hai
xương nối nhau bằng màng gian cốt và hai khớp quay trụ trên và khớp quay trụ
dưới [4].
Xương quay
Xương quay là một xương dài, một trong bốn loại xương trong cơ thể.
Xương quay dài từ 20 cm đến 26 cm ở người trưởng thành. Trung bình là 24 cm
ở nam và 22 cm ở nữ. Đầu xa trung bình rộng khoảng 2.5 cm. Đầu gần rộng
bằng khoảng một nửa đầu xa [4].
- Xương có một thân và hai đầu.
- Thân xương: có 3 mặt và 3 bờ.
- Mặt trước bắt đầu từ lồi củ quay, xuống dưới thì rộng dần. Mặt sau hơi
lõm.Mặt ngoài lồi.
- Các bờ: bờ trước, bờ sau, bờ trong. Bờ trong cịn gọi là bờ gian cốt, sắc
cạnh có màng gian cốt bám.
Xương trụ
Theo vị trí giải phẫu, xương trụ nằm về phía trong của cẳng tay gần cơ thể,
ở trên khớp với xương cánh tay, ở dưới khớp với xương cổ tay tiếp giáp nhau
qua đĩa sụn, ở ngoài khớp với xương quay.

5
- Xương trụ là xương dài có một thân và 2 đầu.
- Thân xương: có 3 mặt và 3 bờ.
- Các mặt là mặt trước, mặt sau và mặt trong.
- Các bờ là bờ trước, bờ sau sờ được dưới da và bờ ngoài là bờ gian cốt.

1. Mỏm khuỷu
2. Mỏm vẹt
3. Chỏm xương quay
4. Cổ xương quay

5. Màng gian cốt
6. Mỏm trâm quay
7. Mỏm trâm trụ
Hình 1.1: Xương cẳng tay
1.1.3. Chức năng sinh lý của xương cẳng tay [7]
Xương cẳng tay có chức năng quan trọng là sấp ngửa cẳng tay 180o bao gồm
sấp 90o và ngửa 90o. Chức năng này rất cần thiết cho nhiều động tác chính xác
trong sinh hoạt, lao động hằng ngày.
Gãy xương cẳng tay nếu khơng điều trị và chăm sóc tốt sẽ dẫn đến mất nhiều chức
năng vì hai xương cẳng tay có nhiều quan hệ khớp bên trên: quay cánh tay, trụ cánh
tay, bên dưới quay cổ tay, giữa hai xương, quay trụ trên, quay trụ dưới, đặc biệt giữa
hai xương có màng liên cốt phải đủ rộng, nếu hẹp sẽ mất chức năng sấp ngửa.
Cẳng tay được giới hạn từ dưới nếp gấp khuỷu 3cm, đến nếp xa nhất của cổ
tay. Xương trụ, xương quay và màng gian cốt chia cẳng tay làm 2 vùng: vùng
cẳng tay trước và vùng cẳng tay sau.

Hình 1.2: Các cơ duỗi cổ tay và ngón tay Hình 1.3: Các cơ xoay xương quay

6

1.1.4. Triệu chứng gãy xương cẳng tay
* Cơ năng:
- Đau xảy ra ngay sau khi bị chấn thương, đỡ đau sau khi được bất động.
- Giảm hoặc mất cơ năng của cẳng tay, ảnh hưởng nhiều đến động tác sấp

ngửa cẳng tay [5].
* Thực thể:
- Cẳng tay sưng to, biến dạng gập góc, cong rõ rệt.
- Các ngón tay hơi tím, lạnh, mạch quay cổ tay yếu hoặc mất.
- Khám có thể thấy điểm đau chói, lạo xạo xương, cử động bất thường [5].

* Triệu chứng toàn thân:
- Hội chứng sốc: NB hốt hoảng, lo sợ, vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp

tụt, da xanh nhợt, chân tay lạnh, thiểu niệu hoặc vô niệu. Thường gặp trong
trường hợp gãy xương cẳng tay kèm theo tổn thương phối hợp.

- Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc: sốt cao, mạch nhanh, vẻ mặt hốc hác, môi
khô, lưỡi bẩn hơi thở hôi. Thường gặp trong gãy hở xương cẳng tay đến muộn [5].

* Cận lâm sàng:
Chụp cẳng tay ở 2 tư thế thẳng, nghiêng, để xác định vị trí gãy, đường gãy,
hướng di lệch.
1.1.5. Tiến triển và biến chứng

* Tiến triển
Nếu điều trị đúng phương pháp để xương trở về vị trí giải phẫu thì xương
liền sau 12 tuần. Tuy nhiên nếu khơng đúng phương pháp, xương khơng trở về
vị trí giải phẫu sẽ để lại nhiều biến chứng phức tạp.
* Biến chứng
- Biến chứng sớm:
+ Tổn thương mạch máu, thần kinh.
+ Nhiễm khuẩn
+ Gãy kín thành gãy hở do đầu xương chọc ra ngoài da.
+ Hội chứng chèn ép khoang: Cẳng tay có 3 khoang, thường gặp chèn ép ở
khoang trước (hội chứng Volkmann).
+ Sốc chấn thương và tắc mạch máu do mỡ ít khi gặp trừ khi kết hợp nhiều
tổn thương khác[3].

7


- Biến chứng muộn
+ Can lệch: Thường gặp do nắn không hết dị lệch hoặc có dị lệch thứ phát

trong bột mà khơng phát hiện, can lệch có thể là: chồng ngắn, gập góc, xoay,
hoặc 2 xương chụm đầu vào nhau (can liên cốt, can chữ X, K...) can lệch này làm
mất chức năng sấp ngửa.

+ Khớp giả: Ít gặp hơn, thường do:
+ Chèn ép mô mềm vào hai đầu xương gãy.
+ Gãy nhiều mảnh, các mảnh dị lệch xa [3].
+ Mất đoạn xương (gãy hở).
+ Kết hợp xương không vững chắc nhưng cho tập vận động sớm.
+ Nguồn dinh dưỡng kém ví dụ gãy 1/3 dưới xương trụ.
+ Hội chứng Volkmann: Do chèn ép khoang điều trị không tốt.
+ Hội chứng rối loạn dinh dưỡng: Do bất động lâu ngày và không luyện tập
dẫn đến teo cơ, loãng xương hạn chế vận động khớp.
1.1.6. Hướng điều trị [5]
* Sơ cứu, cấp cứu ban đầu:
- Giảm đau và cố định:
+ Toàn thân: phong bế gốc chi: như gãy mỏm khuỷu, gây tê tại ổ gãy: dung
dịch Novocain 1% x 20 ml tiêm vào hai ổ gãy xương quay và xương trụ
+ Băng kín vết thương nếu có
+ Cố định tạm thời xương gãy
+ Để tay tư thế phù hợp
+ Phòng, chống sốc
+ Thường xuyên quan sát theo dõi NB về toàn trạng, tuần hoàn chi gãy
- Phòng, chống sốc:
+ Hạn chế di lệch của đầu xương bị gãy( tránh gây tổn thương mạch máu,
thần kinh, phần mềm nơi gãy, tránh gãy kín thành gãy hở)
- Nguyên tắc cố định gãy xương:


+ Không đặt nẹp trực tiếp lên da, thịt nạn nhân phải có đệm nót ở đầu nẹp,
đầu xương (khơng cởi quần áo, cần thiết rạch theo đường chỉ).

+ Cố định trên, dưới ổ gãy, khớp trên và dưới ổ gãy, riêng xương đùi bất
động 3 khớp.

8

+ Bất động ở tư thế cơ năng: Chi trên treo tay vng góc, chi dưới duỗi thẳng
180o

+ Trường hợp duỗi gãy kín phải kéo chi liên tục bằng một lực không đổi
trong suốt thời gian cố định

+ Trường hợp gãy hở: Không được kéo nắn ấn đầu xương gãy vào trong
nếu có tổn thương động mạch phải đặt ga rơ tùy ứng, xử trí vết thương để
ngun tư thế gãy mà cố định.

+ Sau khi cố định buộc chi gãy với chi lành thành một khối thống nhất.
+ Nhanh chóng, nhẹ nhàng, vận chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị.
* Điều trị chỉnh hình
- Phương pháp bảo tồn: Kéo nắn bó bột cánh-cẳng- bàn tay chỉ định: Đối với
các trường hợp gãy không di lệch hoặc ít di lệch (thường gãy 1/3 dưới), dễ kéo nắn
bó bột. Bó bột cánh cẳng bàn tay rạch dọc. Thời gian để bột từ 8 - 10 tuần.
* Điều trị phẫu thuật
- Phẫu thuật kết hợp xương đối với các trường hợp: người lớn, gãy cao hai
xương (gãy 1/3 trên và 1/3 giữa), gãy hai nơi trên một xương, khe gãy hở rộng do
phần mềm chèn. Gãy riêng xương quay di lệch (khó nắn), gãy riêng xương trụ.
1.1.7. Quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật

1.1.7.1. Nhận định tại chỗ:
- Vết mổ: băng thấm dịch, mùi, chảy máu, phù nề chung quanh vết mổ.
- Dẫn lưu: số lượng, màu sắc, tính chất dịch.
- Tình trạng vết thương: phù nề, đau, mức độ đau, màu sắc da niêm mạc
1.1.7.2. Nhận định toàn trạng:
- Ý thức: tỉnh, hôn mê, lơ mơ. Khả năng trả lời câu hỏi.
- Màu sắc da, niêm mạc?
- Chỉ số dấu hiệu sinh tồn? Trong mổ có thể mất máu do chảy máu nên thường
xuyên nhận định tuần hoàn, dấu chứng sinh tồn, tri giác để phịng ngừa chống.
1.1.7.3. Nhận định các cơ quan, bộ phận
- Hô hấp: Nhịp thở, kiểu thở, tần số thở, thở sâu, độ căng giãn lồng ngực, thở
có kèm cơ hơ hấp phụ như co kéo cơ liên sườn, cánh mũi phập phồng,... NB tự
thở, thở oxy qua canule, NB có nội khí quản, mở khí quản, thở máy.
- Dấu hiệu thiếu oxy: khó thở, khị khè, tím tái, vật vã, tri giác lơ mơ, lồng ngực

9

di động kém, chỉ số oxy trên monitor SPO2> 90%, PaO2 < 70mmHg.
- Tuần hoàn: Theo dõi: mạch, nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ
- Thần kinh: Người bệnh tỉnh hay mê. Nếu người bệnh chưa tỉnh cần được

theo dõi sát và đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.
- Tiết niệu: Theo dõi lượng, màu sắc nước tiểu sau mổ (trung bình

0,5-1ml/kg/giờ), đặc biệt một số trường hợp bệnh nặng hoặc chưa có nước tiểu 6-
8 giờ sau mổ,..

- Tiêu hóa: Loại thức ăn, số lượng trong 24 giờ. Khả năng tiêu hóa thức ăn,
- Các cơ quan khác liên quan
1.1.7.4. Mức độ lo lắng của NB? Lý do

1.1.7.5. Kinh tế, tơn giáo, tín ngưỡng của người bệnh.
1.1.7.6. Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh sau phẫu thuật
- Kiến thức về tập vận động
- Kiến thức phòng biến chứng sau phẫu thuật
- Kiến thức về theo dõi và tái khám.
1.1.8. Chẩn đoán can thiệp điều dưỡng
Tùy từng tình huống NB có thể có những chẩn đoán điều dưỡng sau:
- Nguy cơ chảy máu sau mổ
- Đau vết mổ
- Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ
- Nguy cơ chèn ép khoang
- Nguy cơ tắc mạch do bất động sau mổ
- Nguy cơ teo cơ, cứng khớp do bất động sau mổ/hạn chế vận động
- Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kém
- Người bệnh thiếu kiến thức về tự chăm sóc chi sau phẫu thuật
1.1.9. Lập kế hoạch chăm sóc sau mổ kết hợp xương
- Theo dõi chảy máu sau mổ
+ Theo dõi và đánh giá tình trạng thấm máu gạc che phủ vết thương;
+ Theo dõi số lượng và màu sắc dịch dẫn lưu;
+ Đo và nhận định được các chỉ số dấu hiệu sinh tồn;
+ Theo dõi và đánh giá kết quả xét nghiệm công thức máu

10

- Giảm đau cho người bệnh
+ Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau theo y lệnh;
+ Chăm sóc nhiễm khuẩn vết mổ tốt (nếu có);
+ Theo dõi và đánh giá tình trạng chèn ép khoang
+ Tránh đụng chạm mạnh vào vết mổ;
+ Nhận định chính xác mức độ và vị trí đau;

- Phịng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ
+ Đánh giá tình trạng vết mổ hàng ngày;
+ Vệ sinh, thay băng vết mổ theo quy định;
+ Rút dẫn lưu đúng y lệnh và đảm bảo vô khuẩn;
+ Theo dõi thân nhiệt, số lượng bạch cầu, các dấu hiệu nhiễm trùng
khác; + Cắt chỉ vết mổ đúng ngày và đúng quy trình kỹ thuật
- Phịng tránh các biến chứng do nằm lâu
+ Hướng dẫn người bệnh các bài tập vận động cho chi trên
+ Đánh giá mức độ đau và tầm vận động của khớp
+ Đánh giá khả năng nuôi dưỡng của chi, phòng tránh nguy cơ tắc mạch
- Thiếu kiến thức dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương +
Chế biến khẩu phần ăn đầy đủ, cân đối; đa dạng và đảm bảo vệ sinh an tồn
thực phẩm
+ Khuyến khích người bệnh ăn hết khẩu phần;
+ Tăng cường thực phẩm giàu caxi, magie, kẽm và các vitamine B6, B12;
- Giáo dục cho người bệnh và người nhà người bệnh về kiến thức tự chăm
sóc sau phẫu thuật và tái khám
+ Kiến thức về chế độ luyện tập phục hồi chức
năng; + Kiến thức về theo dõi biến chứng;
+ Kiến thức tái khám;
1.1.10. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Theo dõi dấu hiệu chảy máu sau phẫu thuật
+ Dấu hiệu sinh tồn: trong 3 giờ đầu theo dõi 1 giờ 1 lần, trong 24 giờ tiếp theo
vẫn theo dõi sát 2 giờ/lần, ở thời gian này có thể có những biến chứng sau gây mê.
+ Nhận định và đánh giá tình trạng thấm máu gạc che phủ vết thương: số
lượng, màu sắc của máu 1h/lần trong 24 giờ đầu và 3 h/lần trong 48 giờ.

11

+ Nhận định và đánh giá số lượng và màu sắc của dịch dẫn lưu

- Đau do sau mổ xương
+ Cho người bệnh nằm nghỉ tại giường, nhận định tình trạng đau do vết
thương, do chèn ép, do dị vật...
+ Xoay trở người bệnh thường xuyên và giúp người bệnh có tư thế dễ chịu.
Giải thích tình trạng người bệnh thích nghi và cách tự chăm sóc vệ sinh cá nhân
trong giới hạn cho phép. Thực hiện thuốc giảm đau trước khi tập hay trước khi
thay băng cho người bệnh. Lượng giá mức độ đau và nguyên nhân đau để phát
hiện dấu hiệu chèn ép sau mổ.
- Nguy cơ tắc mạch do bất động sau mổ
+ Sau mổ cần vận động chi lành để giúp cơ khỏe có thểchống đỡ chi bệnh. Với
chi bệnh tập gồng cơ, kê cao chi, xoa bóp cơ, theo dõi dấu hiệu chèn ép, theo dõi
mạch chi, cảm giác, vận động, so sánh nhiệt độ của chi lành và chi bệnh, vận động
các ngón liên tục. Cho người bệnh ngồi dậy hay tự chăm sóc theo mức độ cho phép.
- Nguy cơ biến chứng các cơ quan khác sau mổ xương
+ Nguy cơ viêm phổi do nằm lâu sau mổ: hướng dẫn người bệnh hít thở sâu, tập
thở, ngồi dậy. Theo dõi cơn đau ngực, khó thở do thuyên tắc phổi sau mổ do cục
máu đông, do mỡ trong máu. để ngăn ngừa nhiễm trùng sau mổ cần phòng ngừa
viêm hô hấp như theo dõi nhịp thở, chú ý nhiệt độ, chăm sóc vệ sinh răng miệng.
+ Nhiễm trùng tiết niệu: chăm sóc sạch, khơ bộ phận sinh dục sau khi đi tiểu
hay đại tiện phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu.
+ Tắc mạch do bất động, do bó bột: tránh tình trạng tắc mạch chi sau mổ, theo
dõi dấu hiệu chèn ép như kê chi cao. Tập vận động chi nhẹ nhàng. Theo dõi và so
sánh nhiệt độ vùng da bất động, so sánh cảm giác trên da, mạch chi. Vết mổ: chăm
sóc theo dõi vết mổ, thay băng khi thấm dịch, rút dẫn lưu sớm khi hết tác dụng.
+ Xoay trở để tránh nguy cơ loét do tì, đè. Phát hiện sớm các dấu hiệu chèn
ép như đỏ da, đau báo bác sĩ xử trí kịp thời. Vệ sinh da sạch sẽ tránh viêm
nhiễm, nhiễm trùng do bất động. Thực hiện y lệnh kháng sinh, truyền dịch, theo
dõi nước tiểu…
- Dinh dưỡng cho người bệnh sau mổ xương
+ Cho người bệnh uống nhiều nước, cung cấp các chất có nhiều vitamin và nhất


là giàu protid và calci. Cho ăn ngay khi NB tỉnh hoàn toàn (sau hồi tỉnh 3 giờ).

12

+ Trong trường hợp người già khó ăn điều dưỡng nên cung cấp thức ăn mềm,
dễ nhai. Thức ăn nên có tính chất nhuận tràng giúp người bệnh đại tiện dễ dàng.

+ Thức ăn hợp vệ sinh để tránh nguy cơ tiêu chảy sau mổ. Người bệnh không
kiêng cữ thức ăn nhưng nên ăn thức ăn có nhiều calci như nghêu, sị, cua,... nên
hướng dẫn người bệnh vận động, uống nhiều nước tránh nguy cơ tạo sỏi. đối với
người già thì nên cho uống sữa vì khả năng hấp thu calci kém.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới:

Tỷ lệ gẫy thân hai xương cẳng tay theo Glicenistein chiếm 35% trong tổng số
gẫy xương nói chung, theo Malgaigne tỷ lê đó là 15%. Các nhà khoa học ở các
nước trên thế giới đã tìm tịi cải biên phương pháp nẹp vis trong điều trị gãy
xương [8]. Nhờ có những thành tựu đó việc phục hồi của người bệnh tăng lên,
thời gian nằm viện giảm xuống, chi phí phát sinh ít đi, hỗ trợ tốt cho vận động
sau phẫu thuật mang lại hiệu quả cao trong công tác khám chữa bệnh [10].
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước:

Ở Việt Nam phương pháp nẹp vis được sử dụng nhiều và rộng khắp các
khoa chấn thương chỉnh hình tại các bệnh viện trên khắp cả nước từ những năm
90. Theo thống kê tại bệnh viện Việt Đức năm 1993, gẫy thân hai xương cẳng tay
ở người lớn chiếm 23,5% trong tổng số các ca gẫy xương mới [7].

Nghiên cứu của Đặng Tiến Đạt ( 2018) về thực trạng chăm sóc vận động cho
người bệnh sau phẫu thuật gãy thân hai xương cẳng tay tại Khoa chấn thương -

chỉnh hỉnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018 cho kết quả: tỷ lệ nam
nhiều hơn nữ, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động và tai
nạn giao thông; Người bệnh sau mổ được theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn trong
những ngày sau mổ nhưng thực hiện chưa đúng thời gian do khối lượng công
việc của điều dưỡng nhiều; Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh còn chưa được
đảm bảo phần lớn do người nhà tự cung cấp. Đa số người bệnh đã hiểu biết hơn
về cách chăm sóc bản thân sau khi được giáo dục sức khỏe, tuy nhiên vẫn còn
một số người bệnh vẫn chưa hiểu về tình trạng bệnh của mình do kinh nghiệm
tư ván giáo dục sức khỏe vẫn còn hạn chế [2].

13

Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí
Là bệnh viện đa khoa hạng 1, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, với chức
năng là bệnh viện Vùng của khu Đông Bắc, những năm gần đây, được sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển
ng Bí đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở, vật chất hạ tầng, trang thiết bị y tế
hiện đại. Bệnh viện cũng chú trọng đầu tư mua sắm các máy, thiết bị; tăng cường
liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để có những thiết bị hiện đại, phục vụ tốt
cho công tác khám, điều trị. Nhiều hệ thống máy móc thiết bị hiện đại đã được trang
bị như: máy chụp CT.Scanner, máy chụp X.quang cao tần, máy nội soi Video dạ
dầy, máy nội soi đại tràng, máy nội soi tiết niệu, máy điện não đồ kỹ thuật số, máy
định danh vi khuẩn, máy xét nghiệm phân tích miễn dịch tự động 60 thơng số, máy
chụp X.quang C-ARM di động, máy chụp X.quang kỹ thuật số CR, máy xét nghiệm
hoá sinh tự động, máy lọc máu ngoài cơ thể...
Quá trình 41 năm hình thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, thầy thuốc Bệnh
viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí đã khơng ngừng cố gắng, nỗ lực cống hiến đáp
ứng nhu cầu KCB ngày càng cao của nhân dân, đem đến sự hài lòng cho người

bệnh. Bệnh viện luôn chú trọng đến thu hút và nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác
sĩ; thường xuyên rà soát lại tất cả các khoa, phòng về khả năng và trình độ chun
mơn của từng bộ phận, chun ngành để lập kế hoạch đào tạo chuyên sâu; hỗ trợ
cán bộ đi đào tạo dài hạn, ngắn hạn. Mặt khác, Bệnh viện tổ chức mời các giáo sư,
tiến sĩ chuyên gia đầu ngành từ các bệnh viện Trung ương về tập huấn, cập nhật
kiến thức mới về các bệnh lý như: Tim mạch, nội tiết, hồi sức cấp cứu, ung thư…
Không chỉ là cơ sở khám, chữa bệnh tin cậy của người dân, Bệnh viện Việt
Nam- Thụy Điển ng Bí cịn là nơi đào tạo thực tập cho các trường đại học, cao
đẳng trong nước; đào tạo cán bộ, sinh viên nước ngoài.
Nối tiếp và phát huy những thành công đã đạt được trên chặng đường hoạt
động hơn 40 năm qua, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí ln là địa chỉ tin
cậy về khám chữa bệnh của người dân trong tỉnh cũng như các khu vực lân cận.

14

Hình 2.1. Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí
2.2. Thực trạng thực hành chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh gãy xương
cẳng tay tại khoa Chấn thương chỉnh hình và Bỏng
2.2.1. Đối tượng và phương pháp khảo sát

* Tiêu chuẩn lựa chọn
Người bệnh sau phẫu thuật gãy xương cẳng tay tại bệnh viện Việt Nam –
Thụy Điển ng Bí từ tháng 13/7/2023 – 13/9/2023.
Đồng ý tham gia vào nghiên cứu
Có khả năng giao tiếp tốt bắng tiếng việt.
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 13/7/2023 – 13/9/2023.
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Chấn thương chỉnh hình và Bỏng Bệnh viện
Việt Nam – Thụy Điển ng Bí- Quảng Ninh
* Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

* Cỡ mẫu và Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ 28 người bệnh sau
phẫu thuật gãy xương cẳng tay
* Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng phiếu khảo sát để thu thập thông tin. Phiếu khảo sát gồm 2 phần:
đặc điểm về đối tượng nghiên cứu và phần khảo sát về kết quả chăm sóc sau
phẫu thuật cho người bệnh gãy xương cẳng tay

15

2.3. Kết quả khảo sát:
2.3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.1: Đặc điểm nhóm tuổi, giới và nơi cư trú của người bệnh (n=28)

Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)
Nhóm tuổi
< 18 tuổi 42.86
18 – 50 tuổi 12 50
> 50 tuổi 14 7.14
02

Giới tính

Nam 21 75
Nữ
07 25

Thành phố Nơi cư trú 96.43
Nông thôn 27 3.57
01


Nhận xét:
- Về nhóm tuổi: Đa số người bệnh thuộc nhóm tuổi từ 18 – 50 tuổi chiếm tỷ
lệ 50%, tiếp đến nhóm người bệnh < 18 tuổi tuổi là 42.86 %
- Về giới tính: 75% người bệnh là nam và 25% là nữ
- Về nơi ở: 96.43% người bệnh sống ở thành thị, nông thôn chiếm 3.57%.

45 28.57
39.29
10.71 14.2
40 8
35 7.14 Tự
30 do
25 Cơng nhân Nơng dân Hành chính sự
20 nghiệp
15
10
5
0

Học sinh

Biểu đồ 2.1: Đặc điểm về nghề nghiệp của người bệnh
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh là học sinh chiếm tỷ lệ 39.29%, công

nhân 28.57 %, người bệnh là viên chức chiếm tỷ lệ 7.14%.

16

Bảng 2.2: Nguyên nhân gây gãy xương và thời gian nhập viện (n=28)


Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)

Tai nạn giao thông Nguyên nhân 57.14
16

Tai nạn sinh hoạt 11 39.29

Tai nạn lao động 01 3.57

Trước 24 giờ Thời gian nhập viện 89.29
25

Sau 24 giờ 3 10.71

Nhận xét:
- Về nguyên nhân: 57.14% người bệnh bị gãy xương cẳng tay là do tai nạn

giao thông, 39.29% là do tai nạn sinh hoạt là và do tai nạn lao động là 13.57%.
- Về thời gian nhập viện: 89.29% người bệnh vào viện trước 24 giờ,

10.71% người bệnh vào viện sau 24 giờ
Bảng 2.3. Người bệnh phẫu thuật gãy xương cẳng tay(n=28)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

NB sau phẫu thuật KHX quay 03 10.72
NB sau phẫu thuật KHX trụ 02 7.14
NB sau phẫu thuật KHX hai xương cẳng tay 23 82.14


Nhận xét:
82.14 % người bệnh sau phẫu thuật KHX xương quay và xương trụ,

10.72% người bệnh sau phẫu thuật KHX xương quay, 7.14 % người bệnh
phẫu thuật kết hợp xương trụ.


×