UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA NGỮ VĂN & CÔNG TÁC XÃ HỘI
----------
TRẦN THỊ THANH NGÂN
TIỂU THUYẾT TẢNG SÁNG CỦA VÕ QUẢNG
DƯỚI GĨC NHÌN THI PHÁP HỌC
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Quảng Nam, tháng 05 năm 2017
UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA NGỮ VĂN & CÔNG TÁC XÃ HỘI
……
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
TIỂU THUYẾT TẢNG SÁNG CỦA VÕ QUẢNG
DƯỚI GĨC NHÌN THI PHÁP HỌC
Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ THANH NGÂN
MÃ SỐ: 4115010319
CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
KHÓA: 2015-2018
Cán bộ hướng dẫn
ThS. TRỊNH MINH HƯƠNG
MSCB:
Tam Kỳ, tháng 05 năm 2018
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo-Th.S
Trịnh Minh Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em nhiệt tình về phương
pháp và kiến thức để em hồn thành khóa luận này.
Đồng thời em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn
của trường Đại học Quảng Nam đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức trong
suốt ba năm học qua. Vì được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cơ mà hơm
nay em trưởng thành hơn rất nhiều về kiến thức lẫn kinh nghiệm để làm hành trang
bước vào đời.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện trường Đại học Quảng Nam đã giúp
em trong quá trình tìm kiếm và mượn tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hồn
thành bài khóa luận.
Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn nên khóa luận này chắc chắn khơng
tránh khỏi tình trạng sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ
dẫn của Thầy, Cô.
Cuối cùng em xin chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công
trong sự nghiệp trồng người.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Quảng Nam, tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận
TRẦN THỊ THANH NGÂN
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan bài khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới
sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Trịnh Minh Hương và sự tiếp thu những ý kiến đóng
góp của q thầy cơ trong khoa Ngữ văn và Công tác xã hội.
Quảng Nam, tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận
TRẦN THỊ THANH NGÂN
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................................ 3
5.1 Những đánh giá về con người và sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng ....................... 3
5.2 Những nhận xét và đánh giá về tác phẩm Tảng Sáng ............................................... 4
6. Đóng góp của đề tài..................................................................................................... 4
7. Cấu trúc của đề tài....................................................................................................... 4
B. NỘI DUNG ................................................................................................................ 5
CHƯƠNG I: VÕ QUẢNG – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC..................... 5
1.1 Tác giả Võ Quảng ..................................................................................................... 5
1.1.1 Cuộc đời ................................................................................................................. 5
1.1.2 Sự nghiệp văn học .................................................................................................. 6
1.2 Tác phẩm Tảng Sáng................................................................................................. 8
CHƯƠNG II: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TẢNG
SÁNG CỦA VÕ QUẢNG DƯỚI GĨC NHÌN THI PHÁP HỌC ................................ 10
2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................................ 10
2.1.1 Nhân vật qua ngoại hình, hành động.................................................................... 11
2.1.2 Nhân vật qua ngơn ngữ đối thoại ......................................................................... 12
2.1.3 Nhân vật qua tính cách ......................................................................................... 14
2.2 Không gian nghệ thuật ............................................................................................ 22
2.2.1 Không gian làng quê sống động và gần gũi ......................................................... 23
2.2.2 Không gian sông nước quen thuộc....................................................................... 26
2.2.3 Không gian núi đồi, biển cả ................................................................................. 29
2.3 Thời gian nghệ thuật ............................................................................................... 30
4
2.3.1 Thời gian trước Tổng khởi nghĩa ......................................................................... 31
2.3.2 Thời gian sau Tổng khởi nghĩa ........................................................................... 33
2.4 Giọng điệu trần thuật............................................................................................... 37
2.4.1 Giọng hài hước hóm hỉnh..................................................................................... 37
2.4.2 Giọng trữ tình, ấm áp ........................................................................................... 41
C. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 44
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 47
5
A. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Nếu nói rằng văn học là một hình thái ý thức xã hội, tác phẩm văn học là
một hiện tượng ngơn ngữ, thì thi pháp học là một hệ thống nghệ thuật của một
hiện tượng văn học và thi pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu về hệ thống
nghệ thuật đó. Chính vì vậy đối tượng của thi pháp học khơng phải là hình thức
mang tính cấu trúc, quan điểm ngơn ngữ mà là hình thức mang tính nội dung.
Có thể nói rằng khi phân tích một tác phẩm văn học dưới góc nhìn thi
pháp học chúng ta sẽ có một cái nhìn cụ thể và tổng qt trên phương diện rộng
như: quan niệm nghệ thuật về con người, không gian và thời gian nghệ thuật,
giọng điệu và ngôn từ. Một tác phẩm văn học nếu như được nghiên cứu dưới góc
nhìn thi pháp học thì mới có thể cảm nhận được mọi mặt, mọi khía cạnh của tác
phẩm để từ đó thấy được những độc đáo và mới lạ từ tác giả. Vì vậy, thi pháp
học ngày càng thu hút được giới nghiên cứu văn học trên thế giới cũng như ở
Việt Nam. Đối với bản thân người viết khi vận dụng lý thuyết thi pháp học vào
việc nghiên cứu một tác phẩm văn học, chúng tôi nhận thấy nhiều mới mẻ và thú
vị trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật trong
tiểu thuyết “Tảng Sáng” của Võ Quảng.
Tiểu thuyết Tảng sáng được xuất bản vào năm 1976, Võ Quảng dẫn ta vào
sinh hoạt của một làng q có tên là Hịa Phước, ven sơng Thu Bồn, giữa những
ngày sôi nổi trước và sau Cách mạng Tháng Tám - 1945. Đằm thắm trong một
tình yêu, một nỗi niềm nhớ thương vừa vời vợi, vừa sâu thẳm, truyện của Võ
Quảng dường như không chú ý, hay nói đúng hơn, khơng nhằm lạm dụng cái lạ,
cái riêng trong dấu ấn của từng vùng. Hòa Phước là quê của tác giả, của một
người con vùng quê Ngũ Hành Sơn, sông Thu Bồn, Cửa Hàn, Cửa Đại... nhưng
cũng là của anh, của tôi, của mọi người, của tất cả. Nghe chuyện Hòa Phước của
tác giả cũng như nghe kể về q hương của chính mình. Rõ ràng khi Võ Quảng
viết “hết mình” trong một tình yêu “Quê nội” rồi đến “Tảng sáng” thì cũng là lúc
Võ Quảng đã gặp tất cả chúng ta - những người hẳn ai cũng khao khát một tình
yêu quê. Và tình yêu quê hương, như xưa nay vẫn vậy là một tình u khơng biên
1
giới. Yêu quê mình và đồng thời yêu quê bạn. Yêu nơi mình sinh ra và yêu nơi
mình ghé đến. Rồi chính do sự hịa nhập, sự đổi trao, sự bổ sung đó mà biết nâng
tình u q hương cụ thể lên tình yêu Tổ quốc. Những trang văn của Võ Quảng
chan chứa một tình yêu quê, và cũng chan chứa một tình u Tổ quốc. Nếu nói
có một hàm lượng trữ tình và một chất thơ nồng đậm ở Võ Quảng thì theo tơi
chính là được khơi lên từ đó.
Vì vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm Tảng Sáng dưới góc nhìn thi
pháp học sẽ giúp chúng ta có những cái nhìn đầy đủ hơn về tác phẩm của ơng.
Chính vì những lẽ đó mà người viết đã chọn “Tiểu thuyết Tảng Sáng của Võ
Quảng dưới góc nhìn thi pháp học” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu đề tài: Tiểu thuyết Tảng Sáng của Võ Quảng dưới góc nhìn thi
pháp học, người viết muốn làm rõ những phương diện trong sáng tác của Võ
Quảng dưới góc nhìn thi pháp học thơng qua những khía cạnh như: Nghệ thuật
xây dựng nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật, giọng điệu trần thuật.
Không chỉ vậy, nghiên cứu đề tài này, người viết muốn làm sáng tỏ phong cách
và sự sáng tạo nghệ thuật của Võ Quảng. Hơn nữa việc thực hiện đề tài này sẽ
giúp chúng tôi nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm cho việc học tập, giảng
dạy và nghiên cứu sau này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Tiểu thuyết Tảng Sáng của Võ
Quảng do nhà văn Võ Gia Trị lựa chọn và biên soạn.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tác phẩm dưới góc nhìn thi pháp học, người viết tập trung ở
một số khía cạnh sau: Quan niệm nghệ thuật về con người, không gian và thời
gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Tảng Sáng
của Võ Quảng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó nổi
bật là các phương pháp sau:
2
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh tác phẩm Tảng Sáng
với những tác phẩm khác để thấy được sự tương đồng.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi vận dụng phương pháp này nhằm
chia tách đối tượng để đi sâu vào phân tích chúng, sau đó tổng hợp, đánh giá và
nhận xét.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Võ Quảng là tác giả nổi tiếng viết về đề tài thiếu nhi, được giới nghiên
cứu phê bình và độc giả rất trân trọng. Vì vậy có rất nhiều bài viết về tác giả và
các tác phẩm của ông cụ thể trên nhiều góc độ và phương diện khác nhau. Chúng
tơi xin quy về 2 khía cạnh sau:
5.1 Những đánh giá về con người và sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng
Trong cuốn Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, Vân Thanh biểu
dương Võ Quảng như một đại diện tiêu biểu nhất lúc bấy giờ, chuyên sáng tác
cho thiếu nhi cùng với Nguyễn Huy Tưởng và Tơ Hồi. Ở đó tác giả đã có cái
nhìn tổng lược về tồn bộ chặng đường sáng tác của Võ Quảng, từ những tác
phẩm thơ đến những sáng tác văn xuôi của ông. Vân Thanh đã nhận định thành
công trong sáng tác của Võ Quảng là do nhà văn nắm chắc được phương hướng
giáo dục của Đảng, am hiểu cuộc sống và tâm lí thiếu nhi, biết dày cơng lao động
nghệ thuật, khơng bao giờ chịu bằng lịng với mình, ln cố gắng đi tìm một cách
viết độc đáo. [9]
Trong bài Nhà văn Võ Quảng và vấn đề giáo dục thiếu nhi, Nguyễn Thi
Nhất khẳng định: Dưới ngòi bút của anh, thế giới chung quanh như bừng sáng
lên, rực rỡ hơn. Cỏ cây, mây nước, muông thú cho đến đồ vật như cái mai, cái
chổi, chiếc bồ tre, cũng trở nên sống động, cũng có tâm hồn có tình cảm, có ước
mơ, có suy tư, đơi khi có cả một triết lí rõ rệt vì lí do tồn tại của bản thân mình.
[12; tr466]
Cuốn Võ Quảng - con người, tác phẩm do chính vợ của Võ Quảng, đồng
thời cũng là một nhà nghiên cứu dịch thuật văn học là bà Phương Thảo biên
soạn, đã tập hợp khá đầy đủ các bài viết giúp người đọc hình dung về cuộc đời và
sự nghiệp của ông. [8]
Có thể thấy rằng, khi nhận xét về sự nghiệp văn học của Võ Quảng, các
nhà nghiên cứu, phê bình văn học ln dành cho ông những lời khen ngợi. Đồng
3
thời, họ cũng đánh giá rất cao tài năng của ông qua những sáng tác dành cho
thiếu nhi trong nền văn học Việt Nam đương đại.
5.2 Những nhận xét và đánh giá về tác phẩm Tảng Sáng
Vương Trí Nhàn trong bài Chất hài hước trong sáng tác và văn xuôi của
Võ Quảng cho rằng: Chất hài hước trong Quê nội và Tảng Sáng gắn liền với hai
nhân vật chính trong tập sách là Cục và Cù Lao và tập thể các bạn nhỏ tuổi Hòa
Phước. Ở đây, cách miêu tả của Võ Quảng vẫn là thiên về vui, hóm, và cũng rất
hợp tâm lý trẻ. [12; tr480]
Trần Thanh Địch trong bài viết Võ Quảng đánh giá: Quê nội cũng như
Tảng Sáng âm thầm như một mùi hương gây mê, có sức hấp và quyến rũ lạ
lùng…bạn đọc người lớn cũng như trẻ em. Có là cục đá thì mới khơng xúc động,
xao xuyến với những trang tả cảnh đồng bào ta gọi nhau đi học buổi tối, những
trang bà Kiến học đánh vần, những trang chấm phá hình dáng những thân sung
sung nhìn qua buổi chiều vàng…và bao nhiêu chi tiết ngắn dài qua từng chương
sách.[12; tr493]
6. Đóng góp của đề tài
Vì chưa có ai nghiên cứu sâu về tác phẩm Tảng Sáng dưới góc nhìn Thi
pháp học. Do vậy, trên cơ sở của những người đi trước, người viết mong muốn
góp phần nhỏ trong việc: Vận dụng lí thuyết thi pháp học để nghiên cứu về một
hiện tượng văn học cụ thể. Qua đó lí giải được nét độc đáo về nghệ thuật xây
dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật và giọng điệu trần thuật trong
tác phẩm, đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn tồn diện và cảm nhận sâu sắc nhất
về tác phẩm.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung
của khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Võ Quảng – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
Chương 2: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Tảng Sáng của Võ Quảng dưới
góc nhìn Thi pháp học
4
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: VÕ QUẢNG – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1.1 Tác giả Võ Quảng
1.1.1 Cuộc đời
Võ Quảng sinh ngày 01 tháng 03 năm 1920 ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc,
bên bờ sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Võ Quảng sinh ra trong một
gia đình nơng dân. Cha là một nhà nho hay ngâm vịnh. Từ nhỏ Võ Quảng đã rất
thích được nghe cha ngâm thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ,… Ơng đã truyền cho con trai
mình lòng yêu thơ, yêu nước ngay từ nhỏ.
Năm 16 tuổi, Võ Quảng học trường Quốc học Huế. Từ năm 1935 Võ Quảng
đã tham gia hoạt động cách mạng và chính thức gia nhập tổ chức thanh niên Dân
chủ năm 1936 ở Huế. Năm 1938 vào Đoàn Thanh niên phản đế và năm 1939 làm
tổ trưởng tổ Thanh niên phản đế. Tháng 9/1941 do những hoạt động cách mạng
chống lại chính quyền thực dân, ơng bị Pháp bắt và giam ở nhà lao thừa phủ Huế.
Cuối năm 1941 ông bị đưa đi quản thức vô thời hạn ở xã Đại hòa. Trong thời
gian này, Võ Quảng được anh của mình đưa cho một số sách văn học, triết
học,…để đọc giết thời gian trong lúc bị quản thúc. Càng đọc, Võ Quảng càng si
mê văn học và ông lại bắt đầu làm thơ, thầy giáo Khương Hữu Dụng là thầy giáo
dạy văn học cho Võ Quảng. Ngoài ra, trong thời gian này, ơng cịn làm một số
bài thơ chữ Hán. Sau cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, Võ
Quảng rất bận rộn với công tác chính quyền, đồn thể cách mạng nên khơng có
thời gian cho việc sáng tác văn học. Cách mạng tháng Tám thành công, ông làm
Ủy viên tư pháp thành phố Đà Nẵng, tiếp đó làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến
Hành chính Đà Nẵng. Năm 1947, làm Hội Thẩm chính trị (Phó chánh án) Tịa án
qn sự miền Nam Việt Nam. Từ năm 1948 đến năm 1955 làm ủy viên ủy ban
thiếu niên và Nhi đồng Trung ương. Năm 1971 về công tác ở Hà Nội phụ trách
văn học thiếu nhi đến khi về hưu. Ông sáng tác khá nhiều và đều đặn những tác
phẩm dành cho thiếu nhi.
Với những gì đã cống hiến, Võ Quảng xứng đáng được nhà nước tặng Huân
chương độc lập, Huân chương kháng chiến chống Pháp và giải thưởng Nhà nước
5
về văn học Nghệ thuật năm 2007 cùng nhiều Huân chương, giải thưởng của các
tổ chức, đoàn thể khác trong và ngoài nước.
Võ Quảng mất ngày 15 tháng 06 năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội
sau một thời gian bệnh nặng.
1.1.2 Sự nghiệp văn học
Với hơn nửa thế kỉ cầm bút, Võ Quảng đã tạo dựng được một sự nghiệp
văn chương phong phú, đa dạng, nhiều giá trị.
Mỗi nhà văn ngay từ khi bắt đầu cầm bút thường vẫn chọn cho mình một
đối tượng sáng tác cụ thể. Là người trực tiếp cầm bút, đồng thời cũng là người
từng nhiều năm phụ trách lãnh đạo Nhà xuất bản Kim Đồng. Võ Quảng đã có
nhiều bài viết, bài phát biểu, lời tâm sự,…trực tiếp nói lên quan niệm của ơng về
văn học thiếu nhi. Ơng quan niệm: “Thiếu nhi chiếm non nửa dân số. Do đó mọi
vấn đề liên quan đến thiếu nhi đều mang tính chất đồ sộ” và ông cũng từng tâm
sự rằng “Hãy dành cho con trẻ những gì đẹp đẽ, tinh khiết nhất ngay từ khi trẻ
bước vào đời”. Cùng viết cho thiếu nhi nhưng tùy từng lứa tuổi, từng đối tượng
mà ông có cách viết khác nhau nhưng phần tâm huyết nhất là những truyện viết
cho lứa tuổi thiếu niên.
Nhìn lại cuộc đời của Võ Quảng và con đường của ông đến với văn học
thiếu nhi, chúng ta có thể thấy rằng, chính hành trang trong cuộc sống, qua những
trải nghiệm đời thường cùng với tình u hết lịng vì tuổi thơ. Đó là những yếu tố
quyết định làm nên thành tựu sáng tạo nghệ thuật của ông.
Trong mấy chục năm cầm bút sáng tác, Võ Quảng chủ yếu viết cho lứa
tuổi thiếu nhi và để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam những tác phẩm có
giá trị rất cao, đồng thời đem đến cho người đọc những tinh hoa mà tác giả đã
chắt lọc trong cuộc đời mình. Võ Quảng vừa làm thơ, vừa viết truyện, viết tiểu
luận, phê bình văn học.
Truyện: Cái lỗ cửa (1956), Cái thăng (1961), Chỗ cây đa đầu làng (1964),
Cái mai (1967), Những chiếc ấm đất (1970), Quê nội (1973), Bài học tốt (1975),
Tảng sáng (1978), Vượn hú (1993), Kinh tuyến vĩ tuyến (1995), Tuyển tập Võ
Quảng (1998). Ngoài ra, cịn có những truyện tiêu biểu như: Chuyến đi thứ hai,
6
Hòn đá, Mèo tắm, Trăng thức, Mắt giếc đỏ hoe, Trai và ốc gai, Đò ngang…
Truyện của Võ Quảng tạo nên một thế giới nghệ thuật sinh động làm cho các em
yêu mến hơn các loài động vật và những loài vật gần gũi hơn trong cuộc sống
hằng ngày, làm thức dậy trong các em một thế giới tưởng tượng phong phú, đa
dạng cùng với ý thức tò mò muốn tìm hiểu sự vật, hiện tượng,…góp phần hình
thành nhân cách sống và thái độ sống cho các em trong cuộc đời. Mỗi truyện của
ơng đều tràn ngập tình u thiên nhiên với cây cỏ, hoa lá,… Cứ như vậy, ông góp
phần làm giàu đời sống tinh thần của con người bắt đầu từ tuổi thơ. Những
truyện của ông chủ yếu được viết với giọng văn hóm hỉnh, hài hước lại giàu tính
giáo dục, rất hợp với tâm lí thiếu nhi. Đó thực sự là những “cơng trình sư phạm”
góp phần giáo dục các em về cả trí tuệ thẩm mĩ lẫn cách ứng xử trong cuộc sống.
Thơ: Gà mái hoa (1957), Thấy cái hoa nở (1962), Nắng sớm (1965), Anh
đom đóm (1970), Măng tre (1970), Én hát và đu quay (1972), Quả dưa đỏ
(1980), Ánh nắng sớm (1993)… Đọc thơ ông, các em có cảm giác như được dạo
chơi trong cơng viên kì thú. Ở đó biết bao nhiêu là chim, cỏ thơm, có cả những
giọt sương, những mầm non, những ánh nắng ban mai, những bơng hoa, gió…
thiên nhiên rộn ràng âm thanh, sặc sỡ sắc màu, vui mắt vui tai nhưng cũng thật
thơ mộng và óng ả. Qua thế giới sinh động, tươi tắn của cỏ cây, hoa lá ông dạy
các em lịng u thương thiên nhiên để từ đó hướng tới một mục tiêu rộng hơn,
đó là lịng u điều thiện, yêu cái đẹp. Thơ Võ Quảng rất giàu nhạc diệu. Chính
nhạc điệu đó đã làm cho người đọc dễ cảm xúc, nhờ vậy nó phát huy được chủ đề
tư tưởng. Cũng nhờ chính nhạc điệu đó mà các em có thể hát, cùng vui chơi,
nhảy múa cùng thơ ông.
Những bức tranh trong thơ Võ Quảng toát lên vẻ đẹp của cuộc sống đa
dạng, phong phú với nhiều mảng màu, hình khối và đường nét khác nhau làm
cho các em càng yêu đời, yêu cuộc sống xung quanh.
Ngoài truyện và thơ, Võ Quảng cịn có trên 50 bài viết về tiểu luận, phê
bình xung quanh sáng tác về thiếu nhi. Ông đã nêu ra suy nghĩ khá toàn diện về
những vấn đề thời sự xung quanh bài viết cho thiếu nhi như: Cần những sáng tác
tốt hơn nữa cho thiếu nhi; Phát huy tác dụng của văn học đối với việc rèn luyện
7
phẩm chất đạo đức cho thiếu nhi; Nghĩ và viết cho các em; Về sách viết cho thiếu
nhi; Về người đọc sách viết cho thiếu nhi; Nói về ngơn ngữ văn học vào nhà
trường... Chính từ những bài viết này, chúng ta không chỉ hiểu thêm về suy nghĩ
và nỗi lòng thường trực của một nhà văn đối với tuổi thơ. Không chỉ thể hiện
quan niệm nghệ thuật của nhà văn về sáng tác cho thiếu nhi mà cịn có tác dụng
trực tiếp và gián tiếp vào việc xây dựng một nền văn học dành riêng cho các em
trong nền văn học hiện đại nước ta nói chung.
Tác phẩm Quê nội và Tảng sáng là hai truyện thành công nhất của Võ
Quảng. Có thể sau tác phẩm Quê nội là một bước tiến vượt bậc trong hành trình
sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Tác phẩm đánh dấu một sự thành công xuất sắc
trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của Võ Quảng. Quá trình hình thành nên tác
phẩm đã được chuẩn bị rất kĩ lưỡng, chu đáo. Tính từ khi ấp ủ, dự định cho đến
khi hoàn thành, tác phẩm xuất bản và đến được tay bạn đọc, Võ Quảng đã mất
mười lăm năm để viết chưa đầy bốn trăm trang sách. Tuy thời gian Võ Quảng
dành cho thơ văn không nhiều do cơng tác cách mạng, kháng chiến, cơng tác
đồn thể chính trị… nhưng những gì ơng để lại cho đời, trên những trang giấy có
một giá trị rất lớn trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
1.2 Tác phẩm Tảng Sáng
Tảng sáng là một tác phẩm thành công vượt bậc trong hành trình sáng tạo
nghệ thuật của ơng sau Q nội. Qua đó, chứng tỏ vốn sống phong phú và tâm
huyết của tác giả đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chứng tỏ tài năng
của ơng và là đóng góp lớn nhất, tiêu biểu nhất của Võ Quảng cho văn học thiếu
nhi Việt Nam.
Có thể nói Tảng Sáng là sự tiếp nối của Quê Nội, Tảng Sáng của Võ
Quảng, dằng dặc và cuồn cuộn như con Sông Thu Bồn. Tác phẩm viết về cuộc
sống làm ăn của những người ven sông, thuyền neo đậu nơi bến bãi mướt dâu
xanh, và rộn rã tiếng gieo thoi đập lụa. Chợ Quảng Huế vạn Hịa Phước, làng
Hịa Phước óng ánh lên cái tình đất nước. Thế rồi giặc Pháp “chiếm Hòa phước”
(…), chúng lấy sơng Thu Bồn làm phịng tuyến sau cùng bảo vệ cho Đà
Nẵng…”. Tập truyện Tảng Sáng với khá nhiều việc và tình tiết, cái vui của Võ
8
Quảng đã miêu tả ở nhân vật trước đây của mình trong Q Nội. Đó là hai nhân
vật Cục và Cù Lao.
Hai nhân vật chính đi suốt Quê nội, Tảng sáng, tham gia vào tất cả các sự
cố, gắn nối các mảng khối hành động - đó là hai cậu bé có tên Cục và Cù Lao. Cả
hai dường như có hao hao hình bóng tác giả. Giá trị lớn của bộ truyện mà Võ
Quảng đã dồn hết mọi tâm lực, cùng kỷ niệm cả một thời trẻ sống hết mình với
quê hương, khao khát đến với cách mạng, chính là ở sự sống của hai nhân vật
này. Trong hình ảnh Cục và Cù Lao có sự hiện diện, sự hố thân, sự sống động
trở lại của tất cả tuổi thơ chúng ta, mỗi người có thể có một khn mặt riêng
khơng giống nhau; nhưng ai lại chẳng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh ấy, cái tinh
nghịch ấy, cái ham say chơi đùa ấy, cái khôn ranh hoặc vụng dại ấy. Ai trong
chúng ta lại chẳng có một tuổi thơ tuy thiếu nghèo hoặc no đủ về vật chất và tinh
thần có khác nhau, nhưng đều có cùng một khao khát muốn làm việc tốt, muốn
được khẳng định về nhân cách, muốn vươn lên những việc q sức mình, muốn
nhanh chóng thành người lớn, muốn được giao những việc quan trọng... Ở Cục
và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện được một cái gì thật nghiêm trang và hệ
trọng, và cũng thật là điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ
nghĩnh, khơng lặp lại của nó.
Truyện Tảng Sáng đã kết thúc bằng những cảnh nhổ đồn, diệt bốt, cùng
với sự hị reo thắng trận bên con sơng q hương mà súng giặc đã tắt, cả con
sông Thu Bồn chỉ có tiếng đập lúa vào dịng êm loang lống những nhịp chèo
thanh bình.
9
CHƯƠNG II: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TẢNG
SÁNG CỦA VÕ QUẢNG DƯỚI GĨC NHÌN THI PHÁP HỌC
2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng
phương tiện nghệ thuật. Những con người này có thể được miêu tả kĩ hay sơ
lược, không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, giữ vai trị quan trọng nhiều, ít
hoặc khơng ảnh hưởng nhiều đối với tác phẩm. Nhân vật văn học có thể là những
con người có tên như: Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, Chí Phèo, Thị Nở, Lão
Hạc, Thạch Sanh,…có thể là những nhân vật khơng có tên như thằng bán tơ, mụ
quản gia, viên quan,…hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó như một số
nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, như “chàng - thiếp”, “mình - ta” trong
ca dao. Nhưng trong nhiều trường hợp, nhân vật không phải là con người mà có
khi chỉ là một “bơng hoa” biết nói, một “con cóc” biết kiện trời, thậm chí có cả
thần tiên nữa. Những sự vật, những đồ vật này trở thành nhân vật khi được
“người hóa”, nghĩa là cũng mang tâm hồn, tính cách như con người.
Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ
thuật khác. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngơn
từ. Mỗi nhà văn sẽ có những thủ pháp xây dựng nhân vật mang đặc trưng phong
cách nghệ thuật riêng của mình địi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng,
liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ
của nó. Bản chất văn học là tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định đóng
vai trị như những tấm gương của đời sống. Nhân vật trong tác phẩm văn học
không chỉ thể hiện đề tài, tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ
thuật về con người của nhà văn. Chính vì thế, thành cơng trong cơng việc xây
dựng nhân vật chính là sự thành công trong tác phẩm văn học.
Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng
đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Điều này đòi hỏi nhà
văn phải hiểu đời, hiểu người và phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có
sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc.
10
2.1.1 Nhân vật qua ngoại hình, hành động
Ngoại hình là một khái niệm chỉ tất cả những gì thuộc dáng vẻ bên ngồi
của nhân vật, bao gồm diện mạo, hình dáng, trang phục,… Đây là yếu tố quan
trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Võ Quảng đã chọn lọc các chi tiết rất nhỏ và
cụ thể để làm cho nhân vật hiện lên sắc nét, sinh động như thực. Đó là những từ
ngữ miêu tả gương mặt, dáng vẻ, trang phục của nhân vật.
Trong q trình xây dựng nhân vật, Võ Quảng ln lựa chọn những từ
ngữ giàu chất tạo hình dễ liên tưởng để khắc họa chân dung nhân vật. Miêu tả Cù
lao khi mới về làng, tác giả lựa chọn những từ ngữ rất đắt để làm nổi bật sự khác
biệt của cậu bé sống ngoài đảo “Lúc thằng Cù Lao mới về làng, nó ăn mặc một
cách lạ lạ, nói năng đi đứng một cách khác khác, da nó đen như củ súng, bọn
chăn trâu ở Hịa Phước tưởng nó là giống mọi biển biết uống nước bằng lỗ
mũi”[12; tr223], nhìn thì thật khó đốn tuổi, làm cậu chẳng giống ai. Những tính
từ giàu chất tạo hình mà Võ Quảng sử dụng để kích thích trí trưởng tượng của
độc giả thật độc đáo. Cù Lao trở thành nhân vật có ngoại hình rất riêng, khó bị
lẫn với bất kì đứa trẻ nào khác. Tả diện mạo ơng Bảy Hóa, tác giả nhấn mạnh chi
tiết tả bộ râu của ông “vừa rậm vừa dài tỏa xuống đến rốn, nó mọc quanh mép
dưới cằm, thong dong như râu các vị quan văn trong tuồng hát bội”. Khi ông
Bảy cười để lộ “một hàm răng đều và nhỏ như hạt bắp” với “cái miệng rộng”.
Miêu tả chú Năm Mùi, nhà văn viết: “chú có bộ râu mọc dài, tóc phải búi một
đùm sau gáy”. Tả bọn trẻ nhà dì Năm thì trơng đứa nào đứa nấy cũng “mặt mày
nhem nhuốt, mũi dài lò thị”.
Tả hình dáng của nhân vật, nhà văn sử dụng những chi tiết dù rất nhỏ
nhưng làm cho nhân vật hiện lên rõ nét, chân thực, gần gũi. Cô Tuyết Hạnh “vào
khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, gầy nhom xanh xao như người bị bỏ đói” [12;
tr306]. Ơng đốc Thụ thì “khác hẳn với bà đốc, ơng đốc ngắn và trịn như một hạt
mít, đỏ như quả bồ quân” [12; tr313], làm cho người đọc liên tưởng đến hình ảnh
một người ăn khỏe, có cuộc sống sung túc, đầy đủ. Ơng Biện Thành “thấp, to
ngang, nhưng rất nhanh nhẹn, ông hay quấn trên đầu một chiếc khăn lông to.”
[12; tr320], cho thấy ông là một người nông dân chất phác, giản dị… Với dụng ý
11
nghệ thuật của mình, nhà văn đã tơ đậm thêm vẻ bề ngoài của các nhân vật bằng
những chi tiết đặc sắc, ấn tượng, mỗi nhân vật có một đặc điểm để nhận diện.
2.1.2 Nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại
Ngoài việc miêu tả ngoại hình nhân vật Võ Quảng cịn chú ý ngôn ngữ.
Cái làm nên bản sắc riêng của Võ Quảng mà không thể lẫn với bất cứ nhà văn
nào khác đó là việc sử dụng nhuần nhuyễn ngơn ngữ xứ Quảng. Nó được thể
hiện trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ngơn ngữ trong Tảng Sáng đậm đà chất
hiện thực cuộc sống. Đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại rất nhiều khiến cho câu văn
giàu nhạc tính, diễn biến câu chuyện nhiều thú vị, bất ngờ. Nhà văn đã đem vào
tác phẩm hầu như nguyên vẹn những câu nói thường ngày, gần gũi, đậm chất
phương ngữ của vùng Hịa Phước. Có lẽ sinh ra và lớn lên ở vùng quê Quảng
Nam nên nhà văn đã tiếp thu được tồn bộ nền văn hóa ngơn ngữ của nhân dân,
đặc biệt là ngôn ngữ của người nông dân, người lao động chân chất. Ông đi
nhiều, am hiểu nhiều về đời sống nhân dân, phong tục địa phương và vùng miền
nên ngôn ngữ trần thuật của người kể chuyện thể hiện những nét độc đáo ấy. Võ
Quảng không lạm dụng tiếng địa phương mà chú ý nhiều hơn đến cảm nghĩ của
nhân vật và gìn giữ được tính chất trong sáng, thuần nhất của ngôn ngữ tác phẩm.
Võ Quảng đã khai thác triệt để tác dụng của vốn từ vựng khá phong phú trong
phương ngữ xứ Quảng để xây dựng hình ảnh và câu văn của mình. Sự xuất hiện
một loạt từ ngữ có giá trị nghệ thuật tạo ra sắc thái ngữ nghĩa với các từ: thiệt “-
Thế ơng có nôn ọe không? Chị Ba, chú Bảy nghe mùi thịt cứ nơn ọe. Nơn thiệt,
khơng phải giả đị đâu! Cịn tao tao cũng nghe nhoi nhói ở cuống họng” [12;
tr252]; úy “- Úy mẹ ơi! Nó nhảy rồi!” [12; tr345]; chớ “thầy, chớ cịn thầy gì
nữa!”; chi “Có chi đâu lạ. Trước đây, bà Kiến đi ở đợ cho nhà giàu, nhà giàu
rước thầy đồ dạy chữ nho cho con cháu học. Nghe học trò ê a đọc sách, bà đã
nhớ hết. Bà nhớ tài lắm. Trước đây bị đói, bà mị ra ngồi Đà Nẵng để kiếm ăn.
Bà khơng có thẻ thuế thân nên bị lính cu-lít bắt nộp thằng cị. Chúng nó nói tiếng
Tây với nhau, bà cũng nhớ được. Bà nói như thế này chứ gì: Má-đàm nớ-vê đờ
Hịa Phước. Na pa các. Moa xi-nhanh me-xừ cơm-mít-xe. Bà chưa chịu học là do
bọn bây chưa biết nói đó thơi. Chỉ nói thêm như thế này: - Nay mai, người ta sẽ
12
ngăn cổng vào chợ. Người nào biết đọc chữ quốc ngữ họ mới để vào. Chỉ nói
như vậy là bà học ngay. Việc dễ như chơi. Có gì đâu mà rối lên vậy!” [12; tr246-
247].
Qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện cũng đủ để thấy tác
giả không lạm dụng tiếng địa phương, mà chú ý đến lời nói của nhân vật qua lời
đối thoại lúc giặc đến:
“ Chợt có tiếng ơng Kiểm Lài gọi gấp bên kia rào:
- Anh Bốn ơi! Giặc đến! Giặc đến!
Anh Bốn Linh đứng lên hỏi:
- Gì vậy, ơng Kiểm?
Tiếng ông Kiểm hoảng hốt:
- Giặc đã đến trên đàng cái mới rồi!
- Đàng cái mới nào?
- Đàng cái mới chỗ Ái Nghĩa!
- Thiệt không?
- Thiệt mà!” [12; tr373]
Ngoài ra, ta cịn bắt gặp hệ thống từ nói về đặc trưng của xứ Quảng như;
(Khu) Gò Nổi, (chợ) Quảng Huế, (núi) Phước Tường, Cu Đê, (núi) Chúa, (hòn)
Cà Tang, Đền và tên các món ăn Cao lầu, Mì Quảng…làm hiện lên trước mắt
người đọc với vùng quê có một nền văn hóa giàu bản sắc.
Nhà văn hiểu được tầm quan trọng của ngơn ngữ nhân vật trong sáng tác
của mình ơng đã chú ý tạo cho nhân vật một thứ ngôn ngữ riêng. Trong Tảng
Sáng đó là thứ ngơn ngữ khá gần gũi với cuộc sống. Ông đưa lời ăn tiếng nói của
quần chúng vào văn chương một cách chọn lọc khiến văn chương mang một
ngôn ngữ tự nhiên, thoải mái. Những câu đối thoại không màu mè mà rất gần gũi
với ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày với những từ ngữ rất đời thường của người
Quảng Nam, qua việc đối thoại giữa Cục và ơng Bảy Hóa:
“Tơi hỏi:
- Có anh bốn Linh ở đây chớ ông Bảy?
- Không biết.
13
- Ơng Bảy có nghe nổ khơng?
- Khơng nghe.
Tơi nói to:
- Lỗ tai ông bị điếc rồi. Nổ dữ lắm. Đó…nghe chưa. Pháo đùng đó!
Cặp mắt ơng Bảy đảo lia lịa, báo hiệu cơn sấm sét sắp nổ:
- Mày dám nói tao vậy hả? Mày bảo tao điếc hả? Mày tưởng tao ngốc hả?
Tiếng súng của bọn Pháp ở Đà Nẵng đang đánh ta. Chỉ có thằng ngu mới khơng
biết. Có thứ pháo nào lại kinh thiên động địa làm vậy? Hử? Hả?” [12; tr312]
Tác giả rất chú trọng đến những yêu cầu về cách dùng từ, dễ hiểu về nghĩa
để các độc giả dễ dàng tiếp cận tác phẩm của mình một cách trọn vẹn. Từ việc sử
dụng từ ngữ địa phương như: trời xế, xách nón, quả đấm, cục u, đàng cái mới,
chum, tĩn, quơ củi, hũ,… và ý đồ nghệ thuật của mình, Võ Quảng đã làm cho
vùng quê Hòa Phước hiện lên thật hấp dẫn, sinh động, gây hứng thú cho người
đọc. Qua đó, góp phần tạo nên giá trị văn chương cho tác phẩm.
2.1.3 Nhân vật qua tính cách
Trang văn của Võ Quảng đã đem đến cho thiếu nhi Việt Nam hương vị
của quê hương, một thế giới nhân vật với những nét tính cách riêng biệt, tạo nên
sự gần gũi, giản dị. Mỗi nhân vật đều có nét tính cách khác nhau nhưng ở họ đều
mang đậm dấu ấn của người Quảng Nam. Là những con người biết yêu thương,
chia sẻ, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn, họ ln là
những người nhiệt huyết, nghĩa tình ngay trong cuộc chiến đấu đầy gian nan, khổ
cực nhưng họ không bỏ nhau mà cưu mang lẫn nhau: Có dì Cửu Phan ở Phú Đa,
dì Năm Chi ở Bến Dầu, dì Hương Thư ở Dùi Chiêng, có Chú Tư Một ở Động
Khói,… đây là những người dân sống ở Hòa Phước nhưng bỏ làng đi, lúc nghe
tin những người dân ở làng bị địch tấn công lên xin ở nhờ vài hôm, họ không từ
chối mà ngược lại họ rất vui mừng, bảo mọi người nhanh nhanh lên ở cho vui
nhà, vui cửa: dành tất cả nhà trên, nhà dưới cho mà ở, dù có khó khăn đến đâu
nhưng họ vẫn nhường miếng cơm manh áo, chia ngọt sẻ bùi, cùng đồng cam
cộng khổ với nhau qua những ngày tháng khó khăn.
14