Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Phân tích kinh tế xã hội của singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.83 KB, 35 trang )

BÀI KHÁ TỐT

9.5

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
SINGAPORE GIAI ĐOẠN TỪ 1985 ĐẾN 2013

I. Giới thiệu sơ lược về Singapore.

Singapore tên chính thức là nước Cộng hịa Singapore, là một đảo quốc
tại Đơng Nam Á.Lãnh thổ Singapore gồm có một đảo chính hình thoi, và khoảng 60
đảo nhỏ hơn.Singapore là quốc gia đơ thị hóa cao độ, chỉ cịn lại ít thảm thực vật
nguyên sinh.Lãnh thổ của Singapore liên tục mở rộng thông qua hoạt động cải tạo đất.

Singapore là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, với vị thế
trung tâm tài chính lớn thứ tư và một trong năm cảng bận rộn nhất.Nền kinh tế mang
tính tồn cầu và đa dạng của Singapore phụ thuộc nhiều vào mậu dịch, đặc biệt là chế
tạo. Theo sức mua tương đương, Singapore có thu nhập bình qn đầu người cao thứ
ba trên thế giới. Quốc gia này xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế liên quan
đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sự minh bạch của chính phủ, và tính cạnh tranh kinh
tế.

Singapore có thành phần dân tộc đa dạng, song các dân tộc châu Á chiếm ưu thế:
75% dân số là người Hoa, các cộng đồng thiểu số đáng kể là người Mã Lai, người Ấn
Độ, và người Âu-Á. Quốc gia này có bốn ngơn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Mã
Lai, tiếng Hoa và tiếng Tamil, và chính phủ thúc đẩy chủ nghĩa văn hóa đa ngun
thơng qua một loạt các chính sách chính thức.

II. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp định lượng: Q trình phân tích phải đưa ra các tính tốn các


chỉ tiêu về thu nhập, GDP hay GDP/người, số hộ nghèo,ngưỡng nghèo….tất cả phải
thực hiện bằng phương pháp định lượng để có đánh giá chính xác nhất vì đây là vấn
đề không thể ước lượng mà phải lượng hóa, cụ thể hóa bằng số liệu thực tế. Phải có
những cuộc điều tra, thực nghiệm và cả phân tích nội dung.

 Phương pháp thống kê mơ tả: Mơ tả các đặc trưng của mơ hình cũng như
những đặc trưng về các số liệu sử dụng. Mô tả tổng quát xu hướng nổi bật, mô tả
những ảnh hưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

 Phương pháp diễn dịch: Trình bày đề tài theo hướng từ một ý và triển khai ra
theo các luận cứ bổ sung nhằm làm sang tỏ cho ý kiến đánh giá ban đầu đó. Khi nêu ra
kết quả nghiên cứu sẽ giải thích cho kết quả đó.

 Phương pháp mơ hình hóa:

Nhóm đã vận dụng lý thuyết học trong môn kinh tế lượng để lập ra các mơ hình
thể hiện mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, chạy mơ hình đưa ra các kết quả sau đó
thực hiện các kiểm định kết quả thu được để xem xét sự tồn tại của mô hình, sự tồn tại
của các biến phụ thuộc, kiểm tra các hiện tượng như đa cộng tuyến, tự tương quan,
phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi,… Khi vi phạm các kiểm định này nhóm sẽ tiến
hành chạy lại mơ hình mới bằng các cách như bỏ biến, thêm biến, nếu các kiểm định
đã phù hợp nhóm sẽ đưa ra các kết luận về mối quan hệ giữa các biến số để thấy được
sự tác động giữa chúng.

Nhóm đã thực hiện các mơ hình hồi quy sau :

Mô hình thể hiện sự tác động của K,L đến GDP trong đó GDP là biến phụ thuộc,
K,L là biến độc lập, mơ hình được triển khai thừ hàm Cobb_Douglas: Y = A.KDIα. Lβ

Mơ hình có dạng như sau: Ln (Y) = Ln(A) + α.Ln(K)+β.Ln (L)


Mơ hình thể hiện sự tác động của FDI đến tăng trưởng trong đó GDP là biến phụ
thuộc, FDI, vồn trong nước, tỉ lệ người biết chữ là biến phụ thuộc

Mơ hình có dạng: Ln (GDP) = β0+β1. Ln (FDI)+ β2. Ln (K) + β3. Ln (M)

Mơ hình thể hiên sự tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó

chuyển dịch cơ cấu thể hiện bằng hệ số cos là biến phụ thuộc và các biến độc lập là

FDI, K, tỉ trọng xuất khẩu trong GDP

Mơ hình có dạng như sau: CDCC = β0+ β1.Ln FDI + β2.Ln K+ β3.Ln EX/GDP+ β 4. M

III. Số liệu.

- Nguồn số liệu: Ngân hàng thế giới và tổng cục thống kê – số liệu về Singapore.

- Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu đã được thu thập và được xử lý bằng Excel và SPSS.

A. Vấn đề phát triển kinh tế của Singapore.

Sự tăng trưởng GDP của Singapore.

Qua biểu đồ 1: biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng GDP của Singapore ta thấy tình
hình tăng trưởng của GDP của Singapore khơng đồng đều, có xu hướng lên xuống
khơng ổn định từ năm 1985 đến 2013. Trong đó có 4 năm đạt mức tăng trưởng GDP
âm đó là những năm 1985, 1998, 2001, 2009 tương ứng với mức tăng trưởng GDP lần
lượt là -0,68704%, -2,2252%, -0,9523%, -0,6034%. Làm cho sự tăng trưởng của GDP
bị gián đoạn tạm thời, tuy nhiện nó cũng phù hợp bởi vì ở những năm đó đã diễn ra

những cuộc suy thoái ngắn kỳ vào các năm 1985, 1998, 2001. Đồng thời vào năm
2010 GDP đạt mức tăng trưởng cao nhất là 15,2404 %, thể hiện được sự khôi phục
tăng trưởng mạnh mẽ của Singapore. Mặc dù sự tăng trưởng của GDP ở Singapore
tính theo giá cố định 2005 theo US$ không ổn định, tuy nhiên giá trị hiện hành của
Singapore tính theo LCU có xu hướng tăng lên qua các năm trong suốt giai đoạn

1985-2013. Bên cạnh sự tăng lên của GDP hiện hành theo LCU thì GDP hiện hành
theo US$ cũng tăng lên vượt bậc.

Đồng thời từ biểu đồ 4. Ta thấy tổng vốn cố định (% tăng trưởng hằng năm) của
Singapore có mức tăng trưởng khơng ổn định từ năm 1985 đến 2013. Trong đó có 8
năm mức tăng trưởng đạt giá trị âm là những năm 1985, 1986, 1996, 1998, 1999, 2001
đến 2003 và 2013. Bên cạnh đó mức thấp nhất là vào năm 1986 với mức -12,3076%.
Và sự tụt dốc nghiêm trọng của tổng vốn cố định là giai đoạn năm 1996 đến 1998 với
mức giảm là 29,4632% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á thời kì
năm 1997-1998. Tuy nhiên trong suốt giai đoạn trên thì vẫn có những năm tổng vốn
đầu tư có sự tăng trưởng vượt bậc. Nó được thể hiện ở giai đoạn năm 1986 đến năm
1989 sự tăng trưởng đạt mức từ -12,3077% lên đến 15,2149% với mức tăng
27,5226%. Và mức tăng trưởng đột phá nhất có khoảng thời gian ngắn nhất là từ năm
1999 đến 2000 với mức tăng 15,9295%.

Về cơ cấu lao động: Cho thấy lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá
nhỏ trong cơ cấu lao động, lao động trong dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền
kinh tế. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ có sự chuyển dịch qua các năm, giảm
lao động trong công nghiệp tăng lao động trong dịch vụ, năm 2009 tỷ lệ lao động
trong dịch vụ chiếm hơn 75%. Cơ cấu lao động của Singapore cũng đã chứng tỏ được
sự phát triển của nước này.

Hệ số ICOR của Singapore ( Biểu đồ 5) biến động không đều qua các năm. Hệ số
ICOR là hệ số sử dụng vốn, tức là nếu ICOR càng thấp chứng tỏ vốn đầu tư quan

trọng, hay nói cách khácnếu ICOR cao thì chứng tỏ nền kinh tế đã khơng sử dụng vốn
hiệu quả.

Ở Singapore hệ số ICOR hầu như đều đạt mức dưới 1%, có năm cịn chiếm -
3,129% (năm 1986), -0,247% (năm 1999),năm 2002 ICOR đạt -0,620%, -0,3% (năm
2003), đỉnh điểm nhất là năm 2009 ICOR đạt -1,643% và năm 2013 thì nó đạt -
0,138%.

Đồng thời qua mơ hình hồi quy ta thấy được mối quan hệ giữa các biến GDP,
FDI, L như sau: Ta có: Ln (Y) = -1,243 + 0,073.Ln(FDI) + 1,710.Ln(L)

Từ mơ hình hồi quy trên ta có thể thấy khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) tăng 1 đơn vị mà các yếu tố khác ( L) giữ nguyên thì sẽ làm cho GDP tăng lên
0,073 đơn vị, và khi yếu tố L tăng 1 đơn vị mà các yếu tố khác (FDI) giữ nguyên thì
sẽ làm cho GDP tăng lên 1,710 đơn vị. Đồng thời, yếu tố lao động là một trong những
yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đối với GDP của Singapore, qua đó phần nào thấy
được sự đầu tư về đào tạo chất lượng lao động có trình độ, tay nghề cao của
Singapore. Tiếp đó là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Từ 2 yếu tố trên đã góp
phần tạo điều kiện cho Singapore phát triển mạnh mẽ, trở thành một cường quốc kinh
tế mạnh trong khu vực, là một trong những con rồng của Châu Á.

 Việc sử dụng nguồn lực có hiệu quả đã giúp Singapore đạt được kết quả
tăng trưởng kinh tế tốt. Nguồn vốn đầu tư trong nước của Singapore tăng cao qua các
năm góp phần thúc đẩy Singapore đầu tư ra nước ngồi, Singapore đang đầu tư nhiều
vào khu vực Đơng Nam Á, nhằm khai thác tối ưu lợi thế về lao động, tài nguyên của
khu vực này. Về yếu tố nguồn lực lao động (L), lao động phân bổ vào các ngành phù
hợp với cơ cấu từng ngành trong nền kinh tế của Singapore. Và Singapore đang hướng
tới nguồn lao động được đào tạo có bài bản, có chất lượng cao, với nguồn lực lao
động này sẽ ngày càng góp phần làm tăng GDP cho Singapore. Đồng thời ta thấy cơ
cấu lao động của Singapore được chia thành lực lượng lao động cho các lứa tuổi 15-

24 (Bao gồm cả nam và nữ), với biểu đồ 7: Thể hiện tỷ lệ lao động lứa tuổi 15-24 như
sau:

Qua biểu đồ 7: ta thấy tỷ lệ nam giới tham gia vào lực lượng lao động nhiều hơn
so với nữ giới. Tuy nhiên từ năm 1990 đến 2012 thì cả lực lượng lao động nam và nữ
đều có xu hướng giảm dần, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ giảm từ 56,8% xuống
còn 37,1%, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nam giảm từ mức 58,7% xuống cịn
39,2%. Tuy nhiên trong suốt giai đoạn đó thì vào khoảng thời gian những năm 1998
đến năm 2000 tỷ lệ tham gia lao động chung của Singapore có xu hướng tăng lên
nhưng mức tăng lên cũng không cao lắm so với những năm đầu của giai đoạn, và sau
đó nó cũng giảm xuống vào những năm cuối của giai đoạn này. Từ đó có thể thấy một
tình trạng nghiêm trọng đang diễn ra ở Singapore đó là tình trạng dân số già. Nó
khơng chỉ ảnh hưởng trong một khoảng thời gian ngắn mà còn ảnh hưởng tới tương lai
nền kinh tế. Một khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ngày một giảm thì làm sao có
đủ nhân lực làm việc, nó sẽ dẫn đến những vấn đề khơng chỉ về con người mà còn ảnh
hưởng đến sự phát triển của kinh tế Singapore.

Bên cạnh đó khi nhìn vào biểu đồ 8: Ta nhận thấy, lượng lao động tham gia vào
lực lượng lao động sau khi qua đào tạo cấp 1 và 2 chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao
động (chiếm hơn 90%), tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần qua các năm từ 1991 đến
2012. Bên cạnh đó, lực lượng lao động qua đào tạo cấp 3 tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng cơ cấu lao động, nhưng lại có xu hướng tăng dần qua các năm, đã tăng lên 30%
vào anwm 2012. Từ đó ta có thể thấy được sự chú trọng của chính phủ đối với lực
lượng lao động tri thức cao (đào tạo qua hệ đại học cao đẳng), góp phần tạo ra một lực
lượng lao động có hàm lượng chất xám cao, góp phần vào sự phát triển một nền kinh
tế tiên tiến.

Đồng thời ta thấy ngành dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các
ngành của nền kinh tế Singapore (chiếm hơn ½ tổng tỷ trọng) và nó đang có xu hướng
tăng dần qua các năm từ năm 1985 đến năm 2013. Hai ngành còn lại là nông nghiệp

và công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp hơn, đặc biệt là ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng
rất nhỏ trong cơ cấu các ngành. Và có xu hướng giảm dần qua các năm từ 0,7487%
vào năm 1985 xuống còn 0,0377% vào năm 2013. Nhìn chung xu hướng phát triển về

cơ cấu các ngành của Singapore đó chính là tăng cường chú trọng phát triển 2 ngành
công nghiệp và dịch vụ, giảm cơ cấu ngành nông nghiệp. Nhờ sự chuyển dịch đó mà
Singapore đã có những thành quả đáng nể khơng chỉ về kinh tế mà Singapore cịn trở
thành một cường quốc trong khu vực trên nhiều lĩnh vực.

Sau khi phân tích cơ cấu kinh tế của Singapore ta cũng biết Singapore là một
quốc gia hầu như khơng phát triển nơng nghiệp, đóng góp của nông nghiệp vào GDP
chỉ xấp xỉ 1%, đất nước này chỉ chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ trong đó
dịch vụ chiếm đến 70% trong cơ cấu kinh tế và hoạt động đem lại cho đất nước này
nhiều lợi ích nhất chính là hoạt động xuất khẩu.

 Một nền kinh tế tăng trưởng địi hỏi cần có chất lượng là u cầu một nền kinh
tế duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong dài hạn và theo chiều sâu, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch phù hợp, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với
đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong đó, các chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế theo chiều sâu bao gồm: TFP, vốn (ICOR), lao động
(NSLĐ).

Như chúng ta đã biết, sự phát triển kinh tế ở những quốc gia đang phát triển
trong những thập kỷ qua chủ yếu phụ thuộc vào sự tích luỹ của các yếu tố đầu vào,
đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI). Điều này đã góp phần chuyển dịch
từ nền kinh tế nơng nghiệp đến những bước đầu của nền kinh tế cơng nghiệp hố. Khi
các yếu tố đầu vào (nhân công, nguyên liệu…) sẵn có và rẻ thì rất thuận lợi cho kinh
tế phát triển. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào yếu tố đầu vào lại có nhược điểm đó là sự
phụ thuộc vào nguồn tài nguyên. Do đó, khi nền kinh tế phát triển ở mức cao hơn, bên
cạnh chiến lược tăng trưởng dựa vào đầu vào , thì cũng phải định hướng vào nâng cao

hiệu quả sử dụng nguồn vốn và lao động, đó chính là nâng cao TFP .

Như vậy, có thể hiểu TFP là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả
“lao động” và “vốn” trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế. TFP phản ánh
sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ, qua đó sự gia tăng đầu ra không chỉ
phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào (phương thức truyền thống) mà còn
tuỳ thuộc vào chất lượng các yếu tố đầu vào là lao động và vốn.

Theo đó, nâng cao TFP là biện pháp gia tăng đầu ra bằng việc nâng cao
chất lượng của các yếu tố đầu vào là lao động và vốn. Cùng với lượng đầu vào như
nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào vào việc cải tiến chất lượng của lao động,
vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này. Vì vậy, tăng TFP gắn liền với áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, nâng cao kỹ
năng, trình độ tay nghề của người lao động….

Kết quả chạy SPSS thấy mối quan hệ giữa TFP và vốn, lao động, xuất khẩu của
Singapore ( Bảng phụ lục 5) ta có

Ln(TFP) = 3,532 -0,151 * Ln(KDI) -0,968 * Ln(L) + 0,423 * Ln(EX) .

Khi vốn trong nước tăng 1 đơn vị trong điều kiện lao động và xuất khẩu không
thay đổi sẽ làm cho TFP giảm 0,151 đơn vị, và khi lao động tăng 1 đơn vị (K và EX
không thay đổi) sẽ làm cho TFP giảm 0,968 đơn vị, từ đó chứng tỏ vốn trong nước và
lao động có tác động ngược chiều đối với TFP. Khi xuất khẩu (EX) tăng 1 đơn vị (K
và L không thay đổi) sẽ làm cho TFP tăng 0,423 đơn vị.

Đồng thời ta có thể thấy được mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP cịn nhỏ
và biến động (thơng qua bảng tính TFP), có những năm chỉ số TFP cịn đạt mức âm,
điều này nói lên rằng hiệu quả đầu tư thấp, việc sử dụng nguồn lực FDI và KDI kém
(hệ số của yếu tố vốn <0), năng suất của các yếu tố đầu vào khơng cao, lãng phí các

nguồn lực, yếu tố con người và khoa học cơng nghệ đóng góp chưa cao. Từ thực tế ta
thấy thì Singapore là quốc gia phát triển về du lịch nhiều hơn nữa trong cơ cấu kinh tế
của quốc gia, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất so với công nghiệp- xây dựng và nông
nghiệp, và có xu hướng dịch chuyển cơ cấu theo hướng gia tăng dịch vụ nên yếu tố
đầu tư về công nghệ có thể là chưa được chú trọng cho sự phát triển của nền kinh tế.

Các chính sách vĩ mơ của Singapore.

Để đạt được mức tăng trưởng 15,2404% vào năm 2010 thì Singapore đã thực hiện
rất nhiều biện pháp cùng những tác động tích cực nhằm đưa Singapore trở thành một
cương quốc kinh tế như ngày nay. Với diện tích nhỏ cùng với một nguồn tài ngun ít
ỏi của mình thì Singapore đã biết tận dụng những lợi thế khác nhau như đầu tư vào cơ
sỡ hạ tầng, vào các khu du lịch điển hình là khu Marina Bay Sands tại Singapore, khu
du lịch sở hữu tổ hợp giải trí cao cấp cùng chuỗi dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu của bất
cứ du khách nào.thực hiện các chính sách vĩ mơ phù hợp nhằm kích thích nền kinh tế
phát triển.

Ta thấy tỷ lệ thất nghiệp của Singapore (biểu đồ 10) nhìn chung là ở mức thấp
trong giai đoạn 1992-2012, năm 1992 tỉ lệ thất nghiệp là 2,2%, năm 2012 là 2,79%.
Nhưng có sự biến động lớn đặc biệt trong hai cuộc khủng hoảng năm 1997 và sau đó
là năm 2007 vào hai năm này tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất. Tuy nhiên tỉ lệ thất
nghiệp vào năm 2003 đạt mức cao nhất và đạt mức là 5.19 % trong suốt thời kì 1992-
2012.Sau giai đoạn 2007-2009, mặc dù vừa mới chịu sự tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới nhưng Singapore đã có sự vượt trội là thành cơng trong việc
giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp giảm nhanh và trong tất cả các năm 2009-
2012, đến năm 2012 chỉ còn 2,79% giảm xuống mức thấp nhất trong 14 năm gần kề
đã thu hút khá nhiều lực lượng lao động từ các nước do môi trường làm việc khá tốt
và mức thu nhập khá cao

Lực lượng lao động có sự gia tăng đều qua các năm, năm 1992 có 1.653.738

người tham gia vào thị trường lao động thì đến năm 2012 con số này tăng lên
3.021.715 người, tăng lên gấp đôi năm 1992. Điều này cho thấy lực lượng lao động

đang có xu hướng tăng dần qua các năm và chủ yếu lao động mà Singapore đang chú
trọng tới đó chính là lao động có chất lượng cao, có tay nghề phù hợp với cơng cuộc
cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa của Singapore.

Đồng thời từ biểu đồ 11 ta thấy tỷ giá hối đối chính thức (LCU mỗi USD, thời
gian trung bình) ta thấy từ năm 1985 đến năm 1996 có xu hướng giảm dần thể hiện
sức mạnh mạnh của nền kinh tế sản suất ra loại tiền đó (đồng tiền Singapore ) có xu
hướng giảm. Tình hình nền kinh tế khơng được ổn định, đồng tiền trong nước đang bị
mất giá trầm trọng so với đồng USD. Tuy nhiên từ năm 1996 cho đến năm 2003 thì tỷ
giá hối đối (TGHĐ) của Singapore có xu hướng tăng lên thể hiện được sự khôi phục
trở lại của nền kinh tế trong nước. Và trong những năm gần đây thì tỷ giá hối đối của
Singapore cũng đang có xu hướng giảm dần, có thể thấy việc giảm tỷ giá hối đối đó
chính là sự cho phép đẩy nhanh tốc độ tăng giá đồng đôla so với đồng Singapore để
phần nào kiềm chế lạm phát đang diễn ra trong nước.

Về tình trạng lạm phát thì trong Giai đoạn từ 1985 – 1990: năm 1986 lạm phát ở
mức âm (-1.385703364 %), nhưng từ năm 1987 trở đi lạm phát có xu hướng tăng dần
qua các năm từ 1987 (0.523306522%) lên 1990 (3.460753387%), mức lạm phát này
vẫn ở trong tình trạng Nhà nước có thể kiểm sốt được. Giai đoạn từ 1991 – 2004:
lạm phát trong nước thấp và bình ổn. Tức là có sự dao động đồng đều, khơng có sự
tăng giảm đột biến q nhiều giữa các năm với nhau, điều này chứng tỏ Nhà nước đã
làm tốt cơng tác quản lý và kiểm sốt được mức lạm phát trong nước. Giai đoạn từ
2005 đến nay: lạm phát có xu hướng tăng giảm khơng ổn định.Vào năm 2008 xảy ra
khủng hoảng dầu mỏ dao động đến nhiều nước có nền kinh tế phát triển, trong đó
Singapore cũng bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này làm cho mức lạm phát tăng
đột biến lên 6.518590053%. Đến năm 2009, chỉ số lạm phát lại có sự giảm đột ngột
và chỉ còn 0.60362173%, mức lạm phát này cho thấy Chính phủ Singapore đã phần

nào kìm hãm mức tăng lạm phát trong nước giữ cho mức lạm phát ở mức thấp. Nhưng
đến năm 2011, mức lạm phát lại tăng cao trở lại, đạt mức 5.252918288%. Chỉ số này
đã giảm nhẹ vào năm 2012 (4.528650647%) và giảm nhiều vào năm 2013
(2.387267905%).

 Qua đó thấy được các chính sách, biện pháp nhằm kìm hãm lạm phát của Chính
phủ Singapore đã mang lại hiệu quả cao, các chỉ số lạm phát được Nhà nước giữ ở
mức ổn định. Nền kinh tế của Singapore đã phát triển vượt bậc. Tạo ra một môi
trường làm việc tốt nhất cho người lao động nhằm thu hút một lực lượng không nhỏ
nguồn lao động tham gia hoạt động trong nền kinh tế. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng
GDP. Khơng những thế, với các biện pháp nhằm kiềm chế làm phát thông qua các
chính sách của mình thì Singapore đã thu hút một lượng lớn các nguồn đầu tư từ nước
ngoài, giúp cho các doanh nghiệp trong nước phát triển một cách thuận lợi.

Bên cạnh đó các mức lãi suất cũng có ảnh hưởng nhất định tới sự tăng trưởng của
kinh tế Singapore, nó quyết định tới kế hoạch đầu tư của các hộ gia đình cũng như

doanh nghiệp. Và nhìn chung thì tất cả các loại lãi suất đều có sự biến động rõ rệt qua
từng năm, đặc biệt lãi suất thực tế thường xuyên có sự thay đổi đột biến tăng giảm thất
thường hàng năm. Lãi suất huy động có sự biến động tăng giảm nhẹ hàng năm, và nó
chính là một phần chi phí trong các hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh
nghiệp cũng như nhà nước. Đặc biệt từ năm 2000, lãi suất huy động có xu hướng giảm
dần, từ năm 2000 đạt 1,712% giảm xuống 0,136% năm 2012, điều này là một dấu hiệu
tốt cho các nhà đầu tư đi vay vốn, giúp cho họ giảm thiểu một phần chi phí và đồng
thời khuyến khích doanh nghiệp và hộ gia đình đầu tư nhiều hơn, kích thích đầu tư
tăng lên. Lãi suất cho vay cũng có sự biến động đồng đều qua các năm, đến năm 2002
trở về sau thì mức lãi suất được kiểm soát tốt và vẫn duy trì ở mức 5,3% hằng năm.
Mức lãi suất này được coi là mức lãi suất đẹp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, nó
kích thích việc tiết kiệm, làm cho mức cung tiền tăng lên, khi đó các ngân hàng có thể
gánh nặng huy động vốn đồng thời tạo ra được một khoản lợi nhuận nhỏ từ việc đầu

tư thông qua khoản tiết kiệm này.

 Với các mức lãi suất như vậy cùng các chính sách vĩ mơ trên thì Singapore đã
tạo ra một mơi trường thuận lợi không chỉ cho các doanh nghiệp trong nước mà cịn
đối với các doanh nghiệp nước ngồi. Tạo ra những tiềm lực tài chính nhất định, thu
hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như các nguồn vốn trong nước khác. Làm cho lượng
vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên giúp cho các doanh nghiệp có thêm
động lực để thực hiện mỡ rộng thị trường. Điều này có ý nghĩa nhất định giúp phần
nào giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động.

Về khối lượng tiền (Biểu đồ 13) ta thấy khối lượng tiền ở đất nước Singapore
ngày càng tăng lên rất nhanh qua các năm. Đặc biệt từ năm 2009 trở đi thì khối lượng
tiền lưu thơng trong nước Singapore tăng lên rất nhiều so với những năm trước
đó.Đến năm 2013, khối lượng tiền của Singapore đạt mức 1.54604E+11 $ Singapore.
Điều này cho thấy đất nước Singapore ngày càng phát triển lớn mạnh, nguồn ngân
sách của Nhà nước dồi dào, có khả năng thu hút được một lượng lớn các nguồn vốn
đầu tư nước ngồi vào trong nước... Nhờ đó khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh
tế ngày một lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về mọi mặt của đất nước
Singapore.

Trong những năm gần đây, đất nước Singapore có những biện pháp nhằm duy trì
chính sách tiền tệ để kìm hãm lạm phát, để đồng đôla Singapore (SGD) được giao
dịch theo tỷ giá khơng cơng bố.Trong tun bố về chính sách tiền tệ nửa năm của
ngân hàng trung ương Singapore (MAS), SGD được giao dịch theo tỷ giá khơng cơng
bố, cịn gọi là tỷ giá có hiệu lực trên danh nghĩa (NEER). MAS khẳng định chính sách
trên “là phù hợp để khống chế được sức ép về lạm phát, giữ tỷ lệ lạm phát không thay
đổi nhiều và hỗ trợ cơ cấu lại nền kinh tế.”Qua đó, Singapore thực hiện chính sách
tiền tệ bằng cách điều chỉnh giá trị SGD so với một rổ tiền tệ không được tiết lộ, chứ
không điều chỉnh lãi suất. Quyết định duy trì chính sách tiền tệ được MAS đưa ra


trong bối cảnh mặc dù tăng trưởng kinh tế của Singapore trong quý 1 vừa qua giảm so
với một năm trước cũng như so với một quý trước nhưng ngân hàng vẫn hy vọng là
nền kinh tế của quốc đảo Sư tử dần dà khởi sắc trong năm nay.

B. Vấn đề phát triển văn hóa- xã hội của Singapore.

Singapore là một nơi tụ cư, một xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa và đa ngơn ngữ. Bạn
sẽ được gặp gỡ với những người từ rất nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau.
Trong số 4.4 triệu người thì có khoảng 76% là người Hoa, 15% là người Mã Lai, 8%
là người Ấn Độ và khoảng 2% là người của các nước khác. Cũng có rất đơng cộng
đồng người quốc tế tại đây, tuy nhiên, ngoài những con số thống kê kể trên, người dân
nơi đây vơ cùng thân thiện, đó mới chính là điều quan trọng.

Về thu nhập bình quân đầu người của Singapore đạt ở mức cao. Từ năm 2010
GDP/người đã có sự tăng trưởng vượt bậc và có xu hướng tăng lên liên tục qua các
năm. Năm 2014 là năm mà GDP/người của Singapore đạt mức cao nhất. Tuy là một
quốc đảo nhỏ bé nhưng Singapore là nước đứng đầu thế giới về GDP/đầu người, trên
cả Nauy, Mỹ, Hồng Kông và thụy Sỹ. Tuy nhiên trong suốt giai đoạn năm 1985-2012,
GDP bình quân đầu nguwoif của Singapre vẫn có nhiều biến động do sự ảnh hưởng từ
2 cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 1997 và năm 2007. Sau 28 năm, GDP
bình quân đầu người tăng lên 8,1 lần, do đó mức sống của người dân Singapore ngày
càng nâng cao và chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện rõ rệt. Không những
thế, trong giai doạn này tuổi thọ của Singapore cũng có xu hướng tăng lên. Theo
thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) năm 2012, tuổi thọ của Singapore đứng
thứ 4 thế giới ngang bằng Italia, với tuổi thọ trung bình 82 tuổi. Singapore có một hệ
thống Y tế trải rộng và hiệu quả. Tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi giảm mạnh qua
các năm, năm 2013 tỉ lệ tử vong của trẻ chỉ còn 3 % trên 1000 ca tử vong, bên cạnh đó
số trẻ sơ sinh giảm nhanh đáng kể, qua 25 năm (1985-2008) con số này giảm gấp 4
lần. Tuy nhiên số ca tử vong của sản phụ lại tăng nhanh chóng . Theo Tổ chức Y tế
thế giới (WTO) trẻ sơ sinh Singapore có tỷ lệ tử vong thấp nhất trên thế giới (bằng với

Iceland), là nước đứng thứ 6 trên thế giới về chất lượng chăm sóc sức khỏe.

Singapore là một quốc gia được coi là phát triển hàng đầu ở châu Á và trong khối
ASEAN. Với lợi thế môi trường giáo dục chất lượng, Và việc ưu tiên hàng đầu cho
đầu tư phát triển giáo dục đặc biệt là chất lượng giáo dục thì Singapore hiện thu hút
một số lượng khá đông du học sinh Việt Nam. Sinh viên Việt Nam du học tại
Singapore sẽ khơng buộc phải chứng minh khả năng tài chính hay bất kỳ hình thức
bảo lãnh nào khi đăng ký du học. Hơn nữa, chất lượng đào tạo được quản lý chặt chẽ
bởi Bộ Giáo dục Singapore và các tổ chức quản lý có thẩm quyền nhằm đảm bảo
quyền lợi tối ưu cho sinh viên quốc tế cũng như trong nước.Văn bằng sau khi tốt
nghiệp tại Singapore với các chương trình liên kết với các trường đại học tại các nước
Anh, Úc, Mỹ, Canada… đều được đánh giá cao và có khả năng liên thơng lên các
trường đại học liên kết.

Nhờ vào hệ thống giao thông công cộng và hệ thống thiết kế đường phố rất hiệu
quả, bạn rất hiếm khi bị kẹt xe tại Singapore. Nếu muốn mua xe, bạn sẽ thấy giá cả rất
đắt đỏ vì số lượng xe lưu thơng trên đường bị luật hạn chế, như vậy mới đảm bảo có
đủ chỗ cho tất cả mọi người. Điều này rất tuyệt vời cho những người đi đường.Hệ
thống giao thông công cộng ở đây thật hoàn hảo. Hệ thống tàu điện siêu tốc MRT:
hoạt động từ 5g30 sáng đến 13g30 đêm hàng ngày, mỗi trạm cách nhau 3-8 phút. Bạn
có thể đọc cuốn sách hướng dẫn về MRT được đặt ở các kệ sân bay hay bất cứ các
trạm MRT nào. Xe bus công cộng: chạy khắp đất nước Singapore. Tất cả đều được
trang bị máy lạnh và tiện nghi.Một số cịn có cả tivi. Xe chạy từ 5h30 sáng đến tận
nửa đêm. Loại này đắt hơn một chút nhưng sinh viên sẽ được giá vé ưu đãi. Hai
phương tiện phổ biến nhất tại Singapore là tàu điện và xe buýt. Ngoài ra, bạn cũng thể
gọi taxi tại Singapore, chỉ việc vẫy một chiếc trên đường hoặc xếp hàng ở một trạm
taxi hoặc bạn có thể gọi xe qua bưu điện.

 Chính những điều kiện về văn hóa xã hội trên đã giúp Singapore trở thành một
điểm đến lý tưởng cho mọi người. Thu hút được sự quan tâm của hầu hết bạn bè trên

thế giới trên tất cả mọi mặt. Cùng với nền kinh tế Singapore phát triển, đời sống người
dân ngày càng được cải thiện nên cơ hội việc làm cho sinh viên là rất hấp dẫn. Ngoài
việc cơ hội làm thêm cho sinh viên khi đang theo học thì cơ hội việc làm cho sinh viên
khi tốt nghiệp ra trường với tấm bằng đại học tại Singapore khá là rộng mở.

Singapore – một đất nước có nền kinh tế phát triển, chất lượng và môi trường
cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, một nơi đáng để sống.

Phụ lục:

C. Mối quan hệ giữa các biến trong nền kinh tế của Singapore.
I. Mối quan hệ giữa FDI và GDP, KDI, L.

Mơ hình hồi quy có dạng: Ln (Y) = β0 + β1.Ln(FDI) + β3.Ln(L)

Kỳ vọng vào mơ hình : Mơ hình này nhằm cho ta thấy mức độ ảnh hưởng của
vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, kỳ vọng hệ số β 1
dương, tức là tăng trưởng với FDI có quan hệ tỉ lệ thuận,tăng trưởng càng tăng FDI
càng tăng.

Kết quả chạy SPSS (Bảng phụ lục 3: Sự ảnh hưởng của FDI và L tới tăng trưởng kinh
tế của Singapore)

Ta có: Ln (Y) = -1,243 + 0,073.Ln(FDI) + 1,710.Ln(L)

a) Mô tả số liệu

Hệ số tương quan : R2 = 0,977 cho biết trong 100% sự biến động của các biến
phụ thuộc có 97,7% sự biến động là do biến độc lập ảnh hưởng còn lại là do sai số.


Vì β1+β2 >1 :nên mơ hình có hiêu quả, tính kinh tế tăng theo quy mô

Với β1= 0,073: hệ số co giãn của GDP theo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), tức là khi yếu tố FDI tăng 1 đơn vị mà các yếu tố khác ( L) giữ nguyên thì sẽ
làm cho GDP tăng lên 0,073 đơn vị.

β2 = 1,710 : hệ số co giãn của GDP theo lao động (L), tức là khi yếu tố L
tăng 1 đơn vị mà các yếu tố khác (FDI) giữ nguyên thì sẽ làm cho GDP tăng lên 1,710
đơn vị.

b) Kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy

Xây dựng cặp giả thiết:

Ta có: F0= =

P-value=P(F>F0)
Nếu P-value <0,05 thì bác bỏ H0, chấp nhận H1
Nếu P-value >0,05 thì chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0, tạm thời chấp nhận H0
Theo kết quả hồi quy ta có P-value=0,000b<0,05 nên bác bỏ H0, chấp nhận H1
Vậy mơ hình hồi quy trên tồn tại.

c) Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy β1và β2

Xây dựng cặp giả thiết:

Ta có: t0=

P-value=P(t>t0)
Nếu P-value <0,05 thì bác bỏ H0, chấp nhận H1

Nếu P-value >0,05 thì chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0, tạm thời chấp nhận H0
Theo kết quả hồi quy, ta có P-value của các hệ số hồi quy đều nhỏ hơn 0,05 nên bác
bỏ H0, chấp nhận H1. Các hệ số hồi quy trên tồn tại. FDI và L có tác động tới tăng
trưởng kinh tế của Singapore.

d) Kiểm định hiện tượng tự tương quan (hệ số Durbin-watson)
- Dựa vào kết quả hồi quy bảng (moder summary) có được:
Với n=23, k=3
Durbin Watson star d=0,561
- Dò bảng: Phân phối Durbin Watson với mức ý nghĩa thống kê 5% thì:
dL=1,078 và dU=1,660
Ta thấy 0
e) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Phát hiện đa cộng tuyến bằng các dựa vào thống kê T và F, dựa vào hệ số tương

quan, hệ số tương quan bội và hệ số tương quan riêng, hồi qui phụ và kiểm định F,
nhân tử phóng đại phương sai (VIF)

Để biết mô hình trên có đa cộng tuyến hay khơng ,ta trình bày cách phát hiện đa
cộng tuyến dựa trên nhân tử phóng đại phương sai VIF.

VIFj=

Nếu VIF > 10 thì trong mơ hình có hiện tượng đa cộng tuyến.
Ta thấy VIF1=11,387>10; VIF2 =20,210>10 => Mơ hình trên có hiện tượng đa
cộng tuyến .

f) Bình luận kết quả mơ hình


Từ mơ hình hồi quy trên ta có thể thấy yếu tố lao động là một trong những yếu tố
có ảnh hưởng mạnh nhất đối với GDP của Singapore, qua đó phần nào thấy được sự
đầu tư về đào tạo chất lượng lao động có trình độ, tay nghề cao của Singapore. Tiếp
đó là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Từ 2 yếu tố trên đã góp phần tạo điều kiện
cho Singapore phát triển mạnh mẽ, trở thành một cường quốc kinh tế mạnh trong khu
vực, là một trong những con rồng của Châu Á.

II. Mối quan hệ giữa TFP, FDI, KDI, L, EX, IM

Mơ hình hồi quy giữa GDI, KDI, L

Dạng hàm Cobb-Douglas: Y = A.KDIα. Lβ

Suy ra: Ln(Y)= A + α*Ln(K) + β*Ln(L)

Trong đó: (Y= đầu ra, KDI là vốn, L là lao động, TFP)

α= hệ sống đóng góp của vốn, (β = 1 - α ) = hệ số đóng góp của lao động.

TFP=Y/ Kα.Lβ

Tốc độ tăng TFP được tính bằng cơng thức sau: gTFP = gY – β.gL – α.gK

Trong đó : gY: Tốc độ tăng đầu ra (ở đây là giá trị gia tăng hoặc GDP)

gK: Tốc độ tăng của vốn cố định

gL: Tốc độ tăng của lao động

a và b là hệ số đóng góp của vốn cố định và lao động,


Hệ số b bằng tỷ số giữa thu nhập của người lao động và giá giá trị gia tăng, còn a = 1
- b.

Các chỉ tiêu gY, gL, gK được tính dựa vào số liệu đã được công bố.

Kỳ vọng vào mơ hình : Mơ hình này nhằm cho ta thấy mức độ ảnh hưởng của
vốn, lao động đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, kỳ vọng hệ số α dương, tức là tăng
trưởng với vốn có quan hệ tỉ lệ thuận,tăng trưởng càng tăng vốn càng tăng. Kỳ vọng
hệ số β dương, tức là tăng trưởng với lao động có quan hệ tỉ lệ thuận, tăng trưởng càng
tăng lao động càng tăng

Kết quả hồi quy:

Qua bảng chạy hồi quy trên ta thấy hàm hồi quy có dạng:

Ln(Y)= -3,23058025 + 0,200911784*Ln(K) + 1,630496906*Ln(L)

Qua hàm Cobb-Douglas ta thấy α=0,200911784 và β=1,630496906.

Ta có TFP =

Từ đó ta có số liệu của TFP được trình bày ở phần phụ lục.
III. Mối quan hệ giữa TFP với FDI và KDI, L, EX, IM

Dạng hàm hồi quy: Ln(TFP) = o + 1 * Ln(KDI) + 2 * Ln(L) + 3 * Ln(EX)
Kết quả chạy SPSS ( Bảng phụ lục 5) ta có: Ln(TFP) = 3,532 -0,151 * Ln(KDI) -
0,968 * Ln(L) + 0,423 * Ln(EX) .
a) Mô tả số liệu:
Hệ số R square = 0,917 cho biết sự biến động của biến phụ thuộc có 91,7% là sự


biến động của các biến độc lập, còn lại là do sai số trong quá trình xử lý số liệu.
- 1 = -0,151 cho thấy rằng, nếu yếu tố L và EX không thay đổi khi K tăng lên
1% thì TFP giảm 15,1%.
- 2 = - 0,968 tức là yếu tố TFP sẽ giảm đi 96,8% nếu L tăng lên 1% khi yếu tố
K và EX không thay đổi.
- 3=0,423 tức là yếu tố TFP sẽ tăng 42,3% nếu EX tăng lên 1% khi yếu tố K và
L không thay đổi.
- 1 + 2 +3< 1: tức là TFP tăng giảm không ổn định hay việc tăng quy mô
khơng có hiệu quả.
b) Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy

Xây dựng cặp giả thiết:

Ta có: F0= =

P-value=P(F>F0)
Nếu P-value <0,05 thì bác bỏ H0, chấp nhận H1
Nếu P-value >0,05 thì chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0, tạm thời chấp nhận H0
Theo kết quả hồi quy ta có P-value=0,000b <0,05 nên có đủ điều kiện để bác bỏ H0,
chấp nhận H1
Vậy mơ hình hồi quy trên tồn tại.

c) Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy β1và β2

Xây dựng cặp giả thiết:

Ta có: t0=

P-value = P(t>t0)

Nếu P-value <0,05 thì bác bỏ H0, chấp nhận H1
Nếu P-value >0,05 thì chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0, tạm thời chấp nhận H0

Theo kết quả hồi quy ta có P-value của các hệ số hồi quy đều nhỏ hơn 0,05 nên
bác bỏ H0, chấp nhận H1.

d) Kiểm định hiện tượng tự tương quan
- Dựa vào kết quả hồi quy bảng (moder summary) có được:
Với n=23, k=3
Durbin Watson star d= 1,207
- Dị bảng: Phân phối Durbin Watson với mức ý nghĩa thống kê 5% thì:
dL=0,895 và dU=1,920
Ta thấy 0
e) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Phát hiện đa cộng tuyến bằng các dựa vào thống kê T và F, dựa vào hệ số tương

quan, hệ số tương quan bội và hệ số tương quan riêng, hồi qui phụ và kiểm định F,
nhân tử phóng đại phương sai (VIF)

Để biết mơ hình trên có đa cộng tuyến hay khơng ,ta trình bày cách phát hiện đa
cộng tuyến dựa trên nhân tử phóng đại phương sai VIF.

VIFj=

Nếu VIF > 10 thì trong mơ hình có hiện tượng đa cộng tuyến.
Ta thấy VIF1=2,301<10, VIF2 =2,301<10 => Mơ hình trên khơng có hiện tượng

đa cộng tuyến.
f) Bình luận kết quả mơ hình


Ta có thể thấy được mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP cịn nhỏ và
biến động, có những năm chỉ số TFP cịn đạt mức âm, điều này nói lên rằng hiệu quả
đầu tư thấp, việc sử dụng nguồn lực FDI và KDI kém, năng suất của các yếu tố đầu
vào không cao, lãng phí các nguồn lực, yếu tố con người và khoa học cơng nghệ đóng
góp chưa cao. Ta có thể giải thích lí do TFP thấp như vậy vì trong thực tế thì
Singapore là quốc gia phát triển về du lịch nhiều hơn nữa trong cơ cấu kinh tế của
quốc gia, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất so với cơng nghiệp- xây dựng và nơng
nghiệp, và có xu hướng dịch chuyển cơ cấu theo hướng gia tăng dịch vụ nên yếu tố
đầu tư về cơng nghệ có thể là chưa cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế.

IV. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và các biến FDI, K, EX/GDP, M

Tính cos :

Để đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một thời kì nhất định có thể

sử dụng hệ số góc theo cơng thức sau:

Áp dụng công thức trên ta thấy từ giai đoạn 1991 – 2001 thì cos = 0.999697 suy
ra = 1.411353 do vậy chuyển dịch cơ cấu cịn ít. Đến giai đoạn 2002-2012 thì Cos

= 0.999811 thì = 1.115428 nhỏ hơn của giai đoạn trước. Chính vì thế, càng
chứng tỏ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn sau càng thấp hơn giai đoạn đầu. Từ đó
thấy được mức chuyển dịch cơ cấu của Singapore là không đáng kể.
Từ kết quả chạy SPSS (bảng phụ lục 7: mối quan hệ giữa CDCC với các yếu tố FDI,
EX/GDP, K và M (tỷ lệ biết chữ).
Dạng mơ hình: CDCC = + Ln FDI + Ln K+ Ln EX/GDP+ 4. M
Ta thấy mơ hình hồi quy có dạng như sau:
CDCC = -15,026 +0,108. Ln FDI +0,683.Ln K-1,141.Ln EX/GDP – 2,842. M


Kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy

Xây dựng cặp giả thiết:

Ta có: F0= =

P-value=P(F>F0)
Nếu P-value <0,05 thì bác bỏ H0, chấp nhận H1
Nếu P-value >0,05 thì chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0, tạm thời chấp nhận H0
Theo kết quả hồi quy ta có P-value= 0,937b > 0,05 nên chưa dủ điều kiện để bác bỏ
H0, chấp nhận H1.
Vậy mơ hình hồi quy trên không tồn tại.

Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy β1và β2, β3và β4

Xây dựng cặp giả thiết:

Ta có: t0=

P-value=P(t>t0)
Nếu P-value <0,05 thì bác bỏ H0, chấp nhận H1
Nếu P-value >0,05 thì chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0, tạm thời chấp nhận H0
Theo kết quả hồi quy ta có P-value của các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0,05 nên không
đủ điều kiện để bác bỏ H0, chấp nhận H1
Vậy các hệ số hồi quy trên cũng không tồn tại.
Vì mơ hình hồi quy và hệ số hồi quy không tồn tại nên chúng ta không cần xem xét sự
tự tương quan và đa cơng tuyến của mơ hình hồi quy.
Thực hiện chạy lại mơ hình với biến tỷ lệ FDI/GDP ta có


Dạng mơ hình: CDCC = + .Ln FDI/GDP + .Ln K+ .Ln EX/GDP+ 4.
M
Ta thấy mơ hình hồi quy có dạng như sau:
CDCC = -19,965 – 0,151. Ln FDI/GDP +0,959.Ln K-0,946.Ln EX/GDP – 0,024.
M

Kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy
Xây dựng cặp giả thiết:

Ta có: F0= =

P-value=P(F>F0)
Nếu P-value <0,05 thì bác bỏ H0, chấp nhận H1
Nếu P-value >0,05 thì chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0, tạm thời chấp nhận H0
Theo kết quả hồi quy ta có P-value= 0,926b > 0,05 nên chưa dủ điều kiện để bác bỏ
H0, chấp nhận H1.
Vậy mơ hình hồi quy trên không tồn tại.

Kiểm định sự tồn tại của các hệ số hồi quy β1và β2, β3và β4

Xây dựng cặp giả thiết:

Ta có: t0=

P-value=P(t>t0)
Nếu P-value <0,05 thì bác bỏ H0, chấp nhận H1
Nếu P-value >0,05 thì chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0, tạm thời chấp nhận H0
Theo kết quả hồi quy ta có P-value của các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0,05 nên không
đủ điều kiện để bác bỏ H0, chấp nhận H1
Vậy các hệ số hồi quy trên cũng không tồn tại.

Vì mơ hình hồi quy và hệ số hồi quy không tồn tại nên chúng ta không cần xem xét sự
tự tương quan và đa cơng tuyến của mơ hình hồi quy.

Nhóm đã thực hiện chạy lại mơ hình bằng cách bỏ bớt biến (M, K), Ln CDCC
nhưng mơ hình hồi quy vẫn không tồn tại

Bảng số liệu của TFP qua các năm.

Năm TFP 2001 0.037867848
1990 0,037508888 2002 0,040111321
1991 0,036959886 2003 0,042913694
1992 0,03689822 2004 0,044770683
1993 0,039359571 2005 0,044511614
1994 0,040710831 2006 0,04364654
1995 0,041489675 2007 0,042573466
1996 0,038804855 2008 0,038276956
1997 0,039727486 2009 0,035709743
1998 0,037399505 2010 0,038610045
1999 0,038728036 2011 0,038640797
2000 0,039347082 2012 0,036555735

Bảng 2: Sự tác động của FDI, K và L tới tăng trưởng kinh tế.

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson
Square Estimate

1 .989a .979 .976 .062053170 .545


a. Predictors: (Constant), Ln L, Ln FDI, Ln K

b. Dependent Variable: Ln GDP

ANOVAa

Model Sum of df Mean Square F Sig.
Squares

Regression 3.415 3 1.138 295.638 .000b
.004
1 Residual .073 19

Total 3.488 22

a. Dependent Variable: Ln GDP

b. Predictors: (Constant), Ln L, Ln FDI, Ln K

Coefficientsa

Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity
Coefficients Statistics
Coefficients
Toleranc VIF
B Std. Error Beta e

(Constant ) -1.249 1.346 -.927 .365

1 Ln FDI .065 .030 .143 2.176 .042 .256 3.903

1.233 .233
Ln K .148 .120 .136 6.455 .000 .091 11.032

Ln L 1.477 .229 .733 .086 11.694

a. Dependent Variable: Ln GDP

Bảng 3: Sự tác động cảu FDI và L tới tăng trưởng kinh tế.


×