Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Xử lý nước nhiễm phèn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.15 KB, 17 trang )


F d






Tiểu luận

Xử lý nước
nhiễm phèn










Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn


MỞ ĐẦU
Nước ta có nguồn nước thiên nhiên khá dồi dào. Tuy nhiên hiện nay phần lớn trong số đó
đều bị ô nhiễm nặng vấn đề này làm cho nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm để sử
dung cho mục đích sinh hoạt, ăn uống Một trong những vấn đề nan giải và chiếm phạm
vi khá rộng là nước bị chua phèn.


Nước chua phèn đã gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức
khỏe của con người.
Trong nước thiên nhiên, kể cả nước mặt và nước ngầm đều có chứa sắt. Hàm lượng sắt và
dạng tồn tại của chúng tùy thuộc vào từng loại nguồn nước, điều kiện môi trường.
Trong nước mặt, sắt tồn tại ở dạng hợp chất Fe
3+
, dạng keo hay huyền phù. Hàm lượng
này thường không lớn và sẽ được khử trong quá trình làm trong nước.
Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion sắt hóa trị 2 trong thành phần của các
muối hòa tan như bicacbonat, sunfat, clorua Hàm lượng sắt này thường cao và phân bố
không đồng đều trong các lớp trầm tích dưới sâu.
Khi trong nước có hàm lượng sắt cao, nước có mùi tanh và có nhiều cặn bẩn màu vàng,
làm giảm chất lượng nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, khi trong nước có hàm
lượng sắt lớn hơn giới hạn cho phép thì phải tiến hành khử sắt.





.






Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn



I . GIỚI THIỆU CHUNG
1. Phèn là gì?
Là những muối kép có cấu tạo tinh thể đồng hình (đa
phần có 8 mặt) tạo nên bởi các anion sunfat SO
4
-2
(cũng
có thể là anion selenat SeO
4
-2
; anion phức SeF
4
-2
hoặc
ZnCl
4
-2
) và cation của hai kim loại có hoá trị khác
nhau.
Công thức chung của phèn là M
I
M
III
(SO
4
)
2
.12H
2
O; MI

là kim loại hoá trị 1 như Na
+
, K
+
, Ce
+
, Rb
+
, hoặc NH
4
+
;
M
III
là ion kim loại hoá trị 3 như Al
3
+
, Fe
3
+
, Mn
3
+
, V
3
+
,
Ti
3
+

Co
3
+
, Ga
3
+
, Rb
3
+
, Cr
3
+
.
Thường gặp một số loại phèn cụ thể như : Phèn nhôm
và Phèn sắt.

Phèn sắt:
Là một muối kép của sắt (III) sunfat với muối sunfat của kim loại kiềm hay amoni.
Ví dụ: kali sắt sunfat [K
2
SO
4
.Fe
2
(SO
4
)
3
.24H
2

O hay KFe(SO
4
)
2
.12H
2
O].
Ở dạng tinh khiết, phèn sắt là tinh thể không màu, nhưng thường có màu tím vì có vết
mangan; tan trong nước.
Phèn sắt được điều chế bằng cách kết tinh hỗn hợp sắt (III) sunfat với muối sunfat của
các kim loại kiềm hoặc amoni.
Phèn nhôm:
Gồm hai loại:
• Phèn nhôm đơn: Al
2
.(SO
4
)
3
.18H
2
O.
• Phèn nhôm kép: muối kép của sunfat nhôm với sunfat kim loại kiềm hoặc amoni.
a) Kali nhôm sunfat hay phèn nhôm kali (thường gọi: phèn chua) [KAl(SO
4
)
2
.12H
2
O hay

K
2
SO
4
.Al
2
(SO
4
)
3
.24H
2
O]:Tinh thể lớn hình bát diện, trong suốt, không màu,vị chát, cảm
giác se lưỡi; khối lượng riêng 1,75 g/cm
3
; t
nc
= 92
o
C; đun nóng đến 200
o
C thì mất nước
kết tinh, thành phèn khan ở dạng bột trắng (thường gọi là phèn phi hoặc khô phèn) ít tan
trong nước.
Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn

Dung dịch phèn chua có tính axit, không độc. Tinh thể phèn tan trong nước tạo màng
hiđroxit lắng xuống kéo theo các chất bẩn lơ lửng trong nước.
Vì vậy, nó được dùng làm trong nước, làm chất cầm màu trong nhuộm vải, chất kết dính

trong ngành sản xuất giấy, làm thuốc thử trong các phòng thí nghiệm, dùng làm thuốc
cầm máu bề mặt, lau rửa bộ phận cơ thể ra nhiều mồ hôi, rửa niêm mạc miệng, họng; làm
thuốc rắc kẽ chân.
Y học cổ truyền còn gọi phèn chua là bạch phèn. Bạch phèn có tính hàn, vào kinh tì, giải
độc, sát khuẩn, cầm máu, chữa viêm dạ dày, ruột; dùng thêm các vị thuốc khác chữa đau
răng.
b) Amoni nhôm sunfat hay phèn nhôm amoni [(NH
4
)
2
SO
4
.Al
2
(SO
4
)
3
.24H
2
O)] : tinh thể
màu trắng, khối lượng riêng 1,65 g/cm
3
, t
nc
= 94,5
o
C. Dễ tan trong nước.
Cũng dùng làm trong nước, là một thành phần của bột nở, bột chữa cháy, dùng trong mạ
điện, trong y học, dùng làm thuốc lợi tiểu, gây nôn.

2. Nước nhiễm phèn:
Nước phèn là nước có độ acid cao, tức có pH thấp, nước phèn có vị chua,có mùi tanh.
Acid trong nước phèn là sulphuric acid, được tạo thành khi đất phèn (pyrite (FeS2)) tiếp
xúc với không khí .
Quá trình hình thành nước nhiễm phèn:
-Giai đoạn hình thành khoáng Pyrite FeS
2
:
Sự hình thành pyrite(FeS
2
)là nguy cơ của phèn hoá đất và nước.
- Giai đoạn đầu là sự phát triển của hệ thực vật nước mặn ở vùng gần bờ biển. Sau đó, do
quá trình bồi tụ phù sa cùng với sự rút lui dần của biển, rừng ngập mặn bị mất môi trường
sống. Cây ngập mặn bị vùi trong phù sa và bị phân huỷ yếm khí.
- Nước mặn (nước biển) có hàm lượng ion sunphát SO4
2-
rất cao (vài nghìn miligam
trong một lít – cao gấp hàng trăm lần trong nước ngọt). Cây nước mặn cũng chứa rất
nhiều sunphat. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sunphat bị chuyển thành hydrosunphua
– SH. Sản phẩm này khử oxit sắt (có rất nhiều trong phù sa bồi tụ) tạo thành sunphua sắt
(FeS). Sau đó sunphua sắt chuyển hoá dần thành khoáng pyrite ( FS
2
). Pyrite dần dần tích
tụ lại thành tầng dày. Những vùng đất có tầng pyrite được gọi là đất phèn tiềm tàng.

-Giai đoạn hình thành axit sunphuric H
2
SO
4
:

Sự hình thành axit sunphuric do oxy hóa pyrite là nguyên nhân trực tiếp làm đất và nước
nhiễm phèn.
Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn

- Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho oxy không khí xâm nhập sâu vào đất, như
mực nước biển hạ thấp xuống, oxy hoà tan vào nước mưa rồi thấm vào đất, cây cối bề
mặt chuyển từ phía trên thân lá xuống rễ và vào đất, con người khai phá đất… . Đây là cơ
hội để vi sinh vật (Thiobacillus ferrooxydants) trong đất oxy hóa pyrite – làm nguồn năng
lượng cho hoạt động của chúng.
4FeS
2
+ 15O
2
+ 2H
2
O = 4Fe
3+
+ 8SO
4
2-
+ 12H
+
.
Các sản phẩm của quá trình này : axit sunphuric H
2
SO
4
, Fe
3+

cùng với ion kali có sẵn
trong đất kết hợp thành khoáng jaroste KFe
3
(SO
4
)
2
(H
2
O)
6
. Do môi trường có độ axit
mạnh nên nhôm trong cấu trúc sét bị hoà tan và kết hợp với các sản phẩm trên thành
khoáng alunite KAl
3
(SO
4
)
2
(H
2
O)
6
. Khoáng jarosite và alunite là chỉ thị cho đất phèn hoạt
động.

Giai đoạn phá huỷ pyrite và hình thành Fe
2+
Khi môi trường có tính axit mạnh, quá trình
oxy hoá pyrite (quá trình hoá sinh) chậm lại, nhưng quá trình phân huỷ pyrite tạo thành

Fe
2+
(quá trình hoá học) tăng cường:

FeS
2
+ 2Fe
3+
= 3Fe
2+
+ 2S

Đây là nguyên nhân hình thành ion Fe
2+
trong nước phèn. Quá trình oxy hoá và phân huỷ
pyrite làm đất phèn hoạt động tích tụ H
+
, SO
4
2-
, Fe
2+
, Al
3+
.
pH thấp và tính khử cao cũng là nguyên nhân hoà tan nhiều kim loại khác, như mangan,
arsen

Sự hình thành khoáng Halotrichite FeAl
2

(SO
4
)
4
.22H
2
O
Ở vùng đất phèn thường xuất hiện một loại khoáng màu trắng xám, rất dễ tan trong nước.
Đặc biệt là, nước hoà tan khoáng này có thành phần và tính chất giống nước phèn: pH
thấp, chứa nhiều Fe
2+
, gốc sunphát SO
4

2-
và nhôm, Al
3+
. Phân tích hoá học và phổ cho
thấy khoáng vật mới này có công thức là FeAl
2
(SO
4
)
4
.22H
2
O – đó là khoáng Halotrichite.
Halotrichite là nguyên nhân làm cho nước bề mặt nhiễm phèn. Quá trình đó được giải
thích như sau:
- Nước phèn trong đất chứa khoáng halotrichite bị mao dẫn lên mặt đất. Ở đấy, nước bị

bốc hơi, để lại khoáng xốp màu trắng xám.
- Halotrichite mặt đất bị trôi rữa xuống nước do mưa gió… làm cho nước nhiễm phèn:
pH thấp và chứa nhiều Fe
2+
, Al
3+
, SO
4
2-
. Do pH thấp nên nước phèn còn hoà tan nhiều
ion khác như Mn
2+
… .

NƯỚC NGẦM NHIỄM SẮT:
Sự xuất hiện Fe
2+
trong nước ngầm
Nước ngầm chứa nhiều sắt cũng được gọi là nước nhiễm phèn. Sắt trong trường hợp này
được hình thành do quá trình khử oxit sắt (III)trong đất. Trong điều kiện thiếu oxy không
khí, vi sinh vật yếm khí oxy hoá chất hữu cơ theo cơ chế anoxic. Trong đó, Fe
3+
thường ở
dạng oxit không tan - là chất nhận electron.
Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn


Fe
2

O
3
+ H
2
O + H
2
O = Fe
2+
+ H
+
+ CO
2


Sự xuất hiện phèn sắt Fe(OH)
3
: Fe
2
O
3
Fe
2+
tan trong nước ngầm, khi tiếp xúc với không
khí lại bị oxy hoá thành hydroxit sắt(III), sau đó thành oxit sắt:

Fe
2+
+ O
2
+ H

2
O => Fe(OH)
3
=> Fe
2
O
3
+ H
+


Các sản phẩm của phản ứng này ở dạng keo, lởn vởn trong nước, rất khó lắng. Đấy là
hiện tượng nước bị phèn sắt. Fe
2
O
3
có màu nâu đậm. Do đó các vật liệu tiếp xúc với nước
giếng nhiễm sắt thường bị ố vàng nâu. Sự có mặt của chất hữu cơ trong nước ngầm là
nguyên nhân chính làm nước ngầm nhiễm phèn sắt. Nước ngầm từ các vùng đất trũng
thường chứa nhiều sắt. Việc khai thác nước ngầm quá mức làm mức nước ngầm hạ thấp
xuống. Điều đó làm tăng sự thâm nhập chất hữu cơ từ trên bề mặt vào nước ngầm và làm
tăng hàm lượng sắt trong nước ngầm. Do keo sắt trong đất hấp phụ nhiều ion kim loại
khác như: mangan, arsenic…. Cho nên sự khử oxit Fe
3+
kèm theo sự hoà tan sắt và các
ion kim loại khác, như mangan, arsenic

II. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TỔNG
QUÁT:


1. Khử sắt bằng phương pháp làm thoáng
Thực chất của phương pháp khử sắt bằng làm thoáng là làm giàu oxy cho nước, tạo
điều kiện để Fe
2+
oxy hóa thành Fe
3+
thực hiện quá trình thủy phân để tạo thành hợp chất
ít tan Fe(OH)
3
rồi dùng bể lọc để giữ lại.
2. Khử sắt bằng phương pháp hóa chất:
2.1 Khử sắt bằng các chất oxi hóa mạnh:
Các chất oxy hóa mạnh thường sử dụng để khử sắt là: Cl
2
, KMnO
4
, O
3
…Phản ứng diễn
ra như sau
2Fe
2+
+ Cl
2
+ 6H
2
O → 2Fe(OH)
3
↓ + 2Cl
-

+ 6H
+

3Fe
2+
+ KMnO
4
+ 7H
2
O → 3Fe(OH)
3
↓ + MnO
2
+ K
+
+ 5H
+

Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn

Trong phản ứng, để oxy hóa 1 mg Fe
2+
cần 0.64mg Cl
2
hoặc 0.94mg KMnO
4
và đồng
thời độ kiềm của nước giảm đi 0.018meq/l
2.2 Khử sắt bằng vôi

Phương pháp khử sắt bằng vôi thường không đứng đôc lập, mà kết hợp với các quá
trình làm ổn định nước hoặc làm mềm nước. Phản ứng xảy ra theo 2 trường hợp:
♦ Có oxy hòa tan:
4Fe(HCO
3
)
2
+ O
2
+ 2H
2
O + 4Ca(OH)
2
→ 4Fe(OH)
3
↓ + 4Ca(HCO
3
)
2

Sắt (III)hydroxyt được tạo thành, dễ dàng lắng lại trong bể lắng và giữ lại hoàn toàn
trong bể lọc.
♦ Không có oxy hòa tan
Fe(HCO
3
)
2
+ Ca(OH)
2
→ Fe CO

3
+ CaCO
3
+ 2H
2
O
Sắt được khử đi dưới dạng FeCO
3
chứ không phải hydroxyt sắt
3. Các phương pháp khử sắt khác:
3.1 Khử sắt bằng trao đổi Cation
Cho nước đi qua lớp vật liệu lọc có khả năng trao đổi ion. Các ion H
+
và Na
+
có trong
thành phần của lớp vật liệu lọc, sẽ trao đổi với các ion Fe
2+
có trong nước. Kết quả
Fe
2+
được giữ lại trong lớp vật liệu lọc. Lớp vật liệu lọc có khả năng trao đổi ion là
Cation thường được sử dụng cho nguồn nước có chứa Fe
2+
ở dạng hòa tan.
3.2 Khử sắt bằng điện phân
3.3 Khử sắt bằng phương pháp vi sinh vật.





Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn

III. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC SINH
HOẠT NHIỄM PHÈN:

A. Các phương pháp xử lý quy mô hộ gia đình :
I. Phương pháp xử lý dân gian .
Qua việc thăm dò ý kiến của nhân dân trong khu vực, các hộ dân ở đây đều có trữ nước
mưa để uống.Về mùa khô họ lấy nước sông lọc qua tro bếp để dùng.Liều lượng tro thay
đổi từ 5-10g/lit nước. Kết quả thí nghiệm cho thấy nhìn chung tro bếp có khả năng làm
tăng độ kiềm HCO
-
3
,

giữ lại một phần sắt ,nhôm . Nước qua lắng tro có vị ngọt, uống
được nhưng phản phất mùi tanh.
Ngoài ra , người dân còn sử dụng phương pháp lọc nước qua lớp bã thơm đã được sấy
khô.Nước sau khi lọc có vị ngọt uống được. Tuy nhiên thử nghiệm cho thấy độ pH còn
quá thấp(<4), hàm lượng nhôm và sắt không giảm. Do vậy nếu sử dụng loai nước nay để
uống nhân dân sẽ đưa vào cơ thể một số độc chất. Vì vậy phương pháp này không phổ
biến,chỉ được một số hộ dân sử dụng.
II.Phương pháp khoa học :
Theo cách truyền thống, muốn xử lý nước người ta dùng bể lọc, trong đó có chứa cát, sỏi, than.
Tuy vậy cách này không thể làm mất đi thành phần sắt trong nước, không khử được phèn, khi
uống sẽ có mùi “tanh phèn”.

Dựa theo nguyên lý lọc nước truyền thống ta đưa ra được hệ thống

xử lý nước tập trung.
Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn



1.Phương pháp đơn giản:
Trung tâm Nước sinh hoạt vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Định sáng tạo ra bể
xử lý nước phèn, quy mô hộ gia đình, lọc được phèn trong nước.
Bể được xây bằng gạch và xi măng, với 3
ngăn - lắng, lọc và chứa, mỗi ngăn 0,35 - 0,49
m3. Trong đó ngăn lắng có thể tích lớn nhất,
ngăn lọc nhỏ nhất. Ngăn lắng được lắp đặt
giàn phun mưa gồm một số đoạn ống có đục
lỗ hoặc vòi hoa sen bằng nhựa có trên thị
trường. Ngăn lọc có lớp sỏi đỡ (cỡ 5 - 10 cm)
dày 10 cm, trên đó là lớp cát lọc (0,4 - 0,85
mm) dày 40 cm; và trên cùng là lớp cát mịn
(0,15 - 0,3 mm) dày 20 cm (Có thể đổ thêm
một lớp than trên lớp sỏi, để khử mùi của
nước). Ngăn này có lắp ống nhựa từ đáy lên, sao cho đầu ra nằm cao hơn lớp cát trên
cùng một chút, để khi nước chảy qua ngăn thành phẩm đến cạn kiệt, không làm phơi mặt
cát. Ngăn thành phẩm có nắp đậy.
Khi bơm từ giếng lên, nước chảy qua vòi sen, xuống bể lắng. Nhờ tiếp xúc với không
khí, thành phần sắt trong nước bị oxy hóa. Nước được lắng cặn một phần, đến ngăn lọc,
nước được lọc sạch cặn lơ lửng, trở nên trong, theo ống dẫn đến ngăn chứa nước thành
phẩm.
Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn


Hệ thống này lọc được 4 - 5 m3 nước/ngày. Chi phí xây dựng cả hệ thống khoảng 3
triệu đồng. Nếu làm theo kiểu tiết kiệm thì chi phí thấp hơn.
Khi sử dụng bể xử lý nước phèn, mỗi tháng có một lần xả cặn, súc rửa ngăn lắng; hốt,
rửa sạch lớp cát, dày khoảng 2 cm trên mặt bể lọc. Sau 6 - 7 tháng thì thay bằng lớp cát
sạch (khoảng 6 cm) trên mặt. Sau một năm phải súc rửa ngăn thành phẩm.











Hạt lọc nước DS3


Sơ đồ lọc nước dung cho hộ gia đình:
Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn



Thùng lọc nước hộ gia đình:
- Lắp ráp bình lọc nước như hình trên.
- Thùng trên(70-100 lít) chứa nước chưa xử lý.
Quá trình lọc:
-Nước từ thùng trên theo ống dẫn xuống đáy thùng lọc dưới.

- Từ đáy thùng dưới nước được thấm dần lên, qua các lớp cát, sau đó thấm qua lớp DS3,
thấm tiếp qua lớp cát trên cùng, được lọc và dẫn ra ngoài qua vòi có khóa.

Thiết bi lọc nước sinh hoạt:
Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn













2. Phương pháp xử lý triệt để:
Phương pháp này sử dụng với những nguồn nước giếng bị nhiễm phèn nặng, không
xử lý được bằng các phương pháp đơn giản.
a. Quy trình công nghệ:
Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn



Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn


b. Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nguồn nước giếng được bơm lên giàn mưa. Giàn mưa có tác dụng oxi hóa một
phần Fe
2+
và một số tác nhân mang tính khử khác có thể oxi hóa bằng O
2
, nâng pH nước
nguồn bằng ejector và hóa chất để loại bỏ triệt để sắt ở dạng hòa tan trong nước. Nước
sau khi qua giàn mưa sẽ được chứa trong bể chứa nước thô trước khi được bơm qua bể
lọc phèn và bể lọc than hoạt tính. Sau đó, nước được hòa trộn với hóa chất khử trùng
trước khi được lưu trữ tại bể chứa nước ngầm để bơm lên bồn chứa nước trên mái và
phân phối đến các nơi sử dụng.
c. Ưu, nhược điểm công nghệ:
Ưu điểm:
- Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước;
- Diện tích đất sử dụng tối thiểu;
- Công trình thiết kế dạng modul, dễ mở rộng, nâng công suất xử lý.
Nhược điểm:
- Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn;
- Chất lượng nước sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong những công trình
đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các yêu cầu kỹ thuật.
3. Phương pháp lọc phèn sử dụng năng lượng mặt trời:
Thiết bị có hình dáng là một cái hộp bằng tôn
tráng kẽm, mặt đáy và mặt xung quanh được
bọc lại bằng các vật liệu cách nhiệt có sẵn
như trấu, mùn cưa, sợi thủy tinh Mặt trên
được che bằng tấm kính đặt nghiêng trong
suốt dày 3-5 mm. Tấm hấp thụ bằng đồng
nhôm được dập các rãnh bán kính bằng

10mm. Các dây bấc được đặt vào các rãnh để
dẫn nước từ thùng chứa vào thiết bị lọc.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị lọc nước ở
đây là sử dụng bức xạ mặt trời làm nước bốc
hơi. Hơi nước được ngưng tụ và lấy ra sử
dụng. Trung bình mỗi ngày với bề mặt hấp thụ 1m
2
, cường độ bức xạ trung bình
800W/giờ, thiết bị lọc nước nhận được từ 6-7 lít nước sạch.
B. Phương pháp xử lý quy mô lớn:

Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn



Nước nhiễm


Đường nước thu hồi
Châm hóa chất


Bùn xả cặn
Nước sau rữa
Châm clo
Khửng trùng

Nước rữa


Phân phối ra hộ tiêu dùng
Thuyết minh sơ đồ :
Nước nhiễm phèn được đưa qua song chắn rác để loại bỏ các rác có kích thước
lớn. Nước thu được dẫn qua bể làm thoáng (giàn mưa) nhằm giảm bớt hàm lượng sắt II.
Tại bể phân chia lưu lượng,nước được châm dung dịch vôi bão hòa để ổn định pH và
dung dịch phèn 10% bằng bơm định lượng và sau đó chảy sang bể trộn thủy lực, rồi tự
chảy sang vùng lắng của bể lắng ngang qua tường tràn . Tại đây bong cặn sẽ được lắng
xuống đáy bể, được hút vào và xả định kỳ ra ngoài, có sự hỗ trợ của hệ thống cào cặn tự
động.
Song chắn rác
Bể làm thoáng
Bể lắng sơ bộ
Bể trộn
Sân thu hồi bùn

B


l

ng đ

t 2


B


thu h


i nư

c r

a


B


l

c nhanh

Trạm bơm cấp 2
Bể chứa
Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn

Nước sau khi lắng được thu trên bề mặt và dẫn qua bể lọc nhanh. Nước đi từ trên
xuống qua lớp vật liệu lọc, các hạt cặn nhỏ không bị lắng sẽ bị giữ lại. Tốc độ lọc được
điều chỉnh bằng bộ xiphông đồng tâm. Kết quả là nước sau khi lọc được làm trong hoàn
toàn và tự chảy sang bể chứa nước sạch.
Dung dịch clo được châm vào đầu bể chứa để khử trùng,đảm bảo nồng độ clo dư
ổn định từ 0,3 – 0,5mg/l trước khi các máy bơm cấp 2 bơm nước đến hộ gia đình tiêu thụ
qua hệ thống chuyển tải phân phối.
Đánh giá mô hình :
Ưu điểm.
• Có bố trí song chắn rác để loại trừ vật nổi, các vật có kích thước tránh ảnh
hưởng đến các công trình đơn vị sau.

• Bể làm thoáng (giàn mưa) có tác dụng nâng cao hiệu quả khử sắt và
mangan.
• Sử dụng bể lắng ngang giúp thuận lợi cho quá trình quản lý, vệ sinh bể,dặc
biệt vào mùa mưa .
Nhược điểm.
• Sử dụng xiphông điều khiển tốc độ lọc. Do đó, sự ổn định của bể lọc phụ
thuộc lớn vào chất lượng xiphông .







KẾT LUẬN
Xử lý nước nhiễm phèn GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ -Hóa Dầu K31 - ĐH Quy NHơn


Vấn đề nước sạch đang được mọi người quan tâm. Vì vậy cung cấp nguồn nước
sạch một phần đáp ứng nhu cầu dung nước của người dân ,một phần giảm sự khai thác
bừa bãi của nguồn nước ngầm đảm bảo nguồn nước trong tương lai. Xuất phát từ thực
trạng trên việc lựa chọn công nghệ xử lý nước đật tiêu chuẩn nước ăn uống ,sinh hoạt của
người dân là một vấn đề rất cần thiết vì nguồn nước của chúng ta ngày càng bị ô nhiễm,
nhiễm phèn trầm trọng. Vấn đề xử lý nước nhiễm phèn đang được nhà nghiên cứu đề
xuất các công nghệ xử lý đạt tiêu chuẩn cung cấp nước cho sinh hoạt của người dân. Để
cung cấp nguồn nước sạch cho người dân về số lượng cũng như chất lượng đòi hỏi công
nghệ phải thường xuyên cập nhật cũng như sự bảo vệ của người dân về nguồn nước,
tránh gây ô nhiễm nguồn nước .









×