Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận liên chiểu thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.46 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TRẦN THÀNH ĐẠT

HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TRẦN THÀNH ĐẠT

HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Kế toán

Mã số : 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ TUẤN VŨ
Đà Nẵng - Năm 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

TRẦN THÀNH ĐẠT

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chương trình Giảng dạy Cao học
Kế toán tại trường Đại Học Duy Tân, các Quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị
kiến thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận văn này.

Với lịng kính trọng và biết ơn, tơi xin bày tỏ lời cảm ơn tới TS. Hồ Tuấn
Vũ đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tơi trong suốt thời gian thực hiện
nghiên cứu luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn Phòng giao dịch, Ngân hàng chính sách xã hội
Quận Liên Chiểu, nơi tôi làm việc và các đồng nghiệp đã cung cấp cho tơi
nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích để phục vụ trong quá trình làm đề tài
nghiên cứu.


Tuy có nhiều nỗ lực và cố gắng, nhưng do điều kiện của bản thân, và
nhiều lý do khách quan, nên chắc chắn luận văn sẽ khơng tránh khỏi những
hạn chế. Kính mong được sự góp ý của các quý Giảng viên và các bạn đồng
nghiệp, để đề tài được hoàn thiện, vận dụng vào thực tiễn cơng việc của mình
ngày một tốt hơn.

Tác giả luận văn

TRẦN THÀNH ĐẠT

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..............................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
5. Kết cấu của Luận văn....................................................................................4
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu..................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG.................................................6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ...............................................6
1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ.....................6
1.1.2. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ..................................................7
1.1.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB..............................................7
1.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI................................................................................16
1.2.1. Khái niệm tín dụng................................................................................16
1.2.2. Phân loại tín dụng..................................................................................17
1.2.3. Các đặc trưng cơ bản của tín dụng........................................................19

1.2.4. Đặc điểm của hoạt động tín dụng..........................................................21
1.3. NỘI DUNG KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TRONG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI......................................23
1.3.1. Kiểm sốt xét duyệt cho vay.................................................................23
1.3.2. Kiểm sốt q trình giải ngân...............................................................25
1.3.3. Kiểm sốt sau giải ngân........................................................................25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................28

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA
PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN
LIÊN CHIỂU.................................................................................................29
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN
LIÊN CHIỂU.................................................................................................29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.........................................................29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................30
2.1.3. Các nhiệm vụ chủ yếu...........................................................................31
2.1.4. Tình hình hoạt động của ngân hàng từ năm 2018-2020........................32
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU.........................................................39
2.2.1. Kiểm soát xét duyệt cho vay.................................................................39
2.2.2. Kiểm soát q trình giải ngân...............................................................50
2.2.3. Kiểm sốt sau cho vay...........................................................................57
2.3. ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU...........................................................................64
2.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................64
2.3.2. Những hạn chế của cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại
ngân hàng........................................................................................................65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................67

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU.........................................................68
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU.............................68

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHỊNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU.........................................................69
3.2.1. Hồn thiện kiểm sốt xét duyệt cho vay...............................................69
3.2.2. Hồn thiện kiểm sốt q trình giải ngân..............................................71
3.2.3. Hồn thiện kiểm sốt sau cho vay........................................................72
3.2.4. Một số giải pháp bổ trợ.........................................................................74
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ..................................................................................81
3.3.1. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội Tp Đà Nẵng...............................81
3.3.2. Đối với chính quyền địa phương Quận Liên Chiểu..............................83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................86
KẾT LUẬN....................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PGD Phòng giao dịch
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
RRTD Rủi ro tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
NHTM Ngân hàng thương mại
TSĐB Tài sản đảmbảo
HĐQT Hội đồng quản trị
SXKD Sản xuất kinh doanh

CBTD Cán bộ tín dụng
KH Khách hàng
KT&VV Kiểm tra và Vay vốn
NHNN Ngân hàng nhà nước
GDV Giao dịch viên
TCTD Tổ chức tín dụng
CNH-HĐH Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
PAKD Phương án kinh doanh

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo các phương thuộc địa bàn Quận
Liên Chiểu.......................................................................................................34
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn tín dụng tại PGD NHCSXH Q. Liên Chiểu giai
đoan 2018-2020...............................................................................................37
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tín dụng tại PGD NHCSXH quận
Liên Chiểu giai đoạn 2018-2020.....................................................................37
Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại PGD
NHCSXH quận Liên Chiểu gia đoạn 2018-2020............................................38
Bảng 2.5. Một số lỗi rủi ro phổ biến trong quá trình xét duyệt cho vay của
Phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu...................40
Bảng 2.6. Các công việc kiểm sốt chủ yếu trong q trình xét duyệt cho vay
của phịng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu.............47
Bảng 2.7. Một số lỗi rủi ro phổ biến trong q trình giải ngân của Ngân hàng
Chính Sách xã hội...........................................................................................51
Bảng 2.8. Các cơng việc kiểm sốt chủ yếu q trình giải ngân của Phịng
giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu..............................54
Bảng 2.9. Một số lỗi rủi ro phổ biến sau khi cho vay của phòng giao dịch
Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu..............................................58
Bảng 2.10. Các cơng việc kiểm sốt chủ yếu sau cho vay của Phịng giao dịch

Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu..............................................62

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Mơ hình tổ chức của PGD NHCSXH quận Liên Chiểu..................31
Hình 2.2. Quy trình cho vay tại NHCSXH.....................................................45

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hoạt động tín dụng được xem như thước đo tăng trưởng của hệ thống

ngân hàng tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng gia tăng
nhanh, chất lượng tín dụng thấp và tiềm ẩn rủi ro lớn. Hầu hết các TCTD hiện
đang hoạt động kém an toàn và kém hiệu quả. Những yếu kém đó nếu khơng
được xử lý kịp thời có thể tác động bất lợi đến ổn định nền kinh tế và hệ
thống tài chính quốc gia. Để hoạt động kinh doanh được an tồn và có hiệu
quả thì việc nâng cao chất lượng tín dụng là một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là
chất lượng công tác kiểm tra kiểm sốt nghiệp vụ tín dụng nhằm giảm thiểu
rủi ro và thực hiện các mục tiêu: Ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và chỉnh sửa
nghiêm túc những tồn tại, thiếu sót trong quá trình hoạt động. Bảo đảm tuân
thủ pháp luật Nhà nước và các quý chế, quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý, sử
dụng tài sản và các nguồn lực an tồn, hiệu quả, bảo đảm hệ thống thơng tin
tài chính và thơng tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời.

Hiện nay hệ thống KSNB ở nhiều ngân hàng mới dừng lại ở việc kiểm
tra tính tuân thủ, mang nặng tính hậu kiểm, chưa chú trọng vào việc kiểm tra
đánh giá rủi ro nhằm phát hiện các rủi ro tiềm ẩn để có thể cảnh báo kịp thời về

những điểm yếu trong quy trình nghiệp vụ tín dụng để đề xuất, kiến nghị sửa
đổi, khắc phục sớm. Vì vậy, nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra kiểm sốt
nội bộ tại các ngân hàng là yêu cầu cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong tín dụng Ngân hàng

Đối với Ngân hàng CSXH nghiệp vụ tín dụng mang tính đặc thù cào,
chủ yếu phối hợp với các TCCT-XH cho vay bằng tín chấp, ký kết hợp đồng
ủy nhiệm, ủy thác một số khâu trong quá trình vay vốn thì việc kiểm sốt
nghiệp vụ tín dụng để giảm thiểu rủi ro, phát huy hiệu quả, bảo toàn đồng vốn

2

rất cần thiết. Hoạt động của ngân hàng CSXH thành phố Đà nẵng đã góp phần
quan trọng trong việc thực hiện chương trình quốc gia về xóa đối giảm nghèo,
giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, được cấp ủy, chính
quyền địa phương, Ngân hàng CSXH Việt Nam đánh giá cao. Tuy nhiên, tốc
độ tăng trưởng nguồn vốn lớn, quy mô tín dụng ngày càng tăng, hoạt động tín
dụng đang cịn tồn tại một số những bắt cập đặt ra cho ngân hàng CSXH một
thách thức lớn đó là: Làm thế nào để vừa phục vụ, đáp ứng nhu cầu vay vốn
của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách tốt nhất vừa kịp thời
phát hiện những tồn tại, điểm yếu trong nghiệp vụ tín dụng nhằm quản lý
nguồn vốn các chương trinh tín dụng ưu đãi an tồn, hiệu quả, giảm thiểu rủi
ro. Đồng thời có phương pháp tác nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động.

Chính vì tầm quan trọng của hệ thống KSNB và yêu cầu nâng cao hiệu
quả hoạt động KSNB tại Ngân hàng CSXH chung và phòng giao dịch Ngân
hàng CSXH quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng nói riêng, nên việc nghiên
cứu đề tài:"Hồn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại phịng giao
dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng" là
rất cần thiết, có ý nghĩa đối với ngân hàng hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này hướng tới các mục tiêu sau:
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng
- Mô tả và đánh giá thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng tại
Phịng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận Liên Chiểu thành phố Đà
Nẵng, nhận biết những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của KSNB hoạt động
tín dụng tại Phịng giao dịch.
- Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác KSNB hoạt động
tín dụng tại Phịng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận Liên Chiểu
thành phố Đà Nẵng.

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng tập trung nghiên cứu của đề tài là cơng tác kiểm sốt nội bộ

hoạt động tín dụng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt khơng gian: tại Phịng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội

quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng
+ Về mặt thời gian: Số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập

trong giao đoạn 2018-2020.
4. Phương pháp nghiên cứu

Thông qua việc thu thập và nghiên cứu hệ thống lý luận từ các văn bản
quy phạm pháp luật, từ các nguồn tài liệu khác về kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng và các lĩnh vực có liên quan. Trên cơ sở nắm bắt tình hình thực hiện

kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng nói chung và thực trạng một cách cụ thể
nhất tình hình thực hiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại phịng giao
dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu. Từ đó phân tích, đánh giá, so sánh
để đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động
tín dụng tại tại phịng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu. Các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
4.1. Phương pháp phân tích thống kê

Trên cơ sở các số liệu thu thập được qua các năm 2018, 2019, 2020, từ
nguồn báo cáo của tại phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu,
tác giả sẽ sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để phân tích cơng tác kiểm
sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại tại phịng giao dịch Ngân hàng CSXH quận
Liên Chiểu.
4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được dùng để đánh giá sự biến động của số liệu về
kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại tại phịng giao dịch Ngân hàng

4

CSXH quận Liên Chiểu qua các năm đã thu thập được, từ đó tìm ngun nhân
của sự biến động.
4.3. Phương pháp mơ hình hóa

Các qui trình về kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng như: quy trình
kiểm soát giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, giải ngân và sau giải ngân đều được mơ
hình hóa để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt các bước của từng công tác.
4.4. Phương pháp suy diễn quy nạp

Từ các lý luận chung về kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng, kết hợp

với thực trạng cơng tác này tại tại phịng giao dịch Ngân hàng CSXH quận
Liên Chiểu, tham chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để
rút ra những điểm còn bất cập trong các quy định về kiểm sốt nội bộ hoạt
động tín dụng tại tại phịng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Liên Chiểu.
Trên cơ sở đó có những đề xuất giải pháp và kiến nghị thích hợp.
5. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong
ngân hàng

- Chương 2: Thực trạng cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại
Phịng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng

- Chương 3: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt
động tín dụng tại Phịng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội quận Liên
Chiểu thành phố Đà Nẵng.
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

Có nhiều nghiên cứu về kiểm sốt nội bộ nói chung và kiểm sốt nội bộ
hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại nói riêng, cụ thể như:

+ Nghiên cứu của tác các tác giả Trần Hoàng Nam (2014), “Hồn thiện
cơng tác kiểm sốt hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng VP Bank ”

5

Nghiên cứu của các tác giả đã trình bày được các bước kiểm sốt quy

tình tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp có quy mơ lớn tại ngân
hàng VPbank và đề xuất để cải thiện kiểm sốt hoạt động tín dụng tại ngân
hàng này.

+ Nghiên cứu của các tác giả tác giả Nguyễn Thị Minh Lan (2017): "
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các
ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương"; tác giả Đồn Văn
Phú (2018): “Hồn thiện cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ đối với hoạt
động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội”; tác giả Nguyễn
Thị Hoài Thu (2017), “Hoàn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng cá
nhân tại ngân hàng Vietinbank”. Nhìn chung các đề tài đã khái quát được hệ
thống KSNB cũng như hoạt động KSNB tại đơn vị nghiên cứu. Tác giả đã
nêu lên được những ưu, nhược điểm của hệ thống KSNB hay hoạt động
kiểm sốt một cách rõ ràng và từ đó đưa ra ý kiến đề xuất nhằm hồn thiện
cơng tác kiểm soát tại đơn vị. Tuy nhiên, các đề tài chưa đưa ra ví dụ thực
tế để minh họa cho các giai đoạn kiểm sốt quy trình cho vay để đề tài có
sức thuyết phục hơn và giúp người đọc hiểu rõ hơn thực trạng cơng tác kiểm
sốt tại các NHTM. Hay một số đề tài chưa làm rõ được mục tiêu, vai trò
của hệ thống KSNB, chưa chỉ rõ được các rủi ro có thể xảy ra trong quy
trình, giai đoạn kiểm soát và thủ tục kiểm soát để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
đó. Một số đề tài cịn đưa ra những giải pháp chung chung, không đi sâu vào
thực trạng cụ thể tại đơn vị nghiên cứu.

Tóm lại, tất cả các nghiên cứu nói trên đều thể hiện được việc nghiên
cứu về hệ thống kiểm sốt nội bộ nói chung, kiểm sốt nội bộ trong một đơn
vị cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu sâu về
kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại Phịng giao dịch Ngân hàng chính
sách xã hội quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng.

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SỐT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG TRONG NGÂN HÀNG

1.1. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ

Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù muốn hay khơng đều có hệ thống
KSNB riêng, nói cách khác hệ thống KSNB tồn tại một cách khách quan. Bởi
vì trong doanh nghiệp, kiểm sốt là một chức năng vơ cùng quan trọng giúp
cho doanh nghiệp có thể tự quản lý hoạt động từ đó nâng cao hiệu quả hoạt
động của mình chỉ có điều nó hữu hiệu hay kém hữu hiệu mà thôi. Tập hợp tất
cả các cơng cụ kiểm sốt được gọi là hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB).

Điều 39, Luật kế toán Việt Nam năm 2015 nêu rõ: “Kiểm soát nội bộ là
việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế tốn các cơ chế,
chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật
nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu
cầu đề ra”[13, tr9]
1.1.1.2. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo Liên đồn Kế tốn quốc tế (IFAC), đã đưa ra định nghĩa: “Hệ
thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách, thủ tục được thiết lập
nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy
của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý; bảo đảm
hiệu quả hoạt động” [16, tr10].


Hệ thống KSNB là công cụ chủ yếu để thực hiện chức năng kiểm soát
trong mọi quy trình quản lý của đơn vị. Hệ thống KSNB cung cấp thơng tin
cho cả bên trong và bên ngồi của một tổ chức. Vì vậy để người sử dụng tin

7

cậy vào tính chính xác và trung thực của thơng tin địi hỏi tổ chức phải duy trì
một hệ thống KSNB hữu hiệu.

Như vậy, KSNB liên quan đến mọi bộ phận, mọi lĩnh vực hoạt động
của đơn vị; nó khơng chỉ giới hạn trong chức năng kế tốn tài chính, mà cịn
mở rộng ra tất cả các chức năng khác của đơn vị như hành chính, sản xuất,…
KSNB không chỉ thuộc về các nhà quản lý mà còn liên quan đến mọi thành
viên trong đơn vị.
1.1.2. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Một hệ thống KSNB thường hướng tới các mục tiêu sau đây:
- Bảo đảm độ tin cậy các thông tin: Thơng tin kinh tế tài chính do bộ máy
kế tốn thu thập, xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc ra quyết định
của nhà quản lý bên trong và ngồi đơn vị. Vì vậy, các thơng tin cung cấp phải
đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và tin cậy về thực trạng hoạt
động, phản ánh đầy đủ, khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt động
kinh tế, tài chính.
- Bảo đảm việc tuân thủ các chế độ pháp lý: KSNB được thiết kế trong
doanh nghiệp phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải tuân thủ đúng mức.
- Bảo đảm hiệu quả và hiệu lực của hoạt động: KSNB giúp đơn vị bảo
vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở
rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh của đơn vị.
1.1.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB


Theo quan điểm của Ủy ban COSO thì một hệ thống KSNB bao gồm 5
yếu tố: Mơi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin
và truyền thơng, giám sát.
1.1.3.1. Mơi trường kiểm sốt

Mơi trường kiểm sốt nó chi phối ý thức kiểm sốt của mọi thành viên

8

trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ phận khác của KSNB. Mơi trường
kiểm sốt bao gồm tồn bộ các nhân tố (bên trong và bên ngồi của đơn vị) có
ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, sự vận hành và tính hữu hiệu của KSNB.
Các nhân tố chính của mơi trường kiểm soát bao gồm:
a. Quan điểm kinh doanh, phong cách lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao

Sự kiểm soát hữu hiệu của đơn vị phụ thuộc rất nhiều vào những
nguyên tắc và quan điểm của nhà quản lý. Nếu người quản lý cấp cao theo
đuổi quan điểm muốn chống đỡ rủi ro và cho rằng kiểm soát cũng là một vấn
đề quan trọng thì các thành viên sẽ cảm thấy điều đó và hết sức tơn trọng các
quy định kiểm sốt. Ngược lại, khi nhà quản lý không thực tâm chú ý hay
chấp nhận rủi ro để đạt được một mức lợi nhuận cao, các mục tiêu kiểm soát
chắc chắn sẽ không đạt được.

Phong cách điều hành của nhà quản trị cũng có ảnh hưởng lớn đến mơi
trường kiểm sốt của một tổ chức. Ban giám đốc là một tập thể thống nhất
trong điều hành hay thực chất chỉ do một cá nhân nắm quyền trong quản lý thì
hoạt động KSNB rất khó có hiệu quả. Mơi trường KSNB cũng khơng chặt chẽ
nếu ban giám đốc giao phó tồn bộ quyền hành, trách nhiệm cho nhân viên
dưới quyền.

b. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là bộ máy thực hiện các hoạt động để đạt được các mục
tiêu của một tổ chức. Một cơ cấu hợp lý giúp cho q trình thực hiện sự phân
cơng, phân nhiệm, sự ủy quyền, quá trình xử lý nghiệp vụ và ghi chép sổ sách
được kiểm soát nhằm ngăn ngừa mọi sai phạm. Một ngân hàng được tổ chức
thành nhiều cấp thì mức độ sai lệch thơng tin càng cao và vì vậy một điều hiển
nhiên là hệ thống KSNB cũng sẽ được thiết lập ở mức độ lớn tương ứng để có
thể thực hiện chức năng kiểm sốt được tồn bộ các hoạt động của mình.

Như vậy, để thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp và hiệu quả, các nhà

9

quản lý cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Thiết lập được sự điều hành và kiểm sốt trên tồn bộ hoạt động của

ngân hàng, khơng bỏ sót lĩnh vực nào, đồng thời khơng có sự chồng chéo giữa
các bộ phận.

+ Thực hiện sự phân chia rành mạch ba chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi
chép sổ sách và bảo quản tài sản.

+ Đảm bảo độc lập tương đối giũa các bộ phận nhằm đạt được hiệu quả
cao nhất trong hoạt động của các bộ phận chức năng.
c. Chính sách nhân sự

Khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ một hệ thống kiểm soát nào cũng
là con người. Sự phát triển của các ngân hàng đều luôn gắn liền với đội ngũ
cán bộ nhân viên, họ luôn luôn là một nhân tố quan trọng trong KSNB. Nếu

lực lượng này của ngân hàng yếu kém về mặt năng lực, tinh thần làm việc và
đạo đức, thì dù cho ngân hàng có thiết kế và duy trì một hệ thống KSNB rất
đúng đắn và chặt chẽ vẫn không thể phát huy hiệu quả. Ngược lại, một đội
ngũ cán bộ, nhân viên tốt sẽ giúp giảm bớt những hạn chế vốn có của KSNB.
Chính sách nhân sự bao gồm toàn bộ các phương pháp quản lý và các chế độ
của ngân hàng đối với việc tuyển dụng, huấn luyện, đánh giá, đề bạt, khen
thưởng và kỷ luật đối với nhân viên trong ngân hàng.
d. Kế hoạch và dự toán

Hệ thống kế hoạch dự toán, bao gồm các kế hoạch thu chi quỹ, kế
hoạch hay dự toán đầu tư, sửa chữa tài sản cố định,…Đặc biệt là kế hoạch tài
chính bao gồm những ước tính và cân đối tình hình tài chính, kết quả hoạt
động và sự luân chuyển tiền trong tương lai. Nếu việc lập và thực hiện các kế
hoạch được tiến hành khoa học và nghiêm túc, thì nó sẽ trở thành một cơng cụ
kiểm sốt hiệu quả hữu hiệu. Vì vậy trong thực tế các nhà quản lý thường
quan tâm xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch, theo dõi những nhân tố ảnh

10

hưởng đến kế hoạch đã lập nhằm phát hiện những vấn đề bất thường và xử lý,
điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
e. Uỷ ban kiểm soát

Uỷ ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất
của ngân hàng như thành viên của Hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm
các chức vụ quản lý và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm sốt.
f. Các nhân tố bên ngồi

Ngoài các nhân tố bên trong nêu trên, hoạt động của ngân hàng còn
chịu ảnh hưởng bởi mơi trường bên ngồi. Ví dụ như: luật pháp, sự kiểm soát

của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng của các chủ nợ, …Những nhân tố bên ngoài
là những nhân tố nằm ngồi tầm kiểm sốt của nhà quản lý nhưng sẽ có ảnh
hưởng rất lớn đến ngân hàng trong việc thiết kế và vận hành các quy chế, thủ
tục trong hệ thống KSNB.
1.1.3.2. Đánh giá rủi ro

Đánh giá bao gồm việc xác định và phân tích rủi ro liên quan đến q
trình hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp, làm nền tảng cho việc xác định
các cách thức xử lý rủi ro. Thông qua việc xác định mục tiêu đề ra ở các cấp
độ tổng thể doanh nghiệp và cấp độ bộ phận, doanh nghiệp có thể xác định
được những yếu tố chủ yếu dẫn đến thành cơng và sau đó xác định những rủi
ro gây ảnh hưởng đến những yếu tố thành công này.

Chuẩn bị để tiếp cận rủi ro: Ban quản trị, trước hết, nên xác định tồn bộ
các hoạt động, các mục tiêu kiểm sốt trong tồn bộ tổ chức. Các mục tiêu
kiểm sốt được cụ thể hóa hơn và gắn liền với trách nhiệm của từng bộ phận.
Sau khi xác định mọi hoạt động và mục tiêu kiểm soát, nhà quản lý tiến hành
xác định các rủi ro gắng liền với từng đối tượng. Những rủi ro này có thể xuất
phát từ bên trong nội bộ tổ chức (sự nhầm lẫn, sự lừa gạt,…) và bên ngoài tổ


×