Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Ô nhiễm công nghiệp_Bụi - tiếng ồn - hóa chất pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.73 KB, 18 trang )

0


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA HÓA HỌC
LỚP HÓA DẦU K-31


TIỂU LUẬN
Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP
BỤI - TIẾNG ỒN - HÓA CHẤT






GVHD : Lương Thúy Nga
SVTH : Huỳnh Đức Kỳ
Lớp : Hóa dầu K-31. Quy Nhơn










Quy Nhơn 12/2011


Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 1





Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là
tình trạng ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp ở nước ta gây ra.Vấn đề này
ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn
tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà
đó còn là trách nhiệm của toàn xã hội.

Trong tiểu luận này, em chỉ tìm hiểu ô nhiễm về bụi, tiếng ồn và hóa chất do
các khu công nghiệp gây ra. Vì đây là lần đầu tiên em làm tiểu luận về ô nhiễm
công nghiệp nên không thể tránh khỏi nhiều sai sót cả về nội dung lẫn cách trình
bày. Vì vậy em mong được sự đóng góp ý kiến của cô.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô đã giảng dạy môn Xây dựng công
nghiệp rất nhiệt tình ở trên lớp và đã hướng dẫn bài tập lớn để chúng em có thể
hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Tuy thời gian gặp Cô không nhiều nhưng đã
để lại rất nhiều kỷ niệm trong chúng em. Em xin chúc sức khỏe gia đình cô và chúc
cô luôn luôn thành công trên con đường giảng dạy.


Mọi sự đóng góp ý kiến xin liên hệ:














Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 2



I. Thực trạng ô nhiễm công nghiệp ở nước ta hiện nay

Trong những năm gần đây do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh
tế với bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức. Đối tượng gây ô nhiễm
môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp
tại các đô thị lớn và các vùng nông thôn. Các ô nhiễm chủ yếu là: bụi, tiếng ồn và
hóa chất.
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 20/4/2008 cả
nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên
địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến hết năm 2008, cả nước có
khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công
nghiệp được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định
thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường
của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí môi trường ở một số địa
phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một

số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như
không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt
động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận
hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi
ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng,
khí và chất thải độc hại khác.
Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng
Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước
thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất
lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi
cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm
2008 cho thấy, lượng NH
3
(amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ tăng cao tại
hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong
nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì
trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3
- 9 lần Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản
xuất công nghiệp nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông
Đồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m3
nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công
nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước
thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất
lượng nước của các nguồn tiếp nhận Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu
công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng
và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà
con nông dân.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp
ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho
môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân

Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 3

cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối
mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ
nguồn ô nhiễm hóa chất công nghiệp Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản
ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi
trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.
Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng thế giới
(WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước,
không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng
nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu á về mức độ ô nhiễm bụi.

II. Nguyên nhân ô nhiễm công nghiệp ngày càng

gia tăng

Tình trạng ô nhiễm công nghiệp nêu trên có nhiều nguyên nhân chủ quan,
khách quan khác nhau, song tập trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ
môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của
Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để
điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ
thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn
bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không
cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá
phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức,
các hoạt động kinh tế trong việc bảo vệ môi trường.


Thứ hai, quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực
lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt
động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây
ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ
mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành
vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự;
còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm,
đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng
không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu
kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả.

Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức
đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm
trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi
trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang
tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và
đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và
Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 4

chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức,
qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không
cao.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn
hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.


Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách
công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác
kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp,
đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp
thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường.

III. Các giải pháp bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường sinh thái hiện nay là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả hệ
thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công dân.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Đảng và Nhà nước ta
đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị
quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày
21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ
Chính trị; Luật Bảo vệ môi trường; các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực
hiện Luật Bảo vệ môi trường Các chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp quy này đi vào
cuộc sống đã bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ
môi trường, song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Để
ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi trường,
cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó
những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi
phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các
nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám
sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con
người.

Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi

trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi
trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi
gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang
bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực
lượng này.
Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 5


Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công
nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán
kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình
trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời
gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói
riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ
tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải, bụi … tập trung hoàn chỉnh
mới được phép hoạt động.

Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án khu công nghiệp, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên
môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay
không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ
lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường
về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo
điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động
môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã
hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo

vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ
và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một
cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người xã
hội.



IV. Bụi công nghiệp



1. Khái niệm bụi trong sản xuất:
- Nhiều quá trình sản xuất trong công nghiệp đặc biệt là công nghiệp vật liệu
xây dựng phát sinh rất nhiều bụi. Bụi là những vật chất rất bé ở trạng thái lơ lững
trong không khí trong 1 thời gian nhất định.
- Khắp nơi đều có bụi nhưng trong xí nghiệp, nhà máy có bụi nhiều hơn cả.
2. Các loại bụi:
* Căn cứ vào nguồn gốc của bụi: Có các loại sau:
- Bụi hữu cơ gồm có:
· Bụi động vật sinh ra từ 1 động vật nào đó: bụi lông, bụi xương
· Bụi thực vật sinh ra từ 1 sinh vật nào đó: bụi bông, bụi gỗ

- Bụi vô cơ gồm có:
· Bụi vô cơ kim loại như bụi đồng, bụi sắt
Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 6

· Bụi vô cơ khoáng vật: đất đá, ximăng, thạch anh,

- Bụi hỗn hợp: do các thành phần vật chất trên hợp thành.


* Theo mức độ nhỏ của bụi:
- Nhóm nhìn thấy được với kích thước lớn
- Nhóm nhìn thấy qua kính hiển vi
- Nhóm kích thước nhỏ hơn chỉ nhìn qua kính hiển vi điện tử.

3. Các nguyên nhân tạo ra bụi:
- Bụi sản xuất thường tạo ra nhiều trong các khâu sản xuất,khâu thi công đất
đá, bốc dỡ nhà cửa, đập nghiền sàng đá và các vật liệu vô cơ khác, nhào trộn
bêtông, vôi vữa, chế biến vật liệu, chế biến vật liệu hữu cơ khi nghiền hoặc tán nhỏ.
- Khi vận chuyển vật liệu rời bụi tung ra do kết quả rung động, khi phun sơn
bụi tạo ra dưới dạng sương, khi phun cát để làm sạch các bề mặt tường nhà.
-Ở các xí nghiệp liên hiệp xây dựng nhà cửa và nhà máy bêtông đúc sẵn, có
các thao tác thu nhận, vận chuyển, chứa chất và sử dụng một số lượng lớn chất liên
kết và phụ gia phải đánh đóng nhiều lần, thường xuyên tạo ra bụi có chứa SiO2.
- Để sản xuất ra một tấn xi măng, một nhà máy phải thải ra khoảng 1/10 giá
trị đó là khí, bụi và các chất độc hại.

4. Tác hại của bụi:
- Bụi gây ra những tác hại về mặt kỹ thuật như:
· Bám vào máy móc thiết bị làm cho máy móc thiết bị chóng mòn.
· Bám vào các ổ trục làm tăng ma sát.
· Bám vào các mạch động cơ điện gây hiện tượng đoãn mạch và có thể làm
cháy động cơ điện.
- Bụi chủ yếu gây tác hại lớn đối với sức khoẻ của người lao động.
- Mức độ tác hại của bụi lên các bộ phận cơ thể con người phụ thuộc vào tính
chất hoá lý, tính độc, độ nhỏ và nồng độ bụi. Vì vậy trong sản xuất cần phải có biện
pháp phòng và chống bụi cho công nhân.

*.Tác hại của bụi đối với cơ thể:

- Đối với da và niêm mạc: bụi bám vào da làm sưng lỗ chân lông dẫn đến bệnh
viêm da, còn bám vào niêm mạc gây ra viêm niêm mạc. Đặc biệt có 1 số loại bụi
như len dạ, nhựa đường còn có thể gây dị ứng da.
- Đối với mắt: bụi bám vào mắt gây ra các bệnh về mắt như viêm màng tiếp
hợp, viêm giác mạc. Nếu bụi nhiễm siêu vi trùng mắt hột sẽ gây bệnh mắt hột. Bụi
kim loại có cạnh sắc nhọn khi bám vào mắt làm xây xát hoặc thủng giác mạc, làm
giảm thị lực của mắt. Nếu là bụi vôi khi bắn vào mắt gây bỏng mắt.
- Đối với tai: bụi bám vào các ống tai gây viêm, nếu vào ống tai nhiều quá làm
tắc ống tai.
- Đối với bộ máy tiêu hoá: bụi vào miệng gây viêm lợi và sâu răng. Các loại
bụi hạt to nếu sắc nhọn gây ra xây xát niêm mạc dạ dày, viêm loét hoặc gây rối loạn
tiêu hoá.
- Đối với bộ máy hô hấp: vì bụi chứa trong không khí nên tác hại lên đường
Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 7

hô hấp là chủ yếu. Bụi trong không khí càng nhiều thì bụi vào trong phổi càng
nhiều. Bụi có thể gây ra viêm mũi, viêm khí phế quản, loại bụi hạt rất bé vào đến
tận phế nang gây ra bệnh bụi phổi.
Bệnh bụi phổi được phân thành:
· Bệnh bụi silic (bụi có chứa SiO2 trong vôi, ximăng, ).
· Bệnh bụi silicat (bụi silicat, amiăng, bột tan).
· Bệnh bụi than (bụi than).
· Bệnh bụi nhôm (bụi nhôm).
* Bệnh bụi silic là loại phổ biến và nguy hiểm nhất, có thể đưa đến bệnh lao
phổi nghiêm trọng. Ôxit silic tự do (cát, thạch anh) không những chỉ ảnh hưởng đến
tế bào phổi mà còn đến toàn bộ cơ thể gây ra phá huỷ nội tâm và trung ương thần
kinh.
- Đối với toàn thân: nếu bị nhiễm các loại bụi độc như hoá chất, chì, thuỷ
ngân, thạch tín khi vào cơ thể, bụi được hoà tan vào máu gây nhiễm độc cho toàn

cơ thể.

5. Biện pháp phòng và chống bụi:
a. Biện pháp kỹ thuật:
- Phương pháp chủ yếu để phòng bụi trong công tác xay, nghiền, sàng, bốc dỡ
các loại vật liệu hạt rời hoặc dễ sinh bụi là cơ giới hoá quá trình sản xuất để công
nhân ít tiếp xúc với bụi. Che đậy các bộ phận máy phát sinh nhiều bụi bằng vỏ che,
từ đó đặt ống hút thải bụi ra ngoài.
- Dùng các biện pháp quan trọng để khử bụi bằng cơ khí và điện như buồng
lắng bụi bằng phương pháp ly tâm, lọc bụi bằng điện, khử bụi bằng máy siêu âm,
dùng các loại lưới lọc bụi bằng phương pháp ion hoá tổng hợp.
- Áp dụng các biện pháp về sản xuất ướt hoặc sản xuất trong không khí ẩm
nếu điều kiện cho phép hoặc có thể thay đổi kỹ thuật trong thi công.
- Sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo, rút bớt độ đậm đặc của
bụi trong không khí bằng các hệ thống hút bụi, hút bụi cục bộ trực tiếp từ chỗ bụi
được tạo ra.
- Thường xuyên làm tổng vệ sinh nơi làm việc để giảm trọng lượng bụi dự trữ
trong môi trường sản xuất.

b .Biện pháp về tổ chức:
- Bố trí các xí nghiệp, xưởng gia công, phát ra nhiều bụi, xa các vùng dân cư,
các khu vực nhà ở. Công trình nhà ăn, nhà trẻ đều phải bố trí xa nơi sản xuất phát
sinh ra bụi.
- Đường vận chuyển các nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm mang
bụi phải bố trí riêng biệt để tránh tình trạng tung bụi vào môi trường sản xuất nói
chung và ở các khu vực gián tiếp. Tổ chức tốt tưới ẩm mặt đường khi trời nắng gió,
hanh khô.

c. Trang bị phòng hộ cá nhân:
- Trang bị quần áo công tác phòng bụi không cho bụi lọt qua để phòng ngừa

cho công nhân làm việc ở những nơi nhiều bụi, đặc biệt đối với bụi độc.
- Dùng khẩu trang, mặt nạ hô hấp, bình thở, kính đeo mắt để bảo vệ mắt, mũi,
Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 8

miệng.

d .Biện pháp y tế:
- Ở trên công trường và trong nhà máy phải có đủ nhà tắm, nơi rửa cho công
nhân. Sau khi làm việc công nhân phải tắm giặt sạch sẽ, thay quần áo.
- Cấm ăn uống, hút thuốc lá nơi sản xuất.
- Không tuyển dụng người có bệnh mãn tính về đường hô hấp làm việc ở
những nơi nhiều bụi. Những công nhân tiếp xúc với bụi thường xuyên được khám
sức khoẻ định kỳ để phát hiện kịp thời những người bị bệnh do nhiễm bụi.
- Phải định kỳ kiểm ta hàm lượng bụi ở môi trường sản xuất, nếu thấy quá
tiêu chuẩn cho phép phải tìm mọi biện pháp làm giảm hàm lượng bụi.

e .Các biện pháp khác:
-Thực hiện tốt khâu bồi dưỡng hiện vật cho công nhân.
-Tổ chức ca kíp và bố trí giờ giấc lao động, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường
sức khoẻ.
-Coi trọng khẩu phần ăn và rèn luyện thân thể cho công nhân.



* Khói ở nhà máy đường


Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 9



* Bụi ở nhà máy xi măng Lam Thạch II Quảng Ninh


V. Ti
ếng ồn


1. Những khái niệm chung.
Tiếng ồn là âm thanh có hại phát sinh trong quá trình sản xuất. Về bản chất,
âm thanh là sự dao động (rung động) của vật thể, dao động nay truyền đi trong
không khí dưới dạng sóng âm thanh.
Hai đặc trưng cơ bản của âm thanh:
- Cường độ am thanh (dB)
- Tần số âm thanh (Hz)
Dao động âm thanh mà tai người nghe được có tần số từ 16 -20 Hz đến 16-
20kHz. Giới hạn này ở mỗi người không giống nhau, tùy theo lứa tuổi và
trạng thái cơ quan thính giác.
Rung động là dao động cơ học của vật thể đàn hồi sinh ra khi trọng tâm hoặc
trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu
kỳ hình dạng mà chúng có ở trạng thái tĩnh.
Trong môi trường công nghiệp có nhiều hoạt động sinh ra tiếng ồn và rung
động. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất là các tác hại nghề nghiệp nếu cường
độ của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

2. Nguồn phát sinh tiếng ồn và rung động:
a- Nguồn phát sinh tiếng ồn:
Có nhiều nguồn phát sinh tiếng ồn khác nhau:
Theo nơi xuất hiện tiếng ồn: phân ra tiếng ồn trong nhà máy sản xuất và tiếng

ồn trong sinh hoạt.
Theo nguồn phát ra tiếng ồn: phân ra tiếng ồn cơ khí, tiếng ồn khí động và
tiếng ồn các máy điện.

Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 10

Tiếng ồn cơ khí:
- Gây ra bởi sự làm việc của các máy móc do sự chuyển động của các cơ cấu
phát ra tiếng ồn không khí trực tiếp.
- Gây ra bởi bề mặt cơ cấu hoặc bộ phận kết cấu liên quan đến chúng.
- Gây ra bởi sự va chạm giữa các vật thể trong các thao tác đập búa khi rèn,
gò, dát kim loại, …
Tiếng ồn khí động:
- Sinh ra do chất lỏng rơi, khí chuyển động vận tốc lớn (tiếng ồn quạt máy,
máy khí nén, các động cơ khi làm việc…)
Tiếng ồn của các máy điện:
- Do sự rung động của các phần tĩnh và phần quay dưới ảnh hưởng của lực
từ thay đổi tác dụng ở khe không khí và ở ngay trong vật liệu của máy
điện.
- Do sự chuyển động của các dòng không khí ở trong máy và sự rung động
các chi tiết và các đầu mối do sự không cân bằng của phần quay.
b. Nguồn phát sinh rung động:
Từ các loại dụng cụ cơ khí với bộ phận chuyển động điện hoặc hoặc khí
nén là những nguồn rung động gây tác dụng cục bộ lên cơ thể con người.
c. Các thông số đặc trưng cho tiếng ồn và rung động:
Đặc trưng cho tiếng ồn:
Đặc trưng là các thông số vật lý như cường độ, tần số, phổ tiếng ồn và các
thông số sinh lý như mức to, độ cao. Tác hại gây gây ra bởi tiếng ồn phụ thuộc
vào cường độ và tần số của nó.

Tiếng ồn mức 100 – 120 dB với tần số thấp và 80 – 95 dB với tần số trung
bình và cao có thể gây ra sự thay đổi ở cơ quan thính giác. Tiếng ồn mức 130-
150 dB có thể gây hủy hoại các tính chất cơ học đối với cơ quan thính giác
(thủng màng nhĩ).
Theo tần số, tiếng ồn chia thành tiếng ồn có tần số thấp dưới 300Hz, tần số
trung bình 300- 1000 Hz, tần số cao trên 3000Hz. Tiếng ồn tần số cao có hại hơn
tiếng ồn tần số thấp.
Tùy theo đặc điểm tiếng ồn mà phổ của nó có thể là phổ liên tục, phổ gián
đoạn (phổ thưa) và phổ hổn hợp. Hai loại loại sau gây đăc biệt xấu lên cơ thể
con người.

3 . Tác hại của tiếng ồn:
a- Đối với cơ quan thính giác:
Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy của thính giác giảm xuống,
ngưỡng nge tăng lên. Khi rời môi trường ồn đến nơi yên tĩnh, độ nhảy cảm có
khả năng phục hồi lại nhanh nhưng sự phục hồi đó chỉ có một hạn độ nhất định.
Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đi rõ rệt và phải sau một thời
gian khá lâu khi rời nơi ồn, thính giác mới phục hồi lại được.
Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác không còn khả năng
phục hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường được, sự thoái hóa dần dần sẽ phát
triển thành những biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra bệnh nặng tai và điếc.


Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 11

b- Đối với hệ thần kinh trung ương:
Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ kích thích mạnh đến hệ thống thần
kinh trung ương, và sau một thời gian dài có thể dẫn tới hủy hoại sự hoạt động
của não thể hiện: đau đầu, chóng mặt cảm giác sợ hãi, hay bực tức, trạng thái

tam thần không ổn định, trí nhớ giảm sút,…
c- Đối với hệ thống chức năng khác của cơ thể:
- Ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch, gây rối loạn nhịp tim.
- Làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến sự co bóp bình thường của dạ
dày.
- Làm cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể gây ra bệnh cao huyết
áp.
- Làm việc với tiếng ồn quá nhiều, có thể dẫn đến mệt mỏi, ăn uống sút kém và
không ngủ được, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh và cơ
thể.
4- Biện pháp phòng và chống tiếng ồn trong công nghiệp.
a - Loại trừ nguồn phát sinh ra tiếng ồn:
- Dùng quá trình sản xuất không tiếng ồn để thay cho quá trình sản xuất
có tiếng ồn.
- Làm giảm cường độ tiếng ồn phát ra từ máy móc và động cơ.
- Giữ cho các máy ở trạng thái cân bằng: siết chặt bulông, đinh vít, tra
dầu mở thường xuyên.

b- Cách ly tiếng ồn và hút âm:
- Lắp các thiết bị làm giảm tiếng động của máy. Bao phủ chất hấp thụ
sự rung động ở các bề mặt rung động phát ra tiếng ồn bằng vật liệu có
ma sát trong lớn; ngoài ra trong một số máy phải có bộ phận tiêu âm.
- Chọn vật liệu cách âm để làm nhà xưởng, làm nền bằng cao su, cát,
nền nhà phải đào sâu, xung quanh nên đào rãnh cách âm rộng 6-10
cm.

c- Dùng các dụng cụ phòng hộ cá nhân.
Những người làm việc trong các quá trình sản xuất có tiếng ồn, để bảo
vệ tai cần có một số thiết bị sau:
- Bông ,băng đặt vào lỗ tai là những loại đơn giản nhất. Bông làm giảm

ồn từ 3- 14 dB trong giải tần số 100- 600Hz, băng tẩm mở giảm 18
dB, bông len tẩm sáp giảm đến 30dB.
- Dùng nút bằng chất dẻo bịt kín tai có thể giảm xuống 20dB.
- Dùng nắp chống ồn úp bên ngoài tai có thể giảm tới 30dB khi tần số
là 500Hz và 40dB khi tần số 2000Hz. Loại nắp chống ồn chế tạo từ
cao su không được thuận tiện lắm khi sủ dụng vì người làm mệt do áp
lực lên màng tai quá lớn.

d- Chế độ lao động hợp lý:
- Những người làm việc tiếp xúc nhiếu với tiến ồn cần được bớt giờ
làm việc hoặc có thể bố trí xen kẽ công việc để có những quãng nghỉ
thích hợp.
Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 12

- Không nên tuyển lựa những người mắc bệnh về tai làm việc ở nơi có
nhiều tiếng ồn.
- Khi phát hiện có dấu hiệu điếc nghề nghiệp thì phải bố trí để công
nhân được ngừng tiếp xúc với tiếng ồn càng sớm càng tốt.




*
Để hạn chế bụi, tiếng ồn… cần trồng nhiều cây xanh xung
quanh KCN






* Sơ đồ bố trí KCN so với khu dân cư

KHU CÔNG
NGHIỆP TẬP
TRUNG
DẢI PHÂN CÁCH
(
Cây xanh
)_
KHU DÂN CƯ
Hướng gió
Hướng gió
Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 13

VI. Hóa chất

1. Vai trò của hóa chất.
Hóa chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam, đặc
biệt là trong công nghiệp và nông nghiệp. Ước tính khối lượng hóa chất sử dụng
hàng năm ở Việt Nam đến khoảng 9 triệu tấn
Trong ngành công nghiệp dệt nhuộm và giầy da. Các hóa chất sử dụng
trong ngành công nghiệp này, nhất là các loại thuốc nhuộm và keo dán thường là
các hóa chất độc.
Trong ngành giấy và bột giấy. trong công đoạn tẩy trắng có sử dụng rất
nhiều chất oxy hóa mạnh như Clo, các hợp chất Clo, oxy già hoặc ozon. Chất thải từ
quá trình tẩy này thường là những chất độc sinh thái mạnh.
Một số hợp chất, dung môi rất độc khác cũng được sử dụng trong ngành
điện. Ví dụ như POPs, PCB, MEK hoặc xylen còn được sử dụng nhiều ở các trạm

biến thế cũ.
Ngoài ra, chế biến thực phẩm là một trong những ngành sử dụng một lượng
lớn hóa chất dùng làm chất tẩy, chống thiu, chống mùi Ngành này sử dụng cả
các hóa chất độc lẫn hóa chất thông dụng như thuốc tím (KMnO4).
Ngành vật liệu xây dựng cũng là một trong những ngành có sử dụng một
khối lượng lớn hóa chất đặc biệt là chất amiăng (mặc dù đã bị cấm sử dụng nhưng
một lượng lớn amiăng vẫn còn tồn tại và các doanh nghiệp vẩn phải sử dụng vì
chưa có một giải pháp nào hữu hiệu để xử lý họặc thay thế amiăng). Các loại bụi hô
hấp như SiO2 cũng là một vấn đề đáng được quan tâm trong ngành vật liệu xây
dựng xét về mặt độc học.
Các hóa chất đáng chú ý về phương diện độc gồm: PCB, dung môi, hơi, các
hợp chất có kim loại, các khí độc như Cl2, CO các chất độc khác như PAH,
amiăng Các ngành công nghiệp liên quan đến sự tồn tại các hóa chất này như:
ngành vận tải điện với PCB, ngành sơn, xử lý kim loại, điện tử với dung môi, các
ngành liên quan đến kim loại như luyện kim, mạ sơn….
Thực tế quản lý hóa chất ở các nhà máy, xí nghiệp… hiện nay vẫn là ngoài
tầm kiểm soát và một lượng lớn hóa chất đã qua sử dụng được thãi trực tiếp ra môi
trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
2. Phân loại hóa chất.
Theo kết quả điều tra, hiện khoảng 500 loại hóa chất tồn tại trong các cơ sở
công nghiệp được điều tra khảo sát. Tuy nhiên, chỉ 70-75% các loại hóa chất này
được xác định với tên chính xác, còn phần lớn các hóa chất được lưu hành với tên
thương mại.
Tuy nhiên dựa vào thông tin thu nhập được về các loại hóa chất, có thể chia
hóa chất làm 4 loại cần được chú ý đặc biệt. Đó là: hóa chất gây ăn mòn, hóa chất
dễ gây cháy, hóa chât gây phản ứng và hóa chất độc. Ngoài các hóa chất cơ bản và
hóa chất công nghiệp như xút axít và các chất bề mặt được sử dụng phổ biến nhất,
có nhiều hóa chất độc và dễ bay hơi cũng được sử dụng với khối lượng lớn như
toluene, xylen và TDl.
Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga

SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 14

3. Ảnh hưởng của hóa chất công nghiệp đến môi trường
Chất lượng môi trường Việt Nam trong những năm gần đây đang có xu
hướng giảm, và một trong những nguyên nhân cơ bản của sự suy thoái là ô nhiễm
hóa chất từ các nhà máy xí nghiệp.
Trong quá trình sản xuất,các nhà máy thãi ra môi trường rất nhiều chất độc
hại. Các chất đôc hại thoát ra do bốc hơi, rò rỉ, tổn hao trên dây chuyền sản xuất,
trên các phương tiện dẫn tải, hoặ cố tình thải hóa chất ra môi trường để khỏi xử lý…
Mỗi một ngành công nghiệp, tùy theo dây chuyền công nghệ, tùy theo loại
nhiên liệu sử dụng, đặc điểm sản xuất, quy mô sản xuất, loại nguyên liệu và sản
phẩm của nó, tùy theo mức độ hiện đại của nhà máy mà lượng hóa chất độc hại sẽ
khác nhau.
Hóa chất từ các nguồn công nghiệp xâm nhập vào môi trường và gây ra
những nguy cơ khác nhau cũng như ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trong cơ
thể con người. Đường tiếp xúc và nhiễm hóa chất chủ yếu là qua da, qua đường hô
hấp và tiêu hóa.
Những loại ô nhiễm hóa chất đáng chú ý bao gồm: nồng độ CO vượt quá tiêu
chuẩn quy định. Đặc biệt công nghiệp tái sinh chì, ắc quy chì. Tỷ lệ nhiễm chì hữu
cơ cao hơn khoảng 10% đối với khu vực ô nhiễm hơi xăng, tại một số kho của công
ty xăng dầu nồng độ tetrarthyl chì vượt đến 40 lần, hóa chất này là yếu tố tác động
đáng kể đến sức khỏe người lao động.
Các tác hại chủ yếu của hóa chất đến sức khỏe con người gồm: gây ngạt thở,
gây tê, gây dị ứng, gây bỏng, tác động kích thích đến cơ quan chức năng của cơ thể,
gây ung thư,….
Công nghiệp ngày càng phát triển, các nhà máy mọc lên càng nhiều thì tình
trạng ô nhiễm hóa chất ngày càng nặng nề.
4. Các nguyên tắc và biện pháp cơ bản phòng chống nhiễm độc trong
sản xuất.
a. Nguyên tắc và biện pháp cơ bản.

- Hạn chế hoặc thay thế hóa chất độc hại
- Che chắn hoặc cách ly nguồn phát sinh nguồn hóa chất nguy hiểm
- Thông gió
b. Các biện pháp khẩn cấp
- Tổ chức đội cấp cứu
- Sơ tán, sơ cứu thông thường
- Xử lý những sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất…
Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 15


* Nhà máy sản xuất phân bón gây ô nhiễm hóa chất ra môi
trường




* Một đường ống xả chất thải không qua xử lý của Công ty
Vedan - Việt Nam ra sông Thị Vải


Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 16


* Sơ đồ bố trí tổng mặt bằng nhà máy có chứa
hóa chất độc hại














gió
gió
KHU HÀNH CHÍNH
DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
KHU VỰC ÍT
ĐỘC HẠI
KHU VỰC ĐỘC
HẠI NHIỀU- DỂ
CHÁY NỔ
Bài tiểu luận XDCN GVHD: Lương Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Đức Kỳ Trang 17

* Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
I. Thực trạng ô nhiễm công nghiệp ở nước ta hiện nay 2
II. Nguyên nhân ô nhiễm công nghiệp ngày càng gia tăng 3
III. Các giải pháp bảo vệ môi trường 4
IV. Bụi công nghiệp 5
V. Tiếng ồn 9

VI. Hóa chất 13
* Nhận xét của GVHD:

























×