Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình giai đoạn 2018 – 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN MẠNH TUẤN

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỊA BÌNH,
TỈNH HỊA BÌNH GIAI ĐOẠN 2018 – 2022

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ NGÀNH: 8850103

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN BÁ LONG

Hà Nội, 2023

vii

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào. Nội dung đề tài này là những kết quả nghiên cứu, những


ý tưởng khoa học được tổng hợp từ cơng trình nghiên cứu do tơi trực tiếp
thực hiện.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày ........tháng 11 năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Mạnh Tuấn

viii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm luận văn vừa qua, để hoàn thành được đề tài luận
văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp
đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biêt ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Lâm nghiệp đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
tới TS. Nguyễn Bá Long, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình
hướng dẫn chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trung tâm Phát
triển quỹ đất, phòng Tài nguyên – Mơi trường, phịng Tài chính – Kế hoạch,
Văn phịng UBND&HĐND thành phố Hịa Bình, Chi cục Thống kê khu vực
Hịa Bình – Đà Bắc, UBND phường Trung Minh, UBND xã Quang Tiến và
các hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi trong phạm vi giải phóng mặt bằng của
dự án đã cung cấp thông tin phục vụ luận văn.

Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã tạo điều
kiện về mọi mặt cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Mặt dù bản thân đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do thời gian và kinh
nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, tơi rất mong nhận được đóng góp ý kiến
của các thầy, cơ giáo và độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày…... tháng 11 năm 2023
HỌC VIÊN

Nguyễn Mạnh Tuấn

ix

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... vii
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................viii
MỤC LỤC ....................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................. xii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 4

1.1. Cơ sở lý luận về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất............................................................................................. 4

1.1.1. Khái niệm về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ............... 4

1.1.2. Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất ........................................................................................ 5
1.1.3. Nội dung công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất ................................................................................................. 6
1.2. Cơ sở thực tiễn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất ................................................................................... 18
1.2.1. Các cơ sở pháp lý thực hiện công tác Bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư..................................................................................................... 18
1.2.2. Các văn bản quy định về thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư tỉnh Hịa Bình........................................................................ 19
1.3. Sự cần thiết việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất........................................................................................... 20
1.4. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất........................................................................ 22
1.4.1. Yếu tố bản thân chính sách ........................................................... 22
1.4.2. Chủ thể thực hiện chính sách........................................................ 23
1.4.3. Đối tượng chịu tác động của chính sách ...................................... 24
1.4.4. Các yếu tố khác ............................................................................. 24
1.5. Một số tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực giải phóng mặt bằng............... 28

x

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 31
2.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 31
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 31
2.3.1. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn
Thành phố Hịa Bình ............................................................................... 31
2.3.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa
bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình trong giai đoạn năm 2018 đến

năm 2022. ................................................................................................ 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 32
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ........................... 32
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp............................. 33
2.4.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ........................................... 35
2.4.4. Phương pháp chọn dự án nghiên cứu:.......................................... 35

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ....................................... 36
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 36
3.1.2. Khí hậu .......................................................................................... 36
3.1.3. Thổ nhưỡng ................................................................................... 37
3.1.4. Sơng ngịi....................................................................................... 37
3.1.5. Văn hóa ......................................................................................... 37
3.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội...................................................... 38
3.3. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn thành phố Hịa Bình .................................................... 42
3.3.1. Cơ cấu tổ chức thực hiện công tác Bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư của Ủy ban nhân dân thành phố Hịa Bình ....................................... 42
3.3.2. Nội dung của bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ........................... 46
3.3.3. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa
bàn thành phố Hịa Bình giai đoạn 2018-2022 ...................................... 51
3.3.4. Thực trạng chuẩn bị triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư của các dự án điển hình, đặc trưng ........................................... 62

xi

3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hịa Bình ..... 79


3.4.1. Các nhân tố thuộc về Ủy ban nhân dân thành phố Hịa Bình:..... 79
3.4.2 .Các nhân tố thuộc về mỗi trường bên ngoài................................. 79
3.4.3. Các nhân tố thuộc về đối thượng thụ hưởng công tác.................. 80
3.4.4. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô........................................ 80
3.5. Đánh giá công tác bư sựa phát triển kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng một
phần đến hiệu .............................................................................................. 80
3.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 80
3.5.2. Một số tồn tại hạn chế................................................................... 81
3.5.3. Nguyên nhân hạn chế.................................................................... 82
3.6. Định hướng và giải pháp về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hịa Bình ....................... 83
3.6.1. Kiểm soát chặt chẽ hồ sơ pháp lý dự án ....................................... 85
3.6.2. Lập kế hoạch chi tiết để thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư dự án................................................................................................... 85
3.6.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 86
3.6.4. Tăng cưi các dng c dự án thỏa thuậnlý đất đai, quản lý đô thị .... 87
3.6.5. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương.88
3.6.6. Quy hoạch bố trí tái định cư đảm bảo đi trước một bước ............ 88
3.6.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát và tổng kết đánh giá thực hiện chính
sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất .........89
3.6.8. Kiện toàn, xây dựng, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ,
công chức thực hiện công vụ................................................................... 90
3.6.9. Tổ chức tập huấn, đào tạo bồi dưỡng ........................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96
PHỤ LỤC

xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BT,HT&TĐC Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
GPMB Giải phóng mặt bằng
HĐND Hội đồng nhân dân
KCN Khu công nghiệp
MTTQ Mặt trận tổ quốc
QLĐT Quản lý đô thị
TC-KH Tài chính và Kế hoạch
TN-MT Tài nguyên và Môi trường
TTPTQĐ Trung tâm Phát triển quỹ đất
UBND Ủy ban nhân dân
GCN QSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
PABT Phương án bồi thường

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Mối quan hệ mục tiêu, kết quả của bồi thường, hỗ trợ .................. 16
Bảng 2.1: Chỉ số đánh giá các mức độ (hài lòng, hợp lý, hiệu quả) theo thang
đo Likert .......................................................................................................... 35
Bảng 3.1: Bảng chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu thành phố Hịa Bình .......... 39
Bảng 3.2: Diện tích, cơ cấu đất đai năm 2022 ................................................ 40
Bảng 3.3: Cơ cấu bộ máy Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố................ 43
Bảng 3.4: Giá đất cụ thể phục vụ bồi thường của một số dự án trên địa bàn
thành phố Hịa Bình giai đoạn 2018-2022 ...................................................... 47
Bảng 3.5: Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
trên địa bàn thành phố Hịa Bình giai đoạn 2018-2022 .................................. 51
Bảng 3.6: Chỉ tiêu số liệu bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giai đoạn 2018-2022 ..52

Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả BT, HT và TĐC trên địa bàn thành phố Hịa Bình 57
Bảng 3.8: Bảng tổng hợp các loại đất và đối tượng sử dụng đất thu hồi đất dự
án Khu đôi thị mới Trung Minh A .................................................................. 64
Bảng 3.9: Mối quan hệ mục tiêu, kết quả của bồi thường, hỗ trợ dự án Khu đô
thị mới Trung Minh A ..................................................................................... 68
Bảng 3.10: Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng................................................ 69
Bảng 3.11: Bảng tổng hợp các loại đất và đối tượng sử dụng đất thu hồi dự án
Khu công nghiệp Yên Quang .......................................................................... 71
Bảng 3.12: Mối quan hệ mục tiêu, kết quả của bồi thường, hỗ trợ dự án Khu
công nghiệp Yên Quang.................................................................................. 72
Bảng 3.13: Biểu đồ đánh giá mức độ hài lịng................................................ 74
Bảng 3.14: Việc bố trí tái định cư ................................................................... 75
Bảng 3.15: Tổng hợp các trường hợp khó khăn, vướng mắc dự án ............... 76

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Hịa Bình ... 42
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án
thành phố Hịa Bình ........................................................................................ 46
Hình 3.3: Diện tích đất đã được bồi thường, hỗ trợ và bàn giao cho chủ đầu tư 53
Hình 3.4: Tổng số tiền Bồi thường, hỗ trợ đã phê duyệt và chi trả ................ 54
Hình 3.5: Biểu đồ chính sách hỗ trợ ............................................................... 55
Hình 3.6: Tỷ lệ đơn thư khiếu nại, tố cáo ....................................................... 56
Hình 3.7: Số lượng hồ sơ dự án ...................................................................... 60
Hình 3.8: Số tiền BT,HT đã chi trả ................................................................. 60
Hình 3.9: Số lượng hộ gia đình được bố trí tái định cư hoặc nơi ở mới......... 61
Hình 3.10: kết quả thực hiện dự án Khu đô thị mới Trung Minh A ............... 69
Hình 3.11: Kết quả thực hiện dự án Khu cơng nghiệp n Quang ................ 73

Hình 3.12: Kết quả mức độ hài lòng ............................................................... 74

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hịa Bình là trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Hồ

Bình; một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học cơng nghệ, giáo dục và
đào tạo; đầu mối giao lưu của Vùng Tây Bắc. Đặc biệt, theo quy hoạch vùng
Thủ đô Hà Nội, thành phố Hịa Bình được xác định là đơ thị cửa ngõ phía tây
của Vùng thủ đơ Hà Nội, trung tâm cung cấp dịch vụ đô thị và hạ tầng cơ sở
du lịch khu vực phía Tây Nam, là hạt nhân thúc đẩy phát triển vùng giao thoa
giữa Vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Nam. Đây là cơ hội để Hịa Bình và
các tỉnh trong vùng phát triển mạnh và tồn diện, trên cơ sở có sự phân cơng,
hợp tác, chia sẻ chức năng, tăng cường các mối liên kết về hạ tầng kinh tế, xã
hội, kỹ thuật, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các tỉnh trong vùng.
Thành phố Hịa Bình sẽ cung cấp một số dịch vụ xã hội cấp vùng: Y tế, văn
hóa, du lịch chất lượng cao, bảo tồn di sản thiên nhiên. Trong nội vùng,
Thành phố Hịa Bình đóng vai trị quan trọng về hạ tầng kỹ thuật vùng: cấp
điện, cấp nước, điều tiết lũ, bảo vệ và gìn giữ đầu nguồn lưu vực sông Đà.

Theo Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
trên địa bàn tỉnh Hịa Bình theo chủ trương là nhập, điều chỉnh tồn bộ diện
tích tự nhiên, dân số, số đơn vị hành chính huyện Kỳ Sơn vào thành phố Hịa
Bình thành 01 đơn vị hành chính thành phố phố Hịa Bình. Đơn vị hành chính
mới có diện tích tự nhiên 348,65 km, dân số 135.718 người, số đơn vị hành
chính cấp xã trực thuộc có 19 đơn vị, gồm: 7 xã, 12 phường. Việc mở rộng

ranh giới này mang tính quyết định thay đổi vị thế của Hịa Bình trong tổng
thể vùng cũng như tác động lớn đến bối cảnh phát triển kinh tế xã hội chung
toàn khu vực. Sự mở rộng này cũng mang lại những tiềm năng và cơ hội phát
triển mới cho thành phố Hịa Bình. Tuy nhiên, việc sát nhập huyện Kỳ Sơn

2

vào thành phố Hòa Bình góp phần tăng quy mơ dân số nhưng cũng làm giảm
một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tính theo đầu người.

Trước yêu cầu phát triển ngày càng nhanh và xu hướng hội nhập của
đất nước, yêu cầu cấp bách của thành phố Hịa Bình nói riêng và tỉnh Hịa
Bình nói chung là cần quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
xã hội, bố trí đất đai để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa...
Từ đó dẫn đến thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi giải phóng mặt
bằng. Nhiều vướng mắc, khó khăn nảy sinh cần phải giải quyết.

Trong đó, cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là nội dung được
các lãnh đạo của thành phố Hịa Bình nói riêng và lãnh đạo tỉnh Hịa Bình nói
chung, rất quan tâm sâu sát và chỉ đạo. Bởi vì chỉ khi có thực hiện tốt cơng tác
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì mới có quỹ đất sạch để thu hút các nhà
đầu tư trong và ngoài tỉnh, thậm chí là các doanh nghiệp nước ngồi và để xây
dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ. Trong thời gian qua do nhiều nguyên
nhân khác nhau, dẫn đến việc thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng bị
chậm, ảnh hưởng tới thu hút đầu tư, triển khai thực hiện các cơng trình, dự án
gây ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nguyên
nhân là do đơn giá bồi thường chưa phù hợp, người dân thiếu ý thức, trách
nhiệm không phối hợp để bàn giao mặt bằng, không nhận tiền bồi thường,
việc xác định nguồn gốc đất cịn khó khăn đối với đất chưa được cấp
GCNQSDĐ, tranh chấp liên quan tới ranh giới, thừa kế,...Xuất phát từ thực

tiễn trên, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá công tác Bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hịa Bình, tỉnh
Hịa Bình, giai đoạn năm 2018 – 2022”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bà thành phố Hịa Bình,
tỉnh Hịa Bình.

3

- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa
bàn thành phố Hịa Bình giai đoạn 2018 – 2022.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu hồi đất trên địa bàn
thành phố Hịa Bình qua 02 dự án điển hình đã chọn
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư trên địa bàn thành phố Hịa Bình.

4

Chương 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất
1.1.1. Khái niệm về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Theo khoản 11, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước thu hồi đất

là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà
nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm
pháp luật về đất đai.

Theo khoản 12, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013, bồi thường về đất được
hiểu là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu
hồi cho người sử dụng đất.

Bồi thường là sự trả lại tất cả những thiệt hại mà chủ thể gây ra một
cách tương xứng, thiệt hại gây ra có thể là thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi
vật chất trong Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cùng với các quy định về bồi
thường là các quy định về hỗ trợ, tái định cư.

Theo khoản 14, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất được hiểu là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để
ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.

Hỗ trợ nhằm trợ giúp thêm cho người bị thu hồi đất để tái lập cuộc sống
mới để chuyển đổi nghề nghiệp, để giải quyết khó khăn về mặt kinh tế.

Bản chất của bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất hiện nay
không chỉ đơn thuần là việc bồi thường trả lại về giá trị vật chất mà cịn đảm bảo
lợi ích chính đáng cho người có đất bị thu hồi. Nhà nước sẽ đảm bảo cho họ có
một cuộc sống mới ổn định, một điều kiện sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng với
điều kiện sống nơi ở cũ, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm…để họ
yên tâm sinh sống, sản xuất, làm việc và cống hiến cho xã hội ngày càng tốt hơn.

5

1.1.2. Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất

Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đơn thuần
chỉ là bồi thường về vật chất mà cịn phải đảm bảo lợi ích của các bên tham gia,
đặc biệt là đời sống người dân sau khi thu hồi đất, nên có những đặc điểm sau:

Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau
với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, dân cư khác nhau nên công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư có đặc điểm khác nhau. Các dự án với những mục
đích khác nhau thì cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng có những
điểm khác nhau. Do đó, với mỗi khu vực, mỗi loại dự án thì bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư có những đặc điểm riêng.

Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị lớn, có vai trị quan trọng
trong đời sống con người nên khi thu hồi đất (chuyển dịch đất bắt buộc) là hết
sức phức tạp. Do đó, mỗi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải tính
sao cho phù hợp và thỏa đáng đối với người có đất thu hồi.

Đối với thu hồi đất nông nghiệp, người dân chủ yếu sống nhờ vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng; trong khi
trình độ sản xuất của nông dân chưa cao, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp
khó khăn, thì người nơng dân có tâm lí giữ đất để sản xuất nông nghiệp cho
dù thu nhập thấp. Hỗ trợ chuyển nghề nghiệp khi thu hồi đất nông nghiệp là
rất cần thiết để đảm bảo đời sống người dân nhưng việc này rất khó khăn vì
dự án khơng thể chỉ đào tạo một vài nghề, cũng không thể mở lớp đào tạo
theo nguyên vọng từng người; nếu trả bằng tiền để người dân tự học nghề thì
một phần lớn người dân dùng tiền đó vào việc khác.

Đối với thu hồi đất ở lại càng phức tạp do những nguyên nhân sau:
- Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh

hoạt của người dân, đa số tâm lí, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở.
- Nguồn gốc sử dụng đất khác nhau qua nhiều thời kì với chế độ quản lí
khác nhau, cơ chế chính sách khơng đồng bộ, tình trạng lấn chiếm đất đai, xây
nhà trái phép nên khi thu hồi không được bồi thường, không được tái định cư.

6

- Đối với thu hồi đất ở tại đơ thị thì tuy cơ sở hạ tầng khu tái định cư
thường tốt hơn nhưng vị trí khó đẹp bằng trước thu hồi đất.

- Một số người dân sống chủ yếu bằng buôn bán nhỏ bám vào các trục
đường giao thông để sinh nhai, nay chuyển đến ở khu vực mới thì điều kiện
kiếm sống bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển.
1.1.3. Nội dung công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất

a) Bồi thường đất
Người đang sử dụng đất (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) có quyền sử
dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật (đủ điều kiện được bồi thường
về đất) thì được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng hoặc bồi
thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi, tính
theo giá đất có cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi do Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh quy định công bố theo quy định của Chính phủ đang có hiệu lực áp
dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất; trường hợp giá đất do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa sát
với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều
kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá chuyển nhượng
quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tại địa phương để quyết định mức
giá cụ thể cho phù hợp. Đối với các trường hợp đang sử dụng đất của Nhà
nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc có thu tiền sử dụng đất nhưng tiền

sử dụng đất đã nộp có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước; đang sử dụng đất
được Nhà nước cho thuê; đang sử dụng đất khơng có giấy tờ hợp pháp theo
quy định của pháp luật và tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất xác định là có vi
phạm theo quy định của pháp luật; đang sử dụng đất được giao không đúng
thẩm quyền mà chưa nộp tiền để được sử dụng đất và đất bị thu hồi. Đối với
trường hợp bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở, hộ gia đình, cá nhân đang

7

sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường
quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013, khi Nhà nước thu hồi đất thì
được bồi thường; trong trường hợp khơng cịn đất ở, nhà ở nào khác trong địa
bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở
hoặc nhà ở; trường hợp khơng có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở
thì Nhà nước bồi thường bằng tiền. Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn
xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với
địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất
ở. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà
ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu
khơng có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê mua nhà ở hoặc
giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở
nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đang sử dụng đất để thực
hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện
được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013 thì được bồi
thường về đất.

b) Bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sở hữu tài sản gắn liền với đất bị
thu hồi mà đã tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật thì được bồi

thường tài sản bị thiệt hại; còn những tài sản tại thời điểm tạo lập đã trái với
mục đích sử dụng đất được xác định hoặc tạo lập sau khi có quyết định thu
hồi đất được cơng bố thì khơng được bồi thường. Tài sản là nhà ở, cơng trình
phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng 100% giá trị
xây dựng mới theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương; nhà, cơng trình xây dựng
khác của các tổ chức được bồi thường bằng giá trị còn lại cộng với một khoản

8

tiền hỗ trợ, nhưng mức tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới.
Riêng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân đang thuê sử dụng thuộc sở hữu Nhà
nước, được bồi thường bằng việc bố trí cho thuê nhà ở tại nơi mới.

Đối với cây trồng hàng năm trên đất bị thu hồi, được bồi thường bằng
giá trị sản lượng của vụ thu hoạch cao nhất của cây trồng chính tại địa phương
trong 3 năm liền kề trước năm bị thu hồi đất; cây trồng lâu năm thì được bồi
thường bằng giá trị hiện có của vườn cây; các vật ni trong đất có mặt nước
mà chưa đến thời kỳ thu hoạch thì bồi thường theo mức thiệt hại thực tế do bị
thu hồi đất phải thu hoạch sớm. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch hoặc giá
trị hiện có của vườn cây, chi phí đầu tư, chăm sóc khi tính bồi thường cho các
loại cây trồng, giá trị vật nuôi trong đất có mặt nước, được lấy theo giá bán
sản phẩm, giá bán vườn cây và các mức chi phí trung bình trên thị trường ở
địa phương tại thời điểm thu hồi đất.

c) Hỗ trợ cho người bị thu hồi đất
Các hộ gia đình đang sử dụng đất, nhà ở trên đất khi bị thu hồi đất,
được hỗ trợ chi phí di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất, hỗ
trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho số lao động trong hộ gia đình
đang ở độ tuổi lao động và một số khoản hỗ trợ khác trong theo một số mức
nhất định phù hợp với thực tế. Đối với các tổ chức phải di chuyển cơ sở hoạt

động thì được hỗ trợ chi phí thực tế để di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt cơ sở tại
nơi mới, cụ thể:
-Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất: Các
trường hợp bị thu hồi đất sẽ nhận được mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được
tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình
tại thời điểm hỗ trợ của địa phương. Giá gạo được ban hành định kỳ hàng quý
do Sở Tài chính chủ chì, phối hợp, khảo sát giá gạo trên thị trường, trình Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt, để làm căn cứ tính và lập phương án
hỗ trợ ổn định đời sống.

9

d) Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Tái định cư là việc bố trí chỗ ở mới cho người bị thu hồi đất, được xây
dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo các điều kiện tốt hơn nơi đất ở đã bị thu hồi theo
quy định pháp luật.
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử
dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất
của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. (khoản 11 Điều 3 Luật
Đất đai 2013).
Trong cơng tác giải phóng mặt bằng các cấp chính quyền địa phương
xác định thực hiện chính sách bồi thường đất đai, tài sản gắn liền trên đất bảo
đảm đúng đối tượng, ổn định đời sống và hướng nghiệp nghề, việc làm ổn
định cho người bị thu hồi đất, phù hợp với chủ trương, chính sách từng địa
phương. Đồng thời đảm bảo thực hiện các dự án đầu tư, từng bước nâng cao
đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương.
Quy định về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở:
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức lập, bố trí tái định cư
trước khi thu hồi đất của các hộ dân phù hợp với từng địa phương cụ thể.
- Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng được ủy ban nhân dân các cấp

giao trách nhiệm bố trí tái định cư, thực hiện thơng báo, niêm yết cơng khai
ít nhất 15 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung
của khu dân cư nơi có đất thu hồi cho người có đất ở thu hồi về chủ trương
di chuyển chỗ ở và phương án bố trí tái định cư của chính quyền địa
phương, bảo đảm đúng quy trình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mọi tầng lớp nhân dân.
- Các hộ cá nhân, gia đình có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ
hoặc tái định cư khu mới theo quy hoạch tái định cư của địa phương. Ưu tiên
vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất
thu hồi là người có cơng với cách mạng

10

e) Quy trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Bước 1. Thông báo thu hồi đất:
Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất
nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nơng nghiệp, cơ quan Nhà nước có
thấm quyền phải thơng báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Sau đó
tổ chức họp, lấy ý kiến và tổng hợp những ý kiến này làm cơ sở để UBND
cấp có thấm quyền có thể ra Quyết định thu hồi đất và thực hiện các chính
sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định.
Bước 2. Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất:
Khi có Thơng báo thu hồi đất, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp
với Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện khảo sát, đo
đạc, kiểm kê và các hộ gia đình, cá nhân có đất tăng cường phối hợp với
chính quyền địa phương thực hiện kiểm kê đất, tài sản gắn liền trên đất đạt
hiệu quả. Nếu người dân khơng phối hợp, chính quyền địa phương thực
hiện việc vận động, thuyết phục để người sử dụng đất chấp hành nghiêm
túc hoặc trường hợp người có đất thu hồi khơng chấp hành thì Chủ tịch
UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định

kiểm đếm bắt buộc (Điều 70, Luật Đất đai 2013).
Bước 3. Xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Việc xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được
xác định sơ bộ ngay tại Bước 1, trước khi UBND cấp tỉnh, huyện ban hành
thông báo thu hồi đất đối với đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, đất có đủ giấy tờ pháp lý chứng minh chủ sở hữu và sử dụng. Tuy nhiên,
việc xác định này vẫn cịn có những sai sót cho đến khi cơ quan thực hiện
cơng tác giải phóng mặt bằng và các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, thu
thập thông tin số liệu, phân tích, tổng hợp để chi ra đối tượng đủ điều kiện
nhận tiền BT, HT và các chính sách kèm theo.

11

Bước 4. Xác định giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Bộ đơn giá bồi thường, hỗ trợ
đối với các hạng mục tài sản là cây cối, hoa màu, vật kiến trúc và ban hành
bảng giá các loại đất làm căn cứ để bồi thường, hỗ trợ. Tức là mỗi một dự án
sẽ ban hành một giá cụ thể cho từng dự án dựa trên địa bàn cấp xã, phường và
vị trí, khu vực từng loại đất.
Bước 5. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức, bố trí tái
định cư trước khi thu hồi đất của các hộ dân. Khu tái định cư đảm bảo các
điều kiện tốt nhất, phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương. Dự
án tái định cư được lập và thực hiện bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước
khi Nhà nước thu hồi đất.
Bước 6. Niêm yết công khai phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư và lấy ý kiến của nhân dân
Sau khi phương án chi tiết được lập, Ban bồi thường, giải phóng mặt
bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy
ý kiến, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở

UBND cấp xã nơi có đất thu hồi. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành
biên bản có xác nhận của chính quyền địa phương, đại diện những người có
đất thu hồi.Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng tổng hợp ý kiến trình cơ
quan có thấm quyền phê duyệt phương án.
Bước 7. Hoàn chỉnh phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Trên cơ sở ý kiến người có đất bị thu hồi, Ban bồi thường, giải phóng
mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tiếp
thu, tổng hợp và điều chỉnh phương án chi tiết trình cơ quan có thẩm quyền
thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Bước 8. Thẩm định phương án và phê duyệt phương án chi tiết phương
án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:


×