Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực trạng huy động vốn của công ty cổ phần base enterprise

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

---------------

NGUYỄN THỊ TÚ THÚY

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BASE ENTERPRISE

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI – 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

NGUYỄN THỊ TÚ THÚY

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BASE ENTERPRISE

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH CÔNG

HÀ NỘI – 2023


LỜI CẢM ƠN
Quý vị đang cầm trên tay Luận văn thạc sĩ đề tài “Thực trạng huy động vốn của
công ty cổ phần Base Enterprise”. Đây là thành quả học thuật trong suốt 2 năm học
tập tại Đại học Phenikaa của tác giả. Để hồn thiện luận văn này, bên cạnh q trình
khơng ngừng nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức của tác giả, không thể không nhắc
đến sự hướng dẫn, ủng hộ, động viên và giúp đỡ hết sức nhiệt tình, quý báu từ gia
đình, nhà trường, thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thành Công,
giảng viên hướng dẫn khoa học luận văn của tác giả. Thầy đã tận tình chỉ bảo, động
viên, hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tiếp theo, xin dành những lời tri ân tới Ban Giám đốc Đại học Phenikaa, Khoa
Kinh tế và Kinh doanh, Viện Đào tạo sau Đại học, Phòng Đào tạo và các giảng viên
tham gia giảng dạy cho lớp Cao học Quản trị Kinh doanh Khóa 6.
Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các lãnh đạo, đồng nghiệp tại công
ty cổ phần Base Enterprise đã giúp tác giả hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã dành
nhiều sự ủng hộ, động viên giúp tác giả hoàn thành chương trình cao học đầy ý
nghĩa.
Luận văn này đánh dấu một chương mới trên hành trình của tác giả. Rất mong
những người đã đồng hành cùng tác giả trong suốt chặng đường đã qua, sẽ luôn
mạnh khỏe, hạnh phúc và vững bước trên con đường của riêng mình.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thành Công. Tất cả các số liệu và tư liệu sử dụng
trong luận văn là trung thực và khách quan. Nghiên cứu này khơng trùng lặp với bất
kì nghiên cứu nào khác đã được công bố.


Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2023
Nguyễn Thị Tú Thúy

ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO .................................................................8

1.1. Tổng quan về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo .....................................8
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ............8
1.1.2. Quá trình phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ..............9
1.1.3. Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo........................................................13
1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ..................................16

1.2. Khái quát về vốn và huy động vốn trong doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo.................................................................................................................16

1.2.1. Khái quát về vốn trong doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo...............16
1.2.2. Các nguồn huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo....17
1.2.3. Các vòng huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ......22
1.2.4. Nội dung huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ......25

1.3. Chỉ số phản ánh huy động vốn cho đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo ...........................................................................................31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
BASE ENTERPRISE..............................................................................................37
2.1. Khái quát về công ty cổ phần Base Enterprise .........................................37
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty ..............................................37

iii

2.1.2. Các sản phẩm và dịch vụ......................................................................39
2.1.2.1. Các ứng dụng nền tảng ...................................................................40
2.1.2.2. Khối sản phẩm Base Work+ ...........................................................40
2.1.2.3. Khối sản phẩm Base Info+ .............................................................41
2.1.2.4. Khối sản phẩm Base HRM+ ...........................................................41
2.1.2.5. Khối sản phẩm Base Fi+ ................................................................42

2.2. Cơ cấu tổ chức và mơ hình kinh doanh .....................................................43
2.3. Thực trạng huy động vốn của công ty cổ phần Base Enterprise.............49

2.3.1. Nội dung huy động vốn của công ty cổ phần Base Enterprise ...........49
2.3.2. Kết quả huy động vốn của công ty cổ phần Base Enterprise ..............59
2.4. Đánh giá huy động vốn của công ty cổ phần Base Enterprise.................74
2.4.1. Những thành tựu...................................................................................74
2.4.2. Những hạn chế ......................................................................................75

2.4.2.1. Tập trung quá nhiều nguồn lực ở giai đoạn đầu vào việc huy động
vốn .................................................................................................................76
2.4.2.2. Sản phẩm chưa đủ sức thuyết phục.................................................76
2.4.2.3. Hồ sơ doanh nghiệp cịn nhiều thiếu sót.........................................77

2.4.2.4. Chưa có quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đã công bố .........77
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................77
2.4.3.1. Thiếu nguồn lực có chun mơn .....................................................77
2.4.3.2. Chưa định rõ mô hình sản phẩm.....................................................78
2.4.3.3. Chưa chú trọng xây dựng tài liệu nội bộ ........................................79
2.4.3.4. Chưa đặt mục tiêu đăng kí sở hữu trí tuệ sản phẩm lên hàng đầu .79
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................80
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN BASE ENTERPRISE GIAI ĐOẠN 2023-2030 .......................................81
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc trong những năm tới .............................81
3.1.1. Bối cảnh quốc tế hiện tại và trong những năm tới ..............................81
3.1.2. Bối cảnh trong nước hiện tại và trong những năm tới .......................82

iv

3.2. Giải pháp từ doanh nghiệp .........................................................................84
3.2.1. Lựa chọn nguồn lực tham gia huy động vốn hợp lý............................84
3.2.2. Đẩy mạnh hoàn thiện sản phẩm để nâng cao......................................85
3.2.3. Bổ sung, cập nhật hồ sơ doanh nghiệp đầy đủ, minh bạch ................86
3.2.4. Đăng kí quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm mới, cập nhật thay đổi
cho các sản phẩm cũ ........................................................................................87

3.3. Kiến nghị đối với nhà nƣớc .........................................................................88
3.3.1. Phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp lý về huy động vốn cho
DNKNST ...........................................................................................................88
3.3.2. Phát triển và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp ..............................89

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................90
KẾT LUẬN ..............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93

PHỤ LỤC: CÂU HỎI PHỎNG VẤN NHỮNG NHÂN SỰ CỐT LÕI THAM
GIA VÀO QUÁ TRÌNH GỌI VỐN CỦA BASE .................................................97

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh
1. Base
2. CSH Công ty cổ phần Base Enterprise
3. DNKNST
4. DNNVV Chủ sở hữu

5. Đề án 884 Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

6. F&B Doanh nghiệp nhỏ và vừa
7. IPO
8. KNST Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
9. KPI
đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm
10. MOU
2025” theo Quyết định số 844/QĐ-
11. MVP
TTg của Thủ tướng Chính phủ ban
12. NDA
hành ngày 18 tháng 05 năm 2016
13. OKR
14. ROA Dịch vụ ẩm thực và đồ uống Food and Beverage
15. ROE
Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công Initial Public


chúng Offering

Khởi nghiệp sáng tạo

Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc Key Performance
Indicator

Biên bản ghi nhớ Memorandum of
Understanding

Sản phẩm khả thi tối thiểu Minimum Viable
Product

Thỏa thuận bảo mật Non-disclosure
Agreement

Quản trị theo mục tiêu và kết quả Objective Key

then chốt Result

Tỷ suất sinh lời trên tài sản Return on Assets

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
Return on Equity

hữu

vi


16. ROI Tỷ suất hoàn vốn Return on
17. ROS
18. SAAS Investment
19. SEO
20. SMEs Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
Return on Sales
21. VIISA
doanh thu

Phần mềm dạng dịch vụ Software as a
Service

Tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm Search Engine
Optimization

Những doanh nghiệp nhỏ và vừa Small-medium
Enterprises

Vietnam

Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam Innovative Startup

Accelerator

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: 04 giai đoạn phát triển của DNKNST ......................................................10
Bảng 1.2: Tổng hợp các thành phần và vai trò của từng thành phần trong hệ sinh
thái khởi nghiệp.........................................................................................................14

Bảng 1.3: Các hình thức huy động vốn theo 04 giai đoạn phát triển của DNKNST 21
Bảng 1.4: So sánh các vòng gọi vốn của DNKNST .................................................22
Bảng 2.1: Các sản phẩm và dịch vụ Base cung cấp ..................................................39
Bảng 2.2: Tổng hợp mơ hình kinh doanh Canvas của Base .....................................48
Bảng 2.3: Dự kiến tăng trưởng của Base trong vòng 5 năm (2017 – 2021) .............52
Bảng 2.4: Tổng hợp những lần gọi vốn của Base .....................................................60
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các chỉ số về vốn và nợ của Base trong suốt quá trình huy
động vốn từ 2016-2020 .............................................................................................62
Bảng 2.6: Sự thay đổi các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận của Base từ 2016-2020 ..... 65
Bảng 2.7: Sự thay đổi về ROA, ROS, ROE của Base từ 2016-2020........................67
Bảng 2.8: Biến động nhân sự theo phòng ban của Base từ 2016 - 2020 ..................69
Bảng 2.9: Sự thay đổi về số lượng khách hàng của Base từ 2016-2020...................72

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biến động vốn CSH và nợ phải trả của Base từ 2016-2020 ...............62
Biểu đồ 2.2: Biến động tổng nguồn vốn của Base từ 2016-2020 .............................63
Biểu đồ 2.3: Biến động tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Base từ
2016-2020 ................................................................................................................65
Biểu đồ 2.4: Biến động số lượng nhân sự của Base từ 2016-2020 ...........................70
Biểu đồ 2.5: Biến động số lượng khách hàng của Base từ 2016-2020 .....................72
Biểu đồ 3.1: Sự tăng trưởng của ngành SAAS tại Việt Nam từ 2016 – 2027 .........83

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Base Enterprise......................................44

viii

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST) đóng một vai trị quan trọng
trong sự phát triển lâu dài của nền kinh tế. DNKNST giúp thúc đẩy sáng tạo và đổi
mới, tạo thêm nhiều việc làm mới, tạo giá trị kinh tế, tăng cạnh tranh, thúc đẩy tiếp
cận thị trường mới, thúc đẩy nguồn vốn kinh doanh, giải quyết vấn đề xã hội và môi
trường, tạo ra cuộc cách mạng công nghệ.

Tại Việt Nam, năm 2016 được chọn là năm Quốc gia khởi nghiệp, tinh thần
khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo (KNST) được khơi dậy từ rất nhiều
động thái tích của Chính phủ điển hình là quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 884), nghị định số 38/2018/NĐ-CP
ngày 11/3/2018 về “Quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo”.

Mặc dù nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ nhưng tỷ lệ thất bại ở DNKNST rất
cao, lên đến hơn 90% (Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, 2018). Một số
nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại là thiếu nguồn vốn, khả năng quản lý kém, sản
phẩm không phù hợp với thị trường, không cạnh tranh được với các đối thủ, thiếu sự
kiên trì,… Trong đó vốn là nhân tố hết sức quan trọng quyết định sự ra đời, hoạt động
và phát triển của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là DNKNST. Vốn giúp DNKNST phát
triển tối đa quy mô hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thể hiện
tiềm lực và uy thế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể tìm kiếm nguồn vốn ở đâu,
như thế nào, đó là câu hỏi của hầu hết những nhà sáng lập. Có đến 37% DNKNST
thất bại do thiếu vốn (Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, 2018).

Ban đầu khi DNKNST mới được thành lập, sản phẩm, dịch vụ mới chỉ đang ở
bước ý tưởng, chưa có sản phẩm dịch vụ cụ thể, hoặc nếu có, thì đang rất sơ khai,
thế nên sử dụng các hình thức huy động vốn truyền thống là rất khó. Vì vậy,
DNKNST có những cách thức, nội dung huy động vốn đặc thù như huy động từ các
nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm,…


1

Do đó nghiên cứu về việc huy động vốn của DNKNST là một nhu cầu cấp
thiết. Chủ đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu, tuy nhiên, hầu hết các
nghiên cứu tập trung vào nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), doanh nghiệp
lớn, thế nên các nghiên cứu về huy động vốn của DNKNST dường như là rất ít, đặc
biệt là một DNKNST cụ thể.

Với mong muốn làm rõ thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn của một
DNKNST nổi bật trong ngành công nghệ phần mềm cụ thể để từ đó đưa ra những
giải pháp nhằm thúc đẩy huy động vốn và sử vốn, tác giả lựa chọn đề tài “Thực
trạng huy động vốn công ty cổ phần Base Enterprise” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.

Được thành lập năm 2016, công ty cổ phần Base Enterprise (Base) chú trọng
phát triển nền tảng quản trị doanh nghiệp, đây là một trong những DNKNST tiên
phong và nổi trội trong lĩnh vực Software-as-a-Service (SAAS) (phần mềm dạng
dịch vụ) tại Việt Nam. Hơn nữa, Base có một q trình huy động vốn dài và thành
công nổi tiếng trong các DNKNST tại Việt Nam.
2. Tổng quan tài liệu về lĩnh vực nghiên cứu
2.1. Các tài liệu nước ngoài liên quan đến đề tài luận văn

Quyển sách 18 chương “Raising Caplital” của Vance (2005) đã đưa ra hầu hết
tất cả những thông tin từ tổng quát đến chi tiết về DNKNST và huy động vốn. Tác
giả đã đi từ những thứ căn bản nhất đó là hiểu doanh nghiệp cần gì, vốn là gì, những
loại vốn, những giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, những rủi ro, phần thưởng,
số vốn giao dịch, thời gian thoái vốn,… Tiếp theo tác giả nói về những nỗ lực mà
người làm DNKNST cần có, 07 chiến lược để huy động được vốn, những điều cần
lưu ý về ngân hàng, về quản trị doanh nghiệp nhỏ, thế chấp tài sản, mơ hình kinh
doanh, kế hoạch kinh doanh. Khi đã cung cấp những thông tin về doanh nghiệp, về

kinh doanh, tác giả đi sâu về việc huy động vốn bằng cách nói về nhà đầu tư thiên
thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, cấu trúc của một thương vụ huy động vốn, trình bày gọi
vốn, luật pháp liên quan và cuối cùng là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng

2

(IPO). Tác giả cũng cung cấp thêm một số thông tin về nguồn vốn bên trong doanh
nghiệp, trái phiếu, thương phiếu,…

Sherman (2012) đã cho xuất bản quyển sách mang tên “Raising capital: Get
the money you need to grow business” với 3 phần, 12 chương làm rõ các lý thuyết
về huy động vốn. Ở phần I, tác giả đưa ra thông tin tổng quan về xu hướng và chiến
lược hình thành vốn, cấu trúc luật pháp và quản trị, vai trò của kế hoạch kinh doanh,
đây là những thông tin căn bản những người sắp bước vào các vòng huy động vốn
cần nắm rõ. Tiếp theo ở phần II là gọi vốn giai đoạn sơ khai của DNKNST, bao
gồm những hình thức như tự thân vận động, cho vay thương mại, chương trình
chính phủ. Trong giai đoạn phát triển của DNKNST, tác giả đưa ra hình thức huy
động vốn qua quỹ đầu tư mạo hiểm và cuối cùng là IPO.

Luận án về “New Venture Financing and Business Support: Three Papers on
Accelerators’ Impact on Startups’ Development” (tạm dịch: Hỗ trợ kinh doanh và
tài chính của DNKNST: Ba nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tổ chức tăng tốc khởi
nghiệp đến sự phát triển của DNKNST) của Naulin (2019) tập trung làm rõ những
lý luận về DNKNST, những giá trị tổ chức tăng tốc khởi nghiệp đem lại cho
DNKNST, ảnh hưởng của các tổ chức này đến việc huy động vốn của DNKNST để
cuối cùng khẳng định rằng tổ chức tăng tốc khởi nghiệp có vai trị quan trọng trong
việc gia tăng giá trị cho DNKNST ở giai đoạn đầu bằng việc cung cấp các giá trị tài
chính và phi tài chính, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của DNKNST cả trong
q trình tăng tốc và sau đó. Vì chỉ tập trung vào tổ chức tăng tốc khởi nghiệp nên
luận án chưa nghiên cứu về các hình thức huy động vốn khác và ảnh hưởng của nó,

đặc biệt là đối với một DNKNST cụ thể.
2.2. Các tài liệu trong nước liên quan đến đề tài luận văn

Trước hết, có thể kể đến luận án về “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” của
Hạnh (2022). Nghiên cứu này tập trung xây dựng cơ sở lý thuyết về hoạt động huy
động vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST, dựa
trên cơ sở lý luận, tác giả thu thập dữ liệu, phân tích thực trạng chung của hoạt động

3

huy động vốn của DNKNST Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc
đẩy hoạt động huy động vốn của DNKNST Việt Nam. Tuy nhiên, luận án này tập
vào DNKNST Việt Nam chứ không tập trung vào một trường hợp cụ thể.

Luận án “Huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
thành phố Hà Nội” của nghiên cứu sinh Thảo (2021), nghiên cứu này đã được trình
bày trong luận án tiến sĩ tại Học viện Tài chính. Trong nghiên cứu đó, tác giả đã
đưa ra những lý luận chung về huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV), dựa trên những lý luận đó để phân tích thực trạng huy động vốn để phát
triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
hồn thiện huy động động vốn để phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung vào DNNVV
trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội, đem lại cái nhìn bao quát cho người đọc nhưng
chưa đi sâu phân tích một trường hợp cụ thể để người đọc hình dung ra quá trình
huy động vốn trong doanh nghiệp ra sao và kết quả đem lại ảnh hưởng tới doanh
nghiệp như thế nào.

Yến (2021) cũng đã có nghiên cứu chuyên sâu trong luận án tiến sĩ tại Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về “Xây dựng khung đánh giá chính sách

thúc đẩy khởi nghiệp (startup) ở Việt Nam”. Trong nghiên cứu này, tác giả đi sâu
xây dựng cơ sở lý luận về xây dựng khung đánh giá chính sách thúc đẩy khởi
nghiệp, trình bày về thực tiễn việc xây dựng khung đánh giá chính sách này tại Việt
Nam, từ đó xây dựng và áp dụng khung đánh giá chính sách thúc đẩy khởi nghiệp ở
Việt Nam. Trong những phần chính nên ở trên, tác giả cũng tổng hợp, phân tích
những chính sách liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp, việc thành lập quỹ hỗ trợ
khởi nghiệp, chính sách gọi vốn cộng đồng, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư thiên thần,
quỹ đầu tư mạo hiểm và chính sách về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác
giả xây dựng khung đánh giá thúc đẩy khởi nghiệp dựa trên nhiều yếu tố, chứ không
đi sâu vào việc huy động vốn của DNKNST.

Có rất nhiều các đề tài nghiên cứu liên quan tới huy động vốn của một tổ chức cụ
thể như “Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam –

4

Chi nhánh Ba Đình” (Hương, 2022), “Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây” (Anh, 2021), “Huy động vốn tại
Ngân hang TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội” (Trung, 2022),… tuy
nhiên, những tổ chức đó thường là ngân hàng chứ không phải là DNKNST.

Nhìn chung, đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài huy động vốn, tuy
nhiên, các đề tài này thường liên quan đến huy động vốn nói chung, hoặc của các
DNKNST trên một địa bàn nào đó, hoặc là các nhân tố ảnh hưởng tới huy động
vốn,… Và nếu là nghiên cứu trường hợp cụ thể, các tác giả thường nghiên cứu huy
động vốn tại các ngân hàng, các công ty đã phát triển mà chưa có nghiên cứu
chuyên sâu về việc huy động vốn của một DNKNST cụ thể.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu: Làm rõ thực trạng huy động vốn của công ty cổ phần Base

Enterprise trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 và đề ra một số giải pháp
thúc đẩy hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp.

Để thực hiện mục tiêu đó, luận văn có nhiệm vụ:
- Khái quát về DNKNST, vốn và các hình thức huy động vốn của DNKNST,
đưa ra những chỉ số phản ánh huy động vốn và sử dụng vốn;
- Khái quát về công ty cổ phần Base Enterprise, phân tích thực trạng huy động
vốn của cơng ty từ năm 2016 đến năm 2020 và đánh giá những thành tựu, hạn chế
và nguyên nhân;
- Đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy huy động vốn tại công ty cổ phần Base
Enterprise.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Hoạt động huy động vốn của công ty cổ phần Base Enterprise
Phạm vi:
- Thời gian: Từ năm 2016 – 2020, năm 2016 là năm Base thành lập, quá trình
huy động vốn của Base tập trung chủ yếu vào giai đoạn này.
- Không gian: Công ty cổ phần Base Enterprise – một DNKNST thành công
trong lĩnh vực SAAS.
- Nội dung: Thực trạng huy động vốn của công ty Cổ phần Base Enterprise.

5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Về số liệu và tư liệu sử dụng trong luận văn

Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả thu thập trong quá trình phỏng vấn những nhân
sự cốt lõi tham gia vào quá trình huy động vốn tại Base. Câu hỏi và nhân sự phỏng
vấn chi tiết được đề cập ở phụ lục 01 của luận văn này.

Đối với dữ liệu thứ cấp, luận văn sử dụng nguồn dữ liệu từ các báo cáo của chính

phủ, cơ quan chức năng, các điều luật, nghị định, quy định của Đảng và Nhà nước; các
tài liệu, sách, tạp chí khoa học, báo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, internet, báo cáo
của công ty cổ phần Base Enterprise… Từ đó tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh,
đối chiếu để đưa ra những thơng tin hữu ích có tính chính xác cao.
5.2. Về phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt luận
văn để nghiên cứu, phân tích những lý luận về huy động vốn tại DNKNST trên cơ
sở kế thừa lý luận từ những nghiên cứu đã thực hiện. Tác giả sử dụng các trang web
tìm kiếm như Google Scholar, Science Direct, Jstor để tìm kiếm các từ khóa bằng
tiếng Anh và Tạp chí khoa học và cơng nghệ Việt Nam, Tạp chí Tài chính để tìm
kiếm các từ khóa bằng tiếng Việt.

- Phương pháp thống kê: Thu thập các số liệu về tình hình huy động vốn và sử
dụng vốn của Base (chương 2). Số liệu được thu thập từ các báo cáo của Base,
CrunchBase, tin chính thống từ các nhà đầu tư,… sau đó được phân loại, thống kê
thành bảng số liệu, biểu đồ, dựa trên những chỉ số đã được đưa ra ở phần lý luận và
phân tích để đưa ra cái nhìn tổng quan và chi tiết về vấn đề.

- Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu thêm
và xác thực một số thông tin về Base bao gồm về sự hình thành và phát triển cơng
ty, về các sản phẩm, dịch vụ, cơ cấu tổ chức, về việc huy động vốn và sử dụng
nguồn vốn (chương 2).
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Về mặt lý luận: Luận văn giúp hệ thống hóa lý luận về DNKNST
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích được thực trạng huy động vốn của
Base trong giai đoạn 2016-2020, từ đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và đề

6


xuất giải pháp nhằm thúc đẩy huy động vốn tại Base. Tác giả mong những kiến nghị
này sẽ giúp hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi hơn, là nguồn tham khảo cho các
DNKNST khác, đóng góp và sự phát triển nền cơng nghệ nói riêng và sự phát triển
kinh tế-xã hội nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cấu trúc luận văn gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn tại các doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo
Chương 2: Thực trạng huy động vốn của Công ty cổ phần Base Enterprise
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy huy động vốn tại công ty cổ phần Base
Enterprise

7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

DNKNST là một tổ chức được thành lập bởi một hay nhiều người nhằm tạo ra
những sản phẩm, dịch vụ mới và điều này đi kèm với rất nhiều rủi ro (Ries, 2011).

Theo Blank & Dorf (2012) một DNKNST là tổ chức tạm thời được lập ra để
tìm kiếm một mơ hình kinh doanh có khả năng mở rộng và lặp lại, đây khơng phải
là một mơ hình thu nhỏ của cơng ty lớn và cũng không phải là một doanh nghiệp
nhỏ. Trong định nghĩa này, mơ hình kinh doanh mơ tả cách tổ chức tạo ra, phân

phối và nắm bắt giá trị.

Còn tại Việt Nam, thuật ngữ này lần đầu tiên được định nghĩa chính thức tại
khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và gần đây nhất
theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 94/2020/NĐ-CP (có hiệu lực 5/10/2020) quy định:

DNKNST là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực
hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới
và có khả năng tăng trưởng nhanh.

Tính đổi mới, sáng tạo là đặc điểm cốt lõi của hoạt động khởi nghiệp, điều này
có nghĩa là DNKNST cần đưa ra thị trường những thứ chưa từng có hoặc đã có
nhưng giá trị cao hơn. Khởi nghiệp là q trình kiểm thử, trải nghiệm, rồi dần hồn
thiện những sản phẩm, dịch vụ để giải quyết những vấn đề đã và đang tồn tại theo
một hoặc nhiều cách mới mẻ.

Khởi nghiệp được đề cập trong bài hoàn toàn khác với lập nghiệp, đặc biệt là
ở tính mới. Khởi nghiệp thường bắt nguồn từ một hay nhiều ý tưởng sáng tạo nhằm
tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới, công nghệ mới hay đơn giản là cách sử dụng mới
với tốc độ tăng trưởng cực kì nhanh, tuy nhiên cần thời gian dài để có được lợi
nhuận. Trong khi đó, lập nghiệp có thể bắt đầu bằng bất kì ý tưởng nào có thể đem
lại lợi nhuận, khách hàng đã có sẵn trong thị trường và mơ hình kinh doanh đã được

8

chứng mình là hiệu quả, khơng nhất thiết sử dụng cơng nghệ, khoa học, ví dụ như
mở tiệm kinh doanh quần áo, quán cà phê, nhà hàng…

Vì khơng có tính mới, thường làm theo những thứ có sẵn trên thị trường nên
sự chắc chắn của lập nghiệp cao hơn. Ngược lại, khởi nghiệp ẩn chứa rất nhiều rủi

ro trong thời gian dài để thử nghiệm, sửa đổi, phát triển ra những sản phẩm, dịch vụ
có tính đột phá tương thích với thị trường.

Xét về thời gian, DNKNST là những doanh nghiệp mới được thành lập và có
thời gian hoạt động khơng q dài. Chưa có một văn bản chính thức nào quy định
thời gian bao lâu kể từ khi thành lập thì một doanh nghiệp khơng được gọi là
DNKNST, điều này phụ thuộc phần lớn vào lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.
Thông thường, khi doanh nghiệp đạt đến một độ trưởng thành nhất định như xây
dựng được một mơ mình kinh doanh tăng trưởng ổn định, có khả năng phát triển lâu
dài, đem lại lợi nhuận và phù hợp với thị hiếu người dùng thì chủ doanh nghiệp có
thể khơng gọi doanh nghiệp của mình là DNKNST.

DNKNST thường bắt đầu với quy mô nhỏ nhưng với tham vọng lớn là hướng
tới thị trường tồn cầu, có sức ảnh hưởng và đem lại giá trị cho hàng tỷ người dùng.
Những sản phẩm, dịch vụ DNKNST cung cấp cần có tính bền vững, có thể tạo ra
giá trị và lợi nhuận trong khoảng thời gian dài.

Tóm lại, DNKNST trong nghiên cứu này có nghĩa là một tổ chức được thành
lập dựa trên những ý tưởng đổi mới, sáng tạo nhằm tạo ra những cái mới hoặc cách
giải quyết mới tương thích với thị trường để cuối cùng xây dựng được một mơ hình
kinh doanh có khả năng tăng trưởng nhanh và đem lại lợi nhuận một cách bền vững.
1.1.2. Quá trình phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

DNKNST là một thực thể sống và biến đổi nhanh chóng, đặc biệt là giai đoạn
đầu khi đang phát triển sản phẩm và bắt đầu thâm nhập thị trường để chứng minh
sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu thị trường. Việc hiểu rõ DNKNST đang ở giai
đoạn nào trong quá trình phát triển giúp nhà sáng lập dự đoán được những cơ hội và
thách thức và có sự chuẩn bị tốt cho những điều sắp xảy đến, đồng thời, giúp các
nhà đầu tư có đặt đúng kỳ vọng cho doanh nghiệp.


9

Blank (2020) đã đưa ra mơ hình gồm 04 giai đoạn tập trung vào khách hàng
như sau:

- Khai phá khách hàng: Khám phá liệu rằng giả thiết về vấn đề, sản phẩm và
khách hàng trong kế hoạch kinh doanh là chính xác.

- Kiểm chứng khách hàng: Xây dựng lộ trình bán hàng và tiếp thị
- Xây dựng khách hàng: Xây dựng dựa trên những lần bán hàng thành công
- Xây dựng công ty: Khai thác thị trường đã được kiếm chứng thành công
Một cách phân chia giai đoạn khác tập trung vào sản phẩm do Marmer xây
dựng (Saukkonen & Vanttinen(2017)), gồm 04 giai đoạn như sau:
- Khám phá (5-7 tháng): Liệu DNKNST đang đi tìm giải pháp cho một những
vấn đề thực sự mang lại ý nghĩa và có bất kì ai quan tâm đến giải pháp hay không.
- Thẩm định (3-5 tháng): Đánh giá sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thông
qua việc khách hàng chi trả và chú ý tới sản phẩm, dịch vụ.
- Hiệu quả (5-6 tháng): DNKNST tinh chỉnh lại mô hình kinh doanh và cải
thiện hiệu quả của quá trình thu hút khách hàng.
- Mở rộng (5-9 tháng): Mở rộng và phát triển thị trường một cách mạnh mẽ
nhằm chiếm thị phần càng nhanh càng tốt.
Trong khi đó, Kumbhat & Sushil (2018) cho rằng các giai đoạn cần dựa trên
nhiều khía cạnh để có cái nhìn đa chiều, thay vì chỉ tập trung vào một khía cạnh duy
nhất. Vì thế tác giả đã đưa ra 04 giai đoạn phát triển của DNKNST dựa trên 8 khía
cạnh chính là mục tiêu, sản phẩm, khách hàng, tài chính, mơ hình kinh doanh,
doanh thu, nhân sự và văn hóa tổ chức, cụ thể như bảng dưới đây:

Bảng 1.1: 04 giai đoạn phát triển của DNKNST

Khía cạnh Giai đoạn phát triển của DNKNST

Mục tiêu
Khám phá Thẩm định Tinh chỉnh Phát triển

Xác định vấn đề Khách hàng Tinh chỉnh Chuyển đổi từ cơ
và khám phá quan tâm đến mơ hình kinh hội thành chiến
khách hàng giải pháp doanh, mô lược, con người
dưới dạng chi hình và quy thành quy trình và

10


×