Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tìm hiểu các hình thức huy động vốn, và thực trạng huy động vốn hiện nay ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.88 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu.
Vốn là một điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp thành
lập và tiến hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tuỳ theo loại hình
doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các hình
thức huy động vốn khác nhau. Trong mọi doanh nghiệp vốn đều bao gồm 2
bộ phận là vốn chủ sở hữu và nợ. Mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều
khoản mục khác nhau tuỳ theo tinh chất của chúng. Mỗi doanh nghiệp sẽ tuỳ
vào khả năng, điều kiện khách quan và chiến lược của mình mà chọn một cơ
cấu vốn cho thích hợp. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức
huy động vốn của doanh nghiệp được đa dạng hoá nhằm khai thác mọi nguồn
vốn trong nền kinh tế.
Ở Việt Nam, do thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc
khai thác vốn có những đặc trưng nhất định, hơi khác so với thị trường thế
giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các hình thức huy động
vốn, và thực trạng huy động vốn hiện nay ở Việt Nam.
Đặng Hồng Việt Thương mại 48D
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các hình thức huy động vốn.
Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các hình thức huy động vốn. Có
6 hình thức huy động vốn, chia làm 2 nguồn là vốn chủ sở hữu và nợ. Trong
vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, và phát hành
cổ phiếu. Trong nợ bao gồm vốn vay ngân hàng, tín dụng thương mại, và phát
hành trái phiếu. Ở đây chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu từng phương thức huy
động vốn theo thứ tự từ nguồn được ưu tiên hơn trước.
I/Vốn chủ sở hữu:
Với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu đều bao gồm 3 bộ phận
chủ yếu:
1/Vốn góp ban đầu
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về vốn góp ban đầu. Khi một doanh nghiệp


thành lập, bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn nhất định do
các cổ đông- chủ doanh nghiệp góp. Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp
ban đầu chính là vốn đầu tư của nhà nước. Với các công ty cổ phần, thì vốn
góp ban đầu do các cổ đông đóng góp.
Ưu điểm của nguồn này là rất thuận tiện và dễ dàng trong việc huy động.
Thêm vào đó là chi phí của nguồn này thấp, nên đây là nguồn được ưu tiên
hàng đầu.
Nhược điểm của nguồn này là quy mô vốn thường không lớn do bị giới
hạn bởi tài sản của các chủ doanh nghiệp. Do đó thường trong doanh nghiệp,
tỉ lệ vốn chủ sở hữu thường không chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu vốn.
2/Lợi nhuận không chia
Nguồn vốn thứ hai là lợi nhuận không chia. Đây là nguồn vốn doanh
nghiệp tích luỹ từ hiệu quả sản xuất kinh doanh, bằng cách lấy lợi nhuận thu
được (một phần hay tất cả) đem đầu tư để tái sản xuất mở rộng.
Đặng Hồng Việt Thương mại 48D
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia-nguồn vốn nội bộ là một phương
thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của doanh nghiệp, vì nó
giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí cũng như sự phụ thuộc vào bên ngoài. Nó
có ưu thế hơn vốn chủ sở hữu là quy mô vốn có thể tăng lên nhờ tăng doanh
thu, lợi nhuận, nhờ đó giải quyết vấn đề nhu cầu vốn ngày càng tăng của
doanh nghiệp.
Tuy nhiên thì nguồn vốn từ lợi nhuận không chia chỉ có thể có khi doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả, nghĩa là nếu trong giai đoạn doanh nghiệp làm ăn
thua lỗ thì nguồn vốn này cũng sẽ không còn. Và suy cho cùng thì nguồn này
cũng bị giới hạn bởi lợi nhuận kinh doanh. Mặt khác, nguồn vốn này cần có
sự cho phép của các chủ doanh ngiệp mới có thể sử dụng, do nó làm giảm độ
hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn, vì lợi nhuận đem chia-cổ tức sẽ rất thấp
do phần lớn sẽ được đem tái sản xuất mở rộng. Đổi lại, các cổ đông sẽ được

sở hữu một số cổ phần lớn hơn với giá trị cao hơn.
Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tư, chính sách phân phối cổ tức
cần lưu ý đến một số yếu tố như:
-Tổng số lợi nhuận trong kì.
-Mức chia lãi trên một cổ phiếu các năm trước.
-Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ
phiếu của công ty, tâm lý và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó.
-Hiệu quả của việc tái đầu tư.
3/Phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu là nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ
phiếu mới. Cổ phiếu được phát hành phân ra làm hai loại là cổ phiếu thường
và cổ phiếu ưu tiên.
Đặng Hồng Việt Thương mại 48D
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
-Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu thông dụng nhất, và là chứng khoán
quan trọng nhất được trao đổi, mua bán trên thị trường chứng khoán.
-Cổ phiếu ưu tiên là cổ phiếu có đặc điểm là thường có cổ tức cố định.
Người sở hữu cổ phiếu ưu tiên có quyền được thanh toán lãi trước các cổ
đông khác. Và trong trường hợp doanh nghiệp không đủ tiền trả cổ tức cho
các cổ đông, thì những người nắm cổ phiếu ưu tiên sẽ có quyền được nhận cổ
tức trước, còn lại bao nhiêu mới chia cho các cổ đông khác. Cổ phiếu ưu tiên
thường chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong số cổ phiếu đựoc phát hành.
Khi phát hành cổ phiếu, doanh nghiệp phải chú ý đến các yếu tố sau:
-Giới hạn phát hành: là quy định ràng buộc có tính pháp lý, quy định số
cổ phiếu mà doanh nghiệp được phat hành ra thị trường.
-Tình hình cân đối vốn và khả năng đầu tư.
-Tình hình biến động thị giá chứng khoán trên thị trường.
-Chính sách đối với việc sáp nhập hoặc thôn tính công ty.

-Tình hình trên thị trường chứng khoán và quy định của uỷ ban chứng
khoán nhà nước.
-Quyền hạn của cổ đông nắm giữ cổ phiếu
Ưu điểm của nguồn này là có thể huy động được một khối lượng vốn rất
lớn, gần như là không giớí hạn nếu doanh nghiệp đáp ứng tốt các điều kiện
đòi hỏi của cổ đông.
Nhược điểm của nó là phải mất một khoản chi phí phát hành, bao gồm cả
tiền bạc lẫn thời gian.
II/Nợ:
Để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh, ngoài vốn chủ sở hữu, doanh
nghiệp có thể sử dụng nợ từ 3 nguồn:
Đặng Hồng Việt Thương mại 48D
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1/Vốn vay ngân hàng:
Có thể nói vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng
nhất, không chỉ với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn cả với
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh
nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại
cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn. Không một doanh nghiệp
nào có thể tồn tại vững chắc trên thương trường mà không vay vốn ngân
hàng.
Về mặt thời gian, vốn vay ngân hàng phân làm 3 loại: vay dài hạn (từ 3
đến 5 năm trở lên), vay trung hạn (từ 1năm đến 3 năm), và vay ngắn hạn
(dưới 1 năm). Các tiêu chuẩn này có thể thay đổi tuỳ theo quốc gia, và cũng
có thể khác nhau giữa các ngân hàng thương mại.
Tuỳ theo mục đích sử dụng tài sản, cũng có thể phân ra làm các loại như
sau: cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay để đầu tư tài sản lưu động, cho
vay để thực hiện dự án. Cũng có những cách phân chia khác như: cho vay
theo ngành kinh tế, theo lĩnh vực phục vụ hoặc theo hình thức bảo đảm tiền

vay.
Ưu điểm của nguồn này là có khối lượng huy động khá lớn, đảm bảo có
đủ vốn cho các dự án mở rộng sản xuất, hay đầu tư sản xuất vào chiều sâu của
doanh nghiệp.
Tuy vậy nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất định. Đó là các hạn
chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn
(lãi suất):
-Điều kiện tín dụng: muốn vay vốn của ngân hàng, đầu tiên, doanh
nghiêpj cần đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng.
Doanh nghiệp cần xuất trình hồ sơ vay vốn, đánh giá các thông tin liên quan
đến dự án, hoặc kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các
Đặng Hồng Việt Thương mại 48D
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
bảo đảm tiền vay. Trong thực tế, một doanh nghiệp có thể phải hoàn tất nhiều
thủ tục rườm rà mới có thể vay vốn của ngân hàng. Và thường thì giới hạn
vốn vay không vượt quá khả năng tài chính của doanh nghiệp
-Sự kiểm soát của ngân hàng: một khi doanh nghiệp vay vốn của ngân
hàng, doanh nghiệp phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình
hình sử dụng vốn vay. Nói chung sự kiểm soát không gây khó khăn cho
doanh nghiệp, tuy nhiên trong một số trường hợp , điều đó cũng làm doanh
nghiệp có cảm giác bị “kiểm soát”.
-Lãi suất vốn vay: phản ánh chi phí mà doanh ngiệp phải chịu khi sử
dụng vốn của ngân hàng. Nó phụ thuộc tình hình tín dụng trên thị trường
trong từng thời kỳ. Nếu lãi suất quá cao thì doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí
vốn lớn, làm giảm thu nhập của doanh nghiệp.
2/Tín dụng thương mại:
Các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương
mại, hay còn gọi là vốn tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn này hình
thành tự nhiên thông qua hoạt động mua bán chịu hàng hoá dịch vụ của doanh

nghiệp. Khi mua bán chịu, doanh nghiệp sẽ có cơ hội sử dụng nguồn tiền mua
chiu chưa trả ngay để đem đi đầu tư vào việc khác, có thể sinh ra nột khoản
lãi khác. Các điều kiện ràng buộc cụ thể sẽ được các bên ấn định khi ký kết
hợp đồng.
Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng tín dụng thương mại là một nguồn rẻ
tiền, dễ dàng, tiện dụng và linh hoạt, vì thông thường tín dụng thương mại
không mất chi phí sử dụng vốn. Và trong một số trường hợp, bên mua còn
được hưởng lãi chiết khấu tra sớm. Nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ
làm ăn lâu dài cho các bên.
Tuy nhiên, tài trợ bằng tín dụng thương mại cũng có những hạn chế nhất
định: quy mô thường hạn chế và thông thường là tín dụng ngắn hạn.
Đặng Hồng Việt Thương mại 48D
6

×