Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý quỹ vì người nghèo tại ubmt tổ quốc việt nam quận 10, tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.42 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Trịnh Xuân Lộc
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO
TẠI ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

QUẬN 10, TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

Trịnh Xuân Lộc

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO

TẠI ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
QUẬN 10, TP.HCM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :


TS. PHAN BÙI GIA THỦY

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: TRỊNH XUÂN LỘC
Hiện công tác tại: Ủy ban nhân dân Phường 4 Quận 10
Là học viên cao học khóa 2021 của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Mã số học viên: 210000012590
Tôi xin cam đoan đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Quỹ Vì người
nghèo tại Ủy Ban Mặt trận Tở quốc Việt Nam Quận 10, TP.HCM”
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Được sự dẫn dắt và hướng dẫn bởi TIẾN SĨ PHAN BÙI GIA THỦY.
Ḷn văn là cơng trình nghiên cứu độc lập, các số liệu nghiên cứu khoa học và
kết quả nghiên cứu, các nhận định nêu ra trong luận văn là trung thực, nghiên cứu
nghiêm túc, độc lập của bản thân trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khoa học
đã được công bố và tài liệu tham khảo đã được ghi rõ nguồn trích dẫn và được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phan Bùi Gia Thủy.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 8 năm 2023
Học viên

Trịnh Xuân Lộc

BT ii
CT
PBT DANH MỤC VIẾT TẮT

PCT
ĐU Bí thư
NĐ – CP Chủ tịch
NHCSXH Phó Bí thư
CT – XH Phó Chủ tịch
HN – HCN Đảng Ủy
XĐGN Nghị định – Chính phủ
UBND Ngân hàng chính sách xã hội
UBMTTQVN Chính trị – xã hội
ĐTN Hộ nghèo – Hộ cận nghèo
HLHPN Xóa đói giảm nghèo
TPHCM Ủy Ban Nhân Dân
Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
Đoàn Thanh Niên
Hội Liên Hiệp Phụ Nữ
Thành phố Hồ Chí Minh

iii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN, NHỮNG VẤN
ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ...........................................................................5
1.1. Một số nghiên cứu giảm nghèo ở các nước trên thế giới ....................................5
1.2. Một số nghiên cứu giảm nghèo ở trong nước.......................................................6
Kết luận chương 1..........................................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ VÌ NGƯỜI
NGHÈO ..........................................................................................................................8
2.1 Khái niệm Quỹ Vì người nghèo..............................................................................8

2.1.1 Khái niệm về nghèo ..............................................................................................8
2.1.2 Khái niệm Quỹ Vì người nghèo...........................................................................9
2.1.3 Phân cấp Quỹ Vì người nghèo.............................................................................9
2.1.4 Vai trị của Quỹ Vì người nghèo .......................................................................10
2.1.5 Nguyên tắc quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo......................................10
2.1.6 Cơng cụ quản lý sử dụng Quỹ Vì người nghèo ................................................11
2.1.7 Nợi dung quản lý Quỹ Vì người nghèo .............................................................12
2.1.8. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý Quỹ Vì người nghèo ........................15
2.1.9 Những đối tượng tham gia quản lý Quỹ Vì người nghèo ...............................16
2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ Vì người nghèo .......................................16
2.2.1 Chính sách của Nhà nước ..................................................................................16
2.2.2. Phát triển kinh tế – xã hội.................................................................................17
2.2.3 Quy định chuẩn Nghèo.......................................................................................18

iv

2.2.4 Hoạt đợng của chính quyền, các tở chức chính trị, Ban vận đợng Quản lý sử
dụng Quỹ Vì người nghèo ...........................................................................................19
2.3 Khái quát về tổ chức bộ máy Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Quận 1020
2.3.1 Khái niệm về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .........................................20
2.3.2 Cơ cấu bợ máy quản lý Quỹ Vì người nghèo Quận 10 ...................................21
2.4. Bài học thực tiễn về quản lý sử dụng Quỹ Vì người nghèo ..............................21
2.4.1 Kinh nghiệm từ Quận 5, TPHCM.....................................................................21
2.4.2 Kinh nghiệm ở Quận 11, TPHCM ....................................................................23
2.5 Bài học kinh nghiệm về quản lý sử dụng Quỹ Vì người nghèo của Ủy Ban Mặt
trận Tở quốc Việt Nam Quận 10 ................................................................................23
Kết luận chương 2........................................................................................................25
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO
TẠI ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM QUẬN 10 ..............................26
3.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hợi Q̣n 10 ................................................26

3.2 Tình hình hợ nghèo tại Q̣n 10...........................................................................27
3.3 Thực trạng quản lý Quỹ Vì Người Nghèo Tại Ủy Ban Mặt trận Tổ Quốc Việt
Nam Quận 10 ...............................................................................................................28
3.3.1 Thực trạng cơng tác quản lý thu Quỹ Vì người nghèo ...................................28
3.3.2 Thực trạng công tác quản lý chi Quỹ Vì người nghèo ....................................32
3.2.3 Hoạt đợng kiểm tra, giám sát việc sử dụng Quỹ Vì người nghèo. .................41
3.3 Đánh giá cơng tác quản lý Quỹ “Vì người nghèo” tại Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc
Việt Nam Quận 10 .......................................................................................................42
3.3.1 Những kết quả đạt được của việc quản lý sử dụng Quỹ Vì người nghèo......42
3.3.2 Những hạn chế của việc quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo ................45
Kết luận Chương 3 ......................................................................................................47

v

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU CHI QUỸ VÌ
NGƯỜI NGHÈO TẠI ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM QUẬN 10
....................................................................................................................................... 48
4.1. Quan điểm, định hướng về việc sử dụng Quỹ Vì người nghèo trên địa bàn Quận
10 ...................................................................................................................................48
4.1.1 Quan điểm về việc quản lý sử dụng Quỹ Vì người nghèo...............................48
4.1.2 Mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội, mục tiêu về giảm nghèo trên địa bàn
Quận 10.........................................................................................................................48
4.1.3 Mục tiêu quản lý sử dụng Quỹ Vì người nghèo đến năm 2023 ......................49
4.2 Đề xuất tăng cường cơng tác quản lý Quỹ Vì người nghèo ...............................50
4.2.1 Đổi mới công tác ban hành văn bản triển khai thực hiện...............................50
4.2.2 Tăng cường công tác tuyên truyền về các chính sách của Nhà nước về Quỹ Vì
người nghèo ..................................................................................................................51
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý Quỹ Vì người nghèo..........................................52
4.3.1 Giải pháp tăng cường quản lý thu Quỹ Vì người nghèo.................................52
4.3.2 Giải pháp tăng cương quản lý chi Quỹ Vì người nghèo .................................54

4.3.3 Nâng cao chất lượng đợi ngũ nhân lực trong bộ máy quản lý ngân sách cấp
Phường .......................................................................................................................... 55
4.4. Kiến nghị đối với Ban vận động, quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo Quận
10 ...................................................................................................................................56
Tóm tắt chương 4.........................................................................................................58
KẾT LUẬN ..................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................61

vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.4.1: Tởng hợp thu Quỹ Vì người nghèo Q̣n 5
Bảng 2.4.2: Tởng hợp thu Quỹ Vì người nghèo Q̣n 11
Bảng 2.4.3: Tởng hợp thu Quỹ Vì người nghèo Quận 10
Bảng 3.2 Tình hình Quỹ Vì người nghèo qua giai đoạn 2019 – 2022
Bảng 3.3.1 Tình hình chi Quỹ Vì người nghèo giai đoạn 2019 – 2022
Bảng 3.4 : Tình hình chi hỗ trợ thẻ Bảo hiểm Y tế giai đoạn 2019 - 2022

vii
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.3 Sơ đồ bộ máy Ban vận động quản lý Quỹ Vì người nghèo
Hình 2.3.2: Sơ đồ bợ máy lãnh đạo của Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 10

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Tại Việt Nam, xố đói, giảm nghèo ln là vấn đề bàn luận của các cấp đảng,


nhà nước và chính qùn trong q trình xây dựng xã hợi mới, được tồn xã hợi quan
tâm thực hiện, xem xố đói giảm nghèo là nhiệm vụ thiết yếu vì sự xây dựng và phát
triển đất nước. Tuy nhiên, xem xét trên góc đợ rợng của mọi tầng lớp xã hợi, những
hình thức xóa đói giảm nghèo gặp phải khó khăn do việc đảm bảo tài chính cần thiết và
nguyên tắc quản lý tài chính thơng qua các nguồn vận đợng tài trợ, do vậy việc quản lý
nhà nước và định hướng vẫn là vấn đề cần chú ý. Từ đó, Quỹ “Vì người nghèo” được
thành lập trên cơ sở vận động sự tự nguyện của các cá nhân, gia đình, đơn vị, tở chức
trong và ngồi nước. Quỹ nhằm hỗ trợ hợ nghèo, hợ cận nghèo thốt nghèo và góp phần
thực hiện các mục tiêu chương trình “giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2016 - 2020.
Hoạt đợng của Quỹ khơng vì lợi nhuận hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo và
người cận nghèo, người đặc biệt khó khăn, gia đình đặc biệt khó khăn và các cợng đồng
nghèo do nhà nước quy định.

Hoạt đợng thu chi Quỹ Vì người nghèo thơng qua các tở chức chính trị - xã hợi
là hình thức vận đợng tự ngụn có nét đặc thù và có ý nghĩa thực tiễn, thể hiện sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước và của các tở chức chính trị - xã hợi đới với các đới tượng
được hưởng chính sách; đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn. Đồng thời góp phần để nâng cao thu nhập của người nghèo, hộ cận nghèo,
hộ mới thốt nghèo có nguồn vớn để tự kinh doanh, sản xuất hoặc tự đào tạo nghề; qua
đó nâng cao thu nhập GDP bình quân đầu người, giúp Nhà nước giảm tỷ lệ hộ nghèo,
hộ cận một cách bền vững; tạo việc làm cho người dân tại các đô thị; cải thiện điều kiện
c̣c sớng, giúp ởn định được tình hình an ninh chính trị - trật tự an tồn xã hợi; qua đó
góp phần đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Nhiều năm qua, Quỹ Vì người nghèo tại Ủy ban Mặt trận Tở q́c Việt Nam
Q̣n 10 đã góp phần khơng nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo,
tăng hợ khá. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tác động hiệu quả từ chính sách đởi
mới và tình hình chính trị – xã hội trên thế giới đã ảnh hưởng đến các nguồn thu ngân


2

sách trong điều kiện kinh tế hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn, vấn đề quản lý chặt chẽ
và sử dụng có hiệu quả ngân sách Quỹ Vì người nghèo luôn là mối quan tâm hàng đầu
của Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp. Vì vậy, hoạt đợng thu chi Quỹ Vì người
nghèo cũng cần phải nghiên cứu thêm để hoàn thiện và phát huy hiệu quả tối đa trong
thực hiện nhiệm vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững, một trong những nội dung trong
công cuộc xây dựng và làm giàu cho đất nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hợi, giảm
thiểu bất bình đẳng trong xã hội và tạo niềm tin với chế độ và chính sách của nước Việt
Nam. Với những lý do nói trên, luận văn lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cơng
tác quản lý Quỹ Vì người nghèo tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam Quận 10”
làm mục tiêu nghiên cứu xuất phát từ tính cấp bách cần đặt ra trong thực tiễn hiện nay
và có tính lâu dài bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát:

Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt đợng quản lý Quỹ Vì người nghèo; những
tồn tại trong hoạt đợng quản lý Quỹ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại; từ
đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đợng quản lý Quỹ Vì người nghèo tại
Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 10, TP.HCM.
Mục tiêu cụ thể:

Phân tích và đánh giá thực trạng những ưu điểm, mặt hạn chế của công tác quản
lý Quỹ Vì người nghèo trên địa bàn Quận 10, TP.HCM.

Nguyên nhân tồn tại ưu, nhược điểm trong cơng tác quản lý Quỹ Vì người nghèo
tại Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 10.

Đưa ra giải pháp để giúp nâng cao hiệu quả hoạt đợng quản lý Quỹ Vì người
nghèo tại Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 10, TP.HCM.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu đề ra câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1: Dựa vào những cơ sở lý luận để phân tích đánh giá hiệu quả công tác
quản lý Quỹ Vì người nghèo tại Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 10, TP.HCM
hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 2: Đánh giá những ưu điểm, nhược điểm, những mặt hạn chế và nguyên

3

nhân của những hạn chế trong công tác quản lý Quỹ Vì người nghèo tại Ủy Ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam Quận 10, TP.HCM.

Câu hỏi 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Quỹ Vì
người nghèo tại đơn vị.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt đợng cơng tác quản lý Quỹ Vì người
nghèo.

+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về không gian: Công tác quản lý Quỹ Vì người nghèo tại Ủy ban Mặt trận Tở
q́c Việt Nam Quận 10, TP.HCM.
Về thời gian: Số liệu được sử dụng để phân tích trong giai đoạn 2019 - 2021.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Đề tài sử dụng các phương pháp định tính: chủ yếu dựa vào thống kê, mô tả,
so sánh, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu luận văn nhằm đáp ứng mục tiêu của đề tài
nghiên cứu.
- Nghiên cứu dựa trên, số liệu thực nghiệm từ các báo cáo tổng hợp thu, chi Quỹ
“Vì người nghèo” tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Quận 10.

- Đồng thời trực tiếp thu thập số liệu thực tế tại Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt
Nam ở các quận khác thông qua các báo cáo hàng năm để so sánh hoạt đợng thu chi Quỹ
Vì người nghèo Quận 10; từ đó tổng hợp để đưa ra những ưu, khuyết điểm, ý kiến các
giải pháp có thể khắc phục.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Với những kết quả nghiên cứu của luận văn. Nghiên cứu có thể được sử dụng
như mợt tài liệu tham khảo để hồn thiện cơng tác quản lý Quỹ Vì người nghèo góp
phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận 10 trong tương lai.
Góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững mà Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ Quận 10 lần thứ XII đã đề ra, đảm bảo được an ninh chính trị - trật tự an tồn
xã hợi, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hợi của địa phương và góp phần đưa
Việt Nam trở thành nước có chỉ sớ thu nhập bình qn ở nhóm trung bình cao.

4

7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc 4 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan những nghiên cứu liên quan, những vấn đề cần tiếp

tục nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng Quỹ Vì người nghèo
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý Quỹ Vì người nghèo tại Ủy ban Mặt trận

Tở quốc Việt Nam Quận 10
Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Quỹ Vì người nghèo tại Ủy

ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 10

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN,
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là cải thiện mức sống, xóa đói giảm nghèo
và tăng cường đóng góp vào ổn định chính trị. Nhiều quốc gia khác cũng nỗ lực để
đạt được mục tiêu tương tự, trong đó có Việt Nam. Lý do họ làm là vì Việt Nam tin
rằng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh doanh tăng lên dẫn đến tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, họ tin rằng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh doanh tăng lên dẫn đến sự ổn
định chính trị gia tăng.

Việc xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo cho phép thực
hiện nông thôn mới, nông thôn mới và tăng cường an ninh. Ngoài ra, điều này cho
phép phát triển bản chất chính trị xã hội của NHCSXH và tăng cường vốn tín dụng
chính sách quốc gia. Tất cả những điều này làm tăng hiệu quả của vốn vay và tạo
môi trường ổn định hơn cho các khoản vay được thực hiện. Việc này được hỗ trợ
trực tiếp bằng cách tạo vốn vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội. Các hiệp
hội cho vay này tạo ra các khoản vay mới giúp các gia đình cận nghèo và thậm chí
nghèo. Hình thức ủy thác này đã mang lại lợi thế đặc biệt cho các khoản vay chính
sách xã hội; đã tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên làm giàu chính đáng và các
đối tượng chính sách, giảm bớt bất ổn xã hợi. Bằng cách nâng cao lịng tin của người
dân đối với chế độ và chính sách của Việt Nam, hệ thống này đã khuyến khích những
đóng góp lớn hơn trong việc giảm căng thẳng xã hội.
1.1. Một số nghiên cứu giảm nghèo ở các nước trên thế giới

Nghiên cứu về giảm nghèo theo hướng nhận diện, phân tích các chiều thiếu hụt
để có sự tập trung chính sách, tác động vào cải thiện tình trạng nghèo có thể kể đến như
Sabina Alkire, Christoph Jindra, Gisela Robles và Ana Vaz (2016) với tác phẩm
"Nghèo đa chiều ở Châu Phi". Các tác giả nghiên cứu về tình trạng nghèo đa chiều tại
châu Phi. Theo báo cáo, hơn một nửa (54%) người dân ở các nước châu Phi tḥc tình
trạng nghèo đói đa chiều: 544 triệu người phải chịu nghèo đói đa chiều trong số 46 quốc

gia của khu vực. Có 30 quốc gia đã giảm số người nghèo đa chiều một cách bền vững,
tốt nhất là Rwanda, Likouala và Cộng hoà Congo. Khu vực Savana và Sudan có tình

6

trạng nghèo đa chiều nặng nhất, phần lớn do hoàn cảnh thiên nhiên gây ra. Mặt khác,
tình trạng nghèo đa chiều cũng khá khác nhau ở mỗi khu vực. Trong khi Đơng Phi thiếu
hụt chiều nước thì ở Tây Phi, chiều sức khoẻ (tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em) và
nông nghiệp là chiều bị thiếu hụt nhiều nhất. Xét ở châu Phi, thiếu hụt về nước sạch và
điều kiện vệ sinh đạt tỷ lệ cao nhất. Khu vực Bắc Phi có ít dân cư rơi vào tình trạng
nghèo đa chiều nhất ở Châu Phi, trong khi ở Đông Phi và Tây Phi có số người nghèo đói
về mặt kinh tế và các chiều an sinh xã hội khác cao nhất.

“Nghèo đói đa chiều và rủi ro từ COVID - 19” do tập thể các tác giả Sabina
Alkire, Jakob Dirksen, Ricardo Nogales và Christian Oldiges thực hiện năm 2020 là một
nghiên cứu về “Nghèo đa chiều” trong mối quan hệ tác động của đại dịch COVID - 19.
Theo các tác giả, khi đại dịch COVID - 19 chuẩn bị lây lan sang các khu vực đang phát
triển và các ứng phó khẩn cấp đặc biệt hiện đang được phát triển và áp dụng theo cách
nhanh chóng. Các chương trình này thường liên quan đến các chương trình thực phẩm
hoặc tiền mặt có mục tiêu hướng đến những người nghèo nhất và những người dễ bị tổn
thương nhất.
1.2. Một số nghiên cứu giảm nghèo ở trong nước

Trong những năm qua, có khá nhiều cơng trình đề cập tới giảm nghèo bền vững
trên cơ sở cách tiếp cận đa chiều về nghèo khở. Tiêu biểu có thể kể đến cơng trình của
nhóm tác giả Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Việt Nga, Nguyễn Thanh Phương và Nguyễn
Văn Thục (2015) “Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam”. Đây
là một trong những báo cáo quan trọng tổng quan hơn 70 cơng trình nghiên cứu trước
đó về vấn đề xóa đói giảm nghèo. Điều đặc biệt của cơng trình này ở chỗ trên cơ sở tởng
quan các cơng trình theo nhóm như những thành tựu trong giảm nghèo, so sánh kết quả

giảm nghèo với mục tiêu chính sách, các tồn tại trong lĩnh vực giảm nghèo, vấn đề huy
động và phân bổ nguồn lực cho công tác giảm nghèo, các mô hình giảm nghèo, các thách
thức trong lĩnh vực giảm nghèo, các kiến nghị trong công tác giảm nghèo, các tác giả đã
đưa ra một số ý kiến về việc thay đổi chính sách và những nội dung cần điều chỉnh trong
các giai đoạn phát triển tiếp theo của chương trình giảm nghèo quốc gia. Đây có thể coi
là một trong những cơ sở tổng kết nghiên cứu căn bản, góp phần xây dựng Chương trình
mục tiêu q́c gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020. ; ngoài ra như tác giả

7

Nguyễn Thắng và các cộng sự (2018) đã cho ra đời một bản báo cáo với chủ đề Báo cáo
nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống
chất lượng cho mọi người. Nội dung báo cáo tập trung vào các vấn đề như: bức tranh
tổng thể về nghèo đa chiều ở Việt Nam theo các nhóm dân cư, thước đo đánh giá nghèo
đa chiều.
Kết luận chương 1

Trong chương này, luận văn đã trình bày tóm tắt nợi dung các bài nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước đã được đăng báo có liên quan đến công tác giảm nghèo.
Từ đó, tác giả sẽ tổng hợp được cho thấy nhiệm vụ giảm nghèo không những có ở Việt
Nam mà hầu hết tất cả các nước trên thế giới, các nước đều quan tâm đặc biệt đến công
tác giảm nghèo của nước mình. Qua đó, đặt cho Việt Nam phải cần và phải tập trung
đặc biệt đến công tác giảm nghèo tăng hộ khá và phải làm sao đề ra được chiến lược
giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Để thực hiện tớt chính sách xóa đói giảm nghèo thì
cơng tác quản lý Quỹ Vì người nghèo phải được đặt lên hàng đầu trong thời gian sắp tới.

8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO


2.1 Khái niệm Quỹ Vì người nghèo
2.1.1 Khái niệm về nghèo

- Khái niệm về nghèo:
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các
tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến
nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Hội nghị Thượng đỉnh Thế
giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 1995 đã đưa ra một
định nghĩa về nghèo đói như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn
dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản
phẩm thiết yếu để tồn tại" đây được coi là quan niệm đói nghèo tuyệt đối.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) đưa ra quan điểm: Nghèo là một khái niệm đa
chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa
trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức
khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền
lực.
Theo Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á -Thái Bình Dương do ESCAP
tở chức tại Băng Cớc, Thái Lan tháng 9/1993, “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư
không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu
này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình đợ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục
tập quán của địa phương". Đây có thể coi là một định nghĩa chung nhất về nghèo, có
tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện những nét chính phổ biến về
nghèo.
Căn cứ Nghị định 07/2021/NĐ-CP về chuẩn nghèo đa chiều, thay thế cho Quyết
định 59/2015/QĐ-TTg quy định từ năm 2022, hợ gia đình có thu nhập bình quân đầu
người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống ở thành thị và từ 1,5 triệu đồng trở xuống ở nông
thôn; thiếu hụt 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên được
coi là hộ nghèo.
Hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống


9

ở thành thị và từ 1.500.000 đồng trở xuống ở nông thôn và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản dược coi là hộ cận nghèo (Các dịch vụ xã
hội cơ bản gồm 06 dịch vụ: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh;
thông tin).

- Khái niệm về xóa đói, giảm nghèo:
Xóa đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tổi thiểu và thu nhập
không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước nâng cao mức
sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì c̣c
sớng. 6 Giảm nghèo là giúp bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sớng từng bước thoát
khỏi tình trạng nghèo. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo
giảm x́ng. Hay giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên mức sống
cao hơn. Sự thống nhất giữa hai mục tiêu này: Nếu giảm nghèo đạt được mục tiêu thì
đồng thời cũng xóa được đói, Do vậy thực chất giảm nghèo và xóa đói là đồng nghĩa.
2.1.2 Khái niệm Quỹ Vì người nghèo

Căn cứ theo Quyết định số 901/QĐ-TMTW-BTT ngày 25/9/2011 của Ban
Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam quyết định ban hành Quy
chế xây dựng, quản lý và sử dụng "Quỹ Vì người nghèo” sửa đởi, khẳng định:

Quỹ Vì người nghèo (gọi tắt là Quỹ) được hình thành trên cơ sở vận đợng sự tự
ngụn ủng hợ của cá nhân, hợ gia đình, các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước (gọi
chung là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước).

Quỹ nhằm hỗ trợ người nghèo thoát nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu giảm
nghèo bền vững. Hoạt đợng của Quỹ khơng vì mục đích lợi nhuận mà áp dụng hình thức
hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, người cận nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và cộng đồng nghèo theo quy định

của Nhà nước.
2.1.3 Phân cấp Quỹ Vì người nghèo

Quỹ được thành lập ở 4 cấp, gồm: Quỹ cấp trung ương, Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cấp
huyện, Quỹ cấp xã.

Ở mỗi cấp có Ban vận động, quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo (gọi chung
là Ban vận động Quỹ).

10

Ban vận đợng Quỹ Vì người nghèo các cấp có tư cách pháp nhân, được sử dụng
con dấu riêng để giao dịch; được mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước, Ngân
hàng Thương mại cổ phần (do nhà nước chi phối) để giao dịch. Trường hợp Ban vận
động cấp xã chưa có con dấu riêng thì được sử dụng con dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cùng cấp để hoạt đợng.
2.1.4 Vai trị của Quỹ Vì người nghèo

Quỹ Vì người nghèo có vai trị đặc biệt quan trọng trong công tác XĐGN, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, khắc phục hậu quả của sự phân hóa giàu
nghèo; tạo cơ hội cho người nghèo có điều kiện cải thiện đời sống, tăng thu nhập, được
tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như: Học tập, khám chữa bệnh, tiếp cận với thông tin,
khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật; góp phần đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi
trường sinh thái.

Trong những năm qua từ nguồn Quỹ Vì người nghèo đã hỗ trợ tích cực cho
chương trình xoá đói giảm nghèo như hỗ trợ các hộ nghèo đang ở nhà dột nát có điều
kiện cải thiện nhà ở, sửa chưa, xây nhà "Đại đoàn kết"; xây dựng nhà "Mái ấm cho người
nghèo nơi biên giới"; xây dựng các cơng trình dân sinh như: Lớp học tình thương, xây
dựng nhà Văn hoá; hỗ trợ người nghèo đón Tết; hỗ trợ vốn sản xuất cho hộ nghèo; hỗ

trợ học sinh, sinh viên nghèo được đến trưởng, làm đường giao thông nông thôn... Giúp
cho người nghèo được mở rợng cơ hợi tìm kiếm cơng việc phù hợp để thoát nghèo, nhất
là những người nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có điều
kiện sống cực kỳ khó khăn, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống; thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, giữa các đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào
Kinh. Từ sự hỗ trợ của Quỹ Vì người nghèo, sự vào c̣c của Uỷ ban Mặt Trận Tổ Quốc
Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên, công tác xoá đói giảm nghèo từng bước
được quan tâm, đầu tư và triển khai có hiệu quả, tình hình kinh tế - xã hợi có bước phát
triển khá, mức sống và thu nhập của các hộ nghèo ngày càng được nâng lên rõ rệt về
mọi mặt.
2.1.5 Nguyên tắc quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo

Hoạt động của Quỹ theo nguyên tắc dân chủ, công khai và tất cả nguồn thu từ
vận động của Quỹ, đều dành hỗ trợ các đối tượng: người nghèo, hộ ngèo, người cận

11

nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn đột xuất.

Các khoản thu ủng hộ của Quỹ và lãi từ tài khoản Ngân hàng (nếu có ngoại tệ thì
quy đởi sang VNĐ). Hết ngày 31/12 hàng năm phải chuyển về tài khoản tại Kho bạc
Nhà nước cùng cấp để sử dụng theo quy chế Quỹ.

Ban vận động cấp trên trực tiếp có quyền điều tiết số tiền huy động được từ nơi
có nguồn thu cao của Quỹ cấp dưới sang nơi có nguồn thu thấp. Việc điều chuyển do
Trưởng ban vận động cấp trên quyết định, sau khi có sự trao đổi thống nhất với nơi điều
tiết, để sử dụng theo các nội dung chi quy định tại khoản 2 Điều 9 của Quy chế vận
đợng, quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo.
2.1.6 Cơng cụ quản lý sử dụng Quỹ Vì người nghèo


- Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;
- Căn cứ Thông tư số 103/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 hướng dẫn kế toán áp
dụng cho Quỹ Vì người nghèo và thực hiện theo Hướng dẫn số 01/HD-BVĐ ngày
12/7/2019 của Ban vận động quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo Thành phớ Hồ
Chí Minh.
1. Quỹ Vì người nghèo các cấp (Trung ương, Tỉnh, Huyện, Xã) phải tổ chức bộ
máy kế toán, bố trí người làm kế toán, hoặc người làm kế toán kiêm nhiệm tùy theo quy
mô và khối lượng công việc kế toán của từng cấp quỹ.
2. Riêng xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có thể bố trí người
làm kế toán Quỹ Vì người nghèo hoặc người làm kế toán ngân sách và tài chính xã kiêm
nhiệm kế toán Quỹ Vì người nghèo thực hiện tập hợp chứng từ kế toán ghi sổ thu, chi
và lập báo cáo thu chi hoạt đợng Quỹ Vì người nghèo.
3. Việc bố trí Kế toán trưởng, phụ trách kế toán Quỹ Vì người nghèo các cấp
(Trung ương, Tỉnh, Huyện, Xã) thực hiện theo quy định của Pháp luật kế toán.
Quỹ sử dụng 04 mẫu chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định tại Thông tư
107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính gồm: Phiếu thu (Mẫu C40-BB),
Phiếu chi (Mẫu C41-BB), Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (Mẫu C43-BB), Biên lai thu
tiền (Mẫu C45-BB) và các chứng từ đặc thù ban hành tại Thông tư này theo Phụ lục số
01. Quỹ được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải


×