SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GÓC CHO TRẺ 4-5 TUỔI
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế
giới xung quanh vì thế giới xunh quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ
thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút với các đồ chơi
hấp dẫn, nhiều màu sắc, ngộ nghĩnh…Vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì
càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức
về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.
Trường mầm non là một xã hội được thu nhỏ đối với trẻ, ở đó trẻ được chăm sóc
về dinh dưỡng và giáo dục kiến thức văn hóa xã hội, trẻ được học kỹ năng tự phục vụ
bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử….và quan trọng nhất là trẻ được vui
chơi. Trong trường mầm non có rất nhiều các hoạt động nhưng hoạt động góc trong
trường mầm non là hoạt động mà trẻ được học thơng qua chơi, các góc chơi tái hiện
lại các hoạt động thường ngày như góc phân vai trẻ được chơi nấu ăn, bế em, tập làm
bác sĩ…, góc xây dựng trẻ học cách xây nhà, xây cơng viên, …góc nghệ thuật trẻ
được hát, múa…, chính vì vậy hoạt động góc là phương tiện phát triển tồn diện cho
trẻ về ngơn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.
Với quan điểm giáo dục mới như hiện nay là dạy học theo quan điểm giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm thì trẻ là trung tâm, trẻ học thông qua chơi, trẻ học mà chơi,
chơi bằng học. Trẻ chơi nhưng kiến thức trẻ vẫn khắc sâu vào tâm trí trẻ, mà trẻ cịn
nhớ lâu và sâu hơn. Với phương pháp giáo dục này trẻ sẽ được tạo mọi cơ hội để
tham gia vào các hoạt động, trẻ sẽ được trải nghiệm, giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi,
khám phá cô chỉ là người tổ chức hướng dẫn trẻ thực hiện, khi phát hiện trẻ gặp khó
khăn cơ kịp thời hỗ trợ trẻ bằng lời kích thích trẻ thực hiện chứ cô không được làm hộ
trẻ.
Nhưng làm thế nào để tổ chức được các hoạt động góc theo quan điểm giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm thực sự có hiệu quả khoa học và lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Là một
giáo viên phụ trách lớp Chồi 1 gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động góc
cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, vì vậy tơi ln muốn tìm ra các
biện pháp để làm sao tổ chức hoạt động góc một cách có hiệu quả. Chính vì những lí
do trên nên tơi mạnh dạn thực hiện đề tài Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho
trẻ 4-5 tuổi.
II/ CÁC CĂN CỨ THỰC HIỆN:
1. Cơ sở lý luận:
Hoạt động góc là một trong những hoạt động đóng vai trị quan trọng trong
trường mầm non. Trong q trình thực hiện các trị chơi, trẻ phải sử dụng các phương
tiện, đồ dùng, nhờ sự tiếp xúc đó mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: tên gọi,
màu sắc, kích thước, hình dạng, những thuộc tính khơng gian của đồ vật. Khi hoạt
động góc có tác dụng hình thành tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần
cù, khả năng tư duy, ngơn ngữ, tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, tương
thân tương ái… đây chính là những phẩm chất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống sau
này. Nghĩa là chúng tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Chúng
tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như họ Ví dụ:
Người mẹ , cô giáo, chú công nhân, bác sỹ…. . Tức là hoạt động góc của trẻ khơng
nhằm làm ra sản phẩm mà nằm trong sự hấp dẫn của quá trình hoạt động.
Như vậy, rõ ràng hoạt động góc được phát triển và mở rộng dần theo sự phong
phú và mở rộng các mối quan hệ qua lại của trẻ với môi trường xung quanh. Bản chất
hoạt động góc là một hoạt động phản ánh sáng tạo, độc đáo sự tác động qua lại giữa
trẻ với môi trường xung quanh. Khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang sống cuộc
sống thực. Có thể nói trẻ thực sự là một chủ thể tích cực, hành động một cách tự lực,
tự nguyện và tự tin.
Xuất phát những lý do trên tôi đã giành nhiều thời gian nghiên cứu Nâng cao
chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi
2. Cơ sở thực tiễn :
Hoạt động góc trong trường mầm non được giáo viên tổ chức, hướng dẫn và
giúp đỡ trẻ tái hiện lại những gì trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy và sờ
thấy. Hoạt động góc ở trường mầm non có các góc như là góc xây dựng, góc phân
vai, góc nghệ thuật, góc học tập, ở đó trẻ sẽ được đóng vai lại tất cả các nhân vật
trong xã hội như một người mẹ, em bé, bác sĩ, chú cảnh sát, chú bộ đội,… Trẻ tham
gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình.
Hoạt động góc là hoạt động bao gồm tất cả các loại trò chơi, trong q trình chơi
trẻ có thể tự do sáng tạo, bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung
hoạt động trong phạm vi chủ đề. Hoạt động góc có tầm quan trọng rất lớn trong việc
hình thành tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần cù, phát triển khả năng
tư duy, ngơn ngữ, tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, tương thân tương
ái…cũng được phát triển và đây chính là những phẩm chất cần thiết và hành trang
quý báu cho trẻ trong cuộc sống sau này.
Như những năm trước tại lớp tôi phụ trách cũng đã thực hiện một số biện pháp
dạy hoạt động góc ở lớp nhưng đạt hiệu quả chưa cao. Trẻ chỉ nhớ, thực hiện nhiệm
vụ cơ giao lúc đó nhưng sau thì lại quên ngay, và khi chơi trẻ chơi tự do, chưa hướng
vào nội dung chơi. Do đó hiệu quả tổ chức hoạt động chưa cao.
* Thực trạng trường lớp có những thuận lợi sau:
+ Được sự quan tâm giúp đỡ từ phía phịng GD & ĐT, của Ban giám hiệu nhà
trường cùng với phụ huynh học sinh đã giúp đỡ về cơ sở vật chất phục vụ cho cơng
tác chăm sóc, giáo dục trẻ, lớp tơi được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo quy
định.
+ Trường, lớp rộng rãi, thống mát thích hợp tổ chức nhiều góc chơi.
+ Giáo viên trẻ, nhiệt tình, u nghề mến trẻ, tích cực học hỏi nghiên cứu tài
liệu, tham khảo các phương tiện thông tin về cách chăm sóc và giáo dục trẻ.
+ Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều.
+ Phụ huynh quan tâm, nhiệt tình ủng hộ cùng phối hợp với giáo viên trong việc
chăm sóc, giáo dục và hỗ trợ thu thập nguyên vật liệu làm đồ dùng cho trẻ.
* Khó khăn:
+ Trẻ chưa có kĩ năng chơi ở các góc, trẻ chưa biết giao lưu giữa các bạn chơi,
góc chơi, thực hiện tốt nội dung chơi.
+ Trang bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ các góc cịn hạn chế.
+ Thực hiện theo phương pháp dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
nên phương pháp và cách thực hiện còn mới, cần tốn nhiều thời gian nghiên cứu, áp
dụng vào thực tế.
Vì vậy đứng trước khó khăn trên bằng vốn hiểu biết của bản thân, tôi ln tự
học hỏi kinh nghiệm để tìm những sáng kiến hay, nhằm khắc phục khó khăn đó cho
lớp, nhằm phát huy, khai thác hiệu quả trong phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện
để đạt được chất lượng hoạt động góc, giải quyết các vấn đề còn tồn tại, để nâng cao
chất lượng giáo dục.
3. Mục tiêu của sáng kiến:
- Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao nâng cao chất lượng hoạt động góc cho
trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mẫu giáo tôi đang công tác.
- Nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ sư phạm. Tìm ra
một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
- Giúp cho giáo viên có những kinh nghiệm trong việc giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm, đặc biệt là việc tổ chức hoạt động góc.
- Nâng cao sự hứng thú, tự nguyện và cải thiện kết quả hoạt động góc ở trẻ.
- Kết hợp cùng phụ huynh tham gia nhiều phong trào xây dựng mơi trường giáo
dục, tham gia đóng góp phế liệu làm đồ dùng đồ chơi, tạo góc chơi.
III/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
Từ những thực tế ở trên để nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động góc bản thân
sẽ đưa ra một số biện pháp, giải pháp sau để thực hiện như sau:
* Biện pháp 1: Đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu ở các góc chơi.
- Trẻ em chơi mà học, học bằng chơi vì vật đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu vơ
cùng quan trọng. Có nhiều ngun vật liệu giúp kích thích và làm phong phú trải
nghiệm của trẻ giúp trẻ sáng tạo, vui chơi và học tập.
Ví dụ: Ở góc nghệ thuật cơ có thể chuẩn bị cho trẻ một số các loại hột hạt, lá
cây, sỏi, vỏ xò, giấy màu,… trẻ có thể dùng những nguyên liệu đó để thỏa sức sáng
tạo ra bông hoa, con vật, bức tranh… mà trẻ yêu thích, tùy theo sự sáng tạo và ý
tưởng riêng của từng trẻ. Ở góc học tập cơ có thể chuẩn bị các giấy báo, bìa có các
họa tiết đẹp để trẻ có thể cắt và tạo thành một bức tranh, tấm thiệp mà trẻ thích.
- Trong lớp học đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu ở các góc hoạt động cần phù
hợp với kế hoạch giáo dục, cũng như sở thích và khả năng của trẻ. Cần có đủ đồ
dùng, đồ chơi và nguyên vật liệu được bổ sung thường xuyên đặc biệt là các sản
phẩm nghệ thuật (bút sáp, màu nước, màu bột, bút lông,…), thủ công và đồ dùng cho
góc đóng vai.
- Chuẩn bị nhiều các nguyên vật liệu mang tính mở kích thích khả năng tưởng
tượng và sự sáng tạo của trẻ khi chơi. Đồ chơi như các loại cây, hoa, hàng rào, quyển
anbum được làm theo nguyên tắc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có nghĩa là đều
mang
tính mở để trẻ có thể tháo ra lắp vào tùy theo sở thích và ý tưởng riêng của từng trẻ.
- Sự chuẩn bị đồ dùng của cơ là hình thức hấp dẫn để trẻ khám phá và tham gia
vào các vai một cách cụ thể, đồ chơi tự tạo cũng có ý nghĩa to lớn trong việc hình
thành và phát triển nhân cách trẻ. Nhờ có đồ dùng, đồ chơi sáng tạo của giáo viên sẽ
thu hút trẻ tham gia vào các góc chơi. Mỗi góc chơi có 1 hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ
chơi tương ứng mà thiếu nó thì khơng thể tiến hành được.
Ví dụ: Góc phân vai với vai chơi bác sĩ, nếu cơ cung cấp cho trẻ đầy đủ các
dụng cụ của bác sĩ như ống lắng, máy đo huyết áp, bơm tiêm, cặp nhiệt độ, kéo, vỉ
thuốc, miếng dán y tế, bông y tế, … Khi trẻ đến khám bệnh bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân
mệt như thế nào và khi đó bác sĩ biết lấy dụng cụ như đo nhiệt độ, ống lắng để khám
cho bệnh nhân. Như vậy giúp trẻ có thể khắc sâu kiến thức, trẻ vừa được thao tác với
các dụng cụ đó nhiều hơn, mỗi dụng cụ một tác dụng, trẻ được thực hành qua các
dụng cụ đó, qua đó trẻ hiểu được cơng dụng và học được cách sử dụng chúng.
- Tận dụng các nguyên vật liệu qua sữ dụng: loại vỏ hộp bánh Danisa, hộp sữa
chua, sữa lọ, chai lọ tận dụng làm đồ chơi nấu ăn như: xoong, nồi, chảo, bát, ấm chén
và để trưng bày cho cửa hàng bách hóa, tơi tạo các món ăn từ đất nặn: cá, bánh (bánh
rán, bánh trôi), củ (rà rốt, củ cải), quả (cà chua, cam,…) được may bằng vải và nhồi
bông, dùng vỏ hộp đựng xôi, vỏ ngao làm con rùa, con tơm, con cá, dùng bìa, xốp là
dụng cụ các nghề,…
* Biện pháp 2: Bố trí các góc một cách hợp lý, khoa học và thuận tiện.
- Bố trí các chơi một cách hợp lí, khoa học và thuận tiện cũng góp phần làm tăng
hiệu quả hoạt động góc.
- Các góc hoạt động được bố trí hợp lí dựa trên sự phát triển của trẻ, cũng như
sở thích, độ tuổi và kế hoạch giáo dục. Một số góc thường cố định như góc xây dựng,
góc phân vai, góc sách, góc nghệ thuật. Các góc nếu khơng thay đổi thì ngun liệu,
đồ chơi phải thay đổi để phù hợp với chủ đề nhánh và tránh sự nhàm chán ở trẻ.
Ví dụ: Góc gia đình cần được đổi chủ đề gia đình thành góc chơi bác sĩ, bán
hàng, phịng vé máy bay,… Góc xây dựng cần bổ sung thêm các loại hình khối và
nguyên vật liệu. Bố trí các góc hoạt động hợp lý, thuận tiện sẽ làm tăng hứng thú chơi
và học của trẻ.
- Vị trí các góc hoạt động nên được chuẩn bị cẩn thận. Đặt các góc ồn ào gần
nhau, đặt góc tĩnh với các góc hoạt động yên tĩnh gần nhau.
Ví dụ: Hoạt động đọc, vẽ, tạo hình cách xa các hoạt động ồn ào như góc âm
nhạc. Các góc hoạt động vẽ, hoặc hoạt động bừa bộn nên bố trí gần nguồn nước để
trẻ có thể thuận tiện sử dụng nguồn nước để phục vụ cho hoạt động như lấy nước pha
màu, rửa tay. Góc kể chuyện, góc thư viện tơi bố trí gần với ánh sáng để trẻ có đủ ánh
sáng để xem tranh ảnh, làm sách. Đối với góc xây dựng tơi bố trí một khơng gian
rộng sao cho trẻ có thể mở rộng cơng trình xây dựng tùy theo sức sáng tạo của trẻ,
góc xây dựng nên ít người qua lại để khơng làm hỏng cơng trình của trẻ, tạo điều kiện
cho các phương tiện như ô tô chở vật liệu xây dựng.
- Góc hoạt động phải có ranh giới rõ ràng (khơng cố định) được xác định bởi đồ
đạc, thảm, chiếu hoặc giá, kệ được đặt ở nơi trẻ có thể di chuyển trong lớp mà không
ảnh hưởng đến các hoạt động hay cơng trình các mà các trẻ khác đang chơi.
Ảnh: Bố trí các góc hợp lý.
Việc bố trí các góc cần phải bố trí sao cho trẻ có thể dễ dàng di chuyển giữa góc
nọ với góc kia, giữa khu vực nọ với khu vực kia tạo điều kiện cho trẻ hoạt động mà
không bị bất cứ điều gì làm cản trở trẻ chơi. Nếu khơng gian của góc nhỏ hẹp thì số
lượng trẻ của góc đó ít hơn so với góc có khơng gian rộng hơn.
- Việc bố trí các góc chơi sao cho cơ giáo có thể quan sát, bao quát và giám sát
toàn bộ hoạt động của trẻ. Tên, kí hiệu các góc được viết theo chữ in thường, có thể
có hình ảnh minh họa để trẻ có thể dễ nhận biết.
* Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng chơi cho trẻ ở các góc.
- Rèn luyện sự áp dụng vai chơi với thực tế cuộc sống của trẻ.
Ví dụ: Khi đóng vai bác sĩ thì trẻ bắt chước bác sĩ: Mặc quần áo bule, đeo tai
nghe, cầm kim tiêm và cặp nhiệt độ, khi gặp bệnh nhân thì bác sĩ tươi cười ân cần,
chu đáo hỏi thăm bệnh nhân “Bác bị đau hay ốm như thế nào”. Khi gặp bất cứ tình
huống nào xảy ra với bệnh nhân thì trẻ xử lý được những tình huống đó. Cịn bệnh
nhân thì biết hợp tác khi bác sĩ khám cho mình như giơ tay khi bác sĩ đo huyết áp,
tiêm, bệnh nhân biết thể hiện cảm xúc qua nét mặt khi đau, khi mệt.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo linh hoạt giữa trò chơi và cuộc sống.
Ví dụ: Trẻ chơi đóng vai người bán hàng, trẻ biết người bán hàng sẽ phải niềm
nở, tươi cười khi có khách đến mua hàng. Trẻ biết chào khách mua hàng “Tơi mời ác
mua hàng”,“Bác mua gì ạ”, trẻ biết giao tiếp với từng đối tượng người mua hàng. Trẻ
biết kỹ năng cân, đo hàng, thu tiền khi khách trả tiền, trả tiền thừa và giao lưu với
khách như chào khách lần sau tới “lần sau bác lại tới mua hàng tôi nhé”.
- Rèn kỹ năng phán đoán, lựa chọn các điều kiện phù hợp cho vai chơi.
Chơi góc nghệ thuật trẻ sẽ biết cách mặc trang phục biểu diễn phù hợp với bài
hát, thể loại nhạc gì, dân ca, phong cách gì, biết các kỹ năng sử dụng các loại nhạc cụ
như đánh trống, kỹ năng cầm và đánh đàn ghi ta, ocgan, trẻ biết cách cầm micro để
hát, kỹ năng múa, kết hợp các dụng cụ như khăn, nón, quạt để biểu diễn, kỹ năng
biểu diễn trên sân khấu như biết cách giao lưu cùng khán giả, giao lưu cùng bạn diễn
của mình.
- Rèn khả năng sữ dụng dồ dùng thông thạo phục vụ vai chơi: rèn luyện kỹ năng
tháo, lắp hàng rào, ghép các mảnh ghép thành ngôi nhà, kỹ năng sắp xếp bố cục của
một khu xây dựng, xếp chống, xếp kề các khối gạch để xây tường, nhà… Chơi ở góc
học tập, trẻ được rèn kỹ năng lật sách, mở sách đúng chiều, kĩ năng sử dụng bút như
cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, …
* Biện pháp 4: Giáo viên chơi cùng trẻ thảo luận, tạo tình huống và giúp đỡ
khi trẻ chơi.
- Trong hoạt động góc khơng chỉ có mình trẻ chơi mà cơ giáo cũng đóng một vai
trị rất quan trọng trong quá trình trẻ chơi Giáo viên chơi với trẻ trong góc chơi cùng
nhau thảo luận và chơi cùng nhau.
Ví dụ cơ chơi với trẻ ở góc xây dựng. Cơ cùng trẻ xây cơng trình, cơ có thể hỏi
trẻ “con đang xây gì đó (Con xây hồ nước)”, “Cơ sẽ xây cùng con nhé”. Cơ có thể hỏi
trẻ “bên trong hồ nước có gì vậy con” khi đó trẻ sẽ trình bày ý tưởng của mình với cơ
giáo.
- Trong khi chơi cùng trẻ cô giáo luôn làm gương từ hành vi, của chỉ, lời nói,
diễn đạt, khi chia sẻ, bày tỏ yêu cầu, hợp tác, lắng nghe, nói chuyện một cách lịch sự.
Cơ giáo chú ý lắng nghe trẻ, cô gắng không làm trẻ ngắt quãng khi nói.
Ví dụ khi chơi ở góc phân vai cơ tạo ra một tình huống một bệnh nhân bị thương
khi đang xây dựng. Cô đến và gọi bác sĩ báo cho bác sĩ biết là ở bên kia đang có
người bị thương. Tiếp nhận được thơng tin có người bị thương trẻ sẽ nhanh chóng
thực hiện nhiệm vụ sơ cứu và cấp cứu cho bệnh nhân kịp thời.
- Giáo viên có vai trị quan trọng trong việc khuyến khích trẻ hợp tác, chia sẻ ý
tưởng, lắng nghe lẫn nhau, làm việc cũng nhau để thực hiện ý tưởng của mình.
- Khi trẻ chơi cùng nhau có thể trẻ sẽ gặp mâu thuẫn, đơi khi trẻ tự giải quyết
vấn đề, đôi khi trẻ lại cần cơ giáo trợ giúp. Khi trẻ gặp khó khăn cơ khơng làm hộ trẻ
mà bình tĩnh trả lời, đối xử công bằng với trẻ, không nên áp lực hoặc bối rối. Cô giáo
kiên nhẫn và hỗ trợ trẻ giải quyết xung đột bằng nhiều cách để giúp trẻ thể hiện cảm
xúc và tình cảm của mình và học được từ những tình huống đó.
* Biện pháp 5: Phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc rèn luyện
kỹ năng chơi cho trẻ và thu thập nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để làm
đồ dùng đồ chơi phục vụ các góc chơi.
Việc phối hợp với phụ huynh trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ là một vấn
đề rất quan trọng vì thời gian trẻ đến trường trẻ có sự chăm sóc và giáo dục của cô
giáo, cô giáo sẽ là người định hướng về các chuẩn mực hành vi đạo đức, tác phong,
cử chỉ,…nhưng khi trẻ trở về nhà trẻ được cha mẹ chăm sóc và giáo dục. Nếu như
phương pháp giáo dục khơng giống nhau sẽ khiến cho trẻ khó tiếp thu kiến thức, trẻ
sẽ không biết phải tuân thủ theo nguyên tắc nào. Bởi vậy cần thiết phải phối hợp với
gia đình để dạy trẻ một cách thống nhất hơn sao cho có hiệu quả tốt, đạt được mục
tiêu giáo dục đề ra. Vậy việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh cần phải phối hợp
như thế nào.
- Cơ có thể trao đổi với phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ, trong các buổi họp
phụ huynh.
- Đặc biệt cha mẹ cần biết chương trình giáo dục nhà trường đang thực hiện, phụ
huynh cùng thực hiện để thống nhất phương pháp giáo dục trẻ.
- Phối hợp với phụ huynh tơi cịn mạnh dạn mời phụ huynh tham gia cùng trẻ
một số buổi hoạt động góc, qua đó nhằm mục đích để phụ huynh biết được tầm quan
trọng của hoạt động góc đối với sự phát triển của trẻ, phụ huynh trực tiếp nhìn thấy
khả năng của mình trong các hoạt động, phụ huynh hiểu được phương pháp mà tôi
đang áp dụng tại lớp và để phụ huynh thấy được sự đa dạng của các nguyên vật liệu,
đồ chơi có tầm quan trọng thế nào đến hoạt động chơi của trẻ, thông qua trò chuyện,
giao lưu cùng trẻ phụ huynh nhìn thấy khả năng của trẻ để phụ huynh sẽ phối hợp
cùng cô giáo cung cấp thêm kiến thức, rèn kỹ năng thêm cho trẻ cả ở lớp và ở nhà.
Vì vậy ngồi việc phối hợp để rèn kĩ năng chơi cho trẻ tôi còn phối hợp với phụ
huynh thu thập các nguyên vật liệu đã qua sử dụng và có sẵn từ gia đình và địa
phương như lá cây, vỏ xị, các loại hột hạt, bìa cát tơng, khối gỗ, hộp bánh, …để làm
đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động. Để góp phần vào việc bổ sung đồ chơi cho trẻ ở
các góc tơi cũng đã động viên và khuyến khích phụ huynh tận dụng nguyên vật liệu
phế thải của gia đình để làm đồ chơi.
Ví dụ trong lớp gia đình cháu nào làm nghề thợ mộc tơi có thể động viên phụ
huynh tận dụng những khối gỗ nhỏ vứt đi đánh bóng bơi màu để làm gạch bổ sung
vào góc xây dựng, gia đình nào làm nghề đan lát tơi có thể động viên phụ huynh tận
dụng những thanh nan thừa để đan quạt, nia nhỏ, dụng cụ như quốc xẻng, quang gánh
phục vụ cho trẻ chơi góc phân vai, vỏ chai nhựa, vỏ sữa, vỏ hộp chè, vỏ hộp bánh,…
để làm đồ chơi tự tạo.
IV. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Tại trường.
V. THỜI GIAN ÁP DỤNG: (Từ tháng 09 đến hết tháng 5)
VI/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
Trong năm học qua, với các giải pháp đã trình bày ở trên, việc nâng cao chất
lượng hoạt động góc cho trẻ 4 -5 tuổi đã thu lại những kết quả, hiệu quả khả quan:
* Đối với trẻ:
- Các khảo sát điều tra đầu năm học 2019 - 2020:
+ Tổng số tng số trẻ đư trẻ được k được khảo c khảo sát: o sát: 28 trẻ được k 4 -5 tuổng số ti của lớp Ca lớp Chồi p Chồi 1.i 1.
Nội dung Tổng Đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ
số trẻ trẻ
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động góc 28 13 47% 15 53%
Kỹ năng chơi 28 12 44% 16 57%
Tạo ra được sản phẩm 28 10 36% 18 64%
Trẻ biết cách chơi, giao lưu, giúp 28 12 44% 16 57%
đỡ và chia sẻ với bạn
Trẻ hiểu, chơi đúng nội dung góc chơi 28 10 36% 18 64%
- Các khảo sát điều tra cuối năm học 2019 - 2020:
Nội dung Tổng Đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ
trẻ trẻ
số 92,3% 2 6,7%
78,5% 6 22,5%
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động góc 28 26 89,3% 3 10,7%
89,3% 3 10,7%
Kỹ năng chơi 28 22
Tạo ra được sản phẩm 28 25
Trẻ biết cách chơi, giao lưu, giúp 28 25
đỡ và chia sẻ với bạn
Trẻ hiểu, chơi đúng nội dung góc chơi 28 22 78,5% 6 22,5%
Ngồi ra việc tổ chức hoạt động góc cịn đạt được một số hiệu quả sau:
- Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động góc.
- Kĩ năng chơi của trẻ thành thạo hơn, khả năng giao tiếp của trẻ mạnh hơn.
- Trẻ biết cách chơi, giao lưu với cô, bạn chơi, giúp đỡ và chia sẻ với các
thành viên trong nhóm và nhóm khác.
- Trẻ tạo ra được sản phẩm nhiều và đẹp hơn.
- Trẻ có kĩ năng trong việc xử lí các tình huống trong khi chơi
* Đối với giáo viên:
- Nắm chắc được các tiêu chí cần có khi tổ chức hoạt động góc theo quan điểm
giáo dục làm trung tâm
- Biết cách tổ chức hoạt động góc sao cho có hiệu quả. Tạo được môi trường lớp
học phong phú với nội dung của từng góc chơi.
- Có kỹ năng tổ chức được các hoạt động góc một cách tự tin và linh hoạt.
Thuận lợi hơn trong công tác giáo dục trẻ.
- Đỡ vất vả hơn khi thu thập các nguyên vật liệu khi làm đồ dùng đồ chơi khi có
sự phối hợp của phụ huynh.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh nắm và có cách nhìn khác về tầm quan trọng của hoạt động góc đối
với sự phát triển của trẻ.
- Mối quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh được gắn kết, xích lại gần nhau.
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Bài học kinh nghiệm:
Sáng kiến Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi đã giúp tôi thu
nhận được một số kinh nghiệm cá nhân như:
- Bản thân biết vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc
sống thực của trẻ. Tổ chức được các hoạt động góc đạt hiệu quả
- Giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ “học bằng chơi -
chơi mà học” việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ tập trung vào trẻ vì vậy giáo viên
cần khéo léo ứng dụng các phương pháp sao cho trẻ được tạo mọi điều kiện để hoạt
động.
- Trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động cơ phải có tác phong sư phạm mẫu
mực, nhẹ nhàng, giọng nói truyền cảm thể hiện tình u thương đối với trẻ, luôn quan
tâm, đối xử công bằng đối với tất cả các trẻ trong lớp.
2. Kiến nghị:
Để cơng tác Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi đạt hiệu quả
hơn trong thời gian tới, tơi xin có một số kiến nghị sau:
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về tổ chức hoạt động góc
cho giáo viên mà đặc biệt là tập huấn về phương pháp, nguyên tắc lấy trẻ làm trung
tâm, qua đó tạo điều kiện cho giáo viên được bổ sung kiến thức và giao lưu học
hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp nhằm nâng cao chuyên môn.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về đề tài Nâng cao chất lượng hoạt
động góc cho trẻ 4-5 tuổi