Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Bài giảng quản trị kinh doanh quốc tế 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 85 trang )

TÀI LIỆU HỌC TẬP
BÀI GIẢNG

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Bình Định, năm 2022

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH
DOANH QUỐC TẾ ........................................................................................................1

1.1. Kinh doanh quốc tế...............................................................................................1
1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................1
1.1.2. Phạm vi, đặc điểm của hoạt động kinh doanh quốc tế ..................................1
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế ................2
1.1.4. Các hoạt động kinh doanh quốc tế ................................................................4

1.2. Quản trị kinh doanh quốc tế .................................................................................7
1.2.1. Khái niệm ......................................................................................................7
1.2.2. Nội dung của quản trị kinh doanh quốc tế.....................................................7
1.2.3. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quản trị kinh doanh quốc tế ...........7

CHƯƠNG 2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ............................................15
2.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế..........................................................15
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế của
doanh nghiệp..............................................................................................................15
2.2.1. Áp lực giảm chi phí .....................................................................................15
2.2.2. Áp lực thích ứng với địa phương.................................................................15
2.3. Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế .....................................................16
2.3.1. Chiến lược quốc tế.......................................................................................16


2.3.2. Chiến lược đa quốc gia ................................................................................17
2.3.3. Chiến lược xuyên quốc gia ..........................................................................17
2.3.4. Chiến lược toàn cầu .....................................................................................18
2.4. Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.....................................19
2.4.1. Phân cấp quản lý theo chiều dọc .................................................................19
2.4.2. Phân cấp quản lý theo chiều ngang .............................................................19

CHƯƠNG 3. KINH DOANH XUẤT - NHẬP KHẨU ................................................24
3.1. Các khái niệm trong kinh doanh xuất – nhập khẩu ............................................24
3.2. Các phương thức giao dịch trong mua bán hàng hóa quốc tế ............................25
3.3. Incoterms ............................................................................................................26
3.3.1. Khái niệm ....................................................................................................26
3.3.2. Vai trò của Incoterms ..................................................................................26

3.3.3. Giới thiệu Incoterms 2010...........................................................................27
3.3.4. Những thay đổi trong Incoterms 2020 so với Incoterms 2010....................32
3.4. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu ....................................................33
3.4.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) .......................................................33
3.4.2. Phương thức nhờ thu (Collection of payment)............................................34
3.4.3. Phương thức ghi sổ (Open account) ............................................................34
3.4.4. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit) .......................................35
3.4.5. Phương thức giao chứng từ trả tiền .............................................................45
3.5. Tổ chức thực hiện hợp đồng trong mua bán hàng hóa quốc tế ..........................46
3.5.1. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu .......................................................46
3.5.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ......................................................53
3.6. Các rào cản thương mại trong hoạt động kinh doanh quốc tế............................56
3.6.1. Khái niệm rào cản thương mại ....................................................................56
3.6.2. Các loại rào cản thương mại phổ biến.........................................................56
CHƯƠNG 4. MARKETING QUỐC TẾ...................................................................58
4.1. Bản chất Marketing quốc tế................................................................................58

4.2. Các giai đoạn Marketing quốc tế........................................................................58
4.2.1. Marketing nội địa ........................................................................................58
4.2.2. Marketing xuất khẩu....................................................................................59
4.2.3. Marketing quốc tế........................................................................................60
4.2.4. Marketing đa quốc gia .................................................................................61
4.2.5. Marketing toàn cầu ......................................................................................61
CHƯƠNG 5. TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ..........................................................................63
5.1. Các vấn đề chung về tài chính quốc tế ...............................................................63
5.1.1. Khái niệm tài chính quốc tế.........................................................................63
5.1.2. Đặc điểm của tài chính quốc tế ...................................................................63
5.1.3. Vai trị của tài chính quốc tế........................................................................63
5.2. Cán cân thanh toán quốc tế.................................................................................64
5.3. Tỷ giá hối đoái....................................................................................................64
5.3.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái ............................................................................64
5.3.2. Các chế độ tỷ giá hối đoái ...........................................................................65
5.4. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF......................................................................................66
5.4.1. Quá trình hình thành và phát triển...............................................................66

5.4.2. Mục đích hoạt động của quỹ tiền tệ quốc tế................................................67
5.4.3. Các loại tín dụng của IMF ...........................................................................67
5.5. Quản trị tài chính quốc tế ...................................................................................68
5.5.1. Khái niệm ....................................................................................................68
5.5.2. Quản trị rủi ro tỷ giá ....................................................................................68
5.5.3. Quản lý rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp .......................................................70
CHƯƠNG 6. QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ ......................................72
6.1.Quản trị nguồn nhân lực quốc tế .........................................................................72
6.2. Các chính sách nhân sự quốc tế..........................................................................72
6.2.1. Chính sách nhân sự vị chủng.......................................................................72
6.2.2. Chính sách đa tâm .......................................................................................74
6.2.3. Chính sách địa tâm ......................................................................................75

6.3. Nội dung quản trị nhân lực quốc tế ....................................................................75
6.3.1. Lập kế hoạch nhân lực.................................................................................75
6.3.2. Tuyển mộ.....................................................................................................76
6.3.3. Lựa chọn ......................................................................................................77
6.3.4. Đào tạo và phát triển....................................................................................78
6.3.5. Thù lao lao động ..........................................................................................79
CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................81

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH
DOANH QUỐC TẾ

1.1. Kinh doanh quốc tế

1.1.1. Khái niệm
Kinh doanh (business) theo cách hiểu thông thường là việc thực hiện các hoạt động

sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi. Theo quy
định Luật Doanh nghiệp thì “kinh doanh” là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc
tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung
ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh
nghiệp năm 2014). Qua định nghĩa trên, ta có thể thấy kinh doanh cơ bản là hoạt động
đầu tư nhằm thu được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đó. Hoạt động kinh doanh cũng
có thể là những hoạt động kinh doanh đơn giản, nhỏ lẻ như một quán nước, một quán
phở bên đường và cũng có thể là những hoạt động kinh doanh quy mô lớn như một
nhà máy sản xuất thép cán, một nhà máy lọc dầu hay một hệ thống siêu thị ...

Kinh doanh quốc tế (international business), hiểu đơn giản, là việc thực hiện hoạt
động đầu tư vào sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích
sinh lợi có liên quan tới hai hay nhiều nước và khu vực khác nhau. Dựa vào định nghĩa
của kinh doanh, ta có thể định nghĩa Kinh doanh quốc tế là việc thực hiện liên tục một,

một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến thương mại
hàng hóa và dịch vụ trên các thị trường vượt qua biên giới của hai hay nhiều quốc gia
vì mục đích sinh lợi. Kinh doanh quốc tế cũng có thể là những hoạt động đơn thuần
liên quan tới việc xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một cơng ty.
Nhưng cũng có thể kinh doanh quốc tế là những mạng lưới kinh doanh đa quốc gia,
hoặc xuyên quốc gia hoặc trên phạm vi tồn cầu. Những mạng lưới này có hệ thống
quản trị và kiểm soát rất phức tạp mà hoạt động đầu tư vào sản xuất được quyết định ở
một nơi, hệ thống phân phối và tiêu dùng lại được phát triển ở một khu vực khác trên
thế giới.

1.1.2. Phạm vi, đặc điểm của hoạt động kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế liên quan tới hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, có thể

là từ hai nước trở lên có thể liên quan tới một số hay nhiều nước trên phạm vi toàn cầu.
Kinh doanh quốc tế bị tác động và ảnh hưởng lớn bởi các tiêu chí và các biến số có
tính môi trường quốc tế, chẳng hạn như hệ thống luật pháp của các nước, thị trường
hối đoái, sự khác biệt trong văn hóa hay các mức lạm phát khác nhau giữa các nước.
Đơi khi những tiêu chí hay biến số này gần như khơng ảnh hưởng hay có tác động
nhiều đến hoạt động kinh doanh nội địa của một doanh nghiệp. Chúng ta cũng có thể
nói rằng kinh doanh nội địa là một trường hợp đặc biệt hạn chế của kinh doanh quốc
tế.

1

Một đặc điểm nổi bật khác của kinh doanh quốc tế đó là các hãng quốc tế hoạt động
trong một mơi trường có nhiều biến động và luật chơi đơi khi có thể rất khó hiểu, có
thể đối lập với nhau khi so sánh với kinh doanh nội địa. Các nhà quản trị rất nhanh
nhạy trong việc tìm ra những hình thức kinh doanh mới đáp ứng được sự thay đổi của
chính phủ nước ngồi về các lĩnh vực ưu tiên, và từ đó tạo lập được các lợi thế cạnh
tranh hơn so với các đối thủ cạnh tranh kém nhanh nhạy hơn.


Các nguyên tắc chủ đạo đối với một doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động
kinh doanh quốc tế ln phải có cách tiếp cận toàn cầu. Các nguyên tắc chủ đạo của
một doanh nghiệp có thể được định nghĩa liên quan tới ba mảng chính, đó là sản phẩm
cung cấp trong mối quan hệ với phục vụ thị trường nào, các năng lực chủ chốt và các
kết quả. Khi xây dựng các kế hoạch kinh doanh quốc tế, các hãng phải ra các quyết
định liên quan tới việc trả lời câu hỏi: Hãng sẽ bán sản phẩm gì, cho ai? Và hãng có
thể có được nguồn cung ứng từ đâu và cung ứng như thế nào? Đó là hai câu hỏi liên
quan tới marketing và sourcing (thị trường sản phẩm đầu ra và thị trường sản phẩm
đầu vào). Sau khi ra được các quyết định trên, hãng cần phải cụ thể hóa các vấn đề liên
quan tới nguồn nhân lực, quản trị, tính sở hữu và tài chính để trả lời câu hỏi: Với
nguồn lực nào hãng sẽ triển khai các chiến lược trên? Nói một cách khác, hãng sẽ
phải tìm ra nguồn nhân lực phù hợp, khả năng chịu rủi ro và nguồn lực tài chính cần
thiết. Tiếp đến là vấn đề liên quan tới làm thế nào để có thể kiểm soát và xây dựng
được cơ cấu tổ chức phù hợp để triển khai thực hiện những vấn đề trên. Và cuối cùng
một nội dung liên quan tới quan hệ công chúng, cộng đồng cũng cần hãng phải quan
tâm khi triển khai kế hoạch kinh doanh quốc tế của mình.

1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế
- Mở rộng thị trường kinh doanh

Hiểu đơn giản thì mở rộng thị trường là việc mà doanh nghiệp tiến hành phân
phối sản phẩm, dịch vụ ở thị trường hiện tại đến một thị trường mới có phạm vi rộng
hơn hoặc khu vực địa lý khác. Mục đích là nhằm gia tăng khả năng tiếp cận khách
hàng và doanh số bán hàng của tổ chức.

- Tìm kiếm, sử dụng các nguồn lực nước ngoài

Sử dụng nguồn lực nước ngồi (Offshoring) là q trình chuyển đơn vị hoạt động
kinh doanh (sản xuất hoặc dịch vụ) đến một quốc gia khác (thường là ở các quốc gia

đang phát triển), nơi có sẵn nguồn lao động hoặc tài ngun giá rẻ. Ở đây, cơng ty
khơng tìm kiếm hoạt động bán lẻ tồn cầu; thay vào đó, nó mong muốn giảm thiểu chi
phí sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Khơng giống như “th ngồi”, sử dụng nguồn lực nước ngoài chủ yếu là một
hoạt động địa lý. Ở phương Tây, hàng hóa rất đắt vì nhân viên phải sản xuất và phân
phối chúng rất tốn kém. Ngược lại, ở thế giới đang phát triển, nguồn lao động rẻ và
rộng lớn cung cấp nền tảng dễ dàng cho một nền kinh tế chi phí thấp.

2

Sử dụng nguồn lực nước ngồi tận dụng những chênh lệch chi phí này bằng cách
di dời các nhà máy từ các nước đắt đỏ sang các nền kinh tế rẻ hơn để bán lại hàng hóa
ở phương Tây với mức chiết khấu (và lợi nhuận) lớn. Cùng với những cải tiến về công
nghệ, trải qua nhiều thập kỷ sản xuất hiệu quả đã làm giảm giá thành của các mặt hàng
tiêu dùng như quần áo và đồ điện tử.

Sử dụng nguồn lực nước ngồi khơng chỉ liên quan đến việc sản xuất hàng hóa
vật chất, mà cịn cả dịch vụ. Ví dụ, ngành cơng nghệ thơng tin của Ấn Độ đã được thúc
đẩy bởi làn sóng gia công bởi các công ty công nghệ ở phương Tây.

Cũng như hoạt động thuê ngồi, hoạt động này có khả năng tiết kiệm tiền cho cả
người bán và người tiêu dùng. Những người ủng hộ cũng cho rằng những hành động
này có thể kích thích sự giàu có ở một số quốc gia nghèo nhất trên thế giới và cung cấp
việc làm cho những người đang cần viện trợ sâu sắc nhất.

Các nhà phê bình cho rằng đây chỉ đơn thuần là những lời hùng biện nhằm phục
vụ cho bản thân và rằng việc thuê ngoài là một cơng cụ để khai thác một số nhóm dân
cư dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Người lao động từ các quốc gia như vậy khơng
có sự bảo vệ của pháp luật và phải đối mặt với điều kiện khắc nghiệt hoặc đói kém. Ví

dụ như nhà cung cấp Foxconn của Apple, trải qua nhiều vụ tự tử tại các cơ sở ở Trung
Quốc là minh chứng cho mức độ nghiêm trọng của việc xử lý.

- Mở rộng và đa dạng hoá hoạt động kinh doanh

Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh cho phép các cơng ty phát triển mạnh mẽ
bằng cách quản lý rủi ro và mở rộng sang các thị trường mới. Xem các chiến lược mà
các công ty sử dụng để phát triển và tìm hiểu lý do tại sao một số thất bại và một số
khác lại đạt được thành công lớn.

Đa dạng hóa xảy ra khi một doanh nghiệp phát triển một sản phẩm mới hoặc mở
rộng sang một thị trường mới. Thông thường, các doanh nghiệp đa dạng hóa để quản
lý rủi ro bằng cách giảm thiểu tác hại có thể xảy ra đối với doanh nghiệp trong thời kỳ
suy thoái kinh tế. Ý tưởng cơ bản là mở rộng thành một hoạt động kinh doanh khơng
phản ứng tiêu cực với tình trạng suy thoái kinh tế giống như hoạt động kinh doanh
hiện tại của bạn. Nếu một trong những doanh nghiệp kinh doanh của bạn đang gây
được tiếng vang trên thị trường, thì một trong những doanh nghiệp kinh doanh khác
của bạn sẽ giúp bù đắp những tổn thất và giữ cho công ty tồn tại. Một doanh nghiệp
cũng có thể sử dụng đa dạng hóa như một chiến lược tăng trưởng.

Một cơng ty có thể quyết định đa dạng hóa các hoạt động của mình bằng cách
mở rộng sang các thị trường hoặc sản phẩm có liên quan đến hoạt động kinh doanh
hiện tại của mình. Ví dụ: một cơng ty ơ tơ có thể đa dạng hóa bằng cách thêm một mẫu
ơ tơ mới hoặc bằng cách mở rộng sang một thị trường có liên quan như xe tải. Một lợi
thế của cách tiếp cận này là sức mạnh tổng hợp có thể được tạo ra do các sản phẩm và

3

thị trường bổ sung. Ngồi ra, việc mở rộng có thể tương đối dễ dàng vì các kỹ năng và
kiến thức để điều hành hoạt động kinh doanh mới tương tự như những kỹ năng và kiến

thức mà công ty đã có.

Một chiến lược khác là đa dạng hóa tập đồn. Nếu một cơng ty đang mở rộng
sang các ngành không liên quan đến hoạt động kinh doanh hiện tại của mình, thì cơng
ty đó đang tham gia vào việc đa dạng hóa tập đồn. Ví dụ: cơng ty xe hơi mà chúng ta
đang thảo luận có thể quyết định tham gia vào lĩnh vực kinh doanh máy tính, kinh
doanh kem đánh răng, kinh doanh bất động sản và kinh doanh đồ nội thất. Đa dạng
hóa tập đồn là một phương tiện tốt để quản lý rủi ro miễn là bạn có thể quản lý hiệu
quả từng doanh nghiệp, điều này sẽ dẫn chúng ta đến bất lợi. Ban giám đốc có thể
khơng có kỹ năng hoặc kinh nghiệm để quản lý các doanh nghiệp mới. Mặc dù có thể
thuê ban quản lý mới, nhưng vẫn sẽ có những vấn đề quản trị khi điều hành các loại
hình kinh doanh khác nhau, chẳng hạn như sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác
nhau về nguồn lực.

1.1.4. Các hoạt động kinh doanh quốc tế
1.1.4.1. Thương mại hàng hóa

Mậu dịch quốc tế hay cịn gọi là bn bán quốc tế là việc mua bán hàng hoá của
một nước với nước ngoài, bao gồm các hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hoá, các
dịch vụ kèm theo việc mua bán hàng hoá (dịch vụ lắp ráp, bảo hành, cung cấp phụ
tùng...), việc gia cơng th cho nước ngồi hoặc nước ngồi gia công, hoạt động xuất
khẩu tại chỗ và tái xuất khẩu các hàng hố nhập từ bên ngồi.

Nội dung và hình thức của mậu dịch quốc tế ngày càng đa dạng, thể hiện sự phát
triển của sự phân công lao động quốc tế. Mậu dịch quốc tế giữ vị trí trung tâm trong
các hoạt động kinh tế đối ngoại, vì suy cho cùng, kết quả của các hoạt động kinh tế đối
ngoại khác đều được thể hiện trong kim ngạch ngoại thương. Nhưng ngoại thương sẽ
khơng phát triển nhanh chóng nếu khơng dựa trên cơ sở phát triển quan hệ hợp tác
kinh tế, hợp tác đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Đặc biệt, khi thị
trường toàn cầu đang phát triển với tốc độ rất mạnh như hiện nay thì hoạt động trao

đổi hàng hoá lại được thúc đẩy phát triển ngày càng mạnh hơn nữa.

Thương mại hàng hố hay cịn gọi là xuất nhập khẩu hàng hố hữu hình. Đây là
một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất, nó phản ánh quan hệ thương
mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới. Hình thức kinh
doanh xuất nhập khẩu thường là hoạt động kinh doanh quốc tế cơ bản của một quốc
gia, nó là "chìa khố" mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, tạo ra
nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nước khi tham gia vào các hoạt động kinh
doanh quốc tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là một hoạt động kinh doanh
quốc tế đầu tiên của mỗi doanh nghiệp. Hoạt động này vẫn được tiếp tục duy trì ngay
cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh.

4

1.1.4.2. Thương mại dịch vụ

Kinh doanh xuất nhập khẩu còn diễn ra dưới hình thức xuất nhập khẩu hàng
hố vơ hình (dịch vụ). Thương mại dịch vụ được coi là một hoạt động cung cấp dịch
vụ từ lãnh thổ một bên vào lãnh thổ bên kia hoặc từ lãnh thổ một bên cho người sử
dụng dịch vụ của bên kia. Hoạt động thương mại dịch vụ bao gồm: các dịch vụ du lịch,
dịch vụ tài chính - tiền tệ, dịch vụ bưu chính - viễn thơng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ
vận tải...

Trước đây, người ta thường cho rằng xuất nhập khẩu chỉ liên quan đến hàng hoá vật
chất như hàng tiêu dùng, hàng tư liệu sản xuất. Nhưng ngày nay, khái niệm xuất nhập
khẩu còn mở rộng ra và bao gồm các dịch vụ như du lịch, khách sạn, hàng không, bảo
hiểm... như đã nêu ở trên. Khi hoạt động hợp tác kinh tế và liên kết kinh tế quốc tế
phát triển càng mạnh thì hoạt động thương mại dịch vụ càng trở nên một lĩnh vực thu
hút các doanh nghiệp, các công ty xuyên quốc gia tham gia. Hoạt động kinh doanh
dịch vụ được thực hiện thông qua các loại hình như:


Đại lý đặc quyền

Là hình thức hoạt động kinh doanh mà qua đó một cơng ty trao cho một đối tác
độc lập quyền sử dụng nhãn hiệu, mẫu mã và nó là một tài sản cần thiết cho việc kinh
doanh của phía đối tác ấy và cơng ty cũng nhận được một khoản tiền từ đối tác ấy.
Như vậy, sự khác nhau giữa hợp đồng cấp giấy phép và hợp đồng đại lý đặc quyền là ở
chỗ công ty không chỉ trao (cung cấp) cho công ty đại lý đặc quyền việc sử dụng nhãn
hiệu mà còn tiếp tục giúp đỡ trong hoạt động kinh doanh, sự giúp đỡ này cao hơn mức
danh nghĩa.

Hợp đồng quản lý

Là những hợp đồng thơng qua đó một công ty thực hiện sự giúp đỡ một công ty
khác bằng việc cung cấp những nhân viên quản lý nhằm hỗ trợ thực hiện những chức
năng quản lý tổng quát hoặc chuyên môn sâu trong một khoảng thời gian đặc biệt để
thu được một khoản tiền thù lao nhất định từ sự giúp đỡ đó.

Hợp đồng theo đơn đặt hàng: đây là những hợp đồng thường diễn ra đối với các dự án
quá lớn và các sản phẩm gồm nhiều chi tiết, bộ phận phức tạp đến mức mà một cơng
ty (hay doanh nghiệp) duy nhất khó có thể thực hiện được.

Chẳng hạn như việc thăm dò, khai thác dầu khí hoặc phát minh và sản xuất ra một loại
máy bay mới... thì người ta thường sử dụng các hợp đồng theo đơn đặt hàng theo từng
bộ phận công việc, từng chi tiết sản phẩm.

Quan hệ mua bán licence(li-xăng)

Một nhà kinh doanh có thể đi đến quyết định rằng, việc sản xuất sản phẩm ở
nước ngoài sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn là sản xuất sản phẩm đó ở trong nước


5

rồi mang bán ở nước ngồi. Đó là trường hợp xảy ra khi nhà kinh doanh đó có thể
quyết định việc cấp li-xăng để sản xuất và bán các sản phẩm của mình cho một cơng ty
khác. Cấp li-xăng là một biện pháp đặc biệt có hiệu quả để một cơng ty có thể sử dụng
trên khắp thế giới cơng nghệ và quyền sở hữu công nghiệp.

Một hình thức cấp li-xăng đặc biệt có hiệu quả trong hoạt động buôn bán quốc tế là
trao các đặc quyền kinh doanh. Cả hàng hóa và dịch vụ đều có thể là đối tượng của
loại giao dịch quốc tế này. Đôi khi, việc trao đặc quyền kinh doanh là một phương
pháp ít tốn kém để mở rộng sang các thị trường mới. Loại giao dịch này có liên quan
đến việc cấp giấy phép sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đối với tên gọi của một sản phẩm
và tên gọi dùng trong kinh doanh. Trong một số trường hợp, đó là việc cấp giấy phép
sử dụng "bí quyết kỹ thuật" hay các bằng sáng chế. Những ví dụ điển hình cho những
người cấp các đặc quyền kinh doanh có thể kể đến là McDonals (tên một loại nhà hàng
nổi tiếng ở Mỹ với món ăn sẵn được phục vụ rất nhanh), KFC, Servicemaster (dịch vụ
thẻ tín dụng) và Pizza Hut (tên một loại bánh nổi tiếng của I-ta-li-a).

1.1.4.3. Đầu tư nước ngoài

Khi một nhà kinh doanh tìm cách duy trì sự có mặt lâu dài trên một thị trường,
người đó có thể quyết định đầu tư trực tiếp vào thị trường đó dưới hình thức một chi
nhánh, một cơng ty con hay một liên doanh. Chi nhánh là hình thức đơn giản nhất của
đầu tư trực tiếp nó liên quan đến việc mở một văn phòng, một nhà máy, một nhà kho,
hay một số hoạt động kinh doanh khác. Chi nhánh khơng có tư cách pháp nhân riêng
và không tồn tại độc lập với các bộ phận khác của doanh nghiệp. Vì nhiều lý do, kể cả
do trách nhiệm pháp lý hạn chế, một nhà kinh doanh có thể thành lập một pháp nhân
riêng biệt, được gọi là công ty con. Doanh nghiệp thành lập ra nó thường được gọi là
cơng ty mẹ. Nó có thể sở hữu tất cả các cổ phần của cơng ty con (trong trường hợp này

nó được gọi là công ty con 100% vốn) hay công ty mẹ có thể cho phép những người
khác và các doanh nghiệp khác, thường ở thị trường nước ngồi, có một phần quyền sở
hữu công ty con. Nhiều nước đã quy định quyền sở hữu của người nước ngoài đối với
các doanh nghiệp.

Bằng hình thức đầu tư quốc tế, chủ đầu tư mong muốn giảm chi phí sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm nhằm tăng thu lợi nhuận. Đầu tư trực tiếp là một bộ phận của đầu
tư nước ngồi, nó được thực hiện khi có sự điều khiển, quản lý gắn liền với quá trình
đầu tư, tức gắn quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn của người đầu tư với nhau.

Hoạt động kinh doanh quốc tế gắn liền với đầu tư trực tiếp chính là việc thành
lập các công ty liên doanh (liên doanh cơng ty với cơng ty, hoặc chính phủ với cơng
ty) hoặc thành lập các chi nhánh sở hữu hoàn toàn (theo Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam gọi là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).

6

1.1.4.4. Kinh doanh tài chính – tiền tệ thế giới

Trong thời gian gần đây, các thị trường tài chính cũng trở nên mang tính hợp
nhất rõ rệt. Sự phát triển này cho phép các nhà đầu tư trải rộng các khoản đầu tư của
họ khắp thế giới.

Với xu thế tồn cầu hố nền kinh tế thế giới, những rào chắn đối với các dòng
lưu chuyển thương mại và tài chính ngày càng giảm bớt và mỗi biến cố tài chính quan
trọng ở mỗi quốc gia ít nhiều đều có ảnh hưởng tức thời khắp tồn cầu. Bên cạnh mối
quan hệ khăng khít giữa các thị trường tài chính nội địa với thị trường tài chính quốc tế
thống nhất, cịn có thể thấy rằng những vấn đề tài chính của các doanh nghiệp và cá
nhân ở những vùng khác nhau trên thế giới cũng có mối quan hệ tương đồng như thế.
Do vậy, có thể khẳng định tính chất "quốc tế" của tài chính hiện đại không chỉ thể hiện

nét đặc trưng của nền kinh tế quốc tế hiện đại mà còn là một xu hướng tất yếu đã và
đang diễn ra.

1.2. Quản trị kinh doanh quốc tế

1.2.1. Khái niệm
Quản trị kinh doanh quốc tế (tiếng Anh: International business administration) là

quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, lãnh đạo và kiểm tra, kiểm sốt q
trình kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu.

1.2.2. Nội dung của quản trị kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế là những công việc liên quan đến hoạt động giao dịch kinh

doanh giữa các doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau.
Lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào các phương pháp để kinh doanh, bán hàng trên thị
trường quốc tế. Còn quản trị kinh doanh lại là công việc quản lý và điều hành, tạo ra
các quy trình làm việc nhằm duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản trị kinh doanh quốc tế lại là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực này, đó là những cơng
việc liên quan đến việc quản trị doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế, bao
gồm việc lập kế hoạch, sử dụng các phương pháp để nâng cao năng suất và hiệu suất
của hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế. Theo đó, những nội dung chính
của quản trị kinh doanh quốc tế bao gồm các nội dung quản trị về: chiến lược kinh
doanh quốc tế; thương mại quốc tế; marketing trong kinh doanh quốc tế; tài chính
trong kinh doanh quốc tế và nhân lực trong kinh doanh quốc tế.

1.2.3. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quản trị kinh doanh quốc tế
Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng hợp các yếu tố mơi trường như pháp luật,

chính trị, kinh tế, văn hóa, tài chính… Những yếu tố này tác động và chi phối mạnh

mẽ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng buộc các doanh nghiệp
phải điều chỉnh mục đích, hình thức và chức năng hoạt động nhằm nắm bắt kịp thời
các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Trong những
điều kiện của xu hướng tồn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động

7

kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển, để thích ứng với xu hướng
này, các doanh nghiệp phải tăng dần khả năng hội nhập, thích ứng của mình với điều
kiện mới của mơi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Do khác nhau về điều kiện
địa lý, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ nhận thức, phong tục tập quán,
chính trị, pháp luật… Mỗi quốc gia tồn tại môi trường kinh doanh không giống nhau,
nó ảnh hưởng khơng chỉ đối với các hoạt động và kết quả kinh doanh của các công ty
nước ngoài đang hoạt động kinh doanh ở nước sở tại, mà còn ảnh hưởng cả đến kết
quả hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh nội địa.

1.2.3.1. Tồn cầu hóa và tác động của tồn cầu hóa

Theo nghĩa rộng, tồn cầu hố là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên
kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã
hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hố đến mơi trường, v.v…) giữa các quốc gia.
Nói một cách khác,“Tồn cầu hố là q trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ,
ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia,
các
dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó
chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới.”.

Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hố là một khái niệm kinh tế chỉ q trình hình thành
thị trường tồn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế
quốc gia. Biểu hiện của tồn cầu hố có thể dưới dạng khu vực hoá – việc liên kết khu

vực và các định chế, các tổ chức khu vực, hay cụ thể, tồn cầu hố là “q trình hình
thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực, làm tăng sự tương tác và tuỳ
thuộc lẫn nhau, trước hết về kinh tế, giữa các nước thông qua sự gia tăng các luồng
giao lưu hàng hoá và nguồn lực (resources) qua biên giới giữa các quốc gia cùng với
sự hình thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch
kinh tế quốc tế.”

Tác động của tồn cầu hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế:

Thứ nhất, toàn cầu hóa làm gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các luồng giao lưu
quốc tế về hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như vốn, công nghệ, nhân công, ...

Thứ hai, tồn cầu hóa dẫn đến sự hình thành và phát triển các thị trường thống
nhất trên phạm vi khu vực và toàn cầu.

Thứ ba, tồn cầu hóa làm gia tăng số lượng, quy mơ và vai trị ảnh hưởng các
cơng ty xuyên quốc gia tới nền kinh tế thế giới.

1.2.3.2. Môi trường kinh tế

Đặc điểm

8

- Tính ổn định của kinh tế vĩ mơ bao gồm: chính sách thuế, tiền tệ, lãi suất, tỷ
giá, mức độ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế…

- Mơ hình kinh tế bao gồm: Kinh tế thị trường tự do; Kinh tế mệnh lệnh; kinh tế
hỗn hợp…


- Sự hình thành các khối liên kết thương mại nhằm dàn xếp các hoạt động kinh tế
và thực hiện ưu đãi giữa các quốc gia thành viên. Đó là các hình thức như: khu vực
thương mại tự do, hội đồng hải quan, thị trường chung, hội đồng kinh tế. Ví dụ như:
AFTA, NAFTA, EFTA, CPTPP, …

Ảnh hưởng

Các yếu tố kinh tế của một quốc gia như thuế quan, thuế, hệ thống tài chính và
mức thu nhập… có sự ảnh hưởng lớn đến sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia.
Các quốc gia thực hiện các chính sách thuế quan để điều tiết thương mại với các quốc
gia khác. Mức thuế khác nhau giữa các địa phương ảnh hưởng đến việc công ty đa
quốc gia lựa chọn địa điểm để sản xuất kinh doanh. Một số quốc gia đánh thuế doanh
nghiệp cao hơn đối với các cơng ty nước ngồi trong khi các quốc gia khác đối xử bình
đẳng với các nhà đầu tư nước ngoài và địa phương. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính
đóng một vai trị quan trọng trong mơi trường kinh doanh quốc tế. Tồn cầu hóa lĩnh
vực tài chính đã giúp các cơng ty đa quốc gia dễ dàng huy động vốn. Nền kinh tế vĩ
mô ổn định cũng thúc đẩy các công ty đa quốc gia đầu tư vào thị trường mới. Mức thu
nhập ở một quốc gia quyết định khả năng tồn tại của thị trường. Khi đó, GDP bình
qn đầu người cao hoặc thu nhập hộ gia đình cao thì sức mua của con người ở quốc
gia đó cũng cao hơn bởi vì xu hướng thu nhập ảnh hưởng đến quyết định giá cả và
quyết định đầu tư.

1.2.3.3. Mơi trường văn hóa- xã hội

Đặc điểm

- Giá trị và thái độ: Giá trị là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin và tập quán
gắn với tình cảm của con người. Các giá trị bao gồm những vấn đề như trung thực,
chung thủy, tự do và trách nhiệm. Thái độ là những đánh giá, tình cảm và khuynh
hướng tích cực hay tiêu cực của con người đối với một khái niệm hay một đối tượng

nào đó.

- Phong tục: Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được
hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận,
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc
như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày.

- Cách ứng xử: Ứng xử làmột biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con
người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được

9

thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt
trong mối quan hệ giữa con người với nhau.

- Tôn giáo: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư
ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự
nhiên và xã hội đều trở thành thần bí. Tơn giáo là sản phẩm của con người, gắn với
những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó xét về mặt bản chất,
tơn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự
nhiên và xã hội. ở một mức độ nhất định tơn giáo có vai trị tích cực trong văn hố, đạo
đức xã hội như: đồn kết, hướng thiện, quan tâm đến con người… Tơn giáo là niềm an
ủi, chỗ dựa tinh thần của quần chúng lao động.

- Ngôn ngữ: Là ngôn ngữ duy nhất đại diện cho bản sắc dân tộc của một dân tộc
hay quốc gia, và vì vậy được chỉ định bởi chính phủ của một quốc gia. Một số ngôn
ngữ dân tộc thiểu số về mặt kỹ thuật được quy định ngôn ngữ quốc gia, và trong danh
sách dưới đây được xếp theo thứ tự ưu tiên về sử dụng. Một số quốc gia có nhiều hơn
một ngôn ngữ được công nhận là ngôn ngữ quốc gia.


- Thẩm mỹ: là nhận định, quan điểm về cái đẹp của một quốc gia mà được tồn
thể nhân dân cơng nhận. Thẩm mỹ quốc gia có thể thay điểm theo từng thời điểm,…

- Cấu trúc xã hội: Cấu trúc xã hội là sự sắp xếp, mối quan hệ và cơ chế vận hành
của các bộ phận, các yếu tố trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định, trong đó
phương thức sản xuất là cơ sở, là nền tảng của cấu trúc.

Ảnh hưởng

- Văn hố của mỗi dân tộc có những nét đặc thù riêng biệt. Mỗi doanh nghiệp khi
tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế cần hiểu rõ về văn hóa của quốc gia mình
đang thâm nhập. Văn hố có sự ảnh hưởng tới với mọi khía cạnh kinh doanh quốc tế
như tiếp thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất tài chính… Đặc biệt, nhiều quốc gia
mang tính tự hào dân tộc cao như Nhật Bản thì việc hiểu viết về văn hóa trước khi gia
nhập càng tơn trọng. Trên thực tế, các công ty địa phương cạnh tranh thành cơng hơn
so với cơng ty nước ngồi do ứng dụng văn hoá truyền thống dân tộc để thực hiện các
chiến dịch quảng cáo.

- Mỗi nền văn hố lại có thái độ và đức tin ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các khía
cạnh của hoạt động đời sống hằng ngày. Doanh nghiệp càng biết nhiều về những thái
độ và đức tin của con người ở quốc gia ấy bao nhiêu thì họ càng chuẩn bị tốt hơn cho
việc thâm nhập.

- Việc thuê mướn nhân công, buôn bán của doanh nghiệp đều được điều chỉnh
bởi con người. Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc sự khác nhau giữa những nhóm xã
hội để dự đốn, điều hành các mối quan hệ và hoạt động của mình. Sự khác nhau về
con người dẫn đến những sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh ở nhiều quốc gia

10


trên thế giới. Điều đó buộc các nhà hoạt động quản lý, các nhà kinh doanh phải có sự
am hiểu về văn hoá của nước sở tại, văn hoá của từng khu vực trên thế giới.

- Thị hiếu, tập quán tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì mặc dù hàng
hố có chất lượng tốt nhưng nếu khơng được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó
được họ chấp nhận. Vì vậy, nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng,
doanh nghiệp có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng. Và thị
hiếu, tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng châu lục,
từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hố, lịch sử, tơn giáo.

- Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá của từng quốc gia.
Ngôn ngữ cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan trọng để
giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế.

- Tơn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và ảnh
hưởng đến phương châm trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ, thời gian mở cửa hoặc
đóng cửa; ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm… Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp phải được tổ chức cho phù hợp với từng loại tôn giáo đang chi phối thị trường
mà doanh nghiệp đang hoạt động.

1.2.3.4. Môi trường chính trị

Đặc điểm

- Mơi trường chính trị – luật pháp bao gồm thể chế chính trị, sự ổn định của
chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các đạo luật, bộ luật và các quy
định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia.

- Các luật lệ và quy định của nước sở tại: Luật thương mại, luật sở hữu trí tuệ,
luật đầu tư nước ngồi, luật chuyển nhượng thương hiệu, luật doanh nghiệp, luật ngân

hàng, luật quảng cáo, luật đối với ngành nghề kinh doanh, luật bảo vệ môi trường, luật
lao động…

- Các quy định, hướng dẫn các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế ban hành đối với
các quốc gia thành viên.

- Việc thực thi pháp luật.

Ảnh hưởng

- Các yếu tố pháp lý liên quan đến mơi trường chính trị liên quan đến sự hoạt
động của công ty đa quốc gia. Các công ty khác nhau sẽ có những điều khoản luật
khác nhau và các công ty đa quốc gia bắt buộc phải tuân thủ theo.

- Môi trường chính trị tạo nên một sự khác biệt trong môi trường và điều kiện
kinh doanh ở mỗi quốc gia. Mơi trường chính trị của các quốc gia phản ánh khả năng
phát triển của quốc gia đó cả đối nội và đối ngoại. Đường lối, định hướng của đảng

11

cầm quyền ảnh hưởng quyết định đến xu hướng đối nội, đối ngoại và chiến lược phát
triển kinh tế xã hội. Sự tác động của mơi trường chính trị-luật pháp ảnh hưởng vĩ mô
đến môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, họ
thường tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách của quốc
gia đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh thích hợp.

1.2.3.5. Mơi trường tự nhiên


Đặc điểm: Những yếu tố liên quan tới tự nhiên của quốc gia như khí hậu, tài nguyên,..

Ảnh hưởng:

- Các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu ,thời tiết khơng những ảnh hưởng
đến tình hình sản xuất kinh doanh cua các cơng ty địa phương mà cịn ảnh hưởng sâu
sắc tới cơng ty đa quốc gia. Đó là sự ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh trong
khu vực, các hoạt động dự trữ, bảo quản hàng hoá. Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các
điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi
khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn
chế khả năng đầu tư, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp thương mại trong
quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối…

- Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức về mơi trường đang ngày càng trở nên
quan trọng. Các công ty đa quốc gia cần hướng tới các sản phẩm và dịch vụ thân thiện
với môi trường, các hoạt động kinh doanh không được ảnh hưởng tới môi trường tự
nhiên, gây nên những tác nhân xấu cho xã hội.

1.2.3.6. Môi trường công nghệ

Đặc điểm: Môi trường công nghệ bao gồm các yếu tố gây tác động đến công nghệ
mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới. Công nghệ và sự phát triển của công
nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp.

Ảnh hưởng: Sự tiến bộ công nghệ của một quốc gia hay sự chấp nhận công nghệ quyết
định nhiều đên sự đầu tư của công ty đa quốc gia. Những thay đổi cơng nghệ trong
ngành có cả tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Thay đổi cơng
nghệ và phát triển các quy trình làm việc tự động giúp tăng hiệu quả làm việc, tuy
nhiên, những thay đổi công nghệ cũng đe dọa nhu cầu của các sản phẩm và dịch vụ
khác nhau trong ngành.


1.2.3.7. Môi trường nhân khẩu học

Đặc điểm

- Qui mô dân số, cơ cấu dân số, mật độ dân cư

- Thu nhập bình qn đầu người, sự phân hóa giàu nghèo
12

- Quan điểm/thái độ về tiêu dùng sản phẩm

- Tỷ lệ người đã sử dụng sản phẩm

- Mức chi phí cho sản phẩm/ người/tháng hoặc năm

- Đối tượng khách hàng mục tiêu, đặc điểm của khách hàng mục tiêu (nhân khẩu
học, thói quen mua hàng...).

Ảnh hưởng:

Môi trường nhân khẩu học là những yếu tố liên quan đến con người, có ảnh
hưởng trực tiếp đến q trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi
vì các hoạt động kinh doanh cuối cùng cũng hướng về con người, nhằm thỏa mãn nhu
cầu con người để thu lại lợi nhuận. Chẳng hạn, thu nhập là một biến số nhân khẩu học
có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Sản phẩm của cơng ty thường thu hút các
nhóm thu nhập nhất định. Số lượng người có cùng nhu nhập cao thì khả năng họ chi
trả cho sản phẩm sẽ cao hơn. Ví dụ, các sản phẩm quần áo phụ nữ cao cấp thường thu
hút phụ nữ có thu nhập cao hơn. Quan điểm về tiêu dùng sản phẩm của mỗi quốc gia
cũng khác nhau. Chẳng hạn, người Nhật Bản rất thích thức ăn có vị nhớt. Người Hàn

Quốc lại ưa chuộng thực phẩm có màu đỏ, vị cay. Nếu hiểu rõ về thị hiếu từng quốc
gia, sản phẩm khi vào thị trường sẽ có khả năng tiêu thụ rộng rãi và hiệu quả.

Do đó, các cơng ty đa quốc gia khi thâm nhập vào thị trường mới cần xem xét
độ rộng của thị trường mục tiêu để xác định có nên thâm nhập hay khơng. Các quốc
gia khác nhau sẽ có thói quen mua hàng khác nhau, việc hiểu và nắm rõ thói quen mua
hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc xây dựng kế hoạch Marketing, cách
thức quảng cáo, …

1.2.3.8. Môi trường cạnh tranh

Đặc điểm

- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp-gián tiếp: Đối thủ cạnh tranh là những doanh
nghiệp phục vụ cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng chủng loại sản phẩm, cùng
thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng. Qua việc hiểu biết về đối thủ sẽ giúp doanh
nghiệp hình dung ra bức tranh tổng quát về thị trường và ngành mà doanh nghiệp tham
gia hoạt động kinh doanh.

- Nguồn cung ứng nguyên vật liệu: Nguồn cung ứng nguyên vật liệu quyết định
hoạt động sản xuất của cơng ty có diễn ra thuận lợi hay khơng. Đó có thể là chi phí, số
lượng, ưu đãi từ nhà cung cấp,…

- Khách hàng: Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang
nổ lực Marketing hướng tới, là đối tượng thửa hưởng những đặc tính chất lượng của

13

sản phẩm – dịch vụ. Khách hàng là đối tượng quan trọng quyết định mức thành hay bại
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng

Sự hiểu biết về môi trường cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các
doanh nghiệp đa quốc gia. Chặng hạn, các đối thủ cạnh tranh nhau sẽ quyết định tính
chất và mức độ ganh đua, thủ thuật dành lợi thế trong ngành. Mức độ cạnh tranh phụ
thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như: số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh
tranh, mức độ tăng trưởng của các ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng
hố sản phẩm. Ngồi ra các đối thủ cạnh tranh mới và giải pháp công nghệ mới cũng
thường làm thay đổi mức độ và tính chất cạnh tranh. Bên canh đó, quốc gia mà cơng ty
quốc gia đang thâm nhập nếu có một nguồn cung ứng vật liệu đủ tốt với chi phí rẻ sẽ
giúp cơng ty tối ưu hóa chi phí rất lớn. Khách hàng phải là những người có khả năng
chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu bị khách hàng “bỏ lơ” thì kế hoạch xâm
nhập khơng thành cơng.

14

CHƯƠNG 2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

2.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế

Chiến lược kinh doanh quốc tế là tập hợp các mục tiêu, các chính sách và kế
hoạch hoạt động của một doanh nghiệp nhằm đạt tới một thứ hạng nhất định trong dài
hạn dưới tác động của môi trường kinh doanh toàn cầu.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế của
doanh nghiệp

2.2.1. Áp lực giảm chi phí
Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế ngày càng phải đối mặt với áp lực giảm


chi phí đối với nhiều mặt hàng và ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này buộc các doanh
nghiệp phải giảm bớt chi phí của các hoạt động tạo giá trị thông qua việc tập trung sản
xuất các sản phẩm tiêu chuẩn hoá ở một số ít địa điểm tốt nhất trên thế giới nhằm khai
thác tính kinh tế địa điểm và hiệu ứng đường kinh nghiệm. Áp lực giảm chi phí có thể
rất lớn trong những ngành có giá cả là vũ khí cạnh tranh chính. Đó thường là các
ngành cung cấp các sản phẩm có nhu cầu phổ biến, chẳng hạn như đường ăn, xăng
dầu, sắt thép, máy tính cá nhân, màn hình tinh thể lỏng, lốp xe ơ tơ… Ngồi ra, đó là
các ngành mà các đối thủ cạnh tranh chính đã thiết lập hoạt động ở những địa điểm có
chi phí thấp, hoặc những ngành có cơng suất dư thừa, hoặc những ngành mà người tiêu
dùng có vị thế mặc cả cao.

Quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư trong những thập kỷ gần đây đã và
đang thúc đẩy cạnh tranh quốc tế và làm gia tăng áp lực giảm chi phí đối với các
doanh nghiệp. Khi đối mặt với áp lực giảm chi phí cao, các doanh nghiệp thường di
chuyển sản xuất đến nơi có chi phí thấp, tung ra các sản phẩm được tiêu chuẩn hố
tồn cầu để khai thác hiệu ứng đường kinh nghiệm.

2.2.2. Áp lực thích ứng với địa phương
Áp lực thích ứng với địa phương bắt nguồn từ sự khác biệt giữa các thị trường

về các khía cạnh cơ bản sau đây:

- Sự khác biệt về sở thích và thị hiếu tiêu dùng: Áp lực thích ứng cao đối với địa
phương xuất hiện khi sở thích và thị hiếu tiêu dùng có sự khác nhau đáng kể giữa các
quốc gia – có thể do các yếu tố lịch sử hoặc văn hoá. Trong trường hợp như vậy,
doanh nghiệp cần thích ứng các sản phẩm và thơng điệp quảng cáo để tạo sự lơi cuốn
đối với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng địa phương. Để làm điều đó, các chi
nhánh ở nước ngồi thường được trao quyền thực hiện các chức năng sản xuất và
marketing. Ví dụ, người tiêu dùng Bắc Mỹ có nhu cầu lớn về loại xe bán tải, được các
hộ gia đình sử dụng rộng rãi. Trong khi đó ở châu Âu, xe bán tải được sử dụng đơn

thuần như một loại xe chở hàng, và chủ yếu được các doanh nghiệp sử dụng. Do đó,

15

việc cung cấp sản phẩm và chuyển tải các thông điệp marketing cần phù hợp với sự
khác biệt về nhu cầu ở Bắc Mỹ và châu Âu.

- Sự khác biệt hoá về cơ sở hạ tầng và tập quán tiêu dùng: Áp lực thích ứng với
địa phương cịn xuất phát từ những sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và tập quán tiêu dùng
giữa các quốc gia. Trong trường hợp này, việc thích nghi sản phẩm đối với những tập
quán và cơ sở hạ tầng của các quốc gia khác nhau có thể địi hỏi phải giao các chức
năng sản xuất cho các chi nhánh ở nước ngồi. Ví dụ, Bắc Mỹ dùng điện 110 vôn,
trong khi ở một số nước châu Âu, điện thế tiêu chuẩn là 240 vôn. Ở một số quốc gia
như Anh, Thái Lan… các phương tiện giao thông chạy làn đường bên trái nên tay lái ô
tô được đặt bên phải buồng lái.

- Sự khác biệt về kênh phân phối: Chiến lược marketing của một doanh nghiệp
phải phù hợp với những khác biệt trong kênh phân phối ở các quốc gia. Điều này có
thể địi hỏi phải trao chức năng marketing cho các chi nhánh hoạt động ở các quốc gia
khác nhau. Ví dụ ở Brazil các siêu thị chiếm tới 36% lượng thực phẩm bán lẻ, trong
khi ở Ba Lan con số này là 18%, và ở Nga chỉ là 2%. Ở Đức có năm tổ hợp bán lẻ
kiểm soát 65% thị trường sản phẩm bột giặt, nhưng ở nước láng giềng ở Italia không
một tổ hợp nào kiểm soát quá 2% thị trường. Trong ngành dược phẩm, hệ thống phân
phối của Anh và Nhật Bản khác hồn tồn với hệ thống phân phối Mỹ. Vì thế, khi hoạt
động ở các thị trường này, các công ty dược phẩm phải lựa chọn các biện pháp
marketing khác với khi kinh doanh ở Mỹ.

- Những yêu cầu của chính phủ nước sở tại: Các yêu cầu về kinh tế và chính trị
do chính phủ nước sở tại đặt ra có thể buộc các doanh nghiệp phải thích ứng với điều
kiện địa phương. Chẳng hạn, các công ty dược phẩm thường là đối tượng của các quy

định về thuốc chữa bệnh, thủ tục đăng ký, định giá sản phẩm. Do chính phủ và các cơ
quan chính phủ kiểm sốt phần lớn ngân sách chăm sóc y tế ở hầu hết các quốc gia nên
họ có quyền lực lớn trong việc đặt ra yêu cầu đối với các công ty dược phẩm.

2.3. Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế

2.3.1. Chiến lược quốc tế
Chiến lược quốc tế (International strategy) là chiến lược cạnh tranh nhằm gia

tăng lợi nhuận bằng cách chuyển giao và khai thác các sản phẩm và kỹ năng vượt trội
của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài. Sản phẩm được thiết kế, phát triển, sản
xuất và tiêu thụ ở thị trường nội địa rồi được đưa ra nước ngoài với những thích ứng
khơng đáng kể; hoặc sản phẩm được thiết kế hồn tồn trong nước, cịn việc sản xuất
và tiêu thụ giao cho các chi nhánh nước ngoài thực hiện.

Chiến lược quốc tế phù hợp với những doanh nghiệp kinh doanh những sản
phẩm có nhu cầu phổ biến nhưng khơng có, hoặc có rất ít, đối thủ cạnh tranh, áp lực
giảm chi phí và áp lực thích ứng với địa phương đều nhỏ. Tuy nhiên, khi áp lực thích
ứng cao sức ép phản ứng địa phương cao, các công ty theo đuổi chiến lược này bị thua

16


×