Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chủ đề hph quyền được chết (tổ 1 hướng ủng hộ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.4 KB, 6 trang )

Chủ đề: Hợp pháp hóa quyền được chết.

Tổ 1: Quan điểm tranh luận: Theo hướng ủng hộ.

Suốt hàng nghìn năm lịch sử của nhân loại, cái chết đã luôn là một điều hiển
nhiên trong xã hội lồi người. Con người có thể chết vì bệnh tật, chiến tranh, thiên
tai, đói nghèo, tuổi già... Cịn dưới góc độ của khoa học pháp lý, chúng ta chỉ
thường nghe đến quyền được sống hay các quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc như
trong Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ngày
2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lại một câu nói trong tun ngơn Tun
ngơn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền
bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Nhưng chúng ta cũng biết rằng, sự sống và cái chết là một chuỗi tuần hoàn, một
qui luật của tạo hóa. Khơng có gì là tồn tại vĩnh cửu và bất biến. Cái chết tất yếu
rồi sẽ đến với bất kỳ ai – dù muốn hay không. Dù người đó là ai: một người bình
thường hoặc một đấng quân vương. Đặc biệt, trong mỗi chúng ta những con người
sống trong nếp sống của xã hội phương Đông thuần túy đều sẽ cảm thấy rằng
quyền được chết vẫn là một điều gì đó vơ cùng lạ lẫm và nhận khơng ít những
phản ứng trái chiều từ phần đơng dân số. Bởi quyền được chết ở các quốc gia
phương Đơng trong đó có Việt Nam khơng chỉ đơn thuần là về mặt y học mà cịn
có cả tính đạo đức, xã hội, tín ngưỡng của người Việt trong đó. Như vậy, đối với
một con người, được chết có phải là quyền chính đáng hay khơng?

Để trả lời cho câu hỏi trên, thông qua bài viết này chúng tơi xin được trình
bày những quan điểm sau để các bạn cũng hiểu rõ và có những cái nhìn tích cực
hơn về quyền được chết.

1. Khái niệm về an tử và quyền an tử (quyền được chết):

Về mặt khái niệm, thuật ngữ “an tử” (trong tiếng Trung) hay “euthanasia”


(trong tiếng Anh) hay “euthanasie” (trong tiếng Pháp) được cho là bắt nguồn từ
thuật ngữ “euthanatos” trong tiếng Hy Lạp (trong đó: “eu” là “tốt” và “thanatos” là
“chết”), theo nghĩa tiếng Việt còn gọi là “cái chết êm ả”. Tuy vậy, hiện vẫn chưa
có một định nghĩa thống nhất cho thuật ngữ này. Theo Từ điển Merriam-Webster
Online, an tử là “hành động hoặc thực hành giết chết hoặc cho phép cái chết của
những cá nhân (như con người hoặc động vật ni) bị ốm hoặc chấn thương khơng
cịn hy vọng cứu chữa theo cách ít đau đớn nhất vì lý do nhân từ/nhân đạo”. Một
tài liệu khác định nghĩa:“an tử là sự giết chết có chủ ý một người lệ thuộc (a
dependent human being) bởi hành động hoặc không hành động vì lợi ích được viện
ra của người đó”.

Như vậy, có thể hiểu “an tử” là việc chủ ý chấm dứt cuộc sống của một người mà
thường là những bệnh nhân khơng cịn khả năng cứu chữa theo cách ít hoặc khơng
đau đớn vì những lợi ích của người đó. Theo cách hiểu này, có bốn yếu tố để xác
định “an tử” đó là: (i) tính chủ ý [chấm dứt cuộc sống]; (ii) đối tượng là những

1

người khơng cịn khả năng cứu chữa; (iii) cách thức thực hiện ít hoặc khơng gây
đau đớn; và (iv) vì lợi ích của người được an tử. Trong các yếu tố này, “tính chủ ý”
được xem là quan trọng nhất mà thiếu nó [một hành động] sẽ khơng được coi là an
tử; lợi ích của người được an tử thường là để chấm dứt những nỗi đau không thể
chịu đựng được (mục đích nhân đạo) và để giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và
người thân.

Đi kèm với an tử là vấn đề “quyền an tử” (hay quyền được chết - right to
die). Thực tế đây là vấn đề chỉ đặt ra ở các quốc gia hợp pháp hóa an tử, theo đó
“quyền an tử” là một quyền nhân thân và được pháp luật ghi nhận một cách chính
thức. Đối với những quốc gia chưa hợp pháp hóa an tử, thì quyền an tử được xem
là một quyền thực tế, nghĩa là nó thể hiện mong muốn của một người muốn được

phép quyết định kết thúc cuộc sống của mình (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp);
hoặc cũng có thể nó được các nhà lập pháp và các nhà khoa học “ngầm thừa nhận”
là một quyền nhân thân.

Hiện nay, khái niệm quyền được chết còn gây ra nhiều tranh cãi do tính chất
về xã hội, đạo đức, chính trị ở mỗi quốc gia khác nhau dẫn đến việc các nhà nghiên
cứu sẽ đưa ra những quan điểm khác nhau về quyền được chết. Như ở Việt Nam
thì trong Bộ luật dân sự 2015 khơng hề ghi nhận hay có bất kì một thuật ngữ nào là
quyền được chết. Tuy nhiên, trên nhiều phương diện lý luận trong nước cũng như
quốc tế thì chúng ta có thể hiểu cơ bản:

“ Quyền được chết là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ về việc lựa chọn của
con người cụ thể để tìm đến cái chết một cách tự nguyện nhằm giải thoái khỏi đau
khổ, bệnh tật hoặc các lý do khác. Ở góc độ hẹp hơn, quyền được chết là một hành
vi chọn cái chết của người đã thành niên đang phải chịu sự đau đớn về thể chất
hoặc tinh thần kéo dài và không thể chịu đựng được sau một tai nạn hay một bệnh
lý không thể cứu chữa, rơi vào tình huống y tế khơng lối thốt”. 1

Hay một khái niệm được đánh giá là khá dễ hiểu với văn phong lí luận pháp lý
của Việt Nam đó là “Quyền được chết là một quyền nhân thân của người đã
thành niên đang phải chịu sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và không
thể chịu đựng được sau một tai nạn hay một bệnh lý mà y học không thể cứu
chữa”.2

Có thể nói, các khái niệm trên chỉ mang tính tổng quát. Nhưng với quan điểm
của đề bài đưa ra là ủng hộ quyền được chết thì với những mục đích tốt đẹp mà
quyền được chết mang lại thì nên gọi với khái niệm “cái chết nhân đạo” sẽ phù hợp
hơn với tư tưởng của người Việt Nam để tránh khỏi những suy luận và hiểu nhầm
không đáng có.


2. Các điều kiện để thực hiện quyền được chết và quan điểm ủng hộ:

2.1 Về mặt y học:

1 Theo Wikipedia.
2 Theo Trương Hồng Quang - bàn về quyền được chết và vấn đề Luật an tử ở Việt Nam.

2

Hiện tại, để xác nhận một người đủ điều kiện và cách thức thực hiện “ cái chết
êm ả” như khái niệm đã nêu ở phần 1 vẫn cịn là một vướng mắc vơ cùng lớn và
nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng về cơ bản thì có 2 dạng bệnh nhân đáp ứng đủ
những tiêu chí như đã nêu:

(*) Những trường hợp chết não.

(*) Bệnh nhân mất ý thức kéo dài và khơng có khả năng hồi phục.

Về cách thức thực hiện được giới y học cơng nhận, thì chúng tôi xin tạm dẫn
chứng một quan điểm sau của bác sĩ Lê Quang, nguyên là bác sĩ ở Khoa Ngoại
tổng quát, lầu 4, Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ Lê Quang, cho biết: "Ở Mỹ, có hai
dạng chết nhân đạo. Đó là "chết nhân đạo chủ động" và "chết nhân đạo thụ động".

Tức là:

Một bệnh nhân muốn được "chết nhân đạo chủ động" thì phải hội đủ 4 điều
kiện sau: "Một là người ấy mắc bệnh nan y và không thể chịu đựng nổi nỗi đau thể
xác. Hai là qua kiểm tra, Hội đồng y khoa xác định cái chết của người ấy là điều
không thể tránh khỏi trong một tương lai gần. Ba là người ấy đồng ý chết và bốn là
các bác sĩ trực tiếp điều trị cho người ấy xác định khơng cịn khả năng điều trị

giảm đau". Khi đã hội đủ những điều kiện này, người ấy sẽ được "chết" bằng thuốc
an thần rồi sau đó là thuốc làm ngừng tim, ngừng phổi.

Với trường hợp "chết nhân đạo thụ động" thì người bệnh cũng phải đáp ứng 3
điều kiện. Đó là mắc bệnh nan y giai đoạn cuối, khơng cịn khả năng hồi phục,
bệnh nhân đồng ý ngưng điều trị và sự đồng ý này được lập thành văn bản khi họ
vẫn tỉnh táo. Nếu bệnh nhân ở trong trạng thái hơn mê, thì sự đồng ý chết của họ
có thể xác định bằng một văn bản hoặc di chúc mà họ đã viết trước đó - nếu có,
hoặc dựa vào lời yêu cầu của tất cả mọi thành viên trong gia đình". Việc thực hiện
"cái chết thụ động" lúc này sẽ được áp dụng bằng hình thức ngừng hẳn những điều
trị y khoa, như hóa trị liệu, lọc máu, truyền máu, hỗ trợ hô hấp, chạy thận, tim nhân
tạo…

Một số bác sĩ cũng đều ủng hộ việc sớm có luật "chết nhân đạo" vì theo họ,
khi sự sống của một con người chỉ còn tính được bằng đơn vị tháng, thậm chí tuần
lễ - trong lúc tất cả mọi hỗ trợ y khoa đều đã vơ ích thì việc để cho người ấy phải
chịu đựng nỗi đau thể xác là điều không nên.

Lập luận ủng hộ:

+ Công nhận quyền được chết hướng đến mục đích tốt đẹp, nhân đạo bởi nó
giải phóng nỗi đau khổ cùng cực của con người, giúp những bệnh nhân ở
trong tình trạng đau đớn kéo dài, bệnh nan y vô phương cứu chữa ở giai đoạn
cuối được “ra đi” thanh thản. Được chết là hành vi từ bi, nhân ái, đáp ứng được
nguyện vọng trốn thoát đau khổ của nhiều người bệnh nặng vô phương cứu
chữa. Hành vi này cịn được hiểu là "cái chết nhân đạo". Cơng nhận quyền được
chết sẽ chấm dứt nỗi đau đớn cho bệnh nhân cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt

3


gánh nặng vật chất cũng như tinh thần cho gia đình họ, từ đó, tạo sự ổn định
cho xã hội. Việc kết thúc mạng sống như một đặc ân, là sự giải thốt và là lựa chọn
của họ, thì người thân, bác sĩ, chúng ta và pháp luật cần tôn trọng điều
này. Chính vì thế, quy định quyền được chết của một người là cần thiết, vì sống
hay chết phải được thực hiện bằng ý chí của chính người đó, khơng một ai có
quyền định đoạt thay họ.

+ Việc kéo dài thời gian điều trị với những trường hợp bệnh nhân trên chỉ cịn
mang tính “liều thuốc tinh thần” cho họ và gia đình nhưng việc kéo dài đó lại làm
ảnh hưởng rất lớn đến tài chính, cũng như sức khỏe cho gia đình bệnh nhân vì số
tiền để chi trả cho y tế sẽ tạo nên gánh nặng cho những người cịn lại đang phải có
nghĩa vụ chăm sóc bệnh nhân, khơng chỉ vậy người nhà bệnh nhân cịn phải bỏ
thời gian, cơng sức để chăm sóc cho họ. Từ đó tạo thêm gánh nặng chung cho xã
hội, giảm bớt khả năng phục vụ nhu cầu sử dụng cơ sở, vật chất y tế cho các bệnh
nhân khác. Đặc biệt, đối với một quốc gia đang còn thiếu thốn về cơ sở vật chất và
luôn quá tải về hệ thống y tế như Việt Nam chúng ta thì đây cũng là một việc rất
đáng để xem xét, bàn luận.

+ Việc công nhận quyền được chết sẽ giải tỏa nỗi bức xúc của các bác sỹ trong
hoàn cảnh bệnh nhân đang phải chịu đau đớn kéo dài. Khơng có nỗi đau đớn nào
bằng nỗi đau khi chứng kiến người thân của mình phải sống quằn quại mà khơng
thể giúp đỡ. Khơng có nỗi đau nào bằng nỗi đau của người bác sỹ khi nhìn thấy
bệnh nhân của mình đau đớn mà khơng có cách nào cứu giúp.

2.2. Về mặt pháp lý:

Trước khi khẳng định quyền được chết là một quyền chính đáng của con
người tại Việt Nam thì phải hiểu rằng, khi bác sĩ thực hiện hành vi của quyền được
chết thì bác sĩ hồn tồn phải dựa trên yêu cầu của bệnh nhân và theo những quy
định nghiêm ngặt do luật định để tránh nhầm lẫn với một số hành vi khác có thể bị

suy diễn là đang thực hiện hành vi của quyền được chết. Dẫn chứng cụ thể đối với
một số quốc gia đã công nhận quyền được chết:

Đạo luật về an tử của Bỉ (The Belgian Act on Euthanasia) được thơng qua vào
ngày 28/5/2002, chính thức có hiệu lực ngày 03/09/2002 và được sửa đổi ngày
13/02/2014, trong đó có một số nội dung đáng chú ý sau: bác sĩ thực hiện an tử
khơng phạm tội hình sự khi họ đảm bảo rằng: (i) bệnh nhân là một người trưởng
thành có năng lực pháp lý, trẻ vị thành niên sống tự lập (emancipated minor) có
năng lực pháp lý, hoặc trẻ vị thành niên có năng lực về nhận thức và ý thức tại thời
điểm đưa ra yêu cầu; (ii) yêu cầu là tự nguyện, được xem xét thận trọng và được
lặp lại và không là kết quả của bất kỳ áp lực bên ngoài nào; (iii) bệnh nhân là
người trưởng thành hoặc trẻ vị thành niên sống tự lập ở trong tình trạng y tế vơ
vọng khơng thay đổi, và đau khổ thể xác hoặc tinh thần không chịu đựng nổi mà
không thể giảm bớt, và là kết quả từ một rối loạn nghiêm trọng và không thể cứu
chữa gây ra bởi bệnh tật hoặc tai nạn; (iv) trẻ vị thành niên có năng lực nhận thức ở
trong tình trạng y tế vơ vọng khơng thay đổi và đau khổ thể xác không chịu đựng

4

nổi mà không thể giảm bớt và sẽ gây ra cái chết trong thời gian ngắn, và là kết quả
từ một rối loạn nghiêm trọng và không thể cứu chữa gây ra bởi bệnh tật hoặc tai
nạn. Đạo luật này cũng yêu cầu quá trình đưa ra yêu cầu của bệnh nhân cần có sự
tham vấn của một bác sĩ khác là bác sĩ tâm thần hoặc một chuyên gia; với trẻ vị
thành niên sống tự lập cần tham vấn một bác sĩ tâm thần trẻ em hoặc một nhà tâm
lý học và thông báo về lý do được tham vấn. Mọi yêu cầu phải được đưa ra bằng
văn bản, và với bệnh nhân là trẻ vị thành niên cần có sự đồng ý của người đại diện
hợp pháp.

Quay lại thực tế tại Việt Nam, thì hiện nay nhiều quan điểm phải đối quyền
được chết sẽ đánh đồng hành vi của quyền được chết với hành vi tự sát hay đối với

bác sĩ là giúp người khác tự sát, thậm chí gay gắt hơn là giết người.

Lập luận ủng hộ:

Lập luận dưới mặt pháp lý chúng ta có thể thấy rõ hành vi của quyền được chết
không hề tương đồng với các hành vi trên. Cụ thể khi so sánh với hành vi giúp
người khác tự sát:

Điều 131 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định Tội xúi giục
hoặc giúp người khác tự sát rõ ràng khác hành vi trong quyền được chết, bởi trong
quyền được chết, bác sĩ chỉ làm theo yêu cầu của bệnh nhân chứ không xúi giục
bệnh nhân. Do đó, chúng ta chỉ phân biệt hành vi của quyền được chết với hành vi
giúp người khác tự sát. Rõ ràng, về hình thức về hành vi giúp người khác tự sát có
nhiều loại và đa dạng về chủ thể. Ví dụ: Một người sống thực vật duy trì sự sống
bằng các cơng cụ y tế chuyên dụng yêu cầu được chết, chỉ cần ngừng hoạt động
các máy móc hỗ trợ là sẽ chết khác xa với việc giúp một người cứa đứt động mạch
để chảy máu đến chết. Chủ thể thực hiện trong hành vi quyền được chết phải là bác
sĩ còn hành vi kia thì lại rộng hơn nhiều. Hơn nữa, điều kiện tình trạng của bệnh
nhân trong quyền được chết là mấu chốt để phân biệt với các hành vi khác.

Tuy nhiên, từ khi quyền được chết xuất hiện cho đến nay đã có rất nhiều cuộc
tranh luận pháp lí trên thế giới. Cơng nhận hay khơng cơng nhận quyền được chết
là một vấn đề lớn và đặc biệt là gây ra nhiều tranh cãi vô cùng gay gắt. Vì vậy nếu
như quyền được chết được cơng nhận tại Việt Nam thì cơ bản sẽ giải quyết được
những xung đột pháp lý cơ bản sau:

+ Chấm dứt những tranh luận pháp lý kéo dài giữa bên ủng hộ và không ủng hộ
quyền được chết. Các vụ việc liên quan đến quyền được chết luôn rơi vào bế tắc,
khơng lối thốt do tồn tại những quan niệm sai lầm về hành vi của quyền được chết
mà như đã phân tích ở trên. Một thực tế nữa là những vụ việc đó khơng chỉ đơn

thuần là trong lĩnh vực y học mà còn là trong nhiều lĩnh vực khác như chính trị,
tơn giáo… dẫn đến nhiều vụ việc phức tạp, rối rắm khơng đáng có.

+ Chính vì do cuộc sống là q giá nhất, nên hơn ai hết, chính những người bị
bệnh muốn chết hẳn hiểu rõ vì sao mình lại muốn chết. Suy cho cùng, quyền được

5

sống cũng chính là quyền được chết. Vì xét về mặt pháp lý, nếu “sống” được xem
là quyền - chứ khơng phải là nghĩa vụ. Thì một người cũng có quyền từ chối quyền
đó – của chính mình – mà không làm ảnh hưởng tới ai. Quyền được chết là quyền
tự quyết cá nhân: mỗi người có quyền định đoạt thân xác và mạng sống của
mình, kể cả việc kết liễu nó. Do đó, mỗi người phải được trao cho sự tự do để
thực hiện quyền tự quyết này. Theo sự tơn trọng quyền tự quyết, con người phải
có quyền định đoạt sự sống và cái chết của mình, họ phải được đủ khả năng để
kết liễu sự sống khi nào họ muốn, chặn đứng sự đau khổ không cần thiết.

+ Nếu quyền được chết được cơng nhận và có các văn bản quy phạm pháp luật
quy định cụ thể về quyền được chết thì cũng là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố
tụng khi giải quyết các vụ án có liên quan đến quyền được chết được dễ dàng và
khách quan hơn, tránh oan sai hay bỏ lọt tội phạm (tránh nhầm lẫn hành vi của
quyền được chết với các hành vi phạm tội khác theo quy định của pháp luật).

Như vậy, những lý do phổ biến để muốn hợp pháp hóa quyền được chết có thể
được phân loại là: tìm kiếm sự từ bi của đau đớn và đau khổ, bảo vệ các bác sĩ cư
xử một cách từ bi, tôn trọng nhân quyền và giúp đỡ trong việc ngăn ngừa các
chi phí y tế.

Việc cơng nhận quyền được chết là một cách thức để: (i) giải phóng nỗi đau khổ
cùng cực của con người; (ii) trợ giúp giải thoát khi chất lượng cuộc sống của con

người quá thấp; (iii) dành nguồn lực của các quỹ y tế để giúp những người khác;
(iv) tự do lựa chọn cuộc sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt.

Trên đây là những lập luận của chúng tôi về việc ủng hộ sớm xây dựng văn

bản quy phạm pháp luật về quyền được chết tại Việt Nam. Nó xuất phát từ những

hiểu biết cơ bản của bản thân và tư tưởng của chúng tôi đối với quyền được chết.
Quyết định cấm hay hợp pháp hóa quyền được chết là một quá

trình cần nhiều thời

gian và chịu tác động của nhiều yếu tố như trình độ nhận thức,

kinh tế, khoa

học kĩ thuật, truyền thống văn hóa,...Tuy nhiên, xu hướng đang

diễn ra trên

thế giới là được chết ngày càng được nhiều quốc gia thừa nhận

hơn.

6


×