Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Chủ đề: THUỶ QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.16 KB, 35 trang )

Nhóm: ĐỊA……Nguyễn Thị Huyền
BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG
LỰC

Môn học: ĐỊA LÍ
Chủ đề: THUỶ QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC
SÔNG
1) Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành
a. Kiến thức
- Khái niệm thủy quyển: Là lớp nước trên trái đất, gồm nước trên mặt, nước đại dương, lục
địa và hơi nước khí quyển.
- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên trái đất: vòng tuần hoàn nhỏ, vòng
tuần hoàn lớn.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông:
+ Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm.
+ Địa hình, thực vật, hồ đầm.
b. Kĩ năng:
- Phân tích được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con
sông.
- Phân tích hình vẽ để nhận biết vòng tuần hoàn của nước.
c. Thái độ hành vi
- Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hồ chứa nước.
2) Năng lực cần hướng tới.
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vẫn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh địa lí, mô hình, video, clip…
3) Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề


Nội
dung


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Nêu được khái
Thủy
niệm thủy quyển.
quyển. - Biết được các
Một số nhân tố ảnh hưởng
nhân tố đến chế độ nước
ảnh
sông.
hưởng - Nêu ảnh hưởng
tới chế của chế độ mưa,
độ
băng tuyết nước
nước
ngầm, địa thế, thực
sông.
vật và hồ đầm đến
chế độ nước sông.

- Biết được nước trên - Nêu được ý nghĩa - Giải thích
trái đất tồn tại ở những của các vòng tuần
được lũ ở sông
dạng nào, phân bố chủ hoàn.

Hồng thường
yếu ở đâu.
- Lấy ví dụ minh
lên nhanh rút
- Hiểu được hai vòng họa về khí hậu ảnh
nhanh hơn lũ ở
tuần hoàn của nước trên hưởng đến chế độ
sông Cửu Long.
Trái Đất.
dòng chảy của sông - Giải thích
- Hiểu được ảnh hưởng ở địa phương.
được nước lũ ở
của các miền khí hậu - Lấy ví dụ sự thay
các sông ngòi ở
khác nhau đến chế độ đổi mùa mưa ở các miền Trung
nước sông.
vùng của nước ta tác nước ta.
- Hiểu được chế độ động đến sự thay
- Giải thích
nước sông có sự khác đổi thời gian mùa lũ được vị trí của
nhau giữa miền núi và của sông ngòi nước rừng phòng hộ.
đồng bằng.
ta.
- Hiểu được vai trò của - Lấy ví dụ minh
thảm thực vật đến điều họa về thảm thực
hòa dòng chảy của các vật ảnh hưởng đến
sông.
chế độ nước sông ở
- Giải thích được hồ địa phương hoặc các
đầm đến điều hòa chế sông trên thế giới.

độ dòng chảy các sông.
- Giải thích đặc điểm
của các miền khí hậu
khác nhau ảnh hưởng
đến chế độ dòng chảy
các sông.
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vẫn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh địa lí, mô hình, video, clip…
4) Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả.
a. Mức độ nhận biết
Câu 1: Nêu khái niệm thủy quyển?
Gợi ý: Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước
trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
Câu 2: Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông?
Gợi ý: Có hai nhóm nhân tố:
- Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
- Địa thế, thực vật và hồ đầm
Câu 3: Nêu ảnh hưởng của chế độ mưa, băng tuyết nước ngầm, địa thế, thực vật và hồ


đầm đến chế độ nước sông?
Gợi ý:
- Chế độ mưa : Làm chế độ nước sông phân hoá theo mùa
- Băng tuyết : Các sông ở vĩ độ cao nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng tuyết tan, sông
thường nhiều nước vào mùa xuân.
- Nước ngầm : Điều hoà chế độ nước sông.
- Địa thế: Ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy
- Rừng : Điều hoà dòng chảy
- Hồ đầm : Điều hoà dòng chảy

b. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Hãy cho biết nước trên trái đất tồn tại ở những dạng nào, phân bố chủ yếu ở đâu?
Gợi ý:
- Tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí.
- Phân bố chủ yếu ở thuỷ quyển, khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
Câu 2: Dựa vào hình 15 trong SGK, trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn
của nước trên Trái Đất?

Gợi ý:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Gồm 2 giai đoạn bốc hơi và nước rơi
- Vòng tuần hoàn lớn: Gồm 3 hoặc 4 giai đoạn bốc hơi, nước rơi, ngấm xuống đất
Câu 3: Dựa vào sgk và sự hiểu biết hãy chứng minh ở các miền khí hậu khác nhau chế độ
nước sông có sự khác nhau?
Gợi ý:
- Khí hậu xích đạo mưa nhiều chế độ nước sông lớn.
- Khí hậu ôn đới lạnh chế độ nước sông ít, phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước là băng tuyết.
Câu 4: Dựa vào bản đồ sau hãy giải thích địa thế miền núi và đồng bằng tới chế độ nước
sông?

tuÇn hoµn nhá

Vßng tuÇn hoµn lín

M


Gợi ý:
- Miền núi địa thế dốc nước sông chảy xiết.
- Đồng bằng chảy êm đềm hơn.
Câu 5: Giải thích vai trò của thảm thực vật, hồ đầm trong điều hòa chế độ nước sông?

Gợi ý:
- Thảm thực vật có vai trò điều tiết chế độ nước sông: lớp lá, rễ, lớp mùn…
- Hồ đầm có tác dụng điều hoà nước sông: Khi nước sông lên một phần chảy vào hồ đầm, khi
nước sông hạ thấp thì nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho sông đỡ cạn.
c. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1: Nêu ý nghĩa của các vòng tuần hoàn?
Gợi ý: Điều hoà khí hậu.
Câu 2: Hãy lấy VD về ảnh hưởng khí hậu VN tới chế độ nước của sông ngòi VN ?
Gợi ý: Mùa mưa trùng với mùa lũ của các sông, mùa khô trùng với mùa cạn.
Câu 3: Lấy ví dụ sự thay đổi mùa mưa ở các vùng của nước ta tác động đến sự thay đổi
thời gian mùa lũ của sông ngòi nước ta?
Gợi ý: Bắc Bộ, Nam Bộ mưa vào hè thu nên các sông có lũ vào hè thu,; Đại bộ phận duyên hải
miền Trung mưa vào thu đông nên có lũ vào thu đông, đặc biệt có lũ tiểu mãn do tác động
những cơn mưa dông đầu hè.
Câu 4: Lấy ví dụ ảnh hưởng của thảm thực vật đến chế độ nước sông ở nước ta?
Gợi ý: Thảm thực vật phát triển mạnh hạn chế lũ lụt đồng thời điều tiết dòng chảy.
d. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Giải thích được lũ ở sông Hồng thường lên nhanh rút nhanh hơn lũ ở sông Cửu
Long.
Gợi ý: Do sông Hồng có lưu vực chảy trong miền có địa hình dốc lớn, mạng lưới sông có hình
nan quạt. Sông Cửu Long mạng lưới sông hình lông chim lưu vực chạy dài theo kinh tuyến nên


mùa mưa lưu vực chậm dần từ bắc xuống nam ít gây lũ toàn lưu vực, ngoài ra có sự điều tiết
của Biển Hồ.
Câu 2: Vì sao mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh?
Gợi ý:
- Các sông ở miền Trung nước ta chủ yếu là các sông ngắn và dốc.
- Địa hình hẹp ngang.
- Mưa tập trung.

Câu 3: Ở các lưu vực các sông rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao?
Gợi ý: Trồng ở đầu nguồn. Để điều hòa nước sông.
4) Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học.

Mức độ nhận
thức
Nhận biết

Kiến thức, kĩ năng
- Khái niệm thủy quyền
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước
sông.
- Đặc điểm của ba con sông lớn trên thế giới.
- Hiểu và trình bày 2 vòng tuần hoàn lớn, nhỏ
của nước trên Trái Đất.

PP/KT dạy
học
- Đàm thoại
- Sử dụng
tranh ảnh.

- Đàm thoại.
- Sử dụng
bản đồ
- Hiểu được ảnh hưởng của các miền khí hậu - Sử dụng
khác nhau đến chế độ nước sông.
tranh ảnh.
Thông hiểu


Hình thức
dạy học
cá nhân, cả
lớp

Cặp/nhóm

- Hiểu được chế độ nước sông có sự khác
nhau giữa miền núi và đồng bằng.

- Hiểu được vai trò của thảm thực vật đến điều
hòa dòng chảy của các sông.
- Giải thích được hồ đầm đến điều hòa chế độ
dòng chảy các sông.
- Lấy ví dụ minh họa về khí hậu ảnh hưởng
đến chế độ nước sông ở địa phương.
- Đàm thoại
- Lấy ví dụ minh họa về thảm thực vật ảnh
- Động não,
hưởng đến chế độ nước sông ở địa phương
Vận dụng
tình huống
hoặc các sông trên thế giới.
Cặp/nhóm
thấp
đàm thoại
- Sử dụng
- Lấy ví dụ về hồ đầm trong điều hòa nước
bản đồ
sông.

- Giải thích chế độ nước sông ở Việt Nam.
- Giải thích được nước lũ ở các sông ngòi ở - Đàm thoại .
Cá nhân, cả
Vận dụng cao miền Trung nước ta.
- Sử dụng
lớp
- Giải thích được vị trí của rừng phòng hộ.
bản đồ
5) Tiến trình dạy học của chủ đề.


CHUYÊN ĐỀ: THUỶ QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học bài HS cần:
1. Kiến thức:
- Khái niệm thủy quyển: Là lớp nước trên trái đất, gồm nước trên mặt, nước đại dương, lục
địa và hơi nước khí quyển.
- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên trái đất: vòng tuần hoàn nhỏ, vòng
tuần hoàn lớn.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông:
+ Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm.
+ Địa hình, thực vật, hồ đầm
- Biết đặc điểm và sự phân bố một số sông lớn trên thế giới: Nin; A-Ma-zôn; Iê nitxây.
2. Kĩ năng:
Phân tích được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con
sông.
3. Thái độ hành vi
Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hồ chứa nước.
4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vẫn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực sử dụng bản đồ, hình vẽ, tranh ảnh địa lí, mô hình, video, clip…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
+ Sơ đồ tuần hoàn nước.
+ Bản đồ tự nhiên thế giới
+ Tranh ảnh,video nếu có
+ Bài soạn, SGK
2. Chuẩn bị của Học sinh:
+ Bài mới, đồ dùng học tập
+ Vở ghi, SGK


III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra bài cũ
* Mở bài : (1 phút)
Trong bài thơ “ Thề non nước” Tản Đà từng viết:
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
………………
Non xanh đã biết hay chưa
Nước đi ra biển lại mưa về nguồn
Câu nói đó đúng hay sai. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều này
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: (5 phút) Tìm hiểu về thuỷ
quyển:
GV: sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở
nêu vấn đề.
Kĩ thuật: động não

HS: cá nhân
CH:Nước có ở những khu vực nào trên Trái
Đất?
HS: Biển, đại dương
CH:Vậy em hiểu thủy quyển là gì ?
HS:Trả lời
GV:Nhận xét câu trả lời của học sinh
Chuyển ý :Có câu thơ nói rằng: “ Nước đi ra
biển lại quay về” điều này có đúng hay không?
* Hoạt động 2 :(15 phút ) đàm thoại, gợi mở,
nêu vấn đề/ cá nhân/ động não.
Tìm hiểu vòng tuần hoàn của nước trên Trái
Đất
GV:Treo hình 15: Vòng tuần hoàn của nước
phóng to
CH:Quan sát sơ đồ, em hãy cho biết có mấy
vòng tuần hoàn nước ?
HS:Trả lời :Có 2 vòng tuần hoàn nước đó là
vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
CH:Dựa vào hình 15 và sơ đồ em hãy trình
bày vòng tuần hoàn nhỏ của nước trên Trái
Đất ?
HS:Trả lời
GV: Bổ sung ,chuẩn kiến thức

Nội dung chính
I. THUỶ QUYỂN
1. Khái niệm

Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước có trên

Trái Đất: Nước biển, đại dương nước trên
lục địa, hơi nước trong khí quyển.

2. Tuần hoàn của nước trên Trái đất

a, Vòng tuần hoàn nhỏ

Nước biển bốc hơi lên cao tạo thành mây
và mưa, mưa rơi xuống biển, rồi nước từ
biển lại bốc hơi…
b, Vòng tuần hoàn lớn
Nước biển bốc hơi lên cao tạo thành mây,


CH:Tương tự như vậy, em hãy phân tích vòng
tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất?
HS:Trả lời
GV:Giải thích, chuẩn kiến thức:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: chỉ tham, gia vào hai giai
đoạn: bốc hơi và nước rơi.
- Vòng tuần hoàn lớn: tham gia vào ba giai đoạn:
bốc hơi, nước rơi và dòng chảy; hoặc bốn giai
đoạn: bốc hơi, nước rơi, dòng chảy, ngấm.
Ngay ở trên ao, hồ, hay trên các dòng sông, suối
nước lại vừa chảy vừa bốc hơi vừa thấm xuống
đất để hoà vào các dòng chảy ngầm

GV:Như vậy, nước lại trở lại về nơi xuất phát
ban đầu. Và quá trình bốc hơi lại bắt đầu, vòng
tuần hoàn của nước cứ thế thế tiếp diễn như một

cỗ máy vĩ đại của thiên nhiên không hề mệt
mỏi.Nhờ sự vận chuyển liên tục của nước mà có
sự điều hoà nhiệt ẩm giữa đại dương và lục địa,
giữa các vùng khô hạn và ẩm ướt. Làm cho sự
sống trên Trái Đất phát triển được thuận lợi.
Câu 1: Nêu ý nghĩa của các vòng tuần hoàn?
Gợi ý: Điều hoà khí hậu.
Hoạt động 3: (20 phút) Tìm hiểu Một số nhân
tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
GV: sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở
nêu vấn đề.
Kĩ thuật: động não, tia chớp, tranh luận, ủng
hộ , phản đối
HS: nhóm
Gv: chia lớp thành 6 nhóm
Nhóm 1:Tìm hiểu về chế độ mưa
Nhóm 2 :Tìm hiểu về vai trò băng tuyết
Nhóm 3 Tìm hiểu về vai trò của nước ngầm
Nhóm 4 Tìm hiểu về vai trò của địa thế
Nhóm 5 Tìm hiểu về vai trò của thực vật
Nhóm 6 Tìm hiểu về vai trò của hồ đầm

mây được gió đưa dưa sâu vào đất liền,
gặp lạnh tạo thành mưa (dạng nước, tuyết
rơi...)
Nước rơi xuống lục địa,một phần được
bốc hơi ngay trên khí quyển,một phần
thấm qua các tầng đá thấm nước để tạo
thành nước ngầm,nước ngầm chảy ra cung
cấp cho sông ngòi; sông suối từ lục địa

chảy ra biển; rồi biển lại bốc hơi…

II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế
độ nước sông.
1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.
a, Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi
địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới,
thuỷ chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa.
b, Ở miền ôn đới lạnh và những sông bắt
nguồn từ núi cao, thuỷ chế sông cũng phụ
thuộc vào lượng tuyết băng tan.
c, Ở các vùng đá bị thấm nước nhiều,
nước ngầm đóng vai trò đáng kể.

CH:Em hãy kể tên những nhân tố ảnh hưởng
tới chế độ nước sông?
HS:Dựa vào SGK để trả lời
2. Địa thế, thực vật và hồ đầm
a, Địa thế, hình dạng sông.


CH:Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết
của mình em hãy giải thích tại sao nói chế độ
mưa, băng tuyết và nước ngầm ảnh hưởng
đến chế độ nước sông?
HS:Trả lời: Do nguồn cung cấp nước chủ yếu
của khu vực này chủ yếu là do nước mưa
Ví dụ: Sông Hồng
- Mùa lũ: ( tháng 6 → 10) gần trùng khớp với
mùa mưa (tháng 5 → 10).

- Mùa cạn gần trùng khớp với mùa khô (ít mưa).
GV:Ví dụ:
Sông Ô-bi, I-ê-nít-xây, Lê- Na khi mùa xuân đến
nhiệt độ tăng dần làm băng tuyết tan, mực nước
sông dâng cao.
GV:Ở các vùng đá bị thấm nhiều đặc biệt là đá
vôi nước ngầm có vai trò rất quan trọng tạo ra
nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp đặc biệt là dạng
địa hình kasto với nhiều hang động lớn như hang
động ở Quảng Bình, Quảng Ninh, ở Sơn La có
hang Chi Đẩy
CH:Tại sao nói địa thế, hình dạng của sông lại
ảnh hưởng đến chế độ nước sông ?
HS:Trả lời

Ở miền núi khi có lũ lên nhanh, nước sông
cũng chảy nhanh hơn ở đồng bằng

b, Thực vật

Có vai trò điều hoà dòng chảy của sông,
giảm lũ lụt…

CH:Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ tự c, Hồ, đầm
nhiên Việt Nam, hãy cho biết vì sao mực nước
lũ sông ngòi miền Trung nước ta thương lên
rất nhanh ?
HS:Trả lời
Do sông ngòi miền Trung:
- Có độ dốc cao, khi có mưa nước đổ về nhanh.

- Sông nối với hồ, đầm nước lên chậm, rút
- Sông có dạng hợp lưu, có nhiều phụ lưu cấp chậm.
nước vào một dòng chảy chính
CH:Tại sao nói thực vật lại có vai trò điều hoà
dòng chảy của sông, giảm lũ lụt ?
=> Địa thế, thực vật, hồ, đầm giúp điều
HS:Trả lời
hoà dòng chảy.
- Một phần khá lớn nước mưa được giữ lại trên
tán cây.
- Một phần nhờ rễ cây mà thấm nhanh xuống đất.
- Một phần được thảm mục giữ lại ….
GV:Thực trạng khai thác rừng làm diện tích rừng
thu hẹp ->lũ quét


Chính vì thế chúng ta cần tích cực trồng rừng
phòng hộ và vảo vệ rừng đầu nguồn giảm bớt
thiên tai, lũ lụt, giảm biến đổi khí hậu….
CH:Tại sao hồ, đầm lại có tác dụng điều hoà
chế độ nước sông ?
HS:Trả lời
- Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ, đầm.
- Khi nước sông suối xuống, nước ở hồ, đầm lại
chảy ra cho sông đỡ cạn.
GV:Mở rộng
Thuỷ chế sông Mê Công cũng điều hoà hơn sông
Hồng do một phần quan trọng là nhờ Biển Hồ
Cam-Pu-Chia đã điều tiết dòng chảy hoặc sông
Đà của miền núi Tây Bắc chảy trên địa hình dốc

nên đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện bên cạnh
làm điều tiết dòng chảy mà còn có ý nghĩa rất
lớn là phát điện và tưới tiêu cho hoạt động sản
xuất.
3. Củng cố luyện tập (4 phút)
- Dựa vào hình 15 hãy chứng minh rằng nứoc trên Trái Đất tham gia vào nhiều vòng tuần
hoàn, cuối cùng trở thành 1 vòng tuần hoàn khép kín?
- Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành chế độ nước sông, điều hòa
nước sông?
4. Hướng dẫn HS tự học bài ở nhà:(1 phút)
- Học bài cũ.
- Hướng dẫn cách làm bài 1, 2


HƯỚNG DẪN LÀM VIỆC NHÓM
Bước 1: Lựa chọn chủ đề: Mỗi bộ môn thảo luận để lựa chọn tối thiểu 01 chủ đề tiêu biểu,
sao cho có thể minh họa đầy đủ nhất các loại câu hỏi/bài tập đặc trưng của bộ môn; mô tả cụ thể
các mức yêu cầu cần đạt của mỗi loại câu hỏi/bài tập đó.
Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề theo chương trình hiện hành.
Bước 3: Xác định các loại câu hỏi/bài tập đánh giá định hướng năng lực (kiến thức, kĩ năng,
thái độ) của học sinh trong chủ đề theo đặc thù của bộ môn. Mô tả các mức yêu cầu cần đạt
(nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) theo hướng chú trọng đánh giá kĩ năng
thực hiện của học sinh.
Bước 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập minh họa cho các mức độ đã mô tả. Với mỗi mức độ của
mỗi loại cần biên soạn nhiều câu hỏi/bài tập để minh họa.
Bước 5: Xác định các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh trong quá trình
dạy học chủ đề nói trên.
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề nói trên (Các hoạt động dạy học) nhằm hướng
tới những năng lực đã xác định. Chú trọng hoạt động học của học sinh.
Bước 7: Chia sẻ trên mạng Internet.

TRÌNH BÀY VÀ THẢO LUẬN CHUNG
(10 phút/nhóm)
1) Tên chủ đề, thời lượng, chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành;
2) Mô tả các mức yêu cầu cần đạt/các loại câu hỏi/bài tập đánh giá trong dạy học chủ đề;
3) Mỗi mức/loại câu hỏi/bài tập nêu 01 ví dụ minh họa (trong các câu hỏi đã biên soạn);
4) Các năng lực có thể hướng tới trong quá trình dạy học chủ đề;
5) Phương pháp, hình thức, tiến trình tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng năng lực.
6) Giới thiệu sản phẩm của nhóm, kèm danh sách các thành viên lên mạng internet.
BAN TỔ CHỨC



×