Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tại sao phật giáo ra đời ở ấn độ lại không có ảnhhưởng lớn tại ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.66 KB, 11 trang )

lOMoARcPSD|38594337

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA DU LỊCH HỌC

--------

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Tên đề tài
TẠI SAO PHẬT GIÁO RA ĐỜI Ở ẤN ĐỘ LẠI KHƠNG CĨ ẢNH

HƯỞNG LỚN TẠI ẤN ĐỘ
Giảng viên: TS Nguyễn Văn Chuyên
Sinh viên: Lưu Hồng Ngọc
Lớp: K66 Quản trị khách sạn
Mã sinh viên: 21031495

Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2021

Downloaded by NGUYEN BAY ()

lOMoARcPSD|38594337

MỤC LỤC
Mục lục.............................................................................................................................. 1
Lời mở đầu......................................................................................................................... 2
Phần nội dung....................................................................................................................3



I. Nguyên nhân khách quan............................................................................................3
1. Mâu thuẫn sâu sắc giữa Bàlamôn giáo và Phật giáo................................................3
2. Phật giáo mất đi sự ủng hộ của giới cầm quyền.......................................................4
3. Cuộc xâm lăng của người Hồi giáo.........................................................................5
4. Phật giáo bị đồng hóa..............................................................................................6

II. Nguyên nhân chủ quan...............................................................................................7
1. Sự xao lãng, suy thoái đạo đức của Tăng sĩ.............................................................7
2. Thiếu tổ chức...........................................................................................................8
3. Sự thiếu vắng những tập quán và nghi thức.............................................................8
4. Tín đồ mê tín dị đoan...............................................................................................8

Kết luận.............................................................................................................................. 9
Tài liệu tham khảo............................................................................................................ 10

1

Downloaded by NGUYEN BAY ()

lOMoARcPSD|38594337

LỜI MỞ ĐẦU
Ấn Độ được xem là một trong những đất nước có nền văn minh lâu đời nhất thế
giới. Nền văn minh ấy đã tạo nên một dấu ấn khó phai mờ như Will Durant đã từng
viết: “Không thể kết luận về lịch sử Ấn Độ như kết luận lịch sử Ai Cập, Babylone
hoặc Assyrie được vì lịch sử Ấn Độ còn được tiếp tục, nền văn minh ấy đang sáng tạo
nữa”. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ấn Độ đã đạt được những thành
tựu đáng khâm phục trên nhiều lĩnh vực như chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc,
khoa học tự nhiên,…Chưa dừng lại ở đó, Ấn Độ còn là nơi sản sinh ra rất nhiều tơn

giáo, trong đó quan trọng nhất là đạo Bàlamơn về sau là đạo Hinđu và đạo Phật.
Đạo Phật ra đời vào thế kỉ VI trước công nguyên do Shiddhartha Gautama (Thích ca
Mâu ni, Đức Phật) khởi xướng. Sự xuất hiện của Phật giáo đã góp phần giải phóng
con người trước thực trạng xã hội ngột ngạt bởi chế độ đẳng cấp Vácna gây ra. Sau
khi Phật tịch, đạo Phật được truyền bá nhanh chóng ở Ấn Độ theo nhiều con đường
khác nhau: truyền giáo, thương mại, mang tính chất hồ bình. Đến khoảng năm 100
sau cơng ngun, Phật giáo phân hoá thành hai phái Đại thừa (Mahayana) và Tiểu
thừa (Hinayana). Tuy nhiên, vào những thế kỉ tiếp sau đó, đạo Phật suy tàn dần ở Ấn
Độ.
Có thể nói, Phật giáo đã có một thời kì phát triển rực rỡ và lớn mạnh trong nền văn
minh Ấn Độ. Chính vì vậy mà việc tơn giáo ấy biến mất tại chính q hương của mình
là một hiện tượng đáng ngạc nhiên và đáng buồn. Đây cũng là sự kiện khiến nhiều
người thắc mắc và gây nên nhiều tranh luận.
Sau đây là những lí giải về nguyên do tại sao Phật giáo ra đời ở Ấn Độ lại khơng có
ảnh hưởng lớn tại Ấn Độ.

2

Downloaded by NGUYEN BAY ()

lOMoARcPSD|38594337

I. Nguyên nhân khách quan

1. Mâu thuẫn sâu sắc giữa Bàlamôn giáo và Phật giáo

Ấn Độ là một xã hội phân chia giai cấp rõ rệt và vô cùng bất công. Theo Nguyên
Nhân Ca (Purusha Suka) của kinh Lê Câu Phệ Đà (Rig Veda), chủng tộc Braman
(Bàlamôn) sinh ra từ miệng, chủng tộc Ksatơrya sinh ra từ tay, chủng tộc Vaisya sinh
ra từ đùi, và chủng tộc Suđra sinh ra từ bàn chân của Brama là Thần Sáng Tạo. Xã hội

này đặt nền tảng trên nguồn gốc thần thoại Chaturvarna và được quy định bằng
nguyên lý phân biệt giai cấp. Đầu tiên, giai cấp Bàlamôn là đẳng cấp của những người
làm nghề tôn giáo. Tiếp đến là Ksatơrya – đẳng cấp của các chiến sĩ và Vaisya – đẳng
cấp của những người bình dân làm các nghề như chăn ni, làm ruộng, buôn bán, một
số nghề thủ công. Cuối cùng là Suđra – đẳng cấp của những người cùng khổ, vốn là
con cháu của các bộ lạc bại trận, khơng có tư liệu sản xuất.

Dựa trên việc phân chia giai cấp này thì quyền lợi cũng khác biệt. Nếu như đẳng cấp
Bàlamơn có địa vị cao nhất, có quyền là chúa tể, được hưởng mọi quyền lợi do mang
trong mình dịng dõi tơn q thì đẳng cấp Suđra lại bị coi là hạ tiện, phải chịu mọi sự
áp bức của các giai cấp khác. Họ bị xếp ngoài khỏi xã hội con người Ấn Độ, sinh ra đã
bị khinh thường, rẻ rúng và khi chết đi cũng không được coi trọng, kể cả con cái họ
sinh ra cũng không thốt khỏi số mệnh ấy. Thậm chí có quy định rằng các giai cấp
khác mà giẫm phải cái bóng của người thuộc đẳng cấp Suđra thì xem như họ bị ô uế
và phải làm lễ thanh tẩy. Về pháp luật, người Suđra phải chịu hình phạt khắc nghiệt
nhất, trong khi người Bàlamơn chịu phạt nhẹ nhất. Ngồi Bàlamơn, chỉ có hai đẳng
cấp Ksatơrya và Vaisya mới được trở thành tín đồ của đạo Bàlamôn và cả ba đẳng cấp
trên được quan niệm là những người sinh hai lần. Còn Suđra không được dự các buổi
lễ tôn giáo và được quan niệm là những người sinh một lần.

Trước sự bất bình đẳng ấy thì đạo Phật đã ra đời với tư tưởng chống lại đạo
Bàlamôn. Về mặt thế giới quan, do quan niệm duyên khởi sinh ra vạn vật nên đạo
Phật chủ trương "vô giả tạo" tức là khơng có vị thần linh tối cao tạo ra vũ trụ. Đây là
một nội dung cơ bản mà đạo Phật nêu ra để chống lại đạo Bàlamôn. Về mặt xã hội,
đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp, vì đạo Phật cho rằng nguồn gốc xuất

3

Downloaded by NGUYEN BAY ()


lOMoARcPSD|38594337

thân của mỗi người không phải là điều kiện để được cứu vớt. Mọi người dù thuộc
đẳng cấp nào một khi đã tu hành theo học thuyết của Phật thì đều trở thành những
thành viên bình đẳng của một Tăng đồn.

Quan điểm của Đức Phật đã làm thay đổi vị thế độc tơn của đẳng cấp Bàlamơn bởi
vì những giai cấp khác cũng có thể đứng ngang hang với họ. Điều này đã khuyến
khích những giai cấp thấp trong xã hội thốt khỏi sự tự ti, mặc cảm về xuất thân, dòng
tộc, cổ vũ họ trên con đường đòi lại quyền lợi chính đáng của con người. Đồng thời nó
cũng làm suy yếu nền tảng của hệ thống giai cấp và đã hạ giai cấp Bàlamơn xuống tận
đáy. Kéo theo đó, việc tin theo giáo pháp của Phật khiến người dân không còn thực
hành nghi lễ cầu cúng thần linh tại gia theo truyền thống Ấn giáo, làm mất đi phần lợi
kinh tế của giới tu sĩ Bàlamôn. Địa vị xã hội bị lung lay, thu nhập bị giảm sút gây ra
mâu thuẫn sâu sắc giữa họ và Phật giáo. Họ đã tìm đủ mọi cách hạ nhục và hãm hại
Đức Phật.

Đến thời kỳ vua Asoka cai trị Ấn Độ, sau khi quy y Phật giáo, nhà vua đã từ bỏ việc
thờ cúng những thần linh khác. Hành động này đã làm cho những người Bàlamơn lo
lắng khơng ít vì nó chấm dứt những phương tiện sinh sống và bóc lột bất công của họ.
Vua Asoka ủng hộ Phật giáo phát triển nên vào thời ấy Phật giáo gần như trở thành
quốc giáo của Ấn Độ. Như một lẽ dĩ nhiên, giai cấp Bàlamôn bị hạ thấp và họ quyết
tâm phục thù kéo theo những phong trào chống Phật giáo về sau.

2. Phật giáo mất đi sự ủng hộ của giới cầm quyền

Một trong những nguyên nhân then chốt khiến Phật giáo bị suy tàn là do sự đàn áp
của những nhà cầm quyền cũng như những người cuồng tín.

Bố Sa Mật Đa La (Pushyamitra), một tướng lãnh Bàlamôn dưới triều Brihadratha,

vua cuối cùng của vương triều Khổng Tước (Maurya), là người đầu tiên ngược
đãi Phật giáo. Ông ám sát nhà vua vào năm 185 trước Tây lịch, sốn lấy ngơi vua
nước Ma Kiệt Đà (Magadha), cai trị bằng sự khủng bố. Một ông vua Ấn Độ
Giáo khác đàn áp Phật giáo là Sasanka, vua nước Gauda (Bengal), hành động phản bội
đầu tiên của ông là giết Rajyavardhana vào năm 605 sau Tây lịch, anh của Harsha,
vị hoàng đế Phật giáo cuối cùng. Sasanka là một người thuộc giai cấp Bàlamơn và tín

4

Downloaded by NGUYEN BAY ()

lOMoARcPSD|38594337

ngưỡng thần Siva. Ông cuồng tín đến nỗi trong cơn giận dữ ơng đã phá hủy cây Bồ
Đề.

Một trong những người đàn áp Phật giáo lớn lao nhất là thủ lãnh Hung Nô,
Mihirakula, đã làm thiệt hại lớn lao cho những chùa Phật giáo ở Gandhara, Punjab, và
Kashmir. Mihirakula là một người thờ Siva và là một nhà bảo hộ lớn cho Bàlamôn
giáo. Trong cơn điên rồ của ông, ông đã san bằng 1,600 tu viện, tháp, và chùa, và giết
hại hằng trăm tín đồ Phật giáo tại gia. Toramana, một ơng vua cũng của vương triều
tàn bạo đó, được cho biết là đã tiêu hủy chùa Ghostarama ở Kiều Thưởng
Di (Kausambi).

Một người khác được coi như đối thủ của Phật giáo, người đã tuyên bố: Giáo lý của
Phật là thứ vô dụng giống như chất mủ chảy ra từ da chó là Kumarila Bhatt, một
người Bàlamơn. Ơng sống vào thế kỷ thứ bảy sau Tây lịch. Dưới sự xúi giục của
Kumarila Bhatt, Suddhanvan, vua nước Ujjain, đã ra lệnh giết chết tất cả tín đồ Phật
giáo từ Ramesvaram đến vùng Hy mã lạp sơn. Ơng cịn ra lệnh nếu ai khơng giết tín
đồ Phật giáo sẽ bị xử tử.


Từ thế kỷ thứ VII, Ấn Độ bước vào thời kỳ nội chiến. Cho đến thế kỷ thứ IX, có 3
vương triều cạnh tranh nhau để giành quyền cai trị miền Bắc Ấn. Sau khi vương triều
Gupta và triều đại của vua Harsha sụp đổ, lãnh thổ Ấn Độ bị chia cắt thành nhiều tiểu
vương quốc. Từ đây chiến tranh liên tiếp nổ ra giữa các tiểu vương quốc để tranh
giành lãnh thổ cũng như quyền lực. Lúc này, giáo lý bất bạo động và ưa chuộng hịa
bình của Phật giáo đã khơng cịn phù hợp, hữu dụng nữa. Chính vì vậy mà Phật giáo
lại một lần nữa mất đi sự ủng hộ của giới cầm quyền và quần chúng nhân dân.

3. Cuộc xâm lăng của người Hồi giáo

Sự xâm nhập của người Hồi giáo đã đẩy mạnh sự điêu tàn của Phật giáo trên đất Ấn.
Khi người Hồi giáo đến, họ có hai mục đích đó là nắm quyền chính trị và truyền bá
Hồi giáo. Để đạt được mục đích thứ hai, họ đã phá hủy những đền chùa Phật giáo và
Ấn Độ giáo. Họ tiêu diệt các tăng sĩ và thầy tế của Bàlamôn mang đầu tư tưởng giai
cấp, tôn giáo cũng như cực lực chống lại tu sĩ Phật giáo bởi tư tưởng bình đẳng của
Đức Phật. Tư tưởng này gây cản trở đến việc truyền bá tư tưởng bình đẳng mà Hồi

5

Downloaded by NGUYEN BAY ()

lOMoARcPSD|38594337

giáo cũng có tương tự. Vì vậy, những người Hồi giáo cuồng tín đã san bằng các tu
viện và giết hại vô số tăng sĩ.

Cuộc khủng bố Phật giáo của người Hồi diễn ra thật tàn bạo, khốc liệt. Họ chỉ nhắm
vào tăng sĩ bởi đây mới là những người giúp đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Nhưng
giờ đây, các tăng sĩ đã là những người chết hoặc những kẻ trốn chạy, phải rời bỏ q

hương của mình để bảo tồn tính mạng, khơng cịn ai có thể ở lại đất nước để thắp
sang ngọn lửa Phật giáo. Chưa dừng lại ở đó, Hai ơng vua Mahmud Gazinavi và
Bakhtiaruddin Khilji đã tàn phá những thánh tích linh thiêng của Phật giáo từ thế kỷ
X-XII. Nói về sự xâm lăng của Hồi giáo, tiến sĩ Ambedkar nói: "Những người xâm
lăng Hồi giáo cướp phá những Đại Học kể ra một số ít là Nalanda, Vikramasila,
Jagaddala, Odantapuri. Họ nhổ tận nền những tu viện Phật giáo rãi khắp nơi trong
nước. Tăng sĩ hàng ngàn người chạy trốn qua nước Nepal, Tây Tạng, và những xứ
ngoài Ấn Độ. Một số rất lớn bị giết bởi những người lính Hồi giáo".

Sau sự tàn phá của người Hồi cuồng tín, người Bàlamơn cũng nhân cơ hội này để
diệt trừ mầm mống còn lại của Phật giáo. Theo ông Ratnabodhi, thư viện lớn nhất ở
Nalanda đã bị những khất sĩ Ấn Độ giáo đốt cháy đỏ rực thành phố ròng rã suốt một
tháng. Tất cả kinh điển, luận thư của bao nhiêu học giả lỗi lạc đã trở về với cát bụi.
Phật giáo bị thiệt hại nặng nề từ sau biến cố này. Đây là bước sau cùng đánh dấu chấm
hết cho Phật giáo tại q hương Ấn Độ. Về sau, Bàlamơn giáo đã có cơ hội phục hồi
nhưng Phật giáo thì khơng. Như vậy, Đức Phật - đấng giác ngộ đã có một thời kỳ
chìm vào qn lãng trong trí nhớ dân chúng ở quê hương Ngài.
4. Phật giáo bị đồng hóa

Tuy có cơ hội phục hưng nhưng Bàlamơn giáo ngày càng trở nên biến chất. Để đối
đầu với Phật giáo, họ đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về
kinh điển, về nghi thức tế lễ… Từ đó đạo Bàlamơn được gọi là đạo Hinđu hay còn
được gọi là Ấn Độ giáo.

Trong tiến trình cải cách, người Ấn Độ giáo tiếp nhận lý tưởng Bất Sát (Ahimsa)
và từ bỏ việc tế súc vật. Họ cũng bắt đầu tổ chức theo cách thức trong các tu viện Phật
giáo. Hơn nữa, Phật Thích ca được họ tuyên bố là hóa thân thứ 9 của thần Vinsu. Điều

6


Downloaded by NGUYEN BAY ()

lOMoARcPSD|38594337

này chứng tỏ đạo Hinđu có tiếp thu một số yếu tố của đạo Phật đồng thời đây cũng là
một thủ đoạn để đạo Hinđu thu hút các tín đồ đạo Phật cải giáo theo đạo Hinđu.
Như tiến sĩ Radhakrishnan nói: "Một tiến trình thâm nhập và sửa đổi từ từ đã phát
triển, như việc ủng hộ thuyết cho rằng Đại Thừa Giáo chỉ là một giai đoạn phân phái
trong trào lưu lớn những người thờ thần Visnu, Tiểu Thừa Giáo, với tính chất khổ
hạnh nhiều hơn, được coi như một phái của người thờ thần Siva. Khi tín ngưỡng Bà
La Mơn khắc sâu tình thương mọi lồi và sùng bái thần linh và tuyên bố rằng Đức
Phật là hóa thân của Visnu, hồi chuông báo tử của Phật Giáo ở Ấn Độ đã vang lên".
II. Nguyên nhân chủ quan

1. Sự xao lãng, suy thoái đạo đức của Tăng sĩ

Theo tường thuật của Pháp Hiển, Huyền Trang và Nghĩa Tịnh, những người đến Ấn
Độ vào các thế kỷ V, VI, và VII thì lúc bấy giờ các Tăng sĩ Ấn Độ đã bộc lộ sự suy
thoái đạo đức. Họ sống xa hoa và khơng biết tiết chế trong ăn uống. Họ có gia đình và
đem cả vợ con vào chùa ở mà không hề biết xấu hổ. Các chùa bắt đầu làm kinh tế
và chư Tăng trở thành thương gia hay nhà công nghiệp. Họ cũng chăn nuôi và nuôi tớ
trai, tớ gái. Họ sở hữu một lượng lớn tài sản cũng như bất động sản. Có thể nói, họ
hồn tồn lơ là với lời Phật dạy, không học cũng không tu.

Thời vua Asoka, vì vua quá ủng hộ Phật giáo nên chư Tăng được hưởng nhiều
quyền lợi. Điều này đã thu hút những thành phần bất hảo của xã hội. Họ vào chùa để
khỏi phải đi lính hay lao động mà cịn được nhiều lợi ích. Như một điều hiển nhiên, họ
sẽ không thể nào tu hành một cách tử tế, chun tâm. Chính vì vậy mà vua Asoka đã
làm một cuộc thanh lọc đuổi 60 ngàn Tăng sĩ giả ra khỏi Tăng đoàn.


Vào thời cực thịnh của Phật giáo, các tu viện trở nên sung túc, các vị khất ngày
trước nay đã khơng cịn đi "xin ăn" nữa. Thay vì truyền bá giáo pháp thì họ lại tập
trung nghiên cứu từ chương. Họ đã bỏ quên nhiệm vụ phụng sự chúng sinh mà Phật
dạy. Điều này khiến các tăng sĩ đánh mất sự giao hảo gần gũi với quần chúng đồng
thời cũng tạo khoảng cách ngày càng lớn giữa cộng đồng tu sĩ và Phật tử tại gia.

7

Downloaded by NGUYEN BAY ()

lOMoARcPSD|38594337

2. Thiếu tổ chức

Phật giáo từ xưa đến nay khơng có tổ chức chặt chẽ đối với Tăng đoàn và nhất là đối
với cộng đồng Phật tử tại gia. Phật giáo không có chương trình nào để ràng buộc tín
đồ gắn bó lâu dài từ thế hệ này sang thế hệ khác mà dựa theo sự tự nguyện của mỗi
người. Chính Đức Phật không bao giờ kêu gọi người khác quy y cửa Phật nếu người
đó khơng mong muốn. Tuy nhiên, khi Đức Phật còn tại thế, người ta đến với đạo Phật
thông qua nhân cách tuyệt vời của Ngài. Và khi khơng cịn Đức Phật nữa, nếu các chư
Tăng khơng thể thu hút người theo đạo thì Phật giáo sẽ ngày càng bị mai một.

Bên cạnh đó, những tín đồ Phật giáo cịn khơng có tổ chức cư sĩ để giảng dạy,
truyền bá và bảo vệ tôn giáo của họ. Do đó, họ chỉ đứng nhìn mà khơng giúp được gì
khi các tu viện bị cướp phá, xúc phạm và các tăng sĩ bị trục xuất hay giết hại.
3. Sự thiếu vắng những tập quán và nghi thức

Trong cuộc sống loài người, các nghi thức liên quan đến đời sống văn hóa, tập tục
xã hội như hôn nhân, tang tế,… là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Đức Phật
chống lại chủ nghĩa nghi thức, cũng như độc quyền của những người Bàlamôn là giai

cấp thầy tế. Ngài không cho phép các tăng sĩ hành động như những thầy tế trong
những buổi lễ mang tính chất xã hội. Và cũng khơng có những ngày lễ đặc biệt về sinh
nhật, cưới hỏi,… được đề ra. Như vậy, Phật giáo đã tự làm suy giảm ảnh hưởng của
nó đối với xã hội.
4. Tín đồ mê tín dị đoan

Một trong những nguyên nhân lót đường cho sự tàn lụi của Phật giáo là việc những
tín đồ Đại Thừa vì để truyền bá tín ngưỡng của mình đã thần thánh hóa Đức Phật. Họ
cịn đưa một số thần và nữ thần Ấn Độ giáo vào làm các vị thần Phật giáo dưới dạng
những Bồ Tát để nhân cách hóa năng lực của Phật. Việc này khiến cho hai tơn giáo
khơng cịn sự khác biệt. Và khi Ấn Độ giáo đưa Đức Phật vào danh sách các thần của
họ để chứng minh rằng Phật Giáo là một phái của họ thì Phật giáo đã đánh mất tính
riêng biệt.

8

Downloaded by NGUYEN BAY ()

lOMoARcPSD|38594337

KẾT LUẬN
Việc Phật giáo suy tàn ngay trên đất mẹ của nó là một điều vô cùng bi thương trong
bức tranh tôn giáo thế giới. Sự xung đột sâu sắc cũng như sự thù ghét của đạo
Bàlamôn là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến đạo Phật biến mất. Ngoài ra,
cho dù ở thời đại nào, sự ủng hộ của các nhà cầm quyền đối với tôn giáo cũng rất quan
trọng. Bởi chỉ khi có được sự ủng hộ thì tơn giáo ấy mới có thể được truyền bá một
cách rộng rãi. Nhưng Phật giáo lại khơng có được điều này. Thêm vào đó, đạo Phật
cịn phải chịu sự khủng bố tàn bạo của Hồi giáo, bị đồng hóa đến mức không thể phục
hưng trở lại. Chúng ta không thể không thừa nhận rằng những tín đồ Phật giáo cũng
có trách nhiệm trong việc tôn giáo của họ bị sụp đổ. Với Phật giáo ở Ấn Độ, ngay

những yếu tố bên trong như sự suy thoái đạo đức của Tăng sĩ, thiếu tổ chức cũng như
thiếu vắng những nghi thức cho các tập tục xã hội hay các tín đồ mê tín dị đoan cũng
góp phần khiến đạo Phật khơng thể phát dương quang đại. Có thể nói, Phật giáo thịnh
hay suy yếu và cuối cùng suy vong là do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ
quan. Nếu như nguyên nhân chủ quan chỉ có thể làm cho Phật giáo suy yếu thì ngun
nhân khách quan có thể làm cho Phật giáo suy vong.

9

Downloaded by NGUYEN BAY ()

lOMoARcPSD|38594337

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo, Giáo trình
Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội 1998
2. />post1389811.html
3. />4. />do
5. />6. />post21726.html

10

Downloaded by NGUYEN BAY ()


×