Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Bài tập lớn môi trường kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.5 KB, 45 trang )

INTERNATIONAL
BUSINESS

ENVIRONMENT

Công ty NIKE trên thị trường Sportswear tại
Indonesia

Nhóm: 05 Blue – IBE03
Giảng viên hướng dẫn: Trần Ngọc Mai

Table of Contents

Giới thiệu ................................................................1
Phân tích .................................................................3
Mơi trường ngành bên ngồi (Mơ hình “Năm lực
lượng cạnh tranh”) ................................................3
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh............................3
Áp lực từ đối thủ mới gia nhập ngành.............4
Áp lực từ sản phẩm thay thế............................5
Áp lực từ khách hàng.......................................5
Áp lực từ nhà cung cấp....................................6
Mơi trường bên ngồi (Mơ hình PESTLE C)......8
Mơi trường chính trị ........................................8
Mơi trường kinh tế quốc tế.............................10
Mơi trường văn hóa xã hội.............................14
Mơi trường cơng nghệ...................................21
Môi trường pháp lý........................................25
Môi trường sinh thái......................................27
Môi trường cạnh tranh...................................29


Đánh giá bằng biểu đồ đèn giao thông......32

Môi trường doanh nghiệp bên trong (Mơ hình
SWOT/TOWS) .....................................................38
Điểm mạnh, điểm yếu....................................38
Đề xuất giải pháp...........................................39
Tổng kết ................................................................41
Tài liệu tham khảo ...............................................42

NIKE

International business environment

1. GIỚI THIỆU

Trong thế hệ chúng ta đặc biệt là tín đồ của đồ thể thao, chắc hẳn khơng cịn xa lạ gì
với thương hiệu mang tên Nike - một tập đồn đa quốc gia của Hoa Kỳ có trụ sở chính gần
Beaverton, Oregon, trong vùng đơ thị Portland. Thương hiệu này phát triển đa dạng trong
nhiều lĩnh vực như: trang thiết bị thể thao, quần áo và giày dép phục vụ các môn thể thao,
dịch vụ tương tác liên quan đến thể thao, là nhà cung cấp giày và quần áo thể thao lớn nhất
thế giới, đồng thời là nhà sản xuất thiết bị thể thao lớn, với doanh thu vượt 46 tỷ đơ la Mỹ
trong năm tài chính 2022. Công ty này được Bill Bowerman và Phil Knight thành lập vào
ngày 25 tháng 1 năm 1964 với tên gọi "Blue Ribbon Sports", và chính thức trở thành Nike,
Inc. vào ngày 30 tháng 5 năm 1971. Điều đặc biệt ở Nike và biểu tượng của mình chính là
nữ thần chiến thắng có cánh trong thần thoại Hy Lạp. Theo như tìm hiểu, Nike tuyên bố sứ
mệnh của mình là mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho mọi vận động viên trên thế giới
này.

1


NIKE

International business environment

Theo phương châm của cơng ty
“Nếu bạn có một cơ thể, bạn là một vận
động viên”, tuyên bố này tập trung vào
tầm ảnh hưởng và đóng góp của Nike đối
với ngành công nghiệp thể thao. Công ty
đang thực hiện sứ mệnh chuyển đổi khả
năng thể thao và nâng cao sự tự tin của họ
để xây dựng phiên bản tốt nhất của chính
họ. Để đáp ứng được điều này, cơng ty
ln đi đầu trong việc đưa ra những cải
tiến, công nghệ và ý tưởng mới để thúc
đẩy mọi người và giúp đỡ bằng cách cung
cấp quần áo và thiết bị hiệu quả nhưng
thoải mái. Ngoài ra đề cập về mục tiêu của
Nike, trong cuốn hồi ký “Gã nghiện giày”
của Phil Knight, nhà sáng lập Nike, có đoạn: “Bạn chưa thực sự là một cơng ty giày chính
thống cho đến khi có một vận động viên Olympic mang giày của bạn giành vị trí cao nhất
trên bục huy chương. Nike đang làm nên con người tôi. Nếu tôi thấy một vận động viên
chọn đi giày khác Nike thì đó khơng chỉ là sự từ chối thương hiệu. Mà là sự từ chối dành
cho chính tơi”, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được mục tiêu của Nike là sự chiến thắng,
vượt lên trên tất cả thương hiệu hiện có.

Đối với một công ty lớn mạnh và có tiềm năng phát triển lớn như vậy thì chắc hẳn
họ cũng sẽ kĩ càng lựa chọn một môi trường kinh doanh tốt và thuận lợi cho quá trình sản
xuất và phát triển sản phẩm của họ. Vì thế chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu về mơi trường
kinh doanh ở Indonesia để có thể giúp cơng ty Nike quyết định xem có nên thâm nhập vào

thị trường của quốc gia này hay không.

2

NIKE

International Business Environment

2. PHÂN TÍCH

2.1. Mơi trường ngành bên ngồi – Mơ hình “Năm lực lượng cạnh tranh”
2.1.1. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành

Đối thủ cạnh tranh có thể hiểu là các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm và
dịch vụ tương đồng hướng đến cùng một nhóm đối tượng khách hàng và là đối thủ cạnh
tranh trực tiếp trong cùng một ngành. mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Sportswear tại Indonesia sẽ tăng hoặc giảm phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Cơ cấu cạnh tranh trong ngành
Ngành Sportswear tại Indonesia có nhiều nhà cung ứng từ các hãng địa phương
đến các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Hơn nữa, sự chênh lệch thị phần giữa các hãng
không quá lớn nên mức độ cạnh tranh trong ngành tương đối cao.
Trong các thương hiệu Sportswear tồn cầu tại Indonesia, có thể kể đến Adidas
và Puma là 2 đối thủ cạnh tranh mạnh của Nike trong cuộc chiến giành thị phần. Đây
cũng là một trong những thách thức đối với công ty Nike.
Tốc độ tăng trưởng thị trường
Tốc độ tăng trưởng thị trường Sportswear tại Indonesia tương đối cao. Sau khi thế
giới trở lại cuộc sống bình thường sau đại dịch Covid-19, người dân Indonesia cũng
quay trở lại với nhu cầu chơi thể thao của mình, đặc biệt là đi bộ, chạy bộ, đánh cầu
lông, ... Hơn nữa, xu hướng thời trang Athleisure cũng dần thịnh hành tại quốc gia này

nên nhu cầu mua sắm đồ Sportswear cũng tăng cao, tốc độ tăng trưởng thị trường tương
đối lớn, là thị trường tiềm năng cho công ty Nike.
Mức độ khác biệt hóa sản phẩm

3

NIKE

International Business Environment

Các sản phẩm của Nike mang “đặc trưng” riêng là sự trẻ trung, năng động đã giúp
Nike xây dựng lòng trung thành thương hiệu của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Tuy
nhiên, các đối thủ cạnh tranh trong ngành của Nike hiện cũng đang làm việc liên tục để
đổi mới, chun mơn hóa và xây dựng các chiến lược cạnh tranh nhằm mục đích thu hút
nhiều khách hàng nữa. Nhiều sản phẩm thể thao và thời trang… đang được cung cấp bởi
Nike cũng đang được cung cấp bởi các đối thủ cạnh tranh khác. Nói tóm lại, mức độ
khác biệt hóa sản phẩm Sportswear tương đối thấp tạo nên mức độ cạnh tranh trong
ngành khá cao.

2.1.2. Áp lực từ đối thủ mới gia nhập ngành

Trong môi trường vi mô, Nike đang đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ
mới gia nhập ngành sản phẩm thể thao và giày dép tại Indonesia. Các đối thủ mới này
đang cạnh tranh với Nike trong nhiều khía cạnh, bao gồm:

Giá cả: Các đối thủ mới có thể đưa ra giá cả cạnh tranh hơn để thu hút khách
hàng. Điều này có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của Nike và làm giảm lợi nhuận
của công ty.

Chất lượng sản phẩm: Các đối thủ mới cũng đang nỗ lực để nâng cao chất lượng

sản phẩm và thiết kế để thu hút khách hàng. Nếu Nike không đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng về chất lượng sản phẩm, họ có thể chuyển sang sử dụng sản phẩm của các
đối thủ mới.

Chiến lược marketing: Các đối thủ mới có thể đưa ra các chiến lược marketing
mới để giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng và tạo ra sự chú ý của khách hàng.
Điều này địi hỏi Nike phải tìm ra các phương thức quảng cáo và marketing mới để thu
hút khách hàng và giữ chân khách hàng hiện tại của mình.

Hệ thống phân phối: Các đối thủ mới có thể tăng cường hệ thống phân phối của
mình để đưa sản phẩm của mình đến được tận tay người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi

4

NIKE

International Business Environment

Nike phải cải tiến và mở rộng hệ thống phân phối của mình để giữ chân khách hàng hiện
tại và thu hút khách hàng mới.

Tóm lại, Nike đang đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ mới trong môi
trường vi mơ. Để đối phó với áp lực này, Nike phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh
hiệu quả, bao gồm cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng cường chiến lược marketing, và
mở rộng hệ thống phân phối của mình.

2.1.3. Áp lực từ sản phẩm thay thế
Trong lĩnh vực thể thao hầu như khơng có các sản phẩm thay thế nào vì các loại
dụng cụ, giày, trang phục đều là loại chuyên dụng, chuyên dùng trong thể thao. Hoặc
nếu có cũng khơng thể thay thế 1 cách hồn hảo và khơng được ưa chuộng. Như vậy,

mối đe dọa đến từ sản phẩm thay thế đối với ngành Sportswear là ở mức thấp. Đây là cơ
hội phát triển tốt đối với Nike.
2.1.4. Áp lực từ khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng trong môi trường vi mô của Nike, và áp lực từ
khách hàng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Dưới đây là một
số áp lực từ khách hàng mà Nike đang phải đối mặt:
Yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn: Khách hàng ngày càng yêu cầu chất lượng
sản phẩm cao hơn với giá cả hợp lý. Nike phải đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
Sự thay đổi trong thị hiếu của khách hàng: Thị hiếu của khách hàng có thể thay
đổi theo thời gian, và Nike phải thích nghi để đáp ứng những thị hiếu này. Ví dụ, một số
khách hàng hiện nay có xu hướng tìm kiếm sản phẩm thể thao bền vững và đóng góp
cho mơi trường. Nike phải đáp ứng được nhu cầu này bằng cách cải thiện quy trình sản
xuất và sử dụng các vật liệu tái chế.

5

NIKE

International Business Environment

Sự cạnh tranh từ các đối thủ mới: Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn trong
việc mua sản phẩm thể thao và giày dép. Các đối thủ mới như Under Armour, New
Balance, Fila và Li-Ning đã gia nhập thị trường Indonesia và đang cạnh tranh với Nike
trong việc cung cấp các sản phẩm tương tự. Nike phải tìm cách để giữ chân khách hàng
hiện có và thu hút khách hàng mới.

Thái độ của khách hàng về cơng ty: Khách hàng có thể đánh giá Nike dựa trên các
yếu tố như hành động đóng góp xã hội và mơi trường của cơng ty, chất lượng sản phẩm,
giá cả và trải nghiệm khách hàng. Nike phải đảm bảo rằng công ty được đánh giá tích

cực bởi khách hàng để giữ chân khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới.

Tóm lại, áp lực từ khách hàng địi hỏi Nike phải đảm bảo chất lượng sản phẩm,
thích nghi với thị hiếu của khách hàng, cạnh tranh với các đối thủ mới và giữ được lòng
tin của khách hàng.

2.1.5. Áp lực từ nhà cung cấp
Trong ngành sản xuất giày dép và sản phẩm thể thao, Nike phải đối mặt với áp

lực từ nhà cung cấp, bao gồm:
Giá cả nguyên liệu: Nike phải đối mặt với áp lực giá cả nguyên liệu từ nhà cung

cấp. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của Nike và cạnh tranh với các
đối thủ khác. Việc tìm kiếm những nguồn cung cấp nguyên liệu giá rẻ và ổn định là một
thách thức đối với Nike.

Chất lượng nguyên liệu: Nike phải đảm bảo chất lượng nguyên liệu từ nhà cung
cấp để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao. Nếu chất lượng nguyên liệu không đạt yêu
cầu, sản phẩm của Nike có thể bị ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn.

Thời gian cung ứng: Nike phải đối mặt với áp lực về thời gian cung ứng từ nhà
cung cấp. Việc không đủ hàng hoặc chậm cung cấp có thể ảnh hưởng đến quy trình sản

6

NIKE

International Business Environment

xuất và thời gian giao hàng của Nike, dẫn đến mất khách hàng và thiệt hại về doanh số

bán hàng.

Sự phụ thuộc vào một số nhà cung cấp: Nike có thể đối mặt với áp lực khi phụ
thuộc vào một số nhà cung cấp quan trọng. Nếu nhà cung cấp này gặp vấn đề về sản
xuất hoặc chất lượng, Nike có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất và
cung cấp cho khách hàng.

Để giảm thiểu áp lực từ nhà cung cấp, Nike cần phải tìm kiếm những nhà cung
cấp đáng tin cậy, đảm bảo chất lượng nguyên liệu và thời gian cung ứng. Nike cũng có
thể đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tìm ra những nguyên liệu mới và có tính cạnh
tranh cao hơn, giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào một số nhà cung cấp quan trọng.

7

NIKE

International Business Environment

2.2. Mơi trường vĩ mơ bên ngồi - Mơ hình PESTLE C

2.2.1. Mơi trường chính trị

* Hệ thống chính trị, thể chế chính trị của Indonesia và những tác động của nó
tới hoạt động của công ty Nike khi tham gia vào thị trường Sportswear ở Indonesia

Chính trị Indonesia vận hành theo cấu trúc của một nước cộng hòa dân chủ đại
nghị tổng thống chế, theo đó Tổng thống Indonesia là nguyên thủ quốc gia và đồng thời
là người đứng đầu chính phủ, cũng như của một hệ thống đa đảng. Quyền hành pháp
được thực thi bởi chính phủ.


Indonesia là một trong những nền kinh tế quan trọng nhất đối với giày dép của
nhãn hiệu này và chỉ đứng thứ ba sau Trung Quốc và Việt Nam. Indonesia được cho là
có khoảng 28 nhà máy sản xuất được sử dụng riêng cho giày Nike. Gần đây, công ty đã
mở một nhà máy mới tại Majalengka, Tây Java với công suất sản xuất hàng năm hơn 15
triệu đôi.

Với một thị trường lớn và chi phí sản xuất thấp, nên tiếp tục mở rộng kinh doanh
sản xuất Nike ở Indonesia.

* Những hợp tác quốc tế, hợp tác thương mại của Mỹ và Indonesia và những
thuận lợi, thách thức tạo ra cho công ty Nike và thị trường Sportwear

Ngoại trưởng Mỹ - Antony Blinken ngày 14/12 đã có cuộc hội đàm với người
đồng cấp Indonesia - Retno Marsudi, hai bên đã ký một biên bản ghi nhớ về việc gia hạn
hợp tác hàng hải có hiệu lực đến năm 2026.

Ngoài ra, Indonesia và Mỹ cũng cam kết tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại
và đầu tư. Kim ngạch thương mại giữa hai nước trong giai đoạn từ tháng 1-10/2021 đạt
29,6 tỷ USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị đầu tư của Mỹ vào Indonesia
năm 2020 đạt 749,7 triệu USD và từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2021 đã đạt 1,3 tỷ USD.
Indonesia cũng đánh giá cao cam kết của Hoa Kỳ đối với các dự án phát triển bền vững

8

NIKE

International Business Environment

ở nước này, cụ thể là phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, số hóa, tiếp cận
nguồn vốn, bình đẳng giới và tiếp cận nguồn vốn cho phụ nữ, doanh nghiệp siêu nhỏ,

nhỏ và vừa (SMEs).

Công ty Nike đang tìm kiếm thị trường mới để sản xuất và kinh doanh do đứt gãy
chuỗi cung ứng ở Trung Quốc do chiến tranh thương mại và Covid 19. Hiện nay tại
Indonesia đã có khoảng 28 nhà máy sản xuất của Nike. Năm 2022, công ty đã mở một
nhà máy mới tại Majalengka, Tây Java với công suất sản xuất hàng năm hơn 15 triệu
đôi. Theo ông Panjaitan, đã có khoảng 20 cơng ty Mỹ định rời khỏi Trung Quốc thể hiện
sự quan tâm tới các đề nghị của Indonesia. Họ được hứa sẽ có chỗ trong các khu cơng
nghiệp quan trọng của xứ vạn đảo như khu công nghiệp ưu đãi thuế Kendal ở tỉnh Trung
Java hay khu công nghiệp Brebes, một trong 89 dự án ưu tiên quốc gia của chính quyền
Joko Widodo. Chính phủ Indonesia đã đưa ra khá nhiều ưu đãi thể hiện mong muốn hợp
tác cùng phát triển với các doanh nghiệp Mỹ nên đây là thị trường tiềm năng cho công
ty Nike tiếp tục mở rộng thị trường sản xuất và kinh doanh sản phẩm của mình.

Vậy các hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước tác động ở mức độ cao tới
hoạt động của ngành sportwear và của công ty Nike. Đây là yếu tố quan trọng cần cân
nhắc để ra quyết định có tiếp tục phát triển ở thị trường này hay không.

* Rủi ro chính trị ở Indonesia và tác động tới công ty Nike
Vị trí của Indonesia trên bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của
Tổ chức Minh bạch quốc tế từ vị trí 122 vào năm 2003 đã tăng lên vị trí 89 vào năm
2018 và 85 vào năm 2019 trong số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, sự thiếu ổn định trong các liên minh chính trị cũng như các biện pháp
mạnh tay trong việc trấn áp tình trạng tham nhũng, cịn có những yếu tố rủi ro đáng kể
do biến động trong ngành ngân hàng. Mặc dù dự báo tăng trưởng của Indonesia khá tích
cực trong năm nay, nhưng môi trường đầu tư của nước này vẫn khá ảm đạm với ngành
công nghiệp sản xuất và du lịch sụt giảm.

9


NIKE

International Business Environment

Ngày nay, căng thẳng sắc tộc thậm chí cịn xuất hiện ở nhiều thành phố thơng
qua những biểu hiện bất mãn của các nhóm người gốc Hoa hoặc những người không
theo đạo Hồi. Các biện pháp thường thấy để các nhóm đấu tranh loại bỏ nhau là sử dụng
sức mạnh của tôn giáo, sắc tộc.

Indonesia là một trong những thị trường đầy rủi ro ở Đông Nam Á chủ yếu do sự
bất đồng trong nước. Những yếu tố chính trị nếu khơng được khắc phục sẽ tiếp tục làm
ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Indonesia. Mặc dù triển vọng nền kinh tế khá ổn định
song cảnh quan chính trị của đất nước lại tạo ra một bức tranh ảm đạm.

Tuy cịn nhiều bất ổn trong chính trị nhưng Indonesia vẫn là một môi trường đáng
đầu tư khi Nike tăng tốc tại Indonesia sau khi tạm dừng hoạt động sản xuất tại Việt Nam
do chuỗi cung ứng bị phá vỡ. Hiện cơng ty dự kiến tăng trưởng ở mức trung bình một
con số, so với trước đây là tăng trưởng hai con số ở mức thấp do các vấn đề về chuỗi
cung ứng

2.2.2. Môi trường kinh tế quốc tế

* Hoạt động kinh tế của Indonesia và tác động tới công ty Nike
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia vào năm 2021 là 1,186.09 tỷ USD
theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Theo đó chỉ số GDP Indonesia tăng 127.40
tỷ USD so với con số 1,058.69 tỷ USD trong năm 2020. Ước tính GDP Indonesia năm
2022 là 1,328.83 tỷ USD. GNP của Indonesia vào năm 2021 là 1,154.47 tỷ USD theo số
liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Theo đó chỉ số GNP Indonesia tăng 124.05 tỷ USD
so với con số 1,030.41 tỷ USD trong năm 2020.
Tăng trưởng kinh tế đạt 5,44% trong quý 2/2022 và dự báo sẽ đạt 6% trong quý

3/2022. Theo ơng Jokowi, “các nước G20 có tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 5%, trong
đó Indonesia thuộc nhóm cao nhất trong G20”. Hiện tại, Indonesia đang trong giai đoạn
tăng trưởng kinh tế, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình khoảng 5% mỗi năm. Theo

10

NIKE

International Business Environment

dõi kinh tế của Indonesia, nó đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong quá khứ, từ đó
tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh tại đây.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế của Indonesia cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác
như tình hình chính trị, thị trường tồn cầu và giá cả hàng hóa. Một số tác động của chu
kỳ kinh tế này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty Nike tại Indonesia như sau:

Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng có xu hướng tăng chi tiêu và
đầu tư vào các sản phẩm thể thao và giải trí. Điều này có thể là một lợi thế cho Nike, do
nhu cầu tăng cao có thể dẫn đến tăng doanh số bán hàng.

Tuy nhiên, nếu kinh tế bị suy thoái hoặc ảnh hưởng bởi tác động của các yếu tố
bên ngoài như đại dịch COVID-19, người tiêu dùng có thể cắt giảm chi tiêu vào các sản
phẩm không thiết yếu như giày dép và quần áo thể thao. Điều này có thể dẫn đến giảm
doanh số bán hàng của Nike tại Indonesia và trên toàn thế giới.

Các tác động này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, do đó Nike cần có chiến
lược linh hoạt để thích ứng với những biến động của thị trường và đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.


* Các mục tiêu kinh tế của Indonesia và tác động đến công ty Nike
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Cựu Bộ trưởng Tài chính Indonesia Bambang Brodjonegoro ngày 9/3 cho biết, để
hiện thực hóa giấc mơ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, Indonesia phải đạt được
GDP 7.300 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người hơn 25.000 USD/năm theo tiêu
chuẩn của Ngân hàng Thế giới.
Ông Bambang Brodjonegoro cho rằng Indonesia cần phải có sự điều chỉnh lớn để
có thể tăng tốc lên tăng trưởng 6%/năm từ con số 5,44% năm 2022, nếu không sẽ rơi
vào bẫy thu nhập trung bình. Indonesia cũng chưa có bước đột phá thực sự nào trong
ngành sản xuất là một trong nhiều nguyên nhân nổi bật cản trở tham vọng này của Tổng

11

NIKE

International Business Environment

thống Indonesia Jokowi. Chưa kể nước này đã từng chịu mức tăng trưởng kinh tế âm
2,07% vào năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế.

Do đó, ông Bambang cho rằng, chính phủ cần theo đuổi việc chuyển đổi sản xuất
trở thành lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, đất nước cũng cần cải thiện kỹ năng của lực
lượng lao động và chú trọng nghiên cứu chuyên sâu, đồng thời thu hút thêm đầu tư để
gia tăng giá trị tạo điều kiện thuan lợi cho việc hoạt động và phát triển của công ty Nike
trên đất nước Indonesia.

Mục tiêu kiềm chế lạm phát
Các doanh nghiệp hoạt động ở các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao thấy khả năng
cạnh tranh quốc tế của họ giảm, do chi phí hàng hóa, nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến
chi phí sản xuất cao hơn, lợi nhuận giảm.

Vào tháng 9/2022, Lạm phát của Indonesia leo lên mức cao nhất 7 năm. Ngay sau
đó, Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) cũng tăng lãi suất trong nỗ lực kiểm soát lạm
phát. Việc tăng lãi suất này là "một biện pháp tiên phong, phủ đầu và hướng tới tương
lai" để giảm lạm phát và đảm bảo rằng lạm phát cơ bản của Indonesia sẽ trở lại phạm vi
mục tiêu của ngân hàng trung ương trong nửa cuối năm 2023.
Như vậy có thể thấy, những nỗ lực trong việc kiềm chế lạm phát của chính phủ
cũng như Ngân hàng trung ương Indonesia sẽ tạo ra tác động tích cực đến tình hình kinh
doanh của cơng ty Nike cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khác tại Indonesia.
Mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp ở Indonesia đã giảm xuống 5,86% trong quý 3 năm 2022 so với
6,49% cùng quý năm 2021 trong bối cảnh tình hình COVID-19 đang được cải thiện.

12

NIKE

International Business Environment

Tỷ lệ thất nghiệp của Indonesia từ 2020-2022
Tỷ lệ thất nghiệp của Indonesia tính từ năm 1982-2022 có tỷ lệ thấp nhất là 2%

và cao nhất là 11,24% và với diễn biến gần đây, có thể nói tỷ lệ thất nghiệp của Indonesia
đang dần ổn định, tạo cơ hội cho công ty Nike thu hút nhiều nguồn lao động sẵn sàng đi
làm, thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty.

* Chính sách kinh tế của Indonesia
Mỹ và Indonesia cùng là thành viên của WTO và G20 nên hai bên sẽ hợp tác dựa
trên những nguyên tắc chung của WTO như có đi có lại, tự do thương mại, nguyên tắc
minh bạch, các thành viên không được tăng thuế vượt quá mức hiện hành mà không
thông qua đàm phán. Điều này mang lại những ưu đãi cho các doanh nghiệp Mỹ muốn

đầu tư, mở rộng thị trường vào Indonesia nói chung và ở ngành sportswear nói riêng vì
các rào cản thương mại như thuế quan, đơn vị và cách thức vận chuyển, ... sẽ được giảm
đáng kể. Theo Người đứng đầu Chính quyền thủ đô quốc gia (IKN) Nusantara của
Indonesia, ông Bambang Susantono, nhiều ưu đãi sẽ được dành cho các công ty đầu tư
vào thành phố thủ đô mới ở tỉnh Đông Kalimantan. Các công ty đầu tư xây dựng cơ sở
kinh tế - chẳng hạn như trung tâm mua sắm và cơ sở du lịch – sẽ được miễn thuế trong
20 năm.

13

NIKE

International Business Environment

* Chế độ tỷ giá, tỷ giá đồng Ruph và ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Nike

Tỷ giá đồng Ruiaph so với USD là 1Ruiaph = 0,000065 USD. Chế độ tỷ giá của
Indonesia là chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết với tỷ giá USD/IDR = 15,345. Điều này
giúp giảm thiểu rủi ro liên quan tới các biến động cực đoan về giá trị tiền tệ trong khi
vẫn cho phép một số mức động linh hoạt khi ứng phó với các cú sốc bên ngoài, giúp
Nike dự đoán xu hướng nội tệ trong tương lai, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt
khi thâm nhập thị trường.

2.2.3 Môi trường xã hội

Ngôn ngữ ở Indonesia
Indonesia có hơn 300 dân tộc và người dân ở mỗi vùng lại nói một thứ tiếng địa
phương khác nhau. Thực tế, hơn 700 ngôn ngữ được nói ở Indonesia. Ngơn ngữ chính
thức của Indonesia là tiếng Indonesia, phần lớn người dân thông thạo thứ tiếng này tỷ lệ

lên tới xấp xỉ 100%.
Tiếng Indonesia ít sử dụng các ký tự phức tạp mà thay vào đó là sử dụng bảng
chữ cái Latin - một điểm giống với tiếng Anh. So với các ngôn ngữ châu Âu thì ngữ
pháp tiếng Indonesia là đơn giản. Vì vậy, tiếng Indo được đánh giá là một trong những
ngôn ngữ dễ học nhất dành cho người lớn
Ngơn ngữ cử chỉ của người Indonesia có vài điểm đáng chú ý sau:
Cười là một truyền thống văn hóa và người Indonesia mỉm cười thường xuyên,
ngay cả trong một tình huống khơng thoải mái hoặc khó khăn họ vẫn cười thể hiện phép
lịch sự.
Giao tiếp bằng mắt là một cử chỉ cơ thể quan trọng trong giao tiếp và văn hóa
Indonesia. Tránh giao tiếp bằng mắt là một dấu hiệu của sự xấu hổ, điều này tương tư
như ở phương Tây.

14

NIKE

International Business Environment

Một trong những cử chỉ tay phổ biến nhất trong văn hóa Indonesia là bắt tay. Sau
khi bạn chào ai đó và bắt tay họ, hãy ấn nhanh lòng bàn tay phải của bạn vào trái tim
của bạn ngay sau đó.

Tỷ lệ biết tiếng anh ở Indonesia và tác động của nó đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Nike

Tiếng Anh ở Indonesia là một trong những ngôn ngữ được dùng nhiều, đặc biệt
là Dongtimor - tỉnh lớn của Indo và trong hoạt động du lịch. Tuy nhiên, đại đa số, người
dân tại Indo không giỏi ngoại ngữ. Với 1 bộ phận người Indonesia, biết tiếng Anh gắn
liền với “đẳng cấp” trong xã hội, và tiếng Indonesia chỉ là “hạng 2”. Vì vậy, có rất nhiều

thế hệ trẻ em thuộc gia đình thượng lưu được cho học và giao tiếp tiếng Anh từ nhỏ tại
các trường tư.

Indonesia là một thị trường khá thuận lợi cho Nike trong việc quảng bá, truyền
thông về thương hiệu của mình bằng tiếng Anh bởi vì tỷ lệ lớn người dân, nhất là giới
trẻ ở đây đều có một kiến thức nhất định về tiếng Anh. Những bao bì sản phẩm hay các
bài đăng quảng cáo, ta có thể sử dụng song ngữ, sử dụng tiếng Indonesia là chủ yếu để
thể hiện sự tôn trọng nền văn hóa của đất nước Indo và kèm theo một bản viết bằng tiếng
Anh dành cho các bạn trẻ tại đất nước này.

Ngôn ngữ là một trong những rào cản lớn, khắc phục được nhược điểm này sẽ dễ
thâm nhập vào thị trường hơn

Trong giao tiếp, ngôn ngữ là vấn đề đề cập đến hàng đầu. Tại quốc gia sử dụng
ngôn ngữ riêng như Indonesia, thì giao tiếp được coi là một trong những rào cản trong
hoạt động thương mại.

Sự bất đồng về ngôn ngữ khiến cho việc thương thảo đàm phán hay hợp đồng
thương mại giữ thị trường Indonesia và Nike. Bởi lẽ Nike là 1 tập đồn đa quốc gia có
trụ sở chính tại Hoa Kì - đất nước giao tiếp chủ yếu bằng Tiếng Anh. Chính vì vậy nên
chắc hẳn mỗi lần thương thảo thì sẽ cần đến hỗ trợ của phiên dịch viên. Điều này gây ra

15

NIKE

International Business Environment

sự gắn kết, khó thể hiện được thiện chí, mong muốn giữa các bên, khơng chủ động, độc
lập trong đàm phán.


Rào cản khác biệt ngơn ngữ cũng có thể làm cho sức tiêu thụ của sản phẩm trên
thị trường Indonesia bị hạn chế, đặc biệt là trong giai đoạn thương mại điện tử phát triển
như hiện nay. Theo một nghiên cứu mới thực hiện tại Mỹ, 52% người tiêu dùng sẽ mua
một mặt hàng nào đó trên một trang Web sử dụng ngơn ngữ của họ, 64% cho biết họ sẽ
trả giá cao hơn cho một sản phẩm nào đó nếu họ có thể đọc được thơng tin về sản phẩm
đó. Hay nói khác hơn, niềm tin người tiêu dùng đối với sản phẩm cũng bị chi phối bởi
yếu tố ngôn ngữ.

* Văn hoá, tôn giáo ở Indonesia
Văn hố và tơn giáo có vai trò và ảnh hưởng rất lớn ở Indonesia

So sánh nền văn hóa của Indonesia và Mỹ
Khoảng cách quyền lực: Trong văn hóa Indonesia, con người chấp nhận một trật
tự thứ bậc chặt chẽ, và hoạt động theo những quy định dành cho từng cấp bậc, vị trí đó
mà khơng phản kháng, biện minh. Ngược lại, văn hóa Mỹ lại đặt tiền đề ở tính công
bằng và sự tự do trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

16

NIKE

International Business Environment

Chủ nghĩa cá nhân: Văn hóa Indonesia thiên về tính tập thể nhiều hơn trong khi
đó văn hóa Mỹ lại rất đề cao tính cá nhân. Trong văn hóa Indonesia, cá nhân gắn kết
chặt chẽ với tập thể, với tổ chức mà họ là thành viên. Ngược lại, văn hóa Mỹ nhấn mạnh
sâu sắc đến chủ nghĩa cá nhân, các cá nhân không ỷ lại vào người khác.

Tính nam: Quan niệm về cơng việc trong văn hóa Indonesia là “làm việc để sống”,

mâu thuẫn được giải quyết bằng sự thỏa hiệp và thương lượng. Trong khi đó, trong văn
hóa Mỹ, người ta "sống để làm việc" và luôn phấn đấu để được tăng lương, thăng chức
dựa trên năng lực thực tế của mình.

Mức độ e ngại rủi ro: Cả văn hóa Indonesia và văn hóa Mỹ đều thiên về hướng
chấp nhận rủi ro, nhưng trong văn hóa Indonesia, mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn.

Định hướng dài hạn: Văn hóa Indonesia nhấn mạnh thiên hướng dài hạn cịn văn
hóa Mỹ lại đặt trọng tâm ở thiên hướng ngắn hạn. Người Indonesia rất kiên nhẫn chờ
đợi thành quả đạt được, coi trọng quá khứ. Ngược trở lại, trong văn hóa Mỹ, chân lý chỉ
có thể là “đúng” hay “sai”, phán đốn sự việc chỉ có thể là “tốt” hay “xấu”.

* Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến thương hiệu Nike ở Indonesia
Quan điểm hội tụ phân kỳ: Ở Indonesia, người dân Indonesia có xu hướng tơn
trọng sự đa dạng và sự khác biệt. Trong khi đó, ở Mỹ, quan niệm tiêu chuẩn hóa và đồng
nhất hơn được coi là quan trọng. Nike cần phải đảm bảo rằng những chiến dịch
marketing của họ tại Indonesia không bị xem là vi phạm tơn trọng văn hóa và giá trị địa
phương.
Chiến lược Marketing: Khác với Mỹ, ở Indonesia, giới trẻ thường dành nhiều thời
gian để xem các nội dung giải trí trên điện thoại di động. Vì vậy, Nike cần phải tìm ra
cách để tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các kênh truyền thông mà họ thường
sử dụng (Tiktok, Instagram, ...). Ngoài ra, Nike cũng cần phải tạo ra các chiến dịch quảng
cáo tốt, mang tính biểu tượng, ý nghĩa để thu hút sự chú ý của người dân Indonesia.

17

NIKE

International Business Environment


Quản trị nguồn nhân lực: Việc thuê mướn, đào tạo nhân công của doanh nghiệp
cũng cần được điều chỉnh. Ví dụ, ở Indonesia, việc đào tạo và phát triển nhân viên được
coi là quan trọng và đó là cách để tăng cường lòng trung thành của nhân viên. Trong khi
đó, ở Mỹ, tiền lương và phúc lợi là yếu tố quan trọng nhất để giữ chân nhân viên. Nike
cần phải hiểu rõ văn hóa và giá trị của người lao động tại Indonesia và phát triển các
chương trình đào tạo và phát triển phù hợp để giữ chân nhân viên tài năng.

Sản phẩm: Cần phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ví dụ như ngơn ngữ
và biểu tượng được sử dụng trên bao bì sản phẩm của Nike ở Indonesia cần phải được
dịch và phù hợp với ngôn ngữ và biểu tượng địa phương, điều này có thể u cầu thêm
chi phí và thời gian để đáp ứng.

Cách quản lý trong công ty: Mặc dù Nike có thể áp dụng các quy trình và chuẩn
mực quản lý đã được sử dụng tại Mỹ, tuy nhiên, các quy trình này có thể khơng phù hợp
với văn hóa và thực tế kinh doanh của Indonesia. Nike cần phải nghiên cứu và hiểu rõ
các quy định pháp luật và thực tế kinh doanh tại Indonesia để có thể thiết kế được một
mơ hình quản lý phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Để thành công trong việc mở rộng kinh doanh tại Indonesia, Nike cần phải hiểu
rõ các yếu tố văn hóa địa phương và tạo ra chiến lược kinh doanh phù hợp để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Nike cũng cần phải điều chỉnh các quy trình và chuẩn
mực quản lý để phù hợp với thực tế kinh doanh và quy định pháp luật tại Indonesia.

* Trình độ giáo dục, tỷ lệ biết chữ và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh
của Nike.

Tỷ lệ biết chữ ở người dân là khá cao ở indonesia là 96%. Tuy nhiên, Đất nước
này có trình độ biết chữ thấp hơn nhiều so với các quốc gia Đông Nam Á khác. Các
nghiên cứu của tổ chức Hướng dẫn kinh doanh toàn cầu (GBG) đánh giá, Indonesia hiện
sở hữu gần 4.500 với hơn 25.500 chuyên ngành đào tạo, tuy nhiên các tổ chức giáo dục


18


×