ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------
LẦU A CHỚ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ BỆNH THỐI GỐC
CÂY BA KÍCH (MORINDA OFFICINALIS HOW.)
TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Ngành : Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN, NĂM 2023
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------
LẦU A CHỚ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ BỆNH THỐI GỐC
CÂY BA KÍCH (MORINDA OFFICINALIS HOW.)
TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Ngành : Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn 1: TS. Dương Thị Nguyên, Trường Đại học Nông
Lâm, Đại học Thái Nguyên
Người hướng dẫn 2: PGS.TS. Trịnh Xuân Hoạt, Viện Bảo vệ thực
vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Thái Nguyên, năm 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Tôi luôn luôn nỗ lực, cố gắng và trung thực trong suốt quá trình nghiên cứu
đề tài.
- Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình khoa học nào khác. Mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn, sử dụng
trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 11 năm 2023
Tác giả luận văn
Lầu A Chớ
i
LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Đại học
Thái Nguyên và Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh
thối gốc cây Ba kích (Morinda officinalis How.) trong giai đoạn vườn ươm tại
tỉnh Quảng Ninh”.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ
nhiệm Khoa Nông học, Phịng Đào tạo cùng các thầy giáo, cơ giáo đã giảng dạy
trong chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Khoa học cây trồng, những người đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Nhà
trường; Đó những cơ sở quan trọng giúp tơi hồn thành các nội dung của đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo TS. Dương Thị Nguyên và PGS.TS.
Trịnh Xuân Hoạt cùng các anh, chị ở Bộ mơn Chẩn đốn, Giám định dịch hại và
thiên địch, Viện Bảo vệ thực vật đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài và hồn thành luận văn. Nội dung luận văn của tơi là một phần của Đề
tài “Nghiên cứu giải pháp khoa học và công nghệ quản lý tổng hợp một số bệnh chính
có nguồn gốc trong đất hại cây Ba kích tại Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc” mã số
ĐTĐL.CN-45/22.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới gia đình, người thân, bạn bè của tơi đã ln
cổ vũ, động viên và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian thực tập và hồn thành
đề tài tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 11 năm 2023
Tác giả luận văn
Lầu A Chớ
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN........................................................................................ xi
THESIS ABSTRACT ............................................................................................. xiii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................................2
2.1. Mục tiêu đề tài.....................................................................................................2
2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn....................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. Tình hình nghiên cứu cây Ba kích trên thế giới...................................................3
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống cây Ba kích ..............................................3
1.1.2. Nghiên cứu về sâu, bệnh hại cây Ba kích .........................................................5
1.2. Tình hình nghiên cứu cây Ba kích trong nước...................................................10
1.2.1. Biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Ba kích....................................................10
1.2.2. Nghiên cứu về sâu, bệnh hại cây Ba kích .......................................................14
1.3. Nghiên cứu về hiệu quả phòng trừ bệnh hại của một số chế phẩm sinh học trên
các loại cây trồng cạn................................................................................................20
iii
1.4. Kết luận rút ra từ tổng quan ...............................................................................22
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................24
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................24
2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................24
2.4. Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu .................................................................25
2.4.1. Xác định nguyên nhân và đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh thối gốc
cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh ....................................25
2.4.2. Nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh
thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh ......................30
2.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................36
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................37
3.1. Xác định nguyên nhân và đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh thối gốc cây
Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh ..........................................37
3.1.1. Điều tra, thu thập mẫu bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm
tại Quảng Ninh ..........................................................................................................37
3.1.2. Xác định nguyên nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm40
3.1.3. Xác định đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích trong
giai đoạn vườn ươm ..................................................................................................50
3.2. Nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh
thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh ......................56
3.2.1. Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm xử lý bầu đất đến sinh trưởng và bệnh
thối gốc cây Ba kích ..................................................................................................56
iv
3.2.2. Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm xử lý hom đến sinh trưởng và bệnh thối
gốc cây Ba kích trong gian đoạn vườn ươm .............................................................64
3.2.3. Đánh giá hiệu lực của một số chế phẩm sinh học đối với bệnh thối gốc cây Ba
kích trong giai đoạn vườn ươm .................................................................................72
3.2.4. Đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với bệnh thối gốc cây Ba kích74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................80
1. Kết luận .................................................................................................................80
2. Kiến nghị...............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................81
PHỤ LỤC ..................................................................................................................88
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AMF : Arbuscular mycorrhiza fungi
CV : Coefficient of variance (Hệ số biến động)
CDA : Czapek Dox Agar
CLA : Low Carbon Agar
Cs : Cộng sự
cm : Centimet
DNA : Deoxyribonucleic acid
ĐHCT : Đại học Cần Thơ
EM : Effective Microorganismas
ha : Hécta
HTX : Hợp tác xã
LSD : Least significant difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)
mm : Mili-mét
mRNA : messenger Acid RiboNucleic
NN&PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
OCOP : One Commune One Product
P : Probabllity (Xác suất)
PCR : Polymerase - Chain – Reaction
PDA : Potato Dextrose Agar
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QN : Quảng Ninh
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TLB : Tỷ lệ bệnh
TXL : Trước xử lý
UBND : Ủy ban nhân dân
WA : Water Agar
YMA : Yeast Mannitol Agar
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả điều tra, thu mẫu bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn
ươm tại Quảng Ninh ................................................................................38
Bảng 3.2. Kết quả phân lập tác nhân gây bệnh từ các mẫu thu thập trong giai đoạn
vườn ươm và vườn sản xuất ....................................................................40
Bảng 3.3. Kết quả lây nhiễm nhân tạo các chủng nấm phân lập trên cây Ba kích
giống sạch bệnh trong điều kiện chậu vại................................................42
Bảng 3.4. Khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm F. oxysporum QN1
trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau .............................................51
Bảng 3.5. Khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm F. oxysporum QN1 ở
các mức pH khác nhau trên môi trường PDA .........................................54
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến tỷ lệ hom ra rễ của cây Ba
kích ..........................................................................................................57
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến số mầm/hom của cây Ba kích
thí nghiệm trong vườn ươm .....................................................................58
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến số cặp lá/mầm của cây Ba
kích thí nghiệm ........................................................................................60
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến bệnh thối gốc cây Ba kích thí
nghiệm .....................................................................................................63
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý hom đến tỷ lệ hom ra rễ của cây Ba kích
thí nghiệm ................................................................................................64
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý hom đến chiều dài mầm của cây Ba kích
thí nghiệm ................................................................................................67
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý hom đến số cặp lá/mầm của cây Ba kích
thí nghiệm trong vườn ươm .....................................................................68
vii
Bảng 3.13. Hiệu quả của chế phẩm xử lý hom giống đến bệnh thối gốc cây Ba kích
.................................................................................................................71
Bảng 3.14. Hiệu lực của một số chế phẩm sinh học đối với bệnh thối gốc hại cây Ba
kích trong điều kiện vườn ươm ...............................................................72
Bảng 3.15. Hiệu lực của một số loại hoạt chất hóa học đối với chủng nấm F.
oxysporum QN1 trong điều kiện in vitro.................................................76
Bảng 3.16. Hiệu lực của một số thuốc hố học đối với bệnh thối gốc cây Ba kích
trong giai đoạn vườn ươm .......................................................................77
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Cây Ba kích biểu hiện triệu chứng bệnh thối gốc trong giai đoạn vườn
ươm ..........................................................................................................37
Hình 3.2. Điều tra, thu thập mẫu cây Ba kích biểu hiện triệu chứng bệnh thối gốc
giai đoạn vườn sản xuất ...........................................................................39
Hình 3.3. Triệu chứng bệnh thối gốc cây Ba kích phân tích trong phịng thí nghiệm
.................................................................................................................39
Hình 3.4. Hình thái một số chủng nấm phân lập trên các mẫu bệnh ........................40
Hình 3.5. Lây nhiễm nhân tạo các chủng nấm gây bệnh thối gốc cây Ba kích ........41
Hình 3.6. Triệu chứng bệnh sau 61 ngày lây nhiễm .................................................43
Hình 3.7. Một số đặc điểm của chủng nấm QN1 gây bệnh thối gốc cây Ba kích tại
Quảng Ninh..............................................................................................44
Hình 3.8. Kết quả so sánh trình tự gen của các chủng nấm QN1, QN2, QN3 và QN4
với trình tự gen của chủng nấm Fusarium oxysporum f. sp. lycopersici
4287 (mã số Ngân hàng gen: XM_018377090), và tương đồng 98,95%
với chủng nấm F. oxysporum Fo47 (mã số Ngân hange gen:
XM_031181711). .....................................................................................48
Hình 3.9. Phân tích phả hệ 4 chủng nấm gây bệnh thối gốc cây Ba kích tại huyện Ba
Chẽ, Hoành Bồ và Tiên Yên dựa vào trình tự một phần vùng mRNA ..49
Hình 3.10. Khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm ở các mức nhiệt độ khác
nhau trên môi trường PDA ......................................................................52
Hình 3.11. Hình ảnh khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm F.
oxysporum QN1 trên môi trường PDA ở các mức nhiệt độ khác nhau sau
7 ngày ni cấy........................................................................................53
Hình 3.12. Hình ảnh khả năng sinh trưởng và phát triển chủng nấm F. oxysporum
QN1 trên môi trường PDA ở các mức pH khác nhau sau 7 ngày nuôi cấy
.................................................................................................................55
ix
Hình 3.13. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến chiều dài mầm của cây Ba
kích ..........................................................................................................59
Hình 3.14. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến đường kính mầm của cây Ba
kích ..........................................................................................................61
Hình 3.15. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến bệnh thối gốc cây Ba kích 63
Hình 3.16. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý hom đến số mầm/hom của cây Ba kích
.................................................................................................................65
Hình 3.17. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý hom đến đường kính mầm của cây Ba
kích ..........................................................................................................69
Hình 3.18. Hiệu lực của một số loại hoạt chất hóa học đối với nấm F. oxysporum
trong điều kiện in vitro sau 7 ngày nuôi cấy............................................75
x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Học viên: Lầu A Chớ
Tên luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh
trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích (Morinda officinalis How.) trong giai đoạn
vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh
Ngành khoa học của luận văn: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10
Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nơng Lâm, Đại học Thái Ngun
Mục đích nghiên cứu:
Xác định được nguyên nhân gây bệnh thối gốc; đánh giá được ảnh hưởng
của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích trong
giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh.
Nội dung và Phương pháp nghiên cứu
Nội dung chính của nghiên cứu:
Nội dung 1. Xác định nguyên nhân và đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh
thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh
Nội dung 2. Nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh
trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra thu thập mẫu bệnh: Việc điều tra được tiến hành theo
“Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng” của
Viện Bảo vệ thực vật (1997) và Quy chuẩn Quốc gia QCVN-01-
38:2010/BNNPTNT ngày 12/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về điều tra và
phát hiện dịch hại trên cây trồng.
- Nguyên nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm:
Được xác định dựa trên đặc điểm hình thái của nấm và trình tự DNA.
- Khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm F. oxysporum QN1
được đánh giá: (i) Trên 4 môi trường nhân tạo: WA (Water Agar), PDA (Potato
Dextrose Agar), CDA (Czapek Dox Agar) và YMA (Yeast Mannitol Agar); (ii) Ở
xi
các mức nhiệt độ khác nhau (20, 25, 28, 30 và 35 oC) và pH khác nhau (5,0; 5,5;
6,0; 6,5; 7,0; 7,5 và 8,0) trên môi trường PDA.
- Một số chế phẩm kỹ thuật bao gồm: (i) Chế phẩm xử lý giá thể bầu, (ii)
Chế phẩm xử lý hom, (iii) Chế phẩm sinh học và thuốc hóa học được đánh giá ảnh
hưởng của chúng đến sinh trưởng và hiệu quả đối với bệnh thối gốc cây Ba kích
trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh.
Kết quả chính và kết luận
1) Nguyên nhân và đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh thối gốc cây
Ba kích trong giai đoạn vườn ươm:
a) Bệnh thối gốc trên cây Ba kích tại Quảng Ninh do nấm Fusarium
oxysporum gây ra.
b) Nấm sinh trưởng và phát triển tốt trên môi trường PDA, nhiệt độ từ 28-
30oC, pH từ 6,0-7,5 ( trong đó tốt nhất là pH7,0).
2) Hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây
Ba kích trong giai đoạn vườn ươm:
a) Kỹ thuật sử dụng bầu ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm
sinh học Trichoderma spp. (Tricô ĐHCT) nồng độ 0,1% và kỹ thuật ngâm hom
trong dung chế phẩm giâm cành Rina R206, và trồng trong bầu có xử lý bằng chế
phẩm sinh học Trichoderma spp. (Tricơ ĐHCT) nồng độ 0,1% để có tỷ lệ hom ra
rễ, số mầm/hom, chiều dài mầm, số cặp lá/mầm, đường kính mầm và hiệu quả
phịng chống bệnh thối gốc cao nhất.
b) Biện pháp tưới bằng chế phẩm sinh học có chứa hoạt chất B. subtilis (BIO
BẠC 50WP) nồng độ (0,2%) hoặc bằng hoạt chất Chitosan (Stop 15WP) nồng độ
(0,0015%) hoặc bằng hoạt chất Trichoderma spp. (Tricô ĐHCT) nồng độ (0,05%)
trong giai đoạn vườn ươm để phòng chống bệnh thối gốc.
c) Sử dụng thuốc hóa học tưới bằng 1 trong 2 loại công thức chứa hoạt chất
prochloraz (Talent 50WP) (nồng độ 0,05%) và hoạt chất tebuconazole (Folicur
430SC) (nồng độ 0,03%) trong giai đoạn vườn ươm có hiệu lực trừ bệnh cao nhất.
xii
THESIS ABSTRACT
Master of student: LAU A CHO
Thesis title: Effects of technical measures on the growth and foot rot disease of
Indian mulberry (Morinda officinalis How.) during the nursery stage in Quang Ninh
Province.
Scientific field of the thesis: Crop science
Code: 8.62.01.10
Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry –
Thai Nguyen University
Research purposes:
Identify the cause of root rot; Evaluate the effects of some technical
preparations on the growth and foot rot disease of Ba Kich plants in the nursery
stage in Quang Ninh province.
Content and Research Methods
The main content of the study:
Content 1. Determining the causative pathogen and biological characteristics of
foot rot disease in Ba kinh plants during the nursery stage in Quang Ninh Province.
Content 2. Researching the effectiveness of various technical measures on the
growth and foot rot disease of Ba Kich plants during the nursery stage in Quang
Ninh Province.
Research Methods:
- Investigation method of collecting disease samples: The investigation is
conducted according to "Basic investigation method of agricultural pests and their
natural enemies" of the Plant Protection Institute (1997) and National Regulations
QCVN- 01-38:2010/BNNPTNT dated October 12, 2010 of the Ministry of
Agriculture and Rural Development on investigation and detection of pests on
crops.
xiii
- Cause of Ba Kich plant foot rot disease in the nursery stage: determined
based on the morphological characteristics of the fungus and DNA sequence.
- The growth and development ability of the fungal strain F. oxysporum QN1
was evaluated: (i) On 4 artificial environments: WA (Water Agar), PDA (Potato
Dextrose Agar), CDA (Czapek Dox Agar) and YMA (Yeast Mannitol Agar); (ii) At
different temperatures (20, 25, 28, 30 and 35 oC) and different pH (5.0; 5.5; 6.0;
6.5; 7.0; 7.5 and 8.0) on PDA environment.
- Some technical preparations include (i) Preparations for treating potting
media, (ii) Preparations for treating cuttings, (iii) Biological products and chemical
drugs that are evaluated for their effects on biology. growth and effectiveness
against Ba Kich plant foot rot disease in the nursery stage in Quang Ninh province.
Main results and conclusions
1) Causes and biological characteristics of the pathogen causing Ba Kich plant
foot rot disease in the nursery stage:
a) Foot rot disease on Ba Kich plant in Quang Ninh is caused by the fungus F.
oxysporum.
b) Fungi grow and develop well on PDA medium, temperature from 28-30oC, pH
from 6.0-7.5 (the best is pH7.0).
2) The effectiveness of some technical measures on growth and foot rot disease
of Ba Kich plants in the nursery stage:
a) Technique of using nursery pots filled with B-layer soil treated with
biological products Trichoderma spp. (Trico ĐHCT) concentration of 0.1% and
technique of soaking cuttings in Rina R206 cuttings preparation, and planting in
pots treated with biological product Trichoderma spp. (Trico ĐHCT) concentration
of 0.1% to have the highest rate of rooting cuttings, number of shoots/cuttings,
length of shoots, number of leaf pairs/shoots, diameter of shoots and root rot
prevention effectiveness.
b) Irrigation preparations with biological products containing the active
ingredient B. subtilis (BIO SILVER 50WP) (concentration 0.2%) or with the active
xiv
ingredient Chitosan (Stop 15WP) (concentration (0.0015%) or with the active
ingredient Chitosan (Stop 15WP) concentration (0.0015%) Trichoderma spp. (Trico
ĐHCT) concentration (0.05%) in the nursery stage to prevent foot rot disease.
c) Using chemical irrigation with 1 of 2 formulas containing the active
ingredient prochloraz (Talent 50WP) (concentration 0.05%) and the active
ingredient tebuconazole (Folicur 430SC) (concentration 0.03%) during the period
The nursery has the highest disease-repelling effect.
xv
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, Ba kích (Morinda officinalis How.) là cây trồng có giá trị trong
ngành y dược, mang lại lợi ích kinh tế và được quan tâm phát triển. Ba kích được
trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang
và Bắc Ninh. Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao nên Ba kích đã trở thành cây dược
liệu trồng với diện tích lớn và mức đầu tư thâm canh ngày càng cao.
Tỉnh Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của cây
Ba kích, đặc biệt cây Ba kích ở đây có hàm lượng hoạt chất sinh học cao hơn so
với ở các tỉnh khác, do đó cây Ba kích không chỉ được khai thác trong tự nhiên mà
đã được trồng trên diện tích lớn dưới tán cây rừng, ngồi tán rừng và được Tỉnh
Quảng Ninh đăng ký là sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Với mục tiêu đưa Quảng
Ninh trở thành trung tâm cây dược liệu của vùng Đông Bắc nước ta, tỉnh Quảng
Ninh đã có định hướng quy hoạch phát triển vùng dược liệu nguyên liệu Ba kích
gắn liền với chế biến một cách hiệu quả trong giai đoạn tới (UBND tỉnh Quảng
Ninh, 2013). Tuy nhiên, thực tế sản xuất Ba kích tại tỉnh Quảng đang gặp nhiều trở
ngại, trong những năm gần đây, một số nơi trồng Ba kích tại Quảng Ninh và Thanh
Hóa đã ghi nhận sự xuất hiện của triệu chứng bệnh héo vàng trên cây Ba kích làm
chết hàng loạt cây với tỷ lệ bệnh có nơi lên đến 70%, triệu chứng bệnh xuất hiện
ngay từ giai đoạn cây con đến khi cây hình thành củ. Bên cạnh đó, trên thị trường
hiện nay, các giống cây Ba kích được bán tràn lan trên nhiều trang mạng và thương
mại điện tử mà không được kiểm duyệt chặt chẽ về chất lượng giống với sự có mặt
của nhiều nhà vườn tự phát, hay một số đơn vị nhập cây giống từ Trung Quốc cùng
với sự bùng phát của nhiều loại sâu bệnh gây hại là một trong những nguyên nhân
chính làm diện tích trồng Ba kích của tỉnh Quảng Ninh bị thu hẹp, chưa đạt được
quy hoạch tỉnh đề ra.
Ba kích là cây lâu năm (5 - 6 năm mới cho thu hoạch), việc bảo vệ bộ rễ/củ
trong suốt thời gian dài đặc biệt là ngay từ giai đoạn sản xuất giống là yếu tố quan
trọng nhất đảm bảo năng suất, chất lượng củ và phát triển bền vững vùng trồng Ba
kích tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng và các tỉnh phía Bắc nói chung. Tuy nhiên, tính
1
đến nay chưa có nghiên cứu nào được tiến hành đối với bệnh thối gốc hại cây Ba
kích trong giai đoạn vườn ươm. Việc đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguồn giống Ba
kích chất lượng cao, sạch bệnh đang là yêu cầu cấp bách của sản xuất. Xuất phát từ
những vấn đề trên, tiến hành thực hiện đề tài theo hướng: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của một số chế phẩm kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích
(Morinda officinalis How.) trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu đề tài
Xác định được nguyên nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích giai đoạn vườn
ươm; Lựa chọn được biện pháp kỹ thuật tốt nhất để áp dụng vào việc nhân giống và
phịng trừ bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Xác định nguyên nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn
ươm tại tỉnh Quảng Ninh.
- Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng của cây Ba
kích và bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thông tin khoa học cơ bản về ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích
tại Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học và là tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu cây Ba kích.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc xác định được tác nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích, đánh giá được
ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật và hiệu lực của một số chế phẩm sinh học,
một số loại thuốc hoá học đối bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm
là cơ sở giúp ổn định chất lượng giống cây Ba kích, phục vụ nhu cầu sản suất ba
kích kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh trồng cây Ba kích khác.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu cây Ba kích trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống cây Ba kích
Đối với kỹ thuật nhân giống cây Ba kích, có thể áp dụng chế phẩm trồng
bằng hạt hoặc bằng hom thân hoặc bằng nuôi cấy mô. Đối với phương pháp nhân
giống bằng hom, theo Zheng (2014) khuyến cáo nên sử dụng hom giống khỏe mạnh
từ cây Ba kích 2 năm tuổi, cắt lấy phần giữa dây, phần đầu quá non và phần đốt dài đều
không phù hợp cắt hom dài khoảng 25 cm có từ 2 - 3 mắt, sau đó nhúng vào dung dịch
hoocmon sinh trưởng indole hoặc axit indole butyric đậm đặc 160 - 190 mg/l (nên 170
mg/l). Chuẩn bị cát ẩm làm đất trồng, đào hố sâu khoảng 18 cm, đặt hom giống
nghiêng khoảng 40º, hom cách hom 6 cm sau đó phủ cát lên 2/3 chiều dài của hom,
hàng cách hàng 13 cm. Khi giâm cành cần chọn dây to chắc củ; khi trồng giữ lại hai
mầm dài khoảng 15 cm, còn lại cắt hết lá. Sau khi trồng, tưới nước 2 lần/ngày sao cho
độ ẩm khoảng 55 - 60%, chú ý che nắng cho hom giống để tránh ánh nắng trực tiếp và
duy trì nhiệt độ 26 - 30ºC. Giâm cành vào mùa xuân, mùa thu. Sau giâm từ nửa năm
đến 1 năm có thể trồng được. Việc sản xuất giống Ba kích hiện nay chủ yếu là
phương pháp giâm cành có hệ số nhân giống vẫn còn thấp, chỉ đạt 0,6 lần/năm, chất
lượng cây giống không cao; Để cải thiện hệ số nhân giống cây Ba kích, một số tác
giả đã nghiên cứu sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Tuy nhiên, kết quả mà
các tác giả thu được chưa thực sự khả quan, khi hiệu quả khử trùng chỉ đạt 32,8%
mẫu sạch (He và cs., 2000), hệ số nhân cao nhất cũng chỉ đạt 6,0 chồi/mẫu cấy
(Chen và cs., 2006).
Deng và cs (2015), Công trình nghiên cứu phát triển một hệ thống tái sinh và
nhân giống thực vật hiệu quả thơng qua q trình phát sinh cơ quan trực tiếp cho
cây Ba kích, cho thấy ảnh hưởng của các loại mẫu cấy đối với sự cảm ứng chồi, các
chất điều hòa sinh trưởng thực vật đối với sự phát triển và kéo dài chồi và khả năng
ra rễ sau đó của chồi là khác nhau. Trong số các loại mẫu cấy, sự tăng sinh chồi trực
tiếp đã đạt được thành công từ các ngọn chồi và các đoạn thân nốt với khoảng 95%
3