Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.42 KB, 2 trang )
1) Trình bày phương pháp xác định các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch bán hàng?
Lấy ví dụ minh hoạ.
Để đề ra một hệ thống chỉ tiêu, thi hành và đánh giá chúng và một quá trình
vận hành phức tạp trong kế hoạch bán hàng do chúng trực tiếp tác động đến tính hiệu
quả của chỉ tiêu và đến phương pháp mà lực lượng bán hàng thi hành chúng. Một hệ
thống chỉ tiêu được xác định là tốt nếu trong đó các chỉ tiêu được đề ra thích hợp, có
khả năng thực thi, dễ hiểu và đầy đủ. Đồng thời, các chỉ tiêu đó cần bảo đảm ba mục
đích chính: kiểm sốt, khuyến khích, đánh giá. Bộ chỉ tiêu có thể tiếp cận theo hai
phương pháp: từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên
Phương pháp xác định chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch bán hàng có thể liệt kê ra
như sau:
- Xác định bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu chủ yếu cho kế hoạch bán
hàng: Bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu có thể là: bộ phận kinh
doanh (giám đốc kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh). Họ là người hiểu rõ
nhất tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, cũng như năng lực của
nhân viên. Vì thế trưởng bộ phận sẽ có những điều chỉnh hợp lý để đảm bảo
quyền lợi cho cả doanh nghiệp và cả nhân viên của họ. Bộ phận bán hàng:
Thiết lập KPIs mục này nhằm đảm bảo tính chất khách quan. Bởi bộ phận bán
hàng là bộ phận trung gian, vừa quản lý chính sách doanh nghiệp và vừa hỗ trợ
nhân sự.
- Xác định nền tảng của chỉ tiêu bán hàng chủ yếu trong kế hoạch bán hàng: cần
tham khảo thêm ý kiến và kỳ vọng từ phía nhân viên. Một số câu hỏi phía quản
trị cần đặt ra để khảo sát nhân viên bán hàng như: Tính chất cơng việc? Nhân
viên có đủ năng lực và trình độ để thực hiện? Doanh nghiệp cần cung cấp công
cụ để hỗ trợ gì? Chính sách đãi ngộ nhân viên? Ngoài ra, nhà quản trị cần đề ra
những tiêu chí KPIs cho nhân viên như: doanh số bán hàng, duy trì sự tương
tác với khách hàng cũ, số lượng khách hàng mới,.....