Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Ôn thi quan hệ quốc tế theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.96 KB, 123 trang )

1

Chủ đề 1

THÀNH TỰU, HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI
NGOẠI THỜI KỲ ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

BÀI LÀM

Đường lối, chính sách đối ngoại của một nhà nước quốc gia là tổng thể các
quan điểm xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và phương châm chỉ đạo các
hoạt động đối ngoại mà quốc gia đó thể hiện trong quan hệ với các nhà nước quốc gia
và các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế nhằm mục đích thực hiện thắng lợi những
lợi ích của quốc gia dân tộc và của giai cấp cầm quyền trong từng giai đoạn lịch sử.
Như vậy, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là hệ thống quan điểm về
mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, phương châm chỉ đạo hoạt động của
nước ta với bên ngồi nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc chân chính, đồng thời góp
phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì mục tiêu của thời đại là hịa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Thành tựu sau 35 năm thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới, Việt Nam đã thu
được nhiều thành tựu hết sức quan trọng, thể hiện trên các vấn đề lớn như sau:

Thứ nhất, đã đẩy lùi được chính sách cơ lập về chính trị, bao vây về kinh tế đối
với nước ta, đồng thời mở rộng quan hệ với các quốc gia, kể cả các nước lớn và các
trung tâm hàng đầu thế giới. Trong giai đoạn từ 1986-1995, thơng qua các hoạt động
ngoại giao tích cực, trong đó có việc phối hợp với tất cả các bên để đi tới một giải
pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Việc ký Hiệp định về Campuchia (1991) đã
chấm dứt tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa Việt Nam với một số nước lợi dụng vấn


đề Campuchia để bao vây, cô lập Việt Nam, góp phần khai thơng quan hệ giữa Việt
Nam với thế 2 giới bên ngoài; đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao, trong đó có
chuyến thăm khơng chính thức Trung Quốc của Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và
Nhà nước Việt Nam (1990), Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ
vào tháng 11-1991; chủ động mở quan hệ với các nước ASEAN; đấu tranh địi Mỹ dỡ
bỏ cấm vận và tiến tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam... Có thể nói, việc xác
định đúng khâu then chốt là vấn đề Campuchia và với các bước đi cụ thể, tích cực,
đến năm 1995, Việt Nam đã phá thế bị bao vây, cấm vận, cô lập và mở rộng quan hệ
với các nước và các tổ chức quốc tế. Đến năm 2020, Việt Nam có quan hệ ngoại giao
với 189 nước; trong đó, Việt Nam đã xác lập 3 quan hệ đặc biệt, 17 quan hệ đối tác
chiến lược, 13 quan hệ đối tác toàn diện. Trong số các nước này đều là các nước lớn,
các trung tâm chính trị, kinh tế của thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có
quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả nước lớn, trong đó có P5, tồn
bộ G7, 13/20 nước G20, 8/9 nước trong ASEAN.

Thứ hai, đã tranh thủ được môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung phát triển
kinh tế - xã hội. Thông qua các hoạt động ngoại giao cụ thể, tích cực, đặc biệt là chú
trọng tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác chủ chốt, thúc đẩy hợp tác kinh tế
quốc tế và bắt đầu hội nhập chặt chẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam

2

đã tranh thủ được nguồn ngoại lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên
cạnh thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước, Việt Nam thúc đẩy quan hệ kinh tế,
thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; đẩy mạnh hội nhập quốc tế,
tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, thu hút
một lượng lớn vốn FDI. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngồi, tính lũy kế đến
ngày 20-9-2020, cả nước có 32.658 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 381,5 tỷ
USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 225,8 tỷ USD, bằng 59,1%
tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Theo đối tác đầu tư, trong tháng 3 9-2020, có

thêm dự án mới từ nhà đầu tư Colombia, nâng tổng số quốc gia, vùng lãnh thổ có dự
án đầu tư cịn hiệu lực tại Việt Nam lên 138, trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với
tổng vốn đăng ký gần 70,14 tỷ USD (chiếm 18,4% tông vốn đâu tư), Nhật Bản đứng
thứ hai với gần 59,9 tỷ USD (chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là
Singapore và Đài Loan, Hồng Kông... Đáng chú ý là lĩnh vực công nghiệp chế biến,
chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 222,92 tỷ USD, chiếm 58,4% tổng vốn đầu tư.

Thứ ba, giữ vững được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đồng
thời tùng bước giải quyết được nhiều vấn đề về biên giới trên bộ và trên biển với các
nước có liên quan, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để quản lý biên giới, bảo
vệ chủ quyền, mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần củng cố hịa bình, ổn định trong
khu vực. Cho đến nay, thông qua các hoạt động ngoại giao, Việt Nam và Trung Quốc
đã ký Hiệp định biên giới trên bộ và hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên bộ; ký
Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá Vịnh Bắc Bộ; ký Thỏa thuận
về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Công tác phân giới cắm
mốc giữa Việt Nam với Lào và Campuchia đang được tích cực triển khai trên cơ sở
những Hiệp định biên giới đã ký kết. Ngoài ra, Việt Nam đã ký các thỏa thuận song
phương về hợp tác giải quyết vùng chồng lấn trên biển với từng nước trong khu vực
như với Malaixia, Inđơnêxia, Philíppin, Thái Lan trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi,
tạo điều kiện thuận lợi việc mở rộng và tăng cường hợp tác. Chúng ta đã xử lý tốt và
không ngừng đưa các mối quan hệ với các đối tác hàng đầu như Trung Quốc, Mỹ,
Nga, Liên minh châu Âu (nhất là Đức), Nhật Bản… đi vào chiều sâu và ngày càng
thực chất; Mặc dù thời gian qua, có nước đã tiến hành cải tạo đảo/đá trái phép ở biển
Đông, đã tiến hành quân sự hóa ồ ạt các đảo nhân tạo đã chiếm đóng trái phép, đã có
nhiều hành động chèn ép, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của
nước ta, nhưng chúng ta đã khéo léo, kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng nhiều hình
thức, biện pháp phù hợp, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, vừa bảo vệ được độc
lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, vừa giữ vững được mơi trường hịa bình, ổn định
để phát triển đất nước. Chúng ta cũng đang cùng ASEAN và Trung Quốc tích cực
tham gia đàm phán về COC, đẩy mạnh trao đổi về phân định vùng đặc quyền kinh tế

với Indonesia, tiếp tục duy trì các cơ chế đàm phán với Trung Quốc ở khu vực ngoài
cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực nghiên cứu các khả năng hợp tác cùng phát triển; Mặc
dù các nước lớn thời gian qua ra sức vận động, lôi kéo Việt Nam tham gia các tập
hợp lực lượng mới, chúng ta đã khẳng định được đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
xử lý tương đối cân bằng quan hệ với các nước lớn… Chúng ta cũng đã xử lý tốt

3

quan hệ với các nước láng giềng. Trong thời gian từ 2013 – 2018, mặc dù tình hình ở
Campuchia có nhiều biến động chính trị phức tạp, chúng ta vẫn kiên trì hịa hiếu, duy
trì mơi trường hịa bình, hữu nghị. Chúng ta cũng đã hoàn thành việc tăng dày, tôn
tạo mốc giới với Lào; đang triển khai việc thực hiện Nghị định thư và Hiệp định quy
chế biên giới Việt – Lào. Với Campuchia, hai nước cũng đã hoàn thành 84% việc
phân giới cắm mốc và đang xúc tiến hoàn tất văn kiện ghi nhận những kết quả đã đạt
được. Việt Nam cũng đang tích cực tham gia và ngày càng đóng vai trị quan trọng
trong ASEAN, nhất là trong việc xây dựng ba cộng đồng, duy trì đồn kết nội khối,
duy trì vai trị trung tâm của ASEAN, duy trì và củng cố quan hệ của ASEAN với các
đối tác bên ngoài; Chúng ta cũng đã đấu tranh kiên quyết, làm thất bại nhiều âm mưu
can thiệp của các lực lượng thù địch trong vấn đề dân chủ nhân quyền, tôn giáo; kịp
thời xử lý nhiều vụ việc phức tạp về chính trị đối ngoại, góp phần bảo vệ chế độ, bảo
đảm ổn định chính trị - xã hội…

Thứ tư, có những đóng góp tích cực, đầy tinh thần trách nhiệm và mang tính
xây dựng cho xu thế hịa bình, hợp tác. Thông qua các hoạt động cụ thể như tổ chức
thành công 4 nhiều hội nghị quốc tế: Hội nghị cấp cao Pháp ngữ, Hội nghị cấp cao
ASEM, Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2010 và năm 2020, ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và nhiệm kỳ 2020-
2021, là nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2006 và năm 2017... Việt
Nam cũng đã tham gia giải quyết nhiều vấn đề lớn của thế giới và khu vực, trong đó
có việc Việt Nam cùng các nước khác trong ASEAN ký DOC giữa ASEAN và Trung

Quốc tháng 11-2002 và ký kết khung coc giữa ASEAN và Trung Quốc tháng 8-2017
- bước tiến tích cực cho tiến trình đàm phán thực chất coc, góp phần duy trì hịa bình
và ổn định ở khu vực; tham gia với tư cách khách mời Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ
chức tại Canada và Nhật Bản, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức... Với những đóng
góp tích cực, đầy tinh thần trách nhiệm và mang tính xây dựng, tiếng nói của Việt
Nam được cộng đồng quốc tế coi trọng, lắng nghe, qua đó mà khơng ngừng nâng cao
vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Bên cạnh những thành tựu công tác đối ngoại còn các hạn chế sau:

- Một là, công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược, chưa đáp ứng tốt
yêu cầu, chưa chủ động theo kịp diễn biến của tình hình thế giới và khu vực biến
động rất phức tạp và khó lường, chưa lường hết được những tác động bất lợi, dẫn đến
trong một số vấn đề, ở một số thời điểm nhận thức của chúng ta không theo kịp tình
hình, thiếu sự phối hợp điều hành thống nhất, đồng bộ.

- Hai là, trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, đối tác quan trọng,
có lúc chúng ta cịn lúng túng, bị động. Việt Nam chưa tạo dựng được quan hệ với
các nước lớn thật sự ổn định, lâu dài, mức độ tin cậy vẫn chưa cao, chưa đồng đều và
chưa thật bền vững; chưa khai thác tốt và phát huy hiệu quả các quan hệ lợi ích đan
xen, tùy thuộc lẫn nhau với các nước lớn, … Việc tạo quan hệ đan xen lợi ích, đưa
quan hệ đi vào chiều sâu, xây dựng các khuôn khổ quan hệ thực chất và hiệu quả,
triển khai các thỏa thuận đã ký kết, tham gia và tận dụng các thể chế đa phương, nhất

4

là ASEAN để bảo vệ tốt hơn lợi ích của Việt Nam vẫn còn chưa được như mong
muốn. Cho đến nay, Việt Nam đã mở rộng đáng kể quan hệ với các nước và vùng
lãnh thổ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chưa đưa mối quan hệ đó phát triển
theo chiều sâu, bền vững do chưa xây dựng các khn khổ quan hệ hoặc chưa cụ thể

hóa các thỏa thuận đã ký kết. Nguyên nhân là do các nguồn lực dành cho công tác đối
ngoại, cả về vật chất và nhân sự còn hạn hẹp; cơ chế quản lý đối ngoại chưa tối ưu;
chưa huy động được toàn bộ hệ thống tham gia công tác đối ngoại, nhất là chủ trương
hội nhập quốc tế và đối ngoại đa phương, một phần do khác biệt lợi ích.

- Ba là, những hạn chế trong công tác chỉ đạo, quản lý. Cơ chế phối hợp giữa
các ngành, nhất là giữa kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; giữa trung ương và
địa phương chưa tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đối ngoại, kể cả kinh tế
đối ngoại. Hoạt động đối ngoại diễn ra khá sơi nổi, song khơng ít các hoạt động mang
tính hiệu quả thấp, gây lãng phí. Sự quản lý cơng tác đối ngoại nhiều trường hợp cịn
thiếu nhịp nhàng, ăn khớp, …Cơng tác thơng tin đối ngoại cịn những mặt yếu kém,
bị động, chưa sắc bén, chưa có sức thuyết phục. Thông tin cho các doanh nghiệp và
người dân về hội nhập quốc tế, Cộng đồng ASEAN, … còn hạn chế, sự chuẩn bị
trong nước còn chậm, thiếu chủ động. Việc triển khai đường lối và chính sách đối
ngoại trong thực tiễn vẫn chưa mạnh mẽ, đồng bộ và toàn diện. Nhận thức của Bộ,
ngành, địa phương chưa thực sự đầy đủ, thống nhất, công tác phối hợp chưa hiệu quả,
việc thực hiện cam kết chưa đầy đủ và đồng bộ.

Từ những thành tựu và hạn chế trên, để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại
trong thời gian tới, trước tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và tác động
nhiều mặt đến môi trường an ninh và phát triển của đất nước ta. Trong điều kiện đó,
sự lãnh đạo của Đảng, thế và lực của đất nước được củng cố sau 35 năm đổi mới tiếp
tục là nền tảng vững chắc để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của công tác đối ngoại.
Đại hội Đảng lần thứ XIII đã khẳng định: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, vì hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ
sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình
đẳng, hợp tác, cùng có lợi.


Đại hội đã chỉ rõ cần tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong
việc tạo lập và giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên
ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Cùng với đó,
triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, bao gồm đối ngoại
Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, đối ngoại của các cấp, các ngành,
các địa phương. Để thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ
XIII, cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau: Xây dựng nền ngoại giao toàn
diện, hiện đại với các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân
dân; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà
nước đối với công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Cùng với đó, khơng ngừng đưa

5

quan hệ với các nước đi vào chiều sâu, nhất là các nước láng giềng, các đối tác chiến
lược, đối tác toàn diện, đối tác quan trọng và các nước bạn bè truyền thống, trên tinh
thần bình đẳng, cùng có lợi, tơn trọng lẫn nhau và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Đồng thời, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương. Chủ động, tích cực phát huy
vai trị, đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương; phát huy vai trò tại
ASEAN, Liên hợp quốc, các cơ chế hợp tác liên Nghị viện quốc tế và khu vực (như
AIPA, IPU), APEC, hợp tác tiểu vùng Mê Công...; phối hợp chặt chẽ đối ngoại Đảng,
ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh để
bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đẩy mạnh công tác
ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy địa phương, doanh nghiệp và người dân làm
trung tâm phục vụ, thu hút mạnh mẽ nguồn lực bên ngoài để phục vụ các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả cơng
tác ngoại giao văn hóa, thơng tin đối ngoại, bảo hộ công dân, công tác đối với người
Việt Nam ở nước ngoài. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, với hội nhập kinh tế
quốc tế là trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lượng hội nhập quốc tế trong các lĩnh
vực xã hội, môi trường, khoa học và cơng nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, du
lịch… Nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong triển khai công tác hội nhập quốc

tế; không ngừng củng cố bản lĩnh chính trị, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ
của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại.

Để thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra,
cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nhất quán nguyên tắc Đảng lãnh đạo
tuyệt đối, toàn diện và Nhà nước quản lý thống nhất công tác đối ngoại. Sự lãnh đạo
của Đảng đới với xã hội và nhà nước Việt Nam mang tính lịch sử, tất yếu, khách
quan, được dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc, được quốc tế thừa nhận. Đề ra đường
lối, chủ trương, giải pháp, quyết sách đúng đắn, phù hợp nhằm bảo vệ vững chắc lợi
ích quốc gia, dân tộc. Việt Nam tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa
quan hệ đối ngoại; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc; chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế tồn diện, sâu rộng, là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Hai là, phối hợp chặt chẽ giữa ba trụ cột gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà
nước và đối ngoại nhân dân, tạo thế chân kiềng vững chắc, kiên quyết, kiên trì bảo vệ
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”,
chủ động phòng ngừa và hóa giải các nguy cơ an ninh thơng qua thúc đẩy đối thoại,
xây dựng lòng tin, ngoại giao phịng ngừa và thượng tơn pháp luật. Qua đó tạo sức
mạnh tổng hợp của tất cả các bộ, ban, ngành, địa phương, sự đồng thuận của nhân
dân trong việc triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền đối ngoại, bảo vệ cơng dân, triển khai đồng bộ tồn diện
hơn cơng tác với người Việt Nam ở nước ngoài. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm
tra các hoạt động đối ngoại nhân dân, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển

6


khai các hoạt động đối ngoại quan trọng, giúp các tổ chức xã hội và đoàn thể nhân
dân vừa tự chủ, tự chịu trách nhiệm với tinh thần “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và
hiệu quả”, vừa đảm bảo chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, tránh những sự cố làm ảnh hưởng đến lợi ích và uy tín của tổ chức và
đất nước trong hoạt động đối ngoại của mình.

Ba là, đẩy mạnh đối ngoại song phương, tạo thế đan xen lợi ích, tăng độ tin cậy
với các nước láng giềng, khu vực, các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, toàn
diện, các đối tác ưu tiên; nâng tầm đối ngoại đa phương, chủ động tham gia và phát
huy vai trò của Việt Nam tại cơ chế đa phương khu vực và toàn cầu; đưa quan hệ với
các nước thực sự đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, trên cơ sở luật pháp quốc tế,
bình đẳng, cùng có lợi, đảm bảo lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc. Kiên quyết,
kiên trì đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động can thiệp vào công việc nội
bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định
chính trị của đất nước; mở rộng quan hệ và đẩy mạnh hợp tác với các lực lượng chính
trị, xã hội và nhân dân các nước, phấn đấu vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp
tác, phát triển và tiến bộ xã hội.

Bốn là, đề ra những biện pháp, đối sách phù hợp, hiệu quả để xử lý những vấn
đề đối ngoại quan trọng, phát hiện và đưa ra các giải pháp định hướng cho các ngành,
các cấp khắc phục những nhược điểm, yếu kém trong cơng tác nghiên cứu, dự báo
tình hình, những hiện tượng chủ quan, đơn giản một chiều, mất cảnh giác, cục bộ,
đảm bảo sự thống nhất về quan điểm, chủ trương, đường lối và tính hiệu quả khi triển
khai các hoạt động.

Năm là, xây dựng tổ chức, bộ máy, rà soát, bổ sung, sửa đổi lại chức năng,
nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, chuyên trách về đối ngoại với tiêu chí “tinh
gọn, hiệu quả”, vững vàng về chính trị, vững mạnh về chun mơn, chịu trách nhiệm
chính về lĩnh vực được giao, đồng thời gắn kết với các lực lượng làm công tác đối
ngoại, phối hợp chặt chẽ giữ đối ngoại – quốc phòng – an ninh.


Sáu là, xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại toàn diện, hiện đại, ngang tầm
nhiệm vụ. Cán bộ đối ngoại được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, được rèn
luyện thử thách trong công tác, có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt
đối trung thành với sự nghiệp của Đảng, lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Các cán bộ
làm công tác đối ngoại phải không ngừng phấn đấu, nâng cao hơn nữa phẩm chất
cách mạng, sự tận tụy và lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, nâng
cao kiến thức, hiểu biết về lịch sử, văn hóa dân tộc, về chuyên môn, ngoại ngữ. Xây
dựng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm khuyến khích, động viên, giữ nguồn nhân lực
chất lượng cao, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám trước sự cạnh tranh và sức hấp
dẫn ngày càng lớn của các công ty, doanh nghiệp nước ngoài và khu vực tư nhân.
Việc xây dựng chế độ phụ cấp đặc thù gắn với hàm, cấp ngoại giao cần được triển
khai đồng bộ với việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo hướng chính quy, hiện đại.

7

Chủ đề 2:

Thành tựu, hạn chế trong thực hiện đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới
của Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiểu quả đối ngoại trong thời

gian tới.

BÀI LÀM

Đường lối, chính sách đối ngoại của một nhà nước quốc gia là tổng thể các
quan điểm xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và phương châm chỉ đạo các
hoạt động đối ngoại mà quốc gia đó thể hiện trong quan hệ với các nhà nước quốc gia
và các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế nhằm mục đích thực hiện thắng lợi những
lợi ích của quốc gia dân tộc và của giai cấp cầm quyền trong từng giai đoạn lịch sử.

Như vậy, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là hệ thống quan điểm về
mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, phương châm chỉ đạo hoạt động của
nước ta với bên ngồi nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc chân chính, đồng thời góp
phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì mục tiêu của thời đại là hịa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Thành tựu

Sau 35 năm thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới, Việt Nam đã thu được
nhiều thành tựu hết sức quan trọng, thể hiện trên các vấn đề lớn như sau:

Thứ nhất, đã đẩy lùi được chính sách cơ lập về chính trị, bao vây về kinh tế đối
với nước ta, đồng thời mở rộng quan hệ với các quốc gia, kể cả các nước lớn và các
trung tâm hàng đầu thế giới.

Trong giai đoạn từ 1986-1995, thông qua các hoạt động ngoại giao tích cực,
trong đó có việc phối hợp với tất cả các bên để đi tới một giải pháp chính trị cho vấn
đề Campuchia. Việc ký Hiệp định về Campuchia (1991) đã chấm dứt tình trạng căng
thẳng, đối đầu giữa Việt Nam với một số nước lợi dụng vấn đề Campuchia để bao
vây, cơ lập Việt Nam, góp phần khai thơng quan hệ giữa Việt Nam với thế giới bên
ngoài; đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao, trong đó có chuyến thăm khơng chính
thức Trung Quốc của Đồn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam (1990),
Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ vào tháng 11-1991; chủ động
mở quan hệ với các nước ASEAN; đấu tranh đòi Mỹ dỡ bỏ cấm vận và tiến tới bình
thường hóa quan hệ với Việt Nam... Có thể nói, việc xác định đúng khâu then chốt là
vấn đề Campuchia và với các bước đi cụ thể, tích cực, đến năm 1995, Việt Nam đã
phá thế bị bao vây, cấm vận, cô lập và mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức
quốc tế. Đến năm 2020, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 nước; trong đó,
Việt Nam đã xác lập 3 quan hệ đặc biệt, 17 quan hệ đối tác chiến lược, 13 quan hệ
đối tác toàn diện. Trong số các nước này đều là các nước lớn, các trung tâm chính trị,

kinh tế của thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến
lược, đối tác tồn diện với tất cả nước lớn, trong đó có P5,tồn bộ G7, 13/20 nước
G20, 8/9 nước trong ASEAN.

Thứ haỉ, đã tranh thủ được môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung phát triển

8

kinh tế - xã hội.

Thông qua các hoạt động ngoại giao cụ thể, tích cực, đặc biệt là chú trọng tăng
cường quan hệ hợp tác với các đối tác chủ chốt, thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế và
bắt đầu hội nhập chặt chẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã tranh thủ
được nguồn ngoại lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh thiết lập
quan hệ ngoại giao với 189 nước, Việt Nam thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại,
đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tham gia hơn
500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, thu hút một lượng lớn
vốn FDI. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngồi, tính lũy kế đến ngày 20-9-2020,
cả nước có 32.658 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 381,5 tỷ USD. Vốn thực
hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 225,8 tỷ USD, bằng 59,1% tổng vốn đầu tư
đăng ký còn hiệu lực. Theo đối tác đầu tư, trong tháng 9-2020, có thêm dự án mới từ
nhà đầu tư Colombia, nâng tổng số quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu
lực tại Việt Nam lên 138, trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký gần
70,14 tỷ USD (chiếm 18,4% tông vốn đâu tư), Nhật Bản đứng thứ hai với gần 59,9 tỷ
USD (chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan,
Hồng Kông... Đáng chú ý là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng
cao nhất với 222,92 tỷ USD, chiếm 58,4% tổng vốn đầu tư1.

Thứ ba, giữ vững được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đồng
thời tùng bước giải quyết được nhiều vấn đề về


biên giới trên bộ và trên biển với các nước có liên quan, tạo cơ sở pháp lý và
điều kiện thuận lợi để quản lý biên giới, bảo vệ chủ quyền, mở rộng hợp tác quốc tế,
góp phần củng cố hịa bình, ổn định trong khu vực.

Cho đến nay, thông qua các hoạt động ngoại giao, Việt Nam và Trung Quốc đã
ký Hiệp định biên giới trên bộ và hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên bộ; ký
Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá Vịnh Bắc Bộ; ký Thỏa thuận
về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Công tác phân giới cắm
mốc giữa Việt Nam với Lào và Campuchia đang được tích cực triển khai trên cơ sở
những Hiệp định biên giới đã ký kết. Ngoài ra, Việt Nam đã ký các thỏa thuận song
phương về hợp tác giải quyết vùng chồng lấn trên biển với từng nước trong khu vực
như với Malaixia, Inđơnêxia, Philíppin, Thái Lan trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi,
tạo điều kiện thuận lợi việc mở rộng và tăng cường hợp tác.

Thứ tư, có những đóng góp tích cực, đầy tinh thần trách nhiệm và mang tính
xây dựng cho xu thế hịa bình, hợp tác.

Thông qua các hoạt động cụ thể như tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc
tế: Hội nghị cấp cao Pháp ngữ, Hội nghị cấp cao ASEM, Chủ tịch luân phiên của
ASEAN năm 2010 và năm 2020, ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và nhiệm kỳ 2020-2021, là nước chủ nhà Hội nghị
thượng đỉnh APEC năm 2006 và năm 2017... Việt Nam cũng đã tham gia giải quyết
nhiều vấn đề lớn của thế giới và khu vực, trong đó có việc Việt Nam cùng các nước

1

9

khác trong ASEAN ký DOC giữa ASEAN và Trung Quốc tháng 11-2002 và ký kết

khung coc giữa ASEAN và Trung Quốc tháng 8-2017 - bước tiến tích cực cho tiến
trình đàm phán thực chất coc, góp phần duy trì hịa bình và ổn định ở khu vực; tham
gia với tư cách khách mời Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Canada và Nhật Bản,
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức... Với những đóng góp tích cực, đầy tinh thần
trách nhiệm và mang tính xây dựng, tiếng nói của Việt Nam được cộng đồng quốc tế
coi trọng, lắng nghe, qua đó mà khơng ngừng nâng cao vị thế của Việt Nam trong
khu vực và trên trường quốc tế.

Hạn chế

Một là, yếu kém trong công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược. Công
tác này trong những năm qua tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt u
cầu, có lúc cịn thiếu tính chủ động, chưa theo kịp diễn biển của tình hình, chưa lường
hết những tác động bất lợi, thiếu sự phối hợp điều hành thống nhất, đồng bộ; “hoạt
động đối ngoại và hội nhập quốc tế có mặt, có lúc chưa theo kịp diễn biến của tình
hình, chưa lường hết những tác động bất lợi”.

Hai là, trong quan hệ với một số đối tác quan trọng, mức độ tin cậy vẫn chưa
cao, chưa đồng đều và chưa thật bền vững; chưa khai thác tốt và phát huy hiệu quả
các quan hệ lợi ích đan xen với các đối tác quan trọng.

Cho đến nay, Việt Nam đã mở rộng đáng kể quan hệ với các nước và vùng
lãnh thổ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chưa đưa mối quan hệ đó phát triển
chiều sâu, bền vững do chưa xây dựng các khuôn khổ quan hệ hoặc chưa cụ thể hóa
các thỏa thuận đã ký kết. Một số đối tác lớn của Việt Nam như Nga, Ấn Độ, hợp tác
kinh tế còn khá nhiều hạn chế, chưa toàn diện. Việc bảo đảm quan hệ Việt - Trung
phát triển ổn định, lành mạnh cũng gặp khơng ít trở ngại từ vấn đề Biển Đông...

Ba là, những hạn chế trong công tác chỉ đạo, quản lý. Trong những năm qua,
hoạt động đối ngoại là khá sơi động, song khơng ít các hoạt động tính hiệu quả thấp,

thậm chí cịn gây lãng phí. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, sự quản lý công tác
đối ngoại trong nhiều trường hợp vẫn còn thiếu nhịp nhàng, ăn khớp...

Đề xuất kiến nghị:

- Trong công tác dối ngoại;

+ Bảo vệ quyền và lợi ít của quốc gia đồng thời gớp phần vào cuộc đấu tranh
chung của thi giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, góp phần
xây dựng phát triển cơng nghiệp hố và hiện đại hố, đảm bảo quốc phịng - an ninh.

+ Tuyên truyền, thống nhất cả 2 mặt hội nhập quốc tế, khơi vậy tinh thần dân
tộc.

+ Xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập quốc tế: thẻ chế, cơ sở hạ tầng,
nguòn nhân lực.

+ Thiết lập cơ chế chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát; tăng cường; phân cáp
trách nhiệm trên giao.

+ Thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nước.

10

+ Xây dựng và triển khai chiến lước tham gia các liên kết kinh tế.
- Kiên quyết.
+ Không lọi trừ bất cứ biện pháp, phương cách nào để quyết bảo vệ đến cung các
lợi ít quốc gia dân tộc.
- Kiên trì.
+ Khơng nóng vọi, manh động mà phải tậng dụng mội biện pháp hồ bình, phù

hợp với luật pháp quốc tế.
+ Tận dung mội kênh, mội phương thức có thể.
+ Khơng để ảnh hưởng đến nhiệm vụ đối ngoại quan trọng nhất là “ Giữ vững mơi
trường hồ bình ổn định”
+ Thể hiện mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ đối ngoại:
Một là: Giữ vững môi trường hồ bình.
Hai là: Bảo vệ vũng chắc tổ quốc.
+ Đưa ra tính hiệu trách nhiệm của Việt Nam trong việc giữ mơi trường khu
vực hồ bình, ổn định và phát triển, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ từ các nước.

CHỦ ĐỀ 3

PHÂN TÍCH THÀNH TỰU; HẠN CHẾ, KHĨ KHĂN CỦA LIÊN HỢP
QUỐC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CHỨC NÀY

MỞ ĐẦU
Sau 75 năm tồn tại và phát triển, Liên hợp quốc đã trải qua nhiều thăng trầm
của lịch sử, có thất bại nhưng thành tựu của Liên hợp quốc là nổi bật. Liên hợp quốc
ngày càng chứng tỏ là một tổ chức khơng thể thiếu trong nền chính trị thế giới. Sự
lớn mạnh của Liên hợp quốc chính là nhờ ở mục tiêu đúng đắn của tổ chức phù hợp
với nguyện vọng hịa bình, độc lập, phát triển và tiến bộ xã hội của các dân tộc. Đồng
thời, tham gia hoạt động gìn giữ hịa bình Liên hợp quốc là nhiệm vụ quan trọng của
Tổ chức quốc tế nói chung, Việt Nam nói riêng - bước hiện thực hóa đường lối hội
nhập quốc tế và đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, nhằm khẳng định vai trò, trách
nhiệm, uy tín, vị thế của Việt Nam trong việc giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định
của khu vực và thế giới để các quốc gia cùng hợp tác, phát triển. Trên cơ sở những
bài đã học, tôi xin phân tích vấn đề “Phân tích thành tựu; hạn chế, khó khăn của
Liên hợp quốc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này”
làm bài thu hoạch môn Quan hệ quốc tế.

NỘI DUNG
1. Giới thiệu về Tổ chức quốc tế

11

Sự phát triển quan hệ quốc tế thời kỳ hiện đại đã khiến cho số lượng các chủ
thể quốc tế ngày càng gia tăng. Bên cạnh chủ thể quốc gia, cịn có các chủ thể phi
quốc gia, trong đó có các tổ chức quốc tế. Các tổ chức quốc tế ngày nay tuy đa dạng
về loại hình, phong phú về mục đích, tơn chỉ và nội dung hoạt động. Để làm rõ thành
tựu; hạn chế, khó khăn của Liên hợp quốc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động của tổ chức này. Trước hết, cần hiểu rõ các khái niệm cơ bản như sau:

1.1. Các quan niệm về Tổ chức quốc tế

Ủy ban Luật biển quốc tế: một tổ chức được thành lập bởi một hiệp ước hoặc
công cụ khác được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế và có tính pháp lý hợp pháp quốc
tế riêng

Hanrieder: là một thỏa thuận mang tính thể chế giữa các thành viên của một hệ
thống quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu theo điều kiện hệ thống, phản ánh các
thuộc tính, khát vọng và những mối quan tâm của các thành viên.

Một định nghĩa khác: một tổ chức quốc tế là một cơ quan mà thúc đẩy sự hợp
tác và phối hợp mang tính tự nguyện giữa các thành viên của nó.

Giáo trình: Tổ chức quốc tế là tổ chức được thành lập trên cơ sở những thỏa
thuận quốc tế giữa các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các đảng phái, các tổ chức
chỉnh trị xã hộỉ vì những mục tiêu và lợi ích chung.

* Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức quốc tế: Xuất hiện vào đầu thế

kỷ XIX (Hội đồng trung tâm thủy vận sông Rhine - 1815).

Nguyên nhân: Đối phó với những vấn đề chung; duy trì hợp tác và ổn định
quan hệ; quản lý xung đột và giải quyết tranh chấp; điều phối hành động chung; các
mục đích của Liên Hợp Quốc.

2. Cơ sở lý luận về Liên hợp quốc

Như đã đề cặp ở trên, Tổ chức quốc tế không chỉ góp phần thúc đẩy tính đa
dạng của các quan hệ quốc tế, mà còn trở thành phương thức tập hợp lực lượng, phối
hợp hoạt động nhằm đạt tới những mục tiêu chung của các nhóm lợi ích trên quy mơ
khác nhau. Do đó, trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, các tổ chức quốc tế tiếp tục
đóng vai trò ngày càng tăng đối với sự phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội
trên thế giới. Để làm cơ sở lý luận cho việc phân tích và liên hệ thực tiễn thành tựu;
hạn chế, khó khăn của Liên hợp quốc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chức này sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.

2.1. Khái niệm Liên hợp quốc (tên chính thức, còn gọi là Liên hợp quốc, viết
tắt LHQ; tiếng Anh: United Nations, viết tắt là UN) là một tổ chức liên chính phủ có
nhiệm vụ duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các
quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và
các mục tiêu chung. Liên hợp quốc được thành lập vào giai đoạn cuối Thế chiến II,
với mục đích ngăn chặn các cuộc xung đột quy mơ tồn cầu trong tương lai, và thay
thế cho một tổ chức đã giải thể trong quá khứ là Hội Quốc Liên vốn hoạt động không
mấy hiệu quả.

12

Những mục đích được nêu ra của Liên Hợp Quốc là ngăn chặn chiến tranh, bảo
vệ nhân quyền, cung cấp một cơ cấu cho luật pháp quốc tế, và để tăng cường tiến bộ

kinh tế, xã hội, cải thiện các điều kiện sống và chống lại bệnh tật. Liên hợp quốc tạo
cơ hội cho các quốc gia nhằm đạt tới sự cân bằng trong sự phụ thuộc lẫn nhau trên
bình diện thế giới và giải quyết các vấn đề quốc tế. Nhằm mục đích đó, Liên hợp
quốc đã phê chuẩn một Tun ngơn Chung về Nhân quyền năm 1948.

2.2. Lịch sử hình thành

Tổ chức Liên hợp quốc chính thức ra đời vào ngày 24-10-1945. Sự ra đời của
Tổ chức Liên hợp quốc đã chấm dứt hoàn toàn trật tự Versailles - Washington do các
nước thắng trận áp đặt sau Chiến tranh thế giới lần thứ I. Trải qua hơn 75 năm phát
triển, Liên hợp quốc không ngừng lớn mạnh, mở rộng quy mô hoạt động. Hiện nay,
Liên hợp quốc có 193 nước thành viên, là tổ chức lớn nhất và có ảnh hường nhất trên
thế giới.

2.3. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động

* Mục tiêu: Theo Điều 1 của Hiến chương, Liên hợp quốc được thành lập
nhằm 4 mục tiêu: (1) duy trì hịa bình và an ninh quốc tể; (2) thúc đẩy quan hệ hữu
nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa
các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết; (3) thực hiện hợp tác quốc tế thông qua
giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo
trên cơ sở tơn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người;
(4) làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.

* Nguyên tắc hoạt động theo Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định:

Tất cả các thành viên sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã được thừa nhận theo
Hiến chương hiện tại; giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hịa bình;
khơng sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; tất cả các thành
viên sẽ hỗ trợ Liên hợp quốc trong bất kỳ hành động nào mà Liên hợp quốc thực hiện

theo Hiến chương hiện tại, và sẽ không hỗ trợ bất kỳ quốc gia nào chống lại Liên hợp
quốc; Liên hợp quốc sẽ đảm bảo rằng những quốc gia không phải thành viên của Liên
hợp quốc sẽ hành động tuân theo những nguyên tắc này nếu nó cần thiết cho việc duy
trì hịa bình và an ninh quốc tế. Liên hợp quốc không can thiệp vào những vấn đề mà
nó thuộc về quyền tài phán nội bộ của bất kỳ quốc gia nào

Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên của Liên hợp quốc mang tính bao
quát, phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Đặc điểm bao trùm của Liên
hợp quốc là tổ chức này không phải là một nhà nước siêu quốc gia. Liên hợp quốc là
tổ chức đa phương toàn cầu đầu tiên có những hoạt động thực chất và nhiều cố gắng
trong việc phối hợp và điều tiết các mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ
quyền trên nguyên tắc tơn trọng chủ quyền bình đẳng của các quốc gia.

2.4. Cơ cấu tổ chức

Liên hợp quốc 5 cơ quan chính sau: (1) Đại hội đồng (GA); (2) Hội đồng Bảo
an (SC); (3) Hội đồng Kinh tế - Xã hội (ECOSOC); (4) Tòa án quốc tế; (5) Ban Thư

13

ký.

Ngoài ra, Liên hợp quốc cịn có hàng chục cơ quan chun mơn như
UNESCO, IMF, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức Hàng hải
quốc tế (IMO), Hội đồng Tài chính (IFC), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức
Bưu chính quốc tế (IPU), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO)...; các cơ quan
khác như Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA); Hiệp định chung về thuế
quan và mậu dịch (GATT)...

2. 5. Một số thành tựu và hạn chế của Liên hợp quốc


* Về thành tựu

Thứ nhất, với mục tiêu gìn giữ hịa bình và an ninh thế giới, Liên hợp quốc đã
những đóng góp nhất định trong việc đảm bảo an ninh quốc tế, giải quyết các tranh
chấp quốc tế, làm giảm căng thẳng các xung đột khu vực và thế giới; góp phần không
nhỏ nhằm giải trừ quân bị và hạn chế sản xuất, phổ biến vũ khí hạt nhân... Ngay sau
khi Liên hợp quốc thành lập, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh lạnh kéo dài suốt
mấy thập kỷ, với sự đối đầu giữa hai siêu cường Xô - Mỹ, song với nỗ lực chung của
các nước thành viên, nguy cơ của cuộc đại chiến thế giới mới với thảm họa hạt nhân
hủy diệt trong thế kỷ XX bị đẩy lùi. Liên hợp quốc đóng góp quan trọng vào việc làm
tan rã hoàn toàn hệ thống thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa thực dân, góp phần đưa độc
lập dân tộc trở thành giá trị phổ biến mang tính thời đại.

Thứ hai, sau Chiến tranh lạnh, Liên hợp quốc tiếp tục đóng góp vào việc kiến
tạo hịa bình thế giới, tổ chức thành cơng nhiều cuộc đàm phán hịa bình các cuộc nội
chiến và xung đột ở Namibia, Congo, Angola, El Salvado, Mozambique, Campuchia,
Đông Timor, góp phần xóa bỏ chế độ Apacthai ở Nam Phi... Lực lượng gìn giữ hịa
bình của Liên hợp quốc thường xun được cử đến bảo vệ hịa bình và duy trì an ninh
tại nhiều khu vực điểm nóng xảy ra chiến tranh xung đột.

Thứ ba, Liên hợp quốc cịn có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các nước thành viên; thực hiện cứu trợ nhân
đạo cho các nước thành viên khi gặp khó khăn.

* Về hạn chế

Thứ nhất, hạn chế lớn nhất đối với Liên hợp quốc là việc củng cố và tăng
cường vai trò, uy tín của tổ chức trong đời sống quốc tế. Do một số nước lớn, một
mặt lẩn tránh thực hiện nghĩa vụ chung đối với Liên hợp quốc, mặt khác lại ra sức lợi

dụng tổ chức này làm bình phong để tính tốn cho lợi ích riêng. Bên cạnh đó, một số
nước thành viên tăng cường hành động can thiệp vào công việc nội bộ của các thành
viên khác, không chỉ gây ra mối lo ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế, mà còn là sự
vi phạm nguyên tắc hịa bình và an ninh tập thể, được coi là nền tảng cơ bản cho sự ra
đời và lý do tồn tại của Liên hợp quốc.

Thứ hai, nhiệm vụ gìn giữ hịa bình và an ninh quốc tế của Liên hợp quốc gặp
nhiều thách thức mới. Nhiều điểm nóng an ninh trên thế giới vẫn chưa tìm ra những
giải pháp hữu hiệu, vấn đề chạy đua vũ trang và phổ biến vũ khí giết người hàng loạt,

14

chủ nghĩa khủng bố, xung đột dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và
giành giật nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủ nghĩa ly khai... vẫn diễn ra ở nhiều nơi,
đe dọa nghiêm trọng hịa bình và an ninh thế giới. Tình hình đó đặt ra những thách
thức lớn đối với vai trò của Liên hợp quốc.

Thứ ba, quyền phủ quyết của nhóm P5 (thường trực Hội đồng Bảo an) bị lạm
dụng. So sánh lực lượng giữa các nước lớn và khu vực hiện nay có nhiều thay đổi.
Chính vì vậy, vấn đề cải tổ và mở rộng Hội đồng Bảo an được đặt ra tư năm 1993 đến
nay. Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil, Đức đề nghị mở rộng thành viên hoặc đề xuất đổi mới
quy chế đối với các thành viên thường trực mới và xem xét việc hạn chế quyền phủ
quyết của nhóm P5...

Thứ tư. thế giới đang đứng trước hàng loạt những vấn đề tồn cầu cấp bách
như đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, sự chênh lệch khoảng cách giàu
- nghèo, tội phạm xuyên quốc gia... Song, Liên hợp quốc với tư cách là tổ chức đa
phương toàn cầu lớn nhất giải quyết những thách thức đó chưa tốt.

Thứ năm, vấn đề cải tổ Liên hợp quốc cả về cơ cấu tổ chức và phương thức

hoạt động. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Liên hợp quốc phản ánh
tương quan lực lượng những thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, nay
khơng cịn phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn quốc tế... Cục diện thế
giới đã chuyển từ hình thái hai cực sang hình thái vận động theo hướng đa cực hóa,
với sự nổi lên của các cường quốc mới, các trung tâm quyền lực mới và sự gia tăng vị
thế các nước đang phát triển. Liên hợp quốc hiện nay gồm 193 thành viên, nhưng cơ
cấu vận hành của Liên hợp quốc nói chung và Hội đồng Bảo an nói riêng lại chưa
thay đổi trong suốt hơn 75 năm qua. Ngoài ra, Liên hợp quốc bị cho rằng thiếu tính
hiệu quả trong hoạt động, lãng phí vì cơ cấu cồng kềnh và quan liêu quá mức. Những
hạn chế về thể chế và cơ cấu bộ máy Liên hợp quốc đang cản trở tổ chức này trong
quá trình thực hiện chức năng, mục tiêu của mình.

3. Thực trạng quan hệ với Liên hợp quốc ở Việt Nam

Ngay sau khi chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977, Việt Nam đã
tham gia tích cực, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của các nước thành viên để
xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ nhất, là thành vỉên tích cực, trách nhiệm.

Việt Nam đã hồn thành xuất sắc vai trị ủy viên không thường trực Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Trong đó, Việt Nam giải quyết hịa bình
các tranh chấp quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên liên quan; góp phần
giảm căng thẳng tại nhiều khu vực trên thế giới. Trong thời gian là Chủ tịch Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc vào tháng 7-2008, Việt Nam tổ chức và chủ trì thạo luận mở
về “Trẻ em và xung đột vũ trang” tại Hội đồng Bảo an. Sáng kiến này được các nước
đánh giá cao, thể hiện sự đóng góp có trách nhiệm và thực chất của Việt Nam trong
Liên hợp quốc. Tháng 10-2009, lần thứ hai làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an, Việt Nam
chủ trì soạn thảo, thưomg lượng giúp Hội đồng Bảo an thơng qua Nghị quyết 1889 về
phụ nữ, hịa bình và an ninh - một trong bốn văn kiện quan trọng của Hội đồng Bảo


15

an trong lĩnh vực này; đưa ra sáng kiến về việc tham vấn với các thành viên Liên hợp
quốc để xây dựng Báo cáo hàng năm của Hội đồng Bảo an thực chất, toàn diện hờn.

Thứ hai, đạt thành tựu trong thực hỉện các Mục tiêu phát triển Thiên nỉên kỷ
(MDGs)

Từ năm 2000, Việt Nam luôn tích cực triển khai thực hiện MDGs, lồng ghép
các mục tiêu này vào các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt
Nam đã hoàn thành sớm một cách ấn tượng mục tiêu xóa bỏ tình trạng nghèo cùng
cực và thiếu đói, đạt được mục tiêu thứ hai về phổ cập giáo dục tiểu học, hoàn thành
mục tiêu về tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ; các mục
tiêu còn lại hoàn thành đúng kê hoạch. Trước tiến độ triển khai MDGs chưa đồng đều
và chậm ở nhiều nơi trên thể giới, những thành tựu của Việt Nam đã được Liên hợp
quốc đánh giá cao, coi đây là một mô hình tốt cho các nước đang phát triển tham
khảo.

Thứ ba, thực hiện mô hình “Một Liên hợp quốc tại Việt Nam”

Tháng 01-2007, Tổng Thư ký Liên hợp quốc chính thức chọn Việt Nam là một
trong 8 nước thí điểm thực hiện sáng kiến “Một Liên hợp quốc tại Việt Nam”. Đây là
sự tiếp nối của cả một quá trình cải cách việc quản lý, sử dụng và nâng cao tính hiệu
quả của nguồn lực ODA, phản ánh sự chủ động, tính làm chủ của Chính phủ Việt
Nam. Ngày 23-5-2015, Ngôi nhà chung Liên hợp quốc đã được khánh thành, là một
trong 6 trụ cột của Sáng kiến cải tổ thống nhất hành động tại Việt Nam. Hiện nay,
hợp tác của Việt Nam và Liên hợp quốc đã chuyển sang giai đoạn 2, vì sự phát triển
bền vững.


Ví dụ điển hình như: Chương trình hợp tác giai đoạn 2017-2021 giữa Việt Nam
và Liên hợp quốc trong khuôn khổ Sáng kiến Một Liên hợp quốc đã cơ bản được xây
dựng xong và đã trình Chính phủ Việt Nam chờ chính thức thơng qua. Chương trình
này tập trung vào mục tiêu hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện Kế hoạch Phát triển
Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2016-2020 và các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).
Chương trình bao gồm bốn lĩnh vực ưu tiên: Đầu tư vào Con người; Đảm bảo thích
ứng với Biến đổi Khí hậu và phát triển mơi trường bền vững; Thúc đẩy sự Thịnh
vượng và Quan hệ Đối tác; Tăng cường Cơng lý, Hịa Bình và Quản trị tồn diện.
Tổng ngân sách của Chương trình này dự kiến là 423.348.650 USD, trong đó
96.254.080 USD từ ngân sách thường xuyên; 68.135.684 USD từ các nguồn tài trợ
khác và 258.958.886 USD cần phải tiếp tục huy động.

4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hợp quốc

Trước tình hình đó, việc cải tổ Liên hợp quốc một cách toàn diện và có hệ
thống, phù hợp với tình hình quốc tế mới là một yêu cầu cấp thiết khách quan. Cho
đến nay, các thành viên đều nhất trí là Liên hợp quốc cần được cải tổ nhằm tăng
cường vai trò, hiệu quả và dân chủ hoá. Cải tổ Liên hợp quốc bao gồm 3 nội dung
chính: Cải tổ bộ máy Liên hợp quốc (ĐHĐ, Hội đồng bảo an, Hội đồng Kinh tế Xã
hội - ECOSOC...); Cải tổ Ban Thư ký và phương thức làm việc của Liên hợp quốc;
Cải tổ hệ thống phát triển Liên hợp quốc.

16

- Về cải tổ bộ máy của Liên hợp quốc: Đa số các nước, nhất là các nước đang
phát triển, muốn cải tổ để cân bằng hơn quyền lực của các cơ quan chính của Liên
hợp quốc, qua đó có sự cân bằng hơn trong việc xác định ưu tiên giữa các mục tiêu
của Liên hợp quốc với các nội dung cụ thể là: Làm sống động vai trò của Đại hội
đồng; Cải tổ hoạt động của Ủy ban Kinh tế - Xã hội; và Cải tổ Hội đồng Bảo an. Cải
tổ Hội đồng bảo an là vấn đề phức tạp nhất, được thảo luận nhiều nhất nhưng đến nay

đạt ít kết quả nhất. Các nước đã thống nhất cần cải tổ Hội đồng bảo an để tăng tính
dân chủ, tính đại diện, thể hiện tương quan lực lượng hiện tại song còn nhiều khác
biệt về 2 vấn đề cốt lõi là mở rộng thành viên thường trực và quyền phủ quyết.

- Cải tổ Ban Thư ký, phương thức làm việc của Liên hợp quốc: Mục tiêu là
khắc phục tình trạng quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu quả, tham nhũng... trong hoạt
động của Liên hợp quốc. Báo cáo tháng 11/2006 (Delivering as one) của Nhóm tư
vấn cấp cao của TTK về cải tổ hệ thống Liên hợp quốc đã được nhiều nước ủng hộ.
Bên cạnh đó, từ năm 2005, Chi-lê, Nam Phi, Thuỵ Điển và Thái Lan đã triển khai
Sáng kiến 4 nước (4NI) về tăng cường năng lực quản lý của Liên hợp quốc, đặc biệt
là Ban Thư ký.

- “Tái định vị hệ thống phát triển Liên hợp quốc” là sáng kiến của Tổng Thư
ký đưa ra và được các nước đồng thuận thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc
(2018) nhằm cải tổ Hệ thống phát triển Liên hợp quốc, tăng cường năng lực của Liên
hợp quốc nhằm hỗ trợ các nước thành viên trong các hoạt động phát triển, đặc biệt là
thực hiện các Mục tiêu phát triển vững (SDGs), trong đó đáng chú ý có việc tăng
cường vai trị của hệ thống Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại các nước và
cải tổ cách tiếp cận khu vực.

Đặc biệt, thời gian tới, bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực vẫn diễn biến hết
sức phức tạp, các vấn đề mâu thuẫn nội bộ, dân tộc, sắc tộc, ly khai, khủng bố, xung
đột vũ trang cục bộ tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, nhất là việc tranh chấp lãnh thổ, tài
nguyên và cạnh tranh ảnh hưởng trên từng khu vực, đe dọa nền hịa bình, an ninh thế
giới. Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực kiềm chế, tìm kiếm giải pháp hịa bình của mỗi quốc
gia, sự tham gia giải quyết của tổ chức trọng tài quốc tế (Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc), trực tiếp là lực lượng gìn giữ hịa bình Liên hợp quốc giữ vai trò đặc biệt quan
trọng, cần thiết, trong đó có trách nhiệm của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam,
cụ thể:


Một là, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân trực tiếp là lực lượng tham gia hoạt
động gìn giữ hịa bình Liên hợp quốc cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực
hiện nhiệm vụ.

Hai là, đẩy mạnh hợp tác quốc phòng trong lĩnh vực gìn giữ hịa bình, nhằm
nâng cao sức mạnh toàn diện của Quân đội.

Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng tham gia gìn giữ hịa bình
Liên hợp quốc của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại các phái bộ, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ và bảo đảm an toàn mọi mặt.

17

Bốn là, xây dựng Cục gìn giữ hịa bình Việt Nam vững mạnh về mọi mặt, đủ
sức tham mưu cho Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phịng về lĩnh vực chun mơn.

CHỦ ĐỀ 4:
PHÂN TÍCH QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO TRÊN CÁC LĨNH VỰC
CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO,AN NINH – QUỐC PHỊNG THỜI KỲ HẬU
CHIẾN TRANH LẠNH. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ GIỮA
HAI NƯỚC TRÊN LĨNH VỰC NÀY TRONG THỜI GIAN TỚI

BÀI LÀM

Quan hệ quốc tế, dù rất nhiều học giả và chính khách đã đưa ra những quan
điểm khác nhau nhưng đến nay, chưa có được sự nhận thức thống nhất. Tuy nhiên,
nghĩa rõ ràng nhất của thuật ngữ này đề cập tới những mối quan hệ giữa các quốc gia,
chính xác hơn lả giữa các nhà nước có chủ quyền và các chủ thể khác trong đời sống
quốc tế.


Trong môi trường quan hệ quốc tế hiện đại, các chủ thể chính (dominant
actors) bên cạnh các quốc gia độc lập, có chủ quyền, cịn có các cơng ty xun quốc
gia (TNCs), các tổ chức liên chính phủ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế,
các diễn đàn, hội nghị, cơ chế hợp tác quốc tế, các phong trào chính trị - xã hội...

Dựa trên những quan điểm khác nhau, chúng ta có thể đi tới một khái niệm là:
Quan hệ quổc tế (international relations) là loại hình quan hệ xã hội đặc thù nảy sinh
qua quá trình hoạt động thực tỉễn của con người vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc
gia; là hệ quả của các hoạt động, tương tác, trao đổi mang tính xuyên quốc gia giữa
các chủ thể quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực đa dạng của đời sổng quốc tế.

Ở góc độ khoa học, quan hệ quốc tế là một ngành của khoa học chính trị,
nghiên cứu chuyên biệt về ngoại giao, mối quan hệ của các quốc gia, các chủ thể phi
quốc gia thông qua sự tương tác của các yếu tố thuộc về hệ thống quốc tế. Quan hệ
đặc biệt Việt - Lào tiếp tục được củng cố và tăng cường, đạt được những thành tựu
lớn. Hai nước vẫn giữ được định hướng chính trị theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc, Việt Nam và Lào đều mất đi một chỗ dựa
về vật chất và tinh thần to lớn từ hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cả Việt Nam
và Lào vẫn kiên định con đường đổi mới, giữ vững định hướng chính trị, ổn định an
ninh quốc gia, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.

Để tạo lập môi trường thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đường lối đối ngoại của cả Việt Nam và Lào
đều xác định rõ chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Từ định
hướng trên, bên cạnh việc đẩy mạnh mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và
trên thế giới, quan hệ hợp tác Việt - Lào trên lĩnh vực ngoại giao cũng được đẩy
mạnh trên ba phương diện: đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân

18


dân theo phương châm “Quan hệ hữu nghị truyền thống, đồn kết đặc biệt, hợp tác
tồn diện”. Thơng qua các cuộc gặp cấp cao, hai bên đã trao đổi những kinh nghiệm
q báu của mình trong cơng cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Chuyển sang thời
kỳ đổi mới, cả Việt Nam và Lào vẫn luôn bị các thế lực thù địch tìm mọi cách chống
phá. Ở Việt Nam, các thế lực thù địch, đặc biệt là lực lượng phản động trong số Việt
kiều lưu vong ln tìm mọi cách “chuyển lửa về quê hương”, hoạt động mạnh nhất là
tổ chức các nhóm vũ trang về nước, trong đó có con đường qua biên giới Việt - Lào.
Tại Lào, các lực lượng thù địch tiếp tục hoạt động “diễn biến hịa bình” chống phá
Lào, đẩy mạnh việc lơi kéo, chuyển hóa, kích động một số phần tử tiêu cực trong học
sinh, sinh viên, trí thức và cán bộ Lào; tổ chức tuyên truyền, kích động chia rẽ nhân
dân các bộ tộc Lào, kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức tơn giáo quốc tế và tìm kiếm
sự can thiệp quốc tế ....

Trước tình hình đó, hợp tác về an ninh giữa Việt Nam và Lào là rất quan trọng
và cấp bách. Ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, hai Chính phủ, hai
bộ chức năng (Bộ An ninh của Lào và Bộ Công an của Việt Nam) của hai nước đã ký
kết những hiệp định, nghị định về hợp tác, hỗ ừợ nhau trong công tác bảo vệ an ninh.
Hai bên rất coi trọng việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm xây dựng lực lượng,
chống xâm nhập, chống bạo loạn và vơ hiệu hóa các hoạt động “diễn biến hịa bình”
của kẻ địch. Trong mối quan hệ này, phía Việt Nam ln chủ động và đảm nhiệm
gánh vác các cơng việc khó khăn nhất với phương châm “giúp bạn là tự giúp mình”,
“an ninh của bạn cũng chính là an ninh của mình”. Việt Nam đã giúp Lào củng cố và
xây dựng được một lực lượng an ninh có chất lượng cao và đủ khả năng hồn thành
nhiệm vụ theo u cầu của tình hình mới. Hợp tác về quốc phòng giữa hai nước cũng
được đặc biệt quan tâm. Bộ Quốc phòng Việt Nam chú trọng giúp Lào xây dựng một
chiến lược quốc phòng dài hạn, một đường lối quốc phịng tồn dân, tồn diện. Thơng
qua đội ngũ chuyên gia, Việt Nam đã giúp Lào xây dựng quân đội của mình trở thành
một đội quân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và chuyên mơn. Qn đội
Lào được xây dựng theo hướng chính quy và hiện đại, có sức chiến đấu cao, đủ khả
năng làm chỗ dựa cho thế trận chiến tranh nhân dân. Các lực lượng bộ đội địa

phương, dân quân ở cấp bản, lực lượng dự bị động viên... đều được chú ý xây dựng,
củng cố và luyện tập thường xuyên để khi cần có thể huy động được kịp thời. Việt
Nam còn giúp Lào xây dựng chiến lược phòng thủ đất nước trong từng thời kỳ và ở
từng vùng sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Hợp tác an ninh, quốc phịng giữa
hai nước khơng ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt về huấn luyện, đào
tạo. Hai bên tiếp tục phối hợp triển khai tốt các thỏa thuận hợp tác an ninh, quốc
phòng. Việt Nam và Lào luôn hợp tác bảo vệ an ninh biên giới. Hai bên đã hoàn
thành dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào; ký Nghị
định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào, Hiệp định về Quy chế
quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào; tiếp tục đẩy mạnh triển khai
Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn
không giá thú ở vùng biên giới Việt Nam - Lào.

19

Tuy nhiên quan hệ Việt Nam - Lào hiện nay còn hạn chế là do: (1) bối cảnh
quốc tế, khu vực luôn biến động và đầy phức tạp sẽ chi phối và làm ảnh hưởng tới
mối quan hệ hợp tác hai nước; (2) Việt Nam và Lào đều từ cơ chế quản lý tập trung
quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường với điểm xuất phát thấp, nền tài
chính quốc gia còn yếu, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thủ tục phiền hà, sơ hở,
nhiều tệ nạn xã hội (quan liêu, tham nhũng, buôn lậu) vẫn là nguy cơ. Yếu tố này sẽ
là một trong những nguyên nhân quan trọng không những cản trở sự phát triển kinh
tế mỗi nước mà cịn cản trở tiến trình triển khai hợp tác giữa hai nước; (3) Việt Nam
và Lào đều là những nước đang phát triển, thực lực khoa học - kỹ thuật và cơng nghệ
vẫn cịn hạn chế. Ngồi ra, do hai nước mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường,
bước đầu hội nhập kinh tế thế giới và khu vực nên vẫn thiếu kinh nghiệm và khó
khăn trong việc tìm lợi thế so sánh trong một thế giới cạnh tranh gay gắt; (4) cơ sở hạ
tầng còn yếu kém là đặc trưng cho cả Việt Nam và Lào, điều đó gây khơng ít khó
khăn cho việc triển khai hợp tác giữa hai nước; (5) tài nguyên ở hai nước đang bị cạn
kiệt dần, môi trường sinh thái đang ở ngưỡng suy thoái, thiên tai xảy ra liên tiếp. Tình

trạng bn bán ma túy, tệ nạn xã hội và buôn lậu qua biên giới gia tăng trong những
năm gần đây. Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam
– Lào phát triển từ mối quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ
tịch Souphanouvong, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và các nhà lãnh đạo cách mạng
của hai nước xây dựng nền móng, dày cơng vun đắp, được các thế hệ lãnh đạo, các
chiến sĩ cách mạng và nhân dân hai nước phát triển thành mối quan hệ thủy chung,
trong sáng, đặc biệt, mẫu mực, hiếm có, là tài sản vơ giá của nhân dân hai nước. Mối
quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc là thành quả trực tiếp của cách mạng hai nước và
đều bắt nguồn

từ một lãnh tụ chung là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các văn kiện chính thức của
Đảng và Nhà nước Lào đều viết Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên tìm ra con
đường cứu nước cho cả ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, là người đầu tiên
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Đơng Dương; tạo nên mơi trường chính trị góp
phần hình thành và rèn luyện những người cộng sản đầu tiên để trở thành những nhà
lãnh đạo đầu tiên của Cách mạng Lào. Sau khi tách ra theo Nghị quyết của Đại hội II
Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1951 để thành lập ở mỗi nước Đông Dương một
đảng riêng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Lào vẫn tiếp tục giữ mối
quan hệ mật thiết và luôn luôn giúp đỡ nhau trong sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, giải
phóng dân tộc ở hai nước trước đây, cũng như trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng
đất nước ngày nay. Điểm nổi bật là cả hai dân tộc Việt Nam và Lào đã cùng chiến
đấu, cùng giành thắng lợi trong cùng thời điểm của các chặng đường lịch sử cách
mạng: Năm 1945, hai nước cùng giành được chính quyền, năm 1954 cùng đánh bại
thực dân Pháp, năm 1975 cùng giành chiến thắng trong kháng chiến chống Mỹ, hoàn
thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cùng tiến hành công cuộc đổi mới trong
gần 35 năm qua. Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước là mối
quan hệ thủy chung, trong sáng, tôn trọng lẫn nhau, hết lịng giúp đỡ nhau vơ tư, chí
tình, chí nghĩa. Trải qua gian nan thử thách suốt hai phần ba thế kỷ, mối quan hệ đó

20


không hề rạn nứt, cũng không bị phá vỡ cho dù các thế lực thù địch ra sức chống phá,
mà ngược lại ngày càng son sắt, bền chặt. Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Choummaly Sayasone đã
khẳng định: “Trong lịch sử quan hệ quốc tế đã có nhiều mơ hình kiểu mẫu về tình
đồn kết hữu nghị giữa các dân tộc, nhưng mối quan hệ gắn bó keo sơn, sống chết có
nhau và ln sẵn sàng hết lịng và chân thành hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, thủy chung
trong sáng như mối quan hệ giữa Lào và Việt Nam là mối quan hệ có một khơng hai
trên thế giới, là tài sản vô giá của hai dân tộc chúng ta”. Sau khi Hiệp định Giơnevơ
về Lào được ký kết vào tháng 9-1962, Việt Nam và Lào đã nhất trí thiết lập quan hệ
ngoại giao, mở ra một chương mới trong sự nghiệp củng cố và phát triển hơn nữa mối
quan hệ giữa hai nước. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ hai nước là Đoàn
đại biểu cấp cao của Đảng và Chính phủ Việt Nam do Tổng Bí thư Lê Duẩn và Thủ
tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm hữu nghị chính thức Lào từ ngày 15 đến
ngày 18-7-1977. Hai bên trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế quan trọng cùng quan
tâm, cũng như các vấn đề nhằm phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Đảng,
Chính phủ và nhân dân hai nước, trên cơ sở đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của hai
dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong
chuyến thăm này, hai nước chính thức ký kết các Hiệp ước đánh dấu bước ngoặt mới
trong quan hệ giữa hai nước, bao gồm: Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Hiệp ước hoạch
định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; và ra Tuyên bố chung về tăng cường sự tin cậy và
hợp tác lâu dài giữa hai nước. Việc ký kết các hiệp ước này còn mang ý nghĩa quốc tế
quan trọng, nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng giữa hai nước và phát huy ảnh
hưởng tích cực trong khu vực. Tại lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ
Chí Minh (tháng 5-1990), Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Kaysone Phomvihane đánh giá:
“Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc
tế vô sản, nhưng chưa ở nơi đâu và chưa bao giờ có tình đồn kết, liên minh chiến

đấu đặc biệt, lâu dài, toàn diện như quan hệ Việt Nam - Lào... Trong hơn nửa thế kỷ
qua, nhiều thế hệ con em của nhân dân Việt Nam đã sang giúp nhân dân Lào chiến
đấu giành độc lập, tự do và xây dựng cuộc sống mới hướng tới ấm no, hạnh phúc.
Nhiều đồng chí đã cống hiến cả cuộc đời để phục vụ cách mạng Lào, coi Lào như Tổ
quốc thứ hai của mình. Trên khắp mọi miền của đất nước Lào, máu của các chiến sĩ
Việt Nam đã hòa quyện với máu của các cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân Lào.
Nhân dân Lào cũng đã hy sinh biết bao xương máu góp phần vào việc tăng cường và
củng cố mối quan hệ đặc biệt thiêng liêng đó... Để thực hiện Di huấn của Bác Hồ, để
xứng đáng với xương máu của biết bao liệt sĩ, anh hùng, với bao dòng nước mắt của
những bà mẹ, người chị, bao công sức và tâm huyết của đồng bào, đồng chí hai nước
chúng ta, chúng tơi nguyện cùng nhân dân Việt Nam giữ gìn mãi mãi tình đồn kết
đặc biệt đó”. Năm 1991, Việt Nam và Lào đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác quan
trọng nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc. Năm 1992, Ủy ban Hợp


×