Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn niê thanh mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.17 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRUYỆN NGẮN
NIÊ THANH MAI

NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 8229020

Ngƣời hƣớng dẫn: 1. TS. TRẦN THỊ GIANG
2. TS. NGUYỄN QUÝ THÀNH

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu của luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.

Tác giả luận văn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................2


3. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................5
4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................5
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................5
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................6
7. Đóng góp của Đề án...........................................................................................6
8. Kết cấu của Đề án ...............................................................................................6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................................7
1.1. Truyện ngắn và ngơn ngữ truyện ngắn ............................................................7

1.1.1. Truyện ngắn..............................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn ............................................................12
1.2. Truyện ngắn Niê Thanh Mai..........................................................................14
1.2.1. Vài nét về nhà văn Niê Thanh Mai.........................................................14
1.2.2. Khái quát về truyện ngắn Niê Thanh Mai ..............................................15
1.3. Tiểu kết Chương 1 .........................................................................................16
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ VÀ BIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ
TRONG TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI ....................................................18
2.1. Đặc điểm sử dụng từ ngữ...............................................................................18
2.1.1. Từ ngữ về thiên nhiên và văn hóa vùng đất Tây Nguyên ......................18
2.1.2. Từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ ...........................................................37
2.1.3. Từ ngữ miêu tả cuộc sống hiện đại ........................................................39
2.1.4. Từ láy.....................................................................................................40

2.1.5. Thành ngữ...............................................................................................44
2.2. Đặc điểm sử dụng biện pháp so sánh tu từ ....................................................47
2.3. Tiểu kết Chương 2 .........................................................................................49
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÂU VÀ ĐOẠN TRONG TRUYỆN NGẮN
NIÊ THANH MAI...................................................................................................51

3.1. Đặc điểm sử dụng câu...................................................................................51

3.1.1. Sử dụng câu đặc biệt...............................................................................51
3.1.2. Câu song hành cú pháp...........................................................................53
3.2. Đặc điểm sử dụng đoạn .................................................................................55
3.2.1. Đoạn miêu tả ..........................................................................................55
3.2.2. Đoạn hội thoại ........................................................................................68
3.3. Tiểu kết Chương 3 .........................................................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77

QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

THPT Trung học phổ thông
VHNT Văn học nghệ thuật

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thống kê lớp từ ngữ về thiên nhiên vùng đất Tây Nguyên......................18
Bảng 2.2. Thống kê lớp từ ngữ về văn hoá vùng đất Tây Nguyên ...........................21
Bảng 2.3. Thống kê phân loại từ láy theo số lượng âm tiết ......................................41
Bảng 2.4. Thống kê phân loại thành ngữ theo số lượng âm tiết ...............................44
Bảng 3.1. Thống kê số lượng câu đặc biệt ................................................................51
Bảng 3.2. Thống kê số lượng câu song hành cú pháp...............................................53
Bảng 3.3. Thống kê số lượng đoạn có cấu trúc xen thành phần giải thích ...............55
Bảng 3.4. Thống kê số lượng đoạn có hình thức câu văn xuống dòng .....................62

1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tây Nguyên là vùng đất đỏ bazan đầy nắng và gió, với những cánh rừng
xanh thẫm bạt ngàn, những con suối, con sông ngày đêm cuồn cuộn chảy. Tây
Nguyên là vùng đất của những buôn làng với ngôi nhà Rông, nhà dài đặc trưng và
âm thanh rộn ràng của điệu múa cồng chiêng làm say đắm lòng người vào mùa lễ
hội. Đây còn là nơi sinh sống của những con người khỏe khoắn, mạnh mẽ, dũng
cảm và tài hoa. Những yếu tố trên góp phần tạo nên một vùng đất giàu bản sắc văn
hóa thể hiện qua một kho tàng văn học dân gian đồ sộ và độc đáo. Văn học Tây
Nguyên thời kỳ hiện đại cũng đã hình thành, phát triển hơn nửa thế kỉ và đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận. Trên vùng đất này, các thế hệ nhà văn đã nối tiếp
nhau cầm bút viết về cội nguồn, về quê hương và cuộc sống con người như: Y
Điêng, Kim Nhất, Linh Nga Niê Kdăm, Niê Thanh Mai… Vì vậy, việc nghiên cứu
những nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của từng tác giả và đóng góp của văn
học Tây Ngun thời kì hiện đại vào sự phát triển của văn học Việt Nam là thực sự
cần thiết hiện nay.
Trong các nhà văn Tây Nguyên thời kì hiện đại, đặc biệt là các tác giả người
dân tộc thiểu số, Niê Thanh Mai là một nhà văn trẻ thuộc thế hệ 8X, tâm huyết với
mảnh đất này và có sức viết khá dồi dào. Bên cạnh những sáng tác thơ, đóng góp
nổi bật nhất của Niê Thanh Mai là ở thể loại truyện ngắn. Cho tới nay, Niê Thanh
Mai đã xuất bản 4 tập truyện ngắn. Truyện ngắn của chị có ngơn ngữ hiện đại, sử
dụng tài tình những màn độc thoại nội tâm để bộc lộ tâm lí nhân vật, thể hiện sự am
hiểu sâu sắc về văn hóa và con người của vùng đất Tây Nguyên. Với những đóng
góp trong các sáng tác của mình, Niê Thanh Mai được đánh giá là một trong “Bốn
cây Knia” (H’Linh Niê, Trần Hồng Lâm, Niê Thanh Mai, Siu H’Kết) của các lĩnh
vực văn học, nghệ thuật Tây Nguyên đầu thế kỷ XXI. Tuy vậy, đến nay việc nghiên
cứu các sáng tác của nhà văn Niê Thanh Mai còn rất khiêm tốn, chủ yếu là các bài
báo hoặc những ý kiến nhỏ trong các cơng trình nghiên cứu về văn học các dân tộc

thiểu số nói chung. Theo khảo sát của chúng tơi, hầu như chưa có cơng trình nghiên

2

cứu riêng biệt nào về đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn của Niê Thanh Mai. Trong
khi đó, ngơn ngữ là yếu tố quan trọng, là phương tiện vật chất cấu thành tác phẩm
văn học. Việc tìm hiểu và khám phá tác phẩm văn học không thể không dựa vào
ngôn ngữ được biểu đạt trong tác phẩm.

Vì vậy, việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai là một
trong những hướng đi hiệu quả để tiếp cận và khẳng định giá trị của ngôn ngữ,
phong cách sáng tác truyện ngắn và tư tưởng, tình cảm của tác giả với vùng đất, con
người Tây Nguyên.

Xuất phát từ những lý do đó, chúng tơi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Đặc
điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai” làm đề tài Đề án thạc sĩ của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Niê Thanh Mai là một cây bút văn xuôi nổi bật của văn học Tây Nguyên thời
kì hiện đại, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XXI đến nay. Chị đã có một số lượng
tác phẩm truyện ngắn đáng kể trong đó có những truyện ngắn được đánh giá cao và
đã được xuất bản thành 4 tập: Suối của rừng (2005), Về bên kia núi (2007), Ngày
mai sáng rỡ (2010), Phía nào sương thơi rơi (2021)… Niê Thanh Mai từng đạt giải
tác giả trẻ của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2005 (tập truyện Suối của
rừng), giải Nhì của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006 (truyện ngắn Giữa cơn
mưa trắng xố, Cửa sổ khơng có chắn song),...
Những sáng tác của Niê Thanh Mai đã được khá nhiều nhà nghiên cứu, phê
bình, nhà văn nhắc tới. Theo những khảo sát bước đầu của chúng tơi, đến nay đã có
hàng chục bài báo, cuốn sách viết về chị hoặc có nhắc đến chị thơng qua những
nhận xét, đánh giá. Cụ thể như sau:

Một số cơng trình nghiên cứu của các nhà văn, nhà phê bình là người dân
tộc thiểu số có đề cập tới sáng tác của Niê Thanh Mai như: Hương sắc miền rừng
(2008) của tác giả Mai Liễu, Hồn cây sắc núi - Tiểu luận phê bình văn chương
(2010) của tác giả Phạm Quang Trung, Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số (2011)
của nhà phê bình Lâm Tiến, Nghiên cứu, lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số
Việt Nam thời kỳ hiện đại - Diện mạo và đặc điểm (2013) của PGS.TS Trần Thị

3

Việt Trung (Chủ biên), Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Một số
đặc điểm (2014) của PGS.TS Trần Thị Việt Trung và PGS.TS Cao Thị Hảo, Bản
sắc văn hóa dân tộc trong văn xi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam
(2014) của PGS.TS Đào Thủy Nguyên và TS. Dương Thu Hằng, Văn học các đân
tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên 1975-2010 (2015) của Linh Nga Niê Kdăm
(Chủ biên)…

Cơng trình nghiên cứu Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại -
Một số đặc điểm (2014) của PGS.TS Trần Thị Việt Trung [29] đã nhấn mạnh đến
những thành công trong việc dựng cảnh, dựng người, cách sử dụng ngôn ngữ nghệ
thuật của tập truyện Về bên kia núi (2007) của Niê Thanh Mai.

Trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên 1975 -
2010 [21], tác giả Linh Nga Niê Kdăm đã có những đánh giá cụ thể, tồn diện về
q trình trưởng thành của cây bút Niê Thanh Mai. Từ những trại sáng tác hè hàng
năm, nữ nhà văn dân tộc Ê Đê đã dần trưởng thành, định hình là một cây bút văn
xi chắc tay, có bản lĩnh, có giọng điệu riêng. Đặc biệt, truyện ngắn của chị phản
ánh khá sắc nét tâm tư, tình cảm và sự đổi thay trong lối sống, cách nghĩ của lớp
thanh niên dân tộc đương đại,

Bên cạnh đó, các sáng tác của Niê Thanh Mai còn được trực tiếp đánh giá

trong các sách nghiên cứu, các bài viết phê bình, giới thiệu tác phẩm, các bài báo.
Tác giả Mai Liễu trong bài viết Bốn cây Knia - Bốn tâm thế sáng tạo đã có những
nhận định, đánh giá cụ thể về sáng tác của Niê Thanh Mai: “[…] Niê Thanh Mai
hướng ngịi bút của mình đến cuộc sống của giới trẻ, vấn đề tình u, sự tha hóa đạo
đức từ trong gia đình và xã hội. Hơi thở của núi là truyện ngắn viết có tay nghề
chắc, bố cục gọn mà sáng sủa” [25, tr,5].

Trên trang , 06/07/2010, trong bài Văn xuôi về dân tộc và
miền núi từ 1986 đến nay, tác giả Phạm Duy Nghĩa nhận đã xét về truyện ngắn Niê
Thanh Mai: “Truyện ngắn Niê Thanh Mai phản ánh tâm trạng của lớp trẻ Tây
Nguyên trước sự tác động của văn minh đơ thị, trong đó xu hướng từ bỏ bn làng
nghèo khó thân thuộc đi về phía phồn hoa diễn ra với bao nỗi băn khoăn, day dứt,
chạnh buồn. Phố phường khơng phải miền đất hứa - đó là thơng điệp trong các

4

truyện của nữ nhà văn trẻ - nơi đó ln tiềm ẩn những bất an đối với cuộc sống và
nhân cách con người” [35].

Trong bài viết Nhà văn Niê Thanh Mai - Ngày mai sáng rỡ trên trang điện tử
cand.com.vn (04/03/2021), tác giả Nguyễn Phú đã có những nhận định khá sâu sắc:
“Dường như với chị viết là hơi thở, là máu thịt, là trả nợ với nơi chốn sinh thành
nên nó sống động, chân thực, khơng hề có dấu vết của sự làm màu, lên gân. Văn
chương cất lên khúc bi ca của thân phận nhưng và phải nối được những mạch đập
yêu thương từ trái tim người đến trái tim người, dẫn người ta từ vùng tăm tối, mê
lầm, khổ đau đến với ánh sáng tươi mới của ngày mai” [36]. Đó là những điều mà
người đọc giải mã được qua những tín hiệu thẩm mĩ nhà văn gửi gắm trong từng
con chữ, trong những câu chuyện về số phận của người dân các buôn làng Tây
Nguyên trong cuộc sống hiện nay.


Tác giả Ngọc Ánh có hai bài viết về Niê Thanh Mai: Niê Thanh Mai - Viết
để “trả nợ” buôn làng” (baodantoc.vn, 31/08/2021) [33] và Niê Thanh Mai và
những trang văn day dứt về thân phận con người (biênphong.com.vn, 07/02/2022)
[34]. Ngọc Ánh đã đánh giá: “Yêu nghề viết, say mê văn hóa các dân tộc bản địa
Tây Nguyên, gần 20 năm cầm bút, nữ nhà văn Niê Thanh Mai (dân tộc Ê Đê) đã
mang đến cho bạn đọc những trang văn đầy trăn trở, day dứt về những thân phận
người ở xã hội Tây Nguyên trong dòng chảy biến đổi văn hóa. Ở đó có sự dùng
dằng níu giữ nguồn cội, có sự va đập, đứt gãy văn hóa khi bứt phá để hội nhập, hòa
tan [...]” [33].

Ngồi ra, cịn có một vài luận văn nghiên cứu về sáng tác của Niê Thanh Mai
như Luận văn thạc sĩ “Bản sắc văn hoá Tây Nguyên trong văn xuôi của H’Linh Niê
và Niê Thanh Mai” của tác giả Lê Thị Hoa Phượng, năm 2017 [24]. Cơng trình này
chủ yếu nghiên cứu truyện ngắn của Niê Thanh Mai trên phương diện nội dung.
Luận văn thạc sĩ: “Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai” của Chu Thị Quyên, năm
2018 [25] chủ yếu tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn của Niê Thanh Mai.

Qua những tài liệu tiếp cận được, chúng tôi nhận thấy, tuy là một nhà văn
Tây Nguyên trẻ tuổi, tiêu biểu, nhưng những cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ
trong sáng tác của Niê Thanh Mai cịn khá ít. Đến nay, chưa có cơng trình nào

5

nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai. Vì vậy, việc nghiên
cứu một cách hệ thống, thấu đáo về đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai
là cần thiết, góp phần phác họa bức chân dung nhà văn, chỉ ra được những nét
riêng, những đóng góp đáng ghi nhận của tác giả trong đời sống văn học Tây
Nguyên ở phương diện ngôn ngữ. Đây là một việc làm có ý nghĩa và có giá trị thực
tiễn cao.


3. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết về ngôn ngữ truyện ngắn để nghiên cứu làm sáng tỏ
những đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai.
4. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Dựa vào lý thuyết về ngôn ngữ truyện ngắn, Đề án của chúng tôi nghiên cứu
về đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai trên các bình diện: đặc điểm sử
dụng từ vựng - ngữ nghĩa, câu và đoạn văn, làm sáng tỏ giá trị ngôn ngữ trong
truyện ngắn của Niê Thanh Mai.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục tiêu đề ra, Đề án có nhiệm vụ nghiên cứu về các vấn đề cơ bản sau:
- Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: truyện ngắn và ngôn ngữ truyện ngắn; tác
giả Niê Thanh Mai và khái quát truyện ngắn Niê Thanh Mai.
- Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai: đặc điểm sử dụng từ ngữ
và biện pháp so sánh tu từ; đặc điểm sử dụng câu và đoạn văn.
5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai ở
các bình diện từ vựng - ngữ nghĩa, câu và đoạn văn trong 4 tập truyện ngắn của tác giả:
- Suối của rừng, 2005, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
- Về bên kia núi, 2007, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
- Ngày mai sáng rỡ, 2020, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
- Phía nào sương thơi rơi, 2021, Nxb Văn học, Hà Nội.

6

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: khảo sát, đánh giá các đơn vị ngôn ngữ
được sử dụng trong truyện ngắn của tác giả.

- Phương pháp phân tích ngơn ngữ: nghiên cứu đặc điểm, giá trị của ngôn
ngữ được sử dụng trong truyện ngắn.
- Phương pháp tổng hợp: khái quát các vấn đề trình bày thành quy luật, đặc
điểm chung, điển hình.
7. Đóng góp của Đề án
Ngồi việc góp phần làm phong phú thêm những kiến thức lí luận về ngơn
ngữ truyện ngắn và phong cách tác giả dân tộc thiểu số sáng tác bằng tiếng Việt -
ngôn ngữ phổ thông, đề tài cịn có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn nhất định. Kết quả
nghiên cứu có thể ứng dụng vào việc tìm hiểu khơng gian văn hóa - du lịch Tây
Nguyên qua văn học; việc dạy văn hóa, văn học địa phương trong nhà trường.
8. Kết cấu của Đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề án
được trình bày trong ba chương.
- Chương 1. Cơ sở lí luận, trình bày những kiến thức lí luận là cơ sở cho việc
khảo sát đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Niê Thanh Mai: truyện ngắn, ngôn ngữ
truyện ngắn; khái quát về truyện ngắn Niê Thanh Mai.
- Chương 2. Đặc điểm sử dụng từ ngữ và biện pháp so sánh tu từ trong
truyện ngắn Niê Thanh Mai, trình bày kết quả khảo sát một số lớp từ ngữ và biện
pháp tu từ ngữ nghĩa có giá trị nghệ thuật góp phần phác họa bức tranh khơng gian
văn hóa Tây Ngun.
- Chương 3. Đặc điểm sử dụng câu và đoạn trong truyện ngắn Niê Thanh
Mai: đặc điểm sử dụng câu và đoạn trong cấu trúc văn bản truyện ngắn của nữ nhà
văn.

7

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Truyện ngắn và ngôn ngữ truyện ngắn

1.1.1. Truyện ngắn
1.1.1.1. Khái niệm
Cùng với nhiều thể loại khác, truyện ngắn có vị trí quan trọng trong văn xuôi và
ảnh hưởng lớn đối với một nền văn học. Xung quanh vấn đề khái niệm truyện ngắn có
rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu lý luận, các nhà văn.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ
nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của cuộc
sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn viết
ra để tiếp thu liền một mạch […]. Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là
những chi tiết cơ đúc, có dung lượng và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác
phẩm những chiều sâu chưa nói hết” [10, tr.314-315].
Từ điển văn học (bộ mới) xác định truyện ngắn là: “Một thể loại tự sự cỡ
nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống
con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác
phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một
mạch khơng nghỉ ” [11, tr.1846].
Trong giáo trình Lý luận văn học, Phương Lựu (chủ biên): “Truyện ngắn là
hình thức của tự sự. Khn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần với
các hình thức kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười,… nhưng thực ra
khơng phải, nó gần với tiểu thuyết hơn cả, bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống
đương thời. Nội dung của thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự
hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn” [19, tr.397].
Qua các định nghĩa, ta thấy mỗi tác giả đều đưa ra những ý kiến riêng của
mình về truyện ngắn. Song nhìn chung, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất
cho rằng “truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”. Trong khuôn khổ của Đề án này,
chúng tôi thống nhất với khái niệm về truyện ngắn được trình bày trong Từ điển văn

8

học (bộ mới). Như vậy, điểm nổi bật ở truyện ngắn đó là thể loại tự sự với hình thức

ngắn gọn, súc tích có thể đọc liền một mạch; nội dung gần gũi với đời sống, với
những câu chuyện hằng ngày nhưng hàm lượng giá trị và ý nghĩa chứa đựng bên
trong là rất lớn. Một số phận, một cuộc đời, có khi là cả một thời đại hiện lên rõ
ràng, cụ thể chỉ trên vài trăm trang truyện. Truyện ngắn khơng miêu tả dàn trải một
q trình trên một diện rộng như những vấn đề được đề cập trong tiểu thuyết mà nó
chủ yếu đi vào một hoặc vài biến cố của số phận con người, một mặt, một khía cạnh
nào đó của nhân vật. Nó quan tâm đến kết quả của vấn đề hơn là q trình. Nó buộc
độc giả phải ngẫm nghĩ, suy tư về những giá trị ẩn chứa đằng sau những sự kiện,
những chi tiết mà người viết đặt ra. So với thể loại tiểu thuyết hay truyện vừa,
truyện ngắn mang nhiều dấu ấn của ngơn ngữ nói, được thể hiện dưới hình thức các
cuộc đối thoại qua lại giữa các nhân vật. Thông qua các nhân vật, tác giả muốn thể
hiện một trạng thái tâm lí con người thời đại, đồng thời qua đó nhà văn muốn gửi
gắm những thông điệp, bày tỏ với độc giả những băn khoăn, suy nghĩ về con người
và thời đại theo tinh thần khách quan hoặc chủ quan của mình. Vì giới hạn và khn
khổ cho phép của truyện ngắn nên để có một tác phẩm hay, xuất sắc là điều không
dễ đối với người sáng tác.

1.1.1.2. Đặc điểm

a. Cốt truyện

Là một thể loại của văn xi tự sự, truyện ngắn vừa có những nét chung lại
có những nét đặc trưng riêng. Đặc trưng chung đầu tiên thể hiện ở cốt truyện. Cốt
truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự
sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn
cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Truyện ngắn là thể loại có cốt truyện nhưng nhìn chung biến hóa hơn tiểu
thuyết. Truyện ngắn có nhân vật, được thể hiện qua lời kể, trần thuật. Cả hai thể loại
truyện ngắn và tiểu thuyết đều chú trọng vai trò của người kể chuyện. Song điểm

khác biệt dễ thấy nhất giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là truyện ngắn có hình thức
kể chuyện nhỏ - tức là “truyện ngắn”. Nó chỉ đề cập đến một vài biến cố riêng của
cuộc sống con người. Số lượng nhân vật cũng khơng nhiều, vì hầu hết các truyện

9

ngắn xây dựng rất ít các sự kiện, ít biến cố. Tình tiết trong truyện ngắn vì thế
thường được lựa chọn rất kỹ, chỉ ghi lại những tình huống nào tiêu biểu nhất, đủ sức
cho người đọc hình dung cả quá trình sống của nhân vật.

Dựa vào cốt truyện, có thể chia làm hai loại truyện. Truyện khơng có cốt
truyện (hoặc cốt truyện rất mờ nhạt) vì do dụng ý nghệ thuật của nhà văn chỉ nhằm
thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật trong mối liên hệ với hoàn cảnh. Truyện chỉ
có những ý tưởng, khơng có sự kiện gay cấn, thời gian cụ thể, thậm chí khơng có
đầu đi (truyện ngắn Thạch Lam). Truyện ngắn có cốt truyện rất chú ý xây dựng
những tình tiết, sự kiện bộc lộ tính cách của nhân vật và thúc đẩy hướng phát triển,
vận động của mạch truyện. Các sự kiện càng gay cấn, nổi bật càng tạo kịch tính, sức
hấp dẫn cho truyện (truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao).

b. Dung lượng
Truyện ngắn có dung lượng nhỏ, ngắn gọn mà cơ đúc nên có sức ám ảnh lớn.
Nó tập trung vào một hoặc một vài biến cố trong một không gian, thời gian nhất
định, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và sự liên tưởng cho người đọc. Ví dụ: truyện ngắn
Vi hành của Nguyễn Ái Quốc dịch ra tiếng Việt chỉ hai trang sách, được viết dưới
hình thức một bức thư kể về một sự kiện là tác giả bị nhận nhầm là Khải Định. Cốt
truyện đơn giản, dung lượng rất ngắn nhưng truyện lại có sức công phá lớn, tác
động mạnh mẽ vào ý thức, khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc để đặt ra vấn đề
chính trị - xã hội, vấn đề dân tộc, đấu tranh…
c. Kết cấu
Về kết cấu, tuy dung lượng nhỏ nhưng truyện ngắn có thể có những kết cấu

linh hoạt. Kết cấu truyện ngắn không gồm không gian, thời gian nhiều tầng bậc,
nhiều tuyến, được tổ chức theo kiểu tương phản, liên tưởng. Truyện ngắn có thể có
các kiểu kết cấu sau đây:
- Kết cấu vòng trịn (đầu cuối tương ứng): Chí phèo (Nam Cao).
- Kết cấu theo trục thời gian: chuyện được kể theo thời gian, theo diễn biến
của dòng sự kiện: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Kết cấu tâm lý: chuyện được kể men theo dòng tâm lý nhân vật, làm sáng

10

rõ nội tâm nhân vật và tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện: Đời thừa (Nam Cao)
- Kết cấu đồng hiện: nhà văn miêu tả sự kiện, quan sát tình huống ở các địa

điểm khác nhau trong cùng một thời điểm. Kiểu kết cấu này đem lại khả năng mở
rộng dung lượng cho tác phẩm: Bức tranh (Nguyễn Minh Châu).

- Kết cấu trùng phức (kết cấu truyện lồng trong truyện): người kể chuyện
đứng ra ngoài, đóng vai trị là đạo diễn để tổ chức diễn biến câu chuyện qua lời kể,
qua đó hồn thiện chân dung nhân vật: Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu).

- Kết cấu mở: truyện kết thúc nhưng cái kết còn để ngỏ, mở ra những khả
năng liên tưởng rộng lớn: Chí Phèo (Nam Cao), Vợ nhặt (Kim Lân).

d. Nhân vật
Nhân vật truyện ngắn ít hơn tiểu thuyết và thường bắt buộc phải được xây
dựng theo nguyên tắc điển hình hóa. Nhân vật phải được đặt trong một hồn cảnh
cụ thể, vừa mang tính chung phổ qt vừa mang tính riêng độc đáo. Trong truyện
ngắn, nhân vật là một mảnh nhỏ của thế giới, là hiện thân cho một trạng thái quan
hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người, phát ngôn trực tiếp
hoặc gián tiếp cho tư tưởng nhà văn.

Nhân vật trong truyện ngắn đa phần được khắc họa bằng nội tâm chứ ít khi
thông qua sự đối thoại như văn bản kịch. Nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn là
mạch chỉ xuyên suốt, quyết định mấu chốt của cốt truyện. Cốt truyện được xây
dựng liền mạch với sự phát triển tâm trạng, nó “chủ yếu là nhận ra cái gì, vì vậy nó
thường kết thúc theo lối chấm phá”. Kết cấu truyện ngắn cũng khơng chia thành
nhiều thành tố phức tạp. Nó khơng có kết cấu chương hồi, mà chủ yếu là sự đan bện
các chi tiết.
e. Điểm nhìn và phương thức kể chuyện
Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng
trong tác phẩm. Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật
hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì được kể là điều đặc biệt quan
trọng. Điểm nhìn nghệ thuật được xem như một camera dẫn dắt người đọc vào mê
cung văn bản ngôn từ. Khi nghiên cứu điểm nhìn nghệ thuật, người ta chia điểm

11

nhìn thành các loại như điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật; điểm nhìn khơng
gian, điểm nhìn thời gian; điểm nhìn tâm lý, điểm nhìn tư tưởng; điểm nhìn tu từ…
Trong nghệ thuật trần thuật, sáng tạo của nhà văn trước hết thể hiện ở cách “ứng
xử” với câu chuyện để tạo ra sự đa dạng của các điểm nhìn nghệ thuật.

Về phương thức kể chuyện, trong truyện ngắn, người ta thường dùng nhiều
cách kể chuyện. Các nhà văn thường thay đổi cách kể và có thể có các hình thức kể
hỗn hợp. Có hai hình thức phổ biến là:

- Tường thuật lại quá trình, diễn biến sự việc: Vợ nhặt (Kim Lân)
- Miêu tả lại diễn biến sự kiện: Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)
Để nhận thức phương thức kể chuyện, người ta căn cứ vào các tình huống kể
chuyện:
- Tình huống khách quan: tác giả đứng bên ngoài kể lại điều xảy ra: Chiếc lá

cuối cùng (Ohenry)
- Tình huống chủ quan: tác giả hoặc người kể chuyện tự đóng vai trị là nhân
vật chính của tác phẩm; kể lại những sự kiện, hành động, việc làm, ý nghĩa hoặc
mối quan hệ người - người, hoặc phân tích, bình luận chung.
Cũng cần chú ý đến quan điểm của người trần thuật trong truyện ngắn. Quan
điểm đó thể hiện trong cách kể, nhưng cũng có khi thái độ bề mặt qua ngơn ngữ lại
đánh lừa ta (Chí Phèo - Nam Cao). Truyện ngắn cũng thường có viễn cảnh - khung
cảnh được mở ra trong tương lai mà qua tác phẩm người đọc phát hiện hoặc cảm
nhận được.
g. Cách xây dựng tình huống và chi tiết
Tình huống truyện là “cái tình thế của câu chuyện”, là cảnh huống chứa đựng
trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện
diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.
Tình huống truyện có vai trị hết sức quan trọng, được ví như “cái chìa khóa
vận hành cốt truyện”. Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện
được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ. Việc giải quyết những mâu thuẫn,
xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng

12

ý nghệ thuật của tác giả. Việc sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả
năng quan sát, khám phá bản chất cuộc sống, bản chất con người của nhà văn.

Tình huống là thời điểm, khoảnh khắc nhất định trong tác phẩm, ở đó tập
trung điểm nút chủ đạo trong tác phẩm của nhà văn. Tạo tình huống là một đặc
điểm thi pháp truyện ngắn. Do dung lượng nhỏ, truyện ngắn buộc phải tìm đến một
tình huống - tức là một khoảnh khắc đặc biệt trong đời sống để thể hiện tập trung
mối quan hệ con người, bật sáng tư tưởng của tác giả. Truyện ngắn có thể có một
hay nhiều tình huống, tạo thành một hệ thống.


Các kiểu tình huống truyện tiêu biểu là: tình huống nhận thức, tình huống
tâm trạng, tình huống hành động. Tình huống truyện ngắn thường rất độc đáo, ấn
tượng, tạo hiệu quả thẩm mĩ cao.

Chi tiết trong truyện ngắn hay tiểu thuyết đều nhằm bộc lộ tính cách, tâm tư
truyện ngắn, đan dệt nên các tình huống truyện, đều cùng có hai loại chi tiết: chi tiết
trung tâm và chi tiết phụ trợ. Nhưng chi tiết ở truyện ngắn thường ẩn chứa dung
lượng phản ánh rất lớn. Cũng có nghĩa là tính cơ đọng, hàm súc và tượng trưng của
chi tiết cao. Một chi tiết nổi bật có thể gợi cho người đọc liên tưởng đến cả một
trạng thái nhân sinh xã hội, suy rộng ra bề sâu, bề xa của nội dung phản ánh.

1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn
1.1.2.1. Đặc điểm ngơn ngữ truyện ngắn xét về mặt hình thức
Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của một thể loại là nhằm làm nổi bật những
đặc điểm mang tính khái qt nhất. Để có thể làm nổi bật đặc điểm ngôn ngữ truyện
ngắn về mặt hình thức, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam thường chia lịch sử
truyện ngắn làm hai giai đoạn lớn: truyện ngắn Trung đại và truyện ngắn Cận - hiện
đại (từ thế kỷ XX).
Những tác phẩm được xếp vào thể loại truyện ngắn Trung đại hình thành từ
thể loại truyền kỳ, hoặc là ảnh hưởng của lối kể chuyện dân gian, hoặc có khi là lối
văn chép sử có tính chất văn học. Cách hành văn mang tính khn mẫu, biền ngẫu;
ngơn ngữ kể chuyện dân gian nên ngơn ngữ có đặc điểm trực tiếp, đơn giản.
Bước sang giai đoạn đầu thế kỷ XX về sau, ngôn ngữ truyện ngắn mang hơi

13

thở cuộc sống. Mọi lớp từ ngữ tồn tại trong xã hội đều được các nhà văn sử dụng
vào tác phẩm như: lớp từ tình thái, từ ngoại lai, lớp từ địa phương, lớp từ tôn giáo,
thành ngữ, tục ngữ… Đặc biệt là các câu văn linh hoạt về cấu trúc, khơng bị ràng
buộc về khn mẫu. Câu văn có thể tỉnh lược các thành phần, tạo nên dịng chảy

ngơn từ, dòng chảy của cuộc sống, dòng chảy của tâm trạng. Dưới ngịi bút của nhà
văn, hình thức câu biến hố theo theo cách cảm nhận và ý đồ thể hiện cuộc sống.

1.1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn xét về ngữ nghĩa
Về phương diện ngữ nghĩa, ngôn ngữ truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn
hiện đại, có những đặc điểm nổi bật như sau:
- Bởi có hình thức ngắn cho nên ngơn ngữ truyện ngắn hàm súc, hàm ẩn, đa
nghĩa; vận dụng tối đa các biện pháp tu từ có tác dụng tăng tầng nghĩa cho ngơn từ,
làm đậm đặc thêm q trình mã hố tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật.
- Mọi yếu tố trong một truyện ngắn có nhiệm vụ thể hiện chủ đề. Những yếu
tố nằm ngoài chủ đề đều được gạn lọc.
- Cái hấp dẫn của truyện ngắn nhiều khi không phải là cốt truyện mà là ngơn
từ. Có những truyện khơng có cốt truyện, cái dẫn dắt độc giả là câu văn, dẫn dụ và
mê hoặc độc giả là ngơn từ. Đương nhiên dịng ngơn từ cuối cùng cũng đi đến xây
dựng hình tượng, bởi hình tượng nghệ thuật là giá trị của tác phẩm.
1.1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn với phong cách nhà văn
Bởi quy mô nhỏ và với những đặc điểm ngôn ngữ xét về mặt nội dung và
hình thức như nêu ở phần trên, ngơn ngữ truyện ngắn ghi nhận dấu ấn phong cách
nhà văn rõ nét hơn bất cứ thể loại văn xuôi nào khác. Đặc trưng của ngơn ngữ nghệ
thuật là mang tính cá nhân, ngôn ngữ tác phẩm gắn với ý đồ nghệ thuật và quan
niệm thẩm mĩ của nhà văn. Ở thể loại truyện ngắn, đặc trưng này thể hiện ở việc
tuyển lựa nghiêm ngặt chất liệu ngôn ngữ.
Theo tác giả Cù Đình Tú, tìm hiểu phong cách tác giả của ngơn ngữ văn
chương phải căn cứ vào hai dấu hiệu cơ bản:
“- Khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại phương tiện
ngơn ngữ nào đó của tác giả.

14

- Sự đi lệch chuẩn mực của tác giả ” [31, tr.123].

Mỗi nhà văn bao giờ cũng phải tạo cho mình cái riêng khơng lẫn vào với bất
cứ ai, trước hết là đặc điểm ngôn ngữ trong tác phẩm của họ. Nguyễn Tuân cầu kỳ,
nắn nót, mỗi câu chữ dường như có lí lịch của nó, ngơn ngữ Nam Cao gần với đời
thường nhưng giàu triết lí và nhất là có thế mạnh trong miêu tả nội tâm nhân vật.
Gần đây truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp gây ấn tượng bởi cái ngơn ngữ gai góc, xù
xì, lạnh lùng như nhát dao chém đá ...
Ngôn ngữ tác phẩm tạo nên giọng điệu và từ đó hình thành phong cách.
Ngơn ngữ truyện ngắn là nơi nhà văn có thể thử nghiệm phong cách, nhưng sử dụng
ngôn ngữ là tài năng, là cá tính sáng tạo khơng phải mọi người đều theo một quy
cách như nhau và điều cốt yếu là hiệu quả thể hiện. Trong điều kiện khoa học kĩ
thuật phát triển với tốc độ chóng mặt, cuộc sống chuyển động với tốc độ ngày càng
nhanh, nhà văn hơn ai hết phải tự đổi mới mình thì mới bắt nhịp được với thời đại.
Nhưng đổi mới trong văn học khác với các hình thái khác. Bởi văn học là nhân học.
Văn học và tấm lòng nhà văn bao giờ cũng hướng đến phục vụ con người, nâng cao
đời sống tinh thần cho con người, đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ cho con người. Mục
đích của sáng tác văn học không thay đổi, những cách tân đổi mới đều để phục vụ
mục đích đó một cách hiệu quả hơn. Trong lịch sử văn học những tác phẩm nói
được tiếng lịng của con người, khơi dậy trong con người giá trị nhân văn đều được
độc giả trân trọng đón nhận, tác giả Niê Thanh Mai là một cây bút như vậy.

1.2. Truyện ngắn Niê Thanh Mai
1.2.1. Vài nét về nhà văn Niê Thanh Mai
Niê Thanh Mai sinh ngày 29/7/1980, là người dân tộc Ê Đê. Chị sinh ra
trong một gia đình trí thức và hiện đang sống, làm việc tại thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Sau khi tốt nghiệp THPT, Niê Thanh Mai là sinh viên khoa Sư
phạm, trường Đại học Tây Nguyên. Tốt nghiệp đại học, chị về công tác ở trường
THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng, Đắk Lắk. Hiện nay chị đang là Chủ tịch Hội
VHNT tỉnh Đắk Lắk; Uỷ viên Ban kiểm tra Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam;
Phó Chủ tịch Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam.



×