Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đặc điểm tập phóng sự trước vành móng ngựa của hoàng đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VÕ HOÀNG VÂN

ĐẶC ĐIỂM TẬP PHĨNG SỰ
TRƯỚC VÀNH MĨNG NGỰA CỦA HỒNG ĐẠO

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Chu Lê Phƣơng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Đề án tốt nghiệp với đề tài Đặc điểm tập phóng sự Trước
vành móng ngựa của Hồng Đạo là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dựa trên
sự góp ý của giáo viên hướng dẫn TS. Chu Lê Phương. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu được trình bày trong đề án này là xác thực, chưa từng được cơng bố ở bất kì
cơng trình nào khác. Cơng trình được nghiên cứu và hồn thành tại Trường Đại học
Quy Nhơn trong năm 2023.

Quy Nhơn, ngày 04 tháng 12 năm 2023
Học viên thực hiện

Võ Hoàng Vân

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện đề án, tơi đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân đây, tơi xin được bày tỏ


lịng cảm ơn chân thành của mình.

Tơi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Phòng
đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Quy Nhơn, sự tận tình giảng dạy của các
thầy, cơ trong suốt khóa học và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp.

Tơi xin cảm ơn và bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Chu Lê Phương đã trực
tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện đề án và cung cấp
nhiều thông tin khoa học có giá trị để đề án này được hồn thành.

Tôi xin cảm ơn Ban Thường vụ Huyện đoàn, Lãnh đạo Huyện đoàn Phù Cát
đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề án này.

Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp
đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!
Học viên thực hiện

Võ Hoàng Vân

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................. 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................7
7. Kết cấu đề án.....................................................................................................8
Chƣơng 1: THỂ LOẠI PHÓNG SỰ Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
VÀ TÁC GIẢ HỒNG ĐẠO ................................................................................. 9
1.1. Giới thuyết thể loại phóng sự ............................................................................. 9
1.1.1. Sự hình thành và phát triển ......................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm và đặc trưng ............................................................................. 11
1.2. Thể loại phóng sự ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX .......................................... 15
1.2.1. Sự hình thành và phát triển ....................................................................... 15
1.2.2. Thành tựu và đặc điểm .............................................................................. 22
1.3. Tác giả Hoàng Đạo (1907-1948) ...................................................................... 30
1.3.1. Tiểu sử ...................................................................................................... 30
1.3.2. Sự nghiệp văn chương...............................................................................34
Tiểu kết Chương 1:..................................................................................................36
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM TẬP PHÓNG SỰ TRƯỚC VÀNH MĨNG NGỰA
CỦA HỒNG ĐẠO - TỪ GĨC ĐỘ TIẾP CẬN HIỆN THỰC ......................... 38
2.1. Tiếp cận hiện thực chủ yếu từ phía mặt trái của xã hội .................................... 38
2.1.1. Những cảnh đồi bại trong xã hội ............................................................... 38
2.1.2. Những nỗi khốn cùng của người dân ........................................................ 48
2.2. Tiếp cận hiện thực từ đặc trưng nghề nghiệp, công việc .................................. 54

2.2.1. Một tham tá lục sự dày dặn kinh nghiệm .................................................. 54
2.2.2. Một nhà báo mẫn cán ................................................................................ 58
2.2.3. Một nhân chứng khách quan ..................................................................... 60
Tiểu kết Chương 2:..................................................................................................63
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM TẬP PHĨNG SỰ TRƯỚC VÀNH MĨNG NGỰA
CỦA HỒNG ĐẠO - TỪ GÓC ĐỘ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN ................... 64
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .......................................................................... 64

3.1.1. Miêu tả ngoại hình, xuất thân....................................................................65
3.1.2. Miêu tả ngôn ngữ, hành động....................................................................70
3.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống ...................................................................... 73
3.2.1. Tình huống trào phúng .............................................................................. 73
3.2.2. Tình huống giàu kịch tính ......................................................................... 75
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ...........................................................................78
3.3.1. Cách đặt tiêu đề (Tít) tác phẩm ................................................................. 78
3.3.2. Khẩu ngữ và tiếng “lóng” đặc thù của từng tầng lớp người ...................... 80
3.3.3. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại ............................................................... 83
Tiểu kết Chương 3:..................................................................................................87
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 91
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Thể phóng sự ở Việt Nam đã manh nha từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX qua
một số tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh… Nhưng
những tác phẩm đó chưa được các nhà nghiên cứu xếp vào thể loại này, mà chỉ
được coi là các ghi chép về những điều mắt thấy tai nghe. Thời kỳ này báo chí phát
triển mạnh mẽ tạo nên sự bất phân giữa báo chí và văn học, đây là một trong những
tiền đề quan trọng hình thành nên thể loại phóng sự sau này.

Năm 1932, trên tờ Ngọ Báo xuất hiện thiên phóng sự Tơi kéo xe của Tam
Lang, kể về kiếp sống của người phu xe trong xã hội. Phóng sự này đã gây tiếng
vang lớn, thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả về một thể loại mới đáp ứng được

nhiều yêu cầu phản ánh hiện thực lúc bấy giờ. Sau Tam Lang, một đội ngũ hùng
hậu các nhà văn lần lượt xuất hiện với các phóng sự tiêu biểu lần lượt đăng nhiều
trên báo chí như Vũ Trọng Phụng với phóng sự Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ
lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cơ (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn tết (1938);
Vũ Bằng với Cai (1940); Ngô Tất Tố với Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940);
Trọng Lang với Trong làng chạy (1935), Hà Nội lầm than (1937); Thạch Lam với
Hà Nội ban đêm (1933); Hoàng Đạo với Trước vành móng ngựa (1938)… Có thể
nói thời kỳ 1932-1945 là thời kỳ mở đầu nhưng lại là thời kỳ phát triển rầm rộ và
đạt được nhiều thành tựu nhất trong lịch sử phát triển của thể loại phóng sự. Do đó
phóng sự giai đoạn này đã có những đóng góp nhất định cho q trình hiện đại hóa
văn học Việt Nam thế kỷ XX.

1.2. Trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, giai đoạn 1930-1945 đánh dấu một
bước phát triển cao trong q trình hiện đại hóa, như nhà phê bình Vũ Ngọc Phan
đã nhận định: “Ở nước ta, một năm đã có thể kể như 30 năm của người” [12,
tr.1167]. Trên hành trình cách tân văn học đó, Tự Lực văn đoàn thực sự là một hiện
tượng nổi bật. So với những nhóm sáng tác thơ văn từng tồn tại trước đó trong lịch
sử như Tao đàn nhị thập bát tú, Tao đàn Chiêu Anh Các, Tùng Vân thi xã hay một

2

vài nhóm sáng tác văn học đương thời thì chỉ có nhóm Tự Lực mới hội tụ gần như
đầy đủ tất cả những đặc tính cơ bản của một trường phái văn học (đặc biệt là trường
phái tiểu thuyết Tự Lực văn đồn) với những thành viên, tơn chỉ hoạt động, cơ quan
ngôn luận, nhà in riêng. Từ thành công nổi trội ấy, trong khơng khí hồi ngun các
giá trị quá khứ vào những năm đầu Đổi mới ở trong nước, nhà nghiên cứu Hoàng
Xuân Hãn từng đánh giá: “Tự Lực khơng phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm
quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại” [63].

Các thành viên trong buổi đầu khởi nghiệp gồm: Nguyễn Tường Tam (có các

bút danh Nhất Linh, Bảo Sơn - văn, Đông Sơn - vẽ, Tân Việt - thơ), Nguyễn Tường
Long (Hoàng Đạo, Tứ Ly), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam, Việt Sinh), Trần
Khánh Giư (Khái Hưng, Nhị Linh), Nguyễn Thứ Lễ (Thế Lữ, Lê Ta), Hồ Trọng
Hiếu (Tú Mỡ), Ngơ Xn Diệu. Trong bảy vị ấy, có ba vị họ Nguyễn Tường là ba
anh em ruột. Ngoài ra, văn đồn cịn được cộng tác bởi Nguyễn Tường Cẩm (anh
ruột Nhất Linh), Nguyễn Tường Bách (em ruột Nhất Linh), họa sĩ Nguyễn Cát
Tường, Nguyễn Gia Trí, về sau, anh em còn kết nạp thêm Trần Tiêu (em ruột Trần
Khánh Giư). Trong ba anh em nhà Nguyễn Tường, Hoàng Đạo được đánh giá là cây
bút chủ lực, và là tay hòm chìa khóa của nhóm. Tuy nhiên, đa số người đọc u
mến Tự Lực văn đồn khơng biết nhiều đến Hồng Đạo vì nhiều lẽ. Khi nói đến Tự
Lực văn đồn người ta nghĩ đến những tiểu thuyết luận đề tiêu biểu như Hồn bướm
mơ tiên, Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân, hai tập truyện ngắn của Thạch Lam. Hoàng
Đạo phụ trách chủ yếu mục phóng sự trên hai tờ báo Phong Hóa, Ngày Nay của văn
đồn. Với tập phóng sự Trước vành móng ngựa, ơng đã thực sự nhạy bén trong
việc tìm tịi và khai phá nhiều ngóc ngách của hiện thực xã hội đương thời. Trước
hết bằng chính kinh nghiệm bản thân trong khi ngồi ghế tham tá lục sự tại các toà
án từ năm 1929, nên ngay khi báo Phong Hố ra đời, Hồng Đạo đã viết về những
gì ông đã thấy trước vành móng ngựa - một sân khấu hẹp về xã hội Việt Nam.
Khơng bằng những trình bày dài dòng, chỉ bằng những nét chấm phá, nhanh và thật,
Hoàng Đạo đã tái hiện, ghi chép lại những nét điển hình của một quy cách sinh hoạt,
từ đó nói lên tình cảnh thất học, nghèo đói, hủ lậu, những tệ đoan của xã hội ta,
đồng thời khắc họa chân thật nền cai trị đầy đàn áp, bất công của thực dân Pháp.

3

1.3. Trong phạm vi tìm hiểu, có thể thấy rằng số cơng trình nghiên cứu một cách hệ
thống, đầy đủ về phóng sự của Hồng Đạo, đặc biệt là tập Trước vành móng ngựa
chưa nhiều. Vì nhiều lý do khác nhau, hầu hết các bài viết của các nhà nghiên cứu,
phê bình chủ yếu tập trung vào những yếu tố riêng lẻ khi tìm hiểu về cuộc đời, sự
nghiệp chính trị, sự nghiệp văn chương nói chung của ơng. Thỉnh thoảng có một số

tác giả có nhắc đến phóng sự của Hồng Đạo, nhưng vẫn phần nhiều đặt ơng bên
cạnh các cây bút phóng sự khác nổi tiếng đương thời. Vì vậy, cơng trình nghiên cứu
này hy vọng sẽ góp thêm tiếng nói vào việc tìm hiểu văn học Việt Nam hiện đại nói
chung - thể loại phóng sự và Hồng Đạo nói riêng, là nguồn tư liệu thực tiễn cho
các trường Đại học, Cao đẳng, THPT về sau.

Chính vì những lí do nói trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đặc điểm
tập phóng sự Trước vành móng ngựa của Hồng Đạo” cho đề án tốt nghiệp.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Trong phạm vi những tài liệu tham khảo thu thập được, chúng tôi nhận thấy
rằng đề tài này đã được đề cập, nghiên cứu trong nhiều cơng trình, bài viết như sau:

Từ rất sớm, khi những phóng sự của Hồng Đạo xuất hiện trên hai tờ Phong
Hóa và Ngày Nay, nhiều nhà nghiên cứu đã thấy được cái tài của ông trong thể loại
này. Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ nhận xét,
những năm 1937-1939 “thường là nơi diễn đàn thời sự cho cây bút sắc sảo của
Hoàng Đạo đưa ra những vấn đề chính trị và xã hội địi chính quyền thực dân giải
quyết như vấn đề tự do của nghiệp đồn, của báo chí, vấn đề đời sống dân quê
trong mục Bùn lầy nước đọng; vấn đề công bằng và luật pháp trong Trước vành
móng ngựa” [22].

Viết về Hoàng Đạo, đây là lời của Dương Nghiễm Mậu: “Từ trước đến nay
nhiều nhà phê bình thường chỉ trích, hoặc ít ra khơng đồng ý với thái độ nhìn
xuống của những người trong Tự Lực văn đồn, trong đó có Hồng Đạo” [40]. Và
sau đó cho thấy đối với Tự Lực văn đồn, cần phải có một cái nhìn tế nhị hơn nhiều
chứ khơng thể khăng khăng đơn giản quy về một thái độ cần lên án, là nhìn xuống.

4


Trong Tạp chí Văn, số đặc biệt về Hoàng Đạo, xuất bản ở Sài Gịn năm 1968,
nhà văn Võ Hồng đã viết về Hồng Đạo như sau: “Linh hồn chống đối của nhóm
Phong Hóa - Ngày Nay đó. Tư thái của ơng phù hợp với cốt cách của những bài
ơng viết nhằm đả kích Chính phủ Bảo hộ. Ngịi bút của ơng khơng chừa một nhà
cầm quyền nào: Toàn quyền Brévié, Thống sứ Châtel, Khâm sứ Graffeuil, Đốc lý
Virgitti, Vua Bảo Đại, Thượng thư Phạm Quỳnh, Tổng đốc Hồng Trọng Phu…
Ơng đánh thẳng, lời chỉ trích chân xác. Có chế giễu nhưng khơng hỗn xược. Dưới
thời thực dân phong kiến, quyền chính trị nằm trong tay kẻ cầm quyền mà cơng
nhiên chê bai chính quyền (…) Khơng cần nói xa nói gần, khơng cần úp mở, không
cần mượn giọng ỡm ờ nửa bỡn nửa thiệt. Ngịi bút Hồng Đạo là ngịi bút có trách
nhiệm, là ngịi bút vơ úy…” [41], [46]. Đây là một sự đánh giá xác đáng của nhà
văn đối với nội dung phản ánh hiện thực rộng lớn, kịp thời và rất mãnh liệt của
phóng sự Hồng Đạo.

Mãi đến năm 1997, cuốn Hoàng Đạo nhà báo - nhà văn của tác giả Vu Gia
được xem là cơng trình đầy đủ nhất về Hồng Đạo, là “cái nền” cho những ai có ý
nghiên cứu về tác giả này. Bởi cho đến nay, chưa có một cơng trình nghiên cứu về
Hồng Đạo, mặc dù ơng là một trong những tác giả được đưa vào chương trình
giảng dạy ở miền Nam trước năm 1975, và có ảnh hưởng ít nhiều trong giới học
sinh trung học thời bấy giờ: “Vào những năm cuối của thế kỷ XX này, đọc lại những
gì Hồng Đạo đã viết, ngồi việc “ơn cố tri tân”, tơi thấy, ít ra cũng cịn có một số
điều cần lưu ý nhằm góp thêm vào hành trang để mạnh bước tiến thẳng vào thiên
niên kỷ thứ ba” [15].

Nhà phê bình Thụy Kh trong Chun đề “Hồng Đạo, Người Trí Thức Dấn
Thân” - Thế Kỷ 21, số 199, tháng 11/2005 đã nhận định: “Hồng Đạo là một trí
thức dấn thân tồn diện cả bút lẫn súng. Ơng khơng xuống đường mà lên đường.
Quân sư của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Tường Long là Khổng Minh bên người anh
bôn ba Lưu Bị, là Nguyễn Trãi cạnh Lê Lợi. Nhưng Lê Lợi thành công vì Nguyễn

Trãi sống cịn, Tường Tam thất bại bởi Hồng Đạo chết sớm” [42]. Có thể nói rằng,
ơng đã nhấn mạnh đến nét riêng của phóng sự Hồng Đạo, đó là những điều Hoàng

5

Đạo viết là viết cho tức khắc, về những chuyện đang xảy ra trước mắt, phải giải
quyết ngay ngày hôm nay. Ơng phanh phui chân xác những cảnh khơi hài bi đát của
dân nghèo trước tịa tiểu hình Hà Nội. Ông đả phá lề thói quan liêu hiếp bức của
bọn quan lại qua những bài viết sắc bén đã gây tiếng vang rất lớn trong dư luận thời
bấy giờ.

Trên đây là những ý kiến dù rất ít ỏi của giới nghiên cứu về Hồng Đạo - một
cây bút phóng sự sắc sảo trong nhóm Tự Lực văn đồn. Riêng đối với những phóng
sự trên hai tờ Phong Hóa, Ngày Nay mà sau này được tập hợp và in thành tập
Trước vành móng ngựa thì số lượng những bài viết tìm hiểu vẫn cịn rất ít. Hoàng
Đạo chưa được đề cập đến nhiều như những cây bút phóng sự tiêu biểu đương thời
như Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngơ Tất Tố… Có thể kể đến những bài viết, nhận
định sau đây:

Khi Trước vành móng ngựa ra mắt bạn đọc, trên báo Revue Franco-Annamite,
nhà văn Vũ Ngọc Phan bên cạnh việc đánh giá tác giả còn cho rằng: “Quyển sách
làm cho người đọc vừa phì cười, vừa thương tâm” [12].

Nhà nghiên cứu Văn Tâm thì nhấn mạnh vào tính chất ghi chép và quan điểm
rõ ràng với hiện thực đương thời của tác phẩm: “Trước vành móng ngựa, là tập
phóng sự đặc sắc về tịa án. Tuy tác giả khơng mấy quan tâm đến “luận đề”, nhưng
sự thật giản đơn được chọn lọc phản ánh, lại tự nói lên ý nghĩa sâu xa của nó, từ đó
có khả năng thuyết phục độc giả một cách thấm thía về hiện thực dân sinh và dân
trí bi đát đương thời…” [40].


Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy:

Thứ nhất, Hồng Đạo và tập phóng sự Trước vành móng ngựa của Hoàng
Đạo mới chỉ được tiếp cận, nghiên cứu chung trong cả quá trình vận động, phát
triển của thể loại phóng sự; chưa có một cơng trình nghiên cứu nào tìm hiểu một
cách tồn diện về Hồng Đạo để chỉ ra những nét đặc sắc trong tập phóng sự Trước
vành móng ngựa của ơng. Phần lớn các sách thường chỉ dừng lại ở việc sưu tầm và
biên tập lại những bài viết trên các báo, tạp chí hay một bài nghiên cứu nhỏ về cuộc
đời, sự nghiệp Hoàng Đạo.

6

Thứ hai, thành tựu nghiên cứu về sự nghiệp văn chương, báo chí của Hồng
Đạo tính đến nay cũng khá dày dặn, phong phú. Giới nghiên cứu cũng mở rộng,
khơi sâu nhiều mặt giá trị trong sự nghiệp viết văn của ông, càng khẳng định vị thế
quan trọng của ông trong lịch sử văn chương và báo chí Việt Nam giai đoạn 1930-
1945. Tuy nhiên, mảng văn được nghiên cứu nhiều và sâu nhất là tập tiểu luận
Mười điều tâm niệm, luận thuyết Bùn lầy nước đọng và tiểu thuyết Con đường
sáng. Với thể loại phóng sự, cụ thể là tập phóng sự Trước vành móng ngựa, hầu
như chưa được đầu tư nghiên cứu một cách xứng đáng. Thực tế đó cho thấy, thời kỳ
mới trong việc tiếp cận di sản văn học của Hồng Đạo địi hỏi phải mở rộng tầm
nhìn để tìm hiểu, đánh giá đúng những đóng góp của ơng ở địa hạt sáng tác quan
trọng, không chỉ của ông mà của cả nhóm Tự Lực văn đồn.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Thơng qua việc tìm hiểu, khảo sát tập phóng sự Trước vành móng ngựa của

Hồng Đạo, mục đích của đề án có thể được xác định như sau:

- Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển; thành tựu và đặc điểm của thể

loại phóng sự ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX; giới thiệu đôi nét về tác giả Hồng
Đạo ở khía cạnh tiểu sử và sự nghiệp văn chương.

- Khám phá những nét đặc sắc trong tập phóng sự Trước vành móng ngựa
của Hồng Đạo cả về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật biểu hiện, góp phần
khẳng định vị trí của cây bút này trong dịng phóng sự Việt Nam giai đoạn nửa đầu
thế kỷ XX.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, người viết đề cập và khảo sát 52 phóng sự ngắn

được đăng trên báo Phong Hóa và báo Ngày nay trước và sau tập hợp thành tập
phóng sự Trước vành móng ngựa của Hồng Đạo.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Người viết tập trung khai thác những đặc điểm về nội dung (tiếp cận hiện thực

7

chủ yếu từ phía mặt trái của xã hội; tiếp cận hiện thực từ đặc trưng nghề nghiệp,
công việc) và nghệ thuật (nghệ thuật xây dựng nhân vật; nghệ thuật xây dựng tình
huống; nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ) của tập phóng sự Trước vành móng ngựa
nhằm rút ra những nét riêng đặc sắc của tác giả Hoàng Đạo. Trong q trình nghiên
cứu, người viết có liên hệ, đối chiếu và so sánh với các tác giả khác như: Vũ Trọng
Phụng, Ngô Tất Tố, Trọng Lang…

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:


- Phương pháp loại hình: được sử dụng để nghiên cứu phóng sự Trước vành
móng ngựa của Hồng Đạo từ góc nhìn thể loại, để thấy được sự giống và khác
nhau giữa phóng sự với các thể loại khác như: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký…

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: vận dụng các khái niệm, phương pháp và
tri thức trong thi pháp học để làm rõ đặc điểm nghệ thuật biểu hiện của tập phóng
sự Trước vành móng ngựa qua các bình diện thi pháp: nhân vật, tình huống và
ngơn ngữ…

- Phương pháp liên ngành: kết hợp các phương pháp nghiên cứu văn học, lịch
sử để xem xét hiện tượng văn chương Tự Lực văn đồn từ hồn cảnh xã hội - chính
trị, từ trình độ, khả năng nhận thức và những biểu hiện của tinh thần dân tộc của các
tầng lớp trí thức nói chung và nhà văn Hồng Đạo nói riêng. Mặt khác, cần có cái
nhìn lịch sử về vai trị của Tự Lực văn đồn, của Hồng Đạo trong q trình phát
triển của văn học, trong q trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.

Ngoài ra đề án còn sử dụng các thao tác nghiên cứu hỗ trợ như: phân tích, tổng
hợp, so sánh, thống kê…

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học

Đề án góp phần khái quát hóa những đặc điểm của tập phóng sự Trước vành
móng ngựa về mặt nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện; có sự so sánh với
các cây bút phóng sự khác cùng thời như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Trọng

8

Lang; từ đó góp phần khẳng định giá trị và vị trí xứng đáng của Hồng Đạo đối với

thể loại phóng sự Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Sự khảo cứu đặc điểm tập phóng sự Trước vành móng ngựa của Hồng Đạo
khơng những có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu di sản văn chương của anh em
dịng họ Nguyễn Tường nói riêng, nhóm Tự Lực văn đồn nói chung, mà cịn có ý
nghĩa đối với việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn của thể phóng sự; làm cơ sở khoa
học, tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và những người yêu văn học sau
này, đặc biệt là những người quan tâm đến mảng phóng sự Việt Nam giai đoạn nửa
đầu thế kỷ XX.
7. Kết cấu đề án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo thì Nội dung
chính của đề án được triển khai thành ba chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Thể loại phóng sự ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và tác giả Hoàng Đạo
Chương 2: Đặc điểm tập phóng sự Trước vành móng ngựa của Hồng Đạo -
Từ góc độ tiếp cận hiện thực
Chương 3: Đặc điểm tập phóng sự Trước vành móng ngựa của Hồng Đạo -
Từ góc độ nghệ thuật biểu hiện

9

Chƣơng 1:
THỂ LOẠI PHÓNG SỰ Ở VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

VÀ TÁC GIẢ HOÀNG ĐẠO

1.1. Giới thuyết thể loại phóng sự
1.1.1. Sự hình thành và phát triển


Theo lịch sử báo chí và văn chương, phóng sự từ khi xuất hiện đã làm chấn
động dân chúng báo chí, cịn các nhà cầm quyền thì ra lệnh đóng cửa các tịa soạn
báo, vì tính chất nguy hiểm của các bài phóng sự. Leonard Ray Teel - Ron Tay đã
viết “Phóng sự có thể là vị trí quyến rũ hơn cả trong nghề báo” [34, tr.7]; còn GS,
TS Karel Storkal (Tiệp Khắc) nhận định “Phóng sự là một trong những thể loại báo
chí được người đọc yêu thích nhất và cũng là một trong những thể loại khó nhất đối
với người viết” [34, tr.7]. Một số tài liệu nghiên cứu về báo chí truyền thơng đã cho
rằng: thể phóng sự xuất hiện lần đầu ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX, khi đó độc giả
đã bắt đầu chán ngấy sự hư cấu và khát khao những điều chân thực đang hoặc đã
diễn ra trong xã hội, về những hiện thực đen tối, thối nát của cả một hệ thống chính
trị. Đó cũng là thành quả của cuộc đấu tranh vì tự do báo chí kéo dài nhiều thế kỷ
trước và sự đổi mới của hệ thống tư tưởng dân chủ, tiến bộ ở các nước phương Tây.

Mầm mống của thể loại phóng sự nảy sinh từ trong lòng xã hội Phục Hưng
châu Âu. Đến cuối thế kỷ XIX, phóng sự chính thức được cơng nhận là một thể loại
báo chí, với thuật ngữ bằng tiếng Anh là reportage (Repor theo từ gốc Latinh có
nghĩa là giành được một cái gì đó trong chuyến đi). Xung quanh những nguyên
nhân dẫn đến sự ra đời của thể loại phóng sự, có thể lí giải tập trung vào ba nguyên
nhân chính sau:

Xã hội châu Âu cuối thế kỷ XIX chứa đựng những biến động lớn lao tạo nên
những thay đổi mang tính đột biến trên nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh
tế, văn hóa, tư tưởng. Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản dẫn tới
những cuộc khủng hoảng trầm trọng không những ở mỗi quốc gia mà cịn trên
phạm vi tồn thế giới. Đứng trước tình hình đó, chủ nghĩa tư bản đã tự điều chỉnh

10

và hình thành cơ cấu tổ chức độc quyền trong từng ngành sản xuất đến nhiều ngành

có tầm cỡ quốc gia, khu vực và vươn tới phân chia toàn thế giới. Nên sản xuất trong
thời kỳ đế quốc chủ nghĩa được xã hội hóa ở mức độ cao nhưng lại mâu thuẫn gay
gắt với quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất làm cho những mâu thuẫn trong
lòng xã hội tư bản phát triển khơng điều hịa được. Do đó, xung đột giai cấp trong
nội bộ dân tộc và trong phạm vi quốc tế ngày càng gay gắt. Hàng loạt phong trào
đấu tranh của công nhân, nông dân nhằm chống lại giai cấp thống trị đã diễn ra rầm
rộ, thể hiện khát vọng tự do công bằng trong xã hội. Hoàn cảnh lịch sử với những
biến động dữ dội trên mọi mặt của đời sống xã hội là mảnh đất màu mỡ cung cấp hệ
thống đề tài phong phú cho các thể loại báo chí. Tuy nhiên, do một số hạn chế nhất
định các thể loại xuất hiện trước phóng sự như “tin, phỏng vấn, bình luận” khó có
thể truyền tải được dung lượng hiện thực rộng lớn đầy những biến động của lịch sử,
cũng như không đủ đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng.
Trong hồn cảnh “có vấn đề” với hàng loạt sự kiện nổi cộm đó, thực sự đã trở
thành “bà đỡ” cho sự ra đời của phóng sự - “là con đầu lòng của nghề viết báo”
(Vũ Ngọc Phan). Sự ra đời muộn màng của phóng sự so với các thể loại báo chí
khác, khơng hề làm giảm đi sức hấp dẫn, sự “quyến rũ” và vai trị quan trọng của
nó trong lịch sử báo chí.

Bên cạnh đó, cũng cần phải kể đến cơng lao của một lực lượng đông đảo các
nhà báo - nhà văn và đội ngũ cơng chúng đã có sự thay đổi về chất. Hiện thực đời
sống với sự phân chia, đấu tranh quyền lợi giữa các giai cấp vô cùng gay gắt và
phức tạp, các mối quan hệ chằng chịt cộng với những ung nhọt của chế độ xã hội tư
bản bất công đã đi vào giai đoạn cuối, là một tiền đề cho người viết phóng sự đưa
ngịi bút tìm tịi và khám phá. Nhu cầu của phần lớn công chúng trong việc tiếp
nhận thông tin ngày càng khắt khe. Một phóng sự khơng chỉ đáp ứng được u cầu
phản ánh, truyền tải lượng thông tin chân thực về đời sống xã hội đương thời mà
cịn phải phân tích và lí giải một cách sâu sắc về các sự kiện, hiện tượng đang diễn
ra của lịch sử, đồng thời định hướng cho độc giả phương cách tiếp nhận thông tin.
Thị hiếu của bạn đọc khơng cịn hứng thú với những câu chuyện hư cấu lãng mạn,
bay bổng vỗn dĩ quá quen thuộc và có phần ảo tưởng, sướt mướt. Điều mà họ mong


11

chờ ở bài viết là sự cập nhật những thông tin thời sự nóng hổi. Họ hướng vào những
mối quan tâm chung của thời đại, nắm bắt thực tế và cho ra đời những bài báo phản
ánh hiện thực một cách sinh động, hấp dẫn. Sự tham gia của các nhà văn vào đội
ngũ viết báo làm nảy sinh mối “giao duyên” kỳ ngộ giữa văn học và báo chí. Báo
chỉ trở thành công cụ chuyển tải và mảnh đất thử sức của nhiều cây bút. Các nhà
văn đem đến cho thể loại phóng sự một lối viết mới, một cách tiếp cận hiện thực
độc đáo, còn khơi gợi ở bạn đọc những rung động về cái đẹp và cuộc sống. Chính
họ đã góp phần cho sự ra đời của phóng sự lúc bấy giờ - một thể loại mang tính chất
tổng hợp phong cách sáng tạo của nhiều thể loại báo chí khác và văn học.

Ngồi ra, châu Âu cuối thế kỷ XIX cịn chứng kiến những bước phát triển
vượt bậc về kinh tế do cuộc cách mạng công nghiệp đem lại. Một trong những
thành tựu rực rỡ của ngành công nghiệp hiện đại đó là khoa học kỹ thuật ngày càng
tân tiến, ứng dụng vào nhiều lĩnh vực đời sống vật chất cũng như tinh thần của xã
hội đương thời. Có thể kể đến sự ra đời của điện thoại, điện tín, sóng điện từ... Đây
là nền tảng cho một nền công nghệ thông tin mới thực sự nhạy bén với những đổi
thay dâu bể của lịch sử, là một hệ quả tất yếu phải diễn ra.

1.1.2. Khái niệm và đặc trưng

Xung quanh khái niệm phóng sự có rất nhiều ý kiến tranh luận. Việc thống
nhất một quan niệm chính xác về phóng sự có lẽ là điều khơng dễ dàng. Thuật ngữ
“phóng sự” theo tiếng Latinh là reportage, tiếng Anh là reportage, tiếng Nga là
репорtанс - có nghĩa là truyền đạt, báo tin, thơng báo. Lúc đầu, khái niệm “phóng
sự” được người Anh sử dụng với nghĩa để chỉ “sự mô tả những kỳ họp quốc hội,
những trận lụt, những đám cháy và cuộc chiến tranh” (theo tiến sỹ Carel Storcan).
Người Đức coi phóng sự chỉ là công việc đưa tin một cách xác thực nhất, ngắn

gọn nhất. Người Pháp thì đặc biệt chú trọng đến phóng sự với đặc tính điều tra đối
với những cuộc đời, những con người bí mật kỳ dị, sự việc chứa nhiều bí ẩn đối
với người đọc, như cảnh sống trong tù hay cuộc đời lang bạt của những tay giang
hồ, hảo hán. Cịn người Mỹ lại xem phóng sự là phương tiện để gắn liền với lợi
ích của họ.

12

Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền báo chí phát triển như Anh, Pháp,
Mỹ, Đức, quan niệm về phóng sự thường đi theo hai xu hướng. Xu hướng thứ nhất
nhấn mạnh tính khách quan tuyệt đối, ghi chép trung thành của phóng sự: “phóng
sự kể lại một câu chuyện có thật một cách ngắn gọn, chính xác, các chi tiết tập
trung trả lời cho các câu hỏi: Cái gì? Xảy ra ở đâu? Xảy ra như thế nào? Có liên
quan hoặc ảnh hưởng đến ai? Tại sao lại xảy ra như vậy? Người phóng viên khơng
cần phải bình luận, lí giải gì thêm, thậm chí khơng cần phải lộ mình là một nhân
chứng lịch sử bằng cách xưng Tôi trong bài viết ” [5, tr.31]. Xu hướng thứ hai thì
cho rằng phóng sự là một thể loại văn học, nên nhất định nó mang những đặc điểm
chung của văn học: “phóng sự là một thể loại báo chí mang bản chất tổng hợp, kế
thừa phong cách sáng tạo của tất cả các thể loại báo chí khác (như tin, phỏng vấn,
tường thuật, điều tra) và cả văn học. Chính vì vậy, phóng sự vừa có khả năng phản
ánh một bức tranh tổng thể hoặc một lát cắt tiêu biểu, độc đáo của hiện thực khách
quan, hoặc đi sâu khám phá số phận một con người hay một tập thể người trong
những điều kiện tự nhiên và hồn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, cụ thể, lại vừa có
khả năng đem đến cho cơng chúng báo chí những cảm xúc thẩm mỹ từ cái hay, cái
đẹp của cuộc sống của con người cụ thể ” [5, tr.32].

Có thể nói, hai quan điểm đó đã chia những người nghiên cứu thành hai
trường phái khi tiếp cận, tìm hiểu phóng sự. Bên cạnh đó, mỗi nhà văn, tác giả lại
có những cách hiểu bổ sung, làm rõ thêm về thể loại này. Hai giáo sư khoa báo chí,
trường Đại học Jennesse: Stany Johnson và Jolian Narit - tác giả cuốn sách Những

người phóng viên tồn năng cho rằng: “Phóng sự là một bài tường thuật hoặc một
bài báo được phát triển hoặc xử lý có tính văn học” [35, tr.48]. Quan niệm này cơng
nhận phóng sự là một thể tài báo chí có khả năng sử dụng các yếu tố văn học mà
chất lượng, giá trị tùy thuộc vào nhân cách người viết. Nhà văn, nhà báo Mỹ Mark
Twain cho rằng: “phóng sự chỉ là một sự ghi chép máy móc đơn thuần sự việc chứ
khơng phải là một công việc sáng tạo” [35, tr.49]. Quan niệm này loại bỏ yếu tố
nghệ thuật của phóng sự và chỉ xem phóng sự đơn giản chỉ là thể tài ghi chép, tường
thuật. Giáo sư Pơrơmin, khoa báo chí, trường Đại học Lơmơnơxốp khẳng định
“phóng sự là một cách đặc biệt để thơng tin về một sự việc đó diễn ra trước mắt

13

người viết. Thực chất phóng sự là đưa tin về hoạt động của con người nghĩa là
trước hết phải nêu được những hoạt động của con người” [35, tr.49]. Quan niệm
trên nhấn mạnh đối tượng của phóng sự là những hoạt động của con người trong đời
sống xã hội, đồng thời thừa nhận tính sinh động, hấp dẫn của những thơng tin được
nêu lên trong phóng sự.

Thế giới có nhiều quan niệm và cách lý giải như vậy. Ở Việt Nam, thể loại
phóng sự từ khi mới ra đời đã nhận được khơng ít ý kiến tranh luận xung quanh vấn
đề khái niệm về thể loại này. Vũ Trọng Phụng - ơng “vua phóng sự đất Bắc” nhấn
mạnh “phóng sự là một thiên truyện kể với cơ sở mà nhà báo đã từng mắt thấy, tai
nghe, trừ phi là một thiên “phóng sự trong buồng” nhà báo nghe người ta kể lại cái
mà mình chưa biết bằng tai, bằng mắt. Tôi hết sức tránh cái kiểu viết phóng sự như
vậy” (trích thư gửi vợ chồng Nguyễn Văn Đạm và Đồng Thị Bích Khuê ngày 31-
12-1935). Vũ Ngọc Phan sau đó viết: “Mục đích chính của người viết phóng sự là
gì? Là làm cho người ta thấy “mặt trái” những việc người ta đã vì nơng nổi mà
tưởng là tốt đẹp. Sau nữa, làm cho những nhà pháp luật, những người giữ quyền
cai trị phải lưu tâm đến sự bất công trong sự sống của một hạng người và đến sự
thiếu tổ chức của một giai cấp. Mục đích ấy, các nhà văn viết phóng sự đã đạt đến

được là nhờ cái tài viết ít lời mà nhiều ý” [29].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “phóng sự là một thể loại thuộc
ký, nhằm ghi chép cụ thể tình hình về một vấn đề, một sự việc nào đó, có ý nghĩa
thời sự. So với tùy bút, bút ký, phóng sự có mục đích cụ thể, trực tiếp, phạm vi sự
việc và địa điểm được quy định chặt chẽ. Đó là thể văn gần khoa học hơn là yếu tố
trữ tình” [35, tr.51]. Như vậy, phóng sự là thể loại có tính khách quan, thời sự, và
trách nhiệm của nhà viết phóng sự là phải dấn thân, tìm tịi, khai phá những mảng
hiện thực khác nhau của cuộc sống, nhằm tạo ra thiên phóng sự hấp dẫn, có giá trị
cải tạo xã hội. Tác giả Đức Dũng trong cuốn Các thể ký báo chí cho rằng: “Phóng
sự là một thể loại đứng giữa văn học và báo chí có khả năng trình bày, diễn tả
những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát
triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chi tiết sống động với

14

vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu
chất văn học” [3, tr.83]. Quan niệm này chú ý đến vai trò của người viết phóng sự
trong việc phản ánh một cách sinh động, hấp dẫn các vấn đề của hiện thực. Giáo sư
Phương Lựu nhấn mạnh tính chất chính luận của phóng sự: “Phóng sự nổi bật bằng
những sự thật xác thực dồi dào và nóng hổi(...) Nội dung chủ yếu của phóng sự lại
thiên về vấn đề mà người viết muốn đề xuất và giải quyết. Phóng sự do đó, mặc dù
chất liệu chủ yếu vẫn là người thật việc thật nhưng có màu sắc chính luận ” [33,
tr.299]. Nhà báo Ngọc Vinh có quan điểm: “Phóng sự, theo tơi, đó là một (hay
những câu chuyện) về hiện thực ngồn ngộn của đời sống, được kể lại (cho bạn đọc)
một cách trung thực và đầy cảm xúc qua ngịi bút báo chí” [23, tr.19]. Nhà báo
Phan Quang (nguyên chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam) nhấn mạnh tầm quan trọng
của sự kiện mang phóng sự phản ánh và tác động của nó đối với cơng chúng trong
xã hội: “Phóng sự phản ánh tương đối đầy đủ quá trình của một sự kiện (hay nhiều
sự kiện) có quan hệ nhân - quả, dẫn người đọc đến một suy nghĩ nào đó chứ khơng

phụ thuộc vào cách viết bay bướm, dài hay ngắn” [24, tr.2].

Gần đây, trong Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán (chủ biên) đã định
nghĩa: “Một thể thuộc loại hình ký. Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ việc nhằm
làm sáng tỏ trước cơng luận một sự kiện, một vấn đề có liên quan đến hoạt động và
số phận của một hoặc nhiều người và có ý nghĩa thời sự đối với một địa phương
hay toàn xã hội(…). Việc sử dụng một số phương tiện biểu đạt của văn học như các
biện pháp tu từ, ngơn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới bên trong (ở một mức
độ nhất định) của nhân vật... khiến cho phóng sự vốn từ báo chí, có thể trở thành
văn học, một số tác phẩm thuộc loại này thường được chấp nhận như là những tác
phẩm văn học có giá trị” [17, tr.213].

Như vậy, có thể nhận thấy các quan niệm về phóng sự vẫn chưa đi đến một ý
kiến chung. Căn cứ trên góc độ nghề nghiệp của mình, mỗi nhà nghiên cứu, nhà báo,
nhà văn lại đưa ra quan điểm khác nhau về thể loại này. Các nhà văn coi phóng sự
là một sản phẩm tinh thần của văn học nghệ thuật. Còn các nhà báo lại coi phóng sự
là một thể loại nằm trong hệ thống thể loại báo chí. Điều đó bắt nguồn từ việc giới

15

nghiên cứu ln coi phóng sự là “sản phẩm lưỡng hợp văn học - báo chí” [4, tr.6].

Về đặc trưng và những đặc điểm của phóng sự cũng cịn tồn tại nhiều loại ý
kiến. Dạng ý kiến thứ nhất chủ trương cần phải có sự khu biệt rạch rịi giữa “phóng
sự báo chí” và “phóng sự văn học”. Những người tán thành cách hiểu này thường
cho rằng: trong văn học và trong báo chí đều tồn tại thể loại phóng sự. Điểm khác
biệt rõ rệt nhất giữa phóng sự văn học và phóng sự báo chí là ở chỗ: phóng sự văn
học khơng thích hợp và nói chung khơng có nhiệm vụ chạy theo u cầu tuyên
truyền thời sự mà nhấn mạnh yếu tố hư cấu, có nhân vật, tình huống, cốt truyện và
có tính thẩm mỹ. Cịn phóng sự báo chí nhấn mạnh tính thời sự, có con số cụ thể, rõ

ràng, chính xác và logic.

Loại quan niệm thứ hai lại cho rằng phóng sự là một thể loại báo chí giàu chất
văn học nhất so với các thể loại báo chí khác. Đặc điểm văn học được thể hiện một
cách toàn diện - từ kết cấu, bút pháp, ngôn từ và giọng điệu cho đến phương thức
tiếp cận hiện thực một cách linh hoạt, sinh động của thể loại này. Điểm khác biệt rõ
rệt nhất của phóng sự so với các thể loại báo chí là ở năng lực phản ánh hiện thực
dưới dạng một bức tranh sinh động vừa có tính khái qt, vừa chi tiết, cụ thể, sống
động với vai trò của nhân vật trần thuật và các nhân chứng có liên quan. Quan niệm
này khẳng định tính chất báo chí của phóng sự, đồng thời cũng thừa nhận là vẫn có
thể chấp nhận tính chất văn học như một trong những đặc điểm nổi bật của nó.

1.2. Thể loại phóng sự ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
1.2.1. Sự hình thành và phát triển
1.2.1.1. Kế thừa và phát triển thể ký trong văn học trung đại

Trên thực tế, nền văn học thời trung đại, nhất là ở giai đoạn hậu kỳ, đã xuất
hiện nhiều tác phẩm ký xuất sắc, có tính người thực, việc thực như Thượng kinh ký
sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ. Đến nửa đầu thế kỷ XX,
nhất là sau năm 1930 mới có phóng sự. Đây là kết quả của sự tiếp nối, phát triển thể
ký truyền thống. Xét về nguồn gốc bản chất, ký sự trung đại là loại hình văn học có
tính ngun hợp văn - sử song tồn. Trong quá trình vận động và phát triển của thể
loại, hai yếu tố văn và sử có sự phân lập, chia tách. Tuy nhiên, một số nhà nghiên


×