Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Giao thông vận tải tỉnh bình định thế kỉ xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HUỲNH THANH PHONG

GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BÌNH ĐỊNH
THẾ KỈ XIX

Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013

Người hướng dẫn: TS. ĐINH THỊ THẢO

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi, với sự hướng dẫn của giảng viên TS. Đinh Thị Thảo. Các số liệu sử
dụng phân tích trong đề án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong đề án do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan từ những nguồn tài liệu về tỉnh Bình Định.

Tác giả đề án

Huỳnh Thanh Phong

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề án, Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn
sâu sắc tới:
Quý Thầy/Cơ giáo, các Phịng chức năng tại Trường Đại học Quy Nhơn
đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ, tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức
giúp Tơi hồn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt
Nam. Đặc biệt, Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn TS. Đinh Thị Thảo - Giảng


viên trực tiếp hướng dẫn Đề án, Người đã tận tình hướng dẫn Tơi trong suốt
thời gian thực hiện Đề án. Sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của Cơ giúp Tơi hồn
thành tốt hơn đề án của mình, giúp Tơi nhận ra sai sót cũng như tìm ra hướng
đi đúng khi Tơi gặp khó khăn.
Trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Quý Thầy/Cô giáo
Trường THCS Số 2 Bồng Sơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ, đóng góp ý kiến về
chun mơn để tơi hồn thành nhiệm vụ.
Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và
bạn bè đã ln ủng hộ, quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để Tơi hồn thành
chương trình đào tạo Thạc sĩ và Đề án Tốt nghiệp của mình.
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, Đề án vẫn cịn những thiếu sót
nhất định. Kính mong tiếp tục nhận được sự góp ý của Quý Thầy/Cô và các
bên liên quan từ Nhà trường để Đề án được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!

Tác giả đề án

Huỳnh Thanh Phong

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài .............................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 9
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................. 10
6. Đóng góp của đề án.................................................................................. 11
7. Kết cấu của đề án ..................................................................................... 12


Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BÌNH ĐỊNH
TRƯỚC THẾ KỈ XIX................................................................................... 13

1.1. Các yếu tố tác động đến sự hình thành, phát triển giao thơng vận tải Bình
Định.............................................................................................................. 13

1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .................................................... 13
1.1.2. Điều kiện chính trị, kinh tế và dân cư............................................. 16
1.2. Khái qt giao thơng vận tải tỉnh Bình Định trước thế kỉ XIX ............ 19
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 23
Chương 2: CÁC LOẠI HÌNH GIAO THƠNG VẬN TẢI ........................ 25
TỈNH BÌNH ĐỊNH THẾ KỈ XIX ................................................................ 25
2.1. Giao thông vận tải đường bộ................................................................. 25
2.1.1. Chính sách của triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp đối với
giao thông vận tải đường bộ ..................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Các tuyến giao thông đường bộ ...................................................... 30
2.1.3. Hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường bộ ................................... 37
2.2. Giao thông vận tải đường thuỷ ............................................................. 44
2.2.1. Chính sách của triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp đối với
giao thông vận tải đường thủy .................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Các tuyến giao thông vận tải đường thủy ....................................... 51
2.2.3. Hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thuỷ ................................ 58
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 68

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRỊ CỦA GIAO THƠNG VẬN TẢI
TỈNH BÌNH ĐỊNH THẾ KỈ XIX ................................................................ 71

3.1. Đặc điểm của giao thơng vận tải tỉnh Bình Định thế kỉ XIX ............... 71

3.1.1. Dưới triều Nguyễn, giao thơng vận tải Bình Định được chú trọng xây

dựng và phát triển hơn so với các triều đại trước. ..........................................71

3.1.2. Giao thông vận tải ở Bình Định ln có sự phối hợp chặt chẽ giữa
giao thông đường bộ và hoạt động thông tin liên lạc của triều Nguyễn thông
qua các dịch trạm.............................................................................................72

3.1.3. Giao thơng vận tải ở Bình Định đa dạng; Trong đó đường thủy là thế
mạnh giao thơng vận tải ở Bình Định.. ...........................................................73

3.1.4. Giao thơng vận tải Bình Định đã có những chuyển biển rõ nét từ
những năm 80 của thế kỉ XIX. ........................................................................78

3.2. Vai trị của giao thơng vận tải đối với sự phát triển tỉnh Bình Định thế kỉ
XIX............................................................................................................... 82

3.2.1. Đối với kinh tế .............................................................................. 822
3.2.2. Đối với văn hóa-xã hội ................................................................. 866
3.2.3. Đối với chính trị, quốc phòng-an ninh.......................................... 911
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 944
KẾT LUẬN .................................................................................................. 967
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
..................................................................................................................... 1001
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 1022
PHỤ LỤC ....................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng Trang


Số hiệu Hàng hóa xuất khẩu ra bên ngồi thơng qua cảng Quy
2.1 63
2.2
Nhơn tháng 12 năm 1897
Hàng hóa nhập khẩu từ ngồi vào thơng qua cảng Quy

64
Nhơn tháng 12 năm 1897

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Ở nước ta, trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc, giao thông
vận tải có vai trị quan trọng trong xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nó
là một trong những yếu tố tác động tích cực đến phát triển kinh tế, mở rộng tiếp
xúc văn hóa và giao lưu quốc tế. Hay nói cách khác, giao thơng vận tải chính
là một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng
thị trường; là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển và ngược lại. Hệ thống
giao thông thuận tiện sẽ đảm bảo đi lại, vận chuyển nhanh chóng, kịp thời, đầy
đủ; đảm đương vai trị mạch máu lưu thơng làm cho q trình sản xuất và tiêu
thụ được diễn ra liên tục, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọi lĩnh
vực kinh tế. Khơng chỉ vậy, giao thơng vận tải cịn là cầu nối kinh tế, văn hóa
giữa các vùng, miền và là phương tiện giúp giao lưu với quốc tế.

Trong nửa đầu thế kỉ XIX, việc triều Nguyễn quan tâm phát triển giao
thông, thường xuyên tu bổ, mở rộng, đo đạc… các tuyến đường thủy, bộ không
chỉ phục vụ nhu cầu giao thương, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa mà cịn
phục vụ nhu cầu hành chính, qn sự. Ở Bình Định cũng như các địa phương

khác trong cả nước, những chính sách về chính trị, kinh tế… của triều Nguyễn
cùng với việc tu sửa, mở rộng và hồn thiện các tuyến đường giao thơng huyết
mạch; hệ thống giao thơng từng bước được hồn thiện, nhiều tuyến đường lưu
thơng hàng hóa cũng được hình thành và phát triển; nối liền giao thương giữa
địa phương với các vùng, khu vực trong nước và với nước ngoài. Theo đó, hoạt
động vận tải cũng trở nên thuận lợi, nhộn nhịp với nhiều loại hình vận tải;
phương tiện vận tải, hàng hóa vận tải đa dạng, phong phú, ngày càng đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng, giao lưu trao đổi tại địa phương.

Từ nửa sau của thế kỉ XIX, những chuyển biến trong đời sống chính trị,
kinh tế-xã hội do sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân Pháp vào Việt Nam đã
ảnh hưởng đến hoạt động giao thơng vận tải cả nước nói chung, giao thơng vận
tải tỉnh Bình Định nói riêng. Đặc biệt, từ những năm 80 của thế kỉ XIX, các

2

tuyến giao thông thủy, bộ ở Bình Định được chính quyền thực dân Pháp chú ý
quan tâm nhằm khai thác tài nguyên trong tỉnh cũng như vùng phụ cận. Vì vậy,
các tuyến giao thơng vận tải cũng từng bước được sửa chữa, nâng cấp và đưa
vào hoạt động; mở ra thời kì phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán với các nước
Tây Âu và Đơng Nam Á.

Tìm hiểu về giao thơng vận tải tỉnh Bình Định trong thế kỉ XIX góp phần
nhận diện giao thơng vận tải tỉnh Bình Định; thấy được sự phát triển của giao
thơng vận tải của Bình Định ở thế kỉ XIX và vai trị của giao thơng vận tải trong
mọi hoạt động của đời sống xã hội tại địa phương - một trong những nội dung
chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Qua đó, rút ra những đặc điểm,
nhận xét, đánh giá khách quan về giao thông vận tải cũng như những đóng góp
của nó đối với sự phát triển tỉnh Bình Định thời kì này.


Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, giao thông vận tải được coi là một
trong những ngành kinh tế dịch vụ có liên quan trực tiếp tới mọi hoạt động sản
xuất và đời sống của toàn xã hội; được Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (2021) đã đề ra
các đột phá chiến lược, trong đó nhấn mạnh: “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số cơng
trình trọng điểm quốc gia về giao thơng, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú
trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc
gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số”. Có thể nói, phát triển cơ sở hạ
tầng nói chung, giao thơng vận tải nói riêng vừa là điều kiện, vừa là nội dung
cơ bản trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

Hơn nữa, nhiều năm gần đây, việc học tập, nghiên cứu về lịch sử địa
phương của học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học
ngày càng được quan tâm. Giải quyết tốt nhiệm vụ đặt ra của đề tài sẽ mang lại
ý nghĩa thiết thực, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên.
Kết quả nghiên cứu có thể bổ sung tư liệu góp phần vào việc thúc đẩy nghiên
cứu toàn diện về triều Nguyễn, về thế kỉ XIX cũng như góp phần tìm hiểu về
vùng đất, thiên nhiên và con người Bình Định trong lịch sử.

3

Xuất phát từ những lí do trên, Tơi quyết định chọn đề tài “Giao thơng vận
tải tỉnh Bình Định thế kỉ XIX” để làm đề tài Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên
ngành Lịch sử Việt Nam.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến giao thông vận tải


Sự phát triển của giao thơng vận tải nói chung, giao thơng vận tải ở tỉnh
Bình Định trong thế kỉ XIX nói riêng là một trong những điều kiện quan trọng
thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường; là cầu nối kinh tế, văn hóa
giữa các vùng, miền và là phương tiện giúp giao lưu với các nước khác. Giao
thông vận tải ở tỉnh Bình Định cũng như các địa phương khác đều chịu ảnh
hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa-xã
hội. Vì vậy, khi nghiên cứu về tình hình chính trị, kinh tế-xã hội, nhất là kinh
tế thương nghiệp ở các địa phương, các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến
chính sách của nhà nước đối với giao thơng vân tải, hệ thống giao thông, các
hoạt động vận tải đường thủy và đường bộ…. Có thể kể đến một số nghiên cứu
liên quan đến đề tài như:

Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn của tác giả Nguyễn
Thế Anh [2] đề cập đến những hoạt động kinh tế Việt Nam trong thế kỉ XIX.
Trong khi giới thiệu về các hoạt động thương mại thời kì này, tác giả đã khái
quát hệ thống giao thơng trong cả nước. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trị của
giao thơng đường thủy.

Trong đề tài khoa học cấp Nhà nước với tựa đề Khảo cứu kinh tế và tổ
chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn; những vấn đề đặt ra hiện nay [5], tác giả
Đỗ Bang mặc dù tập trung hướng vào việc khảo cứu tổ chức bộ máy nhà nước
triều Nguyễn nhưng cũng dành một phần đáng kể khảo cứu về kinh tế. Đề cập
đến kinh tế thương nghiệp triều Nguyễn, tác giả đã phân tích chính sách của
triều Nguyễn đối với thương nghiệp, những điều kiện để giao lưu hàng hóa
(giao thơng, đo lường, tiền tệ). Trên cơ sở đó, tác giả khái qt tình hình nội
thương và ngoại thương dưới triều Nguyễn.

4

Lịch sử Việt Nam, tập 5 (từ năm 1802 đến năm 1858) [56] và tập 6 (từ năm

1858 đến năm 1896) [11] của nhóm các tác giả Viện Sử học biên soạn, Nxb.
Khoa học Xã hội, 2017 là các cơng trình tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu lịch
sử Việt Nam. Các cơng trình này là kết quả nghiên cứu có hệ thống về lịch sử
Việt Nam (thế kỉ XIX) trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, ngoại giao…. trong đó có đề cập đến hệ thống giao thông của cả nước.

Các nghiên cứu liên quan đến đề tài tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu về
lịch sử, văn hóa, kinh tế,… ở địa phương là các tập địa chí địa phương được
biên soạn gần đây. Đây là loại sách ghi chép, giới thiệu về địa lí, lịch sử, phong
tục tập quán, nhân vật, sản vật, kinh tế, văn hóa,… của địa phương. Địa chí
Bình Định tập Địa lí-dân cư-hành chính [52], tập Kinh tế [53]và tập Lịch sử
[54] do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đã giới thiệu một
cách toàn diện và phong phú quá trình phát triển của lịch sử, kinh tế của Bình
Định từ buổi đầu lịch sử cho đến thời kì đổi mới. Các cơng trình lần lượt đề cập
đến địa lí tự nhiên, tiến trình lịch sử, các ngành kinh tế (nông nghiệp, thủ công
nghiệp và thương nghiệp)…. của tỉnh qua các thời kì lịch sử. Đặc biệt, phần
Địa chí kinh tế đã dành ra 2 chương viết về kinh tế Bình Định từ thế kỉ XV đến
hết thời Pháp thuộc. Trong đó, đề cập đến sự phát triển hệ thống giao thơng vận
tải ở tỉnh Bình Định từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX và quá trình nâng
cấp, hoạt động kinh tế cảng Quy Nhơn, Bình Định.

Lịch sử thành phố Quy Nhơn của tác giả Nguyễn Tấn Hiểu [6] khơng chỉ
tìm hiểu về thời gian hình thành, khơng gian phát triển của thành phố Quy
Nhơn; mà còn khảo cứu toàn diện về hoạt động kinh tế - xã hội, tổ chức quản
lí nhà nước, các phong trào yêu nước, di tích lịch sử văn hóa qua các thời kì,….
Đề cập đến kinh tế hàng hóa, q trình hình thành và hoạt động thương nghiệp
ở đơ thị Quy Nhơn nói chung, cảng Quy Nhơn và các hoạt động vận chuyển
hàng hóa qua cảng Quy Nhơn nói riêng.

Hiện nay, nhằm hướng tới những nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, tầm quan

trọng của biển, tiềm năng phong phú, đa dạng của biển, mối quan hệ giữa biển
với lục địa và vai trò của giao thương đường thủy nhất là đường biển, nhóm

5

Nghiên cứu thương mại châu Á do Nguyễn Văn Kim thành lập và phụ trách đã
và đang tập trung nghiên cứu về: Truyền thống khai thác biển của người Việt
và các cộng đồng cư dân khu vực; Sự hình thành, hoạt động và vai trò của các
thương cảng, cảng thị; Mối quan hệ giữa biển với lục địa, sự hình thành các
tuyến giao thương, các nguồn thương phẩm…. Trong đó, phải kể đến bài viết
của tác giả Đỗ Trường Giang, Vũ Thị Xuyến với nhan đề Biển với lục địa -
Thương cảng Thị Nại (Chăm-pa) trong hệ thống thương mại Đông Á thế kỉ X -
XV và Hệ thống thương cảng Đàng Trong và mối liên hệ giữa biển với lục địa
in trong sách Người Việt với biển (2011) do Nguyễn Văn Kim chủ biên [21].
Cũng lấy đối tượng nghiên cứu chính là các thương cảng ở Đàng Trong, song
các tác giả này lại đặt nó trong mối quan hệ giữa biển với lục địa, với nền
thương mại khu vực và thế giới. Mặc dù không trực tiếp đề cập đến giao thông
vận tải, nhưng với cách tiếp cận mới, các tác giả đã có những lí giải lí thú về
mạng lưới giao thương nội địa trong lãnh thổ của các tiểu quốc Chăm-pa và vai
trị của các cảng biển, giao thơng vận tải đường thủy nói chung và giao thơng
vận tải biển nói riêng. Các thương cảng trở thành điểm kết nối giữa thế giới lục
địa, mạng lưới trao đổi của thị trường nội địa (các điểm buôn bán, các cảng
biển, các chợ) với thế giới biển, với mạng lưới vận hành của thị trường quốc tế.
Do đó, các cảng biển đóng vai trị quan trọng đối với lưu thơng, vận chuyển
hàng hóa giữa lục địa/nội địa với biển/với nước ngoài.

Năm 2018, các tác giả Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Văn Kim (đồng chủ
biên) cho ra mắt tác phẩm Biển với lục địa-Vai trò và mạng lưới giao lưu ở lưu
vực các dịng sơng miền Trung [26] một lần nữa nhấn mạnh đến mối quan hệ
giữa biển với lục địa thơng qua vai trị, mạng lưới giao lưu ở lưu vực các dịng

sơng miền Trung. Cơng trình tập hợp nhiều bài viết của nhiều nhà khoa học trong
và ngoài nước về tiềm năng, không gian tự nhiên, mối quan hệ giữa biển với lục
địa ở miền Trung; về vai trị của các dịng sơng và mạng lưới giao lưu ở các dịng
sơng miền Trung. Trong đó, một số bài viết như Vai trị của các dịng sơng miền
Trung và mối liên kết giữa biển với lục địa của tác giả Nguyễn Văn Kim; Mạng
lưới trao đổi ven sông miền Trung Việt Nam trong so sánh với mơ hình của châu

6

thổ Bắc Bộ của tác giả Đỗ Thị Thùy Lan; Vai trò của hệ thống sơng miền Trung
trong giao lưu văn hóa-thương mại của tác giả Đinh Đức Tiến; Mạng lưới trao
đổi ven sông Côn trong lịch sử - những kết quả nghiên cứu mới của các tác giả
Đỗ Trường Giang, Nguyễn Quang Anh và Trần Văn Quyến … đã làm sáng tỏ
vai trò của các dịng sơng, những mối liên hệ vùng, liên vùng và mối liên kết
giữa biển với lục địa ở các tỉnh miền Trung trong đó có Bình Định. Các nhà
nghiên cứu đã phác dựng mơ hình, mạng lưới trao đổi kinh tế, vận chuyển hàng
hóa ven sơng; sự ln chuyển của các nguồn hàng từ miền núi, trung du xuống
đồng bằng ven biển; giá trị của các chủng loại hàng hóa; đặc tính phát triển của
các thương cảng miền Trung trong mối liên hệ, so sánh với các trung tâm kinh
tế khác của đất nước và đặc biệt là vai trị của các dịng sơng trong việc kết nối
giao thương-văn hóa.

Henri Maitre trong Rừng người Thượng- vùng rừng núi cao nguyên miền
Trung Việt Nam (2008) [17] đã cung cấp cái nhìn khái quát về cao nguyên miền
Trung trong một thời điểm lịch sử cụ thể (nửa sau thế kỉ XIX). Đây được xem
là công trình lịch sử - dân tộc đầu tiên viết về vùng cao nguyên Việt Nam, Lào,
Campuchia. Khi viết về các dân tộc ở Trường Sơn trước cuộc chiếm đóng của
Pháp, Henri Maitre phân tích khá kĩ về địa bàn sinh sống của các dân tộc vùng
Tây Nguyên, các con đường, các mặt hàng được trao đổi, buôn bán giữa người
Thượng với người miền xuôi.


Choi Byung Wook là một trong những học giả nước ngồi có nhiều nghiên
cứu về Việt Nam. Năm 2008, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử đã giới thiệu bài viết
của Choi Byung Wook với tựa đề Ngoại thương Việt Nam trong nửa đầu thế kỉ
XIX từ tay người Hoa chuyển sang tay người Việt [10]. Trong nghiên cứu của
mình, Choi Byung Wook đã cố gắng chứng minh cho sự thay đổi cách nhìn
nhận về vai trị của thương nhân người Hoa và thương nhân người Việt trong
lĩnh vực ngoại thương ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Theo đó, tác giả cho
rằng lĩnh vực ngoại thương Việt Nam đã chuyển từ thế chủ động ban đầu của
người Hoa đến thế chủ động của người Việt và xem xét hoạt động thương mại
của người Hoa bằng cách khảo cứu hoạt động ngoại thương của toàn vùng đồng

7

bằng sông Cửu Long trong suốt thế kỉ XVIII và XIX. Bài viết đã khẳng định
vai trò của thương nhân người Việt trong hoạt động vận chuyển ven biển ở Việt
Nam trong các thế kỉ XVIII-XIX. Đây là cơ sở để chúng tơi tìm hiểu về hoạt
động vận tải bằng đường biển nói chung, vai trò của người Việt trong vận tải
ven biển ở Bình Định nói riêng.

Từ nửa sau của thế kỉ XIX, những chuyển biến trong đời sống chính trị,
kinh tế-xã hội do sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân đã ít nhiều ảnh hưởng
đến hoạt động giao thông vận tải ở các tỉnh Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh
Bình Định nói riêng. Những năm cuối thế kỉ XIX, các tuyến giao thông thủy,
bộ ở Nam Trung Bộ được chính quyền thực dân Pháp chú ý quan tâm và khai
thác. Báo cáo về tình hình kinh tế của tỉnh Bình Định tháng 5 năm 1887, Báo
cáo về tình hình kinh tế của tỉnh Bình Định 6 tháng đầu năm 1887 hay Báo cáo
về thương mại, cơng và nơng nghiệp q 1 năm 1887 của Tịa sứ Quy Nhơn và
Cơng sứ Bình Định gửi Khâm sứ Trung kỳ-Huế [62-64]… đều đã đề cập đến
tình hình khai thác các tuyến đường thủy, bộ, hoạt động vận tải ven biển các

tỉnh Nam Trung Bộ như: Nha Trang, Ninh Thuận, Phú Yên, đặc biệt là Quy
Nhơn, Bình Định.

2.2. Các cơng trình nghiên cứu về giao thơng vận tải

Hiện có nhiều cơng bố liên quan đến giao thông vận tải của cả nước qua
các thời kì, song vấn đề giao thơng vận tải ở Bình Định thế kỉ XIX lại chưa
được nghiên cứu một cách tồn diện. Có thế kể đến các nghiên cứu về giao
thông vận tải như:

Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam, xuất bản năm 2002, tái bản 2005
(Nxb Giao thông vận tải) [8] đã trình bày tương đối đầy đủ về sự hình thành và
phát triển của giao thơng Việt Nam từ buổi hoang sơ cho đến năm 2000 bao
gồm cả đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không. Đây là cơng
trình khoa học được biên soạn cơng phu, nội dung phong phú, tập hợp nhiều sử
liệu quan trọng về ngành Giao thơng vận tải, được hệ thống hóa qua từng thời
kì. Đồng thời, qua mỗi nội dung đều có tổng kết, tút ra bài học kinh nghiệm
trọng việc xây dựng, phát triển giao thông vận tải.

8

Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam từ thế kỉ X đến năm 1884 [30] và Lịch
sử giao thông vận tải Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 [29], (xuất bản năm
2020, 2021) đã nghiên cứu một cách hệ thống về giao thông vận tải Việt Nam
thời trung đại ở hai giai đoạn: từ thế kỉ X đến năm 1884 và 1954-1975. Cùng
với việc tái hiện diện mạo giao thơng của cả nước trong, các cơng trình này
cũng khẳng định vai trị của giao thơng vận tải đối với công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước qua các thời kì. Tuy nhiên, những vấn đề như hệ thống giao
thơng, hoạt động vận tải hàng hóa ở từng địa phương vẫn chưa được đề cập
trực tiếp trong các cơng trình kể trên.


Gần đây, một số nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thảo và cộng sự được
cơng bố trên các Tạp chí chuyên ngành năm 2018, 2022, 2023 đã đề cập đến
các vấn đề về giao thơng vận tải ở tỉnh Bình Định trong thế kỉ XIX như: Các
tuyến đường lưu thông hàng hóa ở Bình Định thế kỉ XIX; Vai trị của đường
thủy trong giao thương ở Nam Trung Bộ thế kỉ XIX; Vận tải hàng hóa bằng
đường biển ở tỉnh Bình Định (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX); Vận tải hàng
hóa bằng đường bộ ở tỉnh Bình Định cuối thế kỉ XIX; Vận tải hàng hóa ở cảng
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cuối thế kỉ XIX [45-49]. Các công bố này chủ yếu
đề cập đến hoạt động vận tải bằng đường thủy, đường bộ ở tỉnh Bình Định trong
thế kỉ XIX; những chính sách khai thác cảng Quy Nhơn của chính quyền thực
dân Pháp, hoạt động vận tải hàng hóa ở cảng Quy Nhơn và tỉnh Bình Định trong
những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Nhiều vấn đề về giao thơng vận tải
ở Bình Định trong thế kỉ XIX như: Các loại hình giao thơng vận tải, chính sách
khai thác các tuyến giao thơng vận tải, hệ thống giao thông, phương tiện vận
tải, các mặt hàng vận tải, khối lượng hàng hóa vận tải,… chưa được đề cập đến
hoặc là chưa được giải quyết thấu triệt trong các nghiên cứu kể trên.

Có thể thấy, hầu hết các ấn phẩm, công bố kể trên đều không trực tiếp đề
cập đến hệ thống giao thông vận tải hay hoạt động vận tải trên các tuyến giao
thơng ở tỉnh Bình Định trong thế kỉ XIX. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của
các cơng trình nghiên cứu nêu trên là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi triển khai
và thực hiện đề tài.

9

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giao thơng

vận tải ở tỉnh Bình Định trong thế kỉ XIX.

3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khảo sát, nghiên cứu

đề tài, chúng tôi lấy địa giới hành chính tỉnh Bình Định ngày nay làm địa bàn
nghiên cứu chính.

Về thời gian: Đề tài được giới hạn về thời gian là thế kỉ XIX. Tuy nhiên,
trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng đề cập đến thời gian trước thế kỉ XIX
hoặc sau thế kỉ XIX để so sánh, đối chiếu và có cái nhìn liên tục về giao thơng
vận tải Bình Định trong thế kỉ XIX.

Về nội dung: Trên cơ sở đề cập đến những tác động của điều kiện tự nhiên,
điều kiện chính trị, kinh tế và dân cư; sự phát triển giao thông vận tải ở tỉnh
Bình Định trước thế kỉ XIX; Đề tài tập trung làm rõ những chính sách phát triển
giao thông vận tải của triều Nguyễn (đầu thế kỉ XIX) và chính quyền thực dân
Pháp (cuối thế kỉ XIX); Hệ thống giao thông (giao thông đường thủy và đường
bộ), hoạt động vận tải, lưu thơng hàng hóa tại các tuyến giao thơng thủy, bộ của
tỉnh Bình Định trong thế kỉ XIX. Qua đó, chỉ ra những đặc điểm, vai trị của
giao thông vận tải đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội,… của tỉnh Bình
Định thời kì này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến sự hình thành, phát triển

giao thơng vận tải và hiện trạng giao thơng vận tải Bình Định trước thế kỉ XIX,
đề tài hướng đến tái hiện diện mạo của hệ thống giao thông và hoạt động vận
tải bằng đường thủy, đường bộ của tỉnh trong thế kỉ XIX. Trên cơ sở đó, đưa ra
những nhận định, đánh giá khách quan về đặc điểm, vai trị của giao thơng vận
tải tỉnh Bình Định thế kỉ XIX.


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

10

Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự hình thành, phát triển giao thơng
vận tải tỉnh Bình Định; Giao thơng vận tải Bình Định trước thế kỉ XIX.

- Làm rõ diện mạo giao thông và hoạt động vận tải ở tỉnh Bình Định trong
thế kỉ XIX bao gồm: các loại hình giao thơng vận tải (đường bộ và đường thủy).
Trong đó, nhấn mạnh đến các chính sách khai thác tuyến giao thông thủy bộ,
các tuyến đường giao thơng thủy bộ, hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường
thủy và đường bộ (phương tiện vận tải, các mặt hàng vận tải, khối lượng hàng
hóa vận tải).

- Rút ra những đặc điểm và đánh giá khách quan những đóng góp, vai trị
của giao thông vận tải đối với sự phát triển mọi mặt tỉnh Bình Định trong thế
kỉ XIX.

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tài liệu

Để tái hiện diện mạo của giao thơng vận tải ở tỉnh Bình Định trong thế kỉ
XIX, đề tài tiếp cận một cách hệ thống, toàn diện và tổng hợp các nguồn tài liệu
khác nhau. Trước hết, chúng tôi khai thác và sử dụng tối đa nguồn tư liệu gốc
đương thời được biên soạn từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX trở về trước (chủ
yếu là các bộ sách do Quốc Sử quán triều Nguyễn và Nội các triều Nguyễn biên

soạn) và coi đây là nguồn tư liệu gốc quan trọng để thực hiện đề tài. Trong đó,
Đại Nam nhất thống chí, Hồng Việt nhất thống dư địa chí, Đại Nam thực lục,
Đại Nam liệt truyện, Khâm định Việt sử thông giám cương mục,… bao quát
các lĩnh vực lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa và đời sống xã hội triều Nguyễn;
Là tư liệu đáng tin cậy cho việc tìm hiểu về lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XIX nói
chung và về phố chợ, đường sá, cầu cống, sơng lớn, bến đị, cửa biển hay thổ
sản và về hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy ở các địa phương trong
cả nước nói chung và tỉnh Bình Định trong thế kỉ XIX nói riêng. Đây là nguồn
tư liệu quý, tư liệu gốc cung cấp những chỉ dẫn ban đầu về tình trạng giao thơng
thủy, bộ, hàng hóa, thổ sản của các địa phương; Là cơ sở để chúng tôi khai thác,

11

sử dụng, thực hiện đề tài.
Nguồn tư liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV (chủ yếu là các báo

cáo tình hình khinh tế, tài chính mà Cơng sứ Bình Định gửi Khâm sứ Trung Kì)
cũng được chúng tôi khai thác, sử dụng. Đây là nguồn tư liệu quý, quan trọng
giúp chúng tôi làm rõ các nội dung liên quan đến giao thơng vận tải Bình Định
ở nửa sau thế kỉ XIX.

Ngoài ra, tư liệu điền dã tại địa phương và các nguồn tài liệu chuyên khảo
được thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như sách, bài nghiên cứu, bài báo
cũng được chúng tôi cố gắng khai thác, tiếp cận và sử dụng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng và duy vật lịch sử để đảm bảo tính khách quan và khoa học.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tác giả vận dụng xuyên suốt và kết hợp hai phương pháp
chuyên ngành trong nghiên cứu Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp
logic). Đồng thời, sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh,… để giải quyết thỏa đáng các vấn đề đặt ra của đề tài.
6. Đóng góp của đề án

Hoàn thành đề án sẽ có những đóng góp sau:
- Đề tài đã bước đầu khai thác và hệ thống hóa các nguồn tài liệu để có cái
nhìn khái quát về giao thông vận tải thủy, bộ ở Bình Định trong thế kỉ XIX.
- Trên cơ sở những nội dung đề án tập trung giải quyết, chúng tôi đã tái
hiện diện mạo giao thơng vận tải tỉnh Bình Định trong thế kỉ XIX; Chỉ ra một
số đặc điểm, vai trị, đóng góp của giao thông vận tải đối với sự phát triển mọi
mặt tỉnh Bình Định trong thế kỉ XIX.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào kết quả nghiên cứu giao
thơng vận tải của cả nước nói chung, giao thơng vận tải tỉnh Bình Định nói
riêng; Góp phần bổ sung nguồn tài liệu cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu
lịch sử địa phương tỉnh Bình Định dưới triều Nguyễn (thế kỉ XIX).

12

7. Kết cấu của đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội

dung đề án gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về giao thông vận tải tỉnh Bình Định trước thế kỉ

XIX. (12 trang)
Chương 2: Các loại hình giao thơng vận tải tỉnh Bình Định thế kỉ XIX.

(45 trang)

Chương 3: Đặc điểm và vai trị của giao thơng vận tải tỉnh Bình Định thế

kỉ XIX. (25 trang)

13

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH
BÌNH ĐỊNH TRƯỚC THẾ KỈ XIX

1.1. Các yếu tố tác động đến sự hình thành, phát triển giao thơng vận tải
Bình Định

1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Giao thông vận tải Bình Định chịu sự ảnh hưởng rất lớn của vị trí địa lí và

điều kiện tự nhiên. Bình Định là một trong những tỉnh lớn thuộc duyên hải miền
Trung của Việt Nam, diện tích tự nhiên phần lục địa của tỉnh là 6073 km2, đứng
thứ 2 trong số các tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung bộ, sau tỉnh Quảng Nam,
đứng thứ 22 cả nước Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh dài 110km theo hướng bắc -
nam và chiều ngang hẹp trung bình 55km (chỗ hẹp nhất là 50km, chỗ rộng nhất
là 60km). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, có đường biên giới chung là 63km;
phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, có chung đường biên giới 130km; phía Đơng giáp
biển Đông với bờ biển dài 134km.

Địa thế Bình Định vào thế kỉ XIX được nhận xét: Phía Đơng giáp biển,
phía Tây tiếp động núi. Đèo Bến Đá chặn phía Bắc, núi Cù Mơng ngăn phía
Nam. Các con sơng lớn là sơng Tam Huyện và sông Lại Giang như chiếc đai,
vạt áo che chắn. Dọc theo miền biển thì có các đồn cửa biển Thị Nại, Kim Bồng
để giữ yên mặt biển. Ruộng đất thì phì nhiêu, màu mỡ; dân cư trù mật, xe thuyền
tụ tập,… thực là một trấn lớn xung yếu [33, tr. 556].


Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đơng. Phía tây
của tỉnh là vùng núi, rìa phía đơng của dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng
trung du và vùng đồng bằng, ven biển. Vùng rừng núi chiếm 70% diện tích của
tỉnh. Ở thế kỉ XIX, sách “Đại Nam nhất thống chí” đã liệt kê hơn 45 núi cao,
phân bố khắp địa bàn tỉnh, có vai trị quan trọng đối với cư dân Bình Định như
núi Phước An, An Tượng, Trụ Lĩnh, Bản Sơn, Cù Mông, Hàm Long, Kỳ Sơn,
Bích Khe, Càn Dương,… ngồi ra cịn có nhiều dãy núi ăn ra sát biển như: dãy
núi Đá Lửa, Lại Khánh, Đầu Trường, Gị Chai, Ơng Táo,.… Vùng đồi chiếm

14

khoảng 10% diện tích tự nhiên, xen lẫn vào đó là các vùng đồng bằng bị đồi
núi chia cắt thành các vùng đồng bằng nhỏ hẹp, song cũng có những cánh đồng
lớn của miền Trung. Đây là địa bàn cư trú của phần lớn cư dân Bình Định. Các
đồng bằng chủ yếu tập trung ở thị xã Hoài Nhơn, thị xã An Nhơn, huyện Tuy
Phước, Tây Sơn, Phù Cát. Vùng ven biển có nhiều đầm (Trà Ổ, Nước Ngọt,
Thị Nại,…), vịnh (Làng Mai, Quy Nhơn, Vũng Mới...), các cửa biển (Tam
Quan, An Dũ, Hà Ra, Đề Gi và cửa Quy Nhơn…). Hiện tại, ngoại trừ cửa Quy
Nhơn và cửa Tam Quan khá ổn định, còn các cửa An Dũ, Hà Ra, Đề Gi ln
có sự bồi lấp và biến động.

Tài ngun khống sản ở Bình Định khơng nhiều. Một số loại khống sản
từ sớm được cư dân Bình Định phát hiện và khai thác như cát thuỷ tinh, vàng,
sắt, sét gạch ngói, các loại đá xây dựng, diêm tiêu,… Cát dùng để xây dựng ở
Bình Định tương đối phong phú và dễ khai thác, phân bố hầu khắp các vùng
sông suối trong tỉnh. Riêng cát làm thuỷ tinh chủ yếu phân bố ở huyện Tây Sơn,
vàng ở huyện Hoài Ân, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh; sắt tập trung ở thị xã Hoài Nhơn
và Phù Cát nhưng trữ lượng thấp; diêm tiêu ở huyện Phù Mỹ; đá xây dựng phân
bố ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh.


Các sông trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía
đơng dãy Trường Sơn. Sơng ngịi khơng lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù
sa thấp. Ở thượng lưu có nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ
lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn. Trong tỉnh có bốn con sông lớn
là sông Côn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh cùng các sông nhỏ như Châu
Trúc hay Tam Quan,…. Bình Định cịn có nhiều con suối phân bố hầu khắp địa
bàn tỉnh. Hệ thống sông suối trong tỉnh vừa mang lượng phù sa hàng năm bồi
đắp cho đồng ruộng vừa là nguồn cung cấo nước quan trọng cho nền sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.

Biển Đơng có ảnh hưởng lớn đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Bình
Định. Khu vực bờ biển và thềm lục địa tỉnh có diện tích khoảng 36.000 km2,
lớn gấp 6 lần diện tích tự nhiên của tỉnh. Dọc ven bờ biển có 32 hịn đảo lớn
nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Cù Lao Xanh. Khơng tính các đường bờ của hải


×