Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghệ thuật tự sự trong ba tiểu thuyết mình và họ, kể xong rồi đi và một ví dụ xoàng của nguyễn bình phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

BÙI THỊ HOÀ

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG BA TIỂU THUYẾT
MÌNH VÀ HỌ, KỂ XONG RỒI ĐI VÀ MỘT VÍ DỤ XỒNG

CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THANH SƠN

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi, do
TS. Nguyễn Thanh Sơn – giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn hướng dẫn.
Các kết quả nêu trong đề án là trung thực, đảm bảo tính chính xác, khách
quan. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.

Bình Định, tháng 10 năm 2023
Tác giả

Bùi Thị Hoà

LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng thành kính, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu
sắc tới TS. Nguyễn Thanh Sơn đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt


q trình nghiên cứu, hoàn thành đề án.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong khoa Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Trường Đại học Quy Nhơn đã hết lòng giảng dạy và tạo
điều kiện cho tơi hồn thành đề án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và nghiên cứu
khoa học Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi
hồn thành đề án.

Bình Định, tháng 10 năm 2023
Tác giả

Bùi Thị Hoà

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 4
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 10
6. Đóng góp của đề án.............................................................................. 11
7. Cấu trúc của đề án ................................................................................ 11
CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HÀNH TRÌNH
TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG.................................. 13
1.1. Tự sự học và vấn đề nghiên cứu tự sự học trong văn học Việt Nam .. 13


1.1.1. Khái lược tự sự và tự sự học......................................................... 13
1.1.2. Tự sự học trong nghiên cứu văn học Việt Nam ............................ 15
1.2. Hành trình tiểu thuyết và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình
Phương..................................................................................................... 20
1.2.1. Hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương ......................... 20
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương ......................... 24
1.2.3. Về ba tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi, Một ví dụ xồng .... 27
Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 30
CHƯƠNG 2. NGƯỜI KỂ CHUYỆN, ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG (QUA BA
TÁC PHẨM MÌNH VÀ HỌ, KỂ XONG RỒI ĐI, MỘT VÍ DỤ XOÀNG). 32
2.1. Sự đan xen các ngôi kể...................................................................... 32
2.2.1. Từ người kể chuyện ngôi thứ nhất… ............................................ 33
2.2.2. Đến người kể chuyện ngôi thứ ba ................................................. 41
2.2. Sự liên kết các điểm nhìn trần thuật................................................... 47

2.2.1. Điểm nhìn bên trong..................................................................... 48
2.2.2. Điểm nhìn bên ngồi .................................................................... 52
2.2.3. Điểm nhìn di động........................................................................ 55
Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 61
CHƯƠNG 3. KẾT CẤU, NGƠN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG (QUA BA TÁC PHẨM MÌNH
VÀ HỌ, KỂ XONG RỒI ĐI, MỘT VÍ DỤ XỒNG) .................................. 62
3.1. Kết cấu trần thuật .............................................................................. 62
3.1.1. Kết cấu phân mảnh....................................................................... 62
3.1.2. Kết cấu đa tuyến........................................................................... 70
3.2. Ngôn ngữ trần thuật .......................................................................... 75
3.2.1. Ngôn ngữ sinh hoạt thông tục....................................................... 76
3.2.2. Ngơn ngữ tính dục........................................................................ 79

3.2.3. Ngôn ngữ của sự vô thức.............................................................. 83
Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 88
KẾT LUẬN................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 93
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 có những bước chuyển biến lớn lao và đạt
được nhiều thành tựu đáng kể. Những cây bút xuất sắc như Lê Lựu, Chu Lai,
Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Nguyễn Xuân Khánh, Phạm
Thị Hồi,… với nhiều tác phẩm giá trị đã đóng góp tích cực vào q trình đổi
mới văn xi Việt Nam đương đại. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến những
năm đầu của thế kỉ XXI, văn học Việt Nam xuất hiện một trào lưu tiểu thuyết
mới với những thể nghiệm đáng ghi nhận, tiêu biểu như Hồ Anh Thái, Võ Thị
Hảo, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà… Trong đó, tác giả
Nguyễn Bình Phương là cây bút khá nổi bật. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân
Thạch nhận xét về văn chương Nguyễn Bình Phương “Nếu cần lựa chọn một
hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, ưu tiên số một
chắc chắn là những sáng tác của Nguyễn Bình Phương” [37].

Kể từ khi tiểu thuyết đầu tay ra đời năm 1991 đến nay, hơn 30 năm qua
Nguyễn Bình Phương ln “ngồi riêng một cõi” và bền bỉ sáng tác bằng
phong cách nghệ thuật khác biệt. Ông đã xuất bản 10 cuốn tiểu thuyết bao
gồm: Bả giời (1991), Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Người
đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2004), Ngồi (2006),

Mình và họ (2014), Kể xong rồi đi (2017), Một ví dụ xồng (2021). Trong đó,
tiểu thuyết Mình và họ được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm
2015 và tiểu thuyết Một ví dụ xồng được trao giải thưởng của Hội Nhà văn
Việt Nam năm 2021.

Có thể nói, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là những sản phẩm nghệ
thuật sáng tạo về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Cùng thống nhất trong
một phong cách Nguyễn Bình Phương, song mỗi một tiểu thuyết lại đánh dấu

2

một sự sáng tạo mới. Về phương diện nội dung, đó là hành trình khám phá
con người ở chiều sâu vơ thức hoặc trong “bản năng gốc” của nó. Về phương
diện nghệ thuật, đó là sự cách tân mạnh mẽ trong nghệ thuật tự sự. Tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương khơng dễ tiếp nhận với số đông bạn đọc và luôn
gây ra nhiều tranh luận với những đánh giá khen chê khác nhau. Trong cuộc
tọa đàm khoa học “Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong chuyển động của
văn học Việt Nam đương đại” diễn ra ngày 18/7/2022, các nhà nghiên cứu ghi
nhận những ý kiến đa chiều về một “hiện tượng lạ” trong dòng chảy văn học
đương đại. Cũng tại đây, nhà văn Bảo Ninh đánh giá một điều đặc biệt hiếm
thấy; và coi đó là ưu điểm nổi trội hàng đầu của cây bút Nguyễn Bình Phương
“10 cuốn tiểu thuyết cuốn nào cũng một cõi riêng, vị thế riêng, gần như là độc
lập với nhau vậy, đúng như là nhà văn Nguyễn Quang Sáng từng dự đốn: sự
xuất thần trời phú rồi sẽ cịn đến với nhà văn đặc biệt này không chỉ duy nhất
một lần” [38].

Chính những điều độc đáo, mới mẻ hiếm thấy của cây bút tài năng
Nguyễn Bình Phương thơi thúc chúng tơi chọn tiểu thuyết của ông làm đề tài
nghiên cứu đề án. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến ba tác phẩm mới nhất Mình và
họ, Kể xong rồi đi, Một ví dụ xồng. Đây là chặng sáng tác thành cơng nhất

của Nguyễn Bình Phương, thu hút được sự quan tâm của đơng đảo độc giả và
giới phê bình văn học đương đại.

Với Mình và họ, Nguyễn Bình Phương khiến bất cứ ai khi đọc cũng phải
vị nể bởi bút lực, sức sáng tạo và sự táo bạo trong tư tưởng khi tiếp cận về vấn
đề chiến tranh biên giới. Đây là tác phẩm kết tinh tài năng, độ chín về nghệ
thuật của Nguyễn Bình Phương; một thành tựu xứng tầm của tiểu thuyết Việt
Nam đương đại, được Hội Nhà văn Hà Nội bỏ phiếu tuyệt đối trao giải
thưởng thường niên năm 2015. Mình và họ được xem là một cột mốc, thành
tựu rực rỡ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Thậm chí, giới phê bình cịn hi

3

vọng ông sẽ tiếp nối Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp đưa văn học Việt ra ngoài
biên giới.

Kể xong rồi đi lại khiến độc giả ám ảnh bởi muôn vàn cái chết trong cõi
nhân sinh đầy bất ổn. Tuy khơng có tiếng vang như Mình và họ nhưng ngay
từ lúc ra đời, cuốn sách đã gây ra nhiều tranh luận. Trong buổi tọa đàm ra mắt
tác phẩm vào ngày 03/10/ 2017 tại Hà Nội, nhà văn Bảo Ninh nhận xét “cuốn
Kể xong rồi đi có thể là đối tượng cho một nền phê bình mới. Có thể nó là cái
chết, hoặc bàn về cuộc sống từ điểm nhìn của cái chết. Nó như một sự thách
đố các nhà phê bình thời đại mới” [47].

Một ví dụ xồng mà khơng xồng, thức tỉnh bạn đọc bởi phận người bé
mọn trong một xã hội đang quay cuồng vì đồng tiền. Tác phẩm ra đời năm
2021 và lập tức nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với 100%
số phiếu ủng hộ. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt
Nam có lời khen ngợi tác giả Một ví dụ xồng “Dám viết một cuốn sách hay,
gửi thông điệp về sự vô cảm, băng hoại đạo đức của con người nhưng vẫn đầy

niềm tin vào con người bằng thứ nghệ thuật văn chương đặc sắc”.

Tóm lại, Mình và họ, Kể xong rồi đi, Một ví dụ xoàng là ba tác phẩm mới
nhất kết tinh giá trị tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, đánh dấu những thành
cơng rực rỡ của tác giả trong địa hạt tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Việc
nghiên cứu để khẳng định hơn nữa giá trị của các tác phẩm này là điều cần
thiết.

Với đề tài Nghệ thuật tự sự trong ba tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi
đi và Một ví dụ xồng của Nguyễn Bình Phương, chúng tơi hi vọng sẽ có
những đóng góp nhất định trong phân tích, đánh giá nghệ thuật tự sự cũng
như khẳng định sáng tác của Nguyễn Bình Phương trong nền văn học Việt
Nam đương đại.

4

2. Lịch sử vấn đề

Là một gương mặt nổi bật với phong cách độc đáo, lối viết mới mẻ;
Nguyễn Bình Phương cùng với tiểu thuyết của ơng là đối tượng quan tâm của
giới nghiên cứu phê bình. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương được đề cập thường xuyên trong các bài viết, được in trong nhiều
cuốn sách, được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí chuyên ngành, trong các đề
tài luận văn thạc sĩ, tiến sĩ… với tư cách là một nhân tố quan trọng góp phần
làm nên làn sóng đổi mới tiểu thuyết đương đại.

Một trong những nhà nghiên cứu sớm viết bài về Nguyễn Bình Phương
là Thuỵ Khuê. Trên websitee http//chimviet.fr.free và trên trang web cá nhân
của Thuỵ Khuê (e) đăng tải khá nhiều bài viết nghiên
cứu về các yếu tố huyền ảo, tâm linh trong từng tiểu thuyết của Nguyễn Bình

Phương như Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa
trẻ chết già (2000), Tính chất hiện thực linh ảo âm dương trong tiểu thuyết
Người đi vắng (2000), Những yếu tố tiểu thuyết mới trong tác phẩm Trí nhớ
suy tàn (2000), Thoạt kì thuỷ trong vùng đất Cậm Cam hoang vu của Nguyễn
Bình Phương (2004), … Các bài viết chỉ ra những nét nổi bật nhất trong từng
tác phẩm của nhà văn. Mỗi bài viết là những nhận xét đánh giá xác đáng, tinh
tế; là phát hiện có tính chất gợi mở cho những người quan tâm nghiên cứu về
Nguyễn Bình Phương. Các bài viết này là sự ghi nhận giá trị tác phẩm nhưng
lại chưa có những đánh giá khái quát bao trùm được hệ thống tác phẩm của
Nguyễn Bình Phương.

Nhà nghiên cứu Đoàn Cầm Thi khám phá sáng tác Nguyễn Bình Phương
dưới góc nhìn vơ thức và hữu thức trong mối liên hệ với thơ Hàn Mặc Tử và Hồ
Xuân Hương (Sáng tạo văn học: giấc mơ và điên, Người đàn bà nằm: Từ “Thiếu
nữ ngủ ngày” đọc “Người đi vắng” của Nguyễn Bình Phương, 2005). Từ đó, tác
giả bài viết chỉ ra những đặc sắc trong cách nhìn nhận hiện thực và con người của

5

Nguyễn Bình Phương. Với lối viết dựa trên lí thuyết phân tâm học, Đoàn Cầm Thi
gợi mở về hướng tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương.

Ngay từ những năm đầu thế kỉ XXI, đã xuất hiện một số bài báo về
Nguyễn Bình Phương rất đáng chú ý, có thể kể đến bài viết của nhà nghiên
cứu Phạm Xuân Thạch đăng trên báo Văn nghệ số ra ngày 25/11/2006. Bài
báo đi sâu nghiên cứu nội dung ý nghĩa tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình
Phương: “Nó là một cuộc mời gọi đặt vấn đề phản tư về đời sống và ý nghĩa
của đời sống. Nó là một tiểu thuyết bắt người ta suy nghĩ và làm điều ấy, nó
xứng đáng là một tiểu thuyết và là một tiểu thuyết xuất sắc”. Những lời khen
sôi nổi, nhiệt thành Phạm Xuân Thạch dành cho Nguyễn Bình Phương được

đưa ra từ những căn cứ mà nhà nghiên cứu phát hiện rất tinh tế, độc đáo.

Trong luận văn Thạc sĩ Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm
năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết (ĐHSP Hà Nội, 2006), Hồ Bích Ngọc
nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ở phương diện thể loại và chỉ ra
tiểu thuyết của ơng có sự hiện đại hóa từ ý thức mới về kết cấu đến việc từ
chối quan niệm điển hình hóa hiện thực, một ứng xử hiện đại về nhân vật và
những tìm kiếm về ngơn ngữ giọng điệu. Đây có thể coi là luận văn đầu tiên
đặt vấn đề nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương một cách có hệ thống
trong nhà trường và có những tìm tịi nghiên cứu nghiêm túc. Tuy nhiên luận
văn mới chỉ tiến hành khảo sát ở bốn tác phẩm (Những đứa trẻ chết già.
Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Trí nhớ suy tàn).

Nguyễn Phước Bảo Nhân (2008) với Tiểu thuyết hiện đại - sự hội ngộ các
tư duy trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, nói về kỹ thuật viết tiểu thuyết hậu
hiện đại của Nguyễn Bình Phương ở sự dịch chuyển liên tục các điểm nhìn, lối kể
nhảy cóc, đa âm; lời thoại rời rạc, phi logic. Tác giả nêu khái quát các vấn đề đổi
mới trong lối viết của nhà văn ở năm tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Người đi
vắng, Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn.

6

Trong luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương,
(Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010),
Nguyễn Thị Phương Diệp tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ ba góc
độ chính là nhân vật, khơng gian - thời gian và cấu trúc, cách kể chuyện. Đây
là những yếu tố cơ bản để tạo nên thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết. Phạm
vi nghiên cứu của luận văn tập trung bảy cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương là: Vào cõi, Bả giời, Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi, Những đứa trẻ chết già,
Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn. Với phạm vi nghiên cứu rộng, tác giả chưa đi

sâu khai thác rõ nghệ thuật tự sự trong mỗi tiểu thuyết để thấy điểm mới mẻ
qua mỗi sáng tác trước và sau của nhà văn.

Với bài viết Một cách nhìn về “Tiểu thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam”
(2011), tác giả Hoàng Cẩm Giang, Lý Hoài Thu nghiên cứu một cách tổng
quan về sự khác biệt giữa hình thức thể loại tiểu thuyết truyền thống và hiện
đại. Trong đó, Nguyễn Bình Phương được hai tác giả nhắc đến nhiều nhất với
các tác phẩm tiêu biểu cho xu hướng cách tân mới lạ, sáng tạo như Thoạt kỳ
thủy, Ngồi, Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn.

Trong bài viết Đến cuộc chiến Việt - Trung trong “Xe lên xe xuống”,
tác phẩm của Nguyễn Bình Phương hay “Bản chúc thư trên đỉnh Tà Vần”
(2011), tác giả Thụy Khuê xem Nguyễn Bình Phương như một đạo diễn hiện
đại với “Kịch bản bị cắt thành từng khúc, thành những mẩu đời đứt đoạn,
những suy tư chặt đôi, đảo lộn trật tự, chắp lại thành một chuỗi liên tục những
sự kiện không liên tục. Rồi nén các dữ kiện trong một số chữ tối thiểu giống
như cái máy ép rác: nếu ta bỏ vào đó lổn nhổn tất cả rác rưởi cuộc đời thải ra
hàng ngày, nó chỉ ép một phút là dẹp cứng thành vài mi-li-mét. Vậy chỉ cần
đọc vài dịng Xe lên xe xuống thì mọi sự sẽ được bình phương nhân lên thành
vài chục trang tiểu thuyết” [29].

Nguyễn Diệu Hạnh trong luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình

7

Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Đại học
Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011) phân tích rõ
phương diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Tác giả khẳng định một số đặc điểm kết cấu tiểu thuyết, cơ bản nhất là kiểu
kết cấu tiểu thuyết trong tiểu thuyết, kết cấu tiểu thuyết thơ, kết cấu tiểu

thuyết huyền thoại - hiện thực. Đó là những kiểu kết cấu mới trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại.

Với luận văn Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
(Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012),
Hồng Thùy Linh chủ yếu tìm hiểu phương thức trần thuật trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương. Tác giả luận văn khẳng định những nỗ lực của
Nguyễn Bình Phương trên phương diện cách tân thể loại và đi sâu làm rõ
những vấn đề cơ bản của phương thức trần thuật trong năm tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương là Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Người đi vắng, Những đứa trẻ
chết già, Trí nhớ suy tàn. Luận văn giúp gợi mở để chúng tôi tiếp tục nghiên
cứu ba tiểu thuyết mới nhất của Nguyễn Bình Phương.

Ngơ Thị Nhiên trong luận văn Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm
Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương (Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2015)
khai thác điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật và một số thủ pháp trần
thuật trong tiểu thuyết Người đi vắng.

Với luận văn Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương (Đại học Sư phạm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên,
2015), Nguyễn Thị Thủy đi sâu khái quát các kiểu nhân vật, cách xây dựng
nhân vật, hình thức tự sự trong mối liên hệ với thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương. Luận văn tập trung khai thác các tiểu thuyết:
Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy,
Ngồi, Mình và họ.

8

Nghệ thuật tự sự của Nguyễn Bình Phương trong tiểu thuyết Mình và
họ [25] của Nguyễn Văn Hùng (2015) thuộc Khoa Ngữ văn, trường Đại

học Khoa học Huế đề cập đặc điểm hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết
Mình và họ, chủ yếu là tự sự đa chủ thể, hành trình tìm lại thời gian đã mất
và nghệ thuật dịch chuyển điểm nhìn tự sự trên nguyên tắc luận giải, đối
thoại. Qua đó, tác giả cho thấy tính đa âm của tiểu thuyết đương đại với sự
đan xen nhiều điểm nhìn trần thuật. Có thể nói, qua cơng trình nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Văn Hùng, chúng tôi nhận thấy được sự đột phá trong
cấu trúc thể loại và nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mình và họ của
Nguyễn Bình Phương.

Đỗ Hải Ninh (2017) trong Âm vọng chiến tranh trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12) đề cập đến một số vấn đề
liên quan đến nghệ thuật trần thuật như: người kể chuyện trần thuật từ ngơi
thứ nhất trong hai tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi; ngôn ngữ đa thanh
cùng với sự đan cài các điểm nhìn trần thuật đã tạo nên những tiếng nói độc
lập làm cho hai tiểu thuyết có tính đối thoại và độ mở cao.

Trong bài viết Đọc Một ví dụ xồng của Nguyễn Bình Phương, Trần
Đình Sử (2022) thừa nhận đây là một tiểu thuyết có kết cấu hiện đại “Nhà văn
đã có một câu chuyện và chuyển nó thành truyện kể. Nhưng tác giả đã khơng
sử dụng hình thức cốt truyện tuyến tính, kết cấu theo trục thời gian, mà kết
cấu theo lối lắp ghép có tính lỏng lẻo, kết cấu phân mảnh, đứt đoạn, đòi hỏi
người đọc phải kiến tạo, nối kết các sự kiện, chi tiết rời rạc, xa nhau để hiểu
được tính chỉnh thể của nó” [54]. Tác giả cho rằng điểm nhìn trần thuật trong
Một ví dụ xồng hết sức linh hoạt, sáng tạo.

Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - vài ví dụ xồng của tác giả Hồng
Anh Khoa (2022) chủ yếu nhấn mạnh ở “chiến thuật tự sự phi tuyến tính, mê
lộ của trần thuật, có sự thay đổi về ngôi kể, về vai kể, về cự ly kể, giọng kể

9


một cách linh hoạt”. Tác giả nhấn mạnh “Hấp lực của Một ví dụ xoàng nằm ở
giọng kể bạo liệt mà tinh tế, ở bầu khơng khí quấn quyện mê dụ của truyện
kể, ở khả năng liên thông xuyên thấm giữa ngôn ngữ và đời sống, ở những chi
tiết, những nhận xét, những quan sát ngắn gọn bất ngờ, ở những hình ảnh so
sánh đắt, ở những triết lý vụn nhưng độc, ở năng lực vén màn phơi lộ bản
diện khác/ cuộc đời khác của các nhân vật để từ đó phơi lộ những lát cắt khác
của cuộc sống… Và ở cốt truyện” [28].

Đoàn Cầm Thi trong bài viết Những tử tù khốn khổ - Đọc Một ví dụ
xồng của Nguyễn Bình Phương (2022) đánh giá tác phẩm là sự thể nghiệm
nghệ thuật kể chuyện của tác giả “Kể vẫn là hoạt động quan trọng nhất của
các nhân vật. Trong Phần thứ Hai, họ chỉ có mỗi một việc là kể, kể liên miên,
không ngừng nghỉ. Một ví dụ xồng vẫn tiếp nối các tiểu thuyết trước đó
nhưng cách kể linh hoạt hơn… cách viết ngắn hơn, sắc hơn. Và vì thế, quyết
liệt hơn. Vẫn trữ tình nhưng trực diện” [62]. Bài viết cũng đánh giá “Có
lẽ Một ví dụ xồng là tác phẩm “dấn thân” nhất của Nguyễn Bình Phương,
trực diện, khơng khoan nhượng, với bạo lực, với xã hội” [62].

Qua nhiều hướng tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu ít nhiều đề cập
đến yếu tố cách tân nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.
Đó là cơ sở quý báu giúp chúng tôi thực hiện đề tài này. Với tinh thần kế thừa
thành quả của những người đi trước, đề án tiến hành mở rộng phân tích
nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi,
Một ví dụ xồng của Nguyễn Bình Phương. Đây là ba tiểu thuyết mới nhất
của nhà văn chưa được khai thác rõ ở phương diện nghệ thuật tự sự. Chính vì
vậy, với đề tài này, chúng tôi mong muốn làm rõ những bước chuyển mới mẻ,
độc đáo trong nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương so
với những sáng tác ra đời trước đây của nhà văn.


10

3. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua các phương diện của nghệ thuật tự sự, những yếu tố hình

thức; đề án làm rõ những nét đặc sắc, những giá trị của tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương, đặc biệt trong ba tác phẩm Mình và họ, Kể xong rồi đi, Một ví
dụ xồng.

Đề án đi sâu khám phá nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mình và họ, Kể
xong rồi đi, Một ví dụ xồng của Nguyễn Bình Phương bằng cách phân tích, lí
giải, đánh giá nghệ thuật tự sự. Qua đó, đề án làm rõ nét đặc sắc và những
cách tân trong nghệ thuật tự sự của tác giả đối với nền tiểu thuyết Việt Nam
đương đại. Từ đó, khẳng định những đóng góp của nhà văn cho sự phát triển
của nền văn học Việt Nam hiện đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề án là: Chúng tôi lựa chọn ba tiểu thuyết
mới nhất của Nguyễn Bình Phương: Mình và họ (2014), NXB Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh; Kể xong rồi đi (2017), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, Một ví dụ
xồng (2021), NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương, cụ thể gồm: người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, kết cấu, ngơn
ngữ trần thuật.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề án này, chúng tơi có vận dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu thi pháp học, tự sự học: Chúng tơi vận dụng lí


thuyết thi pháp học, tự sự học về người kể chuyện, điểm nhìn, kết cấu, ngơn
ngữ để tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

Phương pháp hệ thống: Nghiên cứu các yếu tố tự sự trong mối quan hệ

11

hệ thống với các phương diện khác của thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương.

Phương pháp thống kê, khảo sát: Khảo sát, thống kê các yếu tố của nghệ
thuật tự sự Nguyễn Bình Phương ( ngơn ngữ, kết cấu…).

Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Làm rõ giá trị nghệ thuật tự
sự tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, đối chiếu, so sánh với các đối tượng
khác để thấy nét mới mẻ, độc đáo của nhà văn.

6. Đóng góp của đề án
Trên phương diện lý luận và thực tiễn, chúng tơi hướng đến những

đóng góp mới sau đây:

Thứ nhất, trình bày một cách ngắn gọn và sinh động những vấn đề của
lý thuyết tự sự bằng những tiêu chỉ học thuật cụ thể; khái quát hành trình tiểu
thuyết và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương.

Thứ hai, đề án đi vào nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong ba tiểu thuyết
mới nhất của Nguyễn Bình Phương là Mình và họ, Kể xong rồi đi, Một ví dụ
xồng (sự đan xen các ngơi kể, sự liên kết các điểm nhìn trần thuật, kết cấu
trần thuật và ngôn ngữ trần thuật).


Thứ ba, đề án lí giải những cách tân nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương qua các tác phẩm mới nhất của nhà văn hiện nay. Đồng
thời, đề án khẳng định vai trò, vị trí của Nguyễn Bình Phương trong nền văn
học Việt Nam đương đại.
7. Cấu trúc của đề án

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, cấu trúc của
luận văn gồm 3 chương sau:

Chương 1. Vấn đề nghệ thuật tự sự và hành trình tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương

12

Chương 2. Người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết
của Nguyễn Bình Phương (Qua ba tác phẩm Mình và họ, Kể xong rồi đi,
Một ví dụ xồng)

Chương 3. Kết cấu, ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương (Qua ba tác phẩm Mình và họ, Kể xong rồi đi, Một ví
dụ xồng)

13

CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ
HÀNH TRÌNH TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

1.1. Tự sự học và vấn đề nghiên cứu tự sự học trong văn học Việt Nam
1.1.1. Khái lược tự sự và tự sự học


Tự sự được hiểu là một sự truyền đạt thơng tin, là q trình phát ra trong
q trình giao tiếp, văn bản tự sự là cụm thơng tin được phát ra, và tự sự có
thể thực hiện bằng nhiều phương thức, con đường. Nhà giải cấu trúc Mĩ
J.H.Miller có nói (1993): “Tự sự là cách để ta đưa các sự việc vào một trật tự,
và từ trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa [51, tr.12]. Tự sự là cách tạo nghĩa
cho sự kiện, biến cố”; và Jonathan Culler (1998) cũng nói: “Tự sự là phương
thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật” [51, tr.12]. Như vậy, tự sự là một
khái niệm được sử dụng rộng rãi và có tính chất liên ngành.

Tự sự tồn tại và sử dụng trong nhiều lĩnh vực; tuy vậy, trong các hình
thức tự sự, chỉ có tự sự văn học là phức tạp nhất, và nó làm thành đối tượng
chủ yếu của tự sự học. Với ý nghĩa tự sự như một phương thức tạo nghĩa và
truyền thông tin trong văn học, tự sự có trong thơ, trong kịch, chứ khơng chỉ
là trong truyện ngắn, tiểu thuyết, ngụ ngôn... Và đối tượng chủ yếu của tự sự
học là nghệ thuật tự sự.

Tự sự học (Narratology) là thuật ngữ do nhà nghiên cứu người Pháp
T.Todorov đề xuất năm 1969, và nó là “một bộ phận cấu thành của hệ hình lý
luận hiện đại”. Và lý thuyết về tự sự đã bổ sung cho lý thuyết về tiểu thuyết,
trở thành một trong những vấn đề chủ yếu của nghiên cứu văn học.

Từ thời cổ đại, đã có tự sự học, nhưng tự sự học lúc đó được hiểu trong
giới hạn của tu từ học. Ban đầu người ta biết phân biệt các loại tự sự: tự sự
lịch sử khác tự sự nghệ thuật. Sau đó phân biệt đến tự sự mơ phỏng với tự sự

14

giải thích, tự sự hỗn hợp. Tuy được biết đến từ lâu nhưng từ cuối thế kỉ XIX,
tự sự học hiện đại mới manh nha hình thành. Những thập niên đầu thế kỉ

XIX, B.Tomasepxki, V.Shklovski, V.Propp, Bakhtin là những người mở
đường cho tự sự học hiện đại. Thành tựu phát triển của tự sự học theo thời
gian có thể chia làm ba thời kì. Thời kì trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học
chủ yếu nghiên cứu các thành phần và chức năng của tự sự như cốt truyện,
nhân vật, ngôn từ trần thuật, điểm nhìn… Giai đoạn tiếp theo của tự sự học
là thời kì cấu trúc chủ nghĩa với vấn đề nghiên cứu chủ yếu là bản chất ngôn
ngữ và ngữ pháp của tự sự nhằm tìm ra một cách đọc mà không cần đến sự
đối chiếu giữa tác phẩm tự sự và hiện thực khách quan. Với mục đích trên,
chủ nghĩa cấu trúc có đặc điểm là lấy ngơn ngữ học làm hình mẫu, xem tự sự
học là sự mở rộng của cú pháp học, cịn trữ tình là sự mở rộng của ẩn dụ.
Thời kì thứ ba của tự sự học là thời kì hậu cấu trúc chủ nghĩa coi tự sự học
gắn liền với kí hiệu học và siêu kí hiệu học, lấy văn bản làm cơ sở và ý nghĩa
tác phẩm được biểu hiện qua hình thức tự sự. Họ coi trọng phân tích hình
thức như các tác giả thời kì thứ hai nhưng lại khơng tán thành việc sao phỏng
giản đơn các mơ hình ngơn ngữ học. Họ nhấn mạnh vai trị tác động của hình
thái ý thức, nêu yêu cầu lí thuyết tự sự phải gắn với chức năng nhận thức và
giao tiếp.

Tự sự học là một lĩnh vực tri thức rộng lớn, trở thành một trong
những lĩnh vực học thuật được phổ biến, quan tâm trên thế giới và lý thuyết
về tự sự học không ngừng được khám phá từ xưa tới nay. Mỗi giai đoạn,
người ta nhận thấy sự thay đổi về hệ hình lí thuyết, các tầng bậc và phương
pháp nghiên cứu tự sự. Ở giai đoạn đầu tương ứng là hệ hình tự sự học kinh
điển tập trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, mối quan hệ của các sự kiện
tạo nên truyện. Bước phát triển thứ hai của tự sự học là theo hướng chủ nghĩa
cấu trúc kinh điển, hướng này chủ yếu nghiên cứu lời kể, cách kể, hay còn gọi

15

là nghiên cứu diễn ngôn tự sự. Và ngày nay, hướng thứ ba là mơ hình tự sự

học có cơng thức “tự sự học + X”. Quan niệm này thực sự mở rộng phạm vi
của tự sự học, tạo ra mối liên kết, liên ngành giữa tự sự học với các lĩnh vực
khác có liên quan.

Với sự phát triển khơng ngừng của lí thuyết tự sự, có thể khẳng định tự
sự học có vai trị rất lớn trong nghiên cứu cấu trúc tự sự. Tự sự học hiện đại
cho chúng ta thấy rõ vai trò của chủ thể trong trần thuật khi phân biệt kể cái gì
và kể như thế nào. Lần đầu tiên, người trần thuật vô hình vốn ít được chú ý
phân tích, hiện ra như là một hệ thống biểu đạt. Lí thuyết tự sự cũng chỉ ra kết
cấu của các tầng bậc trần thuật và theo đó xuất hiện các kiểu người trần thuật
khác nhau. Lí thuyết tự sự hiện đại nêu ra các khái niệm về góc nhìn, điểm
nhìn, tiêu cự… điều đó giúp dễ dàng phân tích, nhận dạng hình thức tự sự.

Tóm lại, có thể hiểu tự sự học là một ngành nghiên cứu của lý luận văn
học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng. Và, trong các hình thức tự sự, thì tự
sự văn học là đáng quan tâm nhất, trở thành đối tượng nghiên cứu chủ yếu của
tự sự học.

1.1.2. Tự sự học trong nghiên cứu văn học Việt Nam

Ở Việt Nam, tự sự học là một hướng nghiên cứu tương đối mới mẻ và rất
giàu tiềm năng. Vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, tự sự học
được biết đến như một bộ phận của thi pháp học. Nghiên cứu thi pháp trở
thành một khuynh hướng nổi bật trong giới học thuật, đem lại một cách tiếp
cận mới nghiêng về tính nội tại của văn học. Đến năm 2001, khi khoa Ngữ
văn - Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo lần đầu tiên về tự sự học, vấn
đề nghiên cứu văn học theo hướng tự sự học mới thực sự được ý thức một
cách đầy đủ. Tiếp đó, các cuộc hội thảo về tự sự học tiếp tục diễn ra thu hút sự
quan tâm của giới nghiên cứu (Tự sự học lần 2 - 2008, Đại học Sư phạm Hà



×