Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nhân vật đồng tính trong văn xuôi của các tác giả nữ việt nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LÊ THỊ CẨM HẰNG

NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN XI
CỦA CÁC TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

ĐỀ ÁN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Bình Định – Năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LÊ THỊ CẨM HẰNG

NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN XUÔI
CỦA CÁC TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 8220121

Người hướng dẫn: TS. VÕ NHƯ NGỌC

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đề án thạc sĩ “Nhân vật đồng tính trong văn xuôi
của các tác giả nữ Việt Nam đương đại” là cơng trình nghiên cứu đã được cá
nhân tơi thực hiện cũng như hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.


Võ Như Ngọc – Trường Đại học Quy Nhơn. Những kết quả từ bài nghiên cứu
này là hồn tồn chưa từng được cơng bố trong những cơng trình nghiên cứu
riêng biệt nào khác. Việc sử dụng các kết quả và những trích dẫn từ tài liệu
của những tác giả khác đã được tôi đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định
khi làm bài luận. Các phần nội dung trích dẫn và các tài liệu từ sách báo và
thông tin tham khảo đã được đăng tải trên các tác phẩm cũng như các trang
web được trình bày theo danh mục tài liệu tham khảo của đề án.

Tác giả đề án

Lê Thị Cẩm Hằng

ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu
Trường Đại học Quy Nhơn, Phòng sau đại học, tập thể thầy cô đã tạo điều
kiện cho tơi học tập và nghiên cứu trong suốt khóa học.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Võ Như Ngọc đã tận tình hướng
dẫn, động viên tơi hồn thành tốt đề án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, động viên
giúp tơi hồn thành đề tài nghiên cứu này.

Bình Định, ngày 30 tháng 10 năm 2023
Tác giả đề án

Lê Thị Cẩm Hằng

iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 10
4. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề án..................................... 11
5. Những đóng góp của đề án.......................................................................... 12
6. Cấu trúc của đề án ....................................................................................... 13
Chương 1. ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN XI VIỆT NAM ..... 14
1.1. Đồng tính – từ hiện tượng đời sống đến đề tài văn học ........................... 14
1.1.1. Đồng tính – hiện tượng đời sống .......................................................... 14
1.1.2. Đồng tính – đề tài văn học .................................................................... 19
1.2. Cơ sở hình thành văn xi đồng tính ở Việt Nam ................................... 27
1.2.1. Bối cảnh xã hội và xu hướng đa dạng hóa giới tính ............................. 27
1.2.2. Đời sống văn học................................................................................... 29
1.3. Văn xuôi của các tác giả Việt Nam đương đại về đề tài đồng tính.......... 32
1.3.1. Diện mạo ............................................................................................... 32
1.3.2. Đặc điểm ............................................................................................... 36
Chương 2. MẶC CẢM, ẨN ỨC VÀ HÀNH TRÌNH TRUY TÌM BẢN
THỂ CỦA NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN XI CỦA CÁC
TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI................................................... 41
2.1. Nhân vật với những mặc cảm .................................................................. 41
2.1.1. Mặc cảm về thân phận........................................................................... 41
2.1.2. Mặc cảm bởi định kiến.......................................................................... 44

iv


2.2. Nhân vật với những ẩn ức ........................................................................ 48
2.2.1. Ẩn ức và sự chịu đựng .......................................................................... 48
2.2.2. Ẩn ức và sự chế ngự hoặc giải thốt ..................................................... 51
2.3. Nhân vật với hành trình truy tìm bản thể ................................................. 55
2.3.1. Từ hồi nghi và khẳng định .................................................................. 55
2.3.2. Đến khát khao và bứt phá...................................................................... 58
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH ..... 63
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động .......................................... 63
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình .............................................................. 63
3.1.2. Nghệ thuật miêu tả hành động .............................................................. 67
3.2. Nghệ thuật khắc họa tâm lý...................................................................... 70
3.2.1. Tâm lý nhân vật được thể hiện qua giọng điệu..................................... 70
3.2.2. Tâm lý nhân vật được thể hiện qua dịng thời gian............................... 73
3.3. Ngơn ngữ nhân vật ................................................................................... 75
3.3.1. Ngôn ngữ độc thoại ............................................................................... 75
3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại................................................................................ 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
THƯ MỤC THAM KHẢO........................................................................... 83
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ (BẢN SAO)

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Đồng tính hay cịn gọi là đồng tính luyến ái, đây là thuật ngữ dùng
để chỉ sự hấp dẫn trong tình yêu, tình dục, yêu đương hay quan hệ tình dục
giữa những người cùng giới tính với nhau, kể cả chỉ là tạm thời hoặc lâu dài.

Đồng tính cũng là thuật ngữ mô tả cảm giác về bản dạng của một người dựa
trên những điểm hấp dẫn, những hành vi liên quan, và sự tham gia vào một
cộng đồng những người khác có chung những điểm hấp dẫn đó. Văn học
đồng tính (lesbian, gay, bisexual, transgender literature) đã từng một thời bị
coi là đề tài cấm kỵ trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, cùng với những cuộc
đấu tranh về quyền con người, đấu tranh về bình đẳng giới, sự thừa nhận của
xã hội đối với giới tính thứ ba, đó cũng là lúc dịng văn học dành cho người
đồng tính bước từ bóng tối ra ánh sáng…

1.2. Độc giả của văn học Việt Nam đương đại có lẽ cũng khá bất ngờ với
những tác phẩm văn chương đề cập đến người đồng tính dưới nhiều góc độ.
Có hay khơng dịng văn học đồng tính và nên có cái nhìn như thế nào về đề
tài này? Thuyết đồng tính cho đến giờ vẫn là một dịng mạch lý thuyết phát
triển năng động, quy tụ nhiều nhà tư tưởng, nhiều học giả mà những kiến giải
của họ về giới, về tình dục thực chất cịn ảnh hưởng rất mạnh đến sự hình
thành kiểu tư duy phê phán mới. Đầu tiên phải nhắc đến Michel Foucault với
cơng trình có ý nghĩa nền tảng cho lý thuyết đồng tính – bộ ba History of
Sexuality (Lịch sử tính dục). Tính đột phá của cơng trình này nằm ở chỗ
Foucault đã giải phóng tính dục, giới tính ra khỏi quan điểm bản chất luận, tự
nhiên luận, theo đó, ơng cho rằng giới tính, tính dục là ý niệm được tạo lập
bởi các diễn ngôn.

1.3. Trong bối cảnh văn học đương đại Việt Nam đang có sự vận động
và chuyển biến mạnh mẽ, các nhà văn nữ của chúng ta đã mạnh dạn bước ra

2

khỏi vùng an toàn quen thuộc để trải nghiệm mình ở những lĩnh vực, đề tài
mới mẻ, gai góc và nhạy cảm của đời sống xã hội như sinh thái đô thị, chiến
tranh – lịch sử, tính dục,... và đặc biệt hơn là đề tài đồng tính. Từ góc nhìn văn

hóa giới, hệ thống nhân vật đồng tính trong các sáng tác của Trần Thùy Mai,
Nguyễn Quỳnh Trang, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Lý Lan,... là những “thử
thách” mới đối với độc giả đương đại của văn học Việt Nam. Tìm hiểu về hệ
thống nhân vật này là con đường giúp cho chúng ta nhận chân những giá trị
mới, thuộc tính nhân văn mới của văn chương và các tác giả nữ trong hành
trình vận động và sáng tạo.

1.5. Là một độc giả của dòng văn chương “đặc biệt” này, chúng tơi nhận
thấy việc tìm hiểu về nhân vật đồng tính trong các sáng tác hiện đại của các
nhà văn nữ là phương cách khẳng định và ghi nhận những đóng góp của
khuynh hướng sáng tác này đối với đời sống văn học Việt Nam, cũng như tự
làm mới ý thức tiếp nhận văn chương đương đại. Đây cũng là cách nâng cao
tầm “đọc” của chúng ta với xu thế dịch chuyển cơ cấu đề tài và đối tượng
phản ánh của văn chương đương đại thế giới. Từ những lý do trên, chúng tôi
đã lựa chọn vấn đề Nhân vật đồng tính trong văn xi của các tác giả nữ
Việt Nam đương đại để làm đề án tốt nghiệp trình độ thạc sĩ theo định hướng
ứng dụng của bản thân.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Nghiên cứu về văn học đồng tính ở Việt Nam

Tại Việt Nam, văn học đồng tính xuất hiện khá muộn so với thế giới.
Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, một số tác phẩm hiếm hoi ám chỉ đồng
tính như Người bán ngọc của Lê Hoằng Mưu, Hồn bướm mơ tiên của Khái
Hưng, bài thơ Tình trai của Xn Diệu, cảm quan đồng tính trong Sống mịn
của Nam Cao, ngồi ra dấu ấn của cảm quan đồng tính cũng bắt đầu xuất hiện
trong một số sáng tác của một số nhà văn theo khuynh hướng hiện thực và

3


lãng mạn. Trong thời kỳ chiến tranh, cả nước bước vào cuộc trường chinh lịch
sử, đề tài này ít thấy xuất hiện trong văn chương. Hịa bình lập lại, sau 1975
đến nay, đề tài đồng tính đã bắt đầu được khai thác một cách khá mạnh dạn.
Nhiều tác giả đã chọn đề tài gai góc này để thử bút. Khơng ít người đã thành
cơng và gây được những tiếng vang nhất định. Có thể kể ra ở đây những tác
phẩm như Một thế giới khơng có đàn bà, Les - Vịng tay khơng đàn ông (Bùi
Anh Tấn), Song song (Vũ Đình Giang), Nháp (Nguyễn Đình Tú), Thành phố
khơng lạc lồi (Phạm Thành Trung)…

Việc đề tài đồng tính được chấp nhận và khai thác đã thể hiện sự biến
chuyển lớn. Bởi lẽ, đồng tính đã được coi là một hiện tượng tự nhiên, một
thực thể tồn tại trong xã hội. Một chức năng quan trọng của văn học là phản
ánh cuộc sống, vậy nên đề tài đồng tính được đề cập đến trong tác phẩm văn
chương âu cũng là điều hết sức bình thường. Thứ đến, chúng ta không thể phủ
nhận hay áp chế sự phát triển mạnh mẽ của đề tài đồng tính của văn học Việt
Nam phát triển cùng với sự mở rộng giao lưu với văn học thế giới ở thời điểm
sự đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng cho giới tính thứ ba được phổ rộng ở
cấp độ toàn cầu. Những tác phẩm văn học Việt Nam viết về đồng tính cũng
như những đề tài khác, để có thể trở thành tác phẩm hay, cần phải có sự nỗ
lực và tài năng của người viết, được khẳng nhận qua sức mạnh trường tồn của
nội dung, chất lượng tác phẩm văn học. Tính cho đến nay, số lượng cơng trình
chun khảo, tiểu luận nghiên cứu về vấn đề này cũng còn khá dè dặt hoặc
tản mạn. Trong đề án này, chúng tơi chỉ tìm hiểu và đánh giá các cơng trình
nghiên cứu mang tính chất lý luận cụ thể.

Năm 2008, trên Tiền Phong online, Bùi Hải đã công bố bài viết Có hay
khơng dịng văn học đồng tính?. Mở đầu bài viết tác giả cũng nêu ra một loạt
các tác phẩm đồng tính đang gây xơn xao dư luận và nhận được sự quan tâm
của độc giả trong những năm gần đây. Theo tác giả, ở Việt Nam chưa có cái


4

gọi là dòng văn học đồng tính. Tác giả bài viết thể hiện quan điểm của mình
thơng qua nhận định về một số tác phẩm của Bùi Anh Tấn vừa được công bố:

Những tác phẩm viết về đề tài đồng tính xuất hiện gần đây chưa đủ
diện mạo làm nên một dịng văn học đồng tính. Những tác phẩm viết
đồng tính đúng là “trăm hoa đua nở” như một nhu cầu bộc lộ bản thân
của người đồng tính lẫn sự “yêu thích” đề tài này của nhà văn. Chỉ
mong đó khơng phải là sự đánh bóng bản thân, câu khách rẻ tiền [10]

Năm 2011, trên trang Thơ trẻ online, Huyền Minh đã cơng bố bài viết
Văn học đồng tính Việt Nam-hiện hữu như một tình thế hiển nhiên. Tác giả đã
nêu ra năm giả thuyết về hiện tượng đồng tính ở Hy Lạp. Đó là: cấu trúc sinh
học, đề phịng lây lan qua đường tình dục, giảm gia tăng dân số, hệ quả tình
dục thời chiến, lệch lạc ln lí đạo đức. Từ hiện tượng đồng tính ở Hy Lạp tác
giả đã nêu ra quan điểm “văn học đồng tính Việt Nam, hiện hữu như một nhu
cầu tự thân”. Để lý giải hiện tượng “bùng nổ” nhiều tác phẩm văn học đồng
tính đương đại Việt Nam, tác giả khẳng định do những thuận lợi của mạng
toàn cầu, và mở rộng ra là việc giao lưu văn hóa một cách dễ dàng giữa các
nước đã cho phép tồn tại một tâm thức (mentalité) hậu hiện đại ngay cả đối
với các quốc gia “vùng sâu vùng xa”. Theo tác giả:

Văn học đồng tính Việt Nam xuất hiện như một hiện tượng văn học
dân tộc hiện đại là một tình thế hiển nhiên, cịn chất lượng đỉnh cao của
những sáng tạo ấy thì cịn đang vẫy gọi. Ngồi ra, khi cịn chưa xác lập
được một hệ mỹ học trong sáng tạo văn học đồng tính tại Việt Nam, thì
khái niệm dịng văn học đồng tính chỉ là một khái niệm còn đang trên
đường hình thành.[16]


Như vậy, phần nhiều các bài nghiên cứu nói trên đều xoay quanh câu hỏi
có hay khơng dịng văn học đồng tính trong mạch nguồn văn học dân tộc. Tác
giả Nguyễn Quốc Vinh (Đại học Harvard) là một trong những nhà nghiên cứu

5

có nhiều bài nghiên cứu về văn học đồng tính trong đó nổi bật có thể kể đến
bài viết Sự mập mờ văn hóa trong các biểu thị về đồng tính luyến ái tại Việt
Nam đương đại: Thử đọc tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn theo chủ nghĩa Lịch sử
Mới được trình bày tại Hội thảo quốc tế Tiếp cận văn học châu Á qua lý
thuyết phương Tây hiện đại: vận dụng, tương thích, thách thức và cơ hội tổ
chức ngày 14 & 15.3.2011 do Viện Văn học tổ chức. Đây là bài viết cơng
phu, có cách tiếp cận lí giải mới mẻ về hiện tượng đồng tính trong văn học
Việt Nam.

Năm 2013, Nguyễn Như Bình trên Tạp chí Khoa học (Trường Đại học
Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, số 49) đã công bố bài viết Đề tài đồng tính trong
một số tác phẩm văn học Việt Nam. Ở bài viết này, tác giả đã có những nhận
xét, đánh giá về văn học đồng tính Việt Nam từ văn học dân gian đến văn học
hiện đại. Tác giả đã nhận định:

Trong thời gian gần đây, tính từ cột mốc năm 1999, với sự ra đời
của tác phẩm “Một thế giới khơng có đàn bà”, viết về đồng tính nam
của Bùi Anh Tấn cùng với nhiều tác phẩm văn học khác được xuất bản
và lưu hành trên thị trường đã tạo nên một cơn sốt, hấp dẫn người đọc,
nhất là những người thuộc giới tính thứ ba và thế hệ trẻ [2, tr.154].

Cũng trong năm 2013, bài viết Văn học viết về đồng tính luyến ái,
những phức cảm trong tiếp nhận của Nguyễn Thành Tâm được công bố

trên báo Văn nghệ trẻ lại đề cập đến một vấn đề khác. Đó là những phức
cảm trong tiếp nhận văn học viết về đề tài đồng tính luyến ái. Để chứng
minh cho tính phức tạp trong tiếp nhận, tác giả đưa ra ba kiểu tiếp nhận
hiện nay. Cụ thể như sau:

Bộ phận chiếm đa số là những người mang tư tưởng luân lí, đạo
đức truyền thống. Họ có thể khơng đếm xỉa đến văn học đồng tính luyến
ái hoặc phê phán, tẩy chay một cách quyết liệt. Một bộ phận khác thì tỏ

6

ra tị mị, hiếu kì. Họ đến với tác phẩm này như một trải nghiệm để tìm
kiếm bổ sung cái lạ, cái hiếm trong thực đơn tinh thần của họ. Chỉ có bộ
phận rất ít độc giả đã tìm được sự đồng cảm trong tâm hồn mình [23].

Năm 2018, Lê Thị Thủy trên Tạp chí Khoa học (Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh), tập 15, số 8, đã công bố bài viết Văn xuôi về
đề tài đồng tính từ cuối thập niên 90 của thế kỉ XX ở Việt Nam – một bộ phận
của văn học đương đại. Ở bài viết này, tác giả đã cho rằng:

Những năm cuối của thế kỉ XX ghi nhận sự phát triển rầm rộ và
một hiệu ứng sáng tác mạnh mẽ của mảng văn xuôi viết về đề tài đồng
tính. Với đội ngũ viết trẻ, mảng văn học này có nhiều cách thức nhằm
thỏa mãn sự đa dạng của nhu cầu bạn đọc. Tuy nhiên để tồn tại và phát
triển trong bối cảnh đương đại, văn xi đồng tính cần dự tính những
đường thốt mà ở đó, việc phản ánh chân dung cộng đồng giới tính thiểu
số phải được bình thường hóa. [24, tr.36]

Sau bài báo trên, trong năm 2019, trên Tạp chí Khoa học của Trường Đại
học Hải Phòng, số 33, Lê Thị Thủy tiếp tục cơng bố bài viết Đi tìm cảm quan

đồng tính trong một số sáng tác văn xuôi Việt Nam trước cách mạng từ lý
thuyết Lệch pha (Queer theory). Ở bài viết này, tác giả tiếp tục khẳng định:

Văn xuôi Việt Nam giai đoạn trước 1945 viết về đồng tính luyến ái
tuy ít về số lượng nhưng thực sự đã đặt ra một vấn đề nghiêm túc về việc
có hay khơng thứ “cảm quan đồng tính” tồn tại trong lịng nó. Với
những biểu hiện tâm lý phức tạp và đa dạng của dục cảm biến dị, cảm
quan đồng tính trong văn xi thời kỳ này cần phải cầu viện đến một lối
đọc đặc biệt vốn được khởi xuất từ lý thuyết lệch pha để phát lộ. Đi tìm
cảm quan đồng tính qua một số trường hợp cá biệt như Sống mòn,
Người bán ngọc, Hồn bướm mơ tiên,... để xác định về một hình thái dục

7

tính mạng tư cách thiểu số trong bộ phận văn xuôi trước Cách mạng
tháng Tám [25, tr.20].

Tất cả những nghiên cứu cơ bản của Lê Thị Thủy được đúc kết trong
luận án Diện mạo văn xuôi viết về đề tài đồng tính từ đầu thế kỉ XX đến nay
do chuyên gia Phân tâm học văn học Đỗ Lai Thúy hướng dẫn và bảo vệ tại
Trường Đại học khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm
2019 [26].

Bên cạnh những bài báo, những cơng trình viết về đề tài đồng tính trong
văn học Việt Nam đã được nêu trên, theo chúng tôi vấn đề này cũng nhận
được sự quan tâm của các khóa luận, luận văn, luận án tại các cơ sở đào tạo.
Năm 2018, khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Ngọc Mai đã tìm hiểu vấn đề
Đồng tính nam trong Một thế giới khơng có đàn bà của Bùi Anh Tấn [15].
Cơng trình Nhân vật trong tiểu thuyết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn
(Trường Đại học Sư phạm 2 Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Văn học, 2012) của

Nguyễn Thị Bích Hạnh [15], Đề tài đồng tính trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại (Trường Đại Sư phạm 1 Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ
văn, 2015) của Lê Hải Đăng [9], Diễn ngôn giới trong tiểu thuyết về đề tài
đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Luận
văn Thạc sĩ Văn học, 2018) của Phan Thị Tình[38],... là những cơng trình
nghiên cứu chuyên sâu về tiểu thuyết đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn nói
riêng và văn xi hiện đại nói chung. Nhưng cũng chưa có cái nhìn tồn diện,
bao qt về tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính trong văn học đương đại.

Có thể nói, văn học đồng tính vẫn cịn là một lãnh địa mới và có những
cấm kị nhất định trong nguyên tắc tiếp nhận hiện nay của bạn đọc. Tuy nhiên,
với những thành tựu bước đầu được khái quát, chúng tơi cho rằng, dịng văn
học này vẫn đang vận động chuyển mình một cách mạnh mẽ, sẽ hướng đến

8

một chu trình phát triển mới trong thời gian tới và có những đóng góp nhất
định cho lịch sử phát triển văn xi Việt Nam hiện/ đương đại.

2.2. Nghiên cứu về nhân vật đồng tính trong sáng tác của các nhà văn nữ
Việt Nam hiện đại

Nghiên cứu về nhân vật đồng tính trong sáng tác của các nhà văn nữ
hiện đại Việt Nam chưa thật sự được khởi động một cách mạnh mẽ. Theo
sự theo dõi của chúng tơi, cho đến nay ngồi một số bài viết của Nguyễn
Thị Ngân và một số luận văn, luận án được nghiên cứu, ít nhiều đề cập đến
phương diện này.

Năm 2010, Vũ Thị Mơ đã thực hiện đề tài Nỗ lực sáng tạo tiểu thuyết
của Nguyễn Quỳnh Trang qua 1981. Mặc dù chỉ là khóa luận tốt nghiệp

nhưng tác giả đã bao quát được khá nhiều vấn đề trong ý thức sáng tạo nhân
vật đồng tính của Nguyễn Quỳnh Trang qua 1981 [23].

Năm 2011, Trần Thư trên báo Tổ quốc online đã cơng bố bài viết Truyện
đồng tính nữ - tồn tại trong định kiến. Trong bài viết này, tác giả khảo cứu
một số motif nhân vật đồng tính trong các sáng tác của Trần Thùy Mai,
Nguyễn Quỳnh Trang. Tác giả đã cho rằng:

Những nhân vật đồng tính trong các sáng tác của Trần Thùy Mai,
Nguyễn Quỳnh Trang đều không có tên đầy đủ, nó chỉ như một cái ký
danh để phân biệt. Mỗi người có một hồn cảnh khác nhau, thân phận
và con đường đi khác nhau, một cô giáo, một cô gái quán bar, một cô
gái mắc căn bệnh thế kỉ và thậm chí là một tội phạm giết người. Họ bước
vào trang sách của anh rất tự nhiên như chính cuộc đời thực của họ.
Những mẩu chuyện ngắn của Nguyễn Thơ Sinh mang đến cho người đọc
những khắc khoải và uẩn khúc về cuộc đời của những nhân vật khiến
cho độc giả không thể nguôi nỗi ám ảnh…[37].

9

Năm 2012, trong kết quả nghiên cứu của luận văn Nhân vật trong tiểu
thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn do Nguyễn Thị Bích Hạnh
thực hiện tại trường Đại học sư phạm 2 Hà Nội [15]. Mặc dù không phải là
đối tượng nghiên cứu, song trong quá trình so sánh để làm nổi bật hệ thống
nhân vật đồng tính trong sáng tác của Bùi Anh Tấn, tác giả có thực hiện một
số so sánh giữa nhân vật đồng tính trong sáng tác của Bùi Anh Tấn với một số
nhà văn nữ như Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trần Thùy Mai.

Năm 2014, trên trang Văn nghệ online, Nguyễn Thị Kim Hảo đã công
bố bài viết Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư.

Ở bài viết này, tác giả đã khẳng nhận vấn đề về phức cảm đồng tính. Tác
giả cho rằng:

Với tiểu thuyết Sông, đây là lần đầu tiên Nguyễn Ngọc Tư đưa vấn
đề đồng tính vào tác phẩm của mình. Khác với những nhà văn khác như
Bùi Anh Tấn, Phạm Thị Hoài…, Nguyễn Ngọc Tư đã tiếp cận mảng này
chủ yếu về mặt tinh thần, về nội tâm con người, về những suy nghĩ và
dằn vặt của nhân vật chứ khơng hồn tồn khai thác những gì thuộc về
thân xác và nhục cảm. “Khi viết Sông, nhiều bạn cũng đã hỏi tôi tại sao
không đi sâu vào sex, nhục dục, nhưng tơi nghĩ đồng tính khơng chỉ có
sex. Họ cũng có ẩn ức khác, những mối quan tâm xã hội, có đời sống rất
bình thường. Viết về đồng tính đâu cứ phải sex. Khi nhà văn đào sâu tâm
tư, ẩn ức của họ cũng rất hấp dẫn” Nguyễn Ngọc Tư chia sẻ [47]

Trong bài viết Đề tài trong tiểu thuyết các nhà văn nữ Việt Nam đương đại
từ góc nhìn giới đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Huế (Tập 128, số 6A,
2019) [24], Nguyễn Thị Ngân đã khẳng định những đóng góp của các nhà văn
nữ đối với văn xuôi viết về đề tài đồng tính. Trong bài viết này, Nguyễn Thị
Ngân đã đặt vấn đề về việc xây dựng các nhân vật đồng tính trong sáng tác
của Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Quỳnh Trang, Trần Thùy Mai,... Nội dung

10

nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề nhân vật đồng tính trong sáng tác của các nhà
văn nữ đương đại được Nguyễn Thị Ngân thể hiện qua bài viết Nhân vật nữ
trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại từ góc nhìn giới
đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 9, số 1 năm
2019. Ở bài viết này, tác giả nhấn mạnh:

Nhân vật văn học là phương diện thể hiện quan niệm nghệ thuật và

lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Trong tiểu thuyết đương đại
Việt Nam, các nhà văn nữ đã khắc họa một thế giới nhân vật như là một
mã nghệ thuật để khẳng định nữ quyền. Ở đó, người phụ nữ trở thành đối
tượng thẩm mĩ trung tâm. Dấu ấn nữ quyền trong tiểu thuyết nữ thể hiện
ở việc gìn giữ và khẳng định được cá biệt nữ, sự sáng tạo khác biệt trong
tương quan với “nam quyền”. Từ góc nhìn giới, với sự hóa thân, các nhà
văn nữ thấu cảm bi kịch phụ nữ, chối bỏ định kiến giới - nguyên nhân
của bất bình đẳng giới, đồng thời khẳng định thiên tính nữ và khẳng định
bình quyền. [25, tr.54].

Nhìn chung, việc tìm hiểu về thế giới nhân vật đồng tính trong các sáng
tác của các nhà văn nữ hãy còn là một mảnh đất màu mỡ cho những ai quan
tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên để có thể khảo cứu một cách đầy đủ vấn đề
này, theo chúng tôi cần phải tiếp cận theo hướng liên ngành về phân tâm học
văn học, lý thuyết về giới trong văn học và thi pháp học. Đây là một yêu cầu
khá lớn, cần có sự đầu tư bài bản của người viết để hoàn thiện nội dung này
trong đề án tốt nghiệp.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề án tốt nghiệp là thế giới nhân vật đồng tính
trong văn xi của các tác giả nữ Việt Nam đương đại.

11

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề án là các tập truyện ngắn, tiểu thuyết tiêu


biểu viết về đề tài đồng tính của các nhà văn nữ hiện đại như: Nguyễn Thị
Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Trần Thùy Mai, Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn
Ngọc Tư, Y Ban, Lý Lan, Đoan Trang, Thuận, Trang Hạ...
4. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề án
4.1. Hướng tiếp cận của đề án

Nội dung nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm về nhân vật, phương
thức xây dựng hệ thống nhân vật đồng tính trong văn xi của các tác giả nữ
Việt Nam đương đại. Do đó, hướng nghiên cứu chủ yếu được thực hiện theo
các góc độ tiếp cận theo phân tâm học, lý thuyết về giới và thi pháp học.

Thông qua các tiểu luận, luận văn, luận án, bài báo đã được công bố
nghiên cứu về văn học đồng tính nói chung và nhân vật đồng tính nói riêng
của văn học hiện đại Việt Nam, chúng tơi sẽ từng bước tìm hiểu, xây dựng cơ
sở lý thuyết tiếp cận nội dung đề án. Đây có thể xem như là cách tiếp cận
phân tâm học, lý thuyết giới và thi pháp học đối với các tác phẩm văn học và
tác giả nữ trong văn chương đương đại Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đề án

Để thực hiện đề án này, bên cạnh việc vận dụng những nguyên tắc,
phương pháp nghiên cứu về giới và thi pháp học, chúng tôi cũng đồng bộ sử
dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
4.2.1. Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong quá trình tìm hiểu, thống kê và mơ
tả hệ thống tư liệu nghiên cứu về văn học đồng tính và nhân vật đồng tính trong
sáng tác văn học đương đại, đặc biệt là sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam.

12


4.2.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng để tập trung làm rõ những

điểm tương đồng và dị biệt trong thế giới sáng tạo của các nhà văn nữ viết về
đề tài đồng tính ở Việt Nam, nhất là ở phương diện xây dựng nhân vật.
4.2.3. Phương pháp phân tích nhân vật

Phương pháp này được sử dụng để tập trung phân tích đặc điểm của
nhân vật để làm rõ những yếu tố nổi bật trong sáng tác văn xuôi của các nhà
văn nữ hiện đại Việt Nam. Từ đó khẳng nhận những đóng góp, đổi mới trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật của văn học hiện đại nói chung và văn chương
đồng tính nói riêng.
4.2.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát

Tiếp theo các phương pháp được đề cập trên, trong q trình tìm hiểu nội
dung đề án, chúng tơi sẽ vận dụng phương pháp tổng hợp, khái quát hóa để
đánh giá hệ thống các nhân vật đồng tính được thể hiện qua các phương diện
tiếp cận từ góc độ nội dung và phương thức biểu hiện.
5. Những đóng góp của đề án

Đóng góp của đề án được thể hiện qua một số đóng góp như sau:
Tổng quan về văn học đồng tính ở Việt Nam và những biểu hiện, đóng
góp của nó đối với đời sống văn học hiện đại.
Khái quát những đặc điểm mang tính trội bật của hệ thống nhân vật đồng
tính trong các sáng tác văn xi tiêu biểu của tác giả nữ Việt Nam đương đại.
Kết quả nghiên cứu của đề án sẽ góp phần làm phong phú hóa đời sống
văn chương và sự vận động tiệm cận với văn học thế giới của Việt Nam trong
bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.

13


6. Cấu trúc của đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề án nghiên

cứu của chúng tôi sẽ được triển khai qua các chương như sau:
Chương 1. ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN XI VIỆT NAM

Trong Chương 1, chúng tơi trình bày những vấn đề liên quan đến văn xi
đồng tính ở Việt Nam.

Chương 2. MẶC CẢM, ẨN ỨC VÀ HÀNH TRÌNH TRUY TÌM BẢN
THỂ CỦA NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN XI CỦA CÁC TÁC
GIẢ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Nội dung cơ bản của chương này là khảo sát các đặc điểm tiêu biểu, trội
bật của hệ thống các nhân vật đồng tính trong sáng tác của các nhà văn nữ
tiêu biểu trong văn xuôi Việt Nam đương đại.

Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH
TRONG VĂN XI CỦA CÁC TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Nội dung nghiên cứu chính của chương này là tập trung làm rõ các
phương thức nghệ thuật được sử dụng để xây dựng hệ thống nhân vật đồng
tính trong sáng tác của các nhà văn nữ tiêu biểu trong văn xuôi Việt Nam
đương đại.

14

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN


Chương 1. ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN XI VIỆT NAM

1.1. Đồng tính – từ hiện tượng đời sống đến đề tài văn học

1.1.1. Đồng tính – hiện tượng đời sống

Trong Kinh Thi có câu: “yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, ta có thể
suy ra ý của người xưa muốn nói khát vọng tình cảm bao giờ cũng hướng tới
người khác giới. Theo đuổi, mộng mơ người khác giới hẳn là bản chất của
lồi người thế mà lại có một số người không muốn theo quy luật bất biến,
vĩnh hằng ấy, nghĩa là họ chỉ yêu và khát khao người cùng giới. Người ta đặt
cho kiểu xu hướng tình cảm này là “đồng tính luyến ái”.

Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia: “Đồng tính luyến ái” hay
“đồng tính” chỉ việc hấp dẫn trên phương diện tình u hay tình dục cùng giới
tính với nhau trong hồn cảnh nào đó hoặc lâu dài. Đồng tính luyến ái cũng
chỉ nhận thức của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham gia vào một
cộng đồng có chung điều này... Đồng tính luyến ái được coi là một dạng trong
thang liên tục của thiên hướng tình dục. Thực tế, “đồng tính” khá phức tạp, có
nhiều kiểu, dạng, loại và cách gọi khác nhau.

“Lesbian” (đọc ngắn là “Les”): chỉ người đồng tính nữ. “Les” lại chia
làm nhiều kiểu: “Fem” chỉ những người đồng tính nữ có nữ tính, khó phát
hiện là les; “Butch” là những người đồng tính nữ có nam tính, cử chỉ điệu bộ
giống đàn ơng; “Soft butch” (SB) là từ chỉ một dạng khác của đồng tính nữ,
có bề ngồi và cá tính mạnh mẽ nhưng ở mức độ chừng mực, không cố gắng
hết sức nhằm loại bỏ những đặc điểm nữ tính của mình.

“Gay” (từ tiếng Anh) là chỉ những người đồng tính nam. “Gay” lại
chia làm “gay kín”, “gay mở” (bóng lộ). “Gay kín” là những đồng tính nam

có nam tính, rất khó và khơng thể nhận biết được họ đồng tính nếu họ


×