Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ TỐ NỮ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

THỊ XÃ HỒI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã ngành
: 8310110

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài đề án “Quản lý nhà nước đối với các cụm cơng
nghiệp trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định” là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề án này là trung thực và chưa
cơng bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu
phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ nguồn
khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.

Bình Định, ngày tháng 10 năm 2023
Học viên

Nguyễn Thị Tố Nữ



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại khoa Lý luận chính trị - Luật và Quản lý nhà
nước, Trường Đại học Quy Nhơn, tôi đã được các thầy, cơ giáo tận tình giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích, quan trọng đối với q trình cơng tác
của tơi hiện nay và sau này. Tơi xin bày tỏ lịng chân thành, gửi lời cảm ơn đến
Ban Giám hiệu nhà trường cùng quý thầy, cô đã tận tâm giảng dạy và giúp tơi
hồn thành tốt các học phần. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu
sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc đã sắp xếp thời gian quý báu để hướng
dẫn tận tình, chu đáo, giúp tơi hồn thành tốt Đề án tốt nghiệp. Tơi xin kính
chúc q thầy, cơ ln luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và đạt được nhiều thành cao
trong công tác giảng dạy. Chúc Trường Đại học Quy Nhơn sẽ luôn là nền tảng
vững chắc cho nhiều thế hệ sinh viên trên bước đường học tập.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến UBND thị xã Hồi Nhơn, phịng Kinh tế thị
xã Hồi Nhơn, phịng Tài chính – Kế hoạch thị xã Hoài Nhơn, Ban Quản lý dự
án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất thị xã Hoài Nhơn, Chi cục Thống kê
thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định đã tạo điều kiện và cung cấp thơng tin, đóng
góp ý kiến đối với Đề án tốt nghiệp.

Vì kiến thức, kinh nghiệm có mặt cịn hạn chế nên trong q trình hồn
thành Đề án sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót. Với tinh thần cầu thị tiếp thu, tơi
kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô để tôi tiếp tục bổ
sung, hoàn thiện Đề án tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
5. Nội dung nghiên cứu đề tài ........................................................................ 6
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP ............................................................ 8
1.1. Tổng quan về cụm công nghiệp .............................................................. 8

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của cụm công nghiệp .................................. 8
1.1.2. Vai trị của cụm cơng nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội .... 10
1.2. Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp................................... 11
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp ........... 11
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp .......... 13
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp ............. 14
1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các cụm
công nghiệp .............................................................................................. 20
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp ở một số
địa phương và bài học kinh nghiệm cho thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định23
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp ở một
số địa phương............................................................................................ 23

1.3.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp

cho thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định...................................................... 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................. 27
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CỤM
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HỒI NHƠN, TỈNH
BÌNH ĐỊNH .................................................................................................... 28
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định
ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp ........................ 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định ảnh hưởng
đến quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp....................................... 28
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định ảnh
hưởng đến quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp............................ 29
2.2. Thực trạng các cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình
Định.............................................................................................................. 31
2.2.1. Quá trình hình thành, phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn thị
xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định.................................................................. 31
2.2.2. Vai trị của các cụm cơng nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định......................................... 35
2.3. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên
địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định ................................................... 37
2.3.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với các cụm công
nghiệp trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định............................. 37
2.3.2. Hoạt động quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa
bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định...................................................... 38
2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với các cụm cơng nghiệp trên
địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định ................................................... 54
2.4.1. Những kết quả đạt được.................................................................. 54
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân................................................................. 57

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................. 62
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
HỒI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ................................................................... 63

3.1. Định hướng quản lý nhà nước đối với các cụm cơng nghiệp trên địa bàn
thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định................................................................ 63

3.1.1. Định hướng về phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn thị xã Hồi
Nhơn, tỉnh Bình Định ............................................................................... 63
3.1.2. Định hướng về phát triển cụm cơng nghiệp trên địa bàn thị xã Hồi
Nhơn, tỉnh Bình Định ............................................................................... 64
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các cụm
công nghiệp trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định. ...................... 64
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách quản lý cụm cơng
nghiệp........................................................................................................ 65
3.2.2. Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch cụm
công nghiệp ............................................................................................... 67
3.2.3. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công
nghiệp........................................................................................................ 69
3.2.4. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp ....... 71
3.2.5. Chú trọng công tác hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong cụm công
nghiệp........................................................................................................ 71
3.2.6. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý nhà
nước các cụm công nghiệp........................................................................ 72
3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động trong
cụm công nghiệp ....................................................................................... 74
3.3. Các kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các cụm công
nghiệp trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định................................ 75
3.3.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Bình Định............................................. 75

3.3.2. Kiến nghị với Bộ liên quan............................................................. 76

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................. 77
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 80

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOT Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

CCN Cụm công nghiệp

DN Doanh nghiệp

GTSX Giá trị sản xuất

KT – XH Kinh tế - xã hội

KKT Khu kinh tế

QLNN Quản lý nhà nước

UBND Ủy ban nhân dân

HĐND Hội đồng nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh
Bình Định........................................................................................ 31

Bảng 2.2. Sơ đồ QLNN đối với các CCN trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn

Bảng 2.3. Ngành nghề thu hút đầu tư các cụm công nghiệp trên địa bàn thị

xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định........................................................ 43
Bảng 2.4. Nguồn vốn và danh mục hạ tầng đầu tư xây dựng tại các cụm

cơng nghiệp trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn. ................................... 45
Bảng 2.5. Thu hút đầu tư vào các cụm cơng nghiệp trên địa bàn thị xã Hồi

Nhơn................................................................................................ 46

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thực tiễn các nước trên thế giới và tại Việt Nam đã chứng minh sự hình

thành và phát triển của các CCN ngày càng phát huy vai trò quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế của một quốc gia, là xu hướng tất yếu trong phát triển kinh
tế - xã hội, góp phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các CCN có vai trị rất quan trọng,
góp phần thu hút các dự án đầu tư khơng chỉ ở trong nước mà cả doanh nghiệp
nước ngoài, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là lao
động nơng thơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng
công nghiệp trong nền kinh tế.

Kể từ khi thực hiện quá trình đổi mới đến nay, Đảng ta luôn chú trọng
đến chủ trương phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp
trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
đã khái quát nhiều vấn đề mới về cụm công nghiệp, mục tiêu đặt ra trong Chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, đó là tập trung phát triển cơng
nghiệp hỗ trợ và hình thành cụm ngành cơng nghiệp trong một số ngành cơng
nghiệp ưu tiên; khơi dậy nội lực, khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của doanh
nghiệp tư nhân trong nước, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo,
công nghệ cao, cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin, hình thành các chuỗi cung
ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, bảo đảm chất lượng, quy định về truy
xuất nguồn gốc. Tăng cường liên kết giữa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài,
nhất là các tập đoàn đa quốc gia với doanh nghiệp trong nước trong phát triển
chuỗi cung ứng của các ngành công nghiệp.

Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm
khuyến khích đầu tư phát triển CCN theo hướng bền vững, tạo hành lang pháp
lý, chính sách quản lý, phát triển CCN tương đối rõ ràng từ công tác quy hoạch,
thành lập, mở rộng CCN, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và sản xuất kinh

2

doanh trong CCN; làm cơ sở để các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa
phương, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng, sản xuất trong CCN và đơn
vị liên quan chấp hành chủ trương, quy định của Nhà nước về phát triển CCN.

Nhận thức tầm quan trọng của CCN trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội ở địa phương, thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền thị xã Hồi Nhơn, tỉnh
Bình Định đã chú trọng triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển các CCN, phát huy nội lực, tận dụng
cơ hội để đầu tư cơ sở hạ tầng từng bước đồng bộ gắn các chính sách thu hút
dự án đầu tư vào các CCN trên địa bàn.

Tuy nhiên, hiện nay một số CCN đạt tỷ lệ lấp đầy các dự án đầu tư còn
thấp; phần lớn các dự án triển khai chậm so tiến độ đăng ký; nhiều doanh nghiệp

trong CCN chưa đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, thị trường kinh doanh, nên
hiệu quả sản xuất kinh doanh cịn thấp; cơng tác QLNN đối với các CCN trên
địa bàn còn gặp khó khăn, nhất là trong cơng tác quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây
dựng, bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên khoáng sản...

Nhằm khắc phục những hạn chế trên, góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước đối với các CCN trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định,
tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với các cụm cơng nghiệp trên địa
bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định” làm đề án tốt nghiệp cao học chuyên
ngành Quản lý kinh tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về QLNN đối với các CCN. Có thể
kể đến một số cơng trình nghiên cứu đã công bố mà tác giả được biết như sau:

Nguyễn Thị Hồng Thuỷ (2019),“Rà soát, đánh giá thực trạng triển khai
và đề xuất giải pháp điều chỉnh, bổ sung và nâng cao hiệu quả thực hiện Quy
hoạch tổng thể phát triển CCN tại Việt Nam”, nghiên cứu đã xây dựng các
nguyên tắc phù hợp để tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát
triển CCN trên phạm vi cả nước đến năm 2025, đồng thời đưa ra giải pháp nâng
cao hiệu quả thực hiện quy hoạch phát triển CCN, khẳng định tính cấp thiết

3

phải chấn chỉnh công tác quy hoạch CCN. Trên cơ sở đánh giá toàn diện tình
hình hoạt động của các CCN trong quy hoạch và các CCN đã thành lập, khả
năng triển khai của các CCN đã được quy hoạch, nghiên cứu đề xuất biện pháp
xử lý các CCN kém hiệu quả và kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy
hoạch phát triển các CCN một cách phù hợp. Nghiên cứu cho thấy muốn phát
huy hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với CCN phải đặc biệt coi trọng chất lượng

lập và quản lý quy hoạch CCN.

Hoàng Đình Dũng (2020), “Tác động xã hội vùng của các CCN ở Việt
Nam”. Cơng trình này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu, đưa ra các đánh giá xác
thực và khách quan về các tác động xã hội tới cộng đồng dân cư trên địa bàn
khi Nhà nước triển khai xây dựng và phát triển CCN. Nghiên cứu chỉ ra 8 nhóm
tác động đến cuộc sống của người dân xung quanh CCN. Trên cơ sở kinh
nghiệm của một số nước Đông Á, tác giả đề xuất một số cơ chế, chính sách
nhằm hạn chế tác động xã hội vùng tiêu cực cho các CCN ở Việt Nam. Tuy
nhiên, cơng trình chủ yếu tập trung phân tích sâu các tác động tích cực và tiêu
cực của CCN trong khi các giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực của các
CCN chưa tương xứng.

Phạm Văn Biển (2017), “Các giải pháp nhằm nâng cao vai trị và hiệu
lực QLNN về bảo vệ mơi trường CCN, khu chế xuất”, đã tập trung nghiên cứu
về lĩnh vực quản lý môi trường CCN. Sau khi khái quát quy trình QLNN về
mơi trường đối với các dự án đầu tư trong CCN của các cơ quan QLNN, gồm
các bước: thẩm định dự án; đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký tiêu
chuẩn môi trường; giám sát thực hiện; kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục cơng
trình xử lý… tác giả chỉ ra những bất cập trong việc thực thi pháp luật về bảo
vệ môi trường, như: Luật và các văn bản hướng dẫn luật chưa được cụ thể hóa
bởi các cơ quan chuyên ngành, việc triển khai thực hiện chưa nhất quán, thiếu
đồng bộ, tổ chức bộ máy của hệ thống các cơ quan QLNN về môi trường từ
Trung ương đến địa phương thiếu và yếu, chưa đủ sức đảm đương nhiệm vụ
được giao, sự phân công trách nhiệm chưa hợp lý. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra

4

6 giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực QLNN về bảo vệ môi trường các
CCN, khu chế xuất đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điểm hạn chế

của nghiên cứu là phân tích các nội dung QLNN theo Luật Bảo vệ môi trường
2005, vốn đã bộc lộ nhiều hạn chế ngay tại thời điểm nghiên cứu và chưa đề
cập đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật bảo vệ môi
trường tại các CCN.

Ngơ Sỹ Bích (2015), “Bài học thu hút thành công Dự án đầu tư của
Samsung vào CCN Bắc Ninh và những bất cập trong công tác QLNN đối với
CCN, khu kinh tế”. Tác giả nhận thấy, về thể chế các văn bản luật điều chỉnh
về CCN cịn có một số nội dung chồng chéo, các chính sách ưu đãi đối với các
dự án đầu tư vào CCN hiện nay thiếu nhất quán; ưu đãi đối với các DN trong
CCN có xu hướng thu hẹp, hiệu quả hạn chế, các thủ tục hành chính liên quan
đến chuyển nhượng cổ phần, góp vốn đối với DN có vốn đầu tư nước ngồi cịn
nhiều bất cập... Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến những khó khăn vướng
mắc trong hoạt động của DN tại CCN trong một số lĩnh vực liên quan như: quy
hoạch xây dựng, môi trường, thanh tra, lao động…

Nguyễn Trường Giang (2016), “Thực thi hiệu quả chính sách thu hút đầu
tư vào các CCN”. Theo tác giả, những năm gần đây, thu hút đầu tư vào Vĩnh
Phúc đã thực hiện một cách có chọn lọc, tập trung chủ yếu vào các dự án công
nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đảm bảo đúng định hướng phát triển,
làm thay đổi diện mạo các CCN mới thành lập, góp phần hiệu quả vào sự gia
tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Bằng
bốn nhóm giải pháp QLNN về chính sách và thực thi chính sách hỗ trợ phát
triển CCN, quản lý và thực hiện hiệu quả quy hoạch, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư
và cải cách thủ tục hành chính, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của chính
quyền tỉnh, tác giả khẳng định QLNN sẽ làm tốt vai trò kiến tạo giúp các CCN
tỉnh Vĩnh Phúc sớm trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn, tin cậy, góp phần thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ.

Phạm Văn Năm (2017), “Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào CCN, KKT”.


5

Theo tác giả, các dự án đầu tư hạ tầng và thứ cấp tại các CCN, KKT tỉnh Quảng
Bình được đẩy mạnh xây dựng để sớm đi vào hoạt động. Có được kết quả đó
là do tỉnh có nhiều giải pháp quyết liệt như: đổi mới hình thức quảng bá, đẩy
mạnh đầu tư hạ tầng kinh tế các CCN, KKT; triển khai hiệu quả các hoạt động
xúc tiến đầu tư; tăng cường cắt giảm thủ tục hành chính các CCN, KKT; chú
trọng cơng tác cải cách hành chính… Để làm tốt hơn cơng tác này, theo tác giả,
Quảng Bình cần tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng; đẩy mạnh thi công
các dự án chuyển tiếp từ những năm trước; tập trung quảng bá, thu hút đầu tư
vào các CCN, KKT; quản lý có hiệu quả các cơng trình hạ tầng kinh tế trong
các KKT, CCN; thực hiện tốt các nhiệm vụ QLNN trong các KKT, CCN…

Trong các đề tài nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan
đến QLNN về CCN. Tuy nhiên việc QLNN về phát triển các CCN tại mỗi địa
phương ngồi những vấn đề chung cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Hơn nữa thực tiễn hiện chưa có đề tài nghiên cứu riêng nào về QLNN đối với
các CCN trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định, giai đoạn 2018 – 2022.
Vì vậy đề tài “Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn thị
xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định” là đề tài nghiên cứu riêng, độc lập.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về
QLNN đối với các CCN; phân tích thực trạng QLNN đối với các CCN trên địa
bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định, nhất là những kết quả đạt được, những
tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN đối với các CCN trên địa bàn; đề án đề
xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác QLNN đối với các CCN trên địa
bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của
địa phương trong tình hình mới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động QLNN đối với các CCN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

6

- Về khơng gian: Thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Về thời gian: Giai đoạn 2018 – 2022.
5. Nội dung nghiên cứu đề tài
Đề tài kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước đối với các
cụm công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các cụm cơng nghiệp
trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối
với các cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định.
Đặc biệt trong Chương 2, tác giả đi sâu nghiên cứu hoạt động QLNN đối với
các CCN trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định với các nội dung:
(1). Ban hành, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, pháp
luật, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật về quản lý, phát triển
cụm công nghiệp.
(2). Cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy phép, chứng nhận liên quan
đến đầu tư, kinh doanh cụm công nghiệp; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu, hỗ
trợ thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ cơng cộng, tiện ích về CCN.
(3). Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, phát triển
cụm công nghiệp.
(4). Thanh tra, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và vấn đề phát sinh về cụm công
nghiệpHoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển CCN.

6. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích, tổng hợp: Thơng qua việc phân tích lý thuyết, tác giả đi sâu
tìm hiểu, phân tích thực trạng, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế để rút ra những kết luận khoa học, đề xuất phương

7

hướng, giải pháp phù hợp.
Phương pháp logic và lịch sử: Nghiên cứu, lập luận vấn đề theo tiến trình

phát triển KT – XH; phù hợp với từng giai đoạn phát triển KT – XH của địa
phương.

Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu: Thu thập thông tin, tài
liệu tại phịng Kinh tế thị xã Hồi Nhơn, phịng Tài chính – Kế hoạch thị xã
Hồi Nhơn, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất thị xã
Hoài Nhơn, Chi cục Thống kê thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định; thu thập qua
mạng Internet thơng qua website UBND thị xã Hồi Nhơn, website tỉnh Bình
Định, Bộ Cơng thương, Chính phủ và các bài nghiên cứu khoa học, giáo trình,
luận văn khác có liên quan.

Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu thực trạng về quy hoạch phát
triển CCN, cơ chế, chính sách đầu tư phát triển hạ tầng CCN, cơ chế, chính
sách thu hút đầu tư vào CCN, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
xử lý vi phạm pháp luật về phát triển CCN,… Qua đó phân tích, đánh giá kết
quả và hiệu quả thực hiện, đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN
về CCN tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP

1.1. Tổng quan về cụm công nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của cụm công nghiệp

Cụm công nghiệp (tiếng Anh là industrial cluster) trên thực tế được hiểu
theo nhiều cách khác nhau. Các nhà kinh tế học theo lý thuyết cổ điển như
Marshall (1920), Weber (1929) cho rằng lý do các doanh nghiệp tập trung ở một
khu vực địa lý là nhằm tận dụng lợi ích kinh tế theo quy mơ do sự tập trung của
lực lượng lao động, các yếu tố đầu vào, các dịch vụ chuyên biệt và để tận dụng sự
lan tỏa của công nghệ. Các nhà kinh tế theo lý thuyết kinh tế mới như Krugman
(1995), Venables (1996) lại cho rằng cấu trúc không gian của các hoạt động kinh
tế được hình thành là do tác động của lực tập trung và lực phân tán. Lực tập trung
dẫn tới sự quy tụ của các hoạt động kinh tế là do nguồn cung lao động và các yếu
tố đầu vào dồi dào, sự lan tỏa của công nghệ.

M. Potter (1990, 2000) lại xem xét CCN từ góc độ cạnh tranh coi sự hình
thành của các CCN là một chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường năng lực
cạnh tranh của một khu vực trong mơi trường cạnh tranh tồn cầu. Quan điểm
này của Potter đề cập nhiều tới năng lực cạnh tranh của một quốc gia hay một
khu vực, theo đó các CCN là nơi tập trung của các mối liên kết quan trọng và
là nơi có sự lan tỏa của cơng nghệ, kỹ năng, thông tin. Do những lợi thế này,
các doanh nghiệp có năng suất cao hơn và khả năng đổi mới lớn hơn và do vậy
có thể tăng cường năng lực cạnh tranh của mình. Theo Potter, CCN là sự tập
trung về mặt địa lý của các công ty, các tổ chức có liên quan trong một lĩnh vực
cụ thể nào đó và bao gồm một loạt các ngành gắn kết với nhau. CCN tập trung
các nhà cung cấp đầu vào, khách hàng tiêu thụ sản phẩm, cũng như những người

sản xuất các sản phẩm khác có liên quan.

9

Theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý CNN, CCN là khu vực tập trung các
DN, cơ sở sản xuất CN-TTCN, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất CN-TTCN; có ranh
giới địa lý xác định, khơng có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu
nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các
cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản
lý và phát triển CCN: CCN là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân
cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các DN nhỏ và vừa,
hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.

Như vậy, có thể hiểu CCN là một hệ thống sản xuất địa phương, được
đặc trưng bởi sự tập trung theo địa lý các DN sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
có sự chun mơn hóa trong cùng một hoạt động hoặc một nhóm các hoạt động
bổ trợ cho nhau. Sự tập trung theo địa lý của các DN đã tạo ra các thể chế thúc
đẩy sự hình thành và phát triển các mối quan hệ, sự hợp tác và cạnh tranh giữa
các DN trong cùng lãnh thổ, đồng thời tạo ra mạng lưới các nhà cung cấp, mạng
lưới khách hàng và tạo ra sự đổi mới, các lợi ích chung cho các thành viên trong
cùng lãnh thổ.

Về tính chất hoạt động: CCN là khu tập trung các DN có quy mô vừa và
nhỏ, chuyên sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hay cung ứng dịch vụ
phục vụ sản xuất. CCN có quy mơ diện tích khơng vượt quá 75 ha và không
dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm cơng

nghiệp làng nghề có quy mơ diện tích khơng vượt quá 75 ha và không dưới 5
ha. Việc Quy hoạch xây dựng CCN phải được Nhà nước phê duyệt; chủ đầu tư
xây dựng hạ tầng kỹ thuật; có khả năng lấp đầy 30% DN sau 01 năm thành lập.
Các CCN góp phần thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh
tế, tạo việc làm cho người dân, mang lại thu nhập ổn định và nâng cao cho
người dân.

10

Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình
mục tiêu đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trong từng giai đoạn do ngân
sách trung ương đảm bảo; chỉ đạo xử lý, giải quyết các vi phạm, vấn đề vướng
mắc phát sinh vượt thẩm quyền của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Về tổ chức quản lý: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cụm công
nghiệp trên cả nước; phân công trách nhiệm, quyền hạn cụ thể từng bộ, ngành,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan liên quan; ban hành chính sách, văn bản quy
phạm pháp luật về cụm công nghiệp. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
ngoài phạm vi quyền hạn, trách nhiệm nêu tại Nghị định 68/2017/NĐ-CP thì
cịn có trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và quản lý theo lãnh
thổ đối với cụm công nghiệp; kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính
theo thẩm quyền; hướng dẫn, phân cấp hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương,
Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc
thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này và của pháp luật liên quan.

Về lĩnh vực, ngành, nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh được khuyến khích
đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp được pháp luật quy định: Các cơ sở sản
xuất, kinh doanh gây ơ nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm trong làng nghề,
khu dân cư, đô thị và các cơ sở sản xuất khác cần di dời vào cụm công nghiệp.
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công

nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Chính phủ ban hành. Sản xuất các sản phẩm
tiêu dùng, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, lao động ở địa phương. Các ngành,
nghề, sản phẩm có thể mạnh của địa phương, vùng và các lĩnh vực, ngành, nghề
khác phù hợp quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa
phương. Công nghiệp chế biến nơng, lâm, thủy sản.

1.1.2. Vai trị của cụm công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội

Phát triển CCN đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển
KT – XH của đất nước, việc phát triển CCN góp phần thu hút mạnh mẽ nguồn
vốn đầu tư, khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước,
bổ sung nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội, gia tăng kim ngạch

11

xuất khẩu, góp phần mở rộng thị trường quốc tế, thay đổi cơ cấu hàng xuất
khẩu; đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách và tạo việc cho người lao
động... Việc thành lập các CCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động,
giải quyết việc làm tại chỗ; đồng thời khắc phục tình trạng sản xuất phân tán,
tạo thuận lợi cho cơng tác quản lý, kiểm sốt về mơi trường.

Bên cạnh những đóng góp thiết thực và hiệu quả nêu trên, việc hình thành
và phát triển các CCN đã có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh
tế, trong đó có việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp,
tham gia chuỗi giá trị sản xuất tồn cầu, phát triển đơ thị, thúc đẩy liên kết ngành
và liên kết vùng, bảo vệ môi trường sinh thái, mở rộng quan hệ đối ngoại,… Quy
hoạch phát triển CCN gắn quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phát
triển công nghiệp, sử dụng đất, phát triển đô thị và các quy hoạch khác có liên
quan, góp phần đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa.


Việc phát triển CCN đã góp phần tích cực trong việc hồn thiện thể chế,
cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích đổi mới thủ tục hành
chính.

Hạ tầng kỹ thuật các CCN từng bước được đầu tư đồng bộ, tạo quỹ đất
sạch thu hút đầu tư sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở đó chọn lọc thu hút các dự
án đầu tư chất lượng, có tính bền vững. Kết cấu hạ tầng ngồi CCN được chú
trọng đầu tư, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối với các tuyến đường cao tốc,
quốc lộ và tỉnh lộ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Việc phát triển các CCN sẽ tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu
tư vào phát triển công nghiệp, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, áp dụng khoa
học kỹ thuật; đồng thời góp phần sản xuất thêm nhiều hàng hóa tiêu dùng nội
địa và sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
1.2. Quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp


×