Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Văn xuôi võ hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.41 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TÔ THỊ THANH NHẬT

VĂN XI VÕ HỒNG
TỪ GĨC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

Ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 8220121

Ngƣời hƣớng dẫn: 1. TS. Võ Minh Hải
2. TS. Trần Viết Thiện

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Đề án tốt nghiệp: “Văn xi Võ Hồng từ góc nhìn
phê bình sinh thái ” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu trong đề án là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng
trình nào.

Bình Định, ngày 30 tháng 10 năm 2023
Tác giả đề án

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Phòng sau
đại học Trường Đại học Quy Nhơn và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập tại trường.

Với tình cảm sâu sắc, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Võ


Minh Hải, TS. Trần Viết Thiện – người đã tận tình hướng dẫn, trợ giúp và
động viên tơi trong thời gian nghiên cứu để tơi hồn thành đề án này.

Tôi cũng xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp là những
người đã sát cánh cùng tôi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tơi có thể
thực hiện tốt mọi công viêc.

Bình Định, ngày 30 tháng 10 năm 2023
Tác giả đề án

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 10
4. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề án ............................... 11
5. Những đóng góp của đề án ................................................................... 12
6. Cấu trúc của đề án ................................................................................ 13
Chƣơng 1. VÕ HỒNG VÀ VĂN HỌC SINH THÁI Ở VIỆT NAM ....... 14
1.1. Võ Hồng trong đời sống văn chương hiện đại Việt Nam ................... 14

1.1.1. Võ Hồng trong đời sống văn học Việt Nam trước năm 1975 ...... 14
1.1.2. Võ Hồng trong đời sống văn học Việt Nam sau năm 1975.......... 19
1.2. Khái lược về phê bình sinh thái ......................................................... 21
1.2.1. Khái niệm sinh thái và văn học sinh thái..................................... 21
1.2.2. Lý thuyết phê bình sinh thái........................................................ 25

1.3. Văn học sinh thái ở Việt Nam............................................................ 34
1.3.1. Diễn trình phát triển.................................................................... 34
1.3.2. Về lực lượng sáng tác và các chủ đề sinh thái ............................. 37
Tiểu kết Chương 1.................................................................................... 43
Chƣơng 2. CẢM THỨC SINH THÁI NHÌN TỪ NỘI DUNG
PHẢN ÁNH ................................................................................................ 45
2.1. Cảm thức sinh thái tự nhiên trong văn xuôi Võ Hồng ........................ 45
2.1.1. Những quan hệ bất hòa giữa con người với tự nhiên................... 45
2.2.2. Tương giao và bình đẳng giữa con người và tự nhiên ................. 49
2.2. Cảm thức sinh thái tinh thần trong văn xuôi Võ Hồng ....................... 53
2.2.1. Đồng điệu với tiếng nói của thiên nhiên...................................... 53

2.2.2. Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương................. 58
2.3. Thông điệp về sinh thái trong văn xuôi Võ Hồng............................... 62

2.3.1. Cảnh báo về sự nguy cấp của môi trường sống ........................... 62
2.3.2. Kiến tạo lối sống đẹp, thân thiện với môi sinh ............................ 64
Tiểu kết Chương 2.................................................................................... 68
Chƣơng 3. CẢM THỨC SINH THÁI NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN HÌNH
THỨC BIỂU HIỆN .................................................................................... 70
3.1. Ngôn từ với việc thể hiện cảm thức sinh thái trong văn xuôi Võ Hồng ........ 70
3.1.1 Mật độ cao về từ ngữ, hình ảnh gắn liền với tự nhiên .................. 70
3.1.2. Ngôn ngữ giàu tính đối thoại với mơi trường sống...................... 72
3.2. Giọng điệu với việc thể hiện cảm thức sinh thái trong văn xuôi
Võ Hồng................................................................................................... 75
3.2.1. Giọng điệu hoài niệm xen lẫn tiếc nuối thế giới tự nhiên ............ 75
3.2.2. Sự đan xen giữa giọng điệu trữ tình và chính luận ...................... 77
3.3. Không gian và thời gian với việc thể hiện cảm thức sinh thái trong văn
xuôi Võ Hồng........................................................................................... 80
3.3.1. Không gian kết đọng hiện thực và tâm thái nhân sinh ................. 80

3.3.2. Thời gian tương phản giữa môi sinh của quá khứ - hiện tại......... 83
Tiểu kết Chương 3.................................................................................... 85
KẾT LUẬN................................................................................................. 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 88
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong vài thập niên trở lại đây, khi những hiểm họa về suy thối
mơi trường đã trở nên trầm trọng, điều này đặt ra những vấn đề liên quan đến
sự tồn vong của nhân loại. Và đây là lí do vì sao trong nhiều lĩnh vực khoa
học đã xuất hiện khái niệm phát triển bền vững với chủ trương phát triển kinh
tế nhưng không làm tổn hại đến môi trường sinh thái và gắn kết những giá trị
nhân văn, con người. Trong khoa học xã hội và nhân văn, chúng ta cũng đã
nhận thấy sự xuất hiện khái niệm phê bình sinh thái. Về bản chất, hướng
nghiên cứu này tập trung khảo sát, đánh giá mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên. Đây được xem là một hướng nghiên cứu mới có tính liên ngành, ngày
càng có ảnh hưởng lớn.
1.2. Võ Hồng là một nhà giáo, một cây bút văn xi độc đáo trong dịng
chảy của văn học miền Nam 1954-1975 cũng như trong văn học hiện đại của
dân tộc. Thế giới nghệ thuật của ông mang một phong cách thâm trầm, hài
hòa và nhân vị. Những sáng tạo trong thế giới văn xuôi của riêng ông là
những “chưng cất”, kết tinh từ “nguồn đời” nên nó mãi hiện hữu trong cuộc
đời như một thực thể vô cùng sinh động và có tác động mạnh mẽ đến tâm
thức của người đọc. Có lẽ, đây chính là nền tảng cơ bản làm nên giá trị văn
chương của Võ Hồng. Đúng như nhà phê bình Cao Thế Dung đã nhận định,
Võ Hồng “là nhà văn có đủ kích thước của hai chiều sâu rộng. Một nhà văn

lớn từ tác phẩm của mình, phải xuất phát từ cái vốn sáng tạo của riêng mình”.
Tìm hiểu thế giới văn xi của Võ Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái là tìm
về một trong những hệ giá trị góp phần làm nên di sản văn học miền Nam
trước và sau năm 1975, mà Võ Hồng là một đại diện tiêu biểu.
1.3. Là một giáo viên Ngữ văn đang giảng dạy trong nhà trường cấp
THCS của tỉnh Khánh Hòa, chúng tơi nhận thấy việc tìm hiểu mảng sáng tác

2

của những nhà văn đã có nhiều gắn bó với “xứ trầm hương” là một việc làm
cần thiết và có tác động nhiều mặt. Việc tìm hiểu về văn nghiệp và sáng tác
văn xuôi của Võ Hồng từ hướng tiếp cận PBST sẽ giúp bản thân có cơ hội
nhìn nhận và đánh giá sâu hơn những vấn đề trong tư duy nghệ thuật, phong
cách sáng tạo của Võ Hồng. Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn
đề Văn xuôi Võ Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái làm đề tài luận văn
thạc sĩ theo định hướng ứng dụng.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Nghiên cứu văn xi hiện đại Việt Nam từ góc nhìn phê bình
sinh thái

Phê bình sinh thái (ecocritisim) là một trong những hướng nghiên cứu
xuất hiện ở Việt Nam từ những năm cuối của thế kỉ XX và rộ lên trong hai
thập niên đầu của thế kỉ XXI. Từ đầu thế kỉ XXI đến nay, PBST ngày càng
thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trong nước. Tính cho đến hơm
nay (2023), những thành tựu đã đạt được trong hướng tiếp cận này vẫn còn
những hạn chế, những khoảng trống cần bù lấp. Nhìn lại lịch sử PBST của thế
giới, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, Việt Nam khởi động muộn hơn hẳn. Để có
được cái nhìn tổng qt về thanh tựu nghiên cứu văn xuôi hiện đại Việt Nam

trước và sau năm 1975 từ góc nhìn PBST, trong khn khổ của đề án này,
chúng tôi xin phép được lược thuật một số kết quả nghiên cứu cơ bản như sau:

Năm 2015, Trần Thị Ánh Nguyệt đã công bố kết quả nghiên cứu đề tài
Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 từ góc nhìn phê
bình sinh thái tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án này đã được in
thành sách do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2016. Đây là
cơng trình nghiên cứu trình bày một cái nhìn bao qt về dịng văn học sinh
thái, nhằm tìm hiểu về văn học Việt Nam sau 1975 từ cái nhìn của phê bình
sinh thái, một khuynh hướng mới trong phê bình văn học thế giới. Theo sự
khảo sát của chúng tôi, tác giả luận án đã đặt vấn đề về văn học cần gắn với

3

môi trường tự nhiên sẽ cho thấy trách nhiệm của người nghệ sĩ đến đâu trong
cuộc chiến bảo vệ Trái đất của con người. Từ góc nhìn phê bình sinh thái,
chúng ta nhận thấy rất nhiều vấn đề thời sự của xã hội Việt Nam hiện nay
luôn song hành cùng nội dung bảo vệ môi trường sống tự nhiên. Kết quả
nghiên cứu của tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt được xem như là một trong
những tiếng nói, dù bé nhỏ, góp phần vào việc xây dựng ý thức gìn giữ đời
sống tự nhiên, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta.

Năm 2017, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Tịnh Thy đã cho cơng bố cơng
trình Rừng khơ, suối cạn, biển độc… và văn chương (Nxb KHXH Hà Nội).
Theo nhà nghiên cứu, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến
đổi khí hậu. Ơ nhiễm môi trường từ sinh hoạt và sản xuất đã, đang và sẽ là vấn
nạn, đại nạn đối với con người và vạn vật. Rừng khô, suối cạn, biển nhiễm độc,
cá chết, lũ lụt, hạn hán, vỡ đập, tràn bùn … liên tục ập đến như những mối “họa
vơ đơn chí”. Vì thế, với động thái và trách nhiệm lắng nghe Trái đất, nghiên cứu
văn học từ góc nhìn sinh thái học chắc chắn không phải là “thấy người ta ăn

khoai, mình vác mai đi đào”, cũng khơng phải là sự thương vay khóc mướn, mà
là cơng việc cần làm, phải làm của người trong cuộc, thể hiện sự hồi đáp của
khoa học văn chương đối với tiếng kêu cứu của môi trường sinh thái. Trong bối
cảnh môi trường và bối cảnh văn học đó, tác giả thực hiện chuyên luận Rừng
khô, suối cạn, biển độc … và văn chương nhằm khẳng đính ưu việt của hướng
tiếp cận sinh thái trong văn xuôi hiện đại và đương đại Việt Nam đến với bạn
đọc. Cơng trình đem đến những gợi ý q báu, cung cấp những kiến thức thiết
thực cho người nghiên cứu phê bình sinh thái – một hướng nghiên cứu mới mẻ
đang rất cần được khai thác. Ở đây, tác giả đã đi sâu vào thế giới của mỗi nhà
văn để làm rõ đặc trưng lối viết nghiêng về tư tưởng sinh thái của họ. Từ đó,
người đọc thấy rằng tiếng nói của nghệ thuật trong việc lấy lại màu xanh cho
Trái đất là không kém phần quan trọng so với tiếng nói của các ngành khoa học
khác. Việc cảnh báo nhân loại đã, đang và sẽ bị thiên nhiên “trả thù” chính vì

4

những hành vi thô bạo, hám lợi, vô ý thức của con người không phải là chuyện
mới, nhưng trong văn học Việt Nam, thì đây là tác giả đầu tiên cơng bố một
cơng trình dày dặn tập trung về vấn đề nan giải này của nhân loại. Trong điều
kiện văn học đương đại Việt Nam vẫn còn thiếu vắng các sáng tác văn học sinh
thái cũng như thưa thớt và chưa có hệ thống nghiên cứu lý luận, phê bình về
dịng văn học này, thì cuốn sách Rừng khơ, suối cạn, biển độc… và văn
chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy trong chừng mực nhất định cũng xứng đáng
được coi là một cơn mưa đúng lúc, góp phần kích hoạt sáng tạo trong văn học
sinh thái. Cơng trình nghiên cứu, phê bình này như một chia sẻ thời cuộc: Hãy lễ
độ với thiên nhiên!

Năm 2017, Đoàn Thị Hồng Hạnh đã thực hiện và hoàn thiện đề tài
Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh
thái tại Trường Đại học Sư phạm 2 Hà Nội. Mặc dù chỉ là một khóa luật tốt

nghiệp trình độ Cử nhân, nhưng trong cơng trình của mình, Đoàn Thị Hồng
Hạnh cũng đưa ra được những nhận xét khá xác đáng về truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu sau năm 1975:

Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã thể hiện rõ
cảm quan sinh thái tự nhiên và cảm quan sinh thái tinh thần. Và tất cả
những điều đó thể hiện qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
sau 1975 đã như một chiếc đồng hồ báo thức con người. Đừng ngủ quên
trên chút lợi ích mà hãy thức dậy nhìn lại tồn cảnh mơi trường sinh thái
để thấy sự nhẫn tâm của mình với thiên nhiên như thế nào? Chúng ta
cần phải thức tỉnh ý thức con người con người bảo vệ sinh thái, bảo vệ
những gì gần gũi, giản dị thân thuộc nhất, bảo vệ sinh thái chính là bảo
vệ cuộc sống của chúng ta. [11, tr.49]

Nguyễn Thị Thu Hằng trong luận văn Truyện ngắn, tản văn của
Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trường Đại học Khoa
học, Đại học Thái Nguyên, 2017) đã cố gắng tìm hiểu truyện ngắn và tản văn

5

của Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn phê bình sinh thái như là một phương
cách phát hiện những mạch ngầm trong sáng tác của ông. Đúng như tác giả đã
khẳng nhận:

Hướng tiếp cận này cũng giúp cho việc đánh giá và định vị vị thế
của nhà văn trong dòng chảy văn học sinh thái. Khơng giữ vai trị là
người mở đầu tiên phong như Nguyễn Minh Châu, không quyết liệt và
xông xáo như các cây bút: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn
Trí… nhưng Nguyễn Quang Thiều là một trong những cây bút viết hay
và ám ảnh về đề tài sinh thái đô thị. [13, tr.94].


Năm 2018, trên cơ sở tập hợp các tham luận của Hội thảo khoa học
Quốc gia, nhà nghiên cứu Bùi Thanh Truyền đã lựa chọn những tham luận có
chất lượng và cho in thành tập sách Phê bình sinh thái với văn xi Nam bộ
do Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ ấn hành. Cuốn sách ra đời đã đáp ứng
được nhu cầu tìm hiểu và cắt nghĩa văn chương phương Nam từ góc nhìn sinh
thái. Đúng như Bùi Thanh Truyền đã nhấn mạnh:

Biến đổi khí hậu và những tác động của nó lên văn hóa, xã
hội, lịch sử tại Nam bộ là đề tài mang nhiều ý nghĩa thời sự, nhân văn
trong văn học phương Nam.... Trên cơ sở phân tích, đánh giá bước đầu
văn xuôi Nam bộ từ góc nhìn PBST, cuốn sách sẽ góp phần làm sáng tỏ
thêm quan hệ hài hịa giữa con người với mơi trường tự nhiên, xã hội
trên tinh thần nhân văn vì sự phát triển bền vững của đất phương Nam
hiện tại và tương lai. [51, tr.06-07]

Cũng trong năm 2018, Hoàng Thị Hạnh khi nghiên cứu về Tản văn
của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái (luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Thủ Dầu Một) cũng đưa ra những nhận định quan trọng:

Tuy mới du nhập vào nước ta song trào lưu nghiên cứu
phê bình này đã thu hút được sự quan tâm của các học giả nghiên cứu và
cơng chúng văn học đương đại. Ngồi việc biên dịch và giới thiệu các tài

6

liệu lý thuyết cơ bản, đã có một số nghiên cứu đối với tác phẩm của các
nhà văn đương đại như Nguyễn Minh Châu, Đoàn Giỏi, Nguyễn Huy
Thiệp, Nguyễn Trí, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn... Khuynh
hướng văn học xanh cũng cho thấy sự nỗ lực cũng như thể hiện trách

nhiệm công dân của giới nghệ sĩ với trong những hiện thực nổi cộm của
cuộc sống thời cơng nghiệp hóa, số hóa. Soi chiếu từ góc nhìn PBST,
khơng ít độc giả nhận thấy, tản văn của Nguyễn Ngọc Tư đã có một số
đóng góp nổi bật, đáng kể đến là mảng tản văn sinh thái. Nếu giai đoạn
đầu sáng tác, chị viết về q trình đơ thị hóa Nam Bộ, về sau chị mở ra
vấn đề, mở ra những suy tư, âu lo về mơi trường ở góc độ rộng, cho thấy
sự vận động, phát triển của tác giả. [12, tr.125].

Phạm Thị An trong Vấn đề đơ thị hóa phụ nữ trong truyện ngắn
của Đỗ Phấn từ góc nhìn phê bình sinh thái (Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại
học Thủ Dầu Một, 2018) cũng có một số tiếp cận rất đáng ghi nhận:

Những suy tư trăn trở của Đỗ Phấn về mối quan hệ giữa
con người với môi trường, sinh thái, đô thị… không chỉ được đề cập
trong tiểu thuyết mà còn được đề cập trong truyện ngắn của ông. Khai
thác mảng truyện ngắn của Đỗ Phấn bên cạnh thể loại tiểu thuyết, người
đọc sẽ hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về con người cũng như tư tưởng nghệ
thuật của ông [02, tr.14].

Một cơng trình nghiên cứu quan trọng liên quan trực tiếp đến văn
xuôi sau 1975 là luận án Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 đến 2014 từ
góc nhìn phê bình sinh thái của Nguyễn Thùy Trang (bảo vệ tại Trường Đại
học Khoa học, Đại học Huế, 2018). Những đóng góp mới của luận án được
tác giả chỉ rõ:

Luận án chỉ rõ sự phát triển của khuynh hướng tiểu thuyết
sinh thái Việt Nam từ sau 1986 đến nay. Chúng tôi nhận thấy mối liên hệ
mật thiết giữa văn học với môi trường sinh thái, cũng như vai trò quan

7


trọng của văn chương đối với nhận thức của con người. Trên tinh thần
định giá chuẩn tắc đạo đức sinh thái, chúng tôi quy thành ba tiêu chuẩn
đạo đức cơ bản: Nhân vật xâm phạm tự nhiên, nhân vật nạn nhân sinh
thái, nhân vật thức tỉnh. Đó cũng là q trình phát triển tâm lí phức tạp
của nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam. [50, tr.08].

Ngoài ra, có một số cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích
Liên (Phóng sự Việt Nam trong mơi trường sinh thái văn hóa thời kì đổi
mới), Lê Trà My (Tản văn Việt Nam thế kỉ XX (từ cái nhìn thể loại) đã
nghiên cứu các thể loại trên cơ sở sinh thái văn hóa (culture ecology). Nhiều
luận văn của học viên ở các trường đại học đã lựa chọn PBST đề nghiên cứu
một trào lưu, một giai đoạn văn học hoặc các tác phẩm của nhiều nhà văn, nhà
thơ trong nước lẫn nước ngoài.

Có thể nói, xét trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, văn
xuôi sinh thái Việt Nam đã thay đổi, từ quan niệm “sinh thái là trung tâm”,
các tác giả văn xuôi đã nhận diện ra thế giới xung quanh có sinh mệnh, có tâm
hồn, có tính cách với đời sống tự tồn của nó. Khi cái nhìn về tự nhiên thay
đổi, motif cốt truyện cũng thay đổi, từ cấu trúc truyện khai thác tự nhiên thành
một cấu trúc đa cốt truyện (motif cốt truyện tự nhiên trả thù, motif về sự cỗi
cằn, motif về sự mất trú ẩn…); hình tượng nhân vật từ con người ngạo nghễ
chinh phục, khai phá tự nhiên thành con người “tội đồ”, nạn nhân của tự
nhiên, con người trở nên tha hóa và bất an.

Trên thực tế, qua quan sát của chúng tơi, trong cái nhìn liên văn
bản, văn xuôi sinh thái cũng chứng kiến sự thay đổi về cảm hứng, giọng điệu.
Xu hướng mới ấy vừa mang lại chiều kích mới cho văn xi sinh thái về thái
độ nhập cuộc, dấn thân của văn học kéo văn học lại gần với những vấn đề thời
sự vừa thể hiện tính dân chủ của văn chương qua những cách tân nghệ thuật

mà văn xuôi sinh thái thể nghiệm.

8

2.2. Nghiên cứu văn xuôi Võ Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái
Trong lòng các thế hệ độc giả, Võ Hồng là một nhà văn, nhà giáo nhận
được nhiều tình cảm, sự yêu mến và trân trọng. Thế giới nghệ thuật của ông
luôn mang đến cho các thế hệ độc giả những tình cảm đẹp, trân quý và hướng
họ đến với cuộc sống của những người lao động bình thường yêu văn chương,
yêu cái đẹp. Trong giai đoạn trước 1975, sự nghiệp và văn chương của Võ
Hồng được nghiên cứu chủ yếu ở miền Nam, có khoảng non 50 bài viết và
cơng trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí và báo như tập san Tân văn, tạp
chí Quần chúng, tạp chí Tuổi ngọc, tạp chí Tuổi xanh, Cánh én,... đặc biệt là
bán nguyệt san Văn là nơi Võ Hồng thường xuyên trả lời phỏng vấn, trực tiếp
bộc lộ tình cảm và tư tưởng, quan điểm sáng tác cũng như phong cách nghệ
thuật của mình.

Sau năm 1975, theo thống kê của Ngơ Văn Ban, tính đến năm 2017,
chúng ta có thêm khoảng 76 bài viết mới về tác giả này. Cho đến nay (2023),
theo thống kê của chúng tôi, số lượng đầu sách viết về Võ Hồng có thêm được
04 cơng trình rất đáng trân trọng. Đó là cuốn Tuyển tập Võ Hồng (Trung tâm
Nghiên cứu Quốc học, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,
2003), Văn chương và nhân cách Võ Hồng (nhiều tác giả, Nhà xuất bản Trẻ,
2013), Quán văn số 86 (chuyên san về Hoài cố nhân của Võ Hồng, Nhà xuất
bản Hội Nhà văn, 2022) và đặc biệt là Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Hoài cố
nhân – Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Võ Hồng (Viện nghiên cứu
phát triển phương Đông và Trường Đại học Thái Bình Dương, Sở Văn hóa &
du lịch Phú Yên đồng tổ chức, 04.2022). Đây có thể là những suy ngẫm đáng
quý về văn chương của Võ Hồng cũng như quá trình tiếp nhận sáng tác của
ông trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam.


Tiếp nhận văn xuôi của Võ Hồng từ góc nhìn PBST, theo chúng tơi,
người đầu tiên đặt vấn đề này chính là Trần Viết Thiện trong bài viết Cảm
thức sinh thái trong văn chương Võ Hồng (Tạp chí Khoa học, Trường Đại học

9

Hồng Đức, số 36.2017). Ở bài viết này, từ điểm nhìn về cảm quan sinh thái
đối với văn xuôi Võ Hồng, tác giả đã đi đến nhận định như sau:

Có thể thấy, trong hồn cảnh điêu linh của chiến tranh, giữa lúc
văn học đô thị miền Nam đang rất sôi động với nhiều phân nhánh,Võ
Hồng lặng lẽ kiến tạo lối đi riêng cho sáng tác của mình. Trên con
đường ấy in đậm dấu chân của văn học sinh thái... Có người thắc mắc
tại sao Võ Hồng không hề đề cập đến cái xấu, cái ác; phải chăng ông
tránh né và ngại va chạm? Ơng chỉ mỉm cười đơn hậu như một nhà hiền
triết phương Đông với câu trả lời rằng muốn mang những vẻ đẹp trường
cửu để cảm hóa cuộc đời hơn là cách làm ngược lại. Cũng có lẽ vì vậy
mà trong sáng tác của Võ Hồng ẩn chứa nhiều giá trị của văn học sinh
thái... [45, tr.128]

Ở bài viết này, Trần Viết Thiện cũng khá thận trọng khi định danh
cách thể nghiệm của cá nhân đối với văn chương của Võ Hồng là cảm thức
sinh thái. Tuy nhiên, đây là một tiểu luận cơng phu có nhiều ý kiến mới và
đáng ghi nhận. Trong Hội thảo quốc gia về Võ Hồng tại Phú Yên, tác giả
Phạm Phương Mai (Trường Đại học Thủ Dầu Một) đã trình bày quan điểm
tiếp cận của mình qua bài viết Cảm quan sinh thái trong truyện của Võ Hồng
(2022). Ở bài Viết này, tác giả cũng đi đến nhận định:

Nhắc đến Võ Hồng, người ta hay nghĩ đến ngay một tác

giả nặng tình với quê hương. Tình yêu quê hương ấy thể hiện ở nhiều
khía cạnh, trong đó khơng thể khơng nhắc đến tình yêu dành cho thiên
nhiên. Thiên nhiên vừa là bạn, vừa là đối tượng mà tác giả hướng đến để
chiêm nghiêm, suy tư. Đọc truyện của Võ hồng từ góc nhìn phê bình sinh
thái, chúng ta thấy được những tầng sâu ý nghĩa mới của tác phẩm, đặc
biệt là thái độ ứng cần có đối với mơi trường sống. [38, tr.135].

Cũng theo mạch tiếp cận ấy, Phạm Tuấn Vũ trong bài tham luận Tinh
thần sinh thái trong truyện thiếu nhi Võ Hồng (2022), thông qua những tác phẩm

10

viết cho thiếu nhi, cũng đã có những ý kiến rất đáng ghi nhận. Theo tác giả:
Ngày nay, đọc lại những truyện thiếu nhi mà nhà văn Võ

Hồng viết cách đây gần nửa thế kỉ, ta có thể bắt gặp tinh thần sinh thái
bàng bạc trong các trang viết của ông. Trong bối cảnh khủng hoảng sinh
thái hiện nay, nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi của ơng vẫn cịn ngun
giá trị đối với việc giáo dục ý thức sinh thái cho trẻ em [38, tr.201].

Có thể nhận thấy, tiếp cận theo quan điểm PBST đối với văn xuôi
của Võ Hồng là một hướng đi còn khá mới. Từ những tài liệu thu thập được,
chúng tôi nhận thấy chưa có một chuyên luận, luận văn nào trực tiếp khảo sát
văn xi của Võ Hồng từ góc nhìn PBST. Đây vừa là điều kiện thuận lợi
những cũng sẽ tạo không ít khó khăn cho tác giả đề án trong quá trình nghiên
cứu vấn đề.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung đề án tốt nghiệp tập trung tìm hiểu, phân tích làm sáng tỏ

những đặc điểm cũng như những đóng góp của truyện ngắn, tiểu thuyết của
nhà văn Võ Hồng từ góc nhìn của lý thuyết phê bình sinh thái.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề án là các tập truyện ngắn, tiểu thuyết của
Võ Hồng được xuất bản từ trước và sau năm 1975. Tuy Nhiên, để thuận tiện
cho việc khảo sát, chúng tôi lựa chọn một số tác phẩm như sau:
- 13 tập truyện được in từ 1959 đến 1971 như Hoài cố nhân (Ban Mai
xuất bản 1959, Lá Bối tái bản 1969), Lá vẫn xanh (Thời Mới xuất bản
1962), Vết hằn năm tháng (Lá Bối xuất bản 1965), Con suối mùa xuân (Lá
Bối xuất bản 1966), Khoảng mát (An Tiêm Xuất bản, 1966), Hoa
bươm bướm (Lá Bối Xuất bản, 1966), Người về đầu non (Cơ sở Văn xuất bản,
1968), Bên kia đường (Mặt Trời xuất bản, 1968), Những giọt đắng (Lá Bối

11

xuất bản, 1969), Áo em cài hoa trắng (Lá Bối xuất bản, 1969), Nhánh rong
phiêu Bạt (Lá Bối xuất bản, 1970), Trầm mặc cây rừng (Lá Bối xuất bản,
1971), Như cánh chim bay (Lá Bối xuất bản, 1971).

- 02 tiểu thuyết được in sau năm 1975 như Thiên đường ở trên cao (Sở
Văn hóa thơng tin Nghĩa Bình, 1987), Gió cuốn (Lá Bối xuất bản, 1968 và
Nxb Long An tái bản, 1988).

4. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu đề án
4.1. Hướng tiếp cận của đề án
Từ những cơng trình được cơng bố, chúng tơi đã kế thừa, vận dụng các
quan điểm nghiên cứu của các nhà phê bình trong và ngồi nước,... để xây
dựng cơ sở lý thuyết tiếp cận nội dung đề án. Đây có thể xem như là cách tiếp
cận sinh thái học đối với tác phẩm văn học.

Nội dung nghiên cứu của đề án là văn xi của Võ Hồng từ góc nhìn
phê bình sinh thái. Do đó, hướng nghiên cứu chủ yếu được thực hiện theo các
góc độ tiếp cận nội dung và phương thức biểu hiện của văn xuôi Võ Hồng
thông qua lăng kính của phê bình sinh thái. Vì vậy, để có thể giải mã những
giá trị và các cảm thức sinh thái trong văn xuôi của Võ Hồng, chúng ta cần có
cái nhìn liên ngành và tồn diện.

4.2. Phương pháp nghiên cứu đề án
Để thực hiện đề án này, chúng tôi vận dụng lý thuyết phê bình
sinh thái cùng một số phương pháp nghiên cứu tiêu biểu như sau:
4.2.1. Phương pháp hệ thống:
Phương pháp này được vận dụng để thống kê, hệ thống hóa đặc
điểm truyện ngắn và tiểu thuyết về đề tài sinh thái của Võ Hồng trong văn
xuôi sinh thái Việt Nam trước và sau năm 1975.

12

4.2.2. Phương pháp so sánh:
Trong quá trình thực hiện đề án, chúng tơi sẽ sử dụng kết hợp
phương pháp này với phương pháp phân tích để làm rõ hơn điểm tương đồng
và khác biệt trong sáng tác về vấn đề sinh thái của Võ Hồng và một số tác giả
đương thời.
4.2.3. Phương pháp phân tích tác phẩm:
Phương pháp này được sử dụng để tập trung phân tích tác phẩm
để làm rõ những đặc điểm nổi bật trong những truyện ngắn và tiểu thuyết về
đề tài sinh thái trong thế giới văn xuôi của Võ Hồng.
4.2.4. Phương pháp liên ngành:
Bên cạnh các phương pháp tiêu biểu trên, trong đề án này, chúng
tôi sẽ vận dụng những tri thức khoa học các ngành khác nhau để tìm hiểu tác
phẩm văn xi của nhà văn Võ Hồng. Ngồi ra, chúng tơi cịn vận dụng

phương pháp tiếp cận thi pháp học để nhận diện khuynh hướng văn xuôi sinh
thái của Võ Hồng qua điểm nhìn, motif hình ảnh, giọng điệu…
5. Những đóng góp của đề án
Đóng góp của đề án được thể hiện qua một số phương diện sau:
Thứ nhất, kết quả khảo sát và đánh giá hệ thống tư liệu nghiên cứu về
văn xuôi Võ Hồng từ hướng tiếp cận PBST.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề án sẽ góp phần phác hoạ một số
những vấn đề trong nội dung và phương thức thể hiện của văn xi Võ Hồng
có liên quan đến văn học sinh thái.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của đề án hướng đến việc xác khẳng định
những đóng góp cụ thể của Võ Hồng đối với văn học hiện đại Việt Nam nói
chung và sự thể hiện của văn học sinh thái trong văn xi hiện đại Việt Nam
nói riêng.

13

6. Cấu trúc của đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề án
nghiên cứu của chúng tôi sẽ được triển khai qua các chương như sau:
Chương 1. VÕ HỒNG VÀ VĂN HỌC SINH THÁI Ở VIỆT NAM
Trong Chương 1, chúng tơi trình bày những vấn đề liên quan đến văn
nghiệp, vị trí, vai trò của Võ Hồng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Vấn
đề thứ hai là phác thảo tiến trình văn học sinh thái ở Việt Nam cũng được
chúng tôi tập trung thể hiện trong nội dung của chương này.
Chương 2. CẢM THỨC SINH THÁI TRONG VĂN XI VÕ
HỒNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG PHẢN ÁNH
Nội dung cơ bản của chương này là khảo sát những biểu hiện của cảm quan
sinh thái qua các phương diện gắn liền với nội dung trong văn xuôi Võ Hồng.
Chương 3. CẢM THỨC SINH THÁI TRONG VĂN XI VÕ
HỒNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN HÌNH THỨC BIỂU HIỆN

Trọng tâm của chương này, tác giả đề án tập trung khái quát một số đặc
điểm cơ bản liên quan đến cảm quan sinh thái được thể hiện qua về ngôn ngữ,
giọng điệu và không gian thời gian nghệ thuật… Từ những vấn đề nghiên cứu
được, chúng tơi sẽ có sự so sánh với một số tác gia khác để thấy được sự khu biệt.

14

Chƣơng 1. VÕ HỒNG VÀ VĂN HỌC SINH THÁI Ở VIỆT NAM

1.1. Võ Hồng trong đời sống văn chƣơng hiện đại Việt Nam
1.1.1. Võ Hồng trong đời sống văn học Việt Nam trước năm 1975
Trước hết xin xác định lại nội hàm của cụm từ Văn học miền Nam.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng: “Danh xưng “miền Nam” lâu nay
mỗi một nhà nghiên cứu sử dụng mỗi cách khác nhau, có người hiểu từ ngữ
này thuộc lĩnh vực chính trị, văn học, lịch sử, địa lý. Gần đây (1954 – 1975),
danh xưng miền Nam chỉ thuần chính trị so với danh xưng miền Bắc, lấy sông
Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt Việt Nam làm hai miền
riêng biệt về chế độ chính trị. Do đó, phần lớn giới nghiên cứu khi nói về
miền Nam tức có ý nói từ sơng Bến Hải đến Cà Mau, cịn miền Bắc từ sơng
Bến Hải đến biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc” [8, tr.11]. Như vậy, văn
học tính từ vĩ tuyến số 17 về phía Nam thì được gọi là Văn học miền Nam.
Văn học miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1975 là một bộ phận văn học
ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: miền Bắc đang xây dựng chế độ xã hội chủ
nghĩa, miền Nam phải sống trong bom đạn chiến tranh dưới sự cai trị của chế
độ thực dân kiểu mới Mỹ và chính quyền Sài Gịn. Tình hình chính trị xã hội
ln trong trạng thái bất ổn. Khơng khí tang thương của chiến tranh bao trùm
lên tất cả. Những mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gịn cũng dần phát
triển ngầm. Và cùng với sự va chạm của văn hóa phương Tây hội nhập vào,
sáng tác văn học cũng phân hóa thành nhiều khuynh hướng. Có thể nói, đây là
giai đoạn văn học gắn liền với vận mệnh dân tộc. Văn học miền Nam 1954 –

1975 được chia thành hai bộ phận: văn học vùng giải phóng và văn học đơ thị
miền Nam. Trong văn học đô thị miền Nam, khuynh hướng văn học tiến bộ
yêu nước tuy ít hơn về mặt số lượng tác giả và tác phẩm nhưng lại đóng một
vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn học Việt Nam cũng như thành
công của cách mạng miền Nam, đi đến thống nhất đất nước. Phải nói rằng với

15

ngần ấy năm hiện diện, văn học miền Nam đã có một sức sống mãnh liệt.

Đặc biệt, trong hoàn cảnh rối ren đầy phức tạp bấy giờ, một dịng văn
học trong trẻo vẫn tồn tại, ni dưỡng lành mạnh cho tâm hồn con người: văn
học yêu nước tiến bộ. “Sự tồn tại và phát triển của khuynh hướng này là một
sự kiện đặc biệt, rất có ý nghĩa. Đó là khuynh hướng ngược dịng, đối nghịch
và khơng nằm trong quỹ đạo văn học thực dân mới. Nó tiếp nối một cách tự
nhiên truyền thống yêu nước, bất khuất của văn học dân tộc và phát triển cao
hơn về chất nhờ ảnh hưởng – có khi trực tiếp – của tư tưởng cách mạng” [6,
tr.225]. Có thể nói, văn học yêu nước tiến bộ miền Nam như một điểm sáng
cho văn học thời kỳ này.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tính cực, văn học miền Nam cũng mang
trong mình nhiều nọc độc văn học thực dân mới. Dưới tác động của hoàn cảnh
xã hội miền Nam, nhiều trào lưu văn học suy đồi thi nhau ra đời: văn học phản
động, văn học đồi trụy, văn nghệ tình thương… Điều đó đã gây ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống văn nghệ và lối sống con người miền Nam lúc bấy giờ.
Đi cùng với những chính sách phản động hết sức dã man, chủ nghĩa thực dân
mới đã xem văn học là một thứ vũ khí lợi hại để nơ dịch dân ta. Những nhà văn
thuộc nhóm văn học phản động có thể kể đến như Nguyễn Mạnh Cơn, Mai Thảo,
Dỗn Quốc Sĩ, Vũ Khắc Khoan… Đứng trước tình hình đầy phức tạp đó, những
nhà văn yêu nước đã nhận cho mình một nhiệm vụ mới. Họ không thể để cho

văn học chống cộng thỏa sức phát triển để lừa bịp nhân dân và làm suy đồi nhân
cách con người. Việc cấp bách của họ lúc bấy giờ chính là chọn một hướng đi
đúng đắn, giữ vững lập trường, tư tưởng qua ngòi bút của mình để ủng hộ văn
học yêu nước, chống lại nọc độc văn học thực dân đầy nguy hiểm kia. Những
cây bút nổi bật có thể kể đến cho khuynh hướng này là Nguyễn Thi, Nguyễn
Quang Sáng, Sơn Nam, Trang Thế Hy, Võ Hồng…

Võ Hồng là một nhà văn - một nghệ sĩ thực thụ vì những sản phẩm nghệ
thuật ơng làm ra suốt một thời gian dài đã được cơng chúng, độc giả đón nhận.


×