Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Tìm hiểu về vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của ngân hàng trung ương hiện đại tại trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.35 KB, 40 trang )

lOMoARcPSD|39472803

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
----------

BÀI TẬP LỚN

Đề tài:

TÌM HIỂU VỀ VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ MƠ HÌNH TỔ
CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG HIỆN
ĐẠI TẠI TRUNG QUỐC

Giảng viên hướng dẫn : Th. Hồng Sơn

Nhóm thực hiện : Nhóm 9

Mã lớp học phần : 231FIN82A14

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

lOMoARcPSD|39472803

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Tên thành viên MSV Nhiệm vụ %
đóng
góp

Nguyễn Diệu Linh Làm nội dung Chương



1 (Nhóm trưởng) 25A4030917 1, tham gia quay video, 12.34%

hoàn thiện tiểu luận

Làm nội dung Chương
2 Nguyễn Khánh Linh 25A4030918 2, tham gia quay video, edit video 13.66%

3 Nguyễn Thị Huệ 25A4071592 Làm nội dung Chương 2 12.34%
4 Trần Thuỳ Linh 25A4021444 Làm nội dung Chương 3 12.33%

5 Nguyễn Khánh Ngân 25A4021828 Làm powerpoint 13.66%

6 Nguyễn Diệu Anh 25A4022453 Làm powerpoint 12.33%

7 Nông Thị Huệ 25A4020794 Thuyết trình 11%

8 Mai Thùy Trang 25A4020240 Thuyết trình 12.34%

lOMoARcPSD|39472803

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................6
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................8

1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................8
1.2 Mục đích nghiên cứu..........................................................................................8
1.3 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................8

1.4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài................................................................8
LỜI CAM KẾT............................................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG.........................10
I. KHÁI NIỆM.........................................................................................................10
II. CÁC MƠ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHTW..........................................................10

1. Mơ hình NHTW trực thuộc Chính phủ.........................................................10
2. Mơ hình NHTW độc lập với Chính phủ, trực thuộc Quốc hội.....................11
III. VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NHTW.......................................13
1. Vị trí pháp lý....................................................................................................13
2. Tính độc lập của NHTW.................................................................................13

2.1 Quan điểm về tính độc lập..........................................................................13
2.2 Đo lường tính độc lập.................................................................................14
2.3. Mối quan hệ giữa sự độc lập của NHTW và các biến số kinh tế vĩ mơ
chính................................................................................................................. 15

2.3.1. Quan hệ với lạm phát...........................................................................15
2.3.2. Quan hệ với thâm hụt ngân sách..........................................................15
2.3.3. Quan hệ với tăng trưởng kinh tế...........................................................16
IV. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG.......................................16
1. Ngân hàng Trung ương là ngân hàng phát hành..........................................16
2. Ngân hàng của các ngân hàng........................................................................18
2.1. Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian................18
2.1.1. Tiền gửi dự trữ bắt buộc.......................................................................18
2.1.2. Tiền gửi thanh toán...............................................................................18
2.2. NHTW là trung tâm thanh toán cho hệ thống NHTG..............................19
2.3 Cấp tín dụng cho các NHTG......................................................................19
3. Ngân hàng Trung ương là Ngân hàng của Chính phủ..................................19


3

lOMoARcPSD|39472803

3.1 Làm thủ quỹ cho Kho bạc Nhà nước.........................................................19
3.2 Làm đại lý và tư vấn cho Chính phủ..........................................................20
3.3 Cho Chính phủ vay.....................................................................................20
4. Chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng Trung ương..........................20
4.1 NHTW có trách nhiệm xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
.......................................................................................................................... 20
4.2 Thanh tra, giám sát các hoạt động của hệ thống Ngân hàng...................21

4.2.1 Đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng.......................................21
4.4.2 Bảo vệ công chúng đầu tư.....................................................................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ MƠ HÌNH TỔ CHỨC CỦA
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRUNG QUỐC....................................................23
I. GIỚI THIỆU VỀ NHTW CỦA TRUNG QUỐC...................................................23
1. Vị trí pháp lý....................................................................................................24
2. Mơ hình tổ chức...............................................................................................25
3. Chức năng........................................................................................................26
4. Nhiệm vụ..........................................................................................................27
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUA GĨC NHÌN ĐA CHIỀU.............................27
1. Vai trò quốc tế..................................................................................................27
2. Chính trị tài chính:..........................................................................................27
3. Mạng lưới chi nhánh.......................................................................................28
4. Điều tiết tiền tệ.................................................................................................28
5. Tiền số và blockchain......................................................................................29
6. Quản lý nợ cơng và rủi ro tài chính...............................................................29
7. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát...................................................................30
8. Thách thức quốc tế..........................................................................................30

9. Dự trữ ngoại hối..............................................................................................30
10. Mức độ độc lập..............................................................................................30
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM..........................................................................................32
I. GIẢI PHÁP...........................................................................................................32
1. Trong ngắn hạn................................................................................................32
2. Trong dài hạn...................................................................................................33
3. Các giải pháp khác.........................................................................................34
3.1 Giải pháp mở rộng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2023..........34

4

lOMoARcPSD|39472803

3.2 Giải pháp trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước góp phần đẩy lùi tín dụng
đen..................................................................................................................... 35
II. KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................35
KẾT LUẬN................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................38

5

lOMoARcPSD|39472803

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 CIPS Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới bằng Nhân dân tệ


2 CSTT Chính sách tiền tệ

3 CSTTQG Chính sách tiền tệ quốc gia

4 CTTC Cơng ty tài chính

5 ECB Ngân hàng Trung ương Châu Âu

6 MPC Ủy ban chính sách tiền tệ

7 NHNN Ngân hàng Nhà nước

8 NHTG Ngân hàng trung gian

9 NHTM Ngân hàng thương mại

10 NHTW Ngân hàng Trung ương

11 PBC Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
Nhân dân tệ
12 RMB
Tổ chức tín dụng
13 TCTD

14 TTTD Thơng tin tín dụng

6

lOMoARcPSD|39472803


DANH MỤC HÌNH

Hình Trang
Hình 1.2.1. 11
Hình 1.2.2. 12
Hình 2.1. 24

7

lOMoARcPSD|39472803

LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

"Người giữ chìa khóa của sự ổn định tài chính và sức mạnh kinh tế" - đó
có lẽ là cách mà chúng ta có thể mơ tả về NHTW Trung Quốc. Hiện tại, NHTW
Trung Quốc đóng vai trị khơng chỉ là người gác cổng quản lý tiền tệ mà còn là
nhân tố quyết định sự phồn thịnh và ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đó cũng chính là lý do mà nhóm đã chọn Trung Quốc làm quốc gia nghiên
cứu, để trước hết sẽ nắm vững kiến thức về vị trí pháp lý và mơ hình tổ chức của
NHTW Trung Quốc. Hơn nữa, nhóm sẽ có cái nhìn tồn diện về NHTW và đưa
ra được các đề xuất, kiến nghị phù hợp, có giá trị đối với NHNN Việt Nam.
1.2 Mục đích nghiên cứu

Hiểu và nắm được cơ sở lý thuyết về vị trí pháp lý, mơ hình, chức năng,
nhiệm vụ của NHTW tại Trung Quốc và đánh giá thực trạng của Ngân hàng
Trung ương Trung Quốc qua góc nhìn đa chiều. Từ đó sẽ rút ra được những giải
pháp để cải thiện hệ thống NHNN Việt Nam hiện nay.


1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là vị trí pháp lý, mơ hình, chức năng,

nhiệm vụ của NHTW tại Trung Quốc và thực trạng của NHTW Trung Quốc qua
góc nhìn đa chiều.

1.4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận, đề tài góp phần làm sáng tỏ, phân tích kỹ các kiến thức chung

về NHTW từ đó đánh giá về thực trạng của ngân hàng qua góc nhìn đa chiều.
Về thực tiễn, đề tài mang tính thực tiễn cao khi đặt trong khi mọi quốc gia

ngày càng hội nhập vào hệ thống tài chính tồn cầu. Nhóm rút ra những ưu,
nhược điểm và thành tựu đạt được của Trung Quốc để áp dụng, đề ra giải pháp
cho NHNN Việt Nam giai đoạn hiện nay.

8

lOMoARcPSD|39472803

LỜI CAM KẾT
Chúng em xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được thể hiện trong tiểu
luận này là sản phẩm của riêng nhóm chúng em và khơng có bất kỳ sự gian lận
hay sao chép nào. Toàn bộ nội dung của báo cáo đều được trình bày dựa trên
quan điểm, kiến thức của các thành viên nhóm hoặc tích lũy, chọn lọc từ nhiều
nguồn tài liệu có đính kèm chi tiết và hợp lệ. Chúng em xin hoàn tồn chịu trách
nhiệm và hình thức kỷ luật theo quy định nếu phát hiện bất kỳ sai phạm hoặc
gian lận nào.

9


lOMoARcPSD|39472803

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
I. KHÁI NIỆM

Ngân hàng Trung ương - viết tắt là NHTW là một định chế cơng cộng, có
thể độc lập hoặc trực thuộc Chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát
hành tiền trung ương, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ
và chịu trách nhiệm trong việc quản lý Nhà nước về các hoạt động về tiền tệ, tín
dụng cho mục tiêu phát triển và ổn định của cộng đồng.
II. CÁC MƠ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHTW
Trên thế giới từng tồn tại 3 mơ hình NHTW: NHTW trực thuộc Chính phủ,
NHTW độc lập với chính phủ và NHTW trực thuộc Bộ Tài chính. Tuy nhiên,
mơ hình NHTW trực thuộc Bộ Tài chính hiện nay khơng cịn phổ biến.
1. Mơ hình NHTW trực thuộc Chính phủ

Theo mơ hình này, NHTW nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ, do đó
chịu sự điều hành từ Chính phủ. Chính phủ có quyền can thiệp rất lớn về nhiều
phương diện như nhân sự, tài chính, đặc biệt là các quyết định liên quan đến xây
dựng và thực thi chính sách tiền tệ… NHTW được ví như cơng cụ của Chính
phủ trong việc điều tiết giá trị đồng tiền và huy động các nguồn tài chính trong
nền kinh tế. Mơ hình này được xác định dựa trên cơ sở: Chính phủ là cơ quan
hành pháp, thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Do đó, Chính
phủ phải nắm trong tay các công cụ kinh tế vĩ mô để sử dụng nó một cách đồng
bộ và phối hợp các cơng cụ nhằm vận hành nền kinh tế trôi chảy và hiệu quả,
cũng là để thực thi tốt nhiệm vụ của mình, mà thực chất là Chính phủ nắm
NHTW và thơng qua NHTW tác động đến CSTTQG. Mơ hình tổ chức này có ở
các nước Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam…


10

lOMoARcPSD|39472803

Hình 1.2.1. Sơ đồ mơ hình NHTW trực thuộc Chính phủ
Ưu điểm của mơ hình này là Chính phủ có thể phối hợp chính sách tiền tệ
của NHTW đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác để phát huy tối đa
hiệu quả của chính sách, tác động tích cực đến các đối tượng và mục tiêu của đất
nước. Mơ hình này phù hợp với mục tiêu tập trung quyền lực để khai thác tiềm
năng phát triển kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển.
Bên cạnh ưu điểm, mơ hình cũng cịn tồn tại những hạn chế. Với mơ hình
NHTW trực thuộc Chính phủ, NHTW sẽ bị chi phối bởi Chính phủ, họ khơng có
được sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Và hơn nữa, khi có
thâm hụt tài chính ngân sách, việc phát hành tiền quá giới hạn và không phụ
thuộc vào quy luật lưu thông tiền tệ dễ xảy ra tình trạng lạm phát, ảnh hưởng tới
sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của nhân dân.
2. Mơ hình NHTW độc lập với Chính phủ, trực thuộc Quốc hội
Theo mơ hình này, NHTW khơng thuộc cơ cấu bộ máy của Chính phủ, do
đó nó khơng chịu sự lãnh đạo, điều hành từ Chính phủ mà chịu sự điều hành từ
Quốc hội. Chính phủ khơng có quyền can thiệp vào hoạt động của NHTW.

11

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

NHTW có đầy đủ các quyền quyết định thiết lập và thực thi chính sách tiền tệ
mà khơng bị ảnh hưởng bởi bất cứ yếu tố nào. Tiêu biểu cho mơ hình này là
NHTW ở các nước như Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, NHTW Châu Âu (ECB)... Ở nhóm

các nước phát triển, mơ hình NHTW này ngày càng trở nên phổ biến.

Sơ đồ mơ hình NHTW độc lập với Chính phủ:

Hình 1.2.2. Sơ đồ mơ hình NHTW độc lập với Chính phủ
Với mơ hình này, NHTW có sự tự chủ trong việc thiết lập và thi hành chính
sách tiền tệ khơng bị ảnh hưởng bởi chỉ tiêu của ngân sách hay các áp lực chính
trị khác.
Hạn chế của mơ hình này là khơng có sự đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa để quản lý nền kinh tế vĩ mô một cách hiệu quả nhất.

12

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

III. VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NHTW
1. Vị trí pháp lý

Vị trí pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những
chủ thể pháp luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật. Thông qua địa vị pháp
lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời
cũng có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối
quan hệ pháp luật.

Ở mỗi quốc gia, lại có những quy định riêng về vị trí pháp lý của NHTW.
Ở Việt Nam, theo Điều 2 Luật NHNN Việt Nam năm 2010 quy định: NHNN
Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là NHTW của nước Cộng hồ xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tính độc lập của NHTW
2.1 Quan điểm về tính độc lập

Tính độc lập của NHTW thể hiện khả năng, mức độ tự chủ của những nhà
điều hành chính sách tiền tệ trước ảnh hưởng, tác động chính trị trực tiếp hoặc
sự can thiệp của Chính phủ trong việc thực thi chính sách.

Các khía cạnh độc lập quan trọng nhất của NHTW bao gồm 3 khía cạnh:

Thứ nhất, Độc lập về pháp lý là một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ
thống ngân hàng trung ương hiện đại. Nguyên tắc này được hiểu là ngân hàng
trung ương được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, không chịu
sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của chính phủ hay bất kỳ cơ quan nào khác của
nhà nước. Độc lập về pháp lý của ngân hàng trung ương có ý nghĩa quan trọng
đối với việc đảm bảo tính ổn định của hệ thống tiền tệ và tài chính quốc gia. Khi
ngân hàng trung ương được độc lập về pháp lý, họ sẽ có thể đưa ra các quyết
định chính sách tiền tệ một cách khách quan, khơng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
chính trị hay lợi ích nhóm.

Thứ hai, Độc lập về điều hành chính sách tiền tệ (mục tiêu cuối cùng, công
cụ) là việc NHTW tự chủ trong việc lựa chọn cơng cụ, mục tiêu của chính sách
tiền tệ mà không chịu sự chi phối, can thiệp từ Chính phủ. Việc đảm bảo độc lập

13

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

về điều hành chính sách tiền tệ của NHTW là một yêu cầu quan trọng trong việc

xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng trung ương hiện đại, góp phần ổn
định kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ ba, Độc lập về quản lý (nhân sự, ngân sách…) thể hiện qua việc
NHTW có quyền lựa chọn nhân sự, cơ cấu tổ chức, tự chủ trong việc quyết định
bộ máy quản trị nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo pháp luật. NHTW
có quyền quyết định phạm vi, mức độ tài trợ cho chi tiêu của Chính phủ, khơng
phụ thuộc vào sự cấp phát của Chính phủ, Thống đốc có quyền quyết định hầu
hết các khoản chi tiêu của tổ chức trong khuôn khổ ngân sách được phê duyệt.

2.2 Đo lường tính độc lập
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), có 4 cấp độ để phân loại mức độc lập của

NHTW:

Mức độ độc lập thứ nhất: “Độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt
động”. Đây là mức độ độc lập cao nhất của NHTW. Ở mức độ này, NHTW có
quyền quyết định chính sách tiền tệ, chế độ tỷ giá (nếu không theo chế độ tỷ giá
thả nổi) và mục tiêu hoạt động chủ yếu trong những mục tiêu được pháp luật
quy định. Điển hình như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), họ cịn quyền quyết
định chính sách tiền tệ quốc gia cũng như mục tiêu hoạt động. Tuy nhiên, đây
cũng chính là cấp độ độc lập tự chủ khó vận dụng nhất, vì nó địi hỏi NHTW
phải có uy tín cao và năng lực thực thi rất tốt thì mới có thể biến mục tiêu thành
hiện thực, nhất là trong giai đoạn thực thi CSTT thắt chặt. Bên cạnh đó, cấp độ
độc lập tự chủ này cũng địi hỏi NHTW có khả năng dự báo chuẩn xác trên cơ sở
các thống kê kinh tế - tài chính.

Mức độ độc lập thứ hai: “Độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt
động”. Ở mức độ này, NHTW có quyền quyết định chính sách tiền tệ, chế độ tỷ
giá nhưng khơng có quyền quyết định mục tiêu hoạt động do pháp luật đã quy

định cụ thể mục tiêu hoạt động chủ yếu của nó. Đại diện cho cấp độ độc lập này
là NHTW Châu Âu (ECB), theo điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng này,

14

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

mục tiêu hoạt động chính của nó là ổn định giá cả và ECB chỉ có quyền thiết lập
chỉ tiêu hoạt động.

Mức độ độc lập thứ ba: “Độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều
hành”. Chính phủ và Quốc hội sẽ quyết định chỉ tiêu chính sách tiền tệ với sự
tham vấn của NHTW. NHTW sẽ có quyền lựa chọn cơng cụ điều hành phù hợp
để hồn thành mục tiêu mà Chính phủ hoặc Quốc hội giao. Ngân hàng Canada là
minh chứng tiêu biểu cho cấp độ này.

Mức độ độc lập thứ tư: “Độc lập tự chủ hạn chế”. NHTW dường như
khơng có tính độc lập ở cấp độ này, Chính phủ sẽ quyết định tồn bộ về chính
sách và cả mục tiêu, chỉ tiêu hoạt động của NHTW, có quyền can thiệp vào q
trình triển khai, thực thi chính sách. NHNN Việt Nam là đại diện tiêu biểu cho
cấp độ này. Hiện nay, mức độ độc lập này đã thể hiện những mặt hạn chế, bất
cập, là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của
NHTW.

2.3. Mối quan hệ giữa sự độc lập của NHTW và các biến số kinh tế vĩ mơ
chính
2.3.1. Quan hệ với lạm phát


Theo nghiên cứu của Charles và Timothy (2006) ở các nước Công nghiệp
trong giai đoạn 1955 – 1988 và 1988 – 2000, tính độc lập của NHTW và lạm
phát bình qn, sự biến thiên của chỉ số lạm phát có mối quan hệ nghịch biến
với nhau. Như vậy, hệ số độc lập của NHTW càng cao thì lạm phát bình quân,
chỉ số lạm phát biến thiên càng thấp và ngược lại. Và tác động của tính độc lập
của NHTW lên tỷ lệ lạm phát là xuyên suốt theo thời gian.

2.3.2. Quan hệ với thâm hụt ngân sách
Theo nghiên cứu của Pollard (1993) về tính độc lập của NHTW và cán cân

ngân sách từ năm 1973 – 1989 cho thấy ở các quốc gia có NHTW độc lập cao
thì tỷ lệ thâm hụt ngân sách càng giảm. Ông nhận định rằng: khi các quan hệ cho
vay theo chỉ định hay ứng vốn cho ngân sách không còn chịu sự chi phối của

15

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

chính phủ thì sẽ tạo ra một kỷ luật trong chi tiêu tốt hơn, qua đó góp phần làm
tăng tính minh bạch và tạo ra một cán cân ngân sách bền vững hơn.

2.3.3. Quan hệ với tăng trưởng kinh tế
Tuy các phân tích thực nghiệm khơng có bằng chứng cụ thể về mối quan hệ

giữa tính độc lập của NHTW và tăng trưởng kinh tế nhưng trên thực tế, vẫn tồn
tại mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 yếu tố này, gián tiếp thông qua tỷ lệ lạm phát và
cán cân ngân sách.


Việc duy trì lạm phát ở mức thấp và cân bằng cán cân ngân sách là mục
tiêu quan trọng do nó tạo điều kiện cho phân bổ hiệu quả các nguồn lực và duy
trì tính ổn định của hệ thống tài chính, nền kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã
hội, tăng trưởng kinh tế.

Nhìn chung, theo các nghiên cứu một mơ hình NHTW độc lập hơn sẽ giúp
kiểm sốt tốt lạm phát và làm giảm thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, góp phần
tăng trưởng kinh tế ổn định hơn.

IV. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
1. Ngân hàng Trung ương là ngân hàng phát hành

Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTW, NHTW là tổ chức duy nhất
được phát hành tiền theo luật hoặc do Chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo sự
thống nhất và an tồn cho hệ thống lưu thơng tiền tệ quốc gia. Phương tiện thanh
toán hợp pháp duy nhất và khơng hạn chế là tiền kim khí và giấy bạc. NHTW có
trách nhiệm xác định số lượng tiền cần phát hành để đảm bảo sự ổn định tiền tệ
và phát triển kinh tế.

Các nguyên tắc phát hành tiền:

Nguyên tắc phát hành tiền dựa trên cơ sở có trữ kim bảo đảm: Theo
nguyên tắc này, giấy bạc ngân hàng phát hành và lưu thông phải được đảm bảo
bằng trữ kim hiện hữu trong kho của ngân hàng. Tùy vào từng thời kỳ, quy định
của từng quốc gia mà nguyên tắc này được áp dụng khác nhau, gồm có 3 hình
thức duy trì đảm bảo trữ kim cho giấy bạc phát hành: Thứ nhất, Nhà nước quy

16

Downloaded by linh tran ()


lOMoARcPSD|39472803

định hạn mức phát hành, khối lượng phát hành chỉ cần trong hạn mức đảm bảo
bằng chứng khốn của Chính phủ, số phát hành vượt mức phải được đảm bảo
bằng vàng 100%. Thứ hai, Nhà nước quy định tối đa lượng giấy bạc trong lưu
thông và không quy định mức dự trữ vàng đảm bảo cho số lượng đó. Thứ ba,
Nhà nước quy định lượng tối thiểu mức vàng dự trữ cho khối lượng giấy bạc
phát hành. Thương phiếu, chứng khốn Chính phủ và các tài sản Có khác bảo
đảm phần cịn lại. Nguyên tắc này vô cùng cứng nhắc, các nước đã có những
biện pháp làm linh hoạt hơn nguyên tắc này đối với hoạt động phát hành của
NHTW tuy nhiên do nhiều yếu tố mà các nước dần giảm, ngừng hoặc hủy bỏ
yêu cầu dự trữ vàng cho lượng giấy bạc phát hành.

Nguyên tắc phát hành có đảm bảo bằng hàng hóa: Irving Fisher cho rằng
yêu cầu phát hành tiền trên cơ sở đảm bảo bằng hàng hóa ký quỹ là nhằm mục
đích duy trì một lượng tiền vừa đủ cho nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế. Phương
trình trao đổi của ơng thể hiện lượng tiền danh nghĩa cần thiết cho nền kinh tế
(M) được quyết định bởi 3 yếu tố: Mức giá cả hàng hóa (P), Tổng sản lượng (T),
số vịng quay bình qn tiền tệ (V). Cơng thức: M=P.T/V. Theo cơ chế này, Nhà
nước khơng kiểm sốt cứng nhắc một lượng giấy bạc cụ thể được phát hành.
Việc phát hành tiền tùy theo nhu cầu của nền kinh tế và khối lượng hàng hóa
dịch vụ luân chuyển được bảo đảm bằng các giấy tờ có giá của Chính phủ hoặc
doanh nghiệp. NHTW có thể điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với từng thời kỳ,
đảm bảo lưu thông tiền tệ ổn định.

Dự tính khối lượng tiền MB cần phát hành: Căn cứ vào nhu cầu tiền tệ dự
tính, có thể tính bằng đẳng thức MV=PQ, nhu cầu tiền tệ được quyết định bởi
tổng sản phẩm quốc dân thực tế, sự biến động giá cả dự tính và tốc độ lưu thơng
tiền tệ theo cơng thức:


M*=P*+Q*-V*
M*: tốc độ tăng tiền cung ứng
P*: mức biến động giá dự tính

17

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

Q*: tỷ lệ tăng trưởng thực tế dự tính
V*: sự biến động tốc độ lưu thơng tiền tệ dự tính

Do đây chỉ là số dự đoán nên trong quá trình thực hiện NHTW cần dựa vào
các yếu tố: giá cả, lãi suất, tỷ giá để điều chỉnh lượng cung tiền cho phù hợp.
Bằng cơng thức: MS=MBxm, có thể xác định cơ sở khối lượng tiền cung ứng
cần thay đổi và hệ số tạo tiền m dự tính, NHTW có thể xác định được lượng tiền
trung ương cần tăng thêm bằng công thức MB=MS/m để đạt được lượng MS
theo kế hoạch.

Các kênh phát hành:
- Phát hành cho Ngân sách Nhà nước vay
- Phát hành qua Nghiệp vụ thị trường mở
- Phát hành qua các ngân hàng trung gian
- Phát hành qua thị trường vàng ngoại tệ

2. Ngân hàng của các ngân hàng
Với chức năng này, NHTW cung cấp dịch vụ như các NHTG cho khách hàng.


2.1. Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian
2.1.1. Tiền gửi dự trữ bắt buộc

Khoản tiền dự trữ này ban đầu do các NHTG tự quyết định tuy nhiên sau
này nó đã được quy định bởi Đạo luật Dự trữ liên bảng Mỹ 1913 và được áp
dụng bởi hầu hết các NHTW trên thế giới. Theo thời gian, ý nghĩa ban đầu của
chức năng này là đảm bảo khả năng thanh toán trước nhu cầu rút tiền mặt của
khách hàng đã giảm dần. Ngày nay, nó trở thành một cơng cụ của CSTT giúp
NHTW kiểm sốt và điều tiết lượng tiền trong lưu thông.

2.1.2. Tiền gửi thanh toán
Các NHTG cần duy trì một lượng tiền gửi tại NHTW bên cạnh khoản dự

trữ bắt buộc, lượng tiền này cần đủ để duy trì nhu cầu chi trả trong thanh tốn
với các ngân hàng khác và đáp ứng các nhu cầu giao dịch với NHTW. Các
NHTG có thể dự trữ nhiều hơn tùy thuộc và tình hình kinh doanh của ngân

18

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

hàng. Lượng tiền này phản ánh tình trạng thừa, thiếu vốn khả dụng của hệ thống
ngân hàng, là chỉ tiêu định hướng điều hành CSTT.

2.2. NHTW là trung tâm thanh toán cho hệ thống NHTG
Do các NHTG đều có tài khoản tiền gửi và dự trữ bắt buộc tại NHTW nên

các ngân hàng này thực hiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt thơng qua NHTW,

NHTW sẽ ghi chép vào tài khoản số chênh lệch sau bù trừ. Bằng việc thanh tốn
bù trừ, NHTW góp tiết kiệm chi phí thanh tốn cho các NHTG và tồn xã hội.
Ngồi ra, còn giúp đảm bảo vốn được luân chuyển nhanh chóng, kiểm sốt được
sự biến động vốn khả dụng của từng ngân hàng trung gian để có kiến nghị kịp
thời.

2.3 Cấp tín dụng cho các NHTG
NHTW cho các NHTG vay với nhiều mục đích như: phát hành tiền trung

ương theo kế hoạch, bổ sung vốn khả dụng cho hoạt động ngân hàng… NHTW
cho vay với nguyên tắc thông qua tái chiết khấu các chứng từ có giá và cho vay
ngắn hạn. Lãi suất tái chiết khấu được công bố công khai và là cơ sở định hướng
CSTT. Nghiệp vụ tái chiết khấu ngoài việc cung cấp thêm vốn khả dụng cho hệ
thống các NHTG cịn góp phần làm tăng tính linh hoạt và thanh khoản cho cả hệ
thống ngân hàng.

3. Ngân hàng Trung ương là Ngân hàng của Chính phủ
Với chức năng này, NHTW có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho
Chính phủ và làm đại lý tư vấn chính sách cho Chính phủ.

3.1 Làm thủ quỹ cho Kho bạc Nhà nước
Các khoản thu của Nhà nước như thuế, lợi nhuận… sẽ được gửi vào tài

khoản tại NHTW. NHTW có nhiệm vụ theo dõi, chi trả lãi và thực hiện cấp vốn,
thanh toán theo yêu cầu của Kho bạc Nhà nước. Ngồi ra, NHTW có thể sử
dụng số dư đó khi nhàn rỗi tương tự tiền gửi của khách hàng tại các NHTM.

Các khoản tiền gửi của Chính phủ có thể là vàng, ngoại tệ, thuế…, đây là
một trong những nguồn vốn cho vay và đầu tư của NHTW. NHTW khơng phải
nơi duy nhất có vai trị làm thủ quỹ, tuy nhiên để đảm bảo nguyên tắc quản lý


19

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

nguồn dự trữ quốc gia, Kho bạc phải gửi vàng, ngoại tệ và các chứng chỉ có giá
bằng ngoại tệ tại NHTW.

3.2 Làm đại lý và tư vấn cho Chính phủ
Khi Chính phủ có nhu cầu bù đắp thiếu hụt ngân sách, NHTW là đại lý

trong việc phát hành chứng khốn Chính phủ bao gồm các hoạt động: Thơng
báo việc phát hành chứng khốn về loại chứng khoán, mệnh giá, số lượng…;
Nhận đơn và tổ chức đấu thầu; Thơng báo kết quả; Phân phối chứng khốn trúng
thầu và nhận tiền cho Kho bạc Nhà nước; Tổ chức thanh toán khi đến hạn qua
các ngân hàng trung gian.

NHTW đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế,
dưới sự ủy quyền của Chính phủ, NHTW thay mặt Chính phủ ký kết các điều
ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Ngồi ra, NHTW cịn tham gia vào q trình hoạch định chính sách phát
triển kinh tế - xã hội, ban hành các thể chế hoạt động ngân hàng đồng thời tư
vấn cho Chính phủ về các vấn đề tài chính tiền tệ.

3.3 Cho Chính phủ vay
Bởi các lợi thế kinh tế, NHTW hoàn tồn phù hợp với chức năng là ngân


hàng của Chính phủ. Trước đây, khi xảy ra thiếu hụt ngân sách NHTW sẽ cấp tín
dụng trực tiếp cho Chính phủ để bù đắp tuy nhiên do phương án này có nhiều rủi
ro nên hiện nay các NHTW đã hạn chế cấp tín dụng trực tiếp cho Chính phủ mà
chuyển sang cấp gián tiếp thông qua tái chiết khấu Kho bạc tại các ngân hàng
trung gian.

4. Chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng Trung ương
Đây là chức năng quyết định bản chất NHTW của một ngân hàng phát hành.

4.1 NHTW có trách nhiệm xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ là những chính sách vĩ mơ mà NHTW dùng để điều tiết

và kiểm soát lượng tiền trong lưu thông nhằm đảm bảo sự ổn định giá trị tiền tệ
cùng lúc thúc đẩy kinh tế và đảm bảo công ăn việc làm bằng cách sử dụng các

20

Downloaded by linh tran ()


×