Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tìm hiểu về những dấu ấn chẩn đoán ung thư phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.76 KB, 20 trang )

lOMoARcPSD|39472803

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG

DẤU ẤN UNG THƯ PHỔI

Giảng viên giảng dạy: Huỳnh Thị Ngọc Ánh

Lớp: ĐH KTXNYH 09 Nhóm: 8

Sinh viên thực hiện: Phạm Gia Bảo
Nguyễn Ngọc Trân Châu
Trần Hữu Đại
Trịnh Hồng Ngọc
Hồ Lê Hạnh Nhi
Huỳnh Ngọc Thanh Nhi
Lê Thị Thanh Thúy

Đà Nẵng – Năm 2024

lOMoARcPSD|39472803

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG I. DỊCH TỄ HỌC VỀ UNG THƯ PHỔI........................................2
CHƯƠNG II. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ PHỔI...2

2.1. Các nghiên cứu về nguyên nhân.............................................................2
2.2. Các nghiên cứu về sàng lọc và chẩn đoán..............................................3


2.3. Các nghiên cứu về điều trị.......................................................................4
CHƯƠNG III. CÁC DẤU ẤN UNG THƯ PHỔI.............................................4
3.1. Ung thư phổi tế bào không nhỏ...............................................................4

3.1.1. CYFRA 21-1 (Cytokeratin 19 fragment).........................................4
3.1.2. SCCA (Squamous Cell Carcinoma Antigen)..................................9
3.1.3. CEA (Carcinoembryonic antigen).................................................11
3.2. Ung thư phổi tế bào nhỏ.........................................................................12
3.1.1. NSE (Neuron Specific Enolase)......................................................12
3.1.2. ProGRP (Pro-Gastrin-Releasing-Peptide)....................................13
TỔNG KẾT........................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................15

lOMoARcPSD|39472803

LỜI MỞ ĐẦU

I. Đặt vấn đề

Ung thư phổi là tình trạng có khối u ác tính hình thành và phát triển trong
phổi, theo thời gian khối u này sẽ gia tăng về kích thước và bắt đầu xâm lấn, gây
bệnh ở những tổ chức lân cận và thậm chí là di căn xa khi sang đến giai đoạn
nặng. Ung thư phổi được chia thành 2 nhóm chính dựa theo kiểu tế bào: ung thư
phổi tế bào nhỏ (small cell lung cancer: SCLC) và ung thư phổi khơng tế bào
nhỏ (non-small cell lung cancer: NSCLC). Trong đó, ung thư phổi không tế bào
nhỏ chiếm 85%, bao gồm ung thư biểu mô tế bào lớn, ung thư biểu mô tuyến và
ung thư biểu mô tế bào vảy.

Các phương pháp giúp chẩn đốn và tiên lượng ung thư phổi ln được
quan tâm và phát triển không ngừng như phương pháp chẩn đốn hình ảnh,

phương pháp miễn dịch hay chẩn đốn mơ bệnh học. Cùng với đó, những
nghiên cứu trong lĩnh vực hóa sinh của tế bào ung thư đã giúp phát hiện ra một
số chất đặc trưng do những tế bào này sản xuất ra, được gọi là chất chỉ điểm u
hay dấu ấn ung thư. Nồng độ của các dấu ấn có thể được phát hiện ngay từ khi
nồng độ của chúng trong máu còn rất thấp nên đây là một trong các xét nghiệm
có giá trị định hướng chẩn đốn sớm. Việc phát hiện sớm ung thư có giá trị quan
trọng trong điều trị. Hiện nay, khoảng 70% bệnh nhân ung thư phổi được phát
hiện ở giai đoạn muộn. Điều này dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn và
khả năng sống sót sau 5 năm của bệnh nhân rất thấp. Trong quản lý bệnh ung
thư phổi, việc bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng. Khi
được xác định sớm, ung thư có nhiều khả năng đáp ứng với điều trị hơn, tỷ lệ
sống sót cao hơn và khả năng chữa khỏi cao hơn, ngồi ra cịn giúp giảm chi phí
điều trị và cải thiện đáng kể cuộc sống của bệnh nhân ung thư.

II. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu giáo trình, sách báo tranh ảnh, nội dung giảng dạy đã được
học.

III. Nội dung và ý nghĩa nghiên cứu

Bài tiểu luận này giúp chúng ta nghiên cứu rõ hơn về các dấu ấn ung thư
trong ung thư phổi, có cái nhìn cụ thể hơn về bản chất, nguồn gốc và vai trị của
từng dấu ấn. Từ đó hiểu hơn về các chỉ định, ứng dụng và ý nghĩa lâm sàng của
từng xét nghiệm.

3

lOMoARcPSD|39472803


4

lOMoARcPSD|39472803

CHƯƠNG I. DỊCH TỄ HỌC VỀ UNG THƯ PHỔI

Ung thư phổi đã chuyển từ một căn bệnh hiếm gặp thành một vấn đề toàn cầu và
sức khỏe cộng đồng. Các yếu tố căn nguyên của ung thư phổi trở nên phức tạp
hơn cùng với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và ô nhiễm môi trường trên
toàn thế giới. Hiện nay, việc kiểm soát bệnh ung thư phổi đang thu hút được sự
quan tâm của toàn thế giới. Các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học của ung thư
phổi và các yếu tố nguy cơ tương đối của nó đã đóng một vai trò quan trọng
trong việc phòng ngừa ung thư phổi cấp độ ba và khám phá những cách chẩn
đoán và điều trị mới.

Theo thống kê về dịch tễ bệnh ung thư toàn cầu của Globocan (trực thuộc
WHO) năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên tồn thế giới đều có
xu hướng tăng. Trong đó, ung thư phổi đứng thứ 2 về tỉ lệ mắc mới và là nguyên
nhân gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận 26.262 ca mắc mới ung thư phổi và 23.797 ca
tử vong vì căn bệnh này.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, thuốc lá là nguyên nhân chính, chiếm trên 90% gây ra
bệnh ung thư phổi và trên 30% gây ra các loại ung thư khác. Mỗi năm, nước ta
ghi nhận hơn 182.000 ca mắc mới ung thư, trên 122.000 trường hợp tử vong.
Hiện, có khoảng 354.000 người đang sống chung với bệnh ung thư. Hút thuốc lá
làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 15-30 lần so với các loại ung thư khác. [1]

Trên thế giới: ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư

trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc ung thư phổi khá cao, chiếm khoảng 11,4% trong
các loại ung thư và 18,0% tử vong nói chung. [2]

CHƯƠNG II. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ PHỔI

2.1. Các nghiên cứu về nguyên nhân
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các nguyên nhân gây
nên ung thư phổi, trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu như “Liên quan giữa
thuốc lá và ung thư phổi” của Ngơ Q Châu được cơng bố tại Tạp chí y học
Việt Nam vào năm 2021.

Về những nghiên cứu ngoài nước, có “Lung Cancer in Non-Smokers” của Sarah
Dubin năm 2020, “The history of the discovery of the cigarette–lung cancer”
của Robert N Proctor năm 2013 và gần đây nhất là “Air Pollution and Lung
Cancer: A Review by International Association for the Study of Lung Cancer
Early Detection and Screening Committee” của Christine D. Berg MD vào năm
2023.

5

lOMoARcPSD|39472803

Các nghiên cứu trên đều chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của ung thư phổi là thuốc
lá, 80 - 90% ung thư phổi liên quan đến thuốc lá. Nguy cơ ung thư phổi tăng
theo thời gian và số lượng thuốc lá. Một người hút một gói thuốc mỗi ngày có
nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 20 lần người không hút thuốc. Thêm vào đó,
nguy cơ ung thư phổi do hút thuốc thụ động cũng được ghi nhận. Những người
sống cùng nhà với người hút thuốc tăng 30% nguy cơ ung thư phổi so với người
khơng cùng hồn cảnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra tiếp xúc amian cũng là một
yếu tố nguy cơ, người hút thuốc có tiếp xúc amian có nguy cơ cao gấp 90 lần

người khơng tiếp xúc.

Ngồi ra, từ các nghiên cứu chúng ta cũng biết được bụi, phóng xạ và radon
cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Khói bụi trong khơng khí ơ nhiễm có thể
làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến và người
tiếp xúc với mức độ radon cao tại nhà ở dễ mắc phải ung thư phổi. Một số bệnh
nhiễm khuẩn như siêu vi bướu nhú ở người (Human papilloma virus) HPV cũng
được quy cho là một nguyên nhân gây ung thư phổi. Gần 25% ung thư phổi trên
người khơng hút thuốc có thể liên quan đến HPV. Chứng đa bướu nhú tái diễn
(Recurrent respiratory papillomatosis (RRP)) có thể gây ho, tắc nghẽn hơ hấp
mạn tính và thối hóa ác tính. Di truyền cũng là một nguyên nhân được nhắc đến
trong các nghiên cứu. Một vài đột biến di truyền là yếu tố liên quan, có thể nhắc
đến đột biến T790M xảy ra trên tế bào mầm kèm theo ung thư biểu mô tuyến
của phổi.

2.2. Các nghiên cứu về sàng lọc và chẩn đoán

Các nghiên cứu như “Predicting the prevalence of lung cancer using feature
transformation techniques” của Zunaira Munawar cơng bố tại Tạp chí y học Ai
Cập tập 23, số 4, năm 2022, “Lung Cancer: Epidemiology and Screening” của
Aundrea L. Oliver năm 2022 và “Low-dose computed tomography lung cancer
screening: Clinical evidence and implementation research” của Harriet L.
Lancaster cùng năm là một số nghiên cứu ngoài nước về sàng lọc và chẩn đốn
ung thư phổi.

Khơng chỉ ngồi nước, những nghiên cứu trong nước khác cũng đáng để nhắc
đến như “Đặc điểm triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân ung thư
phổi biểu mô vảy giai đoạn muộn bệnh viện K” của Hùng Kiên Đỗ tại Tạp chí y
học Việt Nam năm 2022, “Vai trị của ứng dụng trí tuệ nhân tạo vindr trong dự
báo nguy cơ ác tính của nốt phổi đơn độc” của Lê Hoàn năm 2023 và “Khảo sát

nồng độ CEA, CYFRA 21-1, SCC huyết tương trong theo dõi điều trị ung thư
phổi không tế bào nhỏ” của Vũ Lan Anh năm 2019.

6

lOMoARcPSD|39472803

Các nghiên cứu trên đã chỉ ra tỷ lệ tử vong do ung thư phổi cao do bệnh thường
được chẩn đoán vào giai đoạn tiến xa nên cần tăng cường hiệu quả hoạt động
tầm soát, phát hiện sớm ung thư phổi. Gần đây, chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc
năng lượng thấp được chấp thuận như biện pháp tầm soát cho những đối tượng
có nguy cơ cao, như những đối tượng hút thuốc lá nhiều năm trên 30 gói mỗi
năm.

2.3. Các nghiên cứu về điều trị

Điều trị ln là một khía cạnh được quan tâm đến trong các bệnh ác tính nói
chung và ung thư phổi nói riêng. Vì vậy mà cũng đã có rất nhiều nghiên cứu
trong và ngồi nước về điều trị ung thư phổi. Cụ thể là các nghiên cứu “Điều trị
bệnh nhân ung thư phổi di căn não có đột biến EGFR bằng thuốc ức chế tyrosine
kinase kết hợp xạ phẫu dao gamma quay” của Nguyễn Văn Kiên năm 2021,
“Cắt thuỳ phổi kèm theo nạo vét hạch trong điều trị ung thư phổi không tế bào
nhỏ giai đoạn sớm bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ” của Phạm Hữu Lư
năm 2022, “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hóa chất bước
một bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR
chèn đoạn exon 20” của Trần Thị Hậu năm 2023, “Aryl hydrocarbon receptor
and lung cancer. Anticancer Research” của Tsay, J. J., et al. năm 2013 và “The
lineage-defining transcription factors SOX2 and NKX2-1 determine lung cancer
cell fate and shape the tumor immune microenvironment. Immunity” của
Mollaoglu năm 2019.


Có thể thấy được, ung thư phổi thực sự không phổ biến trước khi xuất hiện
thuốc lá. Trong cuốn sách “Sự phát triển ác tính nguyên phát của phổi và phế
quản” năm 1912 của Isaac Adler , ông gọi ung thư phổi là “một trong những
dạng bệnh hiếm gặp nhất”. Nhưng ngày nay ung thư phổi là nguyên nhân số một
gây tử vong do ung thư. Vì vậy hàng loạt các nghiên cứu đã được triển khai và
hồn thành nhằm tìm ra nguyên nhân, phương hướng dự phòng và cách điều trị
cho căn bệnh này, nhờ đó kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư phổi.

CHƯƠNG III. CÁC DẤU ẤN UNG THƯ PHỔI
3.1. Ung thư phổi tế bào không nhỏ
3.1.1. CYFRA 21-1 (Cytokeratin 19 fragment)
a) Nguồn gốc, bản chất
Cytokeratin thuộc về họ những sợi trung gian của giàn khung tế bào. Chúng
được biểu hiện ở tất cả các tế bào biểu mô kể cả những tế bào nội tiết của hệ
thống thần kinh nội tiết. Trong bộ khung, Cytokeratin là điển hình cho tính tan
rất thấp, thời gian bán huỷ của sợi Cytokeratin khoảng 10-15 giờ, phụ thuộc vào

7

lOMoARcPSD|39472803

kích thước sợi. Q trình giải phóng sợi Cytokeratin tan vào máu và dịch thể
diễn ra rất phức tạp và chưa được làm sáng tỏ hồn tồn. Trong lúc giải phóng
tự khối u, có thể nhận ra Cytokeratin với một lượng lớn trong máu, nước tiểu,
dịch tế bào và dịch màng phổi. Thông thường trong các cá thể khoẻ, nồng độ
Cytokeratin trong máu rất thấp. Nồng độ tăng một cách đặc biệt trong những
người bị ung thư biểu mô [3], [4], [5], [6].

Giá trị y học của việc nhận biết các mảnh protein cytokeratin trong dịch cơ thể

chính là việc phát hiện sớm và đánh giá nhanh hiệu quả điều trị đối với các khối
u biểu mơ ác tính. Các Cytokeratin được sử dụng như là một chỉ thị khối u hiệu
quả bởi các lý do sau: tế bào khối u không thay đổi cấu trúc sợi khơng gian; sợi
trung gian có tính chất đặc trưng mơ, trong đó lớp I và II cấu tạo bởi các
cytokeratin đặc trưng cho các tế bào biểu mô; dấu hiệu cytokeratin rất thấp ở các
tế bào bình thường nhưng sẽ tăng mạnh khi xuất hiện các tế bào ung thư.

Hiện nay đã định danh được 20 loại polypeptide cytokeratin khác nhau. Ba chỉ
thị cytokeratin được ứng dụng nhiều nhất trong y học là các kháng nguyên
polypeptide mô TPA, kháng nguyên polypeptide đặc hiệu mô TPS, và CYFRA
21-1. [3], [5], [6].

CYFRA 21-1 nằm trong nhóm chỉ thị của cytokeratin, một cấu trúc trong bộ
khung tế bào và là phân đoạn của cytokeratin 19, có trọng lượng phân tử khoảng
30.000 kDa. Các polypeptide cytokeratin nguyên vẹn hòa tan kém nhưng các
mảnh cytokeratin như CYFRA 21-1 thì tan trong huyết thanh. Thời gian bán hủy
khoảng 2 - 5 giờ.

CYFRA 21-1 được tiết ra khi biểu mô phổi tăng sinh một cách bất thường, bao
gồm NSCLC (Non-small cell lung cancer - Ung thư phổi không tế bào nhỏ) và
thường liên quan đến loại SQLC (Squamous cell lung cancer - Ung thư phổi tế
bào vảy). Vì cytokeratin là protein cấu trúc của các sợi trung gian chứa keratin
được tìm thấy trong các tế bào biểu mơ, nên sự thối hóa của chúng tạo ra các
mảnh hịa tan có thể đo lường được trong máu của bệnh nhân ung thư phổi như
một dấu hiệu khối u. [7]

b) Vai trò
CYFRA 21-1 được sử dụng trong tầm soát ung thư phổi, đặc biệt là ung thư phổi
tế bào không nhỏ. Việc phát hiện nồng độ CYFRA 21-1 tăng trong máu gợi ý
cho bước chẩn đốn xác định xem bạn có vấn đề gì về phổi hay khơng [8]. Một

vai trị quan trọng khác của CYFRA 21-1 là theo dõi điều trị và tiên lượng ung
thư phổi, thông qua nồng độ dấu ấn này trong máu bác sĩ có thể đánh giá được
hiệu quả điều trị và dự đoán khả năng phát triển của bệnh. Ở bệnh nhân đang
điều trị ung thư, nồng độ CYFRA 21-1 trong máu giảm cho thấy ung thư đáp

8

lOMoARcPSD|39472803

ứng điều trị. Ngược lại, nồng độ tăng cho thấy việc điều trị kém hiệu quả, cần
thay đổi phác đồ điều trị. Ở bệnh nhân đã điều trị ung thư phổi, nồng độ CYFRA
21-1 tăng trở lại là dấu hiệu gợi ý ung thư đã tái phát hoặc di căn [9]. Sự kết hợp
các dấu ấn SCC, CEA sẽ cho phép phân nhóm mô học trong phần lớn các
trường hợp ung thư phổi.

Về chỉ định, CYFRA 21-1 được chỉ định tuyệt đối trong các trường hợp nghi
ung thư phổi, đặc biệt là chỉ định để đánh giá hiệu quả điều trị, theo dõi diễn
biến của bệnh và phát hiện tái phát sau điều trị ung thư phổi tế bào không nhỏ;
và được chỉ định tương đối khi đóng vai trị như một dấu ấn thứ hai để chẩn
đoán và theo dõi các ung thư thực quản, vú, tuỵ, cổ tử cung hoặc bàng quang.

c) Ý nghĩa lâm sàng
Vì CYFRA 21-1 khơng đặc hiệu cơ quan nên một kết quả dương tính (+) có thể
xuất hiện trong nhiều loại khối u rắn.

1) Ung thư phổi
Trong chẩn đốn ung thư phổi ngun phát nói chung, CYFRA 21-1 với giá trị
cắt 3,5 ng/mL có độ nhạy là 43% và độ đặc hiệu là 89% (Okamura K, 2013
[10]).


Trong chẩn đốn ung thư phổi tế bào khơng nhỏ: CYFRA 21-1 có độ nhạy từ
59% (Wieskopf B, 1995 [11]) đến 78% (Pavicevic R, 2008 [12]) và độ đặc hiệu
là 94% (Wieskopf B, 1995 [11]). Mức độ tăng CYFRA 21-1 huyết tương tỷ lệ
với mức độ xâm lấn của khối u (T1: 15%, T2: 49%, T3: 68%, T4: 55%) và giai
đoạn ung thư (I: 29%, II: 56%, III: 63%, IV: 63%).

Độ nhạy của CYFRA 21-1 là 19% và độ đặc hiệu là 94% trong ung thư phổi tế
bào nhỏ (small cell lung cancer: SCLC) (Wieskopf B, 1995 [11]). Ở đây, dấu ấn
ung thư đầu tiên được chọn là NSE có độ nhạy là 54%, tuy nhiên khi kết hợp với
CYFRA 21-1, độ nhạy lâm sàng của NSE tăng lên đến 62%.

Trong ung thư phổi tế bào vảy (squamous cell carcinoma: SCC), CYFRA 21-1
có giá trị chẩn đốn dương tính (+) là 84,6% (Pavićević R, 2008 [12]), trong khi
SCC và CEA chỉ có giá trị chẩn đốn dương tính (+) tương ứng là 30 và 20%.

Trong ung thư phổi biểu mô tuyến (adenocarcinoma) và ung thư phổi tế bào lớn
(large cell carcinoma) thì CYFRA 21-1 là một dấu ấn của ung thư biểu mô tuyến
với độ nhạy là 74,3% và của ung thư phổi tế bào lớn với độ nhạy là 75,3%
(Pavićević R, 2008 [12]). Độ nhạy của dấu ấn ung thư này tăng thêm khoảng
10% khi kết hợp với CEA. Nếu cả 2 dấu ấn ung thư này đều dương tính (+) thì
để theo dõi diễn biến của các ung thư này theo thời gian, chỉ cần theo dõi một
dấu ấn ung thư là đủ. CYFRA 21-1 là một yếu tố tiên lượng độc lập có hiệu lực

9

lOMoARcPSD|39472803

trước điều trị của ung thư phổi cả ở thể tuyến chưa di căn và đã di căn (Ono A,
2013 [13]).


Ngoài ra, để chẩn đoán phân biệt giữa ung thư phổi và các bệnh phổi lành tính,
cũng như giữa ung thư phổi tế bào không nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ, giữa
ung thư phổi nguyên phát và thứ phát, sự kết hợp dấu ấn ung thư đầu tiên của
CYFRA 21-1 được lựa chọn là NSE - một dấu ấn khác của ung thư phổi tế bào
nhỏ. Trong các bệnh phổi lành tính, mức độ CYFRA 21-1 thường < 10 ng/mL,
cịn mức độ NSE thường < 20 ng/mL. Mức độ CYFRA 21-1 huyết thanh thường
cao hơn trong ung thư phổi tế bào không nhỏ, nhưng mức độ NSE thường thấp
hơn trong ung thư này. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong các ung thư phổi
thứ phát từ các ung thư nguyên phát ở các nơi khác di căn đến, chẳng hạn như
ung thư đại trực tràng, vú, dạ dày, tinh hoàn,… mức độ CYFRA 21-1 tương đối
thấp, thường < 30 ng/mL.

Dấu ấn này cịn có ý nghĩa lâm sàng trong tiên lượng bệnh ung thư phổi tế bào
không nhỏ. Mức độ ban đầu của CYFRA 21-1 cho phép tiên lượng tốt hơn sự
đánh giá giai đoạn dự trên lâm sàng (Vollmer RT, 2003 [14]). CYFRA 21-1 là
một yếu tố tiên lượng tốt cho các giai đoạn I, IIIA so với giai đoạn IIIB, trong
khi NSE không thể hiện điều này. Nguy cơ tương đối đối với mức độ CYFRA
21-1 > 3,3 ng/mL ở các giai đoạn IIIB và IV so với CYFRA 21-1 < 3,3 ng/mL
ở các giai đoạn I-IIIA là 2,1 lần (P < 0,01). Tỷ lệ sống sót 2 năm ở các bệnh
nhân có tiên lượng tốt nhất (giai đoạn I-IIIA và CYFRA 21-1 < 3,3 ng/mL) là
60%, trong khi tỷ lệ sóng sót 2 năm ở các bệnh nhân ở giai đoạn IIIB và
CYFRA 21-1 > 3,3 ng/mL chỉ là < 10%. Như vậy, mức độ cao của CYFRA 21-
1 huyết tương là một chỉ số tiên lượng nghèo có giá trị của ung thư phổi tế bào
khơng nhỏ (Xu Y, 2015 [15]).

Thêm vào đó, CYFRA 21-1 cịn được sử dụng để theo dõi diễn biến của bệnh.
Vì mức độ CYFRA 21-1 huyết tương của những người khỏe mạnh thường thấp
và thời gian bán hủy ngắn nên việc đánh giá hiệu quả điều trị có thể được thực
hiện sớm 48 giờ sau phẫu thuật lần đầu. Sự giảm mức độ CYFRA 21-1 huyết
tương > 27% sau một đợt hóa trị liệu cho phép đánh giá đáp ứng sớm của điều

trị. Mức độ CYFRA 21-1 có thể tăng trở lại khi bệnh tái phát. Như vậy, CYFRA
21-1 là một dấu ấn có giá trị trong theo dõi tiến trình của ung thư phổi trước và
sau phẫu thuật (Zissimopoulos A, 2007 [16]), cũng như hóa trị liệu (Vollmer
RT, 2003 [14]).

2) CYFRA 21-1 trong các ung thư khác:
Trong ung thư thực quản, CYFRA 21-1 ở giá trị cắt là 1,40 ng/mL có độ nhạy
đối với ung thư thực quản là 36% (45,5 đối với ung thư biểu mô tế bào vảy,
17,6% đối với ung thư biểu mô tuyến) ở độ đặc hiệu 97,3%. Sự tái phát sau phẫu

10

lOMoARcPSD|39472803

thuật thực quản thể hiện bằng sự tăng trở lại của CYFRA 21-1 có thể xảy ra 3,4
tháng sau phẫu thuật. Sự tăng mức độ CYFRA 21-1 sau phẫu thuật có liên quan
đến mức độ CYFRA 21-1 trước phẫu thuật và nguy cơ sống sót của bệnh nhân
ung thư thực quản (Brockmann JG, 2000 [17]).

Mặt khác, trong ung thư vú, tỷ lệ CYFRA 21-1 tăng (dương tính) là 83,3% ở
giai đoạn IV và 84,6% khi bệnh tái phát, trong khi các tỷ lệ này của CA 15-3
tương ứng là 83,3% và 34,6% và của CEA tương ứng là 41,7% và 26,9%. Có
một tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật cao một cách có ý nghĩa ở những bệnh nhân
ung thư vú trước phẫu thuật có CYFRA 21-1 tăng so với ở các bệnh nhân có
mức độ CYFRA 21-1 bình thường. Mức độ CYFRA 21-1 cũng tương quan có ý
nghĩa đối với sự đáp ứng hóa trị liệu. Như vậy, CYFRA 21-1 có thể được xem
như một dấu ấn có khả năng để đánh giá sự tái phát và hiệu quả điều trị (Nakata
B, 2004 [18]).

Ngồi ra, CYFRA 21-1 cịn có giá trị trong chẩn đoán ung thư tụy. CYFRA 21-1

khi kết hợp với CA 19-9 có thể có ích trong chẩn đốn ung thư tụy, với độ chính
xác (diện tích dưới đường cong ROC) tương ứng là 86,3% và 81,5%. Theo
Boeck S và cộng sự, 2013 [3], CYFRA 21-1 có thể được xem là một dấu ấn có
giá trị trong theo dõi hiệu quả hóa trị liệu và đánh giá tiên lượng ở bệnh nhân
ung thư tụy tiến triển.

Trong ung thư cổ tử cung, mức độ CYFRA 21-1 huyết tương ở bệnh nhân ung
thư cổ tử cung và ung thư nội mạc tử cung cao hơn ở người bị các khối u tử
cung lành tính một cách có ý nghĩa (P < 0,05). Khơng có sự khác nhau có ý
nghĩa giữa mức độ CYFRA 21-1 ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung và ung thư nội
mạc tử cung, cung như giữa ung thư cổ tử cung thể biểu mô tế bào vảy và thể
tuyến. Điều cần chú ý là mức độ CYFRA 21-1 chỉ tăng ở 20,0% trong số bệnh
nhân bị quá sản nội mạc tử cung, ở 41,7% bệnh nhân ung ung thư cổ tử cung thể
tế bào vảy, 62,5% bệnh nhân ung thư cổ cử cung thể tế bào tuyến và ở 45,8%
bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung và có thể tăng 13% ở bệnh nhân bị khối u tử
cung lành tính (Ferdeghini M, 1993 [19]).

Trong ung thư bàng quang, theo Huang YL và cộng sự, 2015 [20], độ nhạy và
độ đặc hiệu của CYFRA 21-1 huyết thanh tương ứng là 42% và 94%, còn độ
nhạy và độ đặc hiệu của CYFRA 21-1 nước tiểu tương ứng là 82% và 80%. Độ
chính xác (diện tích dưới đường cong ROC) của CYFRA 21-1 trong huyết thanh
và nước tiểu tương ứng là 88% và 87%. Như vậy, cả CYFRA trong huyết thanh
và nước tiểu đều có thể được sử dụng để chẩn đoán ung thư bàng quang.

11

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803


3) Trong các bệnh lành tính:
Ở các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản mạn,
hen phế quản, tràn khí phổi và các u phổi lành tính, mức độ CYFRA 21-1 huyết
thanh thường < 3,3 µg/L.
Bên cạnh đó, trong các bệnh chậu hơng lành tính thì ở các bệnh viêm nội mạc
tử cung, nang buồng trứng, viêm phần phụ, các u buồng trứng lành tính, nhiễm
khuẩn tiết niệu, nang thận, u bàng quang lành tính, mức độ CYFRA 21-1 huyết
thanh thường < 3,1 µg/L.
Ngồi ra ở các bệnh viêm gan cấp, mạn tính, viêm tụy, viêm đường mật, viêm
dạ dày, viêm hồi tràng, viêm ruột kết, polyp đại tràng, mức độ CYFRA 21-1
huyết thanh thường < 3,0 µg/L. Trong suy thận thì mức độ CYFRA 21-1 huyết
thanh < 3,0 µg/L, hiếm khi vượt qua mức độ này.
d) Phương pháp xét nghiệm
Định lượng CYFRA 21-1 trong huyết thanh hoặc huyết tương bằng phương
pháp miễn dịch kiểu Sandwich sử dụng cơng nghệ hóa phát quang hay điện hóa
phát quang, dựa vào nguyên tắc 2 kháng thể đơn dòng đặc hiệu chống lại các
mảnh của cytokeratin 19*.

CYFRA 21-1 trong mẫu thử đóng vai trị kháng ngun được kẹp giữa 2 kháng
thể: Kháng thể đơn dòng kháng cytokeratin 19 từ chuột gắn biotin, kháng thể
đơn dòng kháng cytokeratin 19 từ chuột được đánh dấu bằng ruthenium. Chất
đánh dấu có khả năng phát quang. Cường độ phát quang tỷ lệ thuận với nồng độ
CYFRA 21-1 có trong mẫu thử [21].
3.1.2. SCCA (Squamous Cell Carcinoma Antigen)
a) Nguồn gốc, bản chất
SCC hay còn được gọi là SCCA (Squamous Cell Carcinoma Antigen: kháng
nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy) là một mảnh vỡ của T-4, một kháng nguyên
ung thư được mô tả đầu tiên bởi Kato và Torigoe vào năm 1977, có bản chất là
cytokeratin, thuộc nhóm các chất ức chế serine/cysteine protease, được sản xuất
bởi các tế bào vảy. [22], [25]


Đây là một nhóm các glycoprotein có trọng lượng phân tử khoảng 42.000 đến
48.000 gồm 2 phân đoạn trung tính và acid được phân tách bởi kỹ thuật điện di
điểm đẳng điện. Các tế bào vảy bình thường và ung thư đều có phân đoạn trung
tính trong khi phân đoạn acid chỉ có ở các tế bào ác tính [22]. SCCA có thời
gian bán huỷ trong máu là khoảng 2.2 giờ. [23]

12

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

b) Vai trò
SCCA là một dấu ấn có vai trị trong theo dõi ung thư tái phát, đánh giá hiệu quả
điều trị và tiến triển của bệnh [22]. Xét nghiệm SCCA được chỉ định khi phát
hiện tái phát sau điều trị ở các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy như ung
thư cổ tử cung, ung thư phổi, thực quản, cơ quan sinh dục và tiết niệu, ung thư
vùng đầu cổ và gan. [24]

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vảy nên làm xét nghiệm như
những người thường xuyên phải làm việc ở môi trường tiếp xúc với ánh nắng
mặt trời, người có tiền sử gia đình đã từng có người mắc ung thư da, người
thường xuyên hút thuốc lá, người phải làm việc trong mơi trường hóa chất độc
hại, bức xạ và người đã nhiễm HPV hoặc EBV.

c) Ý nghĩa lâm sàng
SCC có độ đặc hiệu cao đối với ung thư tế bào vảy nhưng không hiện diện trong
ung thư phổi tế bào nhỏ. Xét nghiệm đánh giá SCCA khơng có giá trị trong sàng
lọc ung thư vì ở giai đoạn đầu, dấu ấn này thường tăng không nhiều. Trước khi

điều trị, SCCA tăng cao đồng nghĩa với tiên lượng xấu. [22]

Để có kết quả chính xác nhất, thông thường xét nghiệm SCCA sẽ cần kết hợp
với một số xét nghiệm khác như AFP, CA 19-9, NSE, xét nghiệm khối u,…

Ở người bình thường khoẻ mạnh, nồng độ SCCA < 1.5 ng/ml. SCCA tăng trong
một số bệnh lý ác tính như ung thư cổ tử cung, ung thư da tế bào vảy, ung thư
phổi, ung thư vòm họng và thực quản, ung thư bàng quang, dương vật, ung thư
dạ dày, đại trực tràng. [23]

Trong ung thư phổi, SCC cũng được đánh giá là một dấu ấn sinh học cho ung
thư phổi tế bào không nhỏ và ở phổi, nồng độ này có liên quan chặt chẽ với việc
hút thuốc lá hơn những bệnh ung thư khác. Có khoảng 39 - 78% người bệnh
mắc ung thư phổi dạng tế bào vảy có hiện tượng tăng nồng độ SCC trong máu, ở
ung thư phổi tế bào không nhỏ là 33-61%, ở ung thư phổi tế bào lớn là 18%, ở
ung thư phổi tế bào nhỏ là 4-18 % và ở ung thư tế bào tuyến (adenocarcinoma)
là 15-42%. Có sự tương quan giữa nồng độ SCC huyết tương và mức độ nặng
của ung thư phổi: độ nhạy lâm sàng của SCC ở giai đoạn I là 27-53%, giai đoạn
II là 31-72%, giai đoạn III là 60-88% và giai đoạn IV là 71-100%. Cũng có sự
tương quan giữa nồng độ SCC và tiến trình bệnh: sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối
u ở phổi, nồng độ SCC trở về giới hạn bình thường. Nếu tái phát, thường là sau
phẫu thuật 4-5 tháng, nồng độ SCC lập tức tăng lên. So với các dấu ấn ung thư
khác, trong ung thư phổi tế bào nhỏ, độ nhạy lâm sàng của NSE là 73%, cao hơn
của CEA (28%) và của SCC (10%); trong ung thư phổi tế bào không nhỏ, độ
nhạy lâm sàng của CEA là 70%, cao hơn của SCC (41%) và của NSE (31%);

13

Downloaded by linh tran ()


lOMoARcPSD|39472803

trong ung thư phổi tế bào vảy, SCC có độ nhạy lâm sàng (76-78%) cao hơn
CEA (31-63%). [23]

d) Phương pháp xét nghiệm
Xét nghiệm SCC (kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy) là xét nghiệm
miễn dịch hai bước sử dụng phép phân tích Miễn dịch Vi hạt hóa phát quang
CMI (Chemiluminescent Microparticle Immunoassay) với quy trình xét nghiệm
linh hoạt để định lượng kháng nguyên SCC trong huyết thanh và huyết tương
người. Ở bước một, kháng nguyên SCC có trong mẫu thử gắn với kháng thể
kháng SCC được phủ lên các vi hạt. Sau khi rửa kháng thể kháng SCC có đánh
dấu acridinium được thêm vào ở bước hai. Tiếp theo một quá trình rửa khác, cho
dung dịch Pre-Trigger và Trigger vào hỗn hợp phản ứng. Kết quả của phản ứng
hóa phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng (RLUs). Sự tương quan thuận
giữa lượng kháng nguyên SCC trong mẫu và RLUs sẽ được bộ phận quang học
trong máy RCHITECT phát hiện. [25]

3.1.3. CEA (Carcinoembryonic antigen)
a) Nguồn gốc, bản chất
CEA là một glycoprotein, trọng lượng phân tử 150-300 kDa, có 45-55%
carbohydrat, được phát hiện bởi Gold và Freeman năm 1965. CEA có tính đa
dạng phân tử và có thể phân tách được nhờ kỹ thuật điện di điểm đẳng điện.
CEA bao gồm cả một gia đình lớn gồm nhiều các glycoprotein bề mặt tế bào.
Các protein CEA được mã hóa bởi 10 gen nằm ở nhiễm sắc thể 19. Có tới 36
glycoprotein khác nhau thuộc gia đình CEA. Các protein chủ yếu là CEA và
NCA (non specific cross-reacting antigen). Cấu trúc của CEA, NCA 50 giống
cấu trúc chuỗi nặng của IgG do vậy CEA là một phần của "gia đình" gen mã hóa
kháng thể. [22]


b) Vai trị
Nồng độ CEA tăng trong nhiều loại hình ung thư như: ung thư đại trực tràng
(70%), phổi (45%), đường tiết niệu (40%), tụy (55%), buồng trứng (25%) và
ung thư dạ dày (50%). Vì CEA cũng được sản xuất ở một số trường hợp phì đại
lành tính (dương tính giả) và ngược lại CEA cũng khơng được sản xuất ở một số
trường hợp ung thư (âm tính giả) nên dấu ấn này không được sử dụng để sàng
lọc ung thư. Xét nghiệm CEA có thế giúp xác định giai đoạn phát triển ung thư
trên lâm sàng. [22]

Với ung thư phổi, CEA có giá trị chẩn đốn ung thư phổi không tế bào nhỏ (trên
65% bệnh nhân này có tăng CEA). CEA cịn có giá trị theo dõi ung thư vú, phổi,
dạ dày và ung thư tụy. Đối với ung thư vú, tăng CEA liên quan đến sự di căn.
Ung thư vú phát hiện sớm, còn khu trú thì nồng độ CEA khơng tăng. CEA là
dấu ấn quan trọng với việc theo dõi ung thư vú di căn trong quá trình điều trị và

14

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

để phát hiện sự di căn của ung thư phổi và xương. Với ung thư vú, CEA được
thay thế bởi dấu ấn đặc hiệu hơn như CA 15-3. [22]

c) Ý nghĩa lâm sàng
Ở quần thể người khỏe mạnh, giới hạn trên của CEA là 3 ug/L đối với người
không hút thuốc và là 5 ug/L đôi với người hút thuốc. Để so sánh nồng độ CEA
thì việc định lượng dấu ấn này phải được tiền hành bởi cùng kỹ thuật. CEA tăng
trong một số trường hợp bệnh lý lành tính như: khí phế thũng (30%), u xơ
(45%), polyp trực tràng (5%), u xơ vú (15%), viêm loét đại tràng (15%). [26]


Xét nghiệm CEA có thể được chỉ định khi một người đã được chẩn đoán ung
thư đại trực tràng, dạ dày, phổi. CEA sẽ được định lượng trước khi bắt đầu điều
trị và sau đó được xét nghiệm theo thời gian để đánh giá hiệu quả điều trị, tiên
lượng và phát hiện tái phát, di căn. Khi bệnh nhân có khối u nhỏ và ở giai đoạn
đầu, chỉ số CEA lần đầu có thể bình thường hoặc cao hơn một chút. Khi bệnh
nhân có khối u lớn hơn hoặc khối u đã di căn khắp cơ thể, nhiều khả năng chỉ số
CEA sẽ tăng cao. Chỉ số CEA giảm sau điều trị, có nghĩa là hầu hết hoặc tất cả
các khối u sản xuất CEA đã được cắt bỏ. Chỉ số CEA tăng đều đặn sau phẫu
thuật là dấu hiệu đầu tiên của khối u tái phát. [26]

d) Phương pháp xét nghiệm
Xét nghiệm CEA là xét nghiệm đo hàm lượng CEA trong máu hoặc trong dịch
cơ thể. Một số loại ung thư có nồng độ CEA tăng cao như: ung thư trực tràng,
ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tụy,… Chỉ số
CEA trong xét nghiệm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như hút
thuốc lá nhiều, trong các bệnh lý viêm dạ dày, ruột, bệnh xơ gan và các bệnh lý
khác liên quan đến gan, nhiễm trùng phổi, viêm phổi, tụ máu, carcinoma niệu –
sinh dục và nhiễm trùng. [27]

3.2. Ung thư phổi tế bào nhỏ
3.1.1. NSE (Neuron Specific Enolase)
a) Nguồn gốc, bản chất
NSE có bản chất là enzyme của q trình đường phân, là một dạng enolase được
tìm thấy trong mơ thần kinh và các tế bào của hệ nội tiết [22]. NSE đặc hiệu cho
ung thư phổi tế bào nhỏ (small cell lung cancer: SCLC) và u nguyên bào thần
kinh (neuroblastoma). [28]

b) Vai trị
NSE có vai trị là dấu ấn ung thư được dùng trong ung thư phổi tế bào nhỏ, được

sử dụng trong chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt, theo dõi hiệu quả điều trị, phát
hiện tái phát và tiên lượng ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ [28]

15

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

c) Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường của NSE < 17 ng/ml [22]. Xét nghiệm có ý nghĩa trong hỗ
trợ chẩn đốn, theo dõi hiệu quả điều trị SCLC, tương quan với giai đoạn lâm
sàng và phát hiện tái phát. Tuy nhiên xét nghiệm này không phù hợp để sàng lọc
trong cộng đồng khơng có triệu chứng với mục đích phát hiện ung thư phổi tế
bào nhỏ bởi vì độ nhạy và độ đặc hiệu lâm sàng của nó thấp. [28]

Mức độ NSE huyết thanh tăng > 25 ng/mL được phát hiện ở 72% các trường
hợp ung thư phổi tế bào nhỏ trong khi chỉ tăng ở khoảng 8% trong các thể ung
thư phổi khác. NSE được xem như là dấu ấn được lựa chọn đầu tiên trong theo
dõi ung thư phổi tế bào nhỏ. [28]

NSE là một dấu ấn sinh học bổ sung cho ung thư phổi tế bào nhỏ và sự kết hợp
kết quả NSE và ProGRP làm tăng độ chính xác trong chẩn đốn mơ học, tiên
lượng, và theo dõi bệnh. Nồng độ NSE ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ cho
thấy có tương quan với tải lượng khối u, số vị trí di căn và đáp ứng với điều trị.
[29]

d) Phương pháp xét nghiệm
Định lượng NSE (COBAS) là xét nghiệm miễn dịch định lượng enolase đặc hiệu
thần kinh (NSE) trong huyết thanh người, dựa trên nguyên tắc Sandwich, sử

dụng phương pháp điện hóa phát quang (ECLIA). [22]

3.1.2. ProGRP (Pro-Gastrin-Releasing-Peptide)
a) Nguồn gốc, bản chất
ProGRP viết tắt của Pro-Gastrin-Releasing-Peptide có bản chất protein là một
hormon tiền thân của Gastrin Releasing Peptide được tiết ra bởi các tế bào thần
kinh nội tiết và các tế bào ung thư phổi tế bào nhỏ [30]. Nhưng do GRP rất dễ bị
phân hủy nên xét nghiệm định lượng ProGRP trong huyết thanh là một dấu ấn
đáng tin cậy ở người bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ. [31]

b) Vai trị
ProGRP có vai trị sinh lý là kích thích tổng hợp gastrin ở cơ quan tiêu hóa và
phát triển cơ quan hơ hấp. Sự thay đổi nồng độ ProGRP trong máu là cơ sở quan
trọng trong việc chẩn đoán ung thư phổi. [30]

Xét nghiệm ProGRP được chỉ định trong chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ nếu
có nghi ngờ, chẩn đốn phân biệt với các ung thư phổi khác, đánh giá hiệu quả
điều trị và phát hiện tái phát. [31]

c) Ý nghĩa lâm sàng
Bình thường nồng độ ProGRP huyết tương người khỏe mạnh là ≤ 50 ng/L, chỉ
có dưới 5% người khỏe mạnh có nồng độ ProGRP cao hơn bình thường nhưng

16

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

vẫn < 75 ng/L. [31]


ProGRP là dấu ấn đăc trưng cho ung thư phổi tế bào nhỏ với độ nhạy và độ đặc
hiệu cao. ProGRP tăng từ giai đoạn sớm của bệnh, tăng trong 60-70% trường
hơp khối u tại chỗ và 75-90% trường hợp u di căn, nhưng không tương xứng với
mức độ lan rộng của khối u. ProGRP > 200 pg/ml gợi ý ung thư phổi và > 300
pg/ml gợi ý ung thư phổi tế bào nhỏ nếu khơng có suy thận kèm theo [31], vì
suy thận có thể làm ProGRP tăng lên đến 300 ng/L. [32]

Trong chẩn đoán phân biệt, ProGRP là một dấu ấn ung thư hữu ích trong chẩn
đốn phân biệt ung thư phổi tế bào nhỏ với các loại ung thư phổi khác. ProGRP
là một dấu ấn ung thư nhạy nhất cho ung thư phổi tế bào nhỏ. Ở cả hai giai đoạn
chưa di căn (M0) và di căn (M1) của ung thư phổi tế bào nhỏ, độ nhạy chẩn
đoán của ProGRP đều cao hơn rõ rệt so với các dấu ấn ung thư phổi khác như
NSE, CEA, CA125, CYFRA 21-1 và SCC. [32]

Ngồi ra, ProGRP cũng có thể sử dụng để tiên lượng ung thư phổi tế bào nhỏ và
phát hiện sự tái phát sau điều trị bằng cách theo dõi động học tăng của mức độ
ProGRP huyết tương theo thời gian. Tuy nhiên về mặt sàng lọc, hiện vẫn chưa
có báo cáo nào chứng minh về lợi ích của ProGRP hoặc sự kết hợp các dấu ấn
ung thư sử dụng để chẩn đoán sớm ung thư phổi tế bào nhỏ ở những nhóm
người khơng có triệu chứng, kể cả ở những nhóm người có nguy cơ cao như
người hút thuốc lá. [32]

d) Phương pháp xét nghiệm
Xét nghiệm ProGRP là xét nghiệm miễn dịch hai bước sử dụng phép phân tích
Miễn dịch Vi hạt hóa phát quang CMI (Chemiluminescent
Microparticle.Immuno Assay) với quy trình xét nghiệm linh hoạt để định lượng
ProGRP (31-98) trong huyết tương người. Ở bước một, mẫu, dung dịch pha
loãng, và kháng ProGRP phủ trên vi hạt thuận từ được kết hợp lại. ProGRP có
trong mẫu gắn với các vi hạt phủ kháng ProGRP. Sau khi rửa, chất kết hợp

kháng ProGRP có đánh dấu acridinium được cho vào ở bước hai để tạo hỗn hợp
phản ứng. Tiếp theo sau là một quá trình rửa khác, cho dung dịch Pre-Trigger và
Trigger vào hỗn hợp phản ứng. Kết quả của phản ứng hóa phát quang được tính
bằng đơn vị ánh sáng (RLUs). Sự tương quan trực tiếp giữa lượng ProGRP trong
mẫu và RLUs sẽ được bộ phận quang học trong máy ARCHITECT phát hiện.
[33]

TỔNG KẾT

Nhìn chung, các xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi là một xét nghiệm máu thật sự
hữu ích và quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả điều trị và dự đoán diễn biến
bệnh, góp phần hỗ trợ phần nào cho việc chẩn đoán sớm một số bệnh lý ung thư

17

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

phổi, theo dõi tiến triển và điều trị bệnh. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại,
xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi khơng thể sử dụng đơn độc để chẩn đốn xác
định có ung thư hay khơng, mà phải phối hợp với thăm khám lâm sàng và những
xét nghiệm chuyên sâu khác. Nếu bệnh nhân nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ
hoặc có các triệu chứng của ung thư phổi thì nên tầm soát ung thư phổi càng
sớm càng tốt. Việc phát hiện sớm ung thư đem lại hiệu quả tích cực trong điều
trị và chăm sóc bệnh. Ngồi ra, một lối sống lành mạnh, khơng hút thuốc lá và
tránh xa khói thuốc sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư phổi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


(1) Tỷ lệ mắc mới ung thư phổi có xu hướng gia tăng
< /> tang-102230813154337568.htm>;

(2) Ung thư phổi liệu có di truyền <
/2023/11/ung-thu-phoi-lieu-co-di-truyen/#:~:text=D%E1%BB%8Bch%
20t%E1%BB%85%20h%E1%BB%8Dc%20ung%20th
%C6%B0,0%25%20t%E1%BB%AD%20vong%20n%C3%B3i
%20chung>;

(3) Lê Đình Chắc, Nguyễn Tài Lương, Lê Quang Huấn (2012) “Cyfra 21-1
Chỉ thị đặc hiệu chẩn đoán ung thư phổi”. Tạp chí sinh học, số 34 (1), tr.
123-126.;

(4) Buccheri G, Ferrigno D (2001), “Lung tumor markers of cytokeratin
origin: an overview”. Lung cancer, vol 34 (2), pp. S65 - S69;

(5) Buccheri G, Torchio P, Ferrigno D (2003), “Clinical equivalence of two
cytokeratin markers in non-small cell lung cancer: a study of tissue
polypeptide antigen and cytokeratin 19 fragments”. Chest, vol 124 (2), pp.
622-632;

(6) Jurman D, Lukinac L, et al (2003), “Tumor marker Cyfra-21-1 in rum and
pleural effusions of patients with lung cancer”. Acta Clin Croat, vol 42,
pp. 23-28;

(7) Hoseok I, Je-Yoel Cho, in Advances in Clinical Chemistry, 2015;
(8) Vai trò của xét nghiệm cyfra 21-1 trong ung thư phổi

< /> cyfra-21-1-trong-tam-soat-ung-thu-phoi>;
(9) Xét nghiệm cyfra 21-1 trong ung thư phổi

ic.com.vn/xet-nghiem-cyfra-21-1-trong-ung-thu-phoi>;
(10) Okamura K, TakayamaK, Izumi M, Harada T, Furuyama K, Nakanishi
Y. Diagnostic value of CEA and CYFRA 21-1 tumor markers in primary
lung cancer. Lung Cancer 2013 Apr; 80(1): 45-49;

18

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

(11)Wieskopf B, Demangeat C, Purohit, Stenger R, Gries P, Kreisman H,

Quõi E. Cyfra 21-1 as a biologic marker of non-small cell lung cancer.

Evaluation of sensitivity, specificity, and prognostic role. Chest 1995

Jul; 108(1): 163-169;

(12) Pavićević R, Bubanović G, Franjević A, Stancić-Rokotov D, Samarzija

M. CYFRA 21-1 in non-small cell lung cancer--standardisation and

application during diagnosis. Coll Antropol 2008 Jun; 32(2): 485-498;

(13) Ono A, Takahashi T, Mori K, et al. Prognostic impact of serum

CYFRA 21–1 in patients with advanced lung adenocarcinoma: a

retrospective study. BMC Cancer 2013; 13: 354;


(14)Vollmer RT, Govindan R, Graziano SL, et al. Serum CYFRA 21-1 in

Advanced Stage Non-Small Cell Lung Cancer. Clin Cancer Res 2003; 9:

1728;

(15) Xu Y, Xu L, Qiu M, et al. Prognostic value of serum cytokeratin 19

fragments (Cyfra 21-1) in patients with non-small cell lung cancer. Sci

Rep 2015 Apr 22; 5: 9444;

(16) Zissimopoulos A, Stellos K, Permenopoulon V, et al. The importance of

the tumor marker CYFRA 21-1 in patients with lung cancer after surgery

or chemotherapy. Hell J Nucl Med 2007 Jan-Apr; 10(1): 62-66 [Article

in Greek];

(17)Brockmann JG, Nottberg H, Glodny B, Heinecke A, Senninger NJ.

CYFRA 21-1 serum analysis in patients with esophageal cancer. Clin

Cancer Res 2000 Nov; 6(11): 4249-4252;

(18) Nakata B, Takashima T, Ogawa Y, Ishikawa T, Hirakawa K. Serum

CYFRA 21-1 (cytokeratin-19 fragments) is a useful tumour marker for


detecting disease relapse and assessing treatment efficacy in breast

cancer. Br J Cancer 2004 Aug 31; 91(5): 873-878;

(19)Ferdeghini M, Gaducci A, Annicchiarico C, et al. Serum CYFRA 21-1

assay in squamous cell carcinoma of the cervix. Anticancer Res 1993

Sep-Oct; 13(5C): 1841-1844;

(20)Huang YL, Chen J, Yan W, Zang D, Qin Q, Deng AM. Diagnostic

accuracy of cytokeratin-19 fragment (CYFRA 21-1) for bladder cancer:

a systematic review and meta-analysis. Tumour Biol 2015 May; 36(5):

3137-3145;

(21) Định lượng cyfra 21-1

< />
(22)Giáo trình trường Đại Học Y Hà Nội xuất bản năm 2021: Hoá sinh lâm

sàng;

(23) Xét nghiệm định lượng SCC để phát hiện, theo dõi ung thư?

< />
(24) Dấu ấn ung thư SCC (Squamous Cell


Carcinoma)< />
ung-thu-scc-squamous-cell-carcinoma.htm>;

19

Downloaded by linh tran ()

lOMoARcPSD|39472803

(25) Định lượng SCCA (Squamous Cell Carcinoma Antigen)
< /> squamous-cell-carcinoma-antigen?fbclid=IwAR0kt8ETb2C9iQ7oklH
bPkd86EQ7mpL8j73k6mZb1VnLU2Jt9N8NE-vcGRQ>;

(26) Ý nghĩa của chỉ số CEA trong bệnh ung thư < /> khoe/y-nghia-cua-chi-so-cea-trong-benh-ung-thu-2020061308393120
4.htm#:~:text=%C3%9D%20ngh%C4%A9a%20l%C3%A2m%20s
%C3%A0ng%20c%E1%BB%A7a%20ch%E1%BB%89%20s
%E1%BB%91%20CEA,l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20v
%C3%A0%20ph%C3%A1t%20hi%E1%BB%87n%20t%C3%A1i
%20ph%C3%A1t%2C%20di%20c%C4%83n>;

(27) Xét Nghiệm CEA Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Xét Nghiệm CEA -
Diag ;

(28) NSE một dấu ấn của ung thư phổi tế bào nhỏ và của u nguyên bào thần
kinh < /> phoi-te-bao-nho-va-cua-u-nguyen-bao-than-kinh-s159-n6682>;

(29) Các xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi
< /> quat/cac-xet-nghiem-can-thiet-trong-chan-doan-va-dieu-tri-ung-thu-
phoi/ >;


(30) Giá trị xét nghiệm Pro-GRP (Pro-Gastrin Releasing Peptid) trong định
hướng chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ
< /> -tri-xet-nghiem-pro-grp-pro-gastrin-releasing-peptide-trong-dinh-
huong-chan-doan-ung-thu-phoi-te-bao-nho.htm>;

(31) Xét nghiệm Pro-GRP trong bệnh viện Ung bướu Nghệ An
trong-bvub/>;

(32) Pro-GRP một dấu ấn ung thư có giá trị
< /> ung-thu-phoi-te-bao-nho-s28-n4177>;

(33) Định lượng Pro-GRP (Pro-Gastrin Releasing Peptide)
< /> gastrin-releasing-peptide>.

20

Downloaded by linh tran ()


×