Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nghiên cứu Y tế Việt Nam trong tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Là một nhân viên y tế trong tương lai, theo các bạn chúng ta cần phải làm gì? Chủ nghĩa Xã hội Khoa học CTUMP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.5 KB, 7 trang )

Câu 10: Nghiên cứu Y tế Việt Nam trong tiến hành xây
dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Là một nhân viên y tế
trong tương lai, theo các bạn chúng ta cần phải làm gì?

1. Chức năng và vị trí của ngành y tế ở Việt Nam hiện nay
Chăm sóc sức khỏe nhân dân, là một trong những nhiệm vụ quan trọng,

là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước ta
2. Cơ sở xây dựng và phát triển ngành y tế trong thời kì quá độ lên
xã hội chủ nghĩa

2.1. Mối quan hệ giữa y tế và kinh tế, xã hội.
 Y học-> kinh tế: Các đại biểu đều thống nhất rằng đầu tư cho sức

khỏe là đầu tư cho phát triển và đầu tư đúng lúc, đúng chỗ sẽ là
động lực, đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế. Do vậy, đầu tư cho
chăm sóc sức khỏe cần được xác định là một ưu tiên trọng tâm để
tăng năng suất lao động xã hội. Từ các lợi ích kinh tế cũng cần đầu
tư lại cho chăm sóc sức khỏe. Để y tế được ưu tiên đầu tư thích
đáng, cần đánh giá, đo lường lợi ích xã hội và kinh tế từ đầu tư công
cho y tế. Các đại biểu cũng đánh giá nguồn tài chính cơng từ ngân
sách Nhà nước và bảo hiểm y tế là nền tảng để thực hiện bao phủ
chăm sóc sức khỏe tồn dân (Ngày 24/8 tại TPHCM, sau 2 ngày làm
việc, cuộc họp cao cấp lần thứ 7 về y tế và kinh tế trong khn khổ
chương trình Hội nghị lần thứ 3 các quan chức cao cấp (SOM 3) và
các cuộc họp liên quan thuộc APEC 2017)
 Y học -> xã hội: Y tế giúp chúng ta thăm khám, phát hiện và chữa
các loại bệnh khác nhau, từ đó nâng cao chất lượng sống của người
dân, như một điều hiển nhiên, sức khỏe giống như nền tảng vững
chắc của một căn nhà mà các viên gạch là học tập và lao động, khi
mà có sức khỏe chúng ta có thể làm mọi thứ, từ học tập để nâng



cao dân trí, lao động và không ngừng cải tiến kĩ thuật để nâng cao
năng suất, góp phần xây dựng một xã hội văn minh và hiện đại

2.2. Phương hướng phát triển của ngành y tế

 Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội
nhập quốc tế, phát triển bền vững.

 Không ngừng trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ. Đẩy
mạnh hơn nữa đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học công
nghệ chuyên sâu.

 Phát huy tinh thần đoàn kết.
3. Thành tựu và hạn chế

3.1. Thành tựu
 Việt Nam đã làm chủ công nghệ ghép tạng và ghép được 6/6 tạng

chủ yếu, làm chủ các công nghệ phẫu thuật nội soi và can thiệp
tim mạch, châm cứu với chi phí giảm từ 1/2- 1/3. Một số kỹ thuật
cao đã được quốc tế cử chuyên gia đến học, mời báo cáo, trình
diễn kỹ thuật tại các hội nghị chuyên ngành lớn tại các nước (phẫu
thuật nội soi, can thiệp tim mạch, châm cứu,...)
 Việt Nam là quốc gia có số liều vắc xin phòng COVID-19 sử dụng
và tỷ lệ bao phủ vắc xin cao trên thế giới; hiệu suất sử dụng vắc
xin cao và tốc độ tiêm nhanh; tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi
trở lên trên tổng dân số cao gấp đơi tỷ lệ trung bình trên thế giới;
tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi cao hơn
một số quốc gia phát triển như: Mỹ, Đức, Ý, Pháp…


 Sản xuất vắc xin trong nước bảo đảm 11/12 loại vắc xin tiêm
chủng, góp phần bảo đảm an ninh vắc xin quốc gia; hệ thống quốc
gia về vắc xin của Việt Nam (NRA) đã được WHO đánh giá và công
nhận; làm chủ các công nghệ và kỹ thuật quan trọng trong sàng
lọc, phát hiện tác nhân gây bệnh dịch nguy hiểm (Sởi, Sốt xuất
huyết, SARS, Cúm A, …)

 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân là tăng tử 72,9
tuổi năm2010 lên 73,6 năm 2021, cao hơn trung bình thế giới (73)
và nhiều nước có mứcthu nhập bình quân đầu người tương đương.

 Tỷ lệ bao phủ BHYT tăng từ 81,7% năm 2016 lên 91,01% năm
2021 (vượt chỉ tiêu Quốc hội giao là 80% năm 2020 sớm hơn 4
năm). Ước vượt chỉ tiêu giao năm 2022 của Quốc hội và Chính phủ
về số bác sĩ trên 10.000 dân, đạt 10 bác sĩ (chi tiêu giao là
9,4/10.000); số giường bệnh trên 10.000 dân đạt 30,5 giường
bệnh (chỉ tiêu giao là 29,5/10.000).

2. Kết quả một số lĩnh vực chuyên môn
 Về cơng tác hồn thiện thể chế: Từng bước hoàn thiện hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều lĩnh vực như khám
bệnh, chữa bệnh; bảo hiểm y tế; dược, trang thiết bị y tế; tài
chính y tế; dân số và phát triển; các chính sách phục vụ cơng
tác phòng, chống dịch COVID-19.
 Về y tế dự phịng, chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng
cao sức khỏe: (dịch COVID-19, các bệnh truyền nhiễm đang
được kiểm sốt; Cơng tác phịng, chống bệnh khơng lây nhiễm
tiếp tục được quan tâm; thực hiện hiệu quả công tác quản lý
xác định và điều trị nghiện ma túy theo quy định của Luật

Phòng, chống ma tuý; Bảo đảm an toàn thực phẩm…

 Về cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: Mở rộng
mạng lưới bệnh viện vệ tinh; liên thông kết quả xét nghiệm,
chẩn đốn; tăng cường ứng dụng khoa học cơng nghệ trong
khám chữa bệnh, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; đổi mới
phong cách, thái độ phục vụ,…

 Về quản lý dược và quản lý trang thiết bị y tế: . Hoạt
động cấp phép, đăng ký lưu hành thuốc đảm bảo nguồn cung
ứng thuốc trên thị trường; đổi mới công tác quản lý nhà nước
về trang thiết bị y tế từ trung ương đến địa phương, nâng cao
năng lực quản lý trang thiết bị y tế của các cơ sở y tế trong
toàn Ngành;

 Về phát triển nhân lực và khoa học công nghệ y tế: Mạng
lưới các cơ sở đào tạo nhân lực y tế tiếp tục phát triển cả cơng
lập và ngồi cơng lập, mở rộng các chuyên ngành đào tạo
(Hiện nay, trên cả nước có 29 cơ sở đào tạo sau đại học, 54
trường đào tạo trình độ đại học, 93 trường đào tạo trình độ cao
đẳng về nhân lực y tế.)

 Về hợp tác quốc tế: Ngành y tế Việt Nam không ngừng mở
rộng hợp tác quốc tế với khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ,
hơn 20 các tổ chức quốc tế và hơn 200 các tổ chức Phi Chính
phủ nước ngoài, các ngân hàng quốc tế, các quỹ tài chính tồn
cầu, các trường đại học, viện nghiên cứu và các trung tâm
khoa học lớn trên thế giới. Bộ Y tế cũng tích cực tham gia các
diễn đàn hợp tác đa phương, như ASEAN, ASEM, APEC, ACMEC,
CLMV, WHO, UNICEF, UNFPA, UNAIDS,..


2. Tiềm lực phát triển
 Trong tương lai và nâng cao chất lượng phục vụ ở các khu vực

khó khăn (vùng sâu vùng xa như miền núi hay hải đảo xa đất
liền
 Thúc đẩy phát triển các loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên
biệt và chất lượng cao, để đáp ứng với nhu cầu từ các cá nhân
có mức thu nhập cao khi mà tầng lớp trung lưu đang ngày càng
gia tăng.
3.2. Hạn chế
 Tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế tại các
cơ sở y tế khu vực công lập. Chế độ, chính sách đãi ngộ, thu
hút nguồn nhân lực ngành Y tế chưa bảo đảm đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt của phần lớn cán bộ y tế; chưa tương xứng nếu so
sánh với quá trình đào tạo và với các ngành, lĩnh vực khác là
một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán bộ y tế
khu vực công lập nghỉ việc, bỏ việc thời gian vừa qua.
 Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế cục bộ tại
nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc.

 Cơng tác hồn thiện thể chế, xây dựng văn bản pháp
luật vẫn còn chậm thiếu linh hoạt, chưa đáp ứng yêu cầu của
quản lý và thực tiễn.

 Hệ thống y tế dự phòng còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất
là tại tuyến y tế cơ sở. Khi dịch COVID-19 bùng phát trên
diện rộng, y tế cơ sở và y tế dự phòng, chưa đáp ứng được yêu
cầu khi dịch xảy ra. Người dân khó khăn khi tiếp cận với các
dịch vụ y tế, dẫn đến quá tải và tử vong. Nhân lực y tế tại chỗ

chưa đáp ứng được yêu cầu, phải điều động lượng lớn từ trung
ương và các địa phương khác khi dịch bùng phát.

 Cơng tác khám bệnh, chữa bệnh: Tình trạng quá tải vẫn
chưa được giải quyết triệt để ở các bệnh viện tuyển cuối do
chưa bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở và các thói
quen, hành vi sử dụng dịch vụ y tế của người dân. Phân bố
nhân lực khám chữa bệnh y học cổ truyền chưa hợp lý, đặc biệt
thiếu tại tuyến cơ sở, chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý cho
cán bộ làm công tác về y dược cổ truyền.

 Công tác quản lý dược, trang thiết bị y tế: (Công nghiệp
sản xuất trang thiết bị y tế trong nước còn hạn chế, mới chỉ sản
xuất được một số trang thiết bị y tế thông dụng, hàm lượng
cơng nghệ cịn thấp, độ tin cậy chưa cao; tình trạng sử dụng
thuốc chưa hợp lý vẫn còn xảy ra, Tỷ lệ sử dụng kháng sinh còn
cao, nguy cơ kháng thuốc đang gia tăng)

 Công tác đào tạo nhân lực và khoa học công nghệ y tế:
(Số lượng và chất lượng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, nhất
là tại tuyến cơ sở; việc đào tạo, cập nhật thường xuyên về kiến
thức, kỹ năng y khoa còn hạn chế. Quy hoạch, quy mô đào tạo

chưa gắn với nhu cầu nhân lực của hệ thống y tế và chưa
tương xứng với năng lực thực tế của cơ sở đào tạo)
4. Giải pháp khi đang còn là một sinh viên ngành khoa học sức khỏe.
 Có đạo đức cách mạng, biết yêu thương con người, sống có
tình nghĩa
 Có tinh thần học tập suốt đời, có ý chí vượt khó, vươn lên thực
hiện được mục đích, ước mơ, lý tưởng

 Nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và tuyệt đối tin tưởng,
phấn đấu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
 Có cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, dùng từ thuần Việt; không
nói dối, báo cáo không trung thực


×