Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THỞ BỐN THÌ CỦA NGUYỄN VĂN HƯỞNG TRÊN NGƯỜI BỆNH UNG THƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.96 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN TRUNG TUYÊN

TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THỞ BỐN THÌ
CỦA NGUYỄN VĂN HƯỞNG TRÊN NGƯỜI BỆNH UNG THƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2023 BỘ Y TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN TRUNG TUYÊN

TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THỞ BỐN THÌ
CỦA NGUYỄN VĂN HƯỞNG TRÊN NGƯỜI BỆNH UNG THƯ

Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã ngành : 8720115

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. LẠI THANH HIỀN
2. TS. TRỊNH THỊ LỤA


HÀ NỘI – 2023

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả lịng kính trọng, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Y học cổ truyền, các Phòng
Ban của Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và
hoàn thành nghiên cứu.
TS.BS. Lại Thanh Hiền và TS.BS. Trịnh Thị Lụa – giảng viên Khoa Y
học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội, người đã ln tận tình hướng dẫn,
động viên và khích lệ em trong suốt q trình hoàn thành luận văn.
Các thầy cô trong Hội đồng đề cương, Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp Bác sĩ nội trú Trường Đại học Y Hà Nội, những người thầy đã đóng góp
ý kiến quý báu để em hoàn thành luận văn.
Các thầy cô Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội, những
người ln dạy dỗ, tận tình chỉ dạy cho em những kiến thức quý báu trong quá
trình học tập, cũng như hoàn thành nghiên cứu.
Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, lãnh đạo khoa và tồn thể
nhân viên khoa Kiểm sốt và điều trị Ung bướu – Bệnh viện Y học cổ truyền
Trung Ương đã dành cho em sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện cho em học tập,
thu thập số liệu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới mẹ, anh trai và em gái, vợ
những người luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em học tập và
hoàn thành nghiên cứu. Cảm ơn anh chị, bạn bè đã ln dành những tình cảm
tốt đẹp, động viên, giúp đỡ em trong q trình học tập và hồn thành nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2023
Học viên

Nguyễn Trung Tuyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Nguyễn Trung Tuyên, Học viên Bác sĩ nội trú chuyên ngành Y học
cổ truyền, khóa 46, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:

1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS.BS. Lại Thanh Hiền và TS.BS. Trịnh Thị Lụa.

2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
công bố tại Việt Nam.

3. Các số liệu thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2023
Người viết cam đoan

Nguyễn Trung Tuyên

CLGN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CRF
: Chất lượng giấc ngủ
ISI : Cancer Related Fatigue

NREM (Hội chứng mệt mỏi do Ung thư)
: Insomnia Severity Index
REM
(Thang mức độ mất ngủ)
RLGN : No Rapid Eye Movement

YHCT
YHHĐ (Pha ngủ chuyển động mắt không nhanh)
: Rapid Eye Movement

(Pha ngủ chuyển động mắt nhanh)
: Rối loạn giấc ngủ
: Y học cổ truyền
: Y học hiện đại

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3

1.1. Tổng quan về giấc ngủ và mất ngủ trên người bệnh ung thư................3
1.1.1. Sinh lý giấc ngủ...............................................................................3
1.1.2. Đặc điểm mất ngủ của người bệnh ung thư....................................5
1.1.3. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ trên người bệnh ung thư................6
1.1.4. Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ trên người bệnh ung thư....................8
1.1.5. Một số phương pháp lượng giá mất ngủ trên lâm sàng và cận lâm sàng. 11
1.1.6. Các liệu pháp chăm sóc giấc ngủ trên người bệnh ung thư..........14

1.2. Mất ngủ theo quan điểm Y học cổ truyền...........................................15
1.2.1. Thể tâm tỳ lưỡng hư......................................................................16
1.2.2. Thể âm hư hỏa vượng...................................................................16
1.2.3. Thể đàm nhiệt nội nhiễu................................................................16

1.3. Phương pháp thở bốn thì của Nguyễn Văn Hưởng.............................16
1.3.1. Đại cương về dưỡng sinh..............................................................16
1.3.2. Các phép của phương pháp dưỡng sinh........................................19

1.3.3. Định nghĩa phương pháp thở bốn thì của Nguyễn Văn Hưởng....19
1.3.4. Tác dụng của phương pháp thở bốn thì của Nguyễn Văn Hưởng.19
1.3.5. Công thức thở bốn thì theo phương pháp của Nguyễn Văn Hưởng....21
1.3.6. Chỉ định.........................................................................................22
1.3.7. Chống chỉ định..............................................................................22

1.4. Nghiên cứu trong và ngoài nước.........................................................22
1.4.1. Nghiên cứu trong nước.................................................................22
1.4.2. Nghiên cứu ngoài nước.................................................................23

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU.........25

2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................26

2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................26
2.2.1. Thời gian:......................................................................................27
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu:......................................................................27
2.2.3. Cỡ mẫu..........................................................................................27
2.2.4. Quy trình nghiên cứu....................................................................27
2.2.5. Quy trình kĩ thuật phương pháp luyện thở bốn thì của Nguyễn
Văn Hưởng...................................................................................28
2.2.6. Phương tiện nghiên cứu................................................................29
2.2.7. Chỉ tiêu quan sát............................................................................30
2.2.8. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị.............................................31

2.3. Xử lý số liệu........................................................................................32
2.4. Phương pháp khống chế sai số............................................................33
2.5. Đạo đức nghiên cứu............................................................................33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................34
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.........................................34

3.1.1. Phân bố người bệnh theo tuổi và giới...........................................34
3.1.2. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp và nơi ở............................34
3.1.3. Phân bố người bệnh theo tiền sử mắc ung thư..............................35
3.1.4. Đặc điểm các bệnh lý kèm theo của đối tượng nghiên cứu..........37
3.1.5. Phân bố người bệnh theo thời gian mắc bệnh mất ngủ.................38
3.1.6. Phân bố đặc điểm mất ngủ theo thể bệnh y học cổ truyền............39
3.2. Hiệu quả cải thiện giấc ngủ của phương pháp luyện thở bốn thì

Nguyễn Văn Hưởng............................................................................41
3.2.1. Hiệu quả cải thiện mất ngủ của đối tượng nghiên cứu..................41

3.2.2. Tác dụng cải thiện mất ngủ theo thang điểm ISI..........................44
3.2.3. Hiệu quả cải thiện buồn ngủ ban ngày theo thang điểm Epworth 46
3.2.4. Kết quả cải thiện các triệu chứng khác.........................................47
3.2.5. Tác dụng không mong muốn của phương pháp luyện tập thở bốn

thì của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng................................................47
3.2.6. Hiệu quả cải thiện mất ngủ sau 30 ngày theo thể bệnh của YHCT.....48
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị mất ngủ ở người bệnh

ung thư................................................................................................49
3.3.1. Một số yếu tố đặc điểm chung có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.. 49
3.3.2. Một số đặc điểm ung thư ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị............50
3.3.3. Mối liên quan giữa thể bệnh theo y học cổ truyền với hiệu quả

điều trị mất ngủ.............................................................................53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................54


4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.........................................54
4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu..............................54
4.1.2. Đặc điểm ung thư và triệu chứng của đối tượng nghiên cứu........55
4.1.3. Thời gian mắc mất ngủ.................................................................58
4.1.4. Đặc điểm thể bệnh mất ngủ trên bên nhân ung thư.......................59
4.1.5. Đặc điểm mất ngủ trên người bệnh ung thư theo thể bệnh...........60

4.2. Hiệu quả của phương pháp luyện thở bốn thì của Nguyễn Văn Hưởng
trong điều trị mất ngủ trên người bệnh ung thư..................................62

4.2.1. Sự thay đổi tình trạng mất ngủ trước và sau nghiên cứu..............62
4.2.2. Sự cải thiện mất ngủ đánh giá qua các thang điểm.......................65
4.2.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp thở bốn thì của bác

sĩ Nguyễn Văn Hưởng...................................................................68
4.2.4. Sự cải thiện mất ngủ theo thể bệnh YHCT...................................69

4.3. Một số yếu tố liên quan tới kết quả điều trị mất ngủ trên người bệnh
ung thư bằng phương pháp luyện thở bốn thì của nguyễn văn hưởng 70

4.3.1. Một số yếu tố đặc điểm chung có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. 70
4.3.2. Một số đặc điểm ung thư ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị mất ngủ

bằng phương pháp thở bốn thì của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng. . .71
4.3.3. Mối liên quan giữa thể bệnh hiệu quả điều trị mất ngủ bằng

phương pháp thở bốn thì của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng............73
KẾT LUẬN....................................................................................................74
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................
PHỤ LỤC...........................................................................................................

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các kiểu rối loạn giấc ngủ hay gặp ở người bệnh ung thư...............6
Bảng 1.2. Các yếu tố nguy cơ gây mất ngủ ở người bệnh ung thư...................8
Bảng 2.1. Phân độ ISI......................................................................................31
Bảng 2.2. Mức độ buồn ngủ ban ngày theo thang điểm Epworth...................32
Bảng 2.3. Phân độ mức cải thiện chất lượng giấc ngủ theo tổng điểm ISI..........32
Bảng 3.1. Đặc điểm chung về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu............34
Bảng 3.2. Phân bố người bệnh theo nơi ở.......................................................35
Bảng 3.3. Phân bố người bệnh theo thời gian được chẩn đoán mắc ung thư.........36
Bảng 3.4. Giai đoạn ung thư............................................................................36
Bảng 3.5. Triệu chứng của người bệnh thời điểm mới vào viện.....................38
Bảng 3.6. Phân bố người bệnh theo thời gian mắc bệnh mất ngủ...................38
Bảng 3.7. Đặc điểm mất ngủ của người bệnh tại D0 theo thể bệnh YHCT..........40
Bảng 3.8. Hiệu quả cải thiện mất ngủ.............................................................41
Bảng 3.9. Cải thiện các chỉ số mất ngủ theo thang điểm ISI..........................44
Bảng 3.10. Hiệu quả cải thiện giấc ngủ qua thang điểm ISI...........................45
Bảng 3.11. Hiệu quả cải thiện giấc ngủ theo mức độ thay đổi tổng điểm ISI.........45
Bảng 3.12. Sự cải thiện buồn ngủ ban ngày theo thang điểm Epworth..................46
Bảng 3.13. Kết quả cải thiện triệu chứng khác...............................................47
Bảng 3.14. Tác dụng không mong muốn của phương pháp thở bốn thì.........47
Bảng 3.15: sự cải thiện mất ngủ sau 30 ngày của từng thể theo ISI...............48
Bảng 3.16. Tác dụng không mong muốn theo thể bệnh mất ngủ của YHCT.......49
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa hiệu quả cải thiện mất ngủ và tuổi.................49
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa hiệu quả cải thiện mất ngủ và nghề nghiệp.......50
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa hiệu quả cải thiện mất ngủ và loại ung thư..........50
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa hiệu quả cải thiện mất ngủ và giai đoạn ung thư...51


Bảng 3.20. Mối liên quan giữa hiệu quả cải thiện mất ngủ và phương pháp
điều trị ung thư................................................................................................51
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa hiệu quả cải thiện mất ngủ và thời gian mắc
ung thư.............................................................................................................52
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thời gian mắc mất ngủ với hiệu quả cải thiện
mất ngủ............................................................................................................52

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp........................................34
Biểu đồ 3.2. Tiền sử mắc ung thư...................................................................35
Biểu đồ 3.3. Các phương pháp hóa điều trị triệt căn ung thư..........................37
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm các bệnh lý kèm theo của đối tượng nghiên cứu........37
Biểu đồ 3.5. Thời điểm mắc mất ngủ so với ung thư......................................39
Biểu đồ 3.6. Phân bố người bệnh theo thể y học cổ truyền.............................39
Biểu đồ 3.7. Mức độ cải thiện mất ngủ sau 30 ngày theo thể bệnh.................53

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ một chu kỳ ngủ .......................................................................4
Hình 1.2. Tư thế nằm nửa thẳng......................................................................21

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, tỉ lệ sống sót ở người bệnh ung thư ngày càng tăng do những
tiến bộ trong phương pháp điều trị. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn người bệnh ung
thư mắc các biến chứng về thể chất và tâm lý xã hội, chẳng hạn như mệt mỏi

do ung thư (CRF), suy giảm chất lượng cuộc sống và suy giảm chất lượng
giấc ngủ do ung thư và phương pháp điều trị.1–3 Những biểu hiện này có thể
tồn tại trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi điều trị ung thư.4,5 Vì vậy,
chăm sóc người bệnh ung thư cần được quan tâm hơn nữa để hạn chế các biến
chứng và hỗ trợ người bệnh có tình trạng sức khỏe sau khi kết thúc liệu trình
hóa trị, xạ trị.

Ở người bệnh ung thư, chất lượng giấc ngủ (CLGN) thường khơng được
đảm bảo. Có tới 30% đến 75% người bệnh ung thư mới được chẩn đoán hoặc
đang điều trị có các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ. Các phàn nàn thường
gặp về giấc ngủ ở người bệnh ung thư gồm: khó vào giấc ngủ và khó duy trì
giấc ngủ, với tình trạng thức đêm thường xuyên và kéo dài cả trước, trong và
sau khi điều trị.6,7

Khí cơng và hoạt động thể chất là một can thiệp tiềm năng, có lợi để cải
thiện khả năng sống sót và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người bị
ung thư.8–10 Kết quả từ nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng tập thể dục là một
giải pháp để giảm đau, giảm mệt mỏi, cải thiện chức năng thể chất và tinh
thần.11–13 Cũng có thêm nghiên cứu cho thấy khí cơng mang lại lợi ích cho
phục hồi chức năng của người bệnh sau khi điều trị ung thư.14,15 Do đó, khí
cơng và tập thể dục đã được đề xuất đưa vào như một phần của chăm sóc
người bệnh ung thư và được coi như một liệu pháp hỗ trợ giúp giảm bớt
những tác động tiêu cực của bệnh ung thư và các phương pháp điều trị ung
thư.10,15,16.

2

Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh các phương pháp điều trị của Y
học cổ truyền (YHCT) như châm cứu, khí cơng, thái cực quyền, xoa bóp bấm
huyệt giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, chất lượng giấc ngủ, cũng như

giảm các khó chịu của người bệnh ung thư.15

Ở Việt Nam, phương pháp luyện tập dưỡng sinh do bác sĩ Nguyễn Văn
Hưởng kế thừa và xây dựng bao gồm luyện thở, tự xoa bóp, luyện động tác,
luyện thư giãn là một phương pháp luyện tập nhằm giữ gìn sức khỏe, nâng
cao thể lực, tăng cường sức khỏe, tăng cường sức chịu đựng và khả năng
thích nghi của cơ thể với mơi trường sống. Trong đó phương pháp luyện tập
thở bốn thì được ứng dụng rộng rãi hơn.17–20 Đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng
phương pháp này để hỗ trợ nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả bệnh mất
ngủ, nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả phương pháp này trên
nhóm người bệnh ung thư bị mất ngủ. Do vậy, nhằm mục đích nâng cao chất
lượng cuộc sống và cải thiện giấc ngủ ở người bệnh ung thư chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này với mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng điều trị mất ngủ bằng phương pháp luyện thở bốn

thì của Nguyễn Văn Hưởng trên người bệnh ung thư tại khoa Kiểm
soát và điều trị Ung Bướu bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
2. Khảo sát các yếu tố liên quan tới kết quả điều trị mất ngủ trên người
bệnh ung thư bằng phương pháp luyện thở bốn thì của Nguyễn Văn
Hưởng.

3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về giấc ngủ và mất ngủ trên người bệnh ung thư
1.1.1. Sinh lý giấc ngủ

Ngủ là một quá trình cực kỳ phức tạp, là một trạng thái vô thức hoạt

động được tạo ra khi não ở trong trạng thái nghỉ ngơi tương đối và phản ứng
chủ yếu với kích thích bên trong. Mục đích chính xác của giấc ngủ vẫn chưa
được làm sáng tỏ đầy đủ. Một số lý thuyết nổi bật đã khám phá não bộ và cố
gắng xác định mục đích tại sao chúng ta ngủ, bao gồm thuyết khơng hoạt
động, thuyết bảo tồn năng lượng, thuyết phục hồi và thuyết độ dẻo của não.21

Giấc ngủ hoạt động theo một mơ hình chu kỳ tương đối có thể dự đốn
được giữa 2 pha chính: Ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) và ngủ chuyển
động mắt không nhanh (NREM). Trong pha ngủ NREM được chia thành
nhiều giai đoạn được đánh số từ 1 đến 4. Mỗi pha có đặc trưng riêng như tên
gọi của chúng, pha NREM được đặc trưng bởi sự vắng mặt của chuyển động
mắt và chuyển động mắt nhanh đặc trưng cho pha REM22.

Giấc ngủ bắt đầu với pha NREM ngắn ở giai đoạn 1, tiếp đến lần lượt là
giai đoạn 2 – 4 của NREM, cuối cùng chuyển sang pha REM. NREM chiếm
khoảng 75% đến 80% tổng thời lượng giấc ngủ và REM chiếm khoảng 20%
đến 25% cịn lại. Giấc ngủ là q trình lặp đi lặp lại các giai đoạn trên suốt
đêm, mỗi vòng lặp được gọi là một chu kỳ ngủ. Chu kỳ ban đầu kéo dài 70
đến 100 phút, tuy nhiên, các chu kỳ sau có thể dài 90 đến 120 phút. Thời gian
pha REM có thể tối thiểu khi bắt đầu ngủ, nhưng có thể kéo dài đến 30% ở
chu kỳ sau đó vào ban đêm. Mỗi đêm có từ 4-5 chu kỳ.21,22

4

Hình 1.1. Sơ đồ một chu kỳ ngủ 21–23
Giai đoạn 1 của NREM là giai đoạn ngủ nông, dễ bị đánh thức. Nó kéo
dài từ 1 đến 7 phút. Sóng alpha nhịp điệu đặc trưng cho điện não đồ (EEG) ở
tần số 8 đến 13 chu kỳ mỗi giây.21–23
Giai đoạn 2 của NREM kéo dài khoảng 10 đến 25 phút trong chu kỳ đầu
của giấc ngủ, sau có thể chiếm 50% thời gian các chu kỳ ngủ sau. Giai đoạn 2

là trạng thái ngủ sâu hơn nhiều so với giai đoạn 1, nhưng vẫn bị dễ đánh thức
với kích thích mạnh. Hoạt động của sóng não trên điện não đồ là sóng cao
nhọn và phức hợp K, điện áp thấp. Các lý thuyết hiện tại cho rằng sự củng cố
trí nhớ chủ yếu xảy ra trong giai đoạn này. Có thể vì vậy người đang học kiến
thức mới dễ ngủ gật hơn.21–23
Giai đoạn 3 và 4 của NREM. Điện não đồ được đặc trưng bởi điện áp
cao, tần số sóng chậm. Giai đoạn 3 chỉ kéo dài vài phút và chiếm 3 – 8% giấc
ngủ. Cuối cùng là giai đoạn 4, kéo dài khoảng 20 đến 40 phút trong chu kỳ

5

đầu tiên và chiếm khoảng 10 – 15 % giấc ngủ, là giai đoạn ngủ sâu nhất. Cả 2
giai đoạn này được đặc trưng bởi lượng điện áp cao, hoạt động sóng chậm
tăng lên trên điện não đồ.21–23

REM là giai đoạn của giấc ngủ gây ra giấc mơ, đặc trưng bởi tình trạng
tê liệt tồn bộ cơ thể tự chủ (ngoại trừ các cơ ngoại nhãn). Sự tê liệt này được
cho là một cơ chế ngăn chặn kích thích thần kinh từ những giấc mơ để biểu
hiện trong các xung động cơ thực tế trong khi ngủ. EEG trong REM là “Dạng
sóng răng cưa”, sóng theta và sóng alpha, chậm trong tập hợp mẫu khơng
đồng bộ hóa. 21–23

Trong quá trình ngủ, sinh lý các hệ cơ quan có sự thay đổi nhất định so
với trạng thái thức, đồng thời giữa các giai đoạn của giấc ngủ cũng có sự thay
đổi nhất định.21–23
1.1.2. Đặc điểm mất ngủ của người bệnh ung thư

Có tới 95% người bệnh ung thư thường phàn nàn về các rối loạn giấc ngủ
khác nhau. Trong đó, chủ yếu là mất ngủ và rối loạn thở liên quan đến giấc ngủ/
hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Chứng ngủ rũ, hội chứng chân không yên

và rối loạn hành vi giấc ngủ REM lại ít gặp. Các RLGN xảy ra trong q trình
chẩn đốn, điều trị và sau 10 năm sống sót. Rối loạn giấc ngủ và buồn ngủ quá
mức vào ban ngày ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống.24

Việc điều trị chứng rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc rối loạn nhịp thở
liên quan đến giấc ngủ, có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất của họ.
Tỷ lệ mất ngủ liên quan đến ung thư cao hơn gần ba lần so với tỷ lệ mất ngủ
trong dân số nói chung. Các phân tích khác nhau đã chỉ ra rằng 30–50%
người bệnh ung thư bị khó ngủ nghiêm trọng.24

Mặc dù tình trạng mệt mỏi liên quan đến ung thư diễn ra thường xuyên,
xong tỷ lệ ngủ kém vẫn cao trong nhóm này. Mệt mỏi và mất ngủ có thể cùng

6

diễn ra, chúng có mối liên quan. Tuy là hai căn bệnh khác nhau nhưng mất

ngủ và mệt mỏi thường có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Mất ngủ thường

dẫn đến mệt mỏi ban ngày gây cản trở hoạt động bình thường. Ngược lại, mệt

mỏi vào ban ngày có thể dẫn đến ngủ trưa, dẫn đến mất ngủ về đêm.6,24

Chứng mất ngủ liên quan đến ung thư được đặc trưng bởi sự khó vào

giấc, khó duy trì giấc ngủ, giảm tổng thời gian ngủ và/hoặc thức dậy vào sáng

sớm thường liên quan đến buồn ngủ ban ngày quá mức, mệt mỏi, suy giảm

hiệu suất và sức khỏe ban ngày. Hơn nữa, có mối liên hệ giữa mất ngủ và đau


đớn, trầm cảm, lo lắng và/hoặc giảm chất lượng cuộc sống24

Bảng 1.1. Các kiểu rối loạn giấc ngủ hay gặp ở người bệnh ung thư24

 Thời gian vào giấc kéo dài hơn.

Kiểu hình đầu tiên  Thời gian tiềm pha REM dài hơn.

 Giai đoạn 2 và REM tỷ lệ phần trăm thấp.
Kiểu hình thứ hai  Giấc ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc.

 Tổng thời gian ngủ dài hơn.

Kiểu hình thứ ba  Thời gian tiềm pha REM ngắn hơn.

Kiểu hình thứ tư  Tỷ lệ REM cao hơn và tỷ lệ thời gian thức thấp hơn.
 Tổng thời gian ngủ ngắn nhất.
 Phần trăm thời gian thức dậy cao nhất.

1.1.3. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ trên người bệnh ung thư
Trong ung thư học, tỷ lệ rối loạn giấc ngủ thay đổi tùy theo loại khối u

và giai đoạn mà chúng xuất hiện. Trong giai đoạn đầu bệnh mất ngủ có thể do
lo lắng và đau khổ do phát hiện bị ung thư. Trong giai đoạn bệnh ung thư tiến
triển nặng, bản thân khối u có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc đau nội
tạng, cuối cùng dẫn đến mất ngủ. Trong các loại ung thư, tỷ lệ mất ngủ cao
nhất ở người bệnh ung thư vú. Nguyên nhân được các tác giả giải thích là do
giới tính và cắt bỏ buồng trứng trong quá trình điều trị làm giảm nồng độ


7

estrogen và gây ra các cơn bốc hỏa làm rối loạn giấc ngủ. Ngồi ra, các khối u
ác tính khác cũng được biết đến là nguyên nhân gây mất ngủ gồm: ung thư
đại trực tràng, ung thư buồng trứng, ung thư phổi.7,25

Lý do RLGN trên người bệnh ung thư có thể liên quan đến các phương
thức điều trị được sử dụng. Hóa trị, liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp miễn dịch
và xạ trị cũng như một số loại thuốc bổ trợ đều có thể gây mất ngủ. Hóa trị và
xạ trị được cho là nguyên nhân thúc đẩy hoặc làm nặng thêm tình trạng ngủ
kém ở người bệnh ung thư do các tác dụng phụ mà chúng mang lại. Mặt khác,
các phương pháp này khơng chỉ diệt tế bào ung thư mà cịn làm tổn thương
các tế bào khác, điều này gây ra các khó chịu cho người bệnh làm chất lượng
giấc ngủ khơng được đảm bảo.7,25

Steroid là thuốc được dùng thường xuyên trong điều trị ung thư và đây
cũng là tác nhân gây mất ngủ phổ biến. Các chất điều chỉnh sinh học như
interferon và interleukin được sử dụng điều trị ung thư tế bào hắc tố và ung
thư biểu mơ tế bào thận cũng có thể gây gián đoạn chu kỳ ngủ. Người bệnh
ung thư vú bị rối loạn giấc ngủ có nồng độ cortisol cao có nguy cơ tử vong
cao hơn do sự ức chế miễn dịch và giảm hoạt động của tế bào tiêu diệt tự
nhiên. Ngồi ra, stress có thể làm tăng cortisol, tăng huyết áp và gây ra chứng
mất ngủ.7,25

Đau và các rối loạn tâm thần khác cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến
tình trạng mất ngủ. Cơn đau có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thức giấc về
đêm, nhưng khó vào giấc ngủ lại chủ yếu gây ra bởi căng thẳng về tâm lý.
Opioid được dùng khá phổ biến trong điều trị đau do ung thư. Opioid có tác
dụng an thần nhưng nhiều bằng chứng cho thấy nó làm giảm giấc ngủ REM và
pha sóng chậm. Điều này góp phần gây RLGN mạn tính. Ngồi ra, opioid ức chế

hơ hấp làm tăng tình trạng thiếu oxy ở những người mắc hội chứng ngưng thở
khi ngủ.7,25

Ở người bệnh ung thư, mất ngủ có thể đồng diễn cùng với trầm cảm, cả
hai rối loạn này tương tác làm nặng lên tình trạng của người bệnh.25


×