Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nâng cao thu nhập cho hộ dân vùng ven rừng phòng hộ huyện sóc sơn, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.07 KB, 93 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>––––––––––––––––––––– </b>

<b>PHẠM THỊ TRANG </b>

<b>NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ DÂN </b>

<b>VÙNG VEN RỪNG PHÒNG HỘ HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP </b>

<b>THÁI NGUYÊN - 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>––––––––––––––––––––– </b>

<b>PHẠM THỊ TRANG </b>

<b>NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ DÂN </b>

<b>VÙNG VEN RỪNG PHÒNG HỘ HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI </b>

<b>Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 8 62 01 15 </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN LỆ THỊ BÍCH HỒNG </b>

<b>THÁI NGUYÊN - 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân tơi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trong luận văn là trung thực và kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.

<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2023 </i>

<b>Tác giả </b>

<b>Phạm Thị Trang </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu. Trước hết, tôi

<b>biết ơn đến Ts. Trần Lệ Thị Bích Hồng người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ </b>

tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.

Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ phịng đào tạo và các phịng, khoa chun mơn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tơi tham gia hồn thành chương trình cao học.

Tơi xin cảm ơn nhiều tới gia đình tôi, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn này.

<i><b>Xin trân trọng cảm ơn! </b></i>

<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2023 </i>

<b>Tác giả </b>

<b>Phạm Thị Trang </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1 </small>

<small>2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ... 2 </small>

<small>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2 </small>

<small>4. Ý nghĩa trong khoa học và trong thực tiễn ... 3 </small>

<small>Chương 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ... 4 </small>

<small>1.1. Cơ sở lý luận ... 4 </small>

<small>1.1.1. Khái niệm ... 4 </small>

<small>1.1.2. Vai trò, mục tiêu của thu nhập đối với các hộ dân sống ven rừng ... 8 </small>

<small>1.1.3. Nội dung của thu nhập đối với các hộ dân sống ven rừng ... 9 </small>

<small>1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân sống ven rừng ... 10 </small>

<small>1.2. Cơ sở thực tiễn ... 13 </small>

<small>1.2.1. Kinh nghiệm một số địa phương ... 13 </small>

<small>1.2.2. Bài học kinh nghiệm ... 20 </small>

<small>1.2.3. Tổng quan các công trình nghiện cưu liên quan ... 21 </small>

<small>Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 23 </small>

<small>2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Sóc Sơn ... 23 </small>

<small>2.1.1. Điều kiện tự nhiên ... 23 </small>

<small>2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ... 27 </small>

<small>2.2. Nội dung nghiên cứu ... 37 </small>

<small>2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 37 </small>

<small>2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ... 37 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>2.3.2. Thu thập tài liệu sơ cấp ... 37 </small>

<small>2.3.3. Phương án sử lý số liệu ... 39 </small>

<small>2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ... 40 </small>

<small>Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 44 </small>

<small>3.1. Thực trạng phát triển kinh tế hộ dân huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội ... 44 </small>

<small>3.2. Đặc điểm của các hộ sống ven rừng đã điều tra ... 47 </small>

<small>3.2.1. Thông tin cơ bản các hộ điều tra ... 47 </small>

<small>3.2.2. Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra ... 50 </small>

<small>3.2.3. Thực trang về thu nhập của hộ dân tại các xã điều tra ... 54 </small>

<small>* Về vốn xản xuất ... 54 </small>

<small>Bảng 3.8: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra năm 2022 ... 61 </small>

<small>3.2.4. Tổng chi phí của các hộ điều tra ... 62 </small>

<small>3.2.5. Thu nhập của các hộ điều tra ... 64 </small>

<small>3.2.6. Chi tiêu của các hộ điều tra ... 67 </small>

<small>3.3. Đánh giá chung thực trạng thu nhập của các hộ vùng ven rừng phòng hộ ... 68 </small>

<small>3.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hộ vùng ven rừng phòng hộ trong thời gian tới ... 72 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 2.1: Điều kiện khí hậu, thuỷ văn huyện Sóc Sơn ... 26

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2022 ... 28

Bảng 2.3: Hiện trạng tài nguyên đất và tài nguyên rừng phòng hộ Hà Nội .. 29

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế huyện Sóc Sơn ... 32

Bảng 2.5: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Sóc Sơngiai đoạn 2020 - 2022 ... 34

Bảng 2.6: Số phiếu điều tra tại các xã nghiên cứu ... 39

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất nơng nghiệp phân theo loại hình và ngành kinh tế ... 46

Bảng 3.2: Đặc điểm cơ bản của người được phỏng vấn ... 47

Bảng 3.3: Tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2022 ... 51

Bảng 3.4: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ... 53

Bảng 3.5: Vốn sản xuất bình quân của các hộ nông dân nghèo năm 2022 .... 54

Bảng 3.6: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt bình quân các hộ điều tra năm 2022 ... 57

Bảng 3.7: Kết quả ngành chăn nuôi của các hộ điều tra năm 2022 ... 59

Bảng 3.8: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra năm 2022 ... 61

Bảng 3.9: Chi phí trồng trọt của các hộ điều tra ... 63

Bảng 3.10: Chi phí chăn ni của các hộ điều tra ... 63

Bảng 3.11: Thu nhập của các hộ điều tra ... 66

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. Những thông tin chung </b>

1.1. Họ và tên tác giả: Phạm Thị Trang

<b>1.2. Tên đề tài: Nâng cao thu nhập cho hộ dân vùng ven rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội </b>

1.3. Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 1.4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Lệ Thị Bích Hồng

1.5. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Đại học Thái Nguyên

<b>2. Nội dung bản trích yếu 2.1. Lý do chọn đề tài </b>

Huyện Sóc Sơn là huyện có tiềm năng phát triển kinh tế dưới tán rừng và vùng ven rừng rất lớn, tuy nhiên thu nhập và hiệu quả kinh tế chưa cao. Cần phải xem xét cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt được, cái gì mạnh, cái gì yếu từ đó có những giải pháp để phát huy các thế mạnh và hạn chế những mặt yếu, nhằm làm cho phát triển kinh tế tại các hộ ven rừng huyện Sóc Sơn phát triển nhanh và bền vững.

Với mục đích hỗ trợ cho phát triển bền vững kinh tế, tăng hiệu quả phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch tại khu vực nghiên cứu, đề tài

<i><b>luận văn được lựa chọn với tiêu đề: “Nâng cao thu nhập cho hộ dân vùng </b></i>

<i><b>ven rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” </b></i>

<b>2.2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ.

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế của hộ dân sống ven rừng Phòng hộ huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ dân sống ven rừng phòng hộ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế của hộ dân sống ven rừng phòng hộ.

<b>2.3. Phương pháp nghiên cứu </b>

Trong nghiên cứu này tôi sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, văn bản liên quan đến tiêu chí mơi trường trong giai đoạn 2020-2022 trên địa bàn huyện Sơn Động. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng điều tra phỏng vấn 150 hộ tham gia đại diện cho huyện Sơn Động Tại mỗi xã, căn cứ trên số lượng những hộ trong diện đói nghèo DTTS.

<b>2.4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được </b>

<i>* Về độ tuổi, giới tính và trình độ học vấn </i>

+ Người dân sống ven rừng đã tâp chung vào nâng cao chất lượng giáo dục của thế hệ sau và được thể hiện bằng tỷ lệ người tốt nghiệp THPT là rất lớn chiếm trên 60% tổng số hộ điều tra và độ tuổi trung bình là 45 tuổi trong đó tỷ lệ chủ hộ là nữ chiếm khoảng 26% tổng số.

<i>* Về tính chất ngành nghề: ta có thể thấy được mức độ đa dạng ngành </i>

nghề trong đó tỷ lệ hộ thuộc ngành nghề dịch vụ chiếm khoảng 30% sau đó đến các ngành nghề khác và thấp nhất là hộ thuần nơng. Qua đó, ta thấy được sự chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề đang được diễn ra nhanh chóng cạo điều kiền giúp nâng cao thu nhập cho hộ dân.

<i>* Về đất đai: Diện tích đất trung bình các hộ điều tra hiện có khoảng 4 </i>

sào Bắc bộ nhưng thường nằm xa các hộ dân nên khóa khan trong công tác cẩn chuyển lương thực về nhà.

<i>* Về vốn sản xuất: Phần lớn vốn đầu tư cho sản xuất của các hộ đến từ </i>

các nguồn vốn tự có hoặc vay của gia đính, bạn bè, … chiếm khoảng trên 40% số vến đầu tư.

<i>* Thu nhập từ trồng trọt, chăn ni: </i>

<i>+ </i>Loại cây lương thực thì hiện nay các hộ vẫn chủ yếu là cấy lúa nước vào hai vụ chính là vụ xuân và vụ hè nhưng đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

vì vẫn mang tính chất là đáp ứng cho nhu cầu hàng ngày.

<i>* Thu nhập từ kinh doanh, dịch vụ và các ngành nghề khác: Mặc dù chỉ </i>

chiếm tỷ trọng thấm khaonhr 14% trong các nguồn thu. Nhưng đây là là nguồn thu nhập có tiểm năng rất lớn của các hộ nếu biết lắm bắt được xu thế của thị trường, cần các hơ có sự nhạy bén và nguồn vốn đầu tư liên tục. Mặc dù qua điều tra thì thu nhập là chưa cao và nguồn chi lớn nhưng tròng tương lai đây lại có thể là nguồn thu chính cho các hộ sống ven rừng do diều kiện kinh tế của người dân dần được cải thiện nên nhu cầu về các ngành dịch vụ là rất lớn.

* Về chi phí và chi tiêu: Các nguồn chi tiêu chủ yếu là đến từ chăn nuôi chiếm khoảng 50% tổng các chi phí cho sản xuất sau đến các khoản chi cho các chi phí khác như: tiền điện nước, ma chay, cưới hỏi, ….

<b>2.5. Kết luận </b>

<i>Thứ nhất, luận văn đã đánh giá thực trạng về thu nhập của hộ nông </i>

dân sống ven rừng huyện Sóc Sơn

<i>Thứ hai, từ thực trạng thu nhập của hộ dân sống ven rừng trên địa bàn </i>

huyện, luận văn đã chỉ rõ nguyên nhân gây ra những tồn tại, hạn chế đó và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ dân.

<i>Thứ ba, trên cơ sở quan điểm, mục tiêu về nâng cao thu nhập hộ dân </i>

của huyện Sóc Sơn, kết hợp với những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao thu nhập cho hộ dân sống ven rừng trên địa bàn huyện. cuộc sống của các hộ dân sống ven rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn cũng như của Thành phố Hà Nội.

<b> Người hướng dẫn khoa học </b>

(Họ, tên và chữ ký)

<b>Học viên </b>

(Họ, tên và chữ ký)

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>THESIS ABSTRACT 1. General information </b>

1.1. Student: Phạm Thị Trang

1.2. Thesis title: Improve income for households on the edge of protective forests in Soc Son district, Hanoi city

1.3. Major: Agricultural economy Code: 8 62 01 15 1.4. Academic instructor: Dr. Tran Le Thi Bich Hong

1.5. Educational Organization: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University

<b>2. Abstract 2.1. Rationale: </b>

Soc Son district is a district with great potential for economic development under the forest canopy and forest edge areas, but income and economic efficiency are not high. It is necessary to consider what has been achieved, what has not been achieved, what is strong, what is weak, then have solutions to promote strengths and limit weaknesses, in order to promote economic development in Vietnam. Forest edge households in Soc Son district develop rapidly and sustainably.

With the purpose of supporting sustainable economic development, increasing the efficiency of economic development in agriculture, forestry, fishery and tourism in the research area, the thesis topic was chosen with the title: "Improving income". Imported to households on the edge of protective forests in Soc Son district, Hanoi city"

<b>2.2. Research Objectives </b>

<b>- Contribute to systematizing the theoretical and practical basis for </b>

increasing income for the household economy.

- Analyze the current economic development situation of households living along the protection forest in Soc Son district, Hanoi city.

- Analyze factors affecting the economy of households living near protective forests.

- Propose solutions to promote economic development of households living near protective forests.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>2.3. Materials and Method </b>

<b>- In this research, I use secondary and primary data to make analytical </b>

judgments. In which, secondary data is collected from reports and documents related to environmental criteria in the period 2020-2022 in Son Dong district. Primary data was collected by interviewing 150 participating households representing Son Dong district in each commune, based on the number of poor ethnic minority households.

<b>2.4. Main findings </b>

* About age, gender and education level

+ People living along the forest edge have focused on improving the quality of education of the next generation and is shown by the very high rate of high school graduates, accounting for over 60% of the total number of surveyed households and the average age is 45 years old. age, in which the proportion of female household heads accounts for about 26% of the total.

* Regarding the nature of occupations: we can see the level of occupational diversity in which the proportion of households in the service occupation accounts for about 30%, followed by other occupations and the lowest is purely agricultural households. Thereby, we can see that the restructuring of industries is taking place quickly to help increase household income.

* Regarding land: The average land area of the surveyed households is about 4 sao in the North, but it is often located far from households, making it difficult to transport food home.

* Regarding production capital: The majority of households' investment capital for production comes from their own sources of capital or loans from family, friends, etc., accounting for over 40% of investments.

* Income from farming and animal husbandry:

+ Currently, households mainly grow wet rice in two main crops: spring and summer, but the economic efficiency is not high because it still meets daily

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

needs.

* Income from business, services and other industries: Although it only accounts for 14% of income sources. But this is a source of income with great potential for households if they know how to catch market trends, they need to have acumen and continuous investment capital. Although according to the survey, the income is not high and the source of expenditure is large, but in the future this could be the main source of income for households living along the forest edge because people's economic conditions are gradually improving, creating a demand for other means of income. The service industry is huge.

* Regarding costs and expenses: The main sources of expenses come from livestock, accounting for about 50% of total production costs, followed by expenses for other expenses such as electricity and water bills, funerals, and weddings. ask, ….

<b>2.5. Conclusion </b>

First, the thesis evaluated the current income situation of farmer households living along the forest edge of Soc Son district

Second, from the current income status of households living along the forest edge in the district, the thesis has clearly shown the causes of those shortcomings and limitations and analyzed factors affecting the income of households. .

Third, based on the viewpoints and goals of increasing household income in Soc Son district, combined with the shortcomings, limitations and causes of those shortcomings and limitations, the author boldly proposed Propose some solutions and recommendations to increase income for households living near forests in the district. the lives of households living along the forest edge in Soc Son district as well as in Hanoi City.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng là cơ sở phát triển kinh tế xã hội, là lá phổi xanh của thành phố, giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hịa khí hậu, đảm bảo chu trình chuyển đổi oxy và các nguyên tố khác, duy trì tính ổn định và chất dinh dưỡng có trong đất, hạn chế sói mịn, lũ lụt, hạn hán, làm giảm độ khắc nhiệt của thiên tai, bảo tồn nguồn nước và hấp thụ khí thải giảm ơ nhiễm khơng khí.

Phát triển kinh tế là điều quan trọng của của địa phương. Qua đó, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ cho các mục đích phát triển kinh tế như: nơng nghiệp, lâm nghiệp, du lịch,… nó ý nghĩa vô cùng lớn trong nền kinh tế quốc dân và dần trở thành luận cứ khoa học đáng tin cậy cho quy hoạch diện tích đất đai và tổ chức không gian phát triển sản xuất gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường bền vững.

Sóc Sơn là huyện ngoại thành có diện tích tự nhiên bằng 1/3 diện tích của Hà Nội, trong những năm trở lại được sự quan tâm đầu tư của trung ương, sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo và nhân dân trong huyện nên tình hình kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển, chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, Sóc Sơn vẫn là huyện đang trên đà phát triển, thu nhập bình qn cịn thấp so với các quận, huyện của Thủ đô. Vấn đề đặt ra là: với tình hình, thực trạng kinh tế của Sóc Sơn như vậy, Thành phố Hà Nội, huyện đã có những chính sách gì, bằng cách nào, thực hiện các giải pháp nào để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế dưới tán rừng, từng bước ổn định đời sống của các hộ dân, từ đó tạo điều kiện, tiền đề thuận lợi để các hộ vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Sóc Sơn là huyện có tiềm năng phát triển kinh tế dưới tán rừng và vùng ven rừng rất lớn, tuy nhiên thu nhập và hiệu quả kinh tế chưa cao. Cần phải xem xét cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt được, cái gì mạnh, cái gì yếu từ đó có những giải pháp để phát huy các thế mạnh và hạn chế những mặt

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

yếu, nhằm làm cho phát triển kinh tế tại các hộ ven rừng huyện Sóc Sơn phát triển nhanh và bền vững.

Với mục đích hỗ trợ cho phát triển bền vững kinh tế, tăng hiệu quả phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch tại khu vực nghiên cứu, đề tài luận

<i><b>văn được lựa chọn với tiêu đề: “Nâng cao thu nhập cho hộ dân vùng ven rừng </b></i>

<i><b>phịng hộ huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” </b></i>

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài </b>

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ.

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế của hộ dân sống ven rừng Phòng hộ huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ dân sống ven rừng phòng hộ. - Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế của hộ dân sống ven rừng phòng hộ.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Là các vấn đề liên quan thu nhập và các hoạt động tạo ra thu nhập của các hộ dân sống ở ven rừng Phịng hộ huyện Sóc Sơn.

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<i>-Về nội dung: Do điều kiện nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung </i>

nghiên cứu giải quyết những vấn đề liên quan đến các hộ dân sống ven rừng và có thu nhập từ rừng (như thương nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp), nhằm phát triển, ổn định đời sống của người dân sống ven rừng từ đó giúp họ nâng cao được giá trị của rừng và làm tốt công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng huyện Sóc Sơn.

<i>- Về khơng gian: Trên địa bàn rừng Phịng hộ Sóc Sơn. </i>

<i>- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2020 - 2022. </i>

Số liệu sơ cấp được khảo sát trong năm 2022.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>4. Ý nghĩa trong khoa học và trong thực tiễn </b>

<i><b>4.1. Ý nghĩa khoa học </b></i>

Hệ thống hóa nhưng vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa hộ dân sống ven rừng và việc nâng cao thu nhập đến từ rừng đến phát triển kinh tế tại huyện Sóc Sơn.

<i><b>4.2. Ý nghĩa thực tiễn </b></i>

Luận văn đã góp phần

- Đánh giá thực trạng thu nhập của các hộ dân sống ven rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn giai đoạn 2020 - 2022 và định hướng phát triển cho các năm tiếp theo.

- Chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan, những khó khăn, hạn chế, thách thức cần giải quyết để phát triển kinh tế dưới tán rừng tại huyện Sóc Sơn. Phân tích các điều kiện cần thiết và tiềm năng phát triển kinh tế dưới tấn rừng nhằm nâng cao thư nhập cho hộ dân sống ven rừng Sóc Sơn qua đó quảng bá và đưa ra các mơ hình phát triển kinh tế dưới tán rừng có hiệu quả kinh tế cao cũng như thu hút thêm nhiều các nhà đầu tư vào mơ hình phát triển đo.

- Trên cơ sở đó đề xuất và kiến nghị các giải pháp nhắm phát nâng cao thu nhập chó các hộ dân sống ven rừng cũng như kêu gọi vốn đầu tư đến với Sóc Sơn giúp cho huyện có những chiến lược phát triển kinh tế dưới tán rừng được hiệu quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Chương 1 </b>

<b>CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm </b></i>

<i>1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản </i>

Thu nhập là khoản vật chất thu được và tính thành tiền mà một cá nhân, một hộ hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ các hoạt động như: công việc, dịch vụ hoặc hoạt động xã hội khác.

Thu nhập của hộ dân sống ven rừng được hiểu là phần giá trị sản xuất mà chủ hộ có được để bù đắp cho công sức lao động của các thành viên trong gia đình, cho các tích lũy về tài sản, mở rộng sản xuất nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả lao động tại các hoạt động sản xuất kinh doanh mà các hộ thực hiện được. Có thể phân chia các khoản thu nhập của hộ nông dân thành ba loại: Thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập từ lâm nghiệp và các khoản thu khác.

Khi nghiên cứu thu nhập của hộ nông dân thường đề cập đến một số khái niệm cơ bản sau:

- Tổng thu của hộ là toàn bộ giá trị nhận được từ các nguồn thu bằng tiền hoặc vật chất. Nguồn thu này chủ yếu đến từ trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ rừng, làm thuê, ngành nghề thủ công, dịch vụ và các nguồn thu khác trong một khoảng thời gian thường tính theo năm hoặc theo tháng.

- Tổng chi của hộ là tồn bộ chi phí bằng tiền hoặc bang hiện vật mà hộ bỏ ra bao gồm chi cho sản xuất, chi cho tiêu dung và chi cho các mục đích khác. + Các thu nhập cảu các hộ dân sống ven rừng thường chi cho các chi phí sản xuất như: chi cho trồng trọt, chăn nuôi, chi cho sản xuất lâm nghiệp - dịch vụ, chi cho giáo dục, y tế, ...

+ Chi tiêu dùng là các khoản chi ngoài sản xuất phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như: đồ ăn, uống, truyền hình, ....

- Thu nhập thực tế hay còn gọi là thực thu của hộ = tổng thu - chi phí cho sản xuất của hộ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- Tiết kiệm của hộ = tổng thu - toàn bộ chi phí bao gồm cả chi sản xuất, kinh doanh và các khoản chi tiêu dùng khác.

* Đặc điểm thu nhập của hộ nông dân

Thu nhập của hộ dân sống ven rừng, đặc biệt là nông dân miền núi ln có một đặc trưng cơ bản là gắn liền với đất và rừng. Qua tìm hiểu cho thấy, ngồi thu nhập từ đất canh tác nơng nghiệp, khai thác lâm sản ngồi gỗ, các hộ dân cịn có các nguồn thu từ làm thuê, bán hàng, hoạt động du lịch sinh thái và sắp tới là thu từ dịch vụ môi trường rừng.

Đặc điểm thu nhập của người dân sống ven rừng bao gồm các khoản thu nhập sau:

- Thu nhập từ nông nghiệp: Bao gồm thu từ sản xuất cây trồng (cây lương thực, cây lâu năm); thu từ chăn ni (trâu bị, lợn, gà, ...).

- Thu nhập từ lâm nghiệp: Bao gồm thu từ khai thác lâm sản ngoài gỗ (củi, thu hái cây thuốc, ...).

- Thu nhập phi nông nghiệp bao gồm:

Thu nhập từ dịch vụ du lịch sinh thái bao gồm: thu từ buôn bán, phục vụ homstay, phục vụ tham quan các khu di tích lịch sử, hướng dẫn viên du lịch...

Thu nhập phi nơng nghiệp cịn lại bao gồm: làm thuê và các công việc khác. Thu nhập khác bao gồm lương hưu, trợ cấp hoặc các khoản thu nhập bất thường khác.

* Vai trò của thu nhập đối với người dân sống ven rừng.

Thu nhập đóng vai trị quan trọng với tất cả mọi người từ người giàu đén người nghèo. Ngoài ra, thu nhập đóng vai trị rát lớn trong đáp ứng nhu cầu y tế, giáo dục, …

Thu nhập tạo cơ hội cho người dân tích lũy được khoản tiền giúp họ phát triển kinh tế hoặc dùng khoản tiền đó tạo nguồn vốn để thực hiện những nhu cầu trong cuộc sống của họ như giáo dục cho con em nâng cao chất lượng giáo dục sóa nạn mù chữ.

Thu nhập như là động lực giúp họ vươn lên, vượt qua khó khăn để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình của họ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

* Nâng cao thu nhập

Nâng cao thu nhập là tăng tổng thu và thu nhập thực tế sau khi trừ đi các chi phí sản xuất của hộ nông dân để cho thu nhập của năm sau cao hơn năm trước.

Tăng thu nhập có thể được chia thành các phần sau: Tăng thu nhập từ nông nghiệp:

+ Tăng hệ số sử dụng ruộng đất: Tăng số vụ trong năm bằng cách áp dụng các giống cây có thời gian sinh trưởng ngắn hơn hoặc có thể trồng xen canh nhiều loại cây trong một diện tích đất đai.

+ Tăng năng suất: Năng suất thường được tính bằng sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất đi liền với việc sử dụng nhiều hơn hoặc hiệu quả hơn các công nghệ kỹ thuật mới hoặc phương pháp canh tác tốt hơn.

+ Giá nông sản cao hơn: Điều này có thể có được nhờ sự tự do hoá thương mại, hạ tầng nông thôn tốt hơn, sản xuất những loại thực phẩm trái mùa hoặc đẩy mạnh công tác maketting sản phẩm.

- Đa dạng hoá cây trồng: Bằng cách chuyển đổi từ cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang cây trồng có giá trị cao hơn, trồng xen canh các lọa cây không cạnh tranh giúp giảm thiểu sự lãnh phí nguồn tài nguyên và rút ngắn thời gian sản xuất nhưng đáp ứng chất lượng và sản lượng.

- Tăng thu nhập từ lâm nghiệp: Đây là một nguồn thu quan trọng của người dân vùng núi, thu từ lâm nghiệp là các giá trị thu được từ sản phẩm lâm sản. Điều quan trọng là thu nhập từ lâm nghiệp là thu nhập bền vững.

- Tăng thu nhập từ dịch vụ: Mơ hình du lịch sinh thái đang là xu hướng mới tương lai khi đời sống người dân ngày càng nâng cao.

* Hướng nâng cao thu nhập có thể khái quát lại thành:

- Nâng cao thu nhập theo hướng chuyển sang các hoạt động có giá trị cao hơn: là q trình người nơng dân chuyển từ sản xuất nơng nghiệp và hoạt động kinh tế có giá trị thấp sang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và hoạt động kinh tế có giá trị cao hơn. Ba chỉ số đo lường là tỷ lệ hộ tham gia vào hoạt động phi trồng trọt, tỷ lệ hộ trồng cây phi lương thực và tỷ lệ diện tích dành cho cây phi lương thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>1.1.1.2. Khái niệm rừng và chức năng </i>

<i><b>a. Khái niệm Rừng </b></i>

<i>Theo điều 2 bộ luật Lâm nghiệp 2017 “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên”. </i>

Rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo và là bộ phận quan họng của môi trường sinh thái.

<i><b>b. Chức năng rừng phòng hộ </b></i>

Theo khoản 3, điều 5 trong luật Lâm nghiệp thì rừng Phịng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu, góp phần bảo vệ mơi trường, quốc phịng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ mơi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:

a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;

b) Rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển. Phịng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mịn rửa trơi thối hóa đất, chống bồi đắp sơng ngịi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện.

Trong đó rừng phịng hộ Sóc Sơn là rừng phòng hộ đầu nguồn. Có chức năng nhiệm vụ rất quan trọng ảnh hường đến môi trường của Thành phố Hà Nội. Vì vậy nhưng năm gần đây nhà nước đầu tư, đua ra các chính sách đẩy nhanh phát triển kinh tế nhưng vẫn phải đảo bảo quản lý bảo vệ rừng bền vững.

<i>1.1.1.3. Vùng ven rừng </i>

- Về mặt địa lý vùng ven rừng có thể được hiểu là khu vực tiếp giáp với quy hoạch lâm nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Về tổng thể, vùng ven rừng là nơi vừa có các hoạt động nơng thơn vừa có các hoạt động kinh tế ở cận kề với rừng. Nó có sự pha trộn của các hệ thống sinh thái nơng nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ.

Do đó, khó xác định được ranh giới của một vùng ven rừng với các tiêu trí cụ thể. Thơng thường, người ta xác định ranh giới của vùng ven rừng dựa vào các quy hoạch sửa dụng đất, phạm vi sinh sống của người dân.

Trong quá trình phát triển kinh tế, vùng ven rừng thường phải chịu tác động mạnh của việc mở rộng khơng gian sinh sống của người dân.

<i><b>1.1.2. Vai trị, mục tiêu của thu nhập đối với các hộ dân sống ven rừng a. Vai trò của thu nhập </b></i>

- Thứ nhất, các khoản thu góp phần thực hiện đầy đủ các nguyên tắc phân phối lao động vì nó phản ánh nguyên tắc cơ bản của phân phối lao động.

- Thứ hai, nó là địn bẩy để phát triển kinh tế.

- Thứ ba, các khoản thu nhập khác ngoài các hoạt động sản xuất, kinh doanh thúc đẩy người lao động thực hiện tốt mục tiêu mà họ đã đề ra.

- Thứ tư, các khoản thu nhập khác ngoài lương mà cụ thể là từ hệ thống an sinh xã hội (bao gồm các khoản trợ cấp thất nghiệp, ốm đau, thai sản, bảo hiểm xã hội,…) giúp người lao động yên tâm lao dộng sản xuất, nhờ đó mà năng suất lao động sẽ tăng lên. Do vậy, cuộc sống của họ được bảo đảm khỏi những rủi ro thông qua hệ thống an sinh xã hội. Hệ thống an sinh xã hội ngày nay càng tỏ rõ vai trị của mình khi nền kinh tế - xã hội phát triển, nhu cầu về an sinh xã hội cũng tăng lên và đa dạng loại hình hơn như: nhu cầu về bảo hiểm xã hội, an toàn việc làm và tiền lương đủ sống; nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nước sạch, kế hoạch hóa gia đình…), nhu cầu trợ giúp thường xuyên đối với các đối tượng yếu thế (người già cô đơn, không nơi nương tựa, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật,…), nhu cầu cứu trợ đột xuất như đau ốm, mất mùa, thiên tai… Chính bởi vậy, an sinh xã hội góp phần bảo đảm sự ổn định cho toàn bộ nền kinh tế và xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i><b>b. Mục tiêu của thu nhập </b></i>

Mục tiêu của thu nhập là làm thay đổi đời sống, giúp các hộ dân sống ven rừng có cuộc sống ổn định hơn và nâng cao bảo chất lượng cuộc sống từ đó nâng cao giá trị rừng giảm các tác động của con ngường đến môi trường sinh thái rừng đảm bảo nguồn sống cho các sinh vật sống trong rừng.

<i><b>1.1.3. Nội dung của thu nhập đối với các hộ dân sống ven rừng </b></i>

<i>* Nguyên tắc phát triển </i>

Phát triển kinh tế rừng, kể từ khi nó hình thành đã có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa, bởi văn hóa giữa các vùng miền, các khu rừng là không giống nhau và luôn chứa đựng những điều bất ngờ, với mỗi khu rừng sẽ có định hướng phát

<i>triển riêng phù hợp với từng mục đích hay theo nhu cầu. </i>

Vì vậy người dân sống ven rừng có những định hướng để phát triển kinh

<i>tế dưới tán rừng nhằm tăng thêm thu nhập cho gia định. </i>

<i>* Các hoạt động nâng cao thu nhập cho hộ dân vùng ven rừng </i>

- Phát triển công nghiệp - Phát triển thương nghiệp

- Phát triển nông nghiệp, lâm kết hợp - Phát triển dịch vụ

<i>* Các hoạt động khác </i>

Luật Lâm nghiệp số: 16/2017/QH14 hiệu lực từ năm 2017 có quy định cụ thể như sau:

<i>“Tại Điều 56. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phịng hộ </i>

<i>1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan. </i>

<i>2. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của khu rừng phịng hộ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. </i>

<i>3. Tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải lập dự án theo quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với đề án du dịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>4. Chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng bảo đảm khơng làm ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng. </i>

<i>5. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và diện tích đất rừng được sử dụng để xây dựng cơng trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan. </i>

<i>Điều 57. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ 1. Được trồng xen cây nơng nghiệp, cây lâm sản ngồi gỗ; chăn ni và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm ảnh hưởng khả năng phòng hộ của rừng. </i>

<i>2. Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không làm ảnh hưởng khả năng phòng hộ của rừng. </i>

<i>3. Việc sản xuất lâm, nơng, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phịng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.” </i>

<i><b>1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân sống ven rừng </b></i>

<i>1.1.4.1. Ý nghĩa của thu nhập </i>

Với cá nhân, gia đình và xã hội, thu nhập có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể như sau:

- Đối với cá nhân sống ven rừng: thu nhập ổn định thì cuộc sống ổn định; có điều kiện để phát triển bản thân và chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình; đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú, ... từ đó đưa ra các định hướng phát triển.

- Đối với hộ sống ven rừng: Thu nhập là điểm tựa để thực hiện tốt các chức năng kinh tế, chức năng chăm sóc và giáo dục, đảm bảo hạnh phúc gia đình bền vững, … để gia đình là tổ ấm hạnh phúc, là tế bào lành mạnh của xã hội.

<i>1.1.4.2. Các yếu tố tự nhiên như đất đai, nguồn nước và khí hậu. </i>

Với địa hình huyện Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài về phía Đơng của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình từ 200m –

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

300m so với mực nước biển. Có đỉnh núi cao nhất là: Hàm Lợn (482m), núi Đền Sóc (308m) và điểm thấp nhất là 20m.

Diện tích rừng Phịng hộ Sóc Sơn lằm trên địa bàn 10 xã và 1 thị trấn là: Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Trí, Nam Sơn, Minh Phú, Hiền Ninh, Phù Linh, Quang Tiến, Tân Minh, Thị trấn và Tiên Dược và được chia làm 2 vùng như sau:

+ Vùng núi thấp: gồm các xã Minh Trí, Minh Phú, Nam Sơn, Bắc Sơn. + Vùng đồi gò bát úp gồm các xã: Hiền Ninh, Quang Tiến, Tiên Dược, Hồng Kỳ, Phù Linh, Tân Minh và Thị trấn.

Đồi với người dân sông ven rừng mà nói các yếu tố tự nhiên như đất đai, nguồn nước và khí hậu có sức ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân như khi thiên tai bão lũ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của người dân sống ven rừng. Nếu điện tích đất lớn thì họ có thể trồng nhiều loại cây ăn quả hơn, chăn nuôi với quy mô rộng hơn thì thu nhập của các hộ sẽ nhiều hơn và có nguồn thu nhập quanh năm. Thơng thường, các hộ gia đình sống gần rừng đều là các hộ đã sống lâu năm lên diện tích đất sử dụng thường là lớn.

<i>1.1.4.3. Tài chính, vốn </i>

Nguồn lực tài chính thúc đẩy và phát huy các nguồn lực khác phát triển nhanh mạnh. Nó được thể hiện ở khả năng huy động vốn của hộ dân, bao gồm tiền dành dụm, tiền vay từ các ngân hàng chính sách, hay vay mượn của bạn bè, người thân,… Thực tế cho thấy, thiếu vốn để sản xuất kinh doanh dẫn đến kinh tế hộ dân chậm phát triển vì khả năng tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh rất ít, làm chậm tiến trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa vùng nơng thơn.

Trong điều kiện như hiện nay, khi mà khả năng tích luỹ của hộ nơng dân rất thấp, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ ngày càng giảm, thì việc vay vốn để đầu tư được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất để thoả mãn về mặt tài chính, vốn.

Quy mô vốn là điều kiện để các hộ sống ven rừng mở rông quy mô sản xuất, khai thác tốt các nguồn lực như lao động và đất đai. Thơng thường các hộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

có nguồn vốn ít. Tuy nhiên hộ nào mà biết cách tận dụng hết tất cả các nguồn vốn hiện có bên trịng cung như bên ngồi sẽ nâng cao được mức vốn hiện có và có nhiều cơ hội phát triển sản suất, mở rộng quy mô.

<i>1.1.4.4. Nguồn nhân lực </i>

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn sinh kế cho người nơng dân bởi lẽ trong bất kì loại hình sản xuất nào thì yếu tố con người luôn là sự quan tâm hàng đầu. Con người là nguồn vốn vô tận để tạo ra của cải vật chất, chính con người quyết định nên hình thức lao động. Yếu tố con người trong sản xuất cũng được đánh giá bởi nhiều khía cạnh: tuổi, trình độ chun mơn, số lượng lao động trong gia đình, ...

Độ tuổi của người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động cũng như hình thức lao động. Đặc biệt lao động ở nơng thơn thì cần nguồn lao động trẻ, có sức khỏe tốt bởi vì hầu hết những cơng việc ở nông thôn thường là những việc làm nặng nhọc. Chủ hộ là người trụ cột trong gia đình, quyết định mọi việc trong gia đình vì thế độ tuổi của chủ hộ sẽ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh kế của hộ.

Trình độ học vấn là một phần rất quan trọng để đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực được xem là có chất lượng cao khi trình độ chun môn nghiệp vụ cao, kỹ năng thành thạo. Trong đó, trình độ học vấn của người lao động là yếu tố rất đáng quan tâm, nó giúp cho người lao động nắm bắt được những kiến thức mới, nó cịn là một cơng cụ giúp người lao động tiếp cận được những tri thức mới, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của người lao động.

<i>1.1.4.5. Nguồn lực vật chất </i>

Nguồn vốn vật chất được chia làm 2 loại: Tài sản của xã hội và tài sản của hộ gia đình. Tài sản xã hội là các cơ sở vật chất cơ bản phục vụ sản xuất và sinh hoạt như: điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, cơng trình thủy lợi, thơng tin liên lạc, .... Tài sản của hộ bao gồm cả các tài sản phục vụ sản xuất và các tài sản phục sinh hoạt của hộ như máy móc, thiết bị sản xuất….

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>1.1.4.6. Nguồn lực xã hội </i>

Nguồn lực xã hội được thể hiện bằng khả năng, mức hỗ trợ của các tổ chức xã hội trong việc phát triển kinh tế hộ sống ven rừng. Nguồn vốn xã hội thường được xem xét trên các mặt như: phong tục, tập quán, các luật tục và thiết chế cộng đồng, vai trị của các tổ chức và chính trị xã hội cũng như sự tham của người dân vào các hoạt động xã hội, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của người dân

<i><b>đối với sản xuất và đời sống xã hội. </b></i>

<b>1.2. Cơ sở thực tiễn </b>

<i><b>1.2.1. Kinh nghiệm một số địa phương </b></i>

<i><b>a. Phát triển kinh tế từ trồng rừng tại huyện Binh Gia, tỉnh Lạng Sơn </b></i>

Huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn, tồn huyện có trên 98.000 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 89% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích rừng sản xuất lớn, nguồn lao động dồi dào là lợi thế để địa phương này phát triển lâm nghiệp. Phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của địa phương. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế rừng gắn với phát triển rừng bền vững. Qua đó góp phần khơng nhỏ trong phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, đồng thời không ngừng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn toàn huyện.

Xã Vĩnh Yên, huyện Bình Gia là một trong nhiều xã trên địa bàn thực hiện có hiệu quả việc phát triển kinh tế từ rừng trồng. Tận dụng lợi thế của địa phương, trong những năm qua xã đã tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về trồng, bảo vệ rừng đi đôi với khai thác, tập trung phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm giảm xói mịn, chống sạt lở và bảo vệ nguồn nước, đồng thời mở ra hướng đi mới cho người dân trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Cuối năm 2022, tồn xã có trên 750 ha rừng trồng, trong đó riêng cây quế có diện tích khoảng 600ha, cịn lại là diện tích trồng hồi, keo và một số cây lâm nghiệp khác như mỡ, lát hoa...

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Chị Triệu Thị Tuyết, Thôn Vằng Ún, xã Vĩnh Yên, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn cho biết, nhận thấy quế là cây trồng có giá trị kinh tế cao, những năm nay, tơi và gia đình tập trung vào trồng quế. Hiện nay, gia đình tơi có có khoảng trên 10 ha quế từ 1 đến 8 tuổi. Hiện tại quế đã cho khai thác tỉa, mỗi năm khai thác tỉa được từ 20 đến 30 triệu. Thời gian tới, tôi tập trung phát cỏ trên diện tích đã trồng, trồng mới thêm cây quế trên diện tích đất của gia đình và chăm sóc diện tích quế đã được khai thác.

Cũng giống như xã Vĩnh Yên, người dân xã Tân Hịa, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn cũng chú trọng phát triển kinh tế từ rừng, cùng với đó việc triển khai đồng bộ các dự án hỗ trợ của nhà nước giúp người dân có thêm điều kiện để đầu tư, chăm sóc diện tích rừng trồng mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân. Hiện nay tồn xã có 610 ha quế với độ tuổi trung bình từ 1 đến 10 tuổi và bắt đầu cho thu hoạch.

Là một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng quế, anh Đặng Hoa Lin, dân tộc Dao ở thôn Tân Tiến, xã Tân Hoà 10 năm trước đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, trồng quế tại vườn nhà. Sau khi thử nghiệm trồng và thu được lượng tinh dầu tương đối cao, cây quế sinh trưởng và phát triển tốt, gia đình anh đã đầu tư trồng quế trên tồn bộ diện tích đất rừng được giao. Hiện nay, gia đình anh có trên 5ha rừng quế với hơn 15.000 cây, cho thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/năm Xác đinh cây quế là cây thế mạnh của địa phương, UBND xã tân Hoà đã cho cán bộ nông lâm nghiệp trực tiếp hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc cây quế. Tuyên truyền cho bà con áp dụng kỹ thuật khoa học vào cây trồng, chăm sóc cây trồng để đem lại hiệu quả thiết thực hơn. Đến thời điểm hiện tại độ che phủ rừng của xã đạt 83,5%. Trong đó cây trồng chủ lực là cây hồi, quế, cây keo, cây mỡ… Đặc biệt đối với cây quế trồng được hơn 560 ha, thu nhập thời điểm hiện tại từ 150 đến 160 triệu/ha.

Bên cạnh cây quế, huyện Bình Gia có gần 8.600 ha rừng hồi được trồng tập trung ở các xã: Quang Trung, Hoàng Văn Thu, Minh Khai, Hồng Phong, Tân Văn và Thị trấn Bình Gia…Để nâng cao chất lượng cây trồng, huyện Bình

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Gia đã chỉ đạo nhân rộng mô hình sản xuất hồi theo tiêu chuẩn hữu có trên địa bàn 2 xã Quang Trung và Hoàng Văn Thụ và đầu tư thực hiện dự án hỗ trợ cải tạo và phát triển cây hồi ở Bình Gia. Với điều kiện, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng, có thể đa dạng hố các sản phẩm nơng lâm nghiệp như; Hồi, quế, mỡ, keo, bạch đàn và các loại cây dưới tán khác như trồng các loại cây dược liệu quý dưới tán rừng cũng được huyện đẩy mạnh, triển khai. Qua đó, giúp người dân tận dụng quỹ đất hiện có, cũng như làm đa dạng hoá các cây trồng trên cùng một quỹ đất, về lâu dài giúp người dân có thêm thu nhập.

Xác định trồng rừng là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế. Huyện Bình Gia đã định hướng, vận động người dân chuyển từ trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn để nâng cao hiệu quả kinh tế, hình thành vùng trồng rừng nguyên liệu để cung ứng cho các doanh nghiệp lớn. Đồng thời, phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ để cung ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ. Giai đoạn năm 2020 - 2022, tổng diện tích rừng trồng mới trên địa bàn huyện đạt trên 4.050ha.

Phát huy lợi thế sẵn có, huyện Bình Gia đã chỉ đạo quyết liệt phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Đưa các cây trồng có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Xác định cây trồng chủ lực để tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá từ rừng như: Vùng quế xã Vĩnh n, Tân Hồ, Thiện Long…có diện tích trên 4000ha; vùng cây mỡ ở xã Hồng Phong, Hoa Tham, Hưng Đạo có gần 3000ha; vùng trồng keo, bạch đàn tại các xã Thiện Thuật, Thiện Hoà, Hồng Thái có gần 4000ha…vùng thạch đên với gần 600ha.

Thực hiện kế hoạch số 164 của UBND tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Bình Gia cũng đã ban hành kế hoạch phát triển tổng thể trồng cây lâm nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Bình Gia giai đoạn 2021 - 2023 đến năm 2030, phải đạt được trồng cây phân tán, trồng rừng, thực hiện đề án trồng 1 tỷ cây xanh, phát triển vùng nguyên liệu gỗ tập trung tại các xã có diện tích rừng lớn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Việc sản xuất lâm nghiệp của huyện đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Qua đó, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Bình Gia cịn 20,63% giảm 5,82% so với năm 2021.

<i><b>b. Nâng cao thu nhập từ phát triển rừng tại huyện Ba Chẽ, tình Quảng Ninh </b></i>

Ba Chẽ là địa phương chiếm 1/3 diện tích rừng trồng của Quảng Ninh. Đây chính là lợi thế để Ba Chẽ phát triển kinh tế rừng, nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới việc phát triển kinh tế rừng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Điều này cho thấy, trước khi bước vào triển khai xây dựng nông thôn mới, nhiều khu đất rừng của người dân được giao nhiều năm khơng triển khai trồng các lồi cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, mà ngay cả khơng ít diện tích đất rừng thuộc các doanh nghiệp, lâm trường quản lý cũng không triển khai trồng rừng, trong khi, với đặc điểm địa lý, địa hình và điều kiện tự nhiên Ba Chẽ là khá thuận lợi.

Bằng các giải pháp nhằm tháo gỡ nút thắt để việc phát triển kinh tế rừng trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế, Ba Chẽ đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật ni; đồng thời nhân rộng các mơ hình kinh tế rừng trồng đã có hiệu quả; tập trung nguồn lực và đưa ra các giải pháp đồng bộ sát thực với tập tục canh tác, sản xuất của người dân.

Từ cách làm mới, sáng tạo của cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân huyện Ba Chẽ đã dần khắc phục đi những tồn tại trước đó, phát triển nhiều loại cây trồng bản địa, cây quế và các loại cây trồng dược liệu có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, ngay sau khi có Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, huyện Ba Chẽ tiến hành rà sốt lại tất cả các diện tích rừng hiện có, lập quy hoạch tổng thể, thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác thực hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

đề án trồng rừng gỗ lớn, trồng cây dược liệu nên đã tạo được sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp, người dân tham gia trồng rừng gỗ lớn.

Hiện Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ba Chẽ đang triển khai trồng rừng gỗ lớn, ông Đỗ Văn Nội, cán bộ kỹ thuật Cơng ty cho biết: Ngồi trồng lim, lát, giổi chúng tôi chọn trồng cây keo lá tràm vì thời gian của mỗi chu kỳ thu hoạch từ 9 đến hơn 10 năm và để càng lâu hiệu quả kinh tế trên mỗi diện tích càng lớn. Mặt khác, loại cây trồng keo lá tràm từ năm thứ 6 trở lên, thân cây sẽ rắn chắc không sợ đổ vào mùa mưa bão và giảm được cơng chăm sóc, giảm sâu bệnh hại và hạn chế suy thối đất rừng, bảo vệ mơi trường sinh thái.

Trên nền tảng chuyển đổi từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn kết hợp với phát triển trồng các loại cây dược liệu dưới tán rừng, huyện Ba Chẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để khơi dậy ý chí và tư duy sáng tạo của người dân, nhất là tinh thần thi đua, học tập lẫn nhau để tạo thế và lực trong xây dựng nông thôn mới cũng như trong phát triển kinh tế rừng.

Anh Trần Văn Ninh, thôn Khe Nháng, xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ là hộ gia đình có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm từ trồng cây dược liệu dưới tán rừng cây gỗ lớn, cho biết: Nhờ vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thơng qua các dự án đầu tư, sản xuất lâm nghiệp của huyện Ba Chẽ, thời gian qua, rừng keo lá tràm của gia đình tơi đã kéo dài chu kỳ thu hoạch sau gần 5 năm, mỗi ha thu hoạch được gần 200 triệu đồng, đó là chưa kể đến thu hoạch các cây dược liệu.

Hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng gỗ lớn so với rừng gỗ nhỏ qua nhiều mơ hình thí điểm, huyện Ba Chẽ đang triển khai các giải pháp đồng bộ về đất đai, khoa học kỹ thuật, lâm sinh và quản lý tổ chức sản xuất đến việc ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn, năm 2022, huyện đã trồng được gần 600ha rừng gỗ lớn gồm: Lim, lát, giổi tại 200ha khu vực rừng phòng hộ và trên 370ha của người dân, doanh nghiệp. Năm 2023, huyện tiếp tục giao kế hoạch cho các doanh nghiệp, các địa phương và ban quản lý rừng phòng

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

hộ triển khai kế hoạch trồng rừng gỗ lớn, phấn đấu đến hết quý III năm 2023, huyện sẽ hoàn thành kế hoạch trồng rừng gỗ lớn.

<i><b>c. Hiệu quả từ giao khoán, bảo vệ rừng ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang </b></i>

Lâm Bình là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Tun Quang có địa hình rộng, phức tạp. Trước đây, những đối tượng khai thác rừng trái phép hoạt động ngày rất tinh vi, khiến cơng tác bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn. Cuối năm 2013, UBND huyện đã triển khai phương án “Hợp đồng bảo vệ rừng phòng hộ khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang cho các tổ chức, cá nhân”. Những người dân địa phương gắn bó với rừng được Nhà nước giao khốn chăm sóc bảo vệ rừng, phát triển kinh tế dưới tán rừng nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Qua đó, góp phần giữ màu xanh cho những cánh rừng.

Nhận khoán hơn 18 ha rừng phòng hộ khu vực Khuổi Súng, anh Triệu Văn Đội, thôn Bản Chợ, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình mạnh dạn kết hợp ni 50 con lợn, hàng chục con dê dưới tán rừng. Ngoài ra, gia đình anh cịn tận dụng diện tích mặt nước khu vực lòng hồ đầu tư 20 lồng cá ni các loại các như: cá Lăng, Chép giịn… để phát triển kinh tế. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh thu từ 250 đến 300 triệu đồng.

Anh Đội chia sẻ, anh thường xuyên đi kiểm tra diện tích rừng được Nhà nước giao khốn bảo vệ để đảm bảo không xảy ra cháy rừng hay người dân vào rừng lấy củi, lấy gỗ. Từ khi nhận giao khốn bảo vệ rừng, anh có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế. Người dân được hưởng lợi trực tiếp từ rừng, sống được nhờ rừng sẽ khơng cịn tình trạng phá rừng.

Cũng là hộ dân nhận giao khoán rừng, anh Nguyễn Văn Tuân, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình cho biết, năm 2013, gia đình anh nhận giao khoán hơn 15 ha rừng tại khu vực Đán Đeng. Ngồi số tiền dịch vụ mơi trường được Nhà nước chi trả hàng tháng, gia đình anh cịn ni thêm 40 con lợn đen, 6 con bò và hàng chục con dê ngay dưới tán rừng để phát triển kinh tế. Nhờ đó, gia đình anh có thu nhập ổn định khoảng 7 triệu đồng/tháng. Trước đây,

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

cuộc sống gia đình anh rất khó khăn nhưng từ ngày nhận giao khốn rừng gia đình anh đã có cuộc sống tốt hơn, thu nhập ổn định hơn.

Sau 10 năm triển khai thực hiện phương án “Hợp đồng bảo vệ rừng phòng hộ khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang cho các tổ chức, cá nhân”, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình đã thực hiện phương án khốn bảo vệ rừng cho 79 hộ với trên 4.500 ha. Qua kiểm tra, giám sát diện tích giao khốn bảo vệ cho các tổ chức, cá nhân, Ban Quản lý chưa phát hiện hành vi vi phạm. Đa số các hộ đều có thu nhập tăng thêm trung bình từ 40 - 50 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Hữu Tình, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình cho biết, địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn trong khi lực lượng Kiểm lâm mỏng, công tác bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Mơ hình bảo vệ rừng theo hình thức giao khốn cho các hộ dân quản lý và bảo vệ là cách làm có hiệu quả trong cơng tác quản lý và bảo vệ rừng hiện nay. Mơ hình này khơng chỉ phát huy tinh thần đồn kết của nhân dân mà cịn mang tính chun nghiệp cao trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Nguồn hỗ trợ tiền dịch vụ môi trường rừng đã mang lại thu nhập ổn định hàng tháng cho người dân. Khi cuộc sống của bà con tại khu vực có rừng được đảm bảo, chính họ là những người giữ rừng tốt nhất…

Ông Nguyễn Hữu Tình chũng cho biết thêm, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, thời gian tới, Ban Quản lý rừng phịng hộ huyện Lâm Bình sẽ tiếp tục mở rộng diện tích giao khốn bảo vệ cho các hộ dân; đồng thời, chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị và UBND các xã, thị trấn tăng cường các biện pháp, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; tăng cường bố trí các trạm, chốt bảo vệ rừng và kiểm lâm viên thường xuyên trực 24/24 giờ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm; phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Bình, lực lượng Công an và UBND các xã thường xuyên tổ chức tuần tra, truy quét bảo vệ rừng.

Cùng với đó, Ban Quản lý sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến người dân Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; tổ chức ký cam kết bảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

vệ rừng với các gia đình; giúp người dân ở các xã vùng sâu vùng xa, miền núi, đặc biệt khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế dưới tán rừng để ổn định đời sống. Qua đó, tiếp tục huy động sức dân trong cơng tác bảo vệ rừng…

<i><b>1.2.2. Bài học kinh nghiệm </b></i>

- Qua các bài học kinh nghiệm từ các địa phương trên ta có thể thấy được đa phần các các hộ dân sống ven rừng hiên nay đã và đang có định hường phát triển kinh tế rừng rất lớn và đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân thường có định hướng là trồng cây lâm nghiệp xong đến độ tuổi thành thục của cây thì khai thác mà đa phần cây trồng là Keo. Mà theo như tìm hiểu keo là lồi gỗ họ đậu tốc độ sinh trưởng nhanh sau khi trồng trung bình từ 5 năm đến 7 năm là được khai thác nhưng đặc điểm của cây keo là rễ cây ăn nổi trên bề mặt và làm cho đất khô, dễ gãy đổ vào mùa mưa bão, làm cho đất thối hóa sớm gây sạt lở đất làm nguy hiểm cho các hộ dân sống ven rừng. Ngồi ra với chu trình từ 5 năm đến 7 năm mới khai thác thì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập hàng năm cung như cần một khoản đầu tư lớn và lâu dài vì vậy các hộ dân gặp nhiều khó khăn trong nguồn vốn và chỉ được khai thác đối với rừng sản xuất cịn rừng phịng hộ thì khơng được khai thác vì vậy để trồng rừng đối với rừng phịng hộ Sóc Sơn đợi khai thác là khơng khả quan. Mà rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn là rừng phịng hộ mơi trường khơng được khai thác. Vì vậy bài tốn đưa ra là tìm các biện pháp khác để khai thác được rừng mà không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng. Hiện nay trên địa bàn huyện Sóc Sơn các hộ dân sống ven rừng thường phát triển kinh tế từ làm nông nghiệp và chuyển dần sang hướng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi, du lịch sinh thái dưới tán rừng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập tăng số lượng việc làm cho địa phương.

- Về chăn ni cần tìm các lồi có năng suất kinh tế cao nhưng không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng đảm bảo yếu tố bền vững. Hiện nay, các hộ gia đình sống ven rừng phịng hộ Sóc Sơn thường chăn ni các loại như: gà đồi, gà thảo mộc. Dê, bò,... Đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng do nguồn cung và cầu cịn bấp bênh do các hộ gia đình chưa có sự gắn kết phát triển bền vững và mang tính tự phát cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i><b>1.2.3. Tổng quan các cơng trình nghiện cưu liên quan </b></i>

- Kết quả nghiên cứu đề tài của tác giả Trần Chí Thiện về “Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên”.. Tác giả và nhóm nghiên cứu đề tài cấp Bộ đã lựa chọn ba huyện Định Hóa, Đại Từ và Võ Nhai là nơi thu thập tài liệu; quy mô mẫu lựa chọn là 400 hộ; trong đó nhóm hộ nghèo 199 (58 hộ dân tộc Kinh, 115 dân tộc Tày, 26 dân tộc khác) và 201 hộ không nghèo (69 hộ dân tộc Kinh, 101 hộ dân tộc Tày và 31 hộ dân tộc khác). Nhóm nghiên cứu sử dụng Hàm sản xuất Cobb - Douglas để chỉ ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình các dân tộc vùng núi cao là: tuổi bình quân của chủ hộ, học vấn; nhân khẩu; diện tích đất nơng nghiệp; phương tiện sản xuất; vốn vay và hoạt động của tổ chức khuyến nơng. Các biến số giải thích này đều có ý nghĩa thơng kê và được nhóm nghiên cứu rút ra kết luận là các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc miền núi tỉnh Thái Nguyên.

- Kết quả nghiên cứu đề tài của nhóm tác giả Khúc văn Quý, Trần Quang Bảo, Hoàng Liên Sơn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình tại vùng đệm vườn quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau”. Với mục tiêu cải thiện sinh kế cho người dân sống trong vùng đệm nhằm góp phần quản lý và bảo vệ hiệu quả tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng của ngành lâm nghiệp. Giải pháp cho vấn đề trên thường tập trung vào: hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật mà chưa thật sự chú trọng đến yếu tố đa dạng thu nhập hộ gia đình (ĐDTN), một yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ tới tổng thu nhập và sinh kế của nơng hộ. Do đó, tìm kiếm giải pháp khoa học để thúc đẩy ĐDTN hộ gia đình có thể là một cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả nhằm cải thiện sinh kế của người dân trong vùng đệm tại các vườn quốc gia ở Việt Nam. Dựa vào lý thuyết kinh tế và mơ hình thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố chủ chốt có vai trị thúc đẩy ĐDTN. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra cấp nơng hộ trong vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Hạ (VQG UMH), Cà Mau bằng phương pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

phỏng vấn trực tiếp với quy mô 80 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình, bao gồm: thời gian định cư, quy mô hộ, và quy mô đất đai. Phát hiện của nghiên cứu đã gợi mở hàm ý chính sách quan trọng trong quản lý sử dụng đất nông lâm nghiệp tại các hộ gia đình trong vùng đệm của các vườn quốc gia.

- Kết quả nghiện cứu của 2 tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, Phạm Văn Thắng (2021), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của cộng đồng địa phương tại xã Phú An thuộc vùng đệm Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình sống tại xã Phú An thuộc vùng đệm Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp từ số liệu điều tra của 100 hộ gia đình sống trên địa bàn xã Phú An, với phương pháp phân tích thống kê mô tả và hồi qui đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trinh độ học vấn của cộng đồng dân cư tương đối thấp, với khoảng 69% số nơng hộ có thu nhập chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra, các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân bao gồm: vốn, diện tích đất canh tác, lồi cây trồng, nghề nghiệp và trình độ học vấn. Từ đó, đã đưa ra một số giải pháp nhằm tạo sinh kế bền vững, góp phần bảo tồn tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu, bao gồm: tạo nguồn vốn cho các hộ gia đình, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đa dạng hóa ngành nghề.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Chương 2 </b>

<b>ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Sóc Sơn </b>

<i><b>2.1.1. Điều kiện tự nhiên </b></i>

<i>2.1.1.1. Vị trí địa lý </i>

Sóc Sơn là huyện ngoại thành của Thủ đơ Hà Nội, bao gồm 25 xã và 1 thị trấn, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 35 km theo quốc lộ 3: Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng, với tổng diện tích đất tự nhiên là: 30.651,24 ha. Địa hình nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng Sông Hồng, là một huyện trung du, đồi núi, địa hình đa dạng, phức tạp, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam.

- Phía Đơng giáp 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. - Phía Tây giáp huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc. - Phía Nam giáp huyện Đơng Anh - Hà Nội

- Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.

Huyện Sóc Sơn là đầu mối giao thơng nối liền thủ đô Hà Nội với các khu công nghiệp, các trung tâm, dịch vụ lớn trong khu vực tam giác kinh tế phía Bắc, các tỉnh phía Bắc và Đơng Bắc nước ta như quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 18, cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Đường Nhật Tân, Đường 3b và đặc biệt có Sân bay Quốc tế Nội Bài và các tuyến đường sắt đi các tỉnh phía bắc, đường thuỷ…. Do đó huyện Sóc Sơn có rất nhiều lợi thế cho giao lưu và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

<i>2.1.1.2. Địa hình </i>

Huyện Sóc Sơn là huyện trung du với 3/4 diện tích đất đồng bằng và ruộng bậc thang, 1/4 đất đồi núi có lợi thế và tiềm năng phát triển cây lâm nghiệp và du lịch sinh thái ven rừng hoặc dưới tán rừng. Đất có độ dốc cao và bậc thang, thoải dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đất canh tác có cốt từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

3,5 – 13 m, đất núi cao trung bình 100 m, đỉnh cao nhất là núi Hàm Lợn 462,7m thuộc địa bàn xã Nam Sơn. Căn cứ vào đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên thích nghi của cây trồng mà Sóc Sơn được chia thành 3 vùng chủ yếu với những đặc trưng khác nhau về địa hình và thổ nhưỡng, tồn huyện có 25 xã và 1 thị trấn.

Sóc Sơn nằm ở phía Tây của dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có những đặc trưng của vùng gò đồi. Từ đặc điểm cơ bản trên đã tạo cho Huyện những điều kiện phát triển kinh tế đa dạng, phong phú trên tất cả các ngành kinh tế và các lĩnh vực khác nhau. Sóc Sơn hiện chiếm tới 30% quỹ đất nông nghiệp của thành phố. Đặc biệt, trên địa bàn của huyện có Cảng hàng khơng quốc tế Nội Bài và nhiều khu công nghiệp đã và sẽ là những trung tâm quan tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của Sóc Sơn và của thành phố Hà Nội trong tương lai, Sóc Sơn cũng là hướng quan trọng để phát triển và mở rộng Thủ đơ Hà Nội lên phía Bắc.

- Vùng đồi gò bao gồm 5 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng kỳ, Minh Trí, Minh Phú là vùng có địa hình 15-200m, sườn núi có độ dốc 5<small>0</small> đến trên 25<small>0</small>, không trồng được cây ngắn ngày, thế mạnh của vùng là trồng chè, phát triển kinh thế theo mơ hình Nơng – Lâm kết hợp đại gia súc, có tỷ lệ vườn tạp cao có thể bố trí làm du lịch sinh thái và trông cây ăn quả từ 1000 – 15.000 ha, chủ lực là mít, nhãn, bưởi, vải, na. Trong những năm gần đây, huyện Sóc Sơn đang phát triển mạnh du lịch sinh thái kết hợp với kinh tế trang trại.

- Vùng đất giữa bao gồm 07 xã: Tân Minh, Quang Tiến, Hiền Ninh, Phù Linh, Mai Đình, Tiên Dược và Thị trấn, là vùng có độ cao địa hình từ 10 - 15m, là vùng đất ruộng bậc thang, thiếu nguồn nước tưới, có tầng canh tác mỏng, bị rửa trơi, nghèo dinh dưỡng, sản xuất lương thực gặp khó khăn và kém hiệu quả. Chủ yếu thích hợp với cây màu, cây công nghiệp chịu hạn, cây ăn quả các loại có thể trồng từ 300 - 400 ha: Vải, nhãn, na...

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

- Vùng trũng ven sông bao gồm các 14 xã ven Sông Cầu, sông Cà Lồ: Trung Giã, Tân Hưng, Bắc Phú, Việt Long, Xuân Giang, Đức Hoà, Xuân Thu, Kim Lũ, Đông Xuân, Phú Cường, Phú Minh, Tân Dân, Thanh Xn Có độ cao địa hình từ 8 - 9 m, có gần 1000 ha đất trũng, thế mạnh được phát huy khi áp dụng mơ hình sản xuất cây nông nghiệp ngắn ngày như: lúa, rau xanh, … và nuôi trồng thủy sản.

- Cấu tạo địa chất của khu vực chủ yếu thuộc hệ Trias Thống thượng, bậc Carmi, tầng Mẫu đơn bao gồm các nham thạch chính là: Sa thạch, Diệp thạch sét... và hệ Jura gồm Cuội kết. Nền địa chất phù sa cổ có tuổi hình thành trẻ. Cơ bản khu vực có thể chia làm 2 nhóm đất chính:

+ Đất rừng có độ cao >100 m thường có độ dốc >25<small>o</small>, có tầng đất mỏng <50 cm, tỷ lệ đá lẫn nhiều, đất khô, hàm lượng chất dinh dưỡng nghèo. Đã có hệ thống rừng Phịng hộ theo thời gian tăng chất lượng đất, bảo vệ chống sói mịn cho đất.

+ Đất rừng và vườn quả có độ cao <100 m chủ yếu là đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá cát và đất dốc tụ chân đồi, có độ dốc <15<small>0</small>, tầng đất từ dầy đến trung bình (>50 cm – 100cm), tỷ lệ đá lẫn cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ, lượng kết von ít.

<i>2.1.1.3. Thời tiết, sơng ngịi thuỷ văn </i>

<i><b>* Điều kiện khí hậu thời tiết </b></i>

Sóc Sơn nằm ở vị trí mang đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng nên khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của vùng Đồng Bằng Sông Hồng, chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới ẩm, gió mùa nội chí tuyến. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4. Giữa 2 mùa nóng ẩm và khơ hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo nên khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông cho phép phát triển nhiều loại nơng sản hàng hố (cây trồng, vật ni) Nhiệt đới, Á nhiệt đới và Ôn đới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b><small>Bảng 2.1: Điều kiện khí hậu, thuỷ văn huyện Sóc Sơn </small></b>

<i><small>Nguồn số liệu: Trạm Láng Hà Nội năm 2021 </small></i>

Nhiệt độ khơng khí trung bình năm : 24,5<small>0</small> C Nhiệt độ khơng khí ngày cao nhất trong năm : 42<small>0</small> C. Nhiệt độ khơng khí ngày thấp nhất trong năm : 5<small>0</small> C

Lượng mưa năm cao nhất (tần suất 20 %) : 1925 mm Lượng mưa năm thấp nhất : 915mm

Hàng năm lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 78 % lượng mưa cả năm. Độ ẩm cao nhất trong năm vào các tháng 2, 3, 8, 9 thấp nhất vào các tháng 1,11.

Các yếu tố khí hậu khác trong năm: mưa phùn khoảng 40 giờ trên / năm, số giờ nắng trung bình 1.444,7 giờ/ năm.

</div>

×