1
BÁT ĐOẠN CẨM THỰC HÀNH
(TÔI ĐÃ THỰC HÀNH BÁT ĐOẠN CẨM NHƯ THẾ NÀO?)
MỞ
Có lẽ mỗi người đến với “Bát Đoạn Cẩm” bằng những con đường
khác nhau. Riêng tôi, tôi tìm hiểu và thực hành “Bát Đoạn Cẩm” như
tìm một phương pháp luyện tập thể lực để chế ngự bệnh “Tiểu đường”
mà tôi đã mắc phải từ tháng 7 năm 2008.
Đúng thế! Năm 2008 tôi phải nhập viện cấp cứu và phát hiện bị
Tiểu đường type II. Theo lời khuyên của sách vở và một số bạn bè,
ngoài việc ăn uống theo chế độ, tôi cần đi bộ và tập luyện một phương
pháp thể dục nào đó. Cũng theo lời khuyên của một người bạn, tôi tìm
đến môn “Bát đoạn cẩm”. Cuốn sách mà tôi đọc đầu tiên là “Tự luyện
Bát Đoạn Cẩm Thiếu Lâm” của G/s Hàng Thanh. Tôi thấy sách viết
công phu nhưng và hấp dẫn tôi ngay từ những trang đầu tiên. Nhưng
khi bắt đầu thực hành các động tác theo sách thì tôi chợt nghĩ không
thể tự học phương pháp này nếu không có những hình ảnh minh họa
sinh động và cụ thể hơn nhất là có một số từ trong các khẩu quyết mà
tôi thấy chưa nắm bắt được. Chính vì thế tôi tìm thêm các tài liệu,
hình ảnh trên mạng thông tin với mong muốn có thể tìm hiểu thêm về
phương pháp luyện tập môn khí công này trong khi không tìm được
một người thầy hướng dẫn. Vả lại tuổi không còn trẻ nên không có
điều kiện tầm sư học đạo. Trước hết tôi tìm thấy trên website
và tôi đã tải được một tập tin mang tên
batdoancam.rar. Sau đó giải nén thành file batdoancam.prc và đọc
được dễ dàng với “mobilepocket reader”. Khi đọc tập tin này tôi thấy
có rất nhiều điểm về từ ngữ rất lạ và tôi được biết tác giả là lương y
Bàng Cầm và được lấy xuống từ ykhoa.net của BS Phan Xuân Trung.
Tuy nhiên khi mở website của BS Trung thì “Bát đoạn cẩm – bài khí
công giúp tăng tuổi thọ” là một trong những bài viết trong mục “Sức
khoẻ người cao tuổi” được trình bày rất tốt theo tinh thần khoa học
chứ không có nhiều khuyết điểm như bài “Bài khí công “BÁT ĐOẠN
CẨM” của l/y Bàng Cầm trong . Tôi rất nản
2
chí và tiếp tục tìm kiếm thông tin trên mạng. Nhưng cuối cùng cũng
tìm được các tập tin “video clip” trong youtube, đặc biệt là các tập tin
minh họa của võ sư Phí Tường Trúc:
và Lý Khải Vinh: Xem các
hình minh họa và đối chiếu với sách của g/s Hàng Thanh, tôi thấy
nhiều điểm khác nhau. Khi đọc sách của g/s Hàng Thanh tôi cũng đã
biết được rằng có nhiều phương pháp luyện tập “Bát Đoạn Cẩm” khác
nhau tập trung ở hai phái Đạo Gia và Phật Gia. Tuy nhiên tôi xem các
video clip minh họa thì thấy hình như các bài minh họa từ blog của võ
sư Phí Tường Trúc có vẻ là những bài cải biên dễ tập hơn và các động
tác liên hợp chặt chẽ với nhau hơn. Vả lại trong những “clip” minh
họa đó còn nêu lên những lỗi có thể mắc phải khi tập và cả tác dụng
của từng động tác. Bởi vậy tôi quyết thực hành theo các clip này.
Nhưng còn khẩu quyết thì sao? “vọng hậu tiền”, “cố thận eo” là
không hiểu được. Cuối cùng tôi tìm thấy văn bản của Tôn Tiểu Đậu
trên mạng thông tin như sau:
站式少林八段锦锦锦
作者:锦锦锦 2007-11-27 19:13:34
双手托天理三焦,Song thủ thác thiên lý tam tiêu
左右锦锦锦锦锦,Tả hữu khai cung tự xạ điêu
锦锦锦锦锦锦锦,Điều lý tì vị tu đơn cử
五锦锦锦锦锦锦。Ngũ lao thất thương vãng hậu tiều
锦锦锦锦锦锦锦,Dao đầu bãi vĩ khứ tâm hoả
锦锦锦锦锦锦锦,Toàn quyền nộ mục tăng lực khí
双手攀足固锦锦,Lưỡng thủ phan (phàn) túc cố thận yêu
背后七锦锦锦锦。Bối hậu thất điên bách bệnh tiêu
Bài quyết này tôi tải từ website . Phần dịch
âm là tôi ghi thêm.
Tôi cũng đã cố gắng tìm hiểu thêm về các câu khẩu quyết và có
nhận định như sau:
3
Tuy tôi biết rằng cái quan trọng không phải là chữ nghĩa (lý
thuyết) mà là phương pháp thực hành nhưng dù sao cũng cần tìm hiểu
rõ ràng về chữ nghĩa thì thực hành mới đúng được. Vả lại tự luyện tập
thì phải nghiên cứu thật kỹ để tránh được càng nhiều càng tốt việc
thực hành sai có thể mang lại hậu quả không lường được. Qua những
“clip” minh họa tôi được biết Bát Đoạn Cẩm ngoài thế ( 勢)dự bị và
thế thu công có tám thế chính còn gọi là tám thức (式). Nay thử phân
tích tám câu được gọi là tám thức của Bát Đoạn Cẩm (theo bài minh
hoạ của Phí Tường Trúc):
Câu 1: Song thủ thác thiên lý tam tiêu (hoặc: “Lưỡng thủ kình
thiên lý tam tiêu” không mấy khác biệt về ý nghĩa: Hai tay chống trời,
chữa trị các bệnh thuộc tam tiêu: thượng tiêu (tâm, phế), trung tiêu
( tì, vị), hạ tiêu (can, thận). Tôi không hiểu tam tiêu là kinh tam tiêu
như g/s Hàng Thanh đã hiểu mà là phủ tam tiêu. Từ “lý” tôi không
hiểu là “tưởng” đến như g/s Hàng Thanh mà hiểu là giải quyết (xử lý)
Câu 2: Tả hữu khai cung tự xạ điêu (Tay trái và tay phải dương
cung tựa như bắn chim điêu)
Trong bài “Bài khí công “BÁT ĐOẠN CẨM”” lương y Bàng Cầm đã
dịch: Tay trái, phải dương ra như xạ điêu bắn cung?
Trong phần minh hoạ “Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm” do Lý Khải Vinh
tải lên mạng thì thấy ghi là: Tả hữu lập cung tự xạ điêu và động tác
hơi khác với phần minh hoạ do Phí Tường Trúc tải lên mạng. Tuy
nhiên ý nghĩa thì không mấy khác biệt.
Câu 3: Điều lý tỳ vị tu đơn cử (Chữa trị các bệnh thuộc Tì và Vị
cần giơ từng tay một).
G/s Hàng Thanh và Lương y Bàng Cầm đều ghi là: Điều lý tì vị đơn
cử thủ (có lẽ l/y Bàng Cầm chỉ chép lại từ bản của g/s Hàng Thanh).
Tuy nhiên về ý nghĩa cũng không mấy khác biệt quan trọng.
Câu 4: Ngũ lao thất thương vãng hậu tiều (Ngó về phía sau để
trị năm chứng mệt nhọc và bảy chứng tổn thương).
G/s Hàng Thanh ghi: “ vọng hậu tiền” (chắc chắn là sai). L/y Bàng
Cầm ghi là “ vọng hậu tiều” (đúng hơn, nhưng: đã “vọng” lại còn
“tiều”!). Cũng có sách ghi “hướng hậu tiều” coi như có lý.
4
Câu 5: Dao đầu bài vĩ khứ tâm hoả (Lay chuyển đầu phô bày
đuôi tâm hoả ra đi)
Đầu là đầu. vĩ là đuôi nhưng người thì không có đuôi. Vậy không hiểu
người xưa muốn nói gì. Hay muốn hình tượng hoá động tác giống như
một “con rồng”? Theo gs/ Hàng Thanh thì là rắn chứ không phải
rồng.
Cái quan trọng là trong động tác này cần di chuyển chỉ phần
thân trên. Và quan trọng hơn cả là động tác này có tác dụng “khứ tâm
hoả” nghĩa là làm tan biến tâm hoả. Theo quan niệm xưa Tâm (tim)
thuộc hành hoả. Khi nóng giận hoả bốc làm hại Tâm. Vậy động tác
này có tính an thần. Theo như bài của lương y Bàng Cầm thì tác dụng
của động tác này là: Làm tăng lượng máu lưu thông, mất tính nóng
nảy vì thiếu máu. Làm máu lưu thông thì có thể hiểu còn như “tính
nóng nảy do thiếu máu thì hơi khó hiểu. Về thứ tự thì trong minh hoạ
của Lý Khải Vinh ghi câu này là đoạn 7 chứ không phải là đoạn 5
Câu 6: Lưỡng thủ phan (phàn) túc cố thận yêu (Hai tay kéo
(nắm) chân thận lưng được củng cố (làm cho thêm mạnh).
Câu này được lương y Bàng Cầm xếp vào đoạn 8 và được dịch: Hai
tay phang xuống chân, bền thận và giữ eo. Cái này thì, theo tôi là đại
hài hước!
Câu này trong phần minh hoạ của Lý Khải Vinh thì được xếp vào
đoạn thứ 8 và ghi là: Song thủ ban tất cố thận yêu ( vẫn hợp lý)
Câu 7: Toàn quyền nộ mục tăng khí lực (Tay nắm đấm chặt trợn
mắt như nổi giận khí lực được tăng thêm)
Câu này trong bài minh hoạ của Lý Khải Vinh được xếp vào đoạn thứ
5 (câu 8 là đoạn 6)
Câu 8: Bối hậu thất điên bách bệnh tiêu (Sau lưng bảy lần giậm
gót trăm bệnh tiêu tan).
Tuy chưa tra cứu để hiểu rõ nghĩa của từ “điên” ở đây nhưng
căn cứ vào hình ảnh minh hoạ của Phí Tường Trúc thì là giậm gót
chân. Có lẽ ý nghĩa của chữ “điên” ở đây là nghiêng ngả. Vì kiễng
chân lên người dễ bị ngả về phía trước. Cho nên phải nghiêng ngả để
giữ thăng bằng và giậm gót để chấm dứt sự mất quân bình. Còn tại sao
lại “bối hậu” thì có lẽ là tư thế hay nghiêng phía trước nên cần lưu ý
5
giữ lưng thẳng phía sau. Trong hình minh hoạ “Võ học Thiếu Lâm Bát
Đoạn Cẩm” của Lý Khải Vinh thì hai tay lại ấn đầu xương cùng nơi
huyệt “yêu du”, “trường cường (“Tự luyện Bát Đoạn cẩm” của g/s
Hàng Thanh cũng quan niệm như thế). Trong Võ học Thiếu Lâm ghi:
Bối hậu khởi điểm giả bệnh tiêu chứ không phải “Bối hậu thất điên
bách bệnh tiêu” nên ấn đầu xương cùng là phù hợp.
Đây chắc hẳn là cái “Biến của “Quyền”. Cũng vì vậy trong thức
thứ 6 minh hoạ của “Võ học Thiếu Lâm” của Lý Khải vinh cũng rất
khác so với bài minh hoạ của Phí Tường Trúc (thức thứ 8).
Vì “Bát Đoạn Cẩm” là một phương pháp luyện tập khí công
dưỡng sinh nên sau khi tìm hiểu về ý nghĩa của các khẩu quyết tôi
cũng cố gằng tìm hiểu xem “khí công dưỡng sinh” là gì?
Tôi có đọc qua “Khí công sức khỏe và điều trị” của B/s Ngô Gia
Hy và L/y Bùi Lưu Yêm _ Nhà xuất bản Long An (1988). Sau đó tôi
được đọc bài viết trên Website của B/s Kỳ Nam: Sưu Tầm về khí công
dưỡng sinh của tác giả Vũ Đức Hiền Âu. Tôi thấy bài viết có chất
lượng và phù hợp với những kiến thức khoa học hiện đại. Do đó tôi rất
tâm dắc bài viết này. Nay tôi xin được trích nguyên văn bài viết thay
vì phải biên soạn trong khi tôi chưa được học một cách bài bản về khí
công.
6
KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH là gì?
I. Khí công là gì?
"Khí" người Trung Hoa phát âm là "Chi" hay "Qi", "Ki" ở người
Nhật Bản, "Ghee" ở người Đại Hàn và "Prana" ở người Ấn Độ.
"Khí" nghĩa thông thường có liên quan đến "Không khí" hoặc "Chất
Hơi", một chất không hình, dễ di động, dễ phân tán, dễ tích tụ, tính
co dãn có thể tạo nên sức ép lớn mạnh, tùy theo số lượng của nó.
"Công" do chữ "công phu", người Trung Hoa phát âm là
"Kungfu", có nghĩa là việc làm được thực hiện trong một số lượng
thời gian.
Do đó, "khí công" có thể hiểu là một tiến trình hít thở không khí,
để gia tăng nguồn sinh lực của thể chất lẫn tinh thần trong con
người. Trong đó, "dưỡng khí" (oxygen) được hấp thụ qua không
khí, và "thán khí" (carbon dioxide) được loại trừ ra ngoài cơ thể.
Đây là hai yếu tố chính yếu trong việc gia tăng nguồn sinh lực cơ
thể.
Trong võ thuật cổ truyền đông phương, khí công còn được gọi là
"nội công", một công phu tập luyện "tán tụ nội khí", triển khai tối
đa sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, để áp dụng vào kỹ thuật chiến
đấu, cũng như gia tăng sức khỏe thân tâm.
II. Lược Sử Khí Công:
Trong ý nghĩa quân bình hơi thở, khí công được bắt nguồn từ
thuở xa xưa, từ khi có sự hiện diên loài người trên quả đất này. Căn
cứ vào văn hóa cổ truyền đông phương, khí công đã được áp dụng
qua các phương pháp thực hành, và triết lý dẫn đạo, hầu hết, trong
ba môn học: Y học, Đạo học, và Võ học.
Theo Hoàng Đế Nội Kinh (2697 – 2597 B.C. trước Tây Lịch), và
sách Dịch Kinh (2400 B.C. trước Tây lịch), nền tảng Đông Y học
được dựa trên lý thuyết nguồn khí lực, Âm Dương và Ngũ Hành để
lý giải, điều trị bệnh tật và tăng cường sức khỏe con người.
Vào thời nhà Thương (1783 – 1122 B.C trước Tây lịch), người
Trung Hoa đã biết dùng những dụng cụ bén nhọn bằng đá, để châm
7
chích vào các huyệt đạo trên cơ thể, nhằm gây ảnh hưởng đến sự
dẫn truyền nguồn khí lực, trong việc trị bệnh cho con người.
Vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong cổ thư Đạo Đức Kinh, tác
giả Lão Tử, một nhà hiền triết Trung Hoa, đã đề cập đến vai trò hơi
thở trong kỹ thuật luyện khí, để giúp con người kéo dài tuổi thọ. Sử
liệu Trung Hoa cũng cho thấy rằng các phương pháp luyện khí đã
có nhiều tiến bộ, vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc (770 – 221
B.C. trước Tây lịch). Sau đó, trong thời nhà Tần đến nhà Hán (221
B.C. trước Tây lịch đến 220 A.C. sau Tây lịch), một số sách dạy
luyện khí công đã được biên soạn bởi nhiều vì y sư, thiền sư và đạo
sĩ. Các phương pháp truyền dạy tuy có khác nhau, nhưng vẫn có
chung những nguyên lý vận hành khí lực trong cơ thể.
Vào thế kỷ thứ ba sau Tây lịch, nguyên lý về khí lực đã được
minh chứng hiệu quả bởi y sư Hoa Đà, qua việc áp dụng kỹ thuật
châm cứu, để gây nên tình trạng tê mê cho bệnh nhân, trong lúc giải
phẫu. Cũng như, ông đã sáng chế những động tác tập luyện khí
"Ngũ Cầm Hí", dựa theo tính chất và động tác của 5 loại thú rừng
như: Cọp, Nai, Khỉ, Gấu và Chim.
Vào năm 520 – 529 sau Tây lịch, tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, người Ấn
Độ, tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, tỉnh Hồ Nam, ngài đã soạn ra sách
Dịch Cân Kinh
1
, để dạy các môn đồ phát triển nguồn khí lực, tăng
cường sức khỏe trên đường tu đạo, cũng như, thân thể được cường
tráng, gia tăng sức mạnh trong việc luyện võ.
Về sau, dựa vào nguyên lý khí lực này, các đệ tử Thiếu Lâm đã
sáng chế thêm những bài tập khí công như: Bát Đoạn Cẩm, Thiết
Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền
Theo truyền thuyết, vào triều đại nhà Tống (950 – 1279 sau
T.L.), tại núi Võ Đang, đạo sĩ Trương Tam Phong sáng chế bài nội
công luyện khí Thái Cực Quyền, gồm những động tác giúp người
tập luyện cường kiện sức khỏe thân tâm.
1
Nói đến “Dịch Cân Kinh” người ta thường nghĩ ngay đến cách luyện tập “vẫy tay” rất phổ biến
tại VN trong thời gian qua. Dịch cân kinh thực sự là tên tắt của “Dịch cân tẩy tuỷ kinh”, gồm 12
thức và sự luyện tập cũng không quá đơn giản. Còn “Dịch cân kinh” “vẫy tay” là của một người
Việt tự nhận là bác sĩ Lê Quốc Khánh “sáng tạo” không mấy đáng tin cậy. Chúng ta nên tìm
hiểu kỹ hơn trong bài viết của b/s Trần Đại Sĩ trình bày trong Đại hội Y khoa Châu Âu ngày 14-
10-2001 (tìm trên mạng thông tin).
8
Về sau, có rất nhiều bài tập khí công được sáng chế bởi nhiều võ
phái khác nhau. Dần dần, các võ phái nhỏ, ít người biết đến, đều bị
mai một, cùng với những phương pháp truyền dạy bị lãng quên
trong quá khứ. Đến nay, một số ít các bài võ luyện khí công còn
được ghi nhận qua một số tài liệu hạn hẹp của Trung Hoa như: Dịch
Cân Kinh, Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công
Ngũ Hình Quyền, Thái Cực Quyền thuộc ba hệ phái của Trần Gia,
Dương Gia và Vũ Gia, Bát Quái Quyền, Hình Ý Quyền, Lục Hợp
Bát Pháp Quyền
III. Triết Lý Khí Công
A. Vũ trụ quan
Theo quan niệm Đông phương, khởi nguyên sự hình thành của
vũ trụ, vạn vật được bắt nguồn từ một khối "Khí" đầu tiên gọi là
"Thái Cực", bành trướng vô cùng tận. Sau tiến trình nội tại, khối
"Khí" này được phân thành hai nhóm khí đối nghịch nhau: "Khí
Âm" và "Khí Dương", được gọi là "Lưỡng Nghi". Hai nhóm "Khí
Âm" và "Khí Dương" này chạm vào nhau, để sanh ra khí thứ ba, mà
Lão Tử gọi là "Xung Khí". Từ đó, vũ trụ, vạn vật được hình thành.
Đạo đức Kinh có ghi: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam,
tam sinh vạn vật, vạn vật phụ âm nhi bảo dương, xung khí dĩ vi
hòa." Học giả Trương Hoành Cừ có nói:
"- Khí tụ lại thành hình, khí tán đi hình loại, muôn vật trở lại
Thái Hư." Vạn vật biến chuyển, thay đổi không ngừng theo định
luật phổ quát mà Kinh Dịch có ghi: "- Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng."
Cũng như, Phật Giáo quan niệm: "-Sinh, Trụ, Dị Diệt." Do đó, khí
là nguồn gốc, là sinh lực của vạn vật và vũ trụ.
Hai tính chất căn bản là Âm và Dương của khí được quân bình,
nằm trong ba loại khí tổng quát: Thiên Khí, Địa Khí và Nhân Khí.
Thiên Khí đến từ vũ trụ thiên nhiên, với lực sống động vĩ đại
huyền diệu, giúp cho đại vũ trụ thiên nhiên được vận chuyển trong
một trật tự tuần hoàn. Thí dụ: Mặt trăng, mặt trời, thái dương hệ, tất
cả bầu trời không gian vô tận đều là những nguồn chứa thiên khí.
Thiên khí đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thời tiết,
khí hậu và thiên tai. Thí dụ như những hiện tượng gió thổi, mưa rơi,
bão tố, sấm sét xảy ra đều nhằm mục đích tái tạo sự quân bình Âm
Dương trong thiên khí.
9
"Địa Khí đến từ quả đất, cũng như từ sự thấm nhuần, hoặc ảnh
hưởng tác dụng của thiên khí trên quả đất. Địa khí còn được sinh ra
bởi từ trường của quả đất, cũng như, hơi nóng được phát ra từ trong
lòng đất. Những vùng đất thường xảy ra núi lửa, hay những đường
rạn nứt trong lòng đất, để tạo nên những tai họa động đất, chính là
nơi phát ra nguồn địa khí. Sự di chuyển của địa khí được thể hiện
qua các hiện tượng như: đất cát di chuyển theo dòng nước lũ, để
mang bồi đắp tạo nên những nơi cồn đảo. Trái lại, những vùng mất
đất sẽ trở thành sông sâu, lớn rộng. Mặt khác, trong lúc có nhiều
mưa, mặt đất trở nên đầy nước ngập lụt. Trái lại, khi khí trời khô,
nóng gắt, hạn hán, mặt đất trở nên khô cằn, nứt nẻ. Tất cả những
hiện tượng nói trên đều tạo nên sự thay đổi địa khí, do bởi sự mất
quân bình âm dương tính trong địa khí.
"Nhân Khí" là sinh lực con người. Con người là một tiểu vũ trụ,
nằm trong sự chi phối của đại vũ trụ thiên nhiên. Do đó, nhân khí
phải chịu ảnh hưởng vào thiên khí và địa khí.
B. Nhân Sinh Quan
Con người khi còn là thai nhi trong bụng mẹ, được nuôi dưỡng
bằng nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ, qua đường cuống rốn
thai nhi. Sau khi chào đời, qua tiếng khóc đầu tiên, hài nhi biết hít
thở, hấp thụ nguồn Thiên Khí từ bên ngoài. Nguồn thiên khí đầu
tiên này, khi được vào trong cơ thể hài nhi, biến thành nguồn "Dinh
Khí", và tác dụng làm nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ sẵn có
trong hài nhi, trở thành "Vệ Khí" được thể hiện bởi hai dòng: khí
nóng (Dương) và khí lạnh (Âm). Dòng khí nóng (Dương) chạy lên
phần trên cơ thể đến các bộ phận: tim gan, phổi và não bộ trong khi
dòng khí lạnh (Âm) chạy xuống phần dưới cơ thể, đến các bộ phận:
bụng dưới, thận, sinh dục và hai chân. Tiếp theo, sự sinh tồn của hài
nhi cần phải được nuôi dưỡng bởi nguồn Nhân Khí từ bên ngoài, do
ảnh hưởng của Thiên Khí và Địa Khí, qua môi trường không khí
trong sạch, nước uống và thực phẩm (động vật và thực vật). Nguồn
Nhân Khí (sinh lực) này được lưu chuyển điều hòa, trong những
đường ống ngang dọc của hệ thống Kinh, Mạch, Lạc, Huyệt, để liên
hệ đến các tạng phủ (các bộ phân như: Tim, phổi, bao tử, lá mía,
ruột già, ruột non, gan, thận, túi mật và bàng quang )
Với tuổi thọ tăng dần, các đường ống dẫn khí lực này, càng ngày
trở nên trì trệ, yếu kém, trong việc cung cấp sinh lực (Nhân Khí)
10
nuôi dưỡng cơ thể, do đó, sức khỏe con người dễ trở nên suy yếu,
bệnh tật, nếu không được bồi dưỡng đúng mức.
Để tái tạo sức khỏe bình thường, việc khai thông hệ thống kinh
mạch, cũng như, quân bình Âm Dương tính trong nguồn sinh lực
(nhân khí) rất cần thiết cho cơ thể con người. Từ điểm này, Đông Y
Học đã áp dụng một trong những trị liệu pháp như: dược phẩm
(thuốc hóa học ở các lá, thân và rễ cây), Châm cứu pháp, Án ma
pháp (thuật xoa bóp trên các kinh mạch, và ấn ép trên các huyệt
đạo), Khí công trị liệu (phương pháp hô hấp) và thể dục dưỡng sinh
(áp dụng các động tác vận chuyển để đả thông kinh mạch)
Trong phép dưỡng sinh, người ta cần phải biết sống hòa hợp với
luật thiên nhiên, để khai thác tối đa lợi thế của Thiên Khí và Địa
Khí, trong việc giữ quân bình âm dương tính cho Nhân Khí của con
người. Từ đó, sức đề kháng trong cơ thể được kiện toàn, sẵn sàng
tiêu trừ các mầm mống bệnh chứng, có thể xảy ra cho con người.
Ngoài ra, việc tập luyện khí công rất ích lợi, giúp cho Nhân Khí
được điều hòa, làm chậm sự thoái hóa của các tế bào trong cơ thể,
cũng như, điều hợp thuận lợi với Thiên Khí và Địa Khí từ bên
ngoài.
IV.Phương Thế Thực Hành
Trong khí công gồm có ba loại thở căn bản: thở sâu (hay thở
thấp, hoặc thở Đan Điền), thở Ngực (hay thở trung bình) và thở cao.
Để thực tập các bài khí công, học viên có thể áp dụng một trong ba
tư thế chánh yếu như: thế đứng, thế ngồi và thế nằm. Trong mỗi tư
thế chánh này còn được chia ra làm nhiều tư thế phụ như sau:
Với tư thế đứng còn có thế đứng tự nhiên, thế đứng chân trước
chân sau, và thế đứng trung bình tấn (hai chân dang rộng ra hai bên
trái, phải).
Với tư thế ngồi gồm có tư thế ngồi tréo chân như: ngồi Kiết Già,
ngồi Bán Già, ngồi Xếp Bằng (ngồi tréo tự nhiên) và ngồi quỳ gối.
Với tư thế nằm gồm có nằm thẳng người với lưng tựa phía dưới.
Trong các tư thế đứng, ngồi, và nằm, tư thế đứng mang lại nhiều
ích lợi hơn. Cho nên, các tư thế đứng đã đã được áp dụng tối đa
11
trong các bài tập khí công của quyền thuật gia. Sau đây là những ích
lợi của tư thế đứng:
- Tư thế đứng rất thuận tiện, khi tập ở những nơi công cộng,
ngoài trời, nơi có không khí trong lành như: công viên, đồng cỏ,
rừng cây, bờ hồ, bờ sông, bờ biển, và các vùng ngoại ô
- Tư thế đứng còn giúp cho máu lưu thông dễ dàng trong hệ
thống tuần hoàn. Do đó, nguồn khí lực dễ chuyển dẫn đến các bộ
phận trong khắp cơ thể.
- Ngoài ra, tư thế đứng tránh được tình trạng ru ngủ như ở hai tư
thế ngồi và nằm. Cho nên, học viên có đủ thời gian hoàn tất việc tập
luyện.
V. Hiệu Quả Của Khí Công
Việc tập luyện khí công có thể tạo ra những tác động, ảnh hưởng
tốt đẹp, giúp ích cho chức năng sinh lý của các bộ phận trong cơ thể
như: bộ phận hô hấp, bộ phận tiêu hóa, hệ thống tuần hoàn máu, và
thần kinh hệ, Cũng như, tái tạo sự hoạt động của nhiều triệu mao
quản bị đình trệ, và làm chậm sự thoái hóa của các tế bào trong cơ
thể.
Trong phép trị bệnh, việc áp dụng khí công đều đặn, cùng với
thói quen ẩm thực hợp phép kiêng cữ, cơ thể tái tạo sức khỏe bình
thường cho bệnh nhân về các chứng: áp huyết cao hay thấp, bệnh
tim, bệnh về đường máu, bệnh suyễn, bệnh táo bón, bệnh tiêu hóa,
bệnh nhức đầu, bệnh nhức mỏi khớp xương và bắp thịt
Ngoài ra, việc tập luyện khí công còn giúp ích cho học viên gia
tăng sức mạnh tinh thần như: tập trung tư tưởng, tính tự chủ, tự
kiểm soát nội tâm, tâm hồn thanh tịnh, và bình tĩnh để có một đời
sống tình cảm an hòa, khắc phục được những trở ngại bất thường
trong đời sống hàng ngày. Để đạt được thành quả trong lúc tập
luyện khí công, tùy theo hoàn cảnh, học viên nên tuân hành nghiêm
chỉnh theo một thời dụng biểu tập luyện đều đặn hàng ngày, với
những bài tập thích nghi, từng bước một, tuần tự tiến hành. Nếu vội
vã, đốt giai đoạn tập luyện, sức khỏe của học viên dễ bị tổn thương.
Cũng như, trong giai đoạn đầu tiên tập khí công, học viên nên cẩn
thận tránh những khuyết điểm. Việc tập luyện sai phép có thể tạo
12
nên những biến chứng, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, và
làm trở ngại cho cơ thể trong việc tập luyện.
HÔ HẤP TRONG KHÍ CÔNG
· Ý NIỆM VỀ KHÍ:
Đối với người Tây phương, "Khí" được hiểu bằng những danh từ
như: Energy, Vital Energy, Life Force, Bio-Force,
Electromagnetism Cũng như "Animal Magnetism" ở Úc châu do
Mesmer, "Odic Force" ở Đức do Baronvon Reichenbach, "Orgone
Energy" ở Mỹ do Wilhelm Reich, "Bioplamsm" ở Nga Sô do
Inyushin.
"Khí" (Energy) tức là năng lực, năng lượng. Khí thể hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau như: Nhiệt năng, cơ năng, quang năng,
điện năng, hóa năng, năng lực tinh thần,
Khí và vật có sự liên hệ mật thiết với nhau. Khí cấu tạo ra vật, và
cùng kết hợp với vật. Vật hoạt động sinh ra khí. Cũng như, cơ quan
có sự liên hệ mật thiết với cơ năng. Cơ năng quyết định sự hình
thành và phát triển cơ quan. Cơ quan sinh hoạt biến thành cơ năng.
Nhà khoa học Einstein đã giải thích sự liên hệ giữa khí và vật bằng
phương trình E = mc
2.
Năng lượng khí bằng khối lượng nhân với
bình phương tốc độ ánh sáng. Năng lượng khí và khối lượng vật chỉ
là một, nhưng thể hiện dưới hai hình thức khác nhau. Khi khối
lượng vật chất bị phá hủy, kết quả sẽ sinh ra năng lượng khí được
tỏa ra.
Về phương diện sinh lý, cơ thể con người là một thể chất hóa
hợp của những tế bào, phân tử, nguyên tử khác nhau. Tùy theo
những yếu tố và điều kiện sống chung quanh (như: thực phẩm, nước
uống, không khí, thời tiết, xã hội ), nguồn năng lực (khí) trong cơ
thể được gia tăng, hay bị suy giảm. Trong đời sống hàng ngày,
nguồn năng lực (Khí) đóng một vai trò rất quan trọng, trong sự liên
quan mật thiết giữa cơ thể và tâm trí con người. Cũng như, hơi thở
qua việc hô hấp không khí là một yếu tố quan trọng nhất, trong tiến
trình phát sinh năng lực (Khí) con người. Qua tiến trình hô hấp
không khí, dưỡng khí (oxygen) trong không khí được gạn lọc như
một nhiên liệu căn bản, dùng đốt cháy thực phẩm, để sinh ra năng
lực (khí), thán khí (carbon dioxide), và nước, theo phương trình hoá
học như sau:
13
Food + Oxygen ⇒ Energy + Carbon Dioxide + Water
(Đồ ăn) + (Dưỡng khí) ⇒ (Năng lực) + (Thán khí) + (Nước)
Năng lực (khí) được sinh ra từ phản ứng hóa học của dưỡng khí
và đồ ăn, được dùng bồi dưỡng, điều hòa nhiệm vụ não bộ, và các
bộ phận trong cơ thể, cũng như, tạo nên một sức mạnh chịu đựng,
dẻo dai về thể chất lẫn tinh thần. Để có nguồn năng lực (khí) sung
mãn, trong đời sống khỏe mạnh, ngoài hai yếu tố cần thiết phải có
như dưỡng khí (Oxygen) (trong không khí trong lành), và thức ăn
tươi tốt (đầy đủ chất dinh dưỡng), người ta cần phải có thêm những
yếu tố hỗ trợ khác, không kém phần quan trọng như: nước uống
tinh khiết, ánh sáng mặt trời, nghỉ ngơi tịnh dưỡng, tâm trí quân
bình, và vận động thể dục
· HÔ HẤP VÀ SỰ SỐNG:
Hô hấp (hít thở) không khí đóng một vai trò quan trọng nhất,
trong sự sống con người. Do đó, hô hấp là để sống, sống cần phải
hô hấp, vì hô hấp tạo nên hơi thở, và nguồn sinh lực (khí) trong con
người. Nếu hơi thở chấm dứt, tiếp theo, sự chết đến ngay với con
người.
Sau một công việc mệt nhọc, hay một ngày lao tâm, lao lực,
người ta áp dụng một số phương pháp hô hấp (hít thở) không khí
đúng cách. Kết quả nhận thấy cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tươi tỉnh.
Sinh lực được phục hồi, nhờ vào sự biến năng của dưỡng khí
(oxygen), được không khí mang vào cơ thể.
Hơi thở của một người khỏe mạnh bình thường được gọi là hơi
thở tự nhiên, cần phải hội đủ bốn đặc tính: yên lặng, thanh thản, nhẹ
nhàng, và điều hòa. Hơi thở của họ biểu lộ một cách dễ dàng, nhẹ
nhàng, liên tục, không cảm thấy mệt mỏi, không bị ràng buộc bởi
bất cứ điều kiện nào, kể cả việc ý thức về hơi thở. Nói một cách
khác, hoi thở khỏe mạnh tự nhiên là hơi thở không dài, không ngắn,
êm đềm, và đều đặn. Khi đạt được hơi thở như thế, người ta cảm
thấy nhận được sự khỏe khoắn, nhẹ nhàng trong cơ thể, tình cảm an
hòa, tinh thần bình tĩnh, trong một linh hồn minh mẫn.
Tuy nhiên, đối với người bệnh hoạn, sức khỏe yếu kém, hơi thở
của họ thường có vẻ mệt nhọc, do sức cố gắng mà ra. Hơi hít vào
vô cùng ngắn, thở ra thường kéo dài, đôi khi, ngược lại. Những
14
người có hơi thở mất bình thường như thế, thể chất và tinh thần của
họ trở nên yếu đuối, đời sống tình cảm bất an, để đưa đến những nỗi
lo âu, buồn nản, thiếu ý chí kiên nhẫn, trong công việc hàng ngày.
Tiếp tục như thế, trong một thời gian lâu dài. Điều kiện sức khỏe
thể chất lẫn tinh thần của họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, hơi thở
của những người này cần được chăm sóc cẩn thận, trong lúc tập
luyện khí công. Dần dần, với thời gian, khí công có thể giúp họ
phục hồi được hơi thở tự nhiên, khỏe mạnh bình thường.
Nhịp độ thở trung bình của một người khỏe mạnh bình thường là
mười tám hơi thở (ra vào) trong một phút. Trong tiến trình tập
luyện khí công, thời gian cho mỗi hơi thở (ra vào) càng lúc cần
được kéo dài thêm. Vì vậy, khi đến giai đoạn tiến bộ, học viên nên
tập để nhịp độ thở trung bình giảm xuống, nghĩa là giảm dần số lần
của hơi thở (ra vào) trong một phút.
Các nhà thiền sư, đạo sĩ thường tập giữ cho nhịp độ thở (ra vào)
từ 5 xuống tới 2 hơi thở (ra vào) trong một phút. Với tư thế ngồi
thiền tịnh tâm, họ có thể tập kéo dài trong 30 phút. Có hai cách
thông thường để giữ cho nhịp độ thở giảm xuống như: tạo nên hơi
thở nhẹ nhàng, hay đưa hơi thở sâu xuống bụng dưới (đan điền).
· BỘ MÁY HÔ HẤP TRONG KHÍ CÔNG:
Đối với học viên mới nhập môn khí công, điều quan trong nhất
là việc hiểu biết về sinh lý căn bản của các bộ phận liên quan đế
tiến trình hô hấp của con người như sau:
· Nhiệm vụ của phổi:
Bộ máy hô hấp của con người gồm có hai lá phổi, và những bộ
phận trung gian, để dẫn không khí ra vào hai lá phổi như: mũi,
miệng, yết hầu, thanh quản, khí quản và cuống phổi. Hai lá phổi
được nằm ở hai bên đường trung tuyến trong lồng ngực, và ngăn
cách bởi quả tim. Lá phổi bên phải gồm có ba thùy. Lá phổi bên trái
có hai thùy.
Nơi tận cùng của ống khí quản được tiếp nối với hai cuống phổi
lớn, và các động mạch, để dẫn vào bên trong hai lá phổi trái phải.
Từ đó, hai cuống phổi lớn và các động mạch, càng vào bên trong
phổi, càng được phân chia thành nhiều chùm nhánh nhỏ dần, để dẫn
đến tận cùng những túi nhỏ chứa không khí (gọi là Khí bào).
15
Bên trong mỗi lá phổi, được cấu tạo bởi vô số, khoảng 600 triệu
túi nhỏ chứa không khí (Khí bào), chia thành nhiều chùm khí bào,
đi song song với nhiều chùm mạch máu lớn nhỏ chằng chịt. Phổi
được cấu tạo bởi những mô mềm xốp, co dãn và có nhiều lỗ hình
thức như một tổ ong. Mỗi túi nhò khí bào chứa đựng một phần
không khí được hít vào. Từ đó, dưỡng khí (oxygen) được thấm
xuyên qua thành của các phế mao quản. Sau đó, máu hữu dụng hóa
dưỡng khí (oxygen) và thải trừ thán khí (carbon dioxide) cùng
những chất cặn bã, do máu góp nhặt được trong hệ thống. Nếu thiếu
sự hiện diện của máu, những túi nhỏ khí bào sẽ bị thất thoát nguồn
dưỡng khí (oxygen), và được thay vào bằng thán khí (carbon
dioxide).
Thể tích của hai lá phổi ở người trưởng thành, trung bình chứa từ
4 đến 6 lít không khí, hoặc tương đương với số lượng không khí
được chứa trong quả bóng rổ (basketball). Nếu những mô tầng của
hai lá phổi được tráng mỏng ra trên mặt phẳng, diện tích của nó có
thể phủ lên một nửa sân chơi quần vợt.
Bên ngoài mỗi lá phổi được bao phủ bởi mặt trong của màng
phổi vững chắc. Mặt ngoài của màng phổi này được dính vào thành
trong lồng ngực. Vùng ở giữa màng phổi là một chất nước nhờn, để
cho hai lá phổi di chuyển linh động, trong lúc hít thở không khí.
Vai trò hoành cách mô:
Thân người được chia làm hai phần: phần trên là lồng ngực,
phần dưới là bụng. Hai phần này được ngăn cách bởi một "Hoành
Cách Mô" (một màng thịt gân có hình nón chóp bầu). Sự co dãn của
lồng ngực và hoành cách mô đã đóng một vai trò chủ yếu trong tiến
trình hít thở không khí.
Lồng ngực chứa đựng hai lá phổi và tim, được bao phủ bởi bộ
xương sườn và xương ức. Khi hít hơi vào, hai lá phổi bắt đầu nở lớn
dần dần và gây nên sự kích thích các bắp thịt liên tiếp giữa các
xương sườn. Chính các bắp thịt này tác dụng tạo nên sự di động của
bộ xương sườn, để cho lồng ngực được căng phồng lên. Do đó, bên
trong lồng ngực có thêm một khoảng trống đủ sức chứa thể tích gia
tăng của hai lá phổi. Đây là loại thở bằng ngực (hay thở trung bình),
không có sự ảnh hưởng của hoành cách mô. Phần chủ yếu là sự dãn
nở lớn tối đa của lồng ngực, để đạt được một số lượng dưỡng khí
16
(oxygen) lớn nhất, trong một thể tích không khí tối đa ở vào vùng
giữa của hai lá phổi.
Đối với loại thở sâu (hay thở thấp, Đan Điền), khi hít hơi vào,
không khí không bị dừng lại ở vùng giữa của hai lá phổi như nói
trên, nhưng không khí được đưa sâu xuống phần dưới của hai lá
phổi. Đồng thời tạo nên một sức ép trên mặt chóp bầu của hoành
cách mô, khiến cho hoành cách mô bị đẩy thấp xuống phía bụng
dưới, khoảng 4 phân (centimeters). Động tác này tạo nên một
khoảng trống, giữa mặt trên hoành cách mô và phía dưới của hai lá
phổi. Do đó, không khí gia tăng làm cho phần đáy của hai lá phổi,
dãn nở thêm xuống phía dưới. Trong khi đó, tất cả những túi nhỏ
khí bào, ở vùng dưới hai lá phổi, phải hoạt động tích cực, để có một
sự dãn nở lớn gia tăng tối đa. Được như thế, các túi nhỏ khí bào
mới đạt được một thể tích tồn trữ không khí tối đa. Điều này rất
quan trọng, vì cần phải có một số lượng dưỡng khí (oxygen) tối đa,
để thay vào chỗ của số thán khí (carbon dioxide) cần được loại bỏ
ra ngoài, cũng như cần một số dưỡng khí (oxygen) để dùng vào việc
tác dụng phản ứng biến thể trong phổi.
Ngoài ra, sức ép của hoành cách mô hướng xuống bụng dưới, đã
khiến cho một số máu dư đang ứ đọng trong các nội tạng, và màng
ruột được ép dồn vào bên trong các tĩnh mạch. Cũng như, tạo nên
sự kích thích cho đôi dây thần kinh thái dương, giúp cho tâm trí trở
nên thanh tịnh.
Không khí được thở ra là buớc sau cùng cần thiết, trong tiến
trình hô hấp. Song song với không khí được thở ra, hai lá phổi co
thắt nhỏ lại dần dần, cùng lúc với lồng ngực hạ thấp xuống, vì các
bắp thịt giữa bộ xương sườn giảm dần tính kích thích, rồi trở lại
bình thường. Do đó, sức ép của hoành cách mô bị mất ảnh hưởng,
rồi hoành cách mô bật hướng lên, theo sức đàn hồi tự nhiên. Đồng
thời tạo nên một sức đẩy hướng thượng, tác động vào phần đáy của
hai lá phổi, giúp gia tăng sức ép từ dưới đáy phổi, tống mạnh không
khí dơ bẩn, còn ứ đọng lại từ đáy phổi ra ngoài.
( sưu tầm từ "Khí Công Dưỡng Sinh" của Vũ
Đức Hiền Âu)
17
TÔI ĐÃ TỰ LUYỆN BÁT ĐOẠN CẨM NHƯ THẾ NÀO?
Trước kia, khi còn trẻ, tôi đã tập thể dục theo phương pháp nổi
tiếng của Thụy Điển: phương pháp của Weirheim (môn thể dục không
dùng dụng cụ). Với phương pháp Weirheim tôi đã biết lúc nào lây gân
và lúc nào không. Cũng như khi đọc sách của g/s Hàng Thanh tôi cũng
biết chút ít thế nào là tập trung luyện khí và thế nào là tập trung dùng
lực. Nhưng theo tôi không nhất thiết trong một thức (thế) là tất cả đầu
dùng lực hay dùng khí. Nó biến chuyển rất tinh vi thường là theo sự tự
nhiên của cơ thể.
Tôi bắt đầu luyện tập theo các câu khẩu quyết của “Tôn Tiểu
Đậu”. Tuy nhiên tôi thay đổi thứ tự các câu, trước hết cho đúng luật
bằng trắc và trình tự luyện tập cũng có vẻ hợp lý hơn. Về hình thức
(động tác), tôi theo các bài minh họa của Phí Tường Trúc đồng thời
phối hợp với cách thở của Weirheim (những động tác co (tay, chân
hoặc mình) thì thở ra và ngược lại thì hít vào. Cũng theo lời khuyên
của tác giả Vũ Đức Hiền Âu, tôi luyện tập từ từ và nghe ngóng tác
dụng có tốt không: có thức tôi tập cả ba tháng mới thấy hình như khá
đúng. Cứ như thế đến nay hơn hai năm tôi đã có thể tập mỗi buổi liên
tục 8 thức với thời lượng trên dưới 10 phút. Tôi cũng phối hợp với
phương pháp ngồi tập thở theo sách hướng dẫn của B/s Ngô Gia Hy.
Tôi thấy trong người khỏe ra và ngày càng thấy kiểm soát được
chứng bệnh Tiểu đường, kết quả xét nghiệm máu, tiểu rất tốt. Tuy thời
gian trên hai năm chưa đủ để kết luận hoàn toàn kiểm soát được chứng
bệnh này nhưng dù sao cũng thấy có thể nên phổ biến kinh nghiệm
cùng mọi người để may ra tìm được một phương pháp chung tốn ít
thời gian mà thống trị được một chứng bệnh khá phổ biến hiện nay.
Tôi xin chi tiết hóa quá trình luyện tập Bát Đoạn Cẩm.
Ngoài 8 thức chính, cũng như bất cứ môn luyện tập nào, Bát
Đoạn Cẩm còn có thức dự bị và thức thu công nữa.
Dự bị thức:
Thức dự bị là những động tác chuẩn bị để bước vào thức thứ
nhất.
18
1- Động tác chuẩn bị: đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, hai tay xuôi
theo bên hông, chân khép.
2- Động tác 1: chân trái bước qua trái khoảng cách bằng ngang
vai.
3- Động tác 2: tay dang hai bên 45
o
so với mặt đất, bàn chân
hướng trước.
4- Động tác 3: khung tay về trước bụng, khuỵu gối xuống một
chút.
19
5- Thở tự nhiên từ 8 đến 10 lần.
Những sai sót cần tránh khi tập thức dự bị: khi khụyu gối
không thấp quá luôn để ý hai đầu gối không vượt ra ngoài các đầu
ngón chân; thân mình phải ngay thẳng không khom, không ngửa, hai
bàn chân song song nhau không đặt chân giống hình chữ bát (八) cũng
không cong các ngón vào trong.
ĐỆ NHẤT THỨC : Song thủ thác thiên lý tam tiêu.
1- Tư thế chuẩn bị: sau thi hoàn tất thức dự bị, sau khi thở sâu 8-
10 lần.
2- Động tác 1: hai bàn tay đan vào nhau.
20
3- Động tác 2: từ từ nâng hai bàn tay ngang ngực, đồng thời
thẳng gối lên.
4- Động tác 3: tiếp tục nâng tay, ngửa cổ xoay dần lòng bàn tay
lên trên.
5- Động tác 4: xoay cổ nhìn về phía trước, các bộ phận khác
không chuyển.
6- Động tác 5: hai bàn tay rời nhau từ từ trở lại vị trí ban đầu
(vòng tay, gập gối )
21
Thực hiện từ 6 đến 9 lần.
Ý nghĩa & tác dụng: Hai tay nâng trời, bình ổn tam tiêu:
thượng tiêu (tim, phổi); trung tiêu (lá lách, bao tử); hạ tiêu (gan,
thận)
Điều hòa khí huyết, bổ lục phủ ngũ tạng. Ổn định tiêu hóa, tuần
hoàn.
Những sai sót cần tránh khi tập đệ nhất thức: cũng như các thức
khác, thân mình luôn ngay ngắn, hai bàn chân song song.
Đệ nhị thức: Tả hữu khai cung tự xạ điêu.
1- Tư thế ban đầu: sau khi chấm dứt thức thứ nhất.
2- Động tác 1: bước rộng qua trái, hai bàn tay đan chéo trước
ngực.
22
3- Động tác 2: gối khuỵu xuống, đồng thời bàn tay trái
“chưởng” qua trái (ngón trỏ thẳng, các ngón còn lại cụp. Bàn tay phải
“trảo” (các ngón đều cụp) kéo ngang ngực tưởng tượng như kéo dây
cung, đầu quay trái mắt nhìn ngón trỏ trái.
4- Động tác 3: đứng lên dồn trọng lực qua phải, hai bàn tay cùng
“chưởng”,
quay đầu qua phải, từ từ khép chân tay trở lại vị trí bình thường.
Đổi bên, lặp lại, mỗi bên từ 6 đến 9 lần rồi trở lại vị trí ban đầu.
Ý nghĩa & tác dụng: Tay trái, tay phải dương cung như bắn
chim điêu.
23
Làm mạnh cơ tay, vai, lưng, cổ.
Điều cần lưu ý khi thực hiện đệ nhị thức: Ở bước 1 khi đan chéo
hai bàn tay trước ngực cần lưu ý khi nào tay phải ở trên, khi nào tay
trái ở trên : tay nào sẽ dương dây cung (trảo) thì tay đó phải ở dưới để
tay còn lại dễ thực hiện chưởng (ngón trỏ thẳng) .
Đệ tam thức: Điều lý tỳ vị tu đơn cử. ( hoặc: Điều lý tì vị đơn
cử thủ)
1- Tư thế ban đầu: Sau khi kết thúc thức thứ hai trở về tư thế
ban đầu
2- Động tác 1: tay trái đưa lên đầu, lòng bàn tay từ từ xoay ngửa
lên trên đồng thời tay phải kéo ngang sườn, không đụng thân mình,
bàn tay úp xuống dưới, đồng thời thẳng gối lên (hai tay và gối thực
hiện cùng một lúc).
3- Động tác 2: hai tay trở về vị trí ban đầu, đồng thời khuỵu gối
xuống.
24
Lặp lại, đổi bên. Mỗi bên thực hiện từ 6 đến 9 lần rồi trở lại vị
trí ban đầu.
Ý nghĩa & tác dụng:
Điều lý tì vị cần nâng cao từng tay một. Tăng cường sinh hoạt
cho tì
(lá lách), vị (bao tử). Tác dụng rất tốt với bệnh tiểu đường.
Điều cần lưu ý: hai tay và gối cùng làm động tác và động tác hai
tay khác nhau. Khi giơ tay lên cao thân hình phải thẳng, mắt ngó ngay.
Nếu phối hợp với hơi thở thì lúc này chính là lúc hít hơi vào và khi trở
về tư thế chuẩn bị là lúc thở ra.
Đệ tứ thúc: Ngũ lao thất thương vãng hậu tiều. (hoặc hướng
hậu tiều)
1- Tư thế ban đầu: sau khi hoàn tất thức thứ ba trở lại vị trí ban
đầu.
25