Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Phân tích các rào cản tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo tại thành phố thái nguyên – tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 123 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯƠNG TUẤN LỰC </b>

<b>PHÂN TÍCH CÁC RÀO CẢN TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY ƯU ĐÃI TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH </b>

<b>XÃ HỘI CHO HỘ NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP </b>

<b>THÁI NGUYÊN - 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯƠNG TUẤN LỰC </b>

<b>PHÂN TÍCH CÁC RÀO CẢN TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY ƯU ĐÃI TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH </b>

<b>XÃ HỘI CHO HỘ NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN </b>

<b>Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số ngành: 8.62.01.15 </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ VĂN BẮC </b>

<b>THÁI NGUYÊN - 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực, và các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình nào.

Tơi xin cam đoan rằng: mọi thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ ràng nguồn tài liệu tham khảo; mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được gửi lời cảm ơn trong luận văn.

<i>Thái Nguyên, ngày 25 tháng 02 năm 2023 </i>

<i><b>Tác giả luận văn </b></i>

<b>Trương Tuấn Lực </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Luận văn được hoàn thành là kết quả quá trình nỗ lực học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu tích lũy kiến thức thực tiễn của tác giả. Để hoàn thành luận văn, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn khoa học - TS. Hồ Văn Bắc – người đã tân tình định hướng, chỉ dẫn và động viên giúp tác giả hoàn thành các nội dung nghiên cứu của luận văn.

Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn đã tạo điều kiện cho tôi trong q trình học tập và hồn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các giảng viên Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn đã truyền thụ kiến thức, làm sáng tỏ các ý tưởng, tư duy nghiên cứu của tác giả trong q trình học tập và hồn thành luận văn này.

Có được kết quả này, tơi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Thái Nguyên; các cán bộ tại ba xã nghiên cứu là xã Cao Ngạn, xã Linh Sơn và xã Huống Thượng, đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính xác và hỗ trợ tơi thực hiện nghiên cứu sơ cấp, giúp đỡ tôi đưa ra những phân tích đúng đắn.

Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình đã ln ở bên động viên và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên và đóng góp những ý kiến q báu để giúp tơi hồn thành luận văn này.

Trân trọng cảm ơn.

<i>Thái Nguyên, ngày 25 tháng 02 năm 2023 </i>

<i><b>Tác giả luận văn </b></i>

<b>Trương Tuấn Lực </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1</b>

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu ... 3</b>

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3</b>

<b>4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ... 4</b>

<b>Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ... 5</b>

<b>1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ... 5</b>

<b>1.1.1. Nghèo đói, nghèo đa chiều và chuẩn nghèo đa chiều ... 5</b>

<b>1.1.2. Tín dụng đối với hộ nghèo ... 12</b>

<b>1.2.2. Tình hình cho vay trong nước ... 29</b>

<b>1.2.3. Bài học kinh nghiệm ... 34</b>

<b>1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan ... 35</b>

<b>1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi ... 35</b>

<b>1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ... 38</b>

<b>1.3.3. Đánh giá chung ... 41</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 432.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên</b>

<b> ... 43</b>

<b>2.1.1. Điều kiện tự nhiên ... 43</b>

<b>2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ... 45</b>

<b>2.1.3. Thực trạng nghèo và hoạt động rà soát hộ nghèo tại Thái Nguyên ... 49</b>

<b>2.2. Nội dung nghiên cứu ... 50</b>

<b>2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 50</b>

<b>2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ... 50</b>

<b>2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ... 53</b>

<b>2.3.3. Phương pháp phân tích thơng tin ... 54</b>

<b>2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá ... 55</b>

<b>Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 57</b>

<b>3.1. Hoạt động cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi ... 57</b>

<b>3.2. Tình hình vay, sử dụng vốn vay của các hộ điều tra tại thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên ... 60</b>

<b>3.2.1. Tình hình chung của các hộ nghèo điều tra ... 60</b>

<b>3.2.2. Tình hình vốn vay của các hộ điều tra ... 61</b>

<b>3.2.3. Nguyên nhân nghèo của hộ điều tra ... 62</b>

<b>3.2.4. Nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra ... 63</b>

<b>3.2.5. Kết quả sử dụng vốn vay của hộ ... 66</b>

<b>3.2.6. Hiệu quả sử dụng vốn vay ... 68</b>

<b>3.3. Các rào cản trong tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cho người nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội tại thành phố Thái Nguyên ... 71</b>

<b>3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ... 71</b>

<b>3.3.2. Các rào cản trong tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cho người nghèo ... 77</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>3.4. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên</b>

<b> ... 80</b>

<b>3.4.1. Nâng cao năng lực vay vốn của hộ nghèo ... 80</b>

3.4.2. Hồn thiện cơng tác cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 1.1: Chuẩn nghèo đói Việt Nam giai đoạn 1993-2015 ... 8

Bảng 1.2: Chuẩn hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2015-2020 ... 10

Bảng 1.3: Chuẩn hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 ... 11

Bảng 1.4. Đối tượng vay và lãi suất của Ngân hàng CSXH ... 15

Bảng 2.1. Các hạng mục đất sử dụng năm 2021 ... 44

Bảng 2.2. Tình hình số hộ, nhân khẩu và lao động đoạn 2019 - 2021 ... 45

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2019 – 2021 ... 48

Bảng 2.4: Thực trạng nghèo tại Thành phố Thái Nguyên ... 49

Bảng 3.1. Kết quả cho vay vốn ưu đãi trong 3 năm ... 58

Bảng 3.2. Đặc điểm chung của các hộ nghèo điều tra năm 2022 ... 60

Bảng 3.3. Tình hình vay vốn của các hộ nghèo được điều tra ... 61

Bảng 3.4: Kênh vay vốn của các hộ nghèo ... 62

Bảng 3.5: Mục đích vay vốn của các hộ nghèo ... 62

Bảng 3.6. Tổng hợp nguyên nhân nghèo của các hộ điều tra ... 63

Bảng 3.7. Nhu cầu về lượng vay vốn của hộ nghèo điều tra ... 64

Bảng 3.8. Nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo về kỳ hạn cho vay ... 66

Bảng 3.9. Chi phí trung gian từ vốn của các hộ nghèo năm 2021 ... 66

Bảng 3.10. Kết quả sản xuất trung bình năm của hộ nghèo ... 68

Bảng 3.11. Hiệu quả sử dụng vốn ưu đãi của hộ nghèo năm 2021 ... 69

Bảng 3.12. Tổng hợp thu nhập các hộ trước và sau khi được hưởng tín dụng ưu đãi (Tính bình qn cho 1 hộ điều tra) ... 70

Bảng 3.13. Tình hình trả nợ của các hộ nghèo vay vốn ưu đãi ... 71

Bảng 3.14: Các yếu tố thành phần đề xuất trong mơ hình nghiên cứu ... 72

Bảng 3.15. Kết quả phân tích thang đo cho các biến độc lập ... 74

Bảng 3.16. Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett ... 75

Bảng 3.17. Kết quả ma tra xoay các yếu tố ... 76

Bảng 3.18. Kết quả phân tích hồi quy ... 77

Bảng 3.19. Kết quả đánh giá trung bình các yếu tố ... 78

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Sau hơn 35 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển ấn tượng: Quy mô kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tăng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, xuất nhập khẩu tăng, đặc biệt là Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới nhiều mặt hàng như: Gạo, chè, cà phê, hạt điều, hạt tiêu,…

Tuy nhiên, sự chênh lệch trong phát triển kinh tế và các điều kiện đời sống xã hội cũng ngày càng lớn, nhất là giữa khu vực đồng bằng và duyên hải ven biển với khu vực dân tộc thiểu số và miền núi. Ở khu vực miền núi, nhất là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều so với các khu vực đồng bằng và duyên hải: theo thống kê điều tra vùng dân tộc thiểu sô năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của các vùng dân tộc thiểu số là 35,5%, cao gấp 3,5 lần tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của cả nước (Ủy ban Dân tộc và Tổng Cục thống kê, 2020, tr.49).

Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi việc xóa đói, giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ chiến lược hàng đầu, nhằm xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh trên mọi lĩnh vực: kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, dịch vụ…

Để phát triển sản xuất, kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố có vai trị hết sức quan trọng. Đặc biệt, đối với các hộ nghèo và cận nghèo, việc thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh khiến cho việc tập trung sản xuất kinh doanh để thoát nghèo càng trở nên khó khăn. Với các chương trình cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh được Đảng và Nhà nước Việt Nam triển khai nhiều năm gần đây, nhiều hộ nghèo được vay vốn đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo mùa vụ, không ngừng mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh, tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống, từ đó thốt nghèo một cách bền vững. Tuy nhiên, ngược lại

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

cũng còn nhiều hộ sử dụng vốn vay chưa hiệu quả do thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, do ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh,… không những làm cho hộ gặp khó khăn hơn mà cịn ảnh hưởng tới các tổ chức tín dụng cho vay vốn và việc xoay vịng vốn vay cho các hộ gia đình khác.

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Thái Nguyên. Thành phố có 32 đơn vị hành chính gồm: 11 xã, 21 phường, với 8 dân tộc cùng sinh sống. Trên địa bàn thành phố vẫn diễn ra tình trạng đói nghèo cục bộ ở một số xã, phường: tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo tiếp cận đa chiều theo kết quả đánh giá năm 2021 là 1,31% (UBND thành phố Thái Nguyên, 2021). Tỉ lệ số hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn thành phố cịn khá thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2019 – 2021 (năm 2019 là 9,97%; năm 2020 giảm còn 7,21%, năm 2021 giảm còn 6,07%). Số vốn vay bình qn/hộ có xu hướng tăng 43,68 triệu đồng năm 2019; 45,05 triệu đồng năm 2020 và 46,95 triệu đồng năm 2021; tuy nhiên so với mức vay mới được triển khai Quyết định số 12/QĐ-HĐQT ngày 22/02/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng CSXH nâng mức cho vay đối với hộ nghèo từ 50 lên tối đa 100 triệu đồng, kéo dài thời gian cho vay tối đa từ 60 lên 120 tháng thì số vay trung bình này còn khá hạn chế.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu thực tế nào phân tích các yếu tố ảnh hưởng cũng như rào cản tiếp cận vốn vay ưu đãi của các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn thành phố.

Xuất phát từ thực tế tại địa bàn Thành phố Thái Nguyên cũng tầm quan trọng của việc tiếp cận vốn vay ưu đãi đối với người nghèo nói riêng, đối với

<i><b>phát triển kinh tê – xã hội toàn diện của thành phố nói chung, đề tài: “Phân </b></i>

<i><b>tích các rào cản tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho hộ nghèo tại thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên” đã </b></i>

được chọn làm đề tài tốt nghiệp của học viên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

- Hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về hộ nghèo, vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo và các rào cản tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cho người nghèo từ Ngân hàng CSXH.

- Đánh giá được thực trạng vay vốn và tiếp cận vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo từ Ngân hàng CSXH tại thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

- Đánh giá được các rào cản trong việc tiếp cận vốn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo từ Ngân hàng CSXH tại thành phố Thái Nguyên.

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận và sử dụng vốn vay cho hộ nghèo từ Ngân hàng CSXH tại thành phố Thái Nguyên.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Các yếu tố đóng vai trị là rào cản tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho hộ nghèo tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Đối tượng khảo sát:

<i>Nhóm đối tượng 1: Nhân viên Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên và đại diện các tổ chức ủy thác tín dụng tại thành phố Thái Ngun; </i>

<i> Nhóm đối tượng 2: Hộ nghèo. </i>

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<i>Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề: Nghèo đói và </i>

vai trị của vốn vay ưu đãi đối với người nghèo; Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về vốn vay ưu đãi đối với người nghèo; Chính sách về vốn vay ưu đãi cho người nghèo của Ngân hàng CSXH; Các rào cản tiếp cận vốn vay ưu đãi đối với người nghèo từ Ngân hàng CSXH.

<i>Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Thành </i>

Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

<i>Phạm vi về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn năm </i>

2019 – 2021; Dữ liệu sơ cấp được thu thập tháng 12 năm 2021; Các giải pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

được nghiên cứu và kiến nghị cho giai đoạn 2022-2025.

<b>4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn </b>

<i>* Những đóng góp mới của đề tài </i>

Nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếp cận vốn vay ưu đãi và sử dụng vốn vay ưu đãi cho từ Ngân hàng CSXH của hộ nghèo trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên;

Chỉ ra các rào cản tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cho người nghèo của Ngân hàng CSXH từ cả 4 nhóm yếu tố: các yếu tố vĩ mơ; các yếu tố từ phía Ngân hàng CSXH; các yếu tố từ phía các tổ chức ủy thác và các yếu tố từ phía các hộ nghèo.

Đề tài đã đề xuất giải pháp mang ý nghĩa thực tế và khả thi, cho việc tăng khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi cho người nghèo.

<i>* Ý nghĩa </i>

Đề tài nghiên cứu, đánh giá các yếu tố rào cản tiếp cận vốn vay ưu đãi cho người nghèo từ Ngân hàng CSXH giúp ngân hàng nắm bắt được những khó khăn, trở ngại trong tiếp cận vốn vay ưu đãi của các hộ nghèo, và giúp người nghèo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ưu đãi. Những giải pháp được đề xuất trong đề tài góp phần chỉ ra điều chỉnh cần thiết cho ngân hàng và các tổ chức ủy thác cho vay về các chính sách cho vay và các thủ tục cho vay và hướng dẫn người nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn cho các cán bộ và các cơ quan, tổ chức địa phương trong việc đưa ra các giải pháp phát triển tín dụng ưu đãi cho người nghèo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Chương 1 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài </b>

<i><b>1.1.1. Nghèo đói, nghèo đa chiều và chuẩn nghèo đa chiều </b></i>

<i>1.1.1.1. Khái niệm nghèo đói </i>

Nghèo đói và vấn đề kinh tế – xã hội mang tính chất tồn cầu, tồn tại một cách khách quan ở mọi xã hội. Quan niệm về nghèo đói được các nhà quản lý các cấp, các nhà nghiên cứu trên toàn cầu quan tâm từ rất sớm. Mặc dù cịn có những nhận định khác nhau do mục tiêu tiếp cận và nghiên cứu khác nhau, các nhà quản lý và nghiên cứu đều thống nhất rằng, chuẩn nghèo của mỗi quốc gia sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là thời gian, khơng gian và các điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia.

Có thể kể đến một số khái niệm về nghèo đói như sau:

Khái niệm về nghèo đói của Uỷ ban Kinh tế Xã hội Khu vực Châu á- Thái bình dương (ESCAP) được đưa ra được đưa ra tại Hội nghị về chống

<i>nghèo đói tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993: "Nghèo đói là tình </i>

<i>trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng thoả mãn những như cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận" (ESCAP, 1993). </i>

Báo cáo tình trạng nghèo của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (United Nations Development Programme- UNDP, 1998) về “Khắc

<i>phục sự nghèo khổ của con người” đã đưa ra khái niệm nghèo: “Nghèo là </i>

<i>thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội”. </i>

Trong đó, báo cáo cũng mơ tả các dạng đói nghèo khác nhau của con người: Nghèo về quyền con người: thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng đồng và được nuôi dưỡng tạm đủ; Nghèo về tiền tệ: thu nhập thấp hơn mức thu nhập tối thiểu và

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

thiếu khả năng chi tiêu tối thiểu; Nghèo cực độ: là nghèo khổ, khốn cùng tới mức khơng có khả năng thoả mãn những nhu cầu tối thiểu; Nghèo nói chung: sự khơng có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phí lương thực chủ yếu, những nhu cầu này có thể xác định khác nhau ở các nước khác nhau.

<i>1.1.1.2. Khái niệm nghèo đa chiều </i>

Phát triển quan điểm về nghèo theo các tiêu chí khác nhau ở các giai đoạn trước, Báo cáo năm 2008 của Tổ chức Liên hợp quốc (UN, 2008) đưa ra khái niệm về nghèo như sau: “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn, không đủ mặc, không được đi học, khơng được khám chữa bệnh, khơng có đất đai để trồng trọt hoặc khơng có nghề nghiệp để ni sống bản thân, không tiếp cận được các dịch vụ tín dụng. Nghèo cũng có thể hiểu là khơng an tồn, khơng có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nguồn nước sạch và cơng trình vệ sinh”.

Để đo lường nghèo đa chiều, các tổ chức, các quốc gia đã đưa ra nhiều tiêu chí khác nhau. Ngồi tiêu chí thu nhập, nhiều các tiêu chí liên quan đến sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản được đưa ra như: tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu lương thực thực phẩm, tình trạng thất học, thiếu hụt khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế xã hội, một số sự thiếu hụt liên quan đến khả năng tiếp cận các quyền lợi chính trị, xã hội như sự thiếu khả năng tham gia các hoạt động xã hội hay chính trị dẫn đến tình trạng khơng được thụ hưởng các quyền con người và lợi ích chung của xã hội (Oxfam và ActionAid, 2010

Một trong những thước đo được sử dụng chung ở nhiều quốc gia hiện nay là “chỉ số nghèo đa chiều” (MPI -Multidimensional Poverty Index), chỉ số này đo lường nghèo đói đa chiều bằng ba khía cạnh chính là: y-tế, giáo dục và điều kiện sống. Trong đó, khía cạnh sức khỏe được đo lường bằng tình trạng tử vong ở trẻ em và tình trạng dinh dưỡng; khía cạnh giáo dục được đo lường

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

qua số năm đi học và tình trạng đi học của trẻ em; khía cạnh mức sống được đo lường qua 6 yếu tố: điện, tình trạng vệ sinh, nước uống, nền nhà, nhiên liệu đun nấy và tài sản.

Nhìn chung, có thể thấy sự nhất trí chung trong các quan điểm về nghèo đa chiều đã được đưa ra, trong đó có thể nhấn mạnh hai khía cạnh quan trọng được nhắc đến chung trong các khái niệm: thứ nhất, nghèo đói là một

<i>hiện tượng xã hội có tính chất đa chiều; thứ hai: nghèo đa chiều cần được xem </i>

<i>xét là tình trạng con người khơng được đáp ứng ở các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống ở mức tối thiểu. </i>

Tại Việt Nam, khái niệm nghèo đa chiều lần đầu tiên được đề cập trong các chính sách phát triển KT-XH từ năm 2013. Tuy nhiên, khái niệm nghèo đa chiều chỉ chính thức được áp dụng để đánh giá tình trạng đói nghèo ở Việt Nam khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1614/QĐTTg ngày 15/9/2015 về phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về phê duyệt chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

<i>1.1.1.3. Chuẩn mực xác định nghèo đa chiều </i>

<i>*) Chuẩn nghèo đơn chiều tại Việt Nam giai đoạn trước năm 2015 </i>

Chính phủ Việt Nam ln xác định “xóa đói, giảm nghèo” là một trong những chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển KT-XH, vì vậy, theo mỗi kỳ xây dựng chiên lược 5 năm phát triển KT-XH, chuẩn nghèo đói cũng được Chính phủ Việt Nam ban hành cùng các chương trình giảm nghèo quốc gia.

Giai đoạn 1993 - 2015, chuẩn nghèo Việt Nam chỉ được đo lường đơn chiều qua chỉ số về thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng của hộ gia đình. Mức chuẩn nghèo là mức thu nhập trung bình đầu người/ tháng của hộ chi tiêu đủ cho mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm cung cấp một lượng calo

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

2100-2300 Kcal/người/ngày và một lượng hàng hóa phi lương thực, thực phẩm tối thiểu (Bảng 1.1 tổng hợp sự thay đổi chuẩn nghèo Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 2015 của Việt Nam).

Căn cứ theo quy định của Chính phủ trong mỗi giai đoạn cụ thể, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) được giao nhiệm vụ triển khai xác định và lập danh sách hộ nghèo tới cấp xã; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo được tính toán hàng năm trong mỗi năm của giai đoạn thực hiện chương trình giảm nghèo quốc gia và thông qua Tổng điều tra hộ nghèo được Bộ LĐ-TB&XH thực hiện trước mỗi Chương trình giảm nghèo quốc gia để làm căn cứ đề xuất các chính sách phù hợp cho Chương trình giảm nghèo giai đoạn tiếp theo.

<b>Bảng 1.1: Chuẩn nghèo đói Việt Nam giai đoạn 1993-2015 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>*) Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2015-2020 </i>

Để đo lường toàn diện tình trạng nghèo, theo Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015, chuẩn nghèo đói của Việt Nam đã được đo lường theo phương pháp tiếp cận đa chiều với 2 nhóm tiêu chí chính là thu nhập bình quân đầu người/tháng và sự thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (Thủ tướng Chính phủ, 2015a).

Tiếp theo đó, tháng 11 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ra quyết định Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ban hành các tiêu chí cụ thể để đo lường chuẩn nghèo đa chiều Việt Nam giai đoạn năm 2016 – 2020 (Thủ tướng Chính phủ, 2015b).

<i>Chuẩn nghèo và cận nghèo về thu nhập được xác định cụ thể ở riêng </i>

khu vực nông thôn và thành thị: ở khu vực nông thơn mức chuẩn nghèo là 700 nghìn đồng/người/tháng, chuẩn cận nghèo là 1 triệu đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị chuẩn nghèo là 900 nghìn đồng/người/tháng, chuẩn cận nghèo là 1,3 triệu đồng/người/tháng.

<i>- Chuẩn nghèo và cận nghèo về mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã </i>

<i>hội cơ bản được quy định chung ở cả khu vực thành thị và nông thôn: chuẩn </i>

<i>hộ nghèo là hộ thiếu hụt 3 trong 10 chỉ số thuộc 05 dịch vụ xã hội cơ bản; </i>

chuẩn hộ cận nghèo là hộ thiếu hụt dưới 3 chỉ số. Trong đó, 10 chỉ số ứng với 05 dịch vụ xã hội cơ bản là: giáo dục (trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em); y tế (tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế); nhà ở (chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn đầu người); nước sạch và nhà vệ sinh (nguồn nước sinh hoạt; hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh); tiếp cận thông tin (sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin).

<i>- Chuẩn hộ nghèo đa chiều </i>

Cũng theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, giai đoạn 2016 – 2020, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình được quy định như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>Bảng 1.2: Chuẩn hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2015-2020 </b>

- Hoặc Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ Thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

- Hoặc thu nhập bình qn đầu

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng hơn 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng.

- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng hơn 1,3 triệu đồng đến 1,95 triệu đồng.

<i>Nguồn: Thủ tướng Chính phủ, 2015 *) Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn năm 2021-2025 </i>

Chuẩn nghèo giai đoạn năm 2021 - 2025 được quy định tại Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ, theo đó chuẩn nghèo được áp dụng theo 02 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021, tiếp tục áp

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

dụng chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg để làm căn cứ đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; và là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách KT-XH khác năm 2021.

Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2022 đến 31/12/2025, áp dụng chuẩn nghèo đa chiều mới với các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều gồm tiêu chí thu nhập (khu vực nông thôn 1,5 triệu đồng/người/tháng, khu vực thành thị 2 triệu đồng/người/tháng) và tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (sáu dịch vụ với 12 tiêu chí đo lường mức độ thiếu hụt: việc làm (việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình); y tế (dinh dưỡng; bảo hiểm y tế); giáo dục (trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em); nhà ở (chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn đầu người); nước sinh hoạt và vệ sinh (nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh); thông tin (sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin).

Bên cạnh đó, để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân Nghị định xác định rõ chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025, đây là cơ sở xác định đối tượng cụ thể để thực hiện chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và và hoạch định các chính sách KT-XH khác trong giai đoạn 2022 - 2025.

<b>Bảng 1.3: Chuẩn hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

vụ xã hội cơ bản trở lên vụ xã hội cơ bản trở lên

Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng hơn 1.5 triệu đến 2,25 triệu đồng

Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng hơn 2 triệu đến 3 triệu đồng

<i> (Nguồn: Thủ tướng Chính phủ, 2021) </i>

<i><b>1.1.2. Tín dụng đối với hộ nghèo </b></i>

<i>1.1.2.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng ngân hàng </i>

Tín dụng là một phạm trù kinh tế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của tiền tệ và quan hệ trao đổi hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn trong xã hội, trong đó thể hiện mối quan hệ giữa vay và cho vay với thời hạn hoàn trả cùng với lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi món vay…

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật dựa trên nguyên tắc vay có hồn trả giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn trong một thời gian nhất định và bên đi vay có trách nhiệm hồn trả cả vốn lẫn lãi cho bên cho vay vô điều kiện khi đến hạn đã thỏa thuận.

<i>1.1.2.2. Tín dụng đối với hộ nghèo </i>

<i>a. Khái niệm tín dụng đối với hộ nghèo </i>

Tín dụng đối với hộ nghèo là những khoản tín dụng ngân hàng dành riêng cho những hộ nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để đầu tư sản xuất, kinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

doanh trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi; tuỳ theo từng chương trình khác nhau mà có mức lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp hộ nghèo mau chóng thốt nghèo và thốt nghèo bền vững.

Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ quy định: “Tín dụng chính sách là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng đói, nghèo góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội”. Trong các thời kỳ khác nhau, Chính phủ có những chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo về cơ chế cho vay, cơ chế xử lý rủi ro, lãi suất cho vay, điều kiện, thủ tục vay vốn... theo từng giai đoạn.

<i>b. Mục tiêu: </i>

Tín dụng đối với hộ nghèo có mục tiêu cơ bản nhất là cung cấp vốn giúp những hộ nghèo có vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng đời sống, thoát nghèo một cách bền vững.

<i><b>1.1.3. Ngân hàng chính sách xã hội </b></i>

<i>1.1.3.1. Giới thiệu chung về ngân hàng chính sách xã hội </i>

Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng quốc doanh, có tiền thân là Ngân hàng phục vụ người nghèo thuộc Ngân hàng NN&PTNN được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Ngân hàng CSXH được thành lập với nhiệm vụ phục vụ đối tượng khách hàng là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách ở các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực II và III, giúp họ có thể tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi chính thức từ Nhà nước.

<i>1.1.3.2. Mục tiêu hoạt động </i>

Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, mà có vai trị quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

đãi chính thức của Chính phủ đến với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

<i>1.1.3.3. Đối tượng phục vụ </i>

Ngân hàng CSXH được thành lập khơng vì mục đích thu lợi nhuận, mà là để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của xã hội.

Vì vậy, lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo là rất thấp, có thể nói là thấp nhất trên thị trường tín dụng ngân hàng.

Các chương trình tín dụng ưu đãi cho người nghèo do Ngân hàng CSXH thực hiện được chia làm hai loại:

 Các chương trình vay vốn ưu đãi chính thức thực hiện ủy thác qua tổ chức CT-XH, bao gồm:

(1) Cho vay hộ nghèo. (2) Cho vay hộ cận nghèo.

(3) Cho vay hộ mới thốt nghèo.

(4) Cho vay HS-SV có hồn cảnh khó khăn. (5) Cho vay giải quyết việc làm.

(6) Cho vay hộ DTTS đặc biệt khó khăn theo Quyết định 32/2007/Q Đ-TTg và Quyết định 54/2012/Q Đ-Đ-TTg.

(7) Cho vay hộ SX-KD tại vùng khó khăn

(8) Cho vay hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.

9) Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 100/2015/QĐ-TTg. (10) Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

(11) Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

(12) Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

755/2013/QĐ-TTg

 Cho vay giải quyết việc làm đối tượng khác

Các Hộ kinh doanh cá thể; Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) hoạt động theo Luật doanh nghiệp; chủ trang trại; Các trung tâm giáo dục Lao động - xã hội.

<b>Bảng 1.4. Đối tượng vay và lãi suất của NHCSXH </b>

<b>%/năm I Lãi suất cho vay đối với người nghèo </b>

4 Học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khan 6,6

<b>II Lãi suất cho vay các đối tượng khác </b>

<b>1 Đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm </b>

Người lao động là người DTTS đang sinh sống tại vùng có

điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật <sup>3,96 </sup> Cơ sở SXKD có sử dụng trên 30% tổng số lao động là người

2 <b>Các đối tượng đi lao động thời hạn ở nước ngoài </b>

Cho vay người lao động thuộc hộ nghèo hoặc hộ DTTS tại

huyện nghèo đi XKLĐ theo Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg <sup>3,3 </sup> Cho vay các đối tượng còn lại thuộc huyện nghèo đi XKLĐ

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>TT Đối tượng cho vay Lãi suất %/năm III Đối tượng cho vay khác theo quy định của Chính Phủ </b>

1 Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 9,0 2 Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 9,0 3 Cho vay hoạt động thương mại tại vùng khó khan 9,0

7 Cho vay mua nhà trả chậm Đồng bằng sông Cửu Long 3 8 Cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu

vực miền Trung

3 9 Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP 4,8 10 Cho vay trồng rừng sản xuất và chăn nuôi theo Nghị định 13 Cho vay đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau

cai nghiện ma túy… theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg

6,6 14 Cho vay đối với thanh niên xung phong cơ sở miền Nam

tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 theo Nghị định số 112/2017/NĐ-CP của Chính phủ

6,6

<i>(Nguồn: NHCSXH Việt Nam) </i>

<i>1.1.3.4. Các hoạt động cho vay ưu đãi cho người nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội </i>

Về bản chất tín dụng ưu đãi cũng có những đặc điểm giống như quan hệ tín dụng thơng thường bao gồm tính hồn trả, tính thời hạn và tính phí. Tuy nhiên, tín dụng ưu đãi có những ưu tiên đối xử nhất định, như ưu tiên đối xử về

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

lãi suất, ưu tiên đối xử về thời hạn cho vay, ưu tiên đối xử về thủ tục vay vốn… để người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn dùng vào việc sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế.

Đối tượng nhận tín dụng ưu đãi: Vì lãi suất cho vay thường thấp hơn mức cân bằng của thị trường, cầu về nguồn vốn cao hơn mức cung ứng nguồn vốn, do đó đối tượng cho vay của các chương trình ưu đãi chỉ hạn chế trong một số nhóm đối tượng cụ thể, giá trị của một khoản tín dụng ưu đãi bị giới hạn (thường có giá trị nhỏ). Điều này khác với chương trình tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM), thông thường giá trị khoản cấp tín dụng phụ thuộc vào nhu cầu nguồn vốn của khách hàng và nguồn vốn của NHTM.

Tín dụng ưu đãi tại NHCSXH đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định đối với từng chương trình riêng biệt mà Chính phủ quan tâm, cần đầu tư, như: Cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, cho vay hộ nghèo về nhà ở, cho vay xuất khẩu lao động… Vì vậy, tương ứng với một chương trình thì sẽ có quy định một đối tượng thụ hưởng cụ thể với những tiêu chuẩn rõ ràng để đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng thụ hưởng, tránh bị lợi dụng.

Trong từng giai đoạn cụ thể sẽ có những chương trình tín dụng ưu đãi được đưa ra nhằm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như phù hợp với định hướng mà Chính phủ quan tâm. Vì vậy, đối tượng hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH sẽ được tiếp cận nhiều chương trình tín dụng hơn, quy mơ đầu tư cũng được mở rộng hơn.

Ưu đãi về lãi suất và thời gian vay vốn: Thông thường lãi suất của NHTM cung cấp dựa trên mối quan hệ cung và cầu về vốn. Tuy nhiên NHCSXH cấp tín dụng cho những đối tượng có chất lượng cuộc sống thấp nên mức lãi suất cho vay ấn định thấp hơn so với lãi suất thị trường. Lãi suất ưu đãi được Chính phủ hay Ngân hàng nhà nước quy định cho từng chương trình trong từng giai đoạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cụ thể. Ngoài ra thời gian hoàn trả các khoản vay ưu đãi cho hộ nghèo thường được kéo dài, nên tín dụng ưu đãi có thời hạn thường là trung hạn và dài hạn.

Ưu đãi về điều kiện tiếp cận nguồn vốn: Thông thường, các đối tượng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi là những đối tượng không đủ khả năng tiếp cận nguồn vốn của NHTM do nhiều nguyên nhân như: thu nhập thấp, khơng có tài sản đảm bảo cho khoản vay, không đủ khả năng chi trả lãi suất mà NHTM đưa ra, mặt bằng trình độ dân trí thấp, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Vấn đề này dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ nguồn vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, Ngân hàng CSXH sẽ phải giảm thiểu các điều kiện tiếp cận nguồn vốn như không phải thể chấp tài sản, không phải chứng minh tình hình tài chính… đơn giản hóa thủ tục hành chính, khơng đưa ra những điều kiện ràng buộc gây khó khăn, mà người vay chỉ cần đáp ứng một số điều kiện sau:

- Cơ sở pháp lý: chương trình tín dụng ưu đãi được cấp cho các đối tượng theo chủ trương của Nhà nước, đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đã phải đảm bảo đúng theo quy định mà chính phủ cần hướng đến có sự hỗ trợ.

- Mục đích vay vốn: đối tượng vay vốn phải có mục đích vay vốn rõ ràng, vốn vay khơng được đầu tư vào những ngành nghề mà pháp luật cấm, không được vi phạm pháp luật.

- Phương án SX-KD, tiêu dùng: Đối tượng vay vốn ưu đãi phải có phương án sản suất kinh doanh, tiêu dùng và phải có phương án hồn trả nợ gốc và lãi khi đến hạn.

- Tài sản đảm bảo: Các chương trình tín dụng ưu đãi cho người nghèo khơng địi hỏi về tài sản đảm bảo, nhưng người được cấp tín dụng phải có uy tín, đảm bảo về việc vay vốn và hoàn trả đúng hạn.

Hiện nay, ngân hàng CSXH tỉnh đang phối hợp với các cấp Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên trong tỉnh để thực hiện hoạt động ủy thác, hỗ trợ vốn vay đến với người dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i><b>1.1.4. Các rào cản tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cho người nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội </b></i>

<i>1.1.4.1. Khái niệm rào cản tiếp cận vốn vay </i>

Rào cản được hiểu là những yếu tố cản trở sự tiếp cận với một sự vật sự việc nào đó.

Theo từ điển Wikipedia, "sự tiếp cận là một cụm từ chung dùng để miêu tả mức độ một sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, hoặc môi trường có thể được sử dụng bởi càng nhiều người càng tốt. Sự tiếp cận có thể được xem như khả năng tiếp cận và khả năng hưởng lợi từ một hệ thống hay vật chất".

Khả năng tiếp cận cận nguồn vốn vay của người vay là khả năng họ có thể đáp ứng được các điều kiện vay vốn theo quy định của các tổ chức tín dụng tại mức lãi suất phù hợp và tổ chức tín dụng sẵn sàng cho vay.

Như vậy, rào cản tiếp cận vốn vay có thể được hiểu là các yếu tố làm hạn chế khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của người đi vay.

<i>1.1.4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của người nghèo </i>

<i> Các yếu tố mơi trường vĩ mơ </i>

<i>Chính sách của Nhà nước </i>

Việc tiếp cận các dịch vụ tín dụng ngân hàng chính thức đã giúp người nghèo gia tăng thu nhập tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào các chính sách, sự can thiệp của chính phủ và việc cung cấp các dịch vụ của các ngân hàng chính thức (He và Li, 2005; Pande và cộng sự, 2012).

Chương trình xóa đói giảm nghèo, giảm nghèo bền vững trong những năm gần đây luôn được coi là một trong những chương trình trọng tâm quốc gia. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và cụ thể là tín dụng cho người nghèo có tác động trực tiếp tới khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội thông qua việc mở rộng quy mô nguồn vốn và phát triển các dịch vụ hỗ trợ người nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã khẳng định “cơng tác tín dụng chính sách xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; đã huy động được hàng trăm nghìn tỉ đồng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách ở 100% xã, phường, thị trấn của cả nước, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội, những người có hồn cảnh khó khăn và xây dựng nơng thơn mới”

<i>Quy định của pháp luật </i>

Trong các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về các chương trình tín dụng ưu đãi cho người nghèo khơng ngừng được hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Một số văn bản như:

Các thông tư quy định chi tiết về chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ các huyện nghèo (Triển khai theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ);

Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/2/2013 về tín dụng đối với hộ cận nghèo;

Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung;

Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (theo Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016), đề ra nhiệm vụ, giải pháp và phân công cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, nhằm tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền từ Trung ương đến cơ sở trong việc xây dựng

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

cơ chế chính sách và bố trí nguồn lực cho tín dụng CSXH.

Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo; Quyết định này quy định chi tiết về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ư đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020)... hướng dẫn thực hiện cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi đối với hộ nghèo DTTS.

<i>- Ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh </i>

Thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, lũ lụt, hạn hán, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản, tình hình sản xuất của hộ nghèo, trong khi khả năng chống đỡ do những biến cố bất ngờ xảy ra đối với hộ nghèo là thấp (Võ Trọng Hịa, 2015). Vì vậy, khi xảy ra các tình huống trên, Chính phủ thường chỉ đạo các ngân hàng có những linh động đối với việc trả nợ của các hộ gia đình (Xóa nợ, giãn nợ, giảm lãi suất…)

<i> Các yếu tố thuộc về địa phương và các tổ chức ủy thác </i>

<i>Cơ sở hạ tầng địa phương </i>

Các địa phương có điều kiện KT-XH phát triển thường có khả năng mở rộng lĩnh vực ngân hàng do nhà nước quản lý đặc biệt là ngân hàng chính sách ở khu vực nơng thơn góp phần gia tăng nguồn cung cấp các dịch vụ ngân hàng, giảm nghèo đói, tăng thu nhập cho nơng dân và giúp họ mở rộng đầu tư nông nghiệp. Nguồn vốn mở rộng tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã giúp cho người nghèo nhất có thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng và không phải chịu lãi suất cao như ở khu vực ngân hàng tư nhân hoặc tình trạng vay nặng lãi từ bên ngoài (Pande và cộng sự, 2012).

<i>Q trình rà sốt hộ nghèo của địa phương </i>

Nghiên cứu của một số tác giả trong nước chỉ ra rằng, tính minh bạch

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

của q trình rà sốt hộ nghèo của địa phương có ảnh hương tới khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi của người nghèo (An Duong, Ernoiz Antriyandarti, 2022).

<i>Hoạt động các hội nhận ủy thác tín dụng từ NHCSXH </i>

Hiện nay, NHCSXH tỉnh đang thực hiện phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên các cấp để

<i>thực hiện hoạt động ủy thác, hỗ trợ vốn vay đến người nghèo. Hoạt động các </i>

<i>hội nhận ủy thác tín dụng từ NHCSXH được chỉ ra là có tác động cùng chiều </i>

tới khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi từ NHCXSH.

<i>Thái độ làm việc của cán bộ các hội nhận ủy thác tín dụng từ ngân hàng CSXH </i>

Thái độ và các hỗ trợ của các cán bộ các hội có ảnh hưởng nhiều đến mong muốn và khả năng hoàn thành tốt hồ sơ vay vốn cho các hộ nghèo (Ngô Mạnh Chính, 2018).

<i>Chi phí tiêu cực </i>

Chi phí tiêu cực là các khoản chi phí ngồi quy định, chi phí này càng cao thì người nghèo càng khó tiếp cận được với các khoản vay ưu đãi (Nguyễn Việt Cường, 2008; Ngô Mạnh Chính, 2018).

Trong các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng, nhóm các yếu tố thuộc về ngân hàng và đặc điểm của hộ dân là 2 nhóm yếu tố được nghiên cứu và chỉ rõ tác động ảnh hưởng nhiều nhất.

<i> Các yếu tố thuộc về Ngân hàng CSXH </i>

<i>Nguồn vốn vay/định mức cho vay </i>

Nguồn vốn cho vay/định mức cho vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách của ngân hàng được xác định theo các quy định của Nhà nước ở mỗi thời kỳ, và thường không thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay cho tất cả các hộ hoặc đáp ứng không đầy đủ số vốn xin vay của họ. Vì vậy, trong nhiều năm, đây được coi là một trong những yếu tố hạn chế khả năng tiếp cận vốn

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

vay ưu đãi của người nghèo (Nguyen Việt Cường, 2008; Ngơ Mạnh Chính, 2018).

<i>Lãi suất cho vay </i>

Lãi suất cho vay của NHCSXH luôn thấp hơn lãi suất cho vay của NHTM và các tổ chức tín dụng để tạo điều kiện cho người nghèo có khả năng trả nợ dễ dàng hơn. Trong một số nghiên cứu, lãi suất có tác động ngược chiều tới khả năng tiếp cận vốn ưu đãi cho người nghèo (Assogba và cộng sự, 2017; Hùng và Hương, 2022)

<i>Thời gian cho vay, Hạn mức cho vay và Thủ tục vay của Ngân hàng CSXH</i> là 3 yếu tố được nhiều nghiên cứu chỉ ra là những yếu tố ảnh hưởng ngược chiều tới khả năng tiếp cận vốn ưu đãi dành cho người nghèo (Anane và cộng sự, 2021; Ngơ Mạnh Chính, 2018; Hùng và Hương, 2022).

<i>Dịch vụ hỗ trợ của NHCSXH </i>

An Duong, Ernoiz Antriyandarti, 2022 chỉ ra dịch vụ hỗ trợ ngân hàng cung cấp cho các hộ nghèo hiện nay còn là 1 rào cản chính tới khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi cho người nghèo bởi số lượng và chất lượng các dịch vụ hỗ trợ còn khá hạn chế.

<i>Mạng lưới ngân hàng </i>

Các tác giả cũng nhận thấy rằng sự sẵn có của các quỹ khơng chính thức và chính thức / bán chính thức ở cấp thơn bản làm tăng số lượng vay hộ gia đình. Phát hiện này có một ý nghĩa rất quan trọng là để giúp các hộ gia đình nơng thơn tiếp cận được với các nguồn tín dụng chính thức, mạng lưới ngân hàng phải được mở rộng đến tận các thôn bản (Hảo, 2005)

<i> Các yếu tố từ phía các hộ nghèo </i>

Các yếu tố thuộc về phía hộ nghèo tác động tới khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi được các nghiên cứu trước đây chỉ ra là: Sự sẵn sàng tham gia vay vốn của các hộ nghèo; Sự tham gia của hộ nghèo vào các tổ chức CT-XH (Ikenna và Ofoegbu, 2013; Assogba và cộng sự., 2017) ; Trình độ dân trí của

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

hộ (Ikenna và Ofoegbu, 2013; Hùng và Hương, 2022; Ngô Mạnh Chính , 2018); Sở hữu đất đai và tài sản của hộ (He và Li, 2005; Hảo, 2005; Assogba và cộng sự, 2017); Khả năng sử dụng vốn vay/số tiền nợ đã trả của hộ (Hùng và Hương, 2022). Trong đó các yếu tố ảnh hưởng cùng chiều bao gồm trình độ học vấn, vật chất, tài sản thế chấp/ sở hữu nhà, đất; quy mô tín dụng, nguồn tín dụng, nợ tín dụng có khả năng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng, tuy nhiên độ tuổi, quy mơ gia đình, dân tộc, lãi suất, số tiền đã trả là các yếu tố có ảnh hưởng ngược chiều.

<b>Bảng 1.5. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cho người nghèo </b>

<i><b><small>TT Yếu tố Tác giả nghiên cứu </small></b></i>

<small>Sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực sinh sống </small>

<small>2 </small> <i><b><small>Các yếu tố từ phía địa phương và các tổ chức ủy thác </small></b></i> <small>3 </small> <i><b><small>Các yếu tố từ phía ngân hàng </small></b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>4 </small> <i><b><small>Các yếu tố từ phía hộ nghèo </small></b></i>

<small>Mức độ sẵn sàng tham gia vay vốn của </small>

<i>Nguồn: Tổng hợp của tác giả 1.1.4.3. Các rào cản tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cho người nghèo </i>

Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay và xu hướng tác động của các yếu tố này, có thể nhận thấy một số rào cản trong tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cho người nghèo từ NHCSXH là:

- Nguồn vốn vay/định mức cho vay hạn chế chủ yếu từ ngân sách nhà nước do Ngân hàng CSXH phân bổ cho từng thôn theo từng lần rót vốn; hạn mức cho vay thấp, thời gian cho vay ngắn hạn (Nguyen Việt Cường, 2008; Ngô Mạnh Chính, 2018).

- Cơ sở hạ tầng chưa phát triển đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng núi và dân tộc thiểu số; nguồn vốn vay của các địa phương hạn chế nên nhiều hộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

nghèo chưa có điều kiện biết và tiếp xúc để được sử dụng vốn Ngân hàng, hơn nữa trình độ dân trí ở các khu vực này thường thấp là những cản trở cho việc thực hiện các chính sách tín dụng (Pande và cộng sự, 2012).

- Q trình rà sốt hộ nghèo tại nhiều địa phương còn tồn tại nhiều bất cập và thủ tục, cách thức đánh giá, trình độ và thái độ của cán bộ đánh giá (An Duong, Ernoiz Antriyandarti, 2022).

- Hoạt động, thái độ làm việc của cán bộ các Hội nhận ủy thác tín dụng từ NHCSXH chưa tích cực (Ngơ Mạnh Chính, 2018).

- Các hộ nghèo thường thiếu nhiều điều kiện vay vốn: Thành viên của hộ nghèo không tham gia vào tổ chức đồn thể chính trị - xã hội nào, khơng có sở hữu đất đai và tài sản (He và Li, 2005; Hảo, 2005; Ikenna và Ofoegbu, 2013; Assogba và cộng sự, 2017; Ngô Mạnh Chính, 2018).

- Các hộ nghèo thường thiếu kinh nghiệm đầu tư sản xuất kinh doanh: Phương thức đầu tư chưa phong phú, kém hiểu biết và kinh nghiệm dẫn đến còn nhiều hộ sử dụng vốn vay sai mục đích, vốn vay khơng hiệu quả (Hùng và Hương, 2022).

<b>1.2. Cơ sở thực tiễn </b>

<i><b>1.2.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài về cho vay đối với người nghèo </b></i>

Qua nghiên cứu các tài liệu, báo cáo, đề tài của một số nghiên cứu về tình hình cho vay đối với người nghèo, đặc biệt là về điều kiện tiếp cận vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của một số ngân hàng nhà nước ở các quốc gia về cho vay đối với người nghèo như sau:

<i>1.2.1.1. Ngân hàng Grameen – ngân hàng chống đói nghèo của nông dân Bangladesh </i>

Bangladesh là đất nước thuộc nhóm nước nghèo nhất thế giới với năng suất lao động thấp. Trong giai đoạn 2000 – 2010, nhờ thực hiện nhiều chính sách và chương trình xóa đói giảm nghèo, số người nghèo của quốc gia này đã giảm đáng kế: từ con số 63 triệu người nghèo năm 2000 thì đến năm 2010

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Bangladesh chỉ còn 47 triệu người nghèo (đã giảm 26% số người nghèo) và bình quân trong 5 năm đầu (2000-2005) mỗi năm giảm 1,8% và 5 năm sau (2005-2010), mỗi năm giảm 1,7%.

Trước năm 1970, khu vực nông thôn của Bangladesh hầu như không có sự hoạt động của các tổ chức tín dụng. Năm 1976, ngân hàng Grameen – ngân hàng chống đói nghèo của nơng dân Bangladesh đã được Muhammad Yunus (Người đoạt giải Nobel hồ bình năm 2006) là giáo sư Đại học kinh tế Bangladesh thành lập với số vốn ban đầu chỉ có 28 USD. Ngân hàng Grameen với hệ thống tổ chức và quy chế cho vay và sự phát triển nhanh chóng các chi nhành của mình đã giúp đất nước Bangladesh giảm nghèo nhanh và bền vững. * Ngân hàng Grameen gồm: Ngân hàng trung ương đặt tại thủ đơ; Văn phịng đại diện tại các bang hoặc vùng và hơn 1.000 chi nhánh ở khu vực nông thơn. Trung tâm tín dụng được xây dựng tại mỗi làng, do các thành viên vay vốn tự xây dựng và tự bầu người đứng đầu làm trưởng trung tâm, tự thực hiện quản lý. Mỗi trung tâm tín dụng lại được chia nhỏ thành ít nhất 10 tổ tín dụng – mỗi tổ tín dụng có một thành viên được bầu làm Tổ trưởng và 4 thành viên của tổ.

* Điều kiện vay vốn:

(1) Người vay vốn phải là khách hàng của ngân hàng Grameen và sinh hoạt trong Tổ tín dụng. Khi vay vốn, người vay vốn không phải thế chấp tài sản và thủ tục pháp lý hết sức đơn giản. Các trung tâm tín dụng họp với các thành viên 1 lần/1 tuần và trong cuộc họp này mỗi thành viên phải gửi tiết kiệm 1 taka (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) vào tài khoản của mình tại chi nhánh ngân hàng Grameen.

(2) Người vay vốn phải nộp một khoản lệ phí được xác định dựa trên số tiền vay để hình thành quỹ của tổ tín dụng.

* Quy chế cho vay:

Việc cho vay được thực hiện quay vòng 2 người mỗi lần trong mỗi tổ

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

tín dụng, trong đó các tổ trưởng lng là người được vay sau cùng. Chỉ khi 2 thành viên được cho vay trước trả nợ xong thì 2 thành viên tiếp theo mới được cho vay, Khi tổ trưởng trả xong nợ thì chuyển sang vịng quay lặp lại tiếp theo và lại có 2 thành viên khác được vay vốn.

Bên trong các Trung tâm tín dụng tại mỗi làng, có các cửa hàng bán tư liệu sản xuất nông nghiệp, chuyên bán các mặt hàng phục vụ sản xuất như: nông cụ, giống cây trồng, phân bón vơ cơ, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, … vừa thuận tiện cho người sử dụng vốn với giá phù hợp, vừa giám sát việc sử dụng vốn của người vay.

<i>(Nguồn: Theo www.grameen.com dẫn theo Ngơ Mạnh Chính, 2018) 1.2.1.2. Ngân hàng công nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) - Thái Lan </i>

Ngân hàng cơng nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là ngân hàng thương mại quốc doanh do Chính phủ Thái Lan thành lập vào ngày 01 tháng 11 năm 1966. Hằng năm, Ngân hàng được Chính phủ tài trợ vốn để thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nơng dân nghèo. Đồng thời, Chính phủ đã quy định các NHTM khác phải dành 20% tổng số vốn huy động được để cho vay lĩnh vực nông thôn hỗ trợ phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn. Các NHTM có thể cho vay trực tiếp số vốn này hoặc gửi vào BAAC cho vay nhưng thông thường các NHTM thường gửi BAAC.

Các hộ dân được vay vốn từ BAAC là các hộ nông dân có mức thu nhập dưới 1.000 Bath Thái/ năm hoặc và những người nông dân có ruộng thấp hơn mức trung bình trong khu vực. BAAC thực hiện chế độ cho vay cho người nghèo không cần phải thế chấp tài sản, tuy nhiên, các hộ vay vốn cần có sự thế chấp bằng sự cam kết đảm bảo của nhóm, tổ hợp tác sản xuất mà họ tham gia. BAAC thực hiện cho vay đối với hộ nông dân nghèo với lãi suất thấp hơn từ 1- 3%/năm so với lãi suất cho vay các đối tượng khác.

Hoạt động của Ngân hàng được phát triển một cách nhanh chóng. Năm 1995, BAAC báo cáo tổng nguồn vốn là 163.210 triệu baht, trong đó, 85%

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

khách hàng là nông dân. Đến năm 2014, BAAC đã báo cáo tổng tài sản là 1.431.040 triệu baht và lợi nhuận ròng là 10.368 triệu baht. 

Thành công quan trọng của BAAC đạt được có thể kể đến vai trị của mơ hình hợp tác xã Marketing nơng nghiệp tại các chi nhánh. Mơ hình hợp tác xã này đã giúp hình thành kênh phân phối, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ổn định cho nông dân cũng như đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. Lợi ích đem lại cho các khách hàng trong hợp tác xã là các sản phẩm nông nghiệp của họ được bán ra với mức giá phù hợp và đảm bảo các dịch vụ hậu mãi được tốt nhất.

Giai đoạn trước năm 1988, BAAC duy trì mơ hình một trụ sở chính tại Bangkok và 1 chi nhánh tại mỗi tỉnh. tuy nhiên, điều này đã gây nhiều khó khăn cho các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ xa trung tâm, trong việc thực hiện các hoạt động giao dịch với ngân hàng. Vì vậy, đến năm 1988, BACC đã mở rộng mạng lưới chi nhanh đến cấp huyện, các phòng giao dịch đến cấp xã để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dễ dàng hơn các dịch vụ của ngân hàng. Đến cuối năm 2014, Ngân hàng có 1.327 chi nhánh, 1.074 phịng dịch vụ, 2.001 máy ATM và 18.372 nhân viên (Nguồn: Ngân hàng Việt Nam (2001b) và

<i><b>1.2.2. Tình hình cho vay trong nước </b></i>

<i>1.2.2.1. Tình hình chung </i>

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2010 – 2020 đã được chi tổng vốn từ ngân sách Trung ương là 41.449 tỷ đồng (trong đó, chi cho đầu tư phát triển là 29.698 tỷ đồng, chi sự nghiệp là 11.751 tỷ đồng), với trên 90% nguồn vốn tập trung hỗ trợ cho các địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Những năm qua, mặc dù ngân sách nhà nước cịn nhiều khó khăn, nhưng Ngân hàng CSXH ln được Chính phủ quan tâm, bố trí cấp vốn điều lệ, vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội. NHNN Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Nam ban hành các thông tư hướng dẫn yêu cầu các TCTD nhà nước thực hiện gửi tiền 2% tại Ngân hàng CSXH (theo quy định của Điều 8 Nghị định của Chính phủ số 78/2002/NĐ-CP, ngày 4-10-2002) để tạo nguồn vốn dài hạn, ổn định cho Ngân hàng CSXH thực hiện tốt các chính sách tín dụng hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

Tuy ban đầu các ngân hàng này hoạt động đạt hiệu quả chưa cao vì do người dân cịn gặp khó khăn trong vấn đề về thủ tục vay vốn cũng như nguồn vốn vay còn hạn chế nên người nghèo còn gần ngại khi vay vốn, nhưng những năm gân đây Ngân hàng tổ chức cho các hộ nghèo vay vốn thông qua các tổ chức như: Hội phụ nữ, Hội nơng dân,... thì việc cho các hộ nghèo vay vốn đã đạt được các kết quả tích cực hơn. Ngân hàng CSXH đã thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt hiệu quả; ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào ở các vùng khó khăn, với hơn 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang cịn dư nợ; trong đó, dư nợ cho vay hộ đồng bào DTTS và miền núi đạt 56.550 tỷ đồng.

Giai đoạn 2011 - 2020, quy mơ tổng nguồn vốn cho tín dụng chính sách tăng từ 90.400 tỷ đồng năm 2010 lên 233.426 tỷ đồng đến thời điểm 31-12-2020; tăng trưởng đạt bình quân 10%/năm. Trong 10 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách tiếp tục được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước, đã có trên 21,5 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, với doanh số cho vay các chương trình tín dụng chính sách đạt 504.565 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã phát huy hiệu quả KT-XH, góp phần giúp gần 3,7 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 2 triệu lao động từ Quỹ Quốc gia về việc làm; giúp hơn 43 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; 1,5 triệu học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 11,6 triệu cơng trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; gần 43,5 nghìn căn nhà tránh bão, vượt lũ cho hộ gia đình miền Trung và đồng bằng sơng Cửu Long, gần 327 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và hộ các

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

gia đình chính sách, gần 13 nghìn căn nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, q trình triển khai tín dụng chính sách xã hội vẫn cịn một số khó khăn, bất cập. Nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội còn hạn chế so với nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách; cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự phù hợp với yêu cầu thực hiện các chương trình, chính sách có thời hạn cho vay dài; chất lượng tín dụng chính sách chưa đồng đều, tại một số địa phương, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, nhất là các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long; một số chương trình tín dụng tiềm ẩn rủi ro dẫn đến tăng nợ quá hạn (chương trình cho vay xuất khẩu lao động, cho vay nhà trả chậm vùng đồng bằng sông Cửu Long…).

<i>1.2.2.2. Kinh nghiệm cho vay của một số chi nhánh NHCSXH tại địa phương trong nước </i>

<i>a. Kinh nghiệm của NHCSXH huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn </i>

Giai đoạn những năm gần đây, cùng với nhiệm vụ cho vay vốn, nâng cao chất lượng tín dụng, Phịng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Ba Bể đã làm tốt công tác huy động tiền gửi tiết kiệm từ các tổ chức, cá nhân để tạo thêm nguồn vốn, góp phần tạo thêm cơ hội cho nhiều người dân vay vốn, phục vụ đầu tư sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Tính đến ngày 31/12/2021, tổng số tiền huy động tiết kiệm tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Bể trên 44 tỷ đồng, với 6.582 khách hàng là tổ chức và cá nhân tham gia. Trong đó, số tiền huy động từ thị trường là 36,8 tỷ đồng, với 482 tổ chức, cá nhân tham gia. Còn lại hơn 7,1 tỷ đồng là huy động thông qua hệ thống Tổ tiết kiệm và vay vốn, với 6.100 khách hàng gửi tiết kiệm.

Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Ba Bể đã phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức CT-XH tại các xã, thị trấn tổ chức đánh giá xét duyệt hồ sơ và giải ngân cho vay đúng đối tượng, quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn vốn. Tính đến 31/12/2021, tổng dư nợ của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Bể đạt trên 323 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 1,8%.

</div>

×