Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài Tiểu Luận Ppnckh Ql Kinh Tế.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.09 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHVIỆN KINH TẾ</b>

<b>BÀI TIỂU LUẬN </b>

<b>MƠN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ</b>

<b>Họ và tên: NGUYỄN HUYỀN MYMã số học viên: MP21150076</b>

<b>Lớp: Cao học Quản lý kinh tế K28 (Lớp 2)Khóa học: 2021 - 2023</b>

<b><small>LẠNG SƠN - 2022</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN</b>

<b>1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài</b>

Trong những năm đầu của Thế kỉ 21, thế giới đã được chứng kiến hàng loạt sự thay đổi của thế kỉ làm nền tảng cho sự phát triển cơng nghệ nói chung và cách mạng cơng nghiệp 4.0 nói riêng, trong đó, sự phát triển của mạng lưới thơng tin Internet, mạng viễn thông công nghệ 4G, 5G, công nghệ dữ liệu đám mây và trí tuệ nhân tạo… đã làm thay đổi phương thức kinh doanh và thói quen tiêu dùng của nhân loại. Trong những năm gần đây, mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng cơng nghệ đã xuất hiện, kết nối những người tham gia giao dịch với nhau và thực hiện những tương tác tạo ra giá trị mọi lúc, mọi nơi. Mơ hình này thậm chí đã trở thành một “nền kinh tế”, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Các mơ hình kinh doanh này có tốc độ phát triển và lan tỏa rất nhanh, tuy nhiên, thực tế đã phát sinh kèm theo một số vấn đề về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ví dụ: về cách thức hiển thị, cung cấp thơng tin cho người tiêu dùng, về chất lượng hàng hóa; cách thức tính giá; về trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện dịch vụ; về bảo mật thông tin…

Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) trong các năm qua chứng kiến sự bùng nổ và có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô, thu hút nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia. Trước khi có dịch bệnh COVID-19, tốc độ tăng trưởng TMĐT của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2025 được dự báo rơi vào khoảng 43%, đưa Việt Nam trở thành một nước có nền TMĐT tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, dự kiến đạt doanh thu 33 tỉ USD vào năm 2025. Chỉ tính riêng năm 2020, doanh thu TMĐT cũng được dự báo vượt ngưỡng 13 tỉ USD; năm 2021, số danh mục hàng hóa mà người dùng Việt mua sắm trực tuyến tăng 50%. Số gian hàng online tăng 40%, kéo theo mức tăng 1,5 lần tổng chi tiêu bán lẻ trực tuyến trên cả nước so với năm 2020. Những con số này đã chứng tỏ sự phát triển về quy mô và tầm quan trọng của TMĐT với người dùng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Theo thống kê của tổ chức “We are social”, tính đến tháng 1/2022 Việt Nam có 72,1 triệu người dùng Internet (chiếm 73,2% dân số). Trong đó, 51,78 triệu người mua hàng hóa qua Internet (52,5% dân số) với 50,2% ưa thích mua sắm qua điện thoại di động. Theo báo cáo SYNC Đông Nam Á 2021 của Facebook và Bain & Company, tại Việt Nam, cứ 7 trong số 10 người tiêu dùng đã được tiếp cận kỹ thuật số. Điều đó đồng nghĩa với việc cả nước có 53 triệu người tiêu dùng số vào cuối năm 2021. Việt Nam cũng được kỳ vọng là thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa TMĐT ước đạt 56 tỉ USD vào năm 2026.

Trong thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh covid 19, người Việt ngày càng ưu tiên mạng xã hội và mua sắm qua di động. TMĐT tại Việt Nam đang có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình những năm qua là từ 16% - 20%/năm. Sức ép của Covid-19 đã làm cho quá trình chuyển đổi số được rút ngắn, đưa TMĐT tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành kênh mua sắm quen thuộc hơn và "cứu" doanh thu cho nhiều đơn vị. Riêng năm 2021, tốc độ tăng trưởng TMĐT Việt Nam đạt mức 16% với Tổng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử (B2C) đạt trên 13,7 tỷ đô la. Dự kiến 2022 mức tăng trưởng đạt 17 - 20% và tổng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử (B2C) 2022 đạt trên 16 tỷ đô la.

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021 được Google, Temasek và Bain & Company công bố ngày 10/11/2021, đưa ra nhận định nền kinh tế Internet của Việt Nam dự báo trở thành nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, đạt 220 tỷ đô la Mỹ về Tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030.

Song hành với tốc độ phát triển của TMĐT thì cũng phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Với tính chất đặc thù của TMĐT như người mua và người bán không gặp mặt mà chỉ liên lạc trên mơi trường mạng, các cơng cụ tìm kiếm thuận tiện, cho phép người mua tìm kiếm dễ dàng, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đã xuất hiện ngày càng nhiều trên các gian hàng trực tuyến. Những vi phạm liên quan tới hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT ngày càng trở nên tinh vi trên môi trường Internet. Đặc biệt đối với một số các

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

sàn giao dịch TMĐT và các mạng xã hội. Việc lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền SHTT khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn diễn ra khắp nơi trên thế giới và trên những sàn TMĐT uy tín như Amazon, ebay, Alibaba, walmart… gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Thậm chí Jack Ma (Nhà sáng lập và điều hành tập đoàn Alibaba) đã nhận định: vấn nạn hàng giả như là căn bệnh “ung thư” của các website TMĐT.

Để chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng trên, góp phần làm trong sạch mơi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển TMĐT bền vững, Bộ Công Thương đã ban hành kế hoạch số 3304/QĐ-BCT và Quyết định số 2981/QĐ-BCT về tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phịng, chống bn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng khơng rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến hết năm 2020, trong đó đề ra 6 nhóm giải pháp. Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25 ngày 5 tháng 2020 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 3972 của Tổng cục QLTT về Kế hoạch đấu tranh, phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020, Lực lượng QLTT, Bộ Công Thương đã phối hợp các Bộ ngành liên quan tiến hành theo dõi, thu thập các thông tin về dấu hiệu vi phạm trên nền tảng TMĐT, dấu hiệu vi phạm về việc kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tại nhiều điểm nóng trên cả nước như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lào Cai, Nam Định, Hưng Yên...

Trên thực tế hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền SHTT không chỉ được mua bán trên môi trường mạng mà vẫn được bày bán công khai tại các cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại,v.v… TMĐT chỉ là phương thức kinh doanh mới bên cạnh phương thức kinh doanh truyền thống, vấn đề cuối cùng là phải kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, hàng hóa được sản xuất làm giả ngay tại Việt Nam hay nhập khẩu qua các cửa khẩu,

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

hay nhập lậu theo đường tiểu ngạch… Để giải quyết hiệu quả và triệt để vấn đề, không chỉ riêng Bộ Công Thương mà cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan như Cơng An, Bộ đội Biên phịng, Hải quan, Thơng tin và Truyền thông cùng các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (đối với từng nhóm mặt hàng) để kiểm sốt hàng giả, hàng khơng rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền SHTT ngay tại các cơ sở sản xuất trong nước và tại các cửa khẩu.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới; phía đơng bắc tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây, Trung Quốc với trên 231 km đường biên giới quốc gia; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Ngun; phía Đơng Nam giáp tỉnh Quảng Ninh và phía Tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Tỉnh Lạng Sơn bao gồm 10 huyện và 01 thành phố, trong đó có 05 huyện biên giới; có vị trí địa kinh tế, địa chính trị khá đặc biệt trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng, đồng thời là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường Quảng Tây và miền Nam Trung Quốc trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, có hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ rất thuận tiện nối liền với các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, có hệ thống cửa khẩu gồm 02 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng-Lạng Sơn), hệ thống cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, lối mở và các cặp chợ biên giới. Từ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị về đến thủ đô Hà Nội chỉ với khoảng cách trên 160 Km là điều kiện rất thuận lợi trong hợp tác phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc.

Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi trong việc thông thương, xuất - nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc nên trong những năm qua, nền kinh tế của Lạng Sơn liên tục phát triển, thu ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước, trong đó có đóng góp quan trọng của hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa. Trong các năm trở lại đây, hoạt động xuất nhập khẩu và quan hệ thương mại dưới các hình thức khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả tích cực; để ngày càng nâng cao năng lực và thu hút các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế của

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

tỉnh, từ năm 2012 đến nay, Lạng Sơn tiếp tục mở thêm các cửa khẩu phụ, các điểm thông quan, lối mở qua biên giới như: Na Hình (huyện Văn Lãng), Nà Nưa (huyện Tràng Định), Co Sâu, Co Sa, Pò Nhùng (huyện Cao Lộc)..., đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông, viễn thông, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp xuất -nhập khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Trung Quốc, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Nhưng bên cạnh những thuận lợi đó, Lạng Sơn cũng phải đối mặt với những thách thức chung của cả nước trong cơng tác kiểm sốt các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Lạng Sơn là tỉnh có đường biên giới dài với nước bạn Trung Quốc – một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và là một trong số những quốc gia có tỷ lệ sản xuất hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ lớn nhất thế giới (Theo báo cáo của GIPC thuộc Phòng thương mại Mỹ (USCC), khoảng 86% số hàng giả trên thế giới hiện nay có xuất xứ từ Trung Quốc). Mặt khác, công tác quản lý nhà nước về đấu tranh phịng, chống hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đặc biệt là trong TMĐT vẫn còn nhiều những bất cập.

Cục quản lý thị trường là một trong những cơ quan quản lý nhà nước có chức năng kiểm soát đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp lại chưa thể đáp ứng được vai trị, nhiệm vụ của mình. Ngun nhân là do cơ cấu đội ngũ công chức không đồng đều thiếu cả về số lượng và chất lượng; các công cụ quản lý còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cơng tác cịn thiếu; cơng tác thu thập thơng tin, dự báo tình hình cịn nhiều hạn chế; việc áp dụng và khai thác cơng nghệ thơng tin cịn yếu; sự phối hợp với chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng cịn lỏng lẻo... Do đó, việc nâng cao vai trị kiểm sốt của Cục quản lý thị trường góp phần đảm bảo quyền, lợi ích của doanh nghiệp, của các nhà sản xuất trong nước và người tiêu dùng đã trở thành một địi hỏi vơ cùng bức thiết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Kiểm soát của Cục quản lý thị trường</b>

<b>tỉnh Lạng Sơn đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trongTMĐT” là hết sức cần thiết nhằm đưa ra những giải pháp tổng thể, toàn diện</b>

nhằm đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm trong TMĐT; giúp công tác quản lý, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc việc chấp hành và thực hiện các quy định pháp luật về TMĐT của các doanh nghiệp, cũng như bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là hết sức cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội chung của toàn tỉnh,

<b>2. Tổng quan nghiên cứu</b>

Trong những năm gần đây, không chỉ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn mà trên cả nước cũng đã có rất nhiều Hội thảo, những bài báo, cơng trình khoa học đề cập đến nội dung công tác quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại, chống hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong đó có nghiên cứu đến vai trị, trách nhiệm của lực lượng Quản lý thị trường như:

Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát chống bn lậu hàng hóa nhập khẩu của Cục quản lý thị trường TPHCM” của Phan Nguyễn Minh Mẫn – Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh (2006). Luận văn trình bày khái qt về hàng hố nhập khẩu, vai trị chức năng của Cục quản lý thị trường; phân tích đánh giá hoạt động kiểm tra giám sát trong công tác đấu tranh chống bn lậu hàng hố nhập khẩu giai đoạn 2003-2005 của Cục quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh. Qua những phân tích đánh giá trong bài viết, tác giả đưa ra chín biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Luận văn thạc sỹ: “ Vai trò của nhà nước trong quản lý thị trường hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Hồng Thái - Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên (2014). Luận văn đã đánh giá thực trạng về vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hoá của Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên. Xây dựng được chín bảng phỏng vấn liên quan đến đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu, bài viết đã đưa ra một số quan điểm, giải pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

và kiến nghị để tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với thị trường hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020.

Luận văn thạc sỹ: “Quản lý thị trường nhằm chống kinh doanh hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” của Hoàng Việt Đức - Trường Đại học thương mại (2014). Đề tài đưa ra những cơ sở lý luận về hàng giả, phân tích cụ thể các nguyên nhân và tác hại đối với toàn xã hội. Đánh giá hiệu lực các văn bản quản lý nhà nước về chống kinh doanh hàng giả. Đưa ra một số giải pháp để hạn chế việc kinh doanh hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Tạp chí Tài chính số 10 kỳ 2-2015 có bài “Giải pháp nâng cao hiệu quả chống hàng giả, hàng nhái”. Bài viết đã nêu lên thực trạng nhiều vụ việc hàng giả, hàng nhái lớn bị phanh phui, phát hiện và xử lý trong thời gian gần đây cho thấy, quy mô, mức độ vi phạm ngày càng tinh vi và trắng trợn. Và đưa ra một số biện pháp để đầy lùi tình trạng này, nhằm bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.

- Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/2011 (499), trang 26 có bài “Vai trị quản lý Nhà nước trong hoạt động thương mại” của ThS. Đỗ Văn Tính. Qua bài viết, tác giả đã nêu lên những thành công của quản lý nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần nâng cao trình độ lao động, hình thành tư duy sản xuất trong điều kiện mới, lấy chất lượng hiệu quả làm thước đo, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên những tồ tại cần khắc phục trong xây dựng chính sách thương mại, kinh nghiệm trong quản lý của nhân viên Nhà nước, sự thiếu trách nhiệm trong điều hành chỉ đạo và những yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về thương mại. Qua những phân tích đánh giá trong bài viết, tác giả đưa ra chín giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Các cơng trình nghiên cứu phần nào đã chỉ ra vấn nạn của thị trường hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian gần đây và tầm quan trọng của quản lý nhà nước để khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

cũng như đưa ra những giải pháp về bộ máy quản lý, nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, thể chế, chính sách, thanh tra kiểm tra..., nhưng chưa có cơng trình nào đưa ra một giải pháp cụ thể cho công tác kiểm soát của Cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong TMĐT.

Từ thực trạng hoạt đông công tác chống hàng giả của lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn và trên cơ sở kế thừa những lý luận của cơng trình đi trước tác giả đã giải quyết vấn đề theo một hướng đi mới. Luận văn nghiên cứu đề tài: “Kiểm soát của Cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong TMĐT” là đi tiếp cận các văn bản, thông tư đã ban hành, xem xét những nhân tố, tác nhân tác động tới vấn đề quản lý cũng như vấn đề thực thi theo pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Từ đó đưa ra các kết luận đánh giá quá trình, các điểm cịn tồn tại, thiếu sót, có những giải pháp phù hợp phục vụ cho việc quản lý nhà nước trong cơng tác kiểm sốt, đấu tranh phịng, chống hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

<b>3. Mục tiêu của đề tài: </b>

Đề tài hướng tới những mục tiêu cơ bản sau:

- Xác định được khung nghiên cứu về kiểm soát của Cục Quản lý thị trường đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu cơng nghiệp.

- Phân tích được thực trạng kiểm soát của Cục Quản lý thị trường đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trong TMĐT tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn; xác định được ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong kiểm soát của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

- Đề xuất được một số giải pháp hồn thiện kiểm sốt của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trong TMĐT đến năm 2030.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

- Đối tượng nghiên cứu: kiểm soát của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trong TMĐT trên địa bàn tỉnh.

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu theo các nội dung: Nội dung kiểm soát, bộ máy kiểm sốt, hình thái và cơng cụ kiểm sốt và quy trình kiểm sốt.

- Phạm vi về khơng gian: Nghiên cứu hoạt động kiểm soát của Cục quản lý thị trường và các đội quản lý thị trường trực thuộc Cục; nghiên cứu hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động sản xuất và phân phối của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

- Phạm vi về thời gian: Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2017- 2022. Các giải pháp đề xuất áp dụng từ nay cho đến năm 2030.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>5.1. Khung nghiên cứu</b></i>

<i><b>5.2 Quy trình nghiên cứu</b></i>

<small>Quy trình kiểm sốtHình thái và cơng cụ kiểm soátBộ máy kiểm soát</small>

<small>Nội dung kiểm soát</small>

<small>Mục tiêu kiểm soát của CụcQuản lý thị trường đối với hànhvi vi phạm quyền sở hữu cơngnghiệp trong TMĐT.</small>

<small>- Phịng, chống các hành vi viphạm quyền sở hữu công nghiệp- Nâng cao ý thức chấp hànhpháp luật về sở hữu công nghiệpcủa các tổ chức, cá nhân tham giasản xuất, kinh doanh trên địa bàntỉnh. </small>

<small>- Bảo vệ quyền lợi của ngườitiêu dùng </small>

<small>Kiểm soát của CụcQuản lý thị trường đối</small>

</div>

×