Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tiểu luận đề tài đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.75 MB, 19 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN NGOẠI GIAO </b>

<b>KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ </b>

<b>TIỂU LUẬN </b>

<b>ĐỀ TÀI: ĐẢO </b>

Sinh viên thực hiện: <b>Hoàng Quỳnh AnhĐỗ Duyên Linh Nguyễn Mai Anh Nguyễn Phương Linh Nguyễn Minh Thủy Nguyễn Ngọc Mỹ Uyên Trần Nguyễn Kiều Oanh Nguyễn Phương Ngân </b>

Lớp: <b>CPQT-KTQT49.6_LT </b>

<i><b>Hà Nội, tháng 10 năm 2023</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>HỌC VIỆN NGOẠI GIAO </b>

<b>KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ </b>

<b>TIỂU LUẬN </b>

<b>ĐỀ TÀI: ĐẢO </b>

Sinh viên thực hiện: <b>Hoàng Quỳnh AnhĐỗ Duyên Linh Nguyễn Mai Anh Nguyễn Phương Linh Nguyễn Minh Thủy Nguyễn Ngọc Mỹ Uyên Trần Nguyễn Kiều Oanh Nguyễn Phương Ngân </b>

Lớp: <b>CPQT-KTQT49.6_LT </b>

<i><b>Hà Nội, tháng 10 năm 2023</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Quá trình thực hiện tiểu luận là giai đoạn quan trọng nhất trong quãng đời mỗi sinh viên. Tiểu luận là tiền đề nhằm trang bị cho chúng em những kỹ năng nghiên cứu, phân tích, lập luận để chúng em vận dụng kiến thức quý báu đã học.

Trước hết, chúng em xin trân trọng cảm ơn cô Bùi Hương Giang đã tận tình giúp đỡ, định hướng cách tư duy và cách làm việc khoa học. Đó là những góp ý hết sức quý báu khơng chỉ trong q trình thực hiện tiểu luận này mà còn là hành trang tiếp bước cho chúng em trong quá trình học tập và lập nghiệp sau này.

Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, tập thể lớp Công pháp quốc tế 6, những người luôn sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ trong học tập và cuộc sống. Mong rằng, chúng ta sẽ mãi mãi gắn bó với nhau.

Xin chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng mọi người. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2023

<b> NHÓM 8 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>BÁO CÁO PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC NHĨM 8 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><b><small>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 8 </small></b></i>

<i><b><small>4. Phương pháp nghiên cứu ... 8 </small></b></i>

<b><small>PHẦN NỘI DUNG ... 9 </small></b>

<b><small>1. Giới thiệu ... 9 </small></b>

<b><small>1.1 Giới thiệu chung về đảo ... 9 </small></b>

<b><small>1.2. Đảo lục địa ... 9 </small></b>

<b><small>1.3 Đảo đại dương ... 11 </small></b>

<i><b><small>1.4. Đảo nhân tạo ... 13 </small></b></i>

<i><b><small>1.5. Thống kê về đảo ở Việt Nam ... 13 </small></b></i>

<i><b><small>4.3. Ý nghĩa pháp lý của vụ kiện ... 17 </small></b></i>

<b><small>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 19 </small></b>

<small> ... </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>

1 ICJ Tòa án công lý quốc tế (International Court of Law)

2 UNCLOS Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (United Nations Conventions of Law Of the Sea)

5 <sub>1.2.5. </sub> <sub>Đảo Kalimantan (Borneo) </sub>

6 <sub>1.2.6. </sub> <sub>New Zealand (Đảo Bắc) </sub>

7 <sub>1.2.7. </sub> <sub>Đảo Madagascar </sub>

8 <sub>1.3.1. </sub> <sub>Đảo Macquarie </sub>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>

<i><b>1. Lý do lựa chọn đề tài </b></i>

Thế giới đã và đang chứng kiến sự gia tăng về mâu thuẫn về đảo, việc lựa chọn đề tài này nhằm để hiểu rõ tầm quan trọng chiến lược và kinh tế của biển đảo đồng thời là sự cần thiết trong việc hiểu rõ các quy định quốc tế liên quan đến biển đảo.

<i><b>2. Mục đích nghiên cứu </b></i>

Chúng tôi thực hiện bài tiểu luận này nhằm phân tích và hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành các quy định về biển đảo, nghiên cứu về cách xác định biển đảo theo Công ước Geneve 1958 và UNCLOS 1982 đồng thời liên kết với các án lệ liên quan đến tranh chấp biển đảo.

<i><b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b></i>

Đối tượng nghiên cứu chính sẽ là cách xác định, các quy chế pháp lý, án lệ và tranh chấp liên quan đến đảo, tập trung vào Công ước Geneve 1958 và UNCLOS 1982

<i><b>4. Phương pháp nghiên cứu </b></i>

Chúng tơi sẽ sử dụng phương pháp phân tích nội dung để xem xét và hiểu sâu về văn bản pháp lý của CƯ Geneve 1958 và UNCLOS 1982. Đồng thời, phương pháp so sánh sẽ giúp chúng ta đánh giá sự tương đồng và khác biệt giữa hai hiệp ước này, tạo nền tảng cho việc hiểu rõ hơn về cách chúng đã và đang ảnh hưởng đến quản lý và giải quyết tranh chấp biển đảo. Phương pháp nghiên cứu về tiền sử cũng sẽ được áp dụng để đặt nghiên cứu trong ngữ cảnh lịch sử rộng lớn, từ đó phản ánh sự phát triển và thay đổi trong quan điểm và quy định về biển đảo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>PHẦN NỘI DUNG </b>

<b>1. Giới thiệu </b>

<b>1.1 Giới thiệu chung về đảo </b>

<b>Đảo là phần đất được bao quanh hoàn tồn bởi nước nhưng khơng phải là lục </b>

địa. Hiện nay chưa có kích thước chuẩn nào để phân biệt giữa đảo và lục địa. Có thể phân loại đảo tự nhiên thành hai nhóm chính là đảo lục địa và đảo đại dương. Ngồi ra, cịn có đảo nhân tạo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>● </small> Đảo Greenland nằm trên thềm lục địa châu Mỹ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Có một dạng đặc biệt của đảo lục địa hình thành khi lục địa bị đứt gãy, được gọi là đảo tiểu lục địa. Những ví dụ nổi tiếng về đảo tiểu lục địa bao gồm New Zealand, (được hình thành từ đảo Bắc và đảo Nam) và đảo Madagascar.

<i>Ảnh 1.2.6. New Zealand (Đảo Bắc) </i>

<i>Ảnh 1.2.7. Đảo Madagascar </i>

<b>1.3 Đảo đại dương </b>

<b>Đảo đại dương là loại đảo không nằm trên thềm lục địa. Đa phần số đảo này </b>

được hình thành từ hoạt động của núi lửa; một số đảo lại được tạo nên từ các kiến tạo khi mảng địa chất dịch chuyển và nâng đáy đại dương lên khỏi mặt nước (ví dụ tiêu biểu có thể kể đến: đảo Macquarie gần Nam Cực), trong khi một số khác lại được san hô tạo nên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>Ảnh 1.3.1. Đảo Macquarie </i>

<b>1.3.1 Đảo núi lửa: </b>

<b> Đảo núi lửa là những hịn đảo được hình thành do sự hoạt động của núi lửa, phun </b>

trào ra dung nham. Khối lượng lớn dung nham được phun lên, sau đó nguội dần, tạo thành những hịn đảo.

<i>Ảnh 1.3.1.1. Đảo Aogashima Nhật Bản </i>

<b>1.3.2. Đảo san hô: Đảo san hơ là loại đảo nhiệt đới được hình thành từ khung </b>

san hơ và các sinh vật có liên quan với san hơ đó. Loại đảo này thường gặp ở những khu vực biển nông hoặc xung quanh đảo núi lửa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>Ảnh 1.3.1.2. Đảo Hòn Yến (Việt Nam)</i>

<i><b>1.4. Đảo nhân tạo </b></i>

Đảo nhân tạo là một phần đất bồi do con người tạo lập thông qua việc đổ đất và/hoặc đá xuống biển hay nói chung là một vùng nước. Từ lâu con người đã xây dựng đảo nhân tạo vì những mục đích khác nhau thơng qua việc kiến thiết đảo mới, mở rộng đảo tự nhiên hiện hữu hoặc hợp nhất các đảo nhỏ thành đảo lớn hơn.

<i>Ảnh 1.4.1. Đảo nhân tạo Pampus (Hà Lan) </i>

<i><b>1.5. Thống kê về đảo ở Việt Nam </b></i>

Thống kê từ nghiên cứu của Lê Đức An (1996) cho biết rằng có tổng cộng 2.773 đảo ven bờ, chiếm tổng diện tích là 1.720,8754 km², chủ yếu phân bố tại ven bờ biển vùng Đông Bắc với số lượng đảo lên đến 2.321. Trong khi đó, quần đảo Hồng Sa và Trường Sa là hai nhóm đảo nằm xa bờ. Theo thống kê sơ bộ của Lê Đức An (1999), hai quần đảo này bao gồm 41 đảo (bao gồm cả đảo san hô và cồn san hô), 331 rạn san hô và 16 bãi ngầm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>2. Các xác định </b>

<i><b>2.1. Khái niệm đảo:</b></i> Theo quy định tại khoản 1 Điều 121 của Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS), “đảo” được hiểu là “Một vùng đất hình thành một cách tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng nước này vẫn ở trên mặt nước”. Theo Điều 121(1) của UNCLOS 1982, định nghĩa đảo tiếp tục áp dụng tiêu <i><small> </small></i><sup>1</sup>

chí từ Điều 10(1) UNCLOS 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải. Để được coi

<i>là đảo, một thực thể phải đáp ứng các tiêu chí sau: </i>

<i><b>2.1.1 Một vùng đất </b></i>

Tiêu chí "đảo" - trên phương diện pháp lý - yêu cầu một vùng đất tự nhiên. Điều này đòi hỏi vùng đất phải có mối liên kết tự nhiên với đáy biển và tính chất "terra firma" - đất khơ ráo/đất liền.

Do đó, các tàu neo, tảng băng và các vật liệu trôi không được coi là đảo, vì chúng khơng liên kết với đáy biển và khơng có tính chất terra firma. Tuy nhiên, đảo không chỉ gồm thành phần vật liệu đất mà cịn có thể bao gồm bùn, cát, đá... Điều này được xác nhận trong các án lệ từ thế kỷ XIX (ví dụ: Mississippi năm 1805) đến nay (ví dụ: <small>2</small>

Nicaragua v. Colombia năm 2012). <small>3</small>

<i><b>2.1.2 Hình thành một cách tự nhiên </b></i>

"Được hình thành một cách tự nhiên" có nghĩa là thực thể xuất hiện mà khơng có sự can thiệp trực tiếp của con người.

Nhiều đảo trên thực tế là san hơ. Chúng được hình thành trong nhiều thế kỷ do sự phát triển của rặng san hô trong điều kiện bình thường của nước biển, tạo ra các mỏm đá ngầm và ngày càng lớn lên, nổi lên khỏi mặt nước. Mặc dù rặng san hô không là một phần địa chất của đáy biển, nhưng chúng được xem là đảo do hình thành tự nhiên và liên kết với đáy biển. Điều này được củng cố bởi thực tế và các phán quyết của ICJ trong vụ Colombia v. Nicaragua (2012).

<small> </small>

<small>1TS. Lê Thị Tuyết Mai (09/08/2019), UNCLOS 1982: Cơ sở pháp lý quốc tế thiết lập trật tự pháp lý trên biển, Truy cập ngày 18/10/2023.</small>

<small>2ICJ (2012), “Teritorial and Marintime Dispute (Nicaragoa v. Colombia)”, para.373ICJ (2012), “Teritorial and Marintime Dispute (Nicaragoa v. Colombia)”, para.37.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>2.1.3 Có nước bao bọc và ở trên mặt nước khi thủy triều lên </b></i>

Để đáp ứng nhu cầu trên, đảo phải khơng có kết nối với lục địa hoặc đảo khác. Nếu đảo được nối liền với đất liền hoặc đảo khác bằng bãi cát hoặc đường cao thì chỉ được coi là một phần của bờ biển. Tuy nhiên, nếu đảo được nối liền với đất liền hoặc đảo khác bằng một cây cầu, thì nó vẫn được xem là có nước bao bọc và khác biệt hoàn toàn so với một bán đảo.

Ngoài ra, đảo phải nằm trên mặt nước, kể cả khi thủy triều lên. Tuy nhiên, việc xác định mực nước thủy triều và thời gian đảo ở trên mặt nước không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì khơng có quy định rõ ràng trong luật quốc tế. Thông thường, thủy triều lên là khi mực nước đạt đến mức cao nhất do tương tác của Mặt Trăng và Mặt Trời với Trái Đất. Tuy nhiên, độ cao của mực nước thủy triều cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bão và điều kiện thời tiết khác. Vì vậy, UNCLOS I đã đề xuất thêm cụm từ "một cách lâu dài" để xem xét các trường hợp ngoại lệ. Theo đó, "đảo là một vùng đất được bao bọc bởi nước, nằm trên mực nước cao một cách lâu dài trong các hồn cảnh bình thường". UNCLOS I không chấp nhận thuật ngữ này và thay vào đó sử dụng thuật ngữ "hình thành một cách tự nhiên" theo đề xuất của Mỹ. Do đó, luật quốc tế khơng u cầu rằng một đảo phải tồn tại hoàn toàn trên mặt nước một cách vĩnh viễn và lâu dài. Điều này đồng nghĩa với việc một đảo có thể biến mất trong một số trường hợp và vì các lý do khác nhau. Điều này có thể ám chỉ đến việc đảo có thể là những đảo núi lửa hoặc cấu trúc không ổn định khác và được coi là đảo theo quy định pháp lý "nhưng có thể biến mất trong tương lai".

<i>2. Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác. </i>

<i>3. Những hịn đảo đá nào khơng thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì khơng có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. <small>4</small></i>

Về nguyên tắc, UNCLOS thừa nhận địa vị pháp lý của đảo ngang bằng với đất liền, vì vậy, đảo là đối tượng của thụ đắc lãnh thổ. Do đó, khi một đảo thỏa mãn toàn bộ các yếu tố cấu thành theo Điều 121 thì đảo đó sẽ có quy chế pháp lý đầy đủ như đối với lãnh thổ đất liền với các vùng biển là: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc

<small> </small>

<small>4Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, 10 tháng 12 năm 1982, Điều 121</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

quyền kinh tế và thềm lục địa. Còn đối với các đảo rơi vào khoản 3 Điều 121 thì khơng có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Nếu đảo thuộc chuỗi đảo, nằm sát và chạy dọc ven bờ thì đảo có thể được sử dụng làm điểm cơ sở trong phương pháp cơ sở đường thẳng bởi quốc gia có chủ quyền với đảo đó. Với những đảo xa bờ, tùy vào đặc điểm của đảo, quốc gia có chủ quyền có thể yêu sách đầy đủ vùng biển hoặc một số vùng biển hạn chế nếu là đá.

Liên quan đến một số trường hợp đặc biệt như bãi cạn lúc nổi lúc chìm, theo định nghĩa tại điều 13 của UNCLOS: bãi cạn lúc nổi lúc chìm giống với đảo là vùng đất hình thành tự nhiên, bao bọc bởi nước nhưng khác biệt với đảo là chỉ nổi khi thủy triều xuống thấp và chìm khi thủy triều lên cao.

Tuy nhiên, về quy chế pháp lý, bãi cạn lúc nổi lúc chìm khơng phải là đối tượng của yêu sách chủ quyền lãnh thổ. Nếu bãi cạn lúc nổi lúc chìm nằm trong phạm vi 12 hải lý và tại đó có cơng trình ln nổi được xây dựng trên đó, hoặc được sự thừa nhận chung của cộng đồng quốc tế thì bãi cạn lúc nổi lúc chìm có thể được sử dụng làm điểm cơ sở.

Còn với trường hợp những bộ phận đảo cấu tạo bằng san hơ hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, thì đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất ở bờ phía ngồi cùng của các mỏm đá, như đã được thể hiện trên các hải đồ được quốc gia ven biển chính thức công nhận, theo điều 6 của UNCLOS.

<b>4. Án lệ liên quan: Vụ kiện Biển Đông năm 2016 giữa Philippin và Trung Quốc </b>

<i><b>4.1. Diễn biến </b></i>

Năm 2013, Philippin kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài, tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và quyền lợi của Philippines trên Biển Đông bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo trái phép. Bên phía Trung Quốc tun bố sẽ khơng tham gia vào q trình pháp lý và từ chối chấp nhận bất kỳ quyết định nào. Tuy nhiên, phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 lại cho phép thành lập tòa phân xử bất kể sự khơng tham gia của một bên nào đó và quy định rằng "việc vắng mặt của một bên không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố tụng". Trên cơ sở này, Tòa trọng tài vụ kiện Philippines - Trung Quốc đã được thành lập theo phụ lục VII với sự tham gia đơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

phương của Philippines. Sau quá trình thụ lý kéo dài 3 năm, ngày 12/7/2016, phía Tịa trọng tài đã đưa ra những quyết định cuối cùng về vụ kiện Philippines - Trung Quốc

Hình 4.1."Đường lưỡi bị" phi pháp mà Trung Quốc đưa ra với mưu đồ độc chiếm

Biển Đông.

<i><b>4.2. Kết quả </b></i>

Tòa Trọng tài tuyên bố yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc khơng có cơ sở pháp lý, Trung Quốc khơng có quyền lịch sử đối với các vùng biển nằm bên trong đường 9 đoạn trên Biển Đơng, khơng có cấu trúc nào mà Trung Quốc đòi chủ quyền ở Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế. Qua việc xem xét các hồ sơ, các đảo Trường Sa trong lịch sử từng được các nhóm nhỏ ngư dân từ Trung Quốc và các nước khác sử dụng, trong đó có hoạt động của một số cơng ty của Nhật Bản. Tuy nhiên Tòa Trọng tài cho rằng việc sử dụng tạm thời các cấu trúc không dẫn đến việc cư ngụ của một cộng đồng ổn định. Do đó, Tịa Trọng tài kết luận rằng các cấu trúc nổi tại Trường Sa đều là đảo đá về mặt pháp lý và không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.

<i><b>4.3. Ý nghĩa pháp lý của vụ kiện </b></i>

Tòa Trọng tài đã bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc, khẳng định Trung Quốc khơng có cơ sở pháp lý để địi quyền kiểm sốt các vùng biển và tài nguyên nằm hoàn toàn bên ngoài giới hạn của các vùng biển mà Trung Quốc được hưởng theo Cơng ước. Phán quyết này có ý nghĩa quan trọng khi bác bỏ tính phi lý của yêu sách “đường 9 đoạn”, điều đã gây ra nhiều phản đối và bất đồng trong khu vực.

Bên cạnh đó, phán quyết của Tòa Trọng tài đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với các cấu trúc ở Trường Sa, đồng thời khẳng định các cấu trúc này không thể được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Điều này đã góp phần ngăn Trung Quốc mở rộng quyền tài phán trên Biển Đông. Vụ kiện của

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Philippines và Trung Quốc không liên quan đến vấn đề chủ quyền về mặt pháp lý, vì vậy vấn đề chủ quyền đối với các đảo Trường Sa chưa được giải quyết.

Tòa Trọng tài đã xác định rằng các hành động của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, bao gồm can thiệp trái phép vào việc thăm dị dầu khí, cấm đánh bắt cá, xây dựng đảo nhân tạo, xâm phạm môi trường biển và an ninh hàng hải, đã vi phạm quyền chủ quyền và tài phán của Philippines, đi ngược lại với Công ước luật biển và vi phạm pháp luật quốc tế.

Phán quyết của Tịa Trọng tài có ý nghĩa lịch sử quan trọng vì đây là lần đầu tiên tại một thiết chế Tòa án quốc tế, đã bác bỏ những lập luận và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông từ trước đến nay. Phán quyết không chỉ giải quyết vấn đề Philippines là bên ngun đơn mà cịn liên quan đến tồn bộ cuộc tranh chấp ở Biển Đông, cho phép các quốc gia nhỏ như Việt Nam có cơ hội sử dụng cơ quan trọng tài quốc tế để phân xử tranh chấp.Tòa án đã bác bỏ yêu sách về quyền lịch sử và giá trị của “đường 9 đoạn”, điều này mang lại lợi ích lớn nhất cho cuộc xung đột chung ở Biển Đông.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×