Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Phòng số 6 Chekhov Thái độ và hành động ivant và ragin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.92 KB, 25 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>2. 1.2. Thái độ, hành động bản thể</b>

<b>* Thái độ của Ivant và Ragin đối với bản thể</b>

Anton Pavlovich Chekhov dành cho trang văn của bản thân một thế giới nhân vật vô cùng to lớn, với những con người thuộc tầng lớp va ngành nghề khác nhau. Qua những nhân vật mà mình khắc hóa, Sê Khốp dường như đã dựng lên một thời kì của đất nước Nga, về cuộc sống Nga mà theo Phortunatop

<i>thì đó là “một bức tranh tồn cảnh rộng lớn của những tính cách, những điểnhình thuộc các giai tầng khác nhau”. Trong đó, hiện thực được A.Chekhov</i>

quan tâm, chất vấn sâu sắc nhất trong tác phẩm là thăm khám sự chuyển biến tâm lý tinh vi và tính cách con người, trong đó nổi trội lên là thái độ trong hành trình giải nghĩa bản thể của cặp nhân vật song trùng Ivan – Raghin.

Căn phòng số 6 hay hình ảnh một nước Nga bị giam cầm trong một nhà tù - nơi hủy hoại những bình diện bên trong lẫn bên ngoài con người. Cả Ivan và Raghin đứng trước một hiện thực tăm tối ấy đều cùng chung một thái độ sợ hãi, thậm chí đớn hèn. Nhưng ở mỗi nhân vật lại có thái độ lo sợ theo những cách khác nhau. Ivan bộc lộ nỗi lo sợ ngay khi nỗi đau chưa chạm vào anh, cứ như mới bước vào cuộc sống anh đã bắt đầu mệt mỏi và sinh bệnh. Nỗi đau

<i>của hiện thực với anh đúng hơn như là một ám ảnh “Lúc nào hắn cũng khíchđộng cảm thấy như đang chờ đợi một điều gì mơ hồ sắp xảy ra. Chỉ cần mộttiếng sột soạt khẽ ở ngoài hành lang hay một tiếng quát ở ngoài sân cũng đủlàm cho hắn ngẩng phắt đầu lên và lắng tai nghe ngóng…Và mỗi lần như vậy,gương mặt hắn lộ vẻ lo lắng và ghê sợ đến cùng cực”. Chứng kiến cảnh bắt bớ</i>

người khác của chính quyền xã hội, trong lịng Ivan khấp khoải cảm giác

<i>“khơng hiểu tại sao anh chợt có cảm giác là chính mình cũng có thể bị xiềngxích, và bị áp giải vào nhà lao qua những ngỏ hèm bùn lầy như thế này”. Có</i>

phi lý lắm khơng một người khơng hề có tội gì nhưng ln canh cánh trong lịng tội ác, ln sợ người ta vu khống mình, ln sợ mình bị xử oan? Nhìn vào thực trạng đất nước Nga lúc bấy giờ, hẳn ta có thể dễ dàng lí giải được nguyên nhân. Xã hội khủng hoảng trầm trọng với những trì trệ khiến con người lung lay,

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

chẳng còn biết đâu là điểm tựa thật sự cho mình. Mặt khác, họ lại bị ràng buộc

<i>bởi những định kiến của xã hội, trở thành kẻ “nô lệ tinh thần”: “Vả lại nóichuyện cơng lý há chẳng buồn cười lắm ru, khi mà mọi sự cưỡng bức đều đượcxã hội coi như một sự tất yếu phải chăng và hợp lý, và mọi hành động nhân ái,như một bản tuyên án tha bổng chẳng hạn, đều làm bùng lên cả một làn sóngbất mãn, hằn học?”. Sự sợ hãi ở đây của Ivan được nâng lên tột độ, trở nên một</i>

cách dữ dội như lên cơn động kinh. Đối với anh, nỗi sợ không chỉ dừng lại ở trạng thái bệnh lý đơn thuần mà nó là sự ám ảnh ngay trong tâm lý nhân vật lúc

<i>nào anh cũng thấy “việc này khả nghi quá”, “hình ảnh mấy người tù và mấyngười lính áp giải khơng lúc nào khơng lởn vởn trong tâm trí anh, và một mốilo âu khơng sao hiểu nỗi…”. Có thể thấy, trong đầu nhân vật luôn bị ám ảnh bởinỗi sợ và dù có tự dặn lịng rằng “Sự thật và lương tri mách bảo cho anh biếtrằng những nỗi lo sợ của anh đều là hão huyền, chẳng qua vì anh có bệnh thầnkinh mà ra cả, còn như bị bắt, bị bỏ tù, thì nếu nhìn sự việc một cách rộng rãihơn, thật ra chẳng có gì là khủng khiếp hết – miễn lương tâm mình trong sạch;nhưng anh càng suy luận một cách minh mẫn và logic bao nhiêu, thì nỗi lo âutrong tâm hồn anh càng da diết khổ sở bấy nhiêu”. Chính nỗi sợ trong lịng đã</i>

dần ăn mòn con người anh ta, gây ra cảm giác ám ảnh mà nhiều khi anh lại cho

<i>rằng cảm giác đó là hồn tồn có cơ sở ở hiện tại: “Anh nghĩ bụng: Những ýnghĩ đen tối ngày hôm qua mà cứ ám ảnh anh mãi như vậy thì chắc trong đócũng phải có một phần sự thực. Chẳng lẽ nó lại tự dưng hiện lên trong đầu ócngười ta, khơng hề có ngun do gì cả?”. </i>

Ở đây, Chekhov đã sử dụng đề tài “Con người nhỏ bé”, một đề tài khá quen thuộc và có tính truyền thống của văn học Nga trong thế kỉ XIX để nói lên sự yếu ớt của những con người thấp cổ bé họng, những con người luôn sống trong cái bao của chính họ, sự tù túng, nỗi lo lắng và sợ hãi. Như ta đã biết “Con người nhỏ bé” đã xuất hiện trong văn học Nga từ những sáng tác của Puskin, đến Tolstoy, Gogol,...Đề tài này không ngừng được phát triển, không ngừng được mở rộng và được khám phá trên nhiều phương diện mới, làm tiền đề cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

việc phát triển những chủ đề mới, với các tư tưởng mới mẻ, tiến bộ. Con người nhỏ bé trong văn học Nga, đúng như tên gọi của nó, thường là những con người ở dưới đáy xã hội, họ là những con người khơng có quyền lực, quyền hành trong tay họ, nếu có, thì cũng là cái gì đó rất cỏn con, chỉ có hiệu lực lên những con người nhỏ bé khác, tài sản cũng khơng nhiều, họ là những người có số phận đáng thương, thường bị coi thường, hiếp đáp. “Con người nhỏ bé” xuất hiện ở Ivan là con người bị những nỗi lo sợ dồn ép tất cả lí trí, thái độ đến mức thái quá, nó khiến cho mọi việc Ivan thực hiện để trốn chạy trở nên ngớ ngẩn và trở thành một “căn bệnh khó chữa”. Ám ảnh nỗi đau khổ hay “thói nơ lệ tinh thần” chính là ngục tù tâm hồn giam giữ con người nhỏ bé, là một hiện tượng tiêu cực mà tác giả đã chứng kiến và nó xuất hiện đầy rẫy trong xã hội lúc bấy giờ. Điều này làm tầm thường hóa con người, hạ thấp nhân cách và văn hóa của họ. Thói nơ lệ tinh thần, rõ ràng làm số phận con người nhỏ bé, vốn đã đáng thương, lại càng đáng thương hơn, cuộc đời của họ như là một cái bóng lủi thủi trong xã hội, là những đời thừa, với những thái độ cũng vô nghĩa lý không kém. Trớ trêu hơn cả, những điều ấy, tuy đến từ xã hội nhưng lại do chính con người nhỏ bé tự gây ra cho mình.

Thật vậy, nước Nga cuối thế kỉ XIX dưới sự kế vị của Nikolai III đã siết chặt hoạt động chính trị- văn hóa- xã hội, bóp nghẹt tự do dân chủ. Điều này đã

<i>đưa nước Nga đến “hồng hơn u ám”, đẩy vơ số trí thức Nga buồn chán, mấtniềm tin vào tương lai của đất nước và từ đó họ thu mình trong “vỏ ốc, kéo lêmột cuộc sống qua ngày mịn mỏi”. Trong đó, đại diện tiêu biểu cho giới tri</i>

thức là bác sĩ Raghin. Cùng chung một thái độ sợ hãi như Ivan nhưng Raghin

<i>chọn cho mình một “cuộc sống trong bao”- một cuộc sống “đang mòn đi, rỉ ravà mốc lên”. Chính vì vậy, nỗi sợ hãi của Raghin chỉ tập trung trong những</i>

dòng suy nghĩ tự hỏi bản thân một cách đầy u uất. Các suy nghĩ của ông đều viện dẫn rất nhiều lý do để tránh đi “nỗi sợ đụng chạm” với người khác. Tuy ông kết luận rằng bệnh viện trong thị trấn là vơ ln và rất có hại cho sức khỏe

<i>mọi người do đó nên phóng thích bệnh nhân và đóng cửa nhưng “ông lại suy</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>xét thấy rằng chỉ một ý muốn của cá nhân ông thơi khơng thể thực hiện nổiviệc này, mà dù có thực hiện được thì cũng chẳng có ích gì”. Ơng cố tách lìakhỏi những rắc rối của cuộc đời, hình thành cho mình một thái độ “hình nhưkhá dửng dưng đối với những chuyện rối ren trong bệnh viện”. Nhân vật dường</i>

như không biết và gần như không muốn biết những nỗi khổ của người khác, ông chỉ muốn được sống trong vỏ bọc do chính mình tạo ra, với sách vở, với những suy nghĩ lý tưởng hóa của bản thân. Có thể chưa bao giờ con người thu mình vào lớp vỏ “kiến thức, suy nghĩ” là một tai hại với cuộc đời. Con người chúng ta được sinh ra để sống một lần duy nhất, ấy vậy mà Raghin lại sợ cuộc sống, lại cách li, thu mình, há chẳng phải là một sự u nhọt, một mảnh đời chẳng có ý nghĩa gì? Dường như ở đây có một quyền lực vơ hình chi phối cuộc sống của nhân vật đến mức đáng thương! Cuộc sống của ơng hằng được lặp lại một cách máy móc: sáng dậy vào khoảng tám giờ, mặc quần áo và uống trà, ơng ngồi đọc sách trong phịng giấy riêng và hay ra bệnh viện, đến tối thường trò chuyện với bạn là ông chủ sự bưu vụ, tối lại tiếp tục đọc sách. Những triết thuyết của ông về con người, trí tuệ nhân loại, cái chết và sự bất tử tuy là nghiêm túc nhưng lại không được ông tiến hành đem ra chủ trương cải cách xã hội. Tất cả chỉ bởi một nỗi sợ vơ hình trong lòng nhân vật. Khi mà cả nước Nga đặc biệt là giới tri thức buồn chán, mất hết niềm tin vào tương lai của nước nhà, họ kéo lê cuộc đời thu mình vào khoảng lặng để nương náu. Họ cảm thấy mình như một vật thí nghiệm cho những lần cải cách tư tưởng dần trở nên giáo điều, mệt mỏi của phái Cách mạng và phái Tự do. Cả Ivan và Raghin đều có những thái độ sợ hãi nhất định với cuộc sống, họ cố gắng làm mọi cách để tránh va chạm với thế giới, trở thành những đứa con của “thói nơ lệ tinh thần”. Cũng chính từ đây, trong hành trình giải nghĩa bản thể, họ cảm thấy bất lực, thờ ơ với những khát vọng mãnh liệt của ngay chính bản thân mình. Nói cách khác, họ rơi vào thái độ đều khơng hiểu được chính bản thân mình, nhận thức được sự “phân ly cách biệt của mỗi cá thể”.

Đồng tiền, định kiến nỗi đau, giai cấp - ba thứ Chekhov khắc khoải chấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

vấn nhất trong tác phẩm, cũng chính là nguyên nhân đẩy con người xa cách nhau. Trong đó, định kiến nỗi đau cũng khiến cho con người ta trên hành trình

<i>khơng hiểu được thật sự Mình là ai? “To be or not to be”? Nếu Ivan khơng hiểu</i>

mình đa phần do chứng bệnh tác động và ln bộc lộ điều đó ra ngồi cịn Raghin lại khơng hiểu mình do những suy nghĩ quẩn quanh trong đầu và không muốn bộc lộ cho ai biết. Đây là bước cản rất lớn để từ đó hình thành nên bi kịch “con người khơng hiểu lẫn nhau”. Chính nhận vật tự tạo ra chính mình những chủ nô hà khắc, không chỉ họ không nhận thức được rằng mình đang nhìn người khác bằng cái khung cố hữu mà còn họ đang tự huyễn hoặc trong nội tại bản thân, khiến nhân vật nhiều lúc không thể hiểu được mình đang muốn điều gì. Nhân vật Ivan thật sự là một con người hiền lành, thông minh thậm chí có những triết lý sâu sắc. Nhưng căn bệnh tự anh ta tạo ra mình đã nhiều lúc làm cho những ý tưởng đó trở nên điên loạn, tựa như một thứ bệnh thật sự. Anh đã

<i>tự nhận ra rằng “Tôi mắc chứng bách hại cuồng, tôi ln ln lo sợ khổ, nhưngcó những phút lịng tơi tràn ngập niềm khát khao đối với cuộc sống, và nhữnglúc như thế tơi sự mình phát điên. Tơi muốn sống lắm, muốn sống ghê gớm!”hay “Những khi tôi ước mơ, có những bóng ma lởn vởn quanh tơi. Có nhữngngười nào đó đến cạnh tơi, tơi nghe những tiếng nói, tiếng nhạc, và tơi có cảmgiác mình đang dạo trên một khóm rừng bên bể và tơi chợt thấy muốn chạy vạybon chen, muốn lo lắng…”. Chính những hành động rồ dại của căn bệnh xen lẫn</i>

những khao khát mãnh liệt của nhân vật làm người đọc có cảm giác trong anh xuất hiện hình ảnh một con người và hình ảnh một kẻ điên dại. Một con người

<i>với những khao khát tự do, ước mơ được hòa nhập vào thế giới nhưng lại “rõràng làm như vậy chẳng được ích gì, đành thơi suy luận và để mặc cho nỗi loâu và tuyệt vọng tha hồ khống chế mình”. Nhân vật tự tạo cho mình “cảm giáclà bạo lực của cả thế giới này đã đổ dồn hết lên lưng anh và đuổi riết theo anh”</i>

khiến cho nhân vật đánh mất mình trước hồn cảnh. Một con người – chủ nhân

<i>tương lai của đất nước mà lại buông ra câu hỏi “Thế thì khủng khiếp q!Nhưng tơi biết làm gì bây giờ? Làm gì?”. Một sự xáo trộn trong bản thể được</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>thể hiện thông qua hàng loạt những thái độ tự bộc lộ của nhân vật “Lời lẽ củahắn lộn xộn, rối rắm như lời mê sảng, cứ tuôn ra từng đợt ngắn chẳng có gì làmạch lạc, và nhiều chỗ rất khó hiểu, thế nhưng trong những lời lẽ ấy cũng nhưtrong giọng nói của hắn vẫn có một cái gì tốt đẹp vơ cùng”. </i>

Thái độ khơng hiểu chính mình cũng xảy ra ở nhân vật Raghin nhưng lại theo một chiều hướng khác, chỉ xoay quanh những suy nghĩ bên trong của nhân

<i>vật. Ta có thể sự mâu thuẫn ngay trong chính dịng suy nghĩ đó: “Mặc dầu tơicứ có cảm giác là mình sẽ khơng bao giờ chết. Tơi nghĩ bụng: lão khọm già,đến lúc rồi đấy chết đi là vừa! Thế nhưng trong lịng lại có tiếng ai thầm nhủ:đừng tin, mày không chết đâu…” hay ông vốn u q trí thơng minh và lịng</i>

trung thực nhưng ơng cũng nhận thức được bản thân không đủ nghị lực và lịng tin vào chính nghĩa, điển hình là thái độ khi người ta vẫn lừa gạt bác sĩ, ông tuy

<i>“đỏ mặt tía tai lên, ơng cảm thấy mình có lỗi, nhưng rốt cục vẫn ký”. Bản thânnhân vật trong hành trình nhìn nhận bản thân chỉ cốt tập trung vào “Bác sĩRaghin lắng nghe nhưng chẳng để ý khách nói những gì, ơng cứ trầm ngâm suynghĩ ở đâu đâu”. Có thể thấy, việc giải nghĩa bản thể của nhân vật khơng được</i>

đặt trên trục chính của thực tế để tìm tịi, giải nghiệm mà chỉ đơn thuần đặt trên định kiến của bản thân. Điều này không chỉ dẫn đến bi kịch con người không hiểu nhau mà còn ảnh hưởng lớn đến việc tri nhận bản thân mình. Đó là bi kịch khơng hiểu chính mình, bi kịch của con người khơng dám nói lên tiếng lịng của mình. Phải chăng vì vậy Raghin khơng biết mình sẽ phải làm gì và cần những gì trong cuộc sống. Điều này dẫn đến việc ông tự lý giải cho sự bất lương của

<i>mình hồn tồn nằm ở thế giới bên ngồi “Mình phục vụ một cơng việc có hạivà ăn lương của những con người mà mình lường gạt; mình là người bất lương.Nhưng xét bản thân mình thì chẳng có cái gì hết. Như thế nghĩa là kẻ chịu tráchnhiệm về sự bất lương của mình khơng phải là mình, mà là thời đại…”. Khơng</i>

hiểu rõ chính mình, ơng cịn ngỡ rằng ơng trưởng bưu sự Mikhain Averianovich là người ch thân và là người tri kỉ có thể hiểu được ơng. Cho đến khi cuộc sống “chạm nhẹ” vào thì bản thể mà ơng tự dựng ra cho mình mấy lâu nay vỡ vụn

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

một cách tan tành. Ông chua chát nhận ra rằng người tri kỉ bấy lâu hồn tồn khơng hiểu được mình, hồn tồn là một kẻ dung tục thật sự. Thế rồi, ơng lại tìm cách “chốn chạy” sự dung tục, nỗi đau khổ mà bấy lâu nay ơng chỉ mới đứng ngồi quan sát và nhìn nhận phiến diện. Chạy khỏi người bạn của mình hay chạy để trốn chính mình? Phải chăng ơng đang dần nhận ra cuộc sống mà mình có chưa bao giờ là cuộc sống mong muốn? Có lẽ vì vậy mà ơng bắt đầu có những biểu hiện của việc rời xa cuộc sống vốn có của mình. Nhưng vừa vùng tách khỏi “lớp bao” của mình, ơng đã đối diện với bi kịch cũng giống như Ivan – bị tống vào nhà thương điên. Đến khi gần đối diện cái chết, ý thức cá nhân của

<i>con người cũng manh nha được trở lại. Ông đặt ra câu hỏi “Vậy tại sao hạngtép riu lại khơng triết lý, nếu nó bất mãn? Một con người thơng minh, có họcthức, biết tự hào, biết quý trọng tự do, một con người xứng đáng là hình ảnhcủa Thượng đế, mà lại khơng có lối thốt nào ngồi cách về làm thầy thuốc ởmột cái tỉnh xép bản thỉu; ngu dốt và suốt đời quanh quẩn với những bầu giác,những con đỉa, những miếng thuốc cao…”. </i>

<i>Ở đây, có một điều đặc biệt là tác phẩm tên là “Phòng 6” và Raghin là</i>

thànnh viên thứ 6 trong bệnh viện đó mà con số 6 trong Kinh Thánh lại liên quan đến ngày thứ 6 trong việc tạo dựng Trái Đất và Con người của Đức Chúa

<i>Trời. Sau khi Chúa trời tạo nên mọi loài, Người đã phán: “Đức Chúa Trời phánrằng: Chúng ta hãy làm nên lồi người như hình ta và theo tượng ta, đặng quảntrị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, lồi cơn trùng bị trên mặt đất, vàkhắp cả đất” (Sáng thế ký 1:26). Ở đây, không phải ngẫu nhiên mà Raghin làthành viên thứ 6 cũng là người phát ngơn “Con người là hình ảnh của Thượngđế” (ở đây có thể hiểu là Chúa trời). Con người là hình ảnh của Chúa trời bởi lẽ</i>

con người mang trên mình phẩm giá đặc biệt vượt lên trên mọi vật, Con người là đỉnh cao của tạo thành và Thiên Chúa tạo dựng mọi sự cho con người. Điều đó có nghĩa là bản thể con người khác với các lồi vật khác ở chỗ chúng ta có cá tính riêng tư, nhận thức riêng tư, cho nên mỗi người có quyết định riêng cho mình. Con người có đạo đức và tự do trong sự phối hợp của ba yếu tố: cơ thể,

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

tâm thần và tâm linh. Đó là ý nghĩa của việc Đức Chúa Trời dựng nên con người theo ảnh tượng của Ngài. Nhưng con số 6 vốn mang tính chất khơng trọn vẹn khơng hồn hảo vì nó kém số bảy – số đại diện cho cho sự trọn vẹn, ngày gắn liền với công việc nghỉ ngơi của Chúa Trời khi tạo dựng xong mn lồi, ngày nghỉ lễ Sabat. Hơn nữa sinh vật được tạo ra trong ngày này vốn khơng được hồn hảo “mười phân vẹn mười”, là một cơng trình vốn mang đầy tội lỗi.

<i>Từ ngày Đức Chúa Trời tạo ra con người, chúng ta không ngừng “phạm tội lỗivà vụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (câu chuyện Adam và Eva, câu</i>

chuyện Cain và Abel, câu chuyện tháp Babel, câu chuyện dân Israel thờ thần tượng bị vàng…). Chính vì vậy, con người vẫn cứ đối mặt với thế giới hoạn lạc, đầy dẫy sự chết chóc của chiến tranh. Đặt trong bối cảnh nước Nga, ở nhân vật Raghin và có thể kể cả Ivan đó là việc họ đánh rơi mất bản thể của mình, đánh rơi đi sự tự do trong cả thể xác lẫn tâm hồn – thứ mà Chúa đã lịng lành ban phước cho con người.

Trong q trình giải nghĩa bản thể, cả Ivan và Raghin là cặp nhân vật song trùng đều trở thành nạn nhân của thói dung tục ngu xuẩn và hèn hạ. Thế nhưng trong sự song trùng, chúng ta cũng có thể thấy được sự khác biệt trong thái độ của hai nhân vật được thể hiện trong cùng một vấn đề tương đồng:

1.Thái độ trước thói “tinh thần nô lệ” của hiện thực

- Bộc lộ sợ hãi ngay khi nỗi đau chưa chạm vào <i>kéo lê một cuộc sốngqua ngày mòn mỏi”</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

vào bên trong thông qua suy nghĩ mâu thuẫn nhau

- Tìm cách “trốn chạy” khỏi con người trước đây

<b>* Hành động của Ivant và Ragin đối với bản thể</b>

<b>- Những hành động tạo nên sự giống nhau trong quá trình giải nghĩabản thể của cặp nhân vật song trùng Ivant và Ragin:</b>

Cặp nhân vật Ivant và Ragin là cặp nhân vật cho thấy rõ nhất việc sử dụng bút pháp “song trùng” của Sê-khốp. Cũng từ chính những nét “song trùng” trong tư tưởng đã dẫn đến sự “song trùng” nới hành động của cả hai nhân vật. Bởi tư tưởng chính là ngọn đèn chỉ đường cho con người, để con người hành động và khẳng định bản thân. Và tư tưởng đã chi phối hành động của cả hai

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nhân vật để chúng ta khẳng định rằng: Ivant, Ragin - cặp song trùng trong hành động trên quá trình giải nghĩa bản thể cá nhân.

“Song trùng” - song song và trùng nhau, nhìn vào tác phẩm của Sê-khốp có thể thấy cả hai nhân vật Ivant và Ragin hiện lên trong tác phẩm của ông với những nét trùng nhau khiến đọc giả không khỏi ngạc nhiên khi vừa đọc tác

<i><b>phẩm. Ivant - Ragin - những con người hành động vì cuộc đời. Trong hành động</b></i>

của mình cả hai làm sống dậy bản tính lương thiện trong tâm hồn họ. Ivant

<i>-một người bị mắc chứng bách hại cuồng, thế nhưng “lời lẽ của hắn lộn xộn, rốirắm như lời mê sảng, cứ tuôn ra từng đợt ngắn chẳng có gì là mạch lạc, vànhiều chỗ rất khó hiểu, thế nhưng trong những lời lẽ ấy cũng như trong giọngnói của hắn vẫn có một cái gì tốt đẹp vơ cùng.” Ivant thèm được nói, nhưng hắn</i>

lại khơng nói, nhưng đến khi sự kìm chế đó vượt sức mình thì Ivant đã hành động. Lời nói trong cơn mê sảng, nhưng hành động nói ra đó chính là hành động tự giải mã cho bản thân mình - để mình được nói lên tiếng nói riêng của cá nhân mình về những điều trơng thấy giữa cuộc đời.

<i>Ivant lên tiếng vạch trần xã hội lúc bấy giờ “hắn nói về sự hèn hạ của conngười, về bạo lực chà đạp lên chân lý, về cuộc sống tươi đẹp của nhân loại trêncửa sổ phút phút lại nhắc nhớ đến sự đần độn và tàn ác của những kẻ bạongược” hay đó chính là hành động tự giải cứu cho cuộc đời mình, một bước</i>

chuyển trong hành động của Ivant - một người điên nhưng lại là người tỉnh nhất trong xã hội lúc bấy giờ.

Ragin với vai trị là một bác sĩ ơng gặp gỡ bệnh nhân mình trong hành động với cuộc đời để tìm về hành động cho chính bản thân mình. Sau khi nhận

<i>về với khu bệnh viện có phịng số 6 này “ông tiếp bệnh nhân từ sáng tới trưa,tự tay mổ xẻ lấy, lại đích thân làm cơng việc hộ sinh nữa” Ragin hành động để</i>

tự khẳng định giá trị của bản thân mình, giá trị của một bác sĩ có ý đức giữa cuộc đời.

Từ những hành động vì cuộc đời, cả hai nhân vật hướng đến sự khẳng định giá trị của bản thân mình. Nếu như Ivant với cương vị là một bệnh nhân,

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Ivant thể hiện sự hành động của một con người lương thiện. Trong tận cùng ngõ cụt của cuộc đời, khi con người ta mất đi lí trí rơi vào trạng thái điên loạn nhưng hành động vẫn chứng tỏ được sự lương thiện trong bản thân họ. Thì ta cũng bắt gặp hành động khẳng định giá trị con người nơi vị bác sĩ Ragin. Ragin cứu bệnh nhân hay đó cũng chính là cái cách hắn hành động để giữ sự lương thiện cho chính bản thân mình. Đó chính là sự tương đồng trong hành động mà ta có thể thấy rõ nhất ở hai nhân vật Ivant và Ragin.

Sự tương đồng tiếp đến ở hai nhân vật này đó chính là sự tương đồng

<i><b>trong q trình chuyển biến của hành động. Ivant từ một người sống với hành</b></i>

động lương thiện, yêu thương những người xung quanh, chứng bách hại cuồng đã đưa anh đến với phịng số 6. Hắn bắt đầu có hành động xem thường những

<i>hành động diễn ra nơi thị trấn này “cuộc sống ngột ngạt và buồn tẻ, các giới ởđây không có những hồi bão cao cả, học sống một cuộc đời mờ nhạt, vơ nghĩa,chỉ biết bổ cứu cho tình trạng đơn điệu của cuộc sống bằng sự hung bạo”. Bằng</i>

sự nhận thức sâu xa về cuộc sống nhiều sự xấu xa, đơn điệu, con người ấy đã hành động trốn chạy, ám ảnh về cái xấu để rồi kết cục trong sự chuyển biến hành động ấy đã đưa Ivant vào phòng số 6, nơi giam cầm thân xác con người nhưng với anh nơi ấy lại là nơi tự do về tâm hồn. Như vậy, quá trình hành động của Ivant là quá trình đi từ hành động vì cộng đồng thu nhỏ lại thành hành động vì chính cuộc đời mình.

Ragin cũng vậy, Ragin khác Ivant ở chỗ Ragin lại là bác sĩ chữa trị cho Ivant, là người chứng kiến một cách rõ nhất những công việc, hành động của những con người nơi phòng số 6. Từ một người trong hành động và lời nói đầy

<i>sự nhỏ nhẹ “nhưng dáng đi ông điềm đạm, nhịp bước của ơng dè dặt, rón rén;hễ gặp ai cũng dừng lại trước tiên nhường lối và cất cái giọng thanh dịu dịuchứ khơng phải trầm ồm ồm như vóc dáng vạm vỡ của ông khiến người tatưởng nhầm” Ragin biến đổi hồn tồn khi nhìn thấy rõ bộ mặt của xã hội</i>

Ragin lên tiếng tự đấu tranh cho bản thân mình bằng hành động phản bác lại những người thường xun đến thăm ơng, nói đến việc cưới vợ cho ông, khiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>ông vô cùng tức giận “ thật là nhảm nhí…chả nhẽ ơng khơng thấy là ơng đangnói những chuyện nhảm nhí hay sao? … Các ông đi đi! … Cả hai, xéo ngay, cảhai!” Hành động phản kháng lại trước cuộc sống của Ragin về sau cũng chính</i>

là một nguyên nhân đẫn đến việc ơng bị đẩy vào phịng số 6.

Chúng ta có thể nhìn thấy được sự song trùng của cặp nhân vật này thơng q q trình chuyển biến trong hành động của họ. Ivant từ con người sống vì cộng đồng, được mọi người yêu mến thì nay đã trở về với bản ngã thực sự của cuộc đời mình. Trở về với hành động cho chính bản thân mình, tự giải thốt nhưng sự giải thốt bản thân lại bị kiềm cặp trong phòng số 6. Ragin là nhân vật cho thấy sự chuyển biến trong hành động một cách rõ ràng nhất. Nếu không chứng kiến những chuyển biến của cuộc đời thì chính Ragin cũng khơng thể hành động mạnh mẽ dám đứng lên phẫn uất với những người bạn được. Nhưng họ là chung kết quả của hành động - họ đều sống những tháng năm cuối đời nơi phòng số 6.

Và điểm tương đồng cuối cùng trong hành động của hai nhân vật này đó

<i><b>chính là những cột mốc làm thay đổi hành động của họ. Ivant dựa vào nhận thức</b></i>

để hành động, anh vẫn sống một cuộc đời bình thường cho đến khi anh nhùn

<i>thấy những cái xấu xa giữa cuộc đời “về đến nhà, suốt một ngày hơm ấy hìnhảnh mấy người tù và lính áp giải khơng lúc nào khơng lởn vởn trong tâm tríanh”. Cịn Ragin cột mốc làm thay đổi hành động chính là sự giận giữ của anh</i>

trong cuộc gặp gỡ với hai người bạn thân. Hai cột mốc này có sự khác nhau ở từng người và dẫn đến những hành động khác nhau , chúng ta sẽ bàn ở phần khác nhau giữa hai nhân vật này. Nhưng nhìn chung, những cột mốc là cơ sở để cho nhân vật hành động, cả hai nhân vật này khơng tự thân mình hành động mà họ nhìn vào cuộc sống, nhìn vào những nhận thức về cuộc đời để từ đó hành động. Hành động để tự giải thốt cho bản thân mình, tự tìm cho mình một bản thể thuộc về chính mình. Mỗi người có một cuộc hành trình riêng, điều đó cũng là nguyên do làm nên sự song trùng trong cặp nhân vật này. Giống nhau ở điểm xuất phát, ở quá trình hình thành tư tưởng để đi đến sự thay đổi và hành động.

</div>

×