Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.7 KB, 27 trang )

Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một phần rất quan trọng mà mỗi sinh viên đều phải
hoàn thành trước khi tốt nghiệp ra trường. Đặc biệt là sinh viên nghành kĩ thuật
Trong thời gian thực tập này, mỗi sinh viên sẽ có điều kiện va chạm với
thực tế, bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho mình, học hỏi cách
làm kĩ thuật viên, một nhân viên trong công ty ôtô thực sự. Để cùng với những
kiến thức trang bị ở trường làm hành trang cho công việc sau này.
Bên cạnh đó việc thực tập còn giúp sinh viên biết cách tự giải quyết các
khó khăn trong công việc thực tế. Học tập được tác phong, kỷ luật lao động
trong công ty và trong nghành công nghiệp. Nâng cao lòng yêu nghề, yêu công
việc của mình.
Kết thúc đợt thực tập này em đã rút ra được rất nhiều bài học cũng như
kinh nghiệm trong cách xử lý công việc thực tế, đồng thời củng cố thêm được
rất nhiều kiến thức đã được học trên ghế nhà trường.
Song vì thời gian thực tập chỉ ở trong thời gian nhất định và chưa có
nhiều kinh nghiệm, cộng thêm đó là khoảng thời gian em phải ở lại trường ôn
luyện để dự thi “ kĩ năng nghề ” nên thời gian thực tập của em bị rút ngắn lại. Vì
vậy em mong quý thầy cô và các bạn nhận xét, góp ý giúp cho bài báo cáo thực
tập của em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tám đã tận tình
hướng dẫn thực tập cho em. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn anh
Trần Anh Sơn là quản lý Gara xe ôtô cùng các anh trong xưởng đã tạo điều kiện
và giúp đỡ, chỉ bảo em hết lòng trong đợt thực tập tại Gara. Và cũng cảm ơn nhà
trường đã sắp xếp lịch thực tập cho các sinh viên để hoàn thành khóa học tại
trường theo chương trình đào tạo.
Đà Nẵng, ngày 4 tháng 6 năm 2012
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 1
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Từng là sinh viên của trường Trung cấp Kĩ thuật- Kinh Tế, nay là trường


Cao đẳng Nghề Đà Nẵng, anh Trần Anh Sơn là sinh viên khóa 2005- 2007 sau
thời gian học tại trường cộng với hơn 1năm học hỏi kinh nghiệm ngoài thực tế.
Kèm theo đó là việc đáp ứng nhu cầu sửa chữa ôtô ngày càng tăng, với số lượng
ôtô đổ xô về thành phố Đà Nẵng ngày càng nhiều để phục vụ du lịch, tham
quan… Năm 2009, anh Sơn chính thức thành lập Gara xe ôtô cho riêng mình và
để đáp ứng nhu cầu đó, anh chọn dòng xe Mercedes Benz MB140 là dòng xe du
lịch thịnh hành nhất hiện nay để phục vụ bảo dưỡng- sửa chữa.
Ban đầu khi mới khởi dựng Gara, cơ sở vật chất cũng còn thiếu sót,
nhưng hiện giờ nhờ vào sự kiên trì làm việc, tạo dựng được niềm tin với khách
hàng, số lượng xe liên hệ đến Gara của anh để bảo dưỡng- sửa chữa càng tăng
lên. Do đó mà cơ sở vật chất tại Gara cũng ngày càng được hoàn thiện hơn,
phục vụ công tác bảo dưỡng- sửa chữa được tốt hơn.
Với tinh thần làm việc có trách nhiệm, đặt tính an toàn cho người lái xe
và hành khách cũng như trong khi làm việc lên hàng đầu nên tạo được niềm tin
lớn cho khách hàng, nâng cao uy tín làm việc của Gara. Cùng với tính kiên trì,
chịu khó trong công việc bảo dưỡng- sửa chữa có thể rút ngắn thời gian chết xe
của khách hàng, nhất là các xe chạy Tour trong mùa du lịch. Vì thế đem lại sự
hài lòng tối ưu nhất của khách hàng.
Gara ôtô nằm gần tuyến đường Phạm Văn Đồng, nơi có nhiều khu du
lịch, nghỉ mát nên lượng xe du lịch đến đây khá lớn, mặt bằng làm việc rộng rãi
thu hút số lượng xe đến bảo dưỡng nhiều
Công việc chính của Gara là bảo dưỡng- sửa chữa máy, gầm xe du lịch,
cứu Pan các xe hư hỏng hoặc gặp sụ cố ngoài đường.

GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 2
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
CÁC CÔNG VIỆC LÀM ĐƯỢC TRONG
THỜI GIAN THỰC TẬP
Vì lý do tại đơn vị thực tập chỉ làm một dòng xe nên nội dung công việc thực
tập của em chỉ riêng về dòng xe Mercedes Benz MB140. Tại đó em được tham

gia làm một số việc sau:
1) Sửa chữa két nước.
2) Thay rô tin trụ cánh gà trên.
3) Thay dây cuara và puly máy phát điện.
4) Sửa chữa thước lái bị chảy dầu.
5) Thay su đỡ hai tai nhíp và ống giảm chấn.
6) Bảo dưỡng phanh trước ( phanh đĩa), và phanh sau (phanh guốc).
7) Thay nhớt, lọc nhớt, lọc dầu, lọc gió.
8) Thay rô tin thước lái ngoài .
9) Thay đệm su giảm xốc sau đuôi hộp số.
10) Thay phốt bán trục (phốt lắp trên vỏ hộp số).
NỘI DUNG CHI TIẾT CÔNG VIỆC THỰC TẬP
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 3
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
SỬA CHỮA KÉT NƯỚC
1) Hiện tượng hư hỏng: Khi chạy xe lái xe quan sát thấy nước nóng rất nhanh
và kiểm tra mực nước trong bình tràn thấy hao nước nhiều, có nước chảy nhỏ
giọt phía dưới đầu xe, sờ nước chảy ra thấy nóng.
2) Nguyên nhân: Sau khi kiểm tra, phát hiện nắp bầu trên két nước bị nứt nên
rò rỉ nước. Lượng nước trong bình tràn hao đi nhiều nên không đủ nước làm
mát và nhiệt độ trên đồng hồ báo nước tăng nhanh.
3) Tiến hành làm việc:
Chuẩn bị nơi làm việc và dụng cụ:
• Chèn lốp xe và kéo phanh tay, mở nắp cabô.
• Dụng cụ: Cờlê 10; 13, Tê 10, tuýp 7, cán tự động nhỏ, trục vít dẹt, trục vít
4 cạnh.
Quy trình tháo:
• Mở nắp nước bình tràn (khi mở chú ý nếu ta vừa vặn nắp ra mà có nước
trào ra thì xe đó có thể bị thổi roang nắp máy).
• Dùng tuýp 10 mở chốt xả nước của két nước vào xô, rút chốt xả ra ngoài.

• Tháo nắp nhựa che dàn đầu, dùng trục vít 4 cạnh để tháo và cậy nắp nhựa
ra.
• Tháo nắp che lọc gió ra, dùng tê 10 tháo.
• Tháo còi xe, dùng cờlê 13 tháo bu lông giữ còi, rút giắc điện còi và lấy
còi ra.
• Tháo tấm cố định két nước, cổ nhớt với khung xe và cản. Dùng tê 10 tháo
và dùng cờlê 10 tháo tấm giữ khỏi cổ nhớt.
• Tháo cudê ống nước trên và dưới bình nước tràn, dùng cán tự động nhỏ,
tuýp 7 hoặc trục vít tháo, rút ống nước ra ( lấy cudê ra ngoài luôn). Lấy
bình nước tràn ra ngoài cất cẩn thận vào 1 nơi để khỏi nhầm lẫn với các
xe khác ( cẩn thận kẻo làm gãy các ống nhỏ trên bình).
• Tháo tấm đỡ bình tràn.
• Tháo quạt lồng sóc trước dàn nóng, dùng tê 10 tháo quạt và tháo bulông
của cản. Sau đó kéo cản ra và đồng thời đẩy dàn nóng vào để lấy quạt
lồng sóc ra.
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 4
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
quạt lồng sóc
• Tháo cudê và ống nước bắt vào bầu trên và bầu dưới két nước, dùng tuýp
7, tự động nhỏ.
• Tháo dàn nóng ra khỏi két nước.
• Tháo tấm nhựa che quạt gió khỏi két nước, tách các gờ trên tâm nhựa bắt
vào két nước,nhưng không rút ra.
• Tháo tấm đệm giữ chốt két nước và rút két nước ra ngoài.
Các chi tiết, bulông, ốc vít được tháo ra đều cho vào khây để khỏi thất lạc và
gọn gàng.
Sửa chữa: Mua nắp bầu trên mới và mang tới chổ làm két nước để xúc két
nước và thay nắp bầu mới.
Cổ nước bầu trên Nắp bầu trên két nước
cổ nước bầu dưới

Két nước sau khi được xúc sạch và thay nắp bầu trên
Quy trình lắp: Ngược lại quy trình tháo, tuy nhiên có vài điểm cần chú ý:
• Cho két nước vào đúng vị trí, chốt giữ két nước vào đúng lỗ.
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 5
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
• Khi lắp gờ tấm nhựa che quạt gió và dàn nóng vào két nước cần chỉnh
cho vừa khít các gờ và các bulông cho cân bằng dàn nóng và két nước.
• Bắt đầy đủ các cudê và ống nước, vặn cudê vừa chặt, cẩn thận làm nứt
vỡ các ống gắn trên bình tràn và két nước.
• Trước khi bỏ quạt lồng sóc vào không nên bắt cudê ống nước bầu trên
két nước.
• Giắc đúng lại các giắc cắm điện của còi và quạt lồng sóc.
• Đổ nước làm mát vào, tiến hàng cho nổ máy thử và quan sát xem có rò rỉ
nước hay không, đồng thời theo dõi đồng hồ nhiệt độ nước xem nước có
nóng nhanh hay không.
4) Hoàn tất công việc: Lau dọn dụng cụ đồ nghề, hạ cabô và lau xe cho khách
những chổ dính dầu mỡ bẩn, thu dọn nơi làm việc, lấy kê bánh xe ra.
5) Nhận xét công việc:
• Người hướng dẫn: anh Sơn.
• Mức độ công việc: Bình thường.
• Công việc này cũng khá phức tạp, phải thật cẩn thận kẻo hỏng các cổ
nhựa trên bình tràn, két nước. Và phải biết cách để lấy các bộ phận ra 1
cách dễ dàng, hay lắp các bộ phận vào mà không bị vướng bởi các chi tiết
khác…
THAY RÔTIN TRỤ CÁNH GÀ TRÊN
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 6
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
1) Hiện tượng hư hỏng: Khi xe chạy trên đường, tài xế lái xe cảm thấy bị rần
rần tay lái, và có tiếng kêu cạch cạch ở gầm bánh xe trước. Đặc biệt khi đi vào
đường xấu có nhiều ổ gà thì tiếng kêu càng lớn.

2) Nguyên nhân: Do rôtin cánh gà trên bị hỏng, thiếu mỡ, mòn quá mức dẫn
đến bị rơ, nếu bình thường thì khi ta lắc rôtinvề các phía nó xoay đều và không
bị rơ.
3) Tiến hành làm việc:
Chuẩn bị nơi làm việc và dụng cụ:
• Chèn lốp xe sau và kéo phanh tay.
• Dụng cụ: Tuýp 19; 21; 22; 24, cán L, cán tự động, ống công, trục vít dẹt,
cờ lê 14; 22; 24, kiềm bằng, kiềm xẹc líp, búa, trục trượt, cảo rôtin lái.
Cho tất cả dụng cụ vào khây.
• Cậy nắp chụp bulông siết lốp, dùng tuýp 21 hoặc 19 với cán L và ống
công nới lỏng các bulông siết lốp.
• Đưa kít vào secxi xe, kít nâng 2 bánh xe trước lên nổi khỏi mặt đất, dùng
chân kê để kê vào secxi xe cho chắc chắn, sau đó xả kít hạ xe xuống.
Quy trình tháo:
• Tháo 2 bánh xe trước, đẩy bánh xe vào dưới gầm xe cho đỡ vướng.
• Tháo cùm phanh đĩa trước, dùng cờlê 14 tháo bulông ty trượt rút cùm
phanh ra.
• Dùng trục vít dẹt cậy các tấm bố phanh ra, chú ý quan sát xem có mòn bố
phanh không để báo cho chủ xe biết để thay. Đồng thời kiểm tra ty trượt
của phanh đĩa có lỏng không để sửa chữa (mang bộ phanh đĩa đến chổ gia
công để hàn bù lại ty trượt và gia công lai cho chính xác). Đây cũng là
nguyên nhân dẫn đến tiếng kêu cạch cạch khi phanh.
• Tháo chốt chẻ khóa đai ốc và đai ốc chốt cầu thước lái ra, dùng kiềm
bằng tháo chốt, dùng cờlê 22 hoặc 24 tháo ốc chốt cầu. Để ốc chốt cầu
bằng mặt bulông và dùng cảo để cảo đầu chốt cầu lái ngoài ra khỏi ngõng
quay lái. Tiện thể dùng tay lắc lê kiểm tra xem đầu chốt cầu và rô tin lái
trong có rơ, hư hỏng không.
• Tháo ống giảm chấn trước, đưa kít vào để kít cánh gà dưới lên, dùng cờlê
24 hoặc tuýp 24 tháo bulông giảm chấn (kít cánh gà dưới lên để tháo
bulông cho dễ dàng và tránh bulông bị trờn ren).

• Tháo bulông chốt giữ rôtin trụ cánh gà trên, dùng cờlê 22 giữ 1 đầu
bulông, đưa tuýp 22 vào dùng cán L và ống công nới lỏng đai ốc ra, thay
cán tự động vặn cho nhanh, dùng cán trượt đóng bulông ra.
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 7
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
• Đưa kít vào giữa cánh gà trên và dưới, kít tách cánh gà trên và rôtin trụ ra
khỏi cụm moay ơ, dùng tay lắc lê thấy rôtin bị rơ nhiều, mở chụp su rôtin
ra thấy khô mỡ. Ôm cụm moay ơ lắc lê qua lại để kiểm tra lun rôtin trụ
của cánh gà dưới. Nếu rôtin trụ dưới tốt hết thì để cụm moay ơ ngã qua 1
bên.
• Xả ốc tâng đầu xe ra (ốc tâng của thanh xoắn), dùng cán L hoặc tự động,
tuýp 22 để xả ốc tâng.
• Tháo bu lông bắt cánh gà trên với secxi xe, dùng cờlê 22 giữ 1 đầu
bulông, đưa tuýp 22 vào dùng cán L và ống công nới lỏng đai ốc ra, thay
cán tự động vặn cho nhanh. Lấy 2 bulông ra.
• Dùng cán L và ống công bấy cánh gà trên ra khỏi lỗ bulông đồng thời
dùng búa đóng cánh gà về phía sau để lấy cánh gà và thanh xoắn ra ngoài.
Sửa chữa:
• Tháo xẹc líp giữ thanh xoắn với cánh gà ra (dùng kiềm xẹc líp bóp để
tháo), đóng thanh xoắn ra, vệ sinh 2 đầu thanh xoắn và lỗ then hoa trên
cánh gà.
• Tháo xẹc líp giữ rôtin trụ để đóng lấy rôtin trụ ra.
• Ép thay rôtin trụ mới vào và bỏ xẹc líp vào cho chắc chắn.
Quy trình lắp: Ngược với quy trình tháo, cần chú ý vài điểm:
• Không đóng thanh xoắn vào cánh gà trước khi lắp cánh gà, chỉ cho thanh
xoắn vào lỗ then hoa, sau đó cho đầu kia thanh xoắn vào lỗ của bộ tâng,
tiếp theo mới cho cánh gà vào lỗ bulông bắt cánh gà.
• Bắt 2 bulông giữ cánh gà với xecxi xe xong mới đóng thanh xoắn vào lỗ
then hoa cánh gà, khóa xẹc líp lại.
• Đẩy moay ơ vào để lắp rôtin trụ trên vào, chú ý điều chỉnh cho rãnh trên

rôtin xoay về phía lỗ để bắt được bulông.
• Sau khi lắp xong hết các bộ phận gầm trước ta siết các bulông gầm thật
chặt, chú ý bỏ chốt chẻ cho rôtin lái.
• Cuối cùng ta siết ốc tâng thanh xoắn lại.
• Bắt các bánh xe lại, siết chặt.
• Kít xe lên, lấy chân kê ra, xả kít hạ xe xuống. tiến hành siết chặt lại các
bánh xe, đậy nắp chụp bánh xe lại.
4) Hoàn tất công việc:
• Cho lái xe chạy thử xe tới - lui và phanh xe gấp để đầu xe gập lên xuống
cho thanh xoắn bung ra, sau đó dừng xe đo và điều chỉnh lại chiều cao
của đầu xe ( đo khoảng cách từ đỉnh vành bánh xe đến mép khung cửa xe,
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 8
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
khoảng cách chuẩn từ 22,5 mm – 23,5 mm, dùng tuýp 22 và cán L để xả
hoặc siết bulông tâng thanh xoắn để nâng hoặc hạ đầu xe).
• Lau dọn dụng cụ đồ nghề, lau chùi những chổ bẩn trên xe, thu dọn nơi
làm việc, lấy kê bánh xe và thả phanh tay ra.
5) Nhận xét công việc:
• Người hướng dẫn: anh Đà
• Mức độ công việc: Hơi khó
• Công việc đòi hỏi phải dùng sức nhiều, làm rất mệt, kê kít hết sức cẩn
thận, chú ý tay chân và dụng cụ thận trọng không bị thương hay làm trầy
xướt xe của khách, phải lựa thế mà tháo các chi tiết ra, siết gầm cẩn thận
chắc chắn vì tính an toàn công việc này rất cao.

THAY DÂY CUARA VÀ PULY MÁY PHÁT ĐIỆN
1) Hiện tượng hư hỏng: Nổ máy nghe có tiếng kêu rít rít của dây cuara và
tiếng rò rò của ổ bi puly máy phát điện, chạy xe thấy xe kéo tải yếu.
2) Nguyên nhân: Dây cuara bị nứt, mòn, bị bỡ và ổ bi puly máy phát bị hỏng.
Cầm máy phát quay puly nghe có riếng rò rò va puly bị rơ.

3) Tiến hành công việc:
Chuẩn bị nơi làm việc và dụng cụ:
• Chèn lốp xe và kéo phanh tay, mở nắp cabô, rút hết cọc bình điện ra để
tháo máy phát.
• Dụng cụ: Cờlê 10; 13; 22, Tê 10, tuýp 7; 17; 15, lục giác 5, cán tự động
nhỏ, trục vít dẹt, trục vít 4 cạnh, cán tự động lớn, cán L.
Quy trình tháo:
• Mở nắp nước bình tràn.
• Dùng tuýp 10 mở chốt xả nước két nước vào xô, rút chốt xả ra ngoài.
• Tháo nắp nhựa che dàn đầu, dùng trục vít 4 cạnh để tháo và cậy nắp nhựa
ra.
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 9
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
• Tháo nắp che lọc gió ra, dùng Tê 10 tháo.
• Tháo còi xe, dùng cờlê 13 tháo bu lông giữ còi, rút giắc điện còi và lấy
còi ra.
• Tháo tấm cố định két nước, cổ nhớt với khung xe và cản. Dùng Tê 10
tháo và lấy tấm giữ khỏi cổ nhớt thì dùng cờlê 10.
• Tháo cudê ống nước trên và dưới bình nước tràn, dùng cán tự động nhỏ,
tuýp 7 hoặc trục vít tháo, rút ống nước ra ( lấy cudê ra ngoài lun). Lấy
bình nước tràn ra ngoài cất cẩn thận vào 1 nơi để khỏi nhầm lẫn với các
xe khác ( cẩn thận kẻo làm gãy các ống nhỏ trên bình).
• Tháo tấm đỡ bình tràn.
• Tháo quạt lồng sóc trước dàn nóng, dùng tê 10 tháo quạt và tháo bulông
của cản. Sau đó kéo cản ra và đồng thời đẩy dàn nóng vào để lấy quạt
lồng sóc ra.
• Tháo cudê và ống nước bắt vào bầu trên và bầu dưới két nước, dùng tuýp
7, tự động nhỏ.
• Tháo dàn nóng ra khỏi két nước dùng Tê 10, cờ lê 10.
• Tháo tấm nhựa che quạt gió khỏi két nước, tách các gờ trên tâm nhựa bắt

vào két nước.
• Tháo tấm đệm giữ chốt két nước và rút két nước ra ngoài.
• Rút tấm nhựa che quạt gió ra ngoài, cất vào trong xe.
• Tháo quạt gió phía đầu bơm nước, dùng lục giác 5.
• Tháo dây cuara: Tay trái dùng đầu cờ lê 22 đưa vào ngay dưới phụt tâng
để bấy puly cục tâng xuống, tay phải dùng trục vít dẹt tựa vào bu lông
của bơm xẹcvít để ấn puly cục tâng xuống, tiếp tục tay trái ta đảo đầu cờ
lê sang đầu rô gioanh để bấy cho puly cục tâng xuống xâu hơn mới lấy
được dây cuara ra. Quan sát thấy dây cuara bị nứt nhiều.
• Tháo máy phát điện ra ngoài: Rút các giắc điện ở máy phát ra, dùng tuýp
17 ( đối với xe chạy bằng dầu diezen), tuýp 15 ( đối với xe chạy bằng
xăng), cán L tháo 2 bu lông bắt máy phát với đế máy phát. Lấy máy phát
ra ngoài dùng tay quay puly máy phát ta nghe có tiếng rò và bị rơ.
Các chi tiết bulông ốc vít được tháo ra đều cho vào khây để khỏi thất lạc và
gọn gàng.
Sửa chữa:
• Mua dây cuara mới về thay.
• Dùng dụng cụ tháo puly máy phát để tháo puly ra (ta dùng lục giác sao
đưa vào đầu trục puly, lấy cờ lê giữ lục giác sao để cố định trục của máy
phát, sau đó lấy cờ lê khác để tháo bu lông máy phát, tiến hành lấy puly
ra), mua puly mới về thay, lắp vào tương tự như tháo ra.
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 10
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
Quy trình lắp: Ngược lại quy trình tháo, tuy nhiên có phương pháp mới lắp
được:
• Lắp puly máy phát phải chắc chắn, cắm chặt và đúng giắc điện vào máy
phát.
• Lắp dây cuara: Đưa dây cuara vào puly bơm dầu tay lái vòng dây qua
puly bơm nước, puly máy phát, puly trục khuỷu, puly máy nén điều hòa.
Lấy đoạn dây giữa máy phát và puly trục khuỷu kéo về phía puly cục

tâng, dùng trục vít kê vào puly tâng và trục của bộ tâng ấn puly tâng
xuống, đồng thời đưa đầu rô gioanh của cờ lê 22 vào chổ như khi tháo để
bấy puly tâng xuống và tròng dây cuara vào. Kiểm tra lại xem dây cuara
vào đúng hết rãnh các puly chưa.
• Phần còn lại tương tự như quá trình sửa chữa két nước.
4) Hoàn tất công việc: Lắp lại đúng các cọc bình điện. Cho động cơ nổ thử
xem dây cuara và puly máy phát hoạt động êm dịu chưa. Lau dọn dụng cụ đồ
nghề, hạ cabô và lau xe cho khách những chổ dính dầu mỡ bẩn, thu dọn nơi làm
việc, lấy kê bánh xe ra.
5) Nhận xét công việc:
• Người hướng dẫn: anh Sơn.
• Mức độ công việc: Hơi khó.
• Công việc này cũng khá phức tạp, phải thật cẩn thận kẻo hỏng các cổ
nhựa trên bình tràn, két nước. Và phải biết cách để lấy các bộ phận ra 1
cách dễ dàng, hay lắp các bộ phận vào mà không bị vướng bởi các chi tiết
khác, cẩn thận khi tháo cọc bình điện và cắm đúng giắc điện máy phát…
SỬA CHỮA THƯỚC LÁI BỊ CHẢY DẦU
1) Hiện tượng hư hỏng: Khi chạy xe, lúc tài xế đánh lái sang 2 bên thì có cảm
giác rần rần và nặng ở vô lăng, xoay vô lăng lái không còn êm dịu nữa. Quan sát
dưới thước lái thấy có dầu lái chảy rỉ ra ngoài ngay chụp chắn bụi, mỗi lần đánh
vô lăng qua lại thì có dầu rỉ ra.
2) Nguyên nhân: Phốt chắn dầu thước lái phía bên phụ bị hỏng làm chảy rỉ dầu
nên khi đánh lái lượng dầu trợ lực tay lái không đủ nên tay lái nặng và rần.
3) Tiến hành công việc:
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 11
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
Chuẩn bị nơi làm việc và dụng cụ:
• Chèn lốp xe sau và kéo phanh tay.
• Dụng cụ: tuýp 13, 15; 17; 21; 22; 24, cán L, cán tự động, cán nối dài, ống
công, trục vít dẹt, cờ lê 17; 22; 24, kiềm bằng, cảo rôtin lái, búa, mỏ lét

răng. Cho tất cả dụng cụ vào khây.
• Cậy nắp chụp bulông siết lốp, dùng tuýp 21 hoặc 19 với cán L và ống
công nới lỏng các bulông siết lốp.
• Đưa kít vào secxi xe, kít nâng 2 bánh xe trước lên nổi khỏi mặt đất, dùng
chân kê để kê vào secxi xe cho chắc chắn, sau đó xả kít hạ xe xuống.
Quy trình tháo:
a) Tháo lấy thước lái ra ngoài:
• Tháo 2 bánh xe trước, đẩy bánh xe vào dưới gầm xe cho đỡ vướng.
• Tháo chốt chẻ khóa ốc và ốc chốt cầu thước lái ra, dùng kiềm bằng tháo
chốt, dùng cờlê 22 hoặc 24 tháo ốc chốt cầu. Để ốc chốt cầu bằng mặt
bulông và dùng cảo để cảo đầu chốt cầu ra khỏi ngõng quay lái. Tháo tất
cả 2 bên tài và phụ , tiện thể dùng tay lắc lê kiểm tra xem đầu chốt cầu và
rô tin lái trong có rơ, hư hỏng không. Kiểm tra phát hiện thấy chụp su
chắn bụi bị thủng nên dầu rỉ ra ngoài làm ướt chụp su.
chụp su thước lái bị thủng và vết rỉ dầu
• Tháo các rắc co ống dầu bắt vào thước lái (dùng cờ lê 17 tháo lần lượt
từng ống, chú ý lấy khây hứng dầu tay lái đổ ra).
• Tháo bu lông hãm của bộ phận trục dẫn động lái nối với bộ chia trong
thước lái, dùng tuýp 13 và cán nối dài.
• Tháo cùm chữ U cố định thước lái, để cờ lê 17 giữ một đầu bu lông ở
trên, bên dưới dùng tuýp 17, cán nối dài, cán L để tháo, tháo đối xứng 2
bên cùm chữ U.
• Đưa thước lái bên phụ về phía sau lấy cùm chữ U và đệm su ra. Sau đó
đưa về vị trí cũ, rút 2 bu lông cùm bên phải lên khỏi lỗ. Lắc lê thước lái
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 12
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
tới - lui đồng thời cậy trục dẫn động lái ra khỏi bộ chia. Tiếp theo lừa
thước lái rút lấy ra ngoài.
b) Tháo thước lái để thay phốt bên phụ:
• Dùng kiềm bằng tháo các cudê chụp su chắn bụi.

• Kéo chụp su về một phía, dùng mỏ lét răng tháo hai rôtin lái trong ra (đưa
ống công vào đầu bộ chia để giữ, đặt cục gỗ kê dưới thước gần rôtin cần
tháo để tháo cho dễ).
• Dùng mỏ lét răng tháo bu lông ống đầu chứa phốt thước lái ra (đưa ống
công vào đầu bộ chia để giữ, đặt cục gỗ kê dưới thước gần bu lông đang
mở để tránh làm móp méo ống thước).
• Lấy bu lông ống đó ra, dùng tuýp 24 đóng phốt ra.
Sửa chữa:
• Vệ sinh sạch sẽ bên ngoài thước lái, không để bụi bẩn vào trong thước
lái.
• Mua phốt mới về, lấy lò xo phốt mới ra để cắt bớt 1 đoạn khoảng 1-2 mm
để phốt được đảm bảo.
• Thay chụp su chắn bụi mới và băt cudê chặt lại.
chụp su – cu dê mới
• Bôi ngoài lưng phốt 1 lớp mỏng dầu.
• Sau đó đóng phốt vào lại trong bu lông ống.
Thước lái sau khi sửa chữa, thay chụp su mới
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 13
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
Quy trình lắp: Ngược lại với quy trình tháo, cần chú ý:
• Siết bu lông ống chứa phốt dầu chặt chẽ, cẩn thận.
• Bắt thước lái lại vị trí cũ, bỏ đệm su và cùm chữ U bên phụ trước, bên tài
khoan đã gá bu lông vào lỗ. Chỉnh cho trục dẫn động lái ăn khớp với đầu
bộ chia, bắt bu lông hãm lại.
• Sau đó mới bắt gá các bu lông cùm chữ U lại.
• Bắt các ống dầu lại cẩn thận, không để bị xịt dầu.
• Bắt lại các ốc chốt cầu thật chặt, bỏ chốt chẻ vào.
• Bắt các bánh xe lại, siết chặt.
• Dùng dây đo độ chụm bánh xe và điều chỉnh:
o Độ chụm bánh xe: Khoảng cách a nhỏ hơn b từ 2 - 5 mm

a
bánh xe trước
b
o Điều chỉnh độ chụm: Để vô lăng ở vị trí chính giữa, dùng thước
dây đo độ chụm bánh xe, để điều chỉnh dùng cờ lê 21 nới lỏng
bulông rôtin lái trong với ống ren, sau đó dùng cờ lê 13 vặn rôtin
lái trong ra hoặc vào để điều chỉnh độ chụm bánh xe đúng tiêu
chuẩn.
• Kít xe lên, lấy chân kê ra, xả kít hạ xe xuống. Tiến hành siết chặt lại các
bánh xe, đậy nắp chụp bánh xe lại.
• Đánh vô lăng qua lại rồi để lại vị trí giữa kiểm tra độ chụm thêm lần nữa.
4) Hoàn tất công việc:
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 14
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
• Lấy kê bánh xe và thả phanh tay ra, cho lái xe chạy thử xe xem có bị đâm
lái về bên nào không để tiến hành điều chỉnh lại.
• Lau dọn dụng cụ đồ nghề, lau chùi những chổ bẩn trên xe, thu dọn nơi
làm việc.
5) Nhận xét công việc:
• Người hướng dẫn: anh Sơn.
• Mức độ công việc: Khó.
• Công việc đòi hỏi làm phải thật đảm bảo kẻo hỏng thước lái và các ống
dầu, vì bộ phận lái rất quan trọng đến tính mạng người ngồi trên xe, điều
chỉnh thước lái phải đòi hỏi kinh nghiệm nhiều.
THAY SU ĐỠ HAI TAI CỦA NHÍP VÀ SU ỐNG GIẢM
CHẤN SAU
1) Hiện tượng hư hỏng: Khi xe chạy trên đường xốc, bộ phận gầm phía sau xe
không có độ đàn hồi hay giảm xốc, có tiếng đập kịch kịch ở dưới gầm tác
động lên khung vỏ xe, xe chuyển động không được ổn đinh.
2) Nguyên nhân: Do su đỡ hai tai nhíp sau bị hỏng, su mòn qua mức, hoặc bể

su, tạo ra khe hở lớn giữa tai nhíp với giá treo trên khung xe, do đó khi xe
chạy tai nhíp va đập vào giá treo. Su đầu ống giảm chấn bị vỡ hoặc mòn quá
cũng có thể làm xe mất độ đàn hồi khi chạy.
3) Tiến hành công việc:
Chuẩn bị nơi làm việc và dụng cụ:
• Chèn lốp xe trước.
• Dụng cụ: tuýp 14; 19; 21; 24, cán L, cán tự động, ống công, mỡ, giấy
nhám chà sắt, bàn chải sắt, búa. Cho dụng cụ vào khây.
• Cậy nắp chụp bulông siết lốp, dùng tuýp 21 hoặc 19 với cán L và ống
công nới lỏng các bulông siết lốp.
• Đưa kít vào secxi xe, kít nâng 2 bánh xe sau lên nổi khỏi mặt đất, dùng
chân kê để kê vào secxi sau xe cho chắc chắn, dùng gỗ kê kê vào cầu sau
xe để khi tháo nhíp cầu xe không rớt xuống, sau đó xả kít hạ xe xuống.
Quy trình tháo:
• Tháo 2 bánh xe sau, đẩy bánh xe vào dưới gầm xe cho đỡ vướng.
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 15
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
• Tháo ống giảm chấn sau, dùng tuýp 24, cán L, ống công tháo bu lông bắt
đầu dưới ống giảm chấn. Quan sát thấy su đầu dưới giảm chấn bị mòn vỡ.
• Tiếp tục tháo đầu trên giảm chấn để lấy giảm chấn ra ngoài để thay su
mới, dùng cờ lê 17 tháo bu lông đầu trên.
• Tháo các quang nhíp (cùm chữ U) ra để tách nhíp khỏi cầu xe, dùng tuýp
14, cán L, ống công nới đều, đối xứng các đai ốc. Sau đó thay cán tự
động mở cho nhanh. Để các đai ốc nằm bằng mặt với bu lông, dùng búa
gõ lấy các quang nhíp ra, khi đó cầu xe rớt xuống kê gỗ để sẵn ở dưới.
• Tháo các đai ốc bắt tai nhíp vào giá treo cố định và giá treo trượt, dùng
tuýp 24, cán L, ống công nới dều các đai ốc ra, thay cán tự động tháo
nhanh ra. Dùng ống công bấy đầu nhíp bắt với giá treo trượt ra, sau đó
vừa lắc lê nhíp vừa bấy đầu còn lại ra,lấy các bạc nhíp ra vệ sinh luôn.
Quan sát ta thấy các khối su đỡ tai nhíp bị mòn, vỡ hết.

su đầu ống giảm chấn bị vỡ, mòn
Sửa chữa:
• Vệ sinh sạch ống giảm chấn, dùng bàn chải sắt và giấy nhám chà sắt chà
sạch lỗ tai nhíp và trục giá treo.

GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 16
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
vệ sinh ống giảm chấn để đưa đi ép su
• Mang ống giảm chấn đi ép su lại, mua bộ su tai nhíp mới về thay.
• Bôi mỡ vào các trục giá treo, lỗ tai nhíp, và cả su nhíp, ép bỏ su tai nhíp
vào lỗ tai nhíp.
Quy trình lắp:
• Lắp nhíp vào các giá treo, lắp giá treo cố định trước, sao đó ép đầu treo
trượt vào sau, chú ý lắp đầy đủ bạc, lông đền vào giá treo nhíp.
• Lắp dầm cầu sau vào nhíp, dùng kít nâng dầm cầu sau lên, bắt các quang
nhíp để nối dầm cầu với nhíp cố định ( bắt đều hai bên).
• Lắp ống giảm chấn vào, bắt bulông đầu trên trước, sau đó kéo ống giảm
chấn xuống để bắt bulông dưới vào dầm cầu sau.
• Siết chặt tất cả các bulông, các bulông quang nhíp phải siết đều, đối
xứng.
• Lắp 2 bánh xe sau vào, siết chặt bulông.
• Kít xe lên, lấy chân kê ra, xả kít hạ xe xuống. Tiến hành siết chặt lại các
bu lông bánh xe, đậy nắp chụp bánh xe lại.
4) Hoàn tất công viêc: Lau dọn dụng cụ đồ nghề, lau chùi những chổ bẩn trên
xe, thu dọn nơi làm việc, lấy kê bánh xe.
5) Nhận xét công việc:
• Người hướng dẫn: anh Đà.
• Mức độ công việc: Dễ.
• Công việc đơn giản, tháo lắp ít chi tiết, thời gian làm nhanh hơn các việc
khác, việc kê kít phải hết sức cẩn thận, chú ý kê thêm vào dầm cầu sau.

BẢO DƯỠNG PHANH SAU (PHANH GUỐC)
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 17
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
1) Hiện tượng hư hỏng:
• Phanh không ăn, phanh có tiếng kêu.
• Phanh bị bó và bị giật.
2) Nguyên nhân:
• Má phanh bị mòn.
• Điều chỉnh phanh không đúng.
• Hỏng cúp ben xylanh con, chảy dầu dính vào má phanh.
3) Tiến hành công việc:
Chuẩn bị nơi làm việc và dụng cụ:
• Chèn lốp xe trước, không kéo phanh tay.
• Dụng cụ: tuýp 19; 21,cán L, ống công, kiềm bóp chết, giấy nhám mịn,
kiềm bằng, trục vít dẹt (lớn- nhỏ), giấy nhám chà sắt, bàn chải sắt, búa.
Cho dụng cụ vào khây.
• Cậy nắp chụp bulông siết lốp, dùng tuýp 21 hoặc 19 với cán L và ống
công nới lỏng các bulông siết lốp.
• Đưa kít vào secxi xe, kít nâng 2 bánh xe sau lên nổi khỏi mặt đất, dùng
chân kê để kê vào secxi sau xe cho chắc chắn, sau đó xả kít hạ xe xuống.
Quy trình tháo:
• Tháo 2 bánh xe sau, đẩy bánh xe vào dưới gầm xe cho đỡ vướng.
• Dùng búa gõ quanh tang trống để guốc phanh bung ra khỏi tang trống,
dùng trục vít dẹt cậy tang trống ra, nếu tang trống bó quá thì dùng bulông
cảo tang trông ra.
• Kiểm tra xem má phanh còn nhiều hay không, nếu không thì báo chủ xe
biết để thay. Kiểm tra xem có dầu chảy ra ngoài từ bầu con không, nếu có
thì kiểm tra thay cúp ben và chụp bụi.
• Dùng kiềm bóp chết kẹp chặt ống dầu đến xylanh con, cẩn thận không
kẹp nát ông dầu.

• Dùng kiềm hoặc trục vít dẹt bấy lò xo ở gần bầu con ra trước, sau đó bấy
lò xo còn lại ra.
• Dùng kiềm bằng đẩy đĩa của chốt giữ guốc phanh vào xoay cho khỏi gờ
chốt, lấy chốt giữ ra.
• Tách hai guốc phanh sang hai bên để lấy ra ngoài, lấy chốt điều chỉnh ra.
• Dùng trục vít dẹt nhỏ cậy lấy chụp bụi ra, đẩy lấy cúp bên- piston, lò xo
đẩy piston ra ngoài.
Sửa chữa:
• Dùng bàn chải sắt vệ sinh sạch mâm phanh, bên ngoài xylanh con. Dùng
giấy nhám mịn đánh nhẹ lại trong xylanh con va piston, dùng xăng rửa
sạch lại.
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 18
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
• Dùng giấy nhám chà sắt đánh hết gờ của mép tang trống, sau đó dùng
xăng rửa sạch các chi tiết (chốt điều chỉnh, lò xo…).
• Thay guốc phanh mới và cúp ben, chụp bụi mới.
Bộ guốc phanh mới
Quy trình lắp:
• Lắp bộ piston, lò xo đẩy piston, cúp ben vào, lắp đúng chiều cúp ben.
• Lắp cần kéo phanh tay và lò xo dưới vào guốc phanh.
• Vặn ốc chốt điều chỉnh, thu ngắn chốt lại trước khi lắp vào.
• Lắp 2 guốc phanh cho đầu dưới tựa vào chốt lệch tâm, 2 bên đầu trên ép
vào 2 piston của xylanh con, đặt chốt điều chỉnh vào giữa 2 guốc phanh.
• Dùng kiềm để kéo hoặc trục vít, bấy lò xo gần xylanh con vào để kéo 2
guốc phanh ép vào piston.
chốt giữ guốc phanh
Lắp lò xo để kéo guốc phanh ép vào piston
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 19
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
• Lắp lại chốt giữ guốc phanh và đĩa của chốt giữ vào xoay cho khớp gờ

chốt để cố định guốc phanh.
• Dùng trục vít dẹt tâng ốc chốt điều chỉnh để guốc phanh bung ra, sau đó
lắp tang trống vào xoay thử.

Điều chỉnh khe hở guốc phanh
• Tiến hành điều chỉnh khe hở guốc phanh với tang trống, vừa kéo thả
phanh tay vừa vặn ốc chốt điều chỉnh, xoay tang trống thấy sít sít là được.
Chú ý khi xả ốc chốt ta phải dùng trục vít khác cậy cơ cấu tự tâng phanh
mới có thể vặn ốc được.
• Lấy kiềm bóp chết kẹp ống dầu ra.
4) Hoàn tất công việc:
• Lắp 2 bánh xe sau vào, siết chặt bu lông.
• Kít xe lên, lấy chân kê ra, xả kít hạ xe xuống. Tiến hành siết chặt lại các
bu lông bánh xe, đậy nắp chụp bánh xe lại
• Lau dọn dụng cụ đồ nghề, lau chùi những chổ bẩn trên xe, thu dọn nơi
làm việc, lấy kê bánh xe.
• Cho xe nổ để nhồi phanh, tiến hành xả e ở bầu xylanh con.
• Cho xe chạy và phanh thử, chỉnh lại phanh.
5) Nhận xét công việc:
• Người hướng dẫn: anh Đà.
• Mức độ công việc: Bình thường.
• Công việc cũng đơn giản, tháo lắp ít chi tiết, làm việc cẩn thận vì hệ
thống phanh là bộ phận rất quan trọng, không làm trầy xướt xylanh con
và piston.
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 20
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
THAY NHỚT, LỌC NHỚT, LỌC DẦU, LỌC GIÓ
Thay lọc gió:
• Mở nắp ca bô trước, dùng tê 10 tháo nắp che lọc gió, lấy lọc gió cũ ra.
• Thay lọc gió mới.

• Lắp nắp che lọc gió, đậy ca bô lại.
Thay lọc dầu ( lọc nhiên liệu):
• Mở nắp ca bô trong xe ra.
• Dùng cờ lê 19 tháo bu lông bắt lọc nhiên liệu, lấy lọc ra ngoài.
• Thay lọc nhiên liệu mới, đổ đầy nhiên liệu vào lọc trước khi bắt lọc, siết
bu lông thật chặt.
• Đậy nắp ca bô trong xe lại.

Lọc gió mới lọc dầu ( nhiên liệu)
Thay nhớt, lọc nhớt:
• Dùng tuýp 19 hoặc 17 tháo bu lông xả nhớt cacte, xả nhớt vào khây. Xả
nhớt xong siết bu lông xả nhớt chặt lại.
• Dùng cờ lê 36 tháo nắp đậy đuôi lọc nhớt, dùng khây hứng nhớt ở trong
lọc chảy ra, lấy lọc nhớt ra.
• Thay lọc nhớt mới, đệm siu mới, vặn nắp lọc lại thật chặt.
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 21
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
Lọc nhớt mới
• Đổ nhớt mới vào, nếu thay nhớt thay cả lọc thì đổ 6 lít nhớt, không thay
lọc thì 5 lít.
THAY RÔTIN THƯỚC LÁI NGOÀI
1) Hiện tượng hư hỏng: Khi tài xế đánh lái qua lại hay quay vòng thì có tiếng
kêu rít rít dưới gầm xe trước.
2) Nguyên nhân: Do chốt cầu ( rô tin lái ngoài) bị hỏng, khô mỡ mòn rơ quá
mức.
3) Tiến hành công việc:
Chuẩn bị nơi làm việc và dụng cụ:
• Chèn lốp xe sau và kéo phanh tay.
• Dụng cụ: tuýp 19; 21; 22; 24, cờ lê 13; 21cán L, ống công, trục vít dẹt,
kiềm bằng, búa, cảo rô tin lái. Cho tất cả dụng cụ vào khây.

• Cậy nắp chụp bulông siết lốp, dùng tuýp 21 hoặc 19 với cán L và ống
công nới lỏng các bulông siết lốp.
• Đưa kít vào secxi xe, kít nâng 2 bánh xe trước lên nổi khỏi mặt đất, dùng
chân kê để kê vào secxi xe cho chắc chắn, sau đó xả kít hạ xe xuống.
Quy trình tháo:
• Tháo 2 bánh xe trước, đẩy bánh xe vào dưới gầm xe cho đỡ vướng.
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 22
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
• Tháo chốt chẻ khóa ốc và ốc chốt cầu thước lái ra, dùng kiềm bằng tháo
chốt, dùng cờlê 22 hoặc 24 tháo ốc chốt cầu. Để ốc chốt cầu bằng mặt
bulông và dùng cảo để cảo đầu chốt cầu ra khỏi ngõng quay lái. Tháo tất
cả 2 bên tài và phụ , tiện thể dùng tay lắc lê kiểm tra xem đầu chốt cầu và
rô tin lái trong có rơ, hư hỏng không.
• Dùng cờ lê 21 nới lỏng đai ốc siết công để giữ rôtin lái ngoài.
• Tháo rô tin lái ngoài ra, dùng cờ lê 21 giữ rôtin lái ngoài cờ lê 13 vặn
rôtin lái trong để lấy rôtin ngoài ra.
Sửa chữa: Thay rôtin lái ngoài mới.
Rô tin lái ngoài
Quy trình lắp: Ngược lại quy trình tháo. Chú ý lắp rô tin ngoài vặn đúng vào
vị trí của rôtin cũ lúc tháo ra (nghĩa là rôtin cũ tháo ra bao nhiêu ren thì rôtin
mới vặn vào bấy nhiêu ren). Siết chặt đai ốc công giữ rôtin mới.
4) Hoàn tất công việc:
• Điều chỉnh độ chụm: Để vô lăng ở vị trí chính giữa, dùng thước dây đo
độ chụm bánh xe, để điều chỉnh dùng cờ lê 21 nới lỏng đai ốc công rôtin
lái trong với rô tin ngoài, sau đó dùng cờ lê 13 vặn rôtin lái trong ra hoặc
vào để điều chỉnh độ chụm bánh xe đúng tiêu chuẩn.
• Lấy kê bánh xe và thả phanh tay ra, cho lái xe chạy thử xe xem có bị đâm
lái về bên nào không để tiến hành điều chỉnh lại.
• Lau dọn dụng cụ đồ nghề, lau chùi những chổ bẩn trên xe, thu dọn nơi
làm việc.

5) Nhận xét công việc:
• Người hướng dẫn: anh Sơn.
• Mức độ công việc: Bình thường.
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 23
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
THAY PHỐT LẮP
(phốt bán trục lắp trên vỏ hộp số)
1) Hiện tượng hư hỏng: Chảy dầu ở vỏ ngoài hộp số, ngay dưới phốt lắp.
2) Nguyên nhân: Hỏng phốt lắp
3) Tiến hành công việc:
Chuẩn bị nơi làm việc và dụng cụ:
• Chèn lốp xe sau và kéo phanh tay.
• Dụng cụ: tuýp 19; 21; 22; 24, cán L, cán tự động, ống công, trục vít dẹt,
cờ lê 14; 22; 24, kiềm bằng, cảo rô tin lái, búa, trục trượt. Cho tất cả dụng
cụ vào khây.
• Cậy nắp chụp bulông siết lốp, dùng tuýp 21 hoặc 19 với cán L và ống
công nới lỏng các bulông siết lốp.
• Đưa kít vào secxi xe, kít nâng 2 bánh xe trước lên nổi khỏi mặt đất, dùng
chân kê để kê vào secxi xe cho chắc chắn, sau đó hạ kít xuống.
Quy trình tháo:
• Tháo 2 bánh xe trước, đẩy bánh xe vào dưới gầm xe cho đỡ vướng.
• Tháo cùm phanh đĩa trước, dùng cờlê 14 tháo bulông ty trượt rút cùm
phanh ra.
• Dùng trục vít dẹt cậy các tấm bố phanh ra, chú ý quan sát xem có mòn bố
phanh không để báo cho chủ xe để thay. Đồng thời kiểm tra ty trượt của
phanh đĩa có lỏng không để sửa chữa (mang bộ phanh đĩa đến chổ gia
công để hàn bù lại ty trượt và gia công lai cho chính xác).
• Tháo chốt chẻ khóa ốc và ốc chốt cầu thước lái ra, dùng kiềm bằng tháo
chốt, dùng cờlê 22 hoặc 24 tháo ốc chốt cầu. Để ốc chốt cầu bằng mặt
bulông và dùng cảo để cảo đầu chốt cầu lái ngoài ra khỏi ngõng quay lái.

Tiện thể dùng tay lắc lê kiểm tra xem đầu chốt cầu và rô tin lái trong có
rơ, hư hỏng không.
• Tháo ống giảm chấn trước, đưa kít vào để kít cánh gà dưới lên, dùng cờlê
24 hoặc tuýp 24 tháo bulông giảm chấn (kít cánh gà dưới lên để tháo
bulông cho dễ dàng và tránh bulông bị trờn ren).
• Tháo bulông chốt giữ rôtin trụ cánh gà trên, dùng cờlê 22 giữ 1 đầu
bulông, đưa tuýp 22 vào dùng cán L và ống công nới lỏng đai ốc ra, thay
cán tự động vặn cho nhanh, dùng cán trượt đóng bulông ra.
• Đưa kít vào giữa cánh gà trên và dưới, kít tách cánh gà trên và rôtin trụ ra
khỏi cụm moay ơ, dùng tay lắc lê thấy rôtin bị rơ nhiều, mở chụp su rôtin
ra thấy khô mỡ. Ôm cụm moay ơ lắc lê qua lại để kiểm tra lun rôtin trụ
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 24
Báo cáo thực tập SVTH: Lương Thế Vinh
của cánh gà dưới. Nếu rôtin trụ dưới tốt hết thì để cụm moay ơ ngã qua 1
bên.
• Một người dùng cán tuýp bấy bán trục ra khỏi hộp số, người kia ôm
moayơ lắc lê qua lại và rút bán trục gác qua một bên.
• Dùng trục vít lớn bấy phốt lắp hỏng ra.
Sửa chữa: Đóng, thay phốt lắp mới.
Quy trình lắp: Ngược với quy trình tháo, tuy nhiên:
• Trước khi lắp phốt phải bấm ngắn bớt lò xo phốt.
• Bôi mỡ quanh lưng phốt 1 lớp mỏng. Đóng phốt vào cẩn thận và thật
chặt.
• Đẩy moay ơ vào để lắp rôtin trụ trên vào, vừa đẩy moay ơ vừa xoay bán
trục cho khớp với then hoa bánh răng bán trục trong hộp số. Chú ý điều
chỉnh cho rãnh trên rôtin xoay về phía lỗ để bắt được bulông.
• Sau khi lắp xong hết các bộ phận gầm trước ta siết các bulông gầm thật
chặt, chú ý bỏ chốt chẻ cho rôtin lái.
• Bắt các bánh xe lại, siết chặt.
4) Hoàn tất công việc:

• Kít xe lên, lấy chân kê ra, xả kít hạ xe xuống. Tiến hành siết chặt lại các
bánh xe, đậy nắp chụp bánh xe lại.
• Châm thêm dầu hộp số cho đúng mức.
• Lau dọn dụng cụ đồ nghề, lau chùi những chổ bẩn trên xe, thu dọn nơi
làm việc, lấy kê bánh xe và thả phanh tay ra.
5) Nhận xét công việc:
• Người hướng dẫn: anh Đà
• Mức độ công việc: Hơi khó
• Công việc đòi hỏi phải dùng sức nhiều, phối hợp hai người mới hoàn
thành công việc được, việc lắp phốt phải nhờ vào anh hướng dẫn làm
thay.
GVHD: Nguyễn Văn Tám Trang 25

×