Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ NÀY VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.99 KB, 5 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Họ và tên sinh viên:MSSV:</b>

<b>Mã lớp HP:</b>

<b>TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC</b>

<b>THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG. VẬN DỤNGMỐI QUAN HỆ NÀY VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Khái niệm vật chất: </b>

<b> Quan điểm của Lênin về vật chất: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại</b>

khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

Từ định nghĩa vật chất của Lênin có thể thấy:

+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngồi ý thức và khơng phụ thuộc vào ý thức. Theo kiến thức vật lý đã học, thì các dạng thực thể vật chất được hình thành từ các hạt chất, gọi là nguyên tử. Và một điều có thể chắc chắn là các nguyên tử này tồn tại trước cả khi xuất hiện sự sống trên trái đất, điều đó cũng có nghĩa là trước khi ý thức xuất hiện. Đương nhiên, các nguyên tử này vẫn có thể tồn tại mà không cần đến ý thức.

+ Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi nó tác động lên giác quan của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Như khi ta ăn một ổ bánh mì, ta cảm nhận được mùi vị của nó, hoặc khi chạm vào gai của một bông hồng, ta sẽ cảm thấy đau.

+ Vật chất là cái được ý thức phản ánh, còn ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất. Vật chất không tôn tại một cách thần bí, mà nó tồn tại một cách hiện thực, được ý thức con người phản ánh. Vẫn với ổ bánh mì, ta có thể nhìn thấy, nhớ và tả lại cho người khác được, ý thức có thể phản ánh nó bằng nhiều cách khác nhau, ăn nó hoặc đưa nó cho người khác…

<b>2. Khái niệm ý thức:</b>

<b> Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan; là quá trình phản ánh tích cực,</b>

sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc người.

Có thể hiểu, ý thức là hoạt động tinh thần diễn ra trong bộ não của con người trên cơ sở phản ánh thế giới khách quan và được định hình thể hiện ra ngồi bằng ngôn ngữ hoặc hành động. Như khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, con người ý thức rằng cần phải mặc áo dày, hoặc thêm áo khoác để giữ ấm.

Nguồn gốc của ý thức bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

+Nguồn gốc tự nhiên: gồm bộ não con người và thế giới khách quan cùng với quá trình phản ánh năng động sáng tạo giữa chúng

+ Nguồn gốc xã hội: gồm lao động và ngôn ngữ.

<b>3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng: </b>

<b> - Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết</b>

định ý thức.

Ý thức là ý thức của con người, nó nằm trong con người và không tách rời con người. Nhưng sự ra đời của con người cũng chỉ có giới hạn, cịn thế giới vật chất thì tồn tại vơ hạn. Thế giới vật chất có trước vũ trụ, vũ trụ có trước trái đất và trái đất thì có trước con người. Trong khi con người có lịch sử xuất hiện trên trái đất khoảng 5-10 triệu năm, thì lịch sử trái đất đã hơn 4 tỷ năm. Điều đó cho thấy, vật chất có trước và ý thức có sau.

Khi phân tích nguồn gốc tự nhiên của ý thức thì: bộ não con người thực chất là một dạng vật chất có tổ chất cao với hàng tỷ nơron thần kinh. Còn thế giới khách quan là thế giới vật chất, nếu khơng có thế giới khách quan thì bộ óc của con người khơng có đối tượng để phản ánh, chắc chắn khơng có ý thức.

Đối với nguồn gốc xã hội của ý thức: lao động thực chất là hoạt động vật chất mang tính tất yếu nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người. Và ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất nhưng mang nội dung ý thức. Từ đó khẳng định, vật chất là nguồn gốc của ý thức.

Bản chất ý thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ não, và đó là q trình tiếp nhận thơng tin của bộ não. Khi ta quan sát một cây dừa, bộ não ngay lập tức sao lại hình ảnh của cây dừa, và hình ảnh tồn tại, hiện lên trong bộ não chúng ta là của cây dừa chứ khơng phải lồi cây nào khác khi nhớ đến. Nói cách khác điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó.

- Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức không thể trực tiếp thay đổi thế giới vật chất mà nó là cơ sở cho sự sáng tạo mang lại sự hiểu biết cho con người, và từ đó con người xác định mục tiêu, đề ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v để thực hiện mục tiêu.

Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất có thể là tích cực hoặc tiêu cực. + Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức đúng đắn, nghị lực, ý chí và tình cảm tích cực. Ý thức phản ánh đúng thế giới khách quan thì tất nhiên con người sẽ thực hiện những hành động phù hợp với các quy luật khách quan từ đó thúc đẩy điều kiện vật chất phát triển.

+ Nếu con người khơng có tri thức đúng đắn, thiếu tình cảm, thiếu ý chí. Ý thức phản ánh khơng đúng hiện thực khách quan, thì hành động của con người sẽ đi ngược lại quy luật khách quan, có thể kéo lùi điều kiện vật chất.

<b>PHẦN 2: KIẾN THỨC VẬN DỤNG </b>

<b> Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng đối vớicông cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.</b>

<b> Từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, khơng khó để nhận ra được</b>

nước ta đã đạt được một số thành quả nhất định. Tuy đã từng mắc phải những sai lầm, nhưng Đảng và Nhà nước đã kịp thời nhận ra và khắc phục.

Sau khi giải phóng miền nam, chiến tranh kết thúc song nền kinh tế vẫn còn rất nhiều nhược điểm. Tuy nhiên trước tình hình đó, Đại hội Đảng lần thứ IV lại đề ra việc xây dựng thêm nhiều cơ sở mới về công nghiệp nặng, đặc biệt là cơ khí và đặt nhiệm vụ hồn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam. Chủ trương sai lầm đó cùng với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp đã tác động xấu tới nền kinh tế, cuộc sống của nhân dân thậm chí cịn khó khăn hơn trước.

Khi áp dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào tình huống trên. Ta có thể nhận thấy được, ý thức (chủ trương về chính sách quản lý) đang tác động trở lại vật chất (nền kinh tế) theo hướng tiêu cực. Ý thức con người (ở đây là Nhà nước) đã phản ánh không đúng thế giới khách quan (tình trạng thực tế đang cịn rất nhiều khó khăn của nước ta lúc bấy giờ) đã thực hiện những hành động trái với quy luật khách quan, kéo lùi điều kiện vật chất tệ hơn.

Vì thế giới vẫn tồn tại khách quan và vận động theo quy luật khách quan đòi hỏi ý

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Vai trò của ý thức còn tuỳ thuộc vào mức độ chính xác trong q trình phản ánh hiện thực.

Thật vậy, chủ trương sai lầm kia đã bị đào thải và thay thế bằng một chính sách mới thay đổi phù hợp hơn với tình hình điều kiện kinh tế của nước ta bấy giờ tại Đại hội Đảng lần thứ VI. Điều này mở đường cho việc gặt hái được nhiều thành tựu của nước ta sau này.

Căn cứ vào thực trạng của nền kinh tế (kể cả trong và ngoài nước, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa đang là xu hướng hiện nay), các tư tưởng và chính sách đổi mới phát triển kinh tế được đưa ra phù hợp và hiệu quả nhằm đem lại lợi ích kinh tế cao. Tác dụng ngược trở lại, thể chế chính trị (ý thức) của một nước cũng rất quan trọng trong việc xây dựng đất nước. Một sự thật rằng, nước ta có thể có được độc lập, tự do như ngày hơm nay là nhờ có thể chế chính trị đúng đắn: nhà nước xã hội chủ nghĩa, một Đảng lãnh đạo.

Đối với công cuộc đổi mới, những nhu cầu về vật chất (kinh tế) bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, chi phối và quy định mục đích hoạt động của ý thức (chính trị). Gần gũi hơn, có thể thấy điều đó qua tháp nhu cầu Maslow, khi nhu cầu sinh học (được sống, ăn, mặc, ngủ,…) là cơ bản nhất. Hay nói cách khác, con người phải trước hết ăn mặc, ở, rồi mới nghĩ đến vui chơi, giải trí.

Tài liệu tham khảo

<i>Cơng ty Luật Dương Gia. (2021). Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức </i>

<i>trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Truy cập ngày 8/6/2021, từ: </i>


×