Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích các hình thái ý thức xã hội cụ thể ý thức khoa học, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.95 KB, 15 trang )

A.

LỜI MỞ ĐẦU

Bên cạnh tồn tại xã hội, ý thức xã hội là một phạm trù cơ bản, giữ vai trò
quan trọng trong hệ thống triết học. Ý thức xã hội là một hình thức cao phản ánh
thực tại khách quan, hình thức mà chỉ ở riêng con người mới có được. Đời sống
tinh thần của xã hội được phân tích thành các hình thái ý thức xã hội. Đây là một
phương pháp tiếp cận phổ biến trong nghiên cứu khoa học và nhân văn. Phương
pháp tiếp cận này có tính chất phong phú của đời sống tinh thần xã hội bởi ở mỗi
hình thái ý thức lại có những đặc trưng riêng. Theo đó, các hình thái ý thức xã hội
bao gồm: chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, khoa học, thẩm mỹ… Mỗi hình
thái ý thức xã hội đều bao gồm trong nó hai trình độ phản ánh là trình độ phản ánh
tâm lý và trình độ phản ánh ở mức độ tư tưởng xã hội. Với đề tài: “Phân tích các
hình thái ý thức xã hội cụ thể: ý thức khoa học, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm
mỹ”, nội dung bài luận sẽ đi sâu vào phân tích một cách cụ thể ba trong số các hình
thái của ý thức xã hội đó là: ý thức khoa học, ý thức tôn giáo và ý thức thẩm mỹ.

B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về ý thức xã hội
1. Khái niệm
Ý thức xã hội dùng để chỉ mặt tinh thần của đời sống xã hội, nảy sinh từ tồn
tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội; bao gồm trong đó toàn bộ đời sống tư tưởng
và tâm lý xã hội, được biểu hiện phong phú trong sinh hoạt tư tưởng, văn hóa, tập
quán… của mỗi cộng đồng xã hội.
Thuộc về đời sống tinh thần của xã hội, ý thức xã hội không tự tồn tại cảm
tính như các hình thức tồn tại của vật chất tự nhiên mà phải thông qua các hình
thức văn hóa của xã hội. Thông thường có thể nhận biết nó qua ba hình thức cơ bản
và phổ biến: 1) Các sinh hoạt tư tưởng mang tính học thuật (như sinh hoạt chính trị,
pháp luật, khoa học,…) của cộng đồng xã hội; 2) Các sinh hoạt văn hóa của cộng


1


đồng xã hội (như sinh hoạt lễ hội truyền thống, tôn giáo, nghệ thuật,…); 3) Các tập
tục và nếp sống mang đặc trưng văn hóa của mỗi cộng đồng người.
2. Kết cấu của ý thức xã hội
Ý thức xã hội gồm các hiện tượng tinh thần, những bộ phận, những hình thái
khác nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng những phương thức khác nhau. Tùy theo
góc độ xem xét, có thể phân chia ý thức xã hội thành các dạng khác nhau. Cụ thể
như:
 Căn cứ vào cấp độ và giới hạn nhận thức, chia ra thành: Ý thức xã hội
thông thường và ý thức lý luận:
+ Ý thức xã hội thông thường: là những tri thức, những qua niệm của con người
hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ
thống hóa, khái quát hóa. Ví dụ: khi trời chuẩn bị mưa, mọi người khi chuẩn bị ra
ngoài đều có ý thức mang theo áo mưa.
Ý thức xã hội thông thường tuy trình độ thấp hơn so với ý thức lý luận nhưng
nó lại phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng ngày của con người,
thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Ý thức xã hội thông thường là tiền đề quan
trọng cho sự hình thành của học thuyết khoa học.
+ Ý thức lý luận: là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa
thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù,
quy luật. Ý thức lý luận có khả năng phản ánh khái quát, sâu sắc, chính xác, nó có
khả năng vạch ra mối quan hệ bản chất của sự vật trong tồn tại xã hội. Ví dụ: Chủ
tịch Hồ Chí Minh đưa ra lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân
và vì dân.
 Căn cứ vào nội dung, tính chất của các bộ phận hợp thành thì ý thức xã
hội được chia ra: Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
+ Tâm lý xã hội: bao gồm toàn bộ những tình cảm, tâm trạng, tập quán,… của cộng
đồng người được hình thành một cách tự phát từ cuộc sống con người.

2


Tâm lý xã hội biểu hiện rất phức tạp bởi ở những cộng đồng người khác
nhau, ở những điều kiện khác nhau, cuộc sống khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau.
Trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội, tâm lý xã hội có tính lây lan.
+ Hệ tư tưởng: là những quan điểm tư tưởng đã được khái quát hóa, hệ thống hóa
dưới dạng các học thuyết về chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo,
khoa học,…
Hệ tư tưởng hình thành tự giác trong quá trình tích cực của tư duy. Hệ tư
tưởng không đồng nhất với chân lý, nếu nó phản ánh đúng hiện thực mới là chân lý,
còn không phản ánh đúng hiện thực thì không phải là chân lý.
II. Phân tích ý thức khoa học, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ
1.Ý thức khoa học
a)Khái niệm
Ý thức khoa học vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một hiện tượng xã
hội đặc biệt. Việc xem xét khoa học như một hình thái ý thức xã hội không thể tách
rời xem xét nó như một hiện tượng xã hội.
Với tư cách là một hì.nh thái ý thức xã hội, có thể hiểu: Ý thức khoa học là
hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng logic trừu tượng về thế giới đã
được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Đối tượng phản ánh của ý thức khoa học bao quát
mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ: Các định luật của Newton về chuyển động là tập hợp ba định luật cơ
học phát biểu bởi nhà bác học người Anh Isaac Newton, đặt nền tảng cho cơ học cổ
điển (còn gọi là cơ học Newton). Nội dung 3 định luật:
Định luật 1 Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu
tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên
hoặc chuyển động thẳng đều.
Định luật 2 Newton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên
vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng

của vật.
3


Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một
lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ
lớn, nhưng ngược chiều.
Hình thái ý thức khoa học khác các hình thái ý thức xã hội khác ở chỗ:
+ Phạm vi phản ánh của nó rất rộng lớn, bao quát toàn bộ thế giới khách quan trong
khi các hình thái ý thức xã hội khác chỉ phản ánh một mặt một khía cạnh nào đó
của đời sống xã hội mà thôi;
+ Khoa học có thể tồn tại dưới dạng hệ thống lý luận chung nhất hoặc dưới dạng cụ
thể là các tri thức chuyên ngành;
+ Những tri thức của khoa học là những tri thức chân thực phản ánh đúng đắn
khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Vì vậy, khoa học đối lập với tôn giáo
(tôn giáo phản ánh hiện thực hư ảo và dựa vào lòng tin về một lực lượng siêu
nhiên);
+ Khoa học phản ánh hiện thực khách quan một cách trừu tượng các khái niệm,
phạm trù, quy luật là ngôn ngữ chuyên môn hoá, là công cụ của tư duy khoa học;
+ Khoa học giữ vị trí quan trọng trong sự nhận thức hiện thực, là cơ sở trí tuệ cho
các hình thái ý thức xã hội khác trong quá trình phản ánh hiện thực.
b) Hình thức và kết cấu
 Hình thức biểu hiện chủ yếu của ý thức khoa học là phạm trù, định luật, quy
luật,… Ý thức khoa học thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác, hình thành
các khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức đó. Thí dụ: ý thức chính trị và
chính trị học; ý thức đạo đức và đạo đức học, ý thức nghệ thuật và nghệ thuật
học,...
 Kết cấu ý thức khoa học
Kết cấu của ý thức khoa học rất phức tạp, tùy theo góc độ xem xét mà khoa
học được chia thành nhiều kết cấu khác nhau. Xét theo đối tượng nghiên cứu, có

thể phân khoa học thành: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn và khoa
4


học về tư duy. Các khoa học đó đều có mục đích khám phá những quy luật vận
động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học là một khoa học bởi nó
nghiên cứu những quy luật chung nhất của mọi tồn tại trong tự nhiên, xã hội và tư
duy, xây dựng nên phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu tự nhiên, xã hội và
tư duy.
Trong mỗi khoa học có thể phân chia thành các cấp độ kinh nghiệm và lý
luận (hay lí thuyết). Cấp độ kinh nghiệm là những tư liệu hiện thực đã tích lũy được
qua sự tổng hợp quan sát, thí nghiệm; lý luận là sự khái quát kinh nghiệm thể hiện
trong những lý thuyết về quy luật và nguyên lý tương ứng. Cấp độ lý luận của các
khoa học cụ thể kết hợp với nhau trong sự giải thích các nguyên lý và quy luật
chung được phát hiện ở tầm nghiên cứu triết học, hình thành thế giới quan và
phương pháp luận của toàn bộ nhận thức khoa học.
Ví dụ: Qua việc Newton quan sát khi quả táo rơi xuống đất, nó còn nảy lên
khỏi mặt đất sau đó mới nằm im và quan sát đứa cháu trai của mình chơi với quả
bóng nhỏ, Newton cảm thấy sự vận động của quả bóng và mặt trăng thật giống
nhau. Có hai loại lực đã tác dụng vào quả bóng, thứ nhất là lực đẩy ra hướng ngoài
và thứ hai là lực kéo của dây chun. Và tương tự cũng có hai loại lực tác dụng lên
mặt trăng, đó là lực đẩy của vận động mặt trăng và lực kéo của trọng lực trái đất, và
cũng chính do có trọng lực nên quả táo mới rơi xuống đất (đây là cấp độ kinh
nghiệm, tích lũy được qua quan sát). Từ đó ở cấp độ lý luận, Newton đã phát minh
ra định luật vạn vật hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn cùng công thức toán học
của nó đã trờ thành nền tảng cơ sở của ngành vật lý học, là một trong những định
luật khoa học quan trọng nhất của nhân loại.
c) Vai trò
Ý thức khoa học bao gồm khoa học cơ bản vạch ra những quy luật chung,
những phương hướng, phương pháp chung cho khoa học ứng dụng. Còn khoa học

ứng dụng vạch ra những nguyên tắc, quy tắc, phương pháp cụ thể để ứng dụng trực
tiếp vào hoạt động cải biến tự nhiên và xã hội.
5


Ngày nay, trong sự tự động hóa sản xuất, tri thức khoa học được kết tinh
trong mọi nhân tố của lực lượng sản xuất - trong đối tượng lao động, kỹ thuật, quá
trình công nghệ và cả trong những hình thức tổ chức tương ứng của sản xuất; người
lao động không còn là nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu
là vận dụng tri thức khoa học để điều khiển quá trình sản xuất; khoa học cho phép
hoàn thiện các phương pháp sản xuất, hoàn thiện việc quản lý kinh tế. Hơn nữa
khoa học còn trở thành một ngành hoạt động sản xuất với quy mô ngày càng lớn,
bao hàm hàng loạt các viện, phòng thí nghiệm, trạm, trại, xí nghiệp với số cán bộ
khoa học ngày càng tăng, vốn đầu tư ngày càng lớn, hiệu quả đầu tư ngày càng cao.
Do những biến đổi căn bản về vai trò của khoa học đối với sản xuất mà khoa học
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
2. Ý thức tôn giáo
Ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thức khách quan
một cách hư ảo, xuyên tạc. Về bản chất tôn giáo, Ăng ghen viết: “Tất cả mọi tôn
giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người – của những
lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh
trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang những hình thức siêu trần thế”.
a)Kết cấu
Ý thức tôn giáo với tư cách là hình thái ý thức xã hội bao gồm tâm lý tôn
giáo và tư tưởng tôn giáo. Đứng về mặt lịch sử thì đây là hai giai đoạn phát triển
của ý thức tôn giáo, nhưng giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại và bổ sung
cho nhau. Tâm lý tôn giáo đem lại cho hệ tư tưởng tôn giáo một tính chất đặc trưng,
một sắc thái tình cảm riêng và ngược lại tư tưởng tôn giáo “thuyết minh” những
hiện tượng tâm lý tôn giáo, khái quát chúng, làm cho chúng biến đổi theo những
chiều hướng nhất định. Theo đó, có thể hiểu:

+ Tâm lý tôn giáo: là toàn bộ những biểu tượng, tình cảm, tâm trạng thói quen của
quần chúng về tín ngưỡng tôn giáo. Ví dụ: đối với những người theo đạo Thiên
Chúa giáo thì họ có thói quen cầu nguyện hàng ngày, họ thích cầu nguyện bất cứ
6


khi nào có thể, họ cầu nguyện ngay cả khi nói chuyện với người khác hoặc làm
việc, và đó là cầu nguyện liên ly. Nhất là mỗi sáng thức dậy, họ tập trung dành cho
Chúa những giây phút đầu ngày trước khi làm các công việc khác.
+ Tư tưởng tôn giáo: là các quan niệm, quan điểm tôn giáo do các giáo sĩ, các nhà
thần học tạo ra và truyền bá trong xã hội. Ví dụ: đối với Thiên chúa giáo thì họ
quan niệm “Thiên Chúa toàn năng toàn trí tạo ra tất cả”, còn với những người theo
Phật giáo họ lại quan niệm “Mọi sự vật không tự sinh tự diệt mà có quan hệ với
nhau theo quy luật Nhân – Quả, luân hồi xoay chuyển từ dạng này sang dạng
khác”.
Đối với thức khoa học, ý thức thẩm mỹ, ý thức đạo đức, ý thức chính trị, ý
thức pháp luật có thể thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử hoặc những điều kiện khác
nhau nhưng ý thức tôn giáo được coi là một loại ý thức tồn tại dai dẳng nhất. Ví dụ
như Thiên chúa giáo đã có lịch sử khoảng 2015 năm, Phật giáo có lịch sử khoảng
2588 năm....Nguyên nhân để lý giải điều này ở chỗ niềm tin tôn giáo là thành tố
quan trọng nhất của ý thức tôn giáo, trong khi đó một khi niềm tin đã ăn sâu bám rễ
vào ý thức thì rất khó thay đổi. Có thể nói việc đụng chạm đến niềm tin, tín
ngưỡng, tôn giáo của cá nhân, cộng đồng có thể gây nên những hệ lụy ghê gớm.
b)Vai trò
Ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thực hiện chức năng chủ yếu
của mình là chức năng đền bù - hư ảo trong một xã hội cần đến sự đền bù - hư ảo.
Chức năng đó làm cho tôn giáo có một đời sống lâu dài, một vị trí đặc biệt trong xã
hội. Chức năng đền bù - hư ảo nói lên khả năng của tôn giáo có thể bù đắp, bổ sung
một cách hư ảo cái hiện thực mà trong đó con người còn bất lực trước những sức
mạnh tự nhiên và những điều kiện khách quan của đời sống xã hội. Những mâu

thuẫn của đời sống hiện thực, những bất lực thực tiễn của con người được giải
quyết một cách hư ảo trong ý thức họ. Vì vậy, tôn giáo luôn được các giai cấp
thống trị sử dụng như một công cụ áp bức tinh thần, một phương tiện củng cố địa vị
thống trị của họ.
7


Trong xã hội có đối kháng giai cấp, cuộc đấu tranh của quần chúng bị bóc lột
chống kẻ bóc lột giữ vai trò quyết định trong việc loại bỏ nguồn gốc xã hội của tôn
giáo. Vì vậy, không được coi nhẹ việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng duy vật khoa
học, đồng thời không ngừng nâng cao nhận thức mọi mặt của quần chúng.
Dựa trên những quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng và
Nhà nước ta luôn thi hành chính sách tôn giáo đúng đắn – chính sách tự do tín
ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của mọi công dân. Không
phân biệt về quyền lợi nghĩa vụ giữa người có tín ngưỡng tôn giáo và người không
có tín ngưỡng tôn giáo. Tuyệt đối không xâm phạm đến tình cảm tôn giáo của công
dân. Đồng thời Nhà nước kiên quyết xử lý theo pháp luật những kẻ âm mưu lợi
dụng tín ngưỡng tôn giáo để chống Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đoàn kết các tôn giáo, đoàn
kết đồng bào theo hoặc không theo một tôn giáo nào trong cuộc đấu tranh cho độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Và trong giai đoạn hiện này, Đảng và Nhà nước
tiếp tục có những chính sách củng cố tinh thần đoàn kết đó, chăm lo phát triển khoa
học, văn hóa, nâng cao đời sống của đồng bào; phát huy những giá trị tốt đẹp và
văn hóa đạo đức tôn giáo, từng bước hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo
góp phần vào công cuộc phát triển của đất nước, dần hoàn thiện mục tiêu xây dựng
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
3. Ý thức thẩm mỹ
a)Khái niệm
Ý thức thẩm mỹ hình thành và xuất hiện sớm trong lịch sử loài người. Trong
quá trình lao động, con người từng bước tách mình khỏi tự nhiên, tìm cách làm chủ

tự nhiên theo yêu cầu cuộc sống của mình. Quá trình tiếp xúc với tự nhiên, với
người khác đã tạo nên ở con người những cảm xúc, hứng thú về cái đẹp. Do đó,
thưởng thức và sáng tạo cái đẹp trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của từng
cá nhân và xã hội.
8


Hình thái ý thức thẩm mỹ được hiểu là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con
người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo “cái đẹp”. Trong các
hoạt động thưởng thức và sáng tạo cái đẹp thì nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao
nhất của ý thức thẩm mỹ.
Ví dụ: với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, khi phản ánh về mặt Trăng,
khoa học chỉ quan tâm về những gì mà mặt Trăng vốn có (như đường kính, chu kì
quay, áp suất khí quyển trên bề mặt của mặt Trăng hay khoảng cách từ mặt Trăng
đến Trái Đất,…), còn các nghệ sĩ lại quan tâm phản ánh về vẻ đẹp của mặt Trăng,
nhất là sự gợi cảm của ánh trăng,…
Ý thức thẩm mỹ bao gồm: cảm xúc, thị hiếu, quan điểm và lý tưởng thẩm
mỹ. Sự phát triển của tư duy thẩm mỹ đến sự hình thành một khoa học triết học đặc
thù là mỹ học. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có quan điểm, tư tưởng thẩm mỹ
khác nhau và quan điểm lý tưởng thẩm mỹ của từng người cũng khác nhau. Ý thức
thẩm mỹ biến đổi thường xuyên trong lịch sử và phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Song
quan điểm thẩm mỹ đúng đắn bao giờ cũng tiếp nhận và sáng tạo những giá trị vĩnh
hằng của nhân loại đó là chân – thiện – mỹ (chân lý – đạo đức – cái đẹp). Ý thức
thẩm mỹ tồn tại trong tất cả các hoạt động tích cực, sáng tạo của con người. Trong
các hoạt động ấy nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ và
ý thức thẩm mỹ trở thành cái chủ yếu trong hoạt động nghệ thuật.
Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, nghệ thuật bắt nguồn từ tồn tại xã
hội. Nếu khoa học và triết học phản ánh thế giới hiện thực bằng khái niệm, phạm
trù, quy luật thì nghệ thuật phản ánh thế giới một cách sinh động, cụ thể bằng hình
tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật tuy cũng phản ánh bản chất của đời sống

hiện thực nhưng phản ánh thông qua cái cá biệt, cụ thể - cảm tính, sinh động. Sự
phát triển của nghệ thuật cả về nội dung và hình thức không thể tách khỏi sự phát
triển của tồn tại xã hội. Nhưng nghệ thuật có tính độc lập tương đối rất rõ nét trong
sự phát triển của mình. Nó không phải bao giờ cũng phản ánh tồn tại xã hội một
cách trực tiếp, dễ thấy.
9


Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng gắn bó mật thiết với đời sống hiện thực.
Khi phản ánh thế giới hiện thực, nghệ thuật xây dựng các hình tượng điển hình , tác
động đến lý trí và tình cảm của con người , xây dựng ở con người những hành vi
đạo đức tốt đẹp thậm chí thúc đẩy con người hành động để thay đổi hiện thực theo
hướng tích cực.
Trong xã hội có giai cấp, nghệ thuật có tính giai cấp. Biểu hiện của nó là nó
chịu sự tác động của các quan điểm chính trị của một giai cấp. Tuy nhiên một tác
phẩm nghệ thuật để tồn tại lâu dài với thời gian và là giá trị chung cho tất cả các
giai cấp qua các thời đại thì nghệ thuật đó còn phải mang tính nhân loại. Tính giai
cấp của nghệ thuật cách mạng và tiến bộ không mâu thuẫn với tính nhân loại mà
còn làm sâu sắc hơn tính nhân loại đó. Chính vì vậy có những tác phẩm nghệ thuật
ra đời cách đây hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn mang nguyên giá trị của nó,
hoặc có những tác phẩm ở quốc gia khác nhưng lại được truyền bá và lan rộng ra
các quốc gia còn lại.
b) Đặc điểm
Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức thẩm mỹ cũng giống như bất kỳ một
hình thái ý thức thức nào khác. Mọi nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử được
vận dụng cho các hình thái ý thức nói chung đều được vận dụng cho ý thức thẩm
mĩ. Như mọi hiện tượng ý thức khác, ý thức thẩm mỹ nảy sinh, hình thành và phát
triển trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội. Cụ thể, ý thức thẩm mỹ bao gồm các đặc
điểm:
 Thứ nhất, Ý thức thẩm mỹ của con người nảy sinh trong lao động và phát

triển trong sự gắn bó với lao động. Trong quá trình hoạt động lao động sản
xuất, con người cải tạo tự nhiên trên cơ sở nhận thức thế giới trong tính thống nhất
của bản chất và biểu hiện của nó. Con người tạo ra sản phẩm lao động dựa trên cơ
sở vận dụng tiêu chuẩn vì tính hoàn thiện của sản phẩm. Các sản phẩm làm ra làm
con người hài lòng vì nó thỏa mãn nhu cầu vật chất. Ðồng thời, nó thể hiện tài nghệ
của mình. Con người nhận được niềm vui, khoái cảm bởi tính hoàn thiện và hài hòa
10


của sự vật, sản phẩm lao động. Con người nhìn thấy được chính mình trong sản
phẩm lao động của mình. Ðó là niềm vui tinh thần cao quý. Niềm vui đó lại kích
thích con người sáng tạo. Hoạt động thẩm mỹ, đó vừa là phương tiện để đạt được
mục đích, vừa là mục đích tự thân (xét trên một ý nghĩa nào đó).
Như vậy, sự phát triển sản xuất, đời sống xã hội, thực tiễn khoa học kỹ thuật
và nghệ thuật tạo ra khả năng ngày càng lớn cho hoạt động thẩm mỹ. Tuy nhiên, sự
phát triển thẩm mỹ và tính tích cực thẩm mỹ đạt đến đâu là do điều kiện xã hội quy
định. Nếu con người bị bao vây bởi lợi ích tiêu dùng thuần túy, bởi tính thực dụng
thô thiển, bởi lao động cưỡng bức thì không thể nói phát triển khả năng thẩm mỹ
được. C.Mác đã từng nói: Ðối với con người sắp chết đói thì không có hình thức
người của thực phẩm mà chỉ có sự tồn tại trừu tượng của nó với tính cách là thực
phẩm: thực phẩm có thể có một hình thức thô lỗ nhất và không thể nói việc ăn
uống như thế khác với việc động vật ăn uống ở chỗ nào. Con người cùng khổ bị
những nỗi lo lắng dày vò không có cảm giác ngay cả đối với vở kịch tuyệt tác.
 Thứ hai, Ý thức xã hội là phản ánh tồn tại xã hội, ý thức thẩm mỹ cũng
nằm trong quy luật chung đó. Nghệ thuật nhân loại từ xưa đến nay luôn bám sát
đời sống. Từ thời nguyên thủy người ta đã vẽ lại các hoạt động lao động sản xuất
của mình: hình vẽ những con thú trên đá (đối tượng lao động) bị trúng tên máu
chảy đầm đìa; những lời ca, điệu múa, điệu nhảy ăn mừng chiến thắng; những lời
hò đưa đò, chèo thuyền...
 Thứ ba, ý thức xã hội không chỉ phản ánh thế giới mà còn cải tạo thế

giới, ý thức thẩm mỹ cũng nằm trong quy luật đó. Những hoạt động thẩm mỹ từ
thời nguyên thủy đều mang ý nghĩa thực tiễn: trao truyền kinh nghiệm (như các bức
tranh, các điệu nhảy, các bài ca dao, tục ngữ...). Ngày nay ý thức thẩm mỹ vẫn gắn
bó với sản xuất với lao động như trước, nó vẫn và càng phát huy vai trò cải tạo thế
giới của mình. Ý thức thẩm mỹ xuất hiện như là một nhu cầu, một đòi hỏi về chất
lượng sản phẩm và là người kiểm tra khắt khe về chất lượng sản phẩm. Ý thức
thẩm mỹkhi xuất hiện dưới dạng lí tưởng thẩm mỹ thì nó là mục đích phấn đấu của
11


con người nhằm cải biến bản thân và đời sống để chúng ngày càng tốt đẹp và hoàn
hảo hơn. Ý thức thẩm mỹ giữ vai trò trợ tác cho việc cải tạo và biến đổi xã hội. Nó
vẽ trước mắt con người mục tiêu cần đi đến, cần đạt được. Nó khích lệ, động viên
con người; nó tăng cường nghị lực, ý chí và tình cảm cho người trong quá trình lao
động biến cải hiện thực.
 Thứ tư, Ý thức thẩm mỹ có hình thức tư duy đặc thù, đó là tư duy hình
tượng. Ý thức thẩm mỹ nảy sinh, hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn đời
sống xã hội. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người cần thiết phải nắm
vững các quy luật và bản chất của sự vật và hiện tượng. Con người có hai cách để
nắm được điều đó: trừu tượng hóa đối tượng để giữ lại cái quy luật, bản chất của sự
vật; và hình tượng hóa một cách toàn vẹn, cụ thể, sinh động về đối tượng. C. Mác
viết: Con nhện làm những động tác tương tự như động tác của người thợ dệt, và
con ong làm cho lắm nhà kiến trúc khéo léo phải ngạc nhiên về cách kiến trúc các
ổ bằng sáp của nó. Nhưng sự khác nhau trước hết giữa nhà kiến trúc tồi nhất với
con ong khéo léo nhất là ở chỗ con người thì phải xây dựng cái tổ đó trong óc mình
trước khi xây dựng tổ ong. Cái kết quả mà con người lao động đạt được, đã có
trước bằng ý niệm trong trí tưởng tượng của người lao động. Con người không
phải chỉ làm cái việc thay đổi hình thức các vật chất tự nhiên, đồng thời bằng việc
đó, con người còn thực hiện mục đích của chính mình mà mình đã có sẵn trong ý
thức.

Chỉ có con người có ý thức mới hình dung trước trong óc mình về mục đích
cũng như kết quả của mỗi quá trình lao động. Việc hình dung, tưởng tượng trước
mục đích và kết quả (tức vật phẩm) lao động của mình là phẩm chất quan trọng của
tư duy - ý thức xã hội. Lênin đã từng khẳng định: Thật là ngu xuẩn khi nghĩ rằng
tưởng tượng chỉ cần cho các nhà thơ, ngay cả trong toán học, phép tính vi phân và
tích phân cũng cần đến trí tưởng tượng. Việc hình dung trước sản phẩm lao động là
sự phác họa trước, thiết kế trước, là mô hình hóa trước sẽ thúc đẩy, cổ vũ và điều
chỉnh hoạt động của con người và làm cho lao động có hiệu quả và năng suất. Ðấy
12


cũng là một dạng tư duy của con người - tư duy hình tượng - tư duy phát hiện bản
chất và quy luật của đối tượng nhưng vẫn giữ được tính sinh động, cụ thể của đối
tượng.
c) Vai trò
- Đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước:
Tính giái cấp của nghệ thuật cách mạng và tiến bộ không những không mâu
thuẫn với tính nhân loại mà ngược lại còn làm sâu sắc những giá trị toàn nhân loại.
Nắm vững và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về văn học nghệ
thuật, Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã đề ra đường lối văn nghệ hết
sức đúng đắn. Nhờ có đường lối đúng đắn đó, nền văn nghệ nước ta đã có những
đóng góp xứng đáng vào cách mạng giải phóng dân sự và sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Đảng ta cũng đánh giá cao vai trò của văn nghệ nhưng đồng thời cũng
đòi hỏi ở văn nghệ và nghệ sĩ một trách nhiệm nặng nề đối với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã chỉ rõ: “Văn học, nghệ
thuật là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa gắn bó với đời sống nhân dân
và sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Khuyến khích tự do sáng tác văn học,
nghệ thuật vì sự hoàn thiện con người, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cao đẹp, đề
cao tinh thần tự hào dân tộc, ý thức tự lực, tự cường, phấn đấu làm cho dân giàu,

nước mạnh, phê phán những thói hư tật xấu, cái độc ác, thấp hèn”.
- Đối với phát triển nhân cách con người trong nền kinh tế thị trường
Quá trình dần chuyển biến sang một nền kinh tế thị trường đã làm cho con
người Việt Nam có những sự thay đổi, từng bước trở nên năng động hóa hơn, tạo ra
một động thái xã hội mang tính sáng tạo. Tuy nhiên trong quá trình điều chỉnh ấy,
có đôi lúc lại trở nên thái quá, dẫn đến cuộc đua tranh làm giàu bằng mọi cách có
thể dẫn đến sự tàn nhẫn trong tính toán, nghèo nàn, đơn điệu về nội tâm, trống rỗng
về tâm hồn, phá hủy những giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa thẩm mỹ. Ở một số
bộ phận, hiện nay có những nguời hướng vào những lợi ích cá nhân thực dụng, thờ
13


ơ với lý tưởng chính trị - xã hội. Trong nhu cầu và thị hiếu, đã xuất hiện tâm lý của
xã hội tiêu thụ. Thêm vào đó, có rất nhiều thanh niên quên đi những cái đẹp chân
chính trong nghệ thuật, trong giá trị đạo đức truyền thống để tiếp thu cái gọi là “văn
hóa ngoại lai”, “thẩm mỹ nước ngoài” để tạo thành thị hiếu cho bản thân. Ở họ,
“cái đẹp” ở đây chính là ăn mặc hớ hênh, ăn nói “có gu”, sống chỉ biết mình, thờ ơ,
vô cảm trước mọi vấn đề của xã hội… Nền đạo đức cũng vì thế mà xuống cấp trầm
trọng, tồn tại ở trong tất cả ngành nghề, lĩnh vực. Thực tiễn đó đã đặt ra cho chúng
ta một vấn đề cấp bách về sự cần thiết phải coi trọng giáo dục thẩm mỹ, hình thành
ở họ tình cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn, phù hợp với những giá trị của
dân tộc, thúc đẩy họ vươn tới cái đẹp và hành động theo cái đẹp. Tuy nhiên, trong
những năm qua công tác giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thị hiếu nghệ thuật còn nhiều
hạn chế.
Để khắc phục tình trạng lệch lạc thị hiếu, sai lệch trong năng lực cảm thụ cần
phải phát huy tối đa năng lực thẩm mỹ tiềm ẩn trong con người họ, làm cho đời
sống của họ thêm đa dạng, phong phú, tạo động lực thúc đẩy họ tích cực tham gia
các hoạt động lành mạnh của xã hội. Từ đó hình thành nên nhân cách tốt, con người
có ích cho xã hội. Đây là một trong những nhân tố quan trọng trong việc hình thành
con người mới - con người xã hội chủ nghĩa.

Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu sự
phong phú tinh thần của mỗi người, thiếu sự tham gia tích cực của nhân dân lao
động – chủ thể sáng tạo nền văn hóa mới. Chính vì thế, việc xây dựng chiến lược
giáo dục thẩm mỹ hướng tới toàn dân là nhiệm vụ cách mạng, cần phải có một
chiến lược giáo dục toàn diện, thống nhất, lâu dài.
Giáo dục ý thức thẩm mỹ để nhân cách con người luôn cao đẹp trong mọi sự
thay đổi, trong những hoàn cảnh mới là một vấn đề không hề đơn giản. Sự hình
thành ý thức thẩm mỹ được giáo dục qua nhiều giai đoạn; từ tuổi ấu thơ cho tới
trường đời. Để giáo dục ý thức thẩm mỹ cần kết hợp nhiều hình thức linh
14


hoạt. Công tác giáo dục thẩm mỹ đòi hỏi phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, cả
nội dung lẫn hình thức.
Như vậy khi mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường đang làm ảnh hưởng xấu
đến những thị hiếu thẩm mỹ tích cực thì văn hóa thẩm mỹ với chức năng trau dồi
sự tinh tế, độ nhạy cảm của năng lực cảm xúc, giúp con người tìm được chính mình
trong cảm xúc vô tư, trong sáng trước cái đẹp, ngăn ngừa căn bệnh vô cảm về mặt
thẩm mỹ thường gặp trong xã hội. Ý thức thẩm mỹ của con người phải trở thành
nền tảng tinh thần của xã hội bởi nó đóng vai trò điều tiết và tác động đến việc bồi
dưỡng và phát huy nhân tố con người, hình thành và phát triển ở họ một nhân cách
hài hòa trọn vẹn.

C.KẾT LUẬN
Bên cạnh các hình thái ý thức xã hội khác thì ý thức khoa học, ý thức tôn
giáo và ý thức thẩm mỹ cũng đóng những vai trò vô cùng quan trọng. Nếu ý thức
khoa học trang bị cho con người, xã hội những kiến thức khoa học mới, đột phá
thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội thì ý thức tôn giáo lại
giữ vai trò cầu nối, liên kết giữa những người, những mối quan hệ trong một cộng
đồng, một xã hội trở nên gắn bó, khăng khít với nhau hơn. Bên cạnh đó, vấn đề

hoàn thiện mỗi cá nhân con người khi sống trong tập thể, trong sự tiến lên của xã
hội là điều không thể thiếu được thì đây lại là vai trò của ý thức thẩm mỹ. Mỗi ý
thức xã hội, mỗi khía cạnh đều có vai trò riêng nhưng tổng hòa lại chúng đều
hướng tới một mục đích chung nhất là hoàn thiện con người, phát triển đất nước.
Đây là những đòi hỏi tất yếu của quá trình xây dựng một nền xã hội chủ nghĩa như
nước ta hiện nay.

15



×