Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết ngọc giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.52 MB, 107 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>BÙI THỊ MỸ THANH HÀ </b>

<b>ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGỌC GIAO </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM</b>

<b>ĐÀ NẴNG – 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>BÙI THỊ MỸ THANH HÀ </b>

<b>ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGỌC GIAO </b>

<b>Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 822 01 21 </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM</b>

<i><b>Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Phong Nam </b></i>

<b>ĐÀ NẴNG – 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu của cá nhân tơi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Nội dung luận văn có sự tham khảo từ các nguồn tài liệu, thông tin được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí, theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Nếu có sai sót, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

<b>Đà Nẵng, tháng 5 năm 2023 Tác giả luận văn </b>

<b>Bùi Thị Mỹ Thanh Hà </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

<i>Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn và Phòng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. </i>

<i>Đặc biệt, tơi bày tỏ lịng biết ơn và tri ân sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Phong Nam đã luôn tận tâm hướng dẫn, động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này. </i>

<i>Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo tổ Ngữ văn, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Đà Nẵng đã tạo điều kiện để tơi hồn thành luận văn. </i>

<i>Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô giáo, các anh chị học viên và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. </i>

<b>Tác giả luận văn </b>

<b>Bùi Thị Mỹ Thanh Hà </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>Ngành: Văn học Việt Nam Họ và tên học viên: Bùi Thị Mỹ Thanh Hà Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phong Nam Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng </small>

<small>Tóm tắt: </small>

<small>Ngọc Giao là nhà văn có vị trí quan trọng trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại. Ông là tác giả tài năng và quá trình sáng tác lâu dài. Tác phẩm của ơng đã thể hiện một cách sinh động diện mạo lịch sử, xã hội, tinh thần thời đại. Tuy vậy, vì nhiều lý do, trong một thời gian khá dài, tên tuổi Ngọc Giao hầu như bị lãng quên. Sáng tác của ông, đặc biệt là các tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết ít được các nhà chun mơn nghiên cứu, tìm hiểu. </small>

<small>Đề tài “Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Ngọc Giao” tiến hành khảo sát một cách đầy </small>

<i><small>đủ, tồn diện và có hệ thống các tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết của nhà văn. Luận văn đã </small></i>

<small>phân tích, đánh giá các giá trị nổi bật của tiểu thuyết Ngọc Giao trên hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. </small>

<small>Qua các tiểu thuyết, Ngọc Giao đã xây dựng được một thế giới hình tượng nghệ thuật đặc sắc, mang đậm dấu ấn riêng. Đó là những con người bất hạnh trong xã hội; nổi bật nhất là hình tượng người nơng dân bị bần cùng hóa và người trí thức với nhiều ưu tư, bi kịch. Thế giới nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết Ngọc Giao cịn được thể hiện rõ nét qua hình tượng khơng gian và hình tượng thời gian đầy ấn tượng; một khơng gian mang đậm dấu ấn văn hóa Bắc Bộ và thời gian ngưng trệ, đầy ám ảnh. </small>

<small>Trên phương diện nghệ thuật, nét đặc sắc của tiểu thuyết Ngọc Giao được thể hiện rất rõ qua kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu. Tác giả thường xây dựng cốt truyện theo lối “lồng ghép”, đồng hiện và kết cấu theo mơ thức “ln chuyển” trạng thái tâm lí, cảm xúc của nhân vật. Nhà văn cũng đã sử dụng rất linh hoạt các hình thức ngôn ngữ đặc trưng của tiểu thuyết; kết hợp giữa ngôn ngữ trần thuật, đối thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả cảm xúc, tâm trạng…với giọng điệu nghệ thuật có sự phối hợp, hịa quyện tài tình giữa tính chất trữ tình và hài hước. Tất cả các yếu tố nói trên đã tạo nên thế giới nghệ thuật tiểu thuyết đặc sắc, độc đáo. </small>

<small>Từ khoá: Ngọc Giao, đặc điểm nghệ thuật, thế giới nghệ thuật, tiểu thuyết, hình tượng, kết cấu. </small>

<b><small>Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người thực hiện đề tài </small></b>

<b><small>PGS.TS Nguyễn Phong Nam </small><sub> Bùi Thị Mỹ Thanh Hà </sub></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>THESIS TITLE: ARTISTIC CHARACTERISTICS OF NGOC GIAO’S NOVELS </b>

<small>Major: Vietnamese Literature </small>

<small>Master’s Student: Bui Thi My Thanh Ha Supervisor: Assoc Prof. Dr Nguyen Phong Nam </small>

<small>Institution: University of Science and Education - The University of Da Nang</small>

<small>Abstract: Ngoc Giao is an influential writer in modern Vietnamese literary life. He is a proliferative pen and with great experience. His works have vividly reflected the historical, social, and spiritual aspects of the times. However, for many reasons, for a long time, Ngoc Giao's name was almost forgotten. His works, especially works of the novel genre are rarely studied and figured out by experts. </small>

<small>The topic "Artistic characteristics of Ngoc Giao's novels" conducted a complete, comprehensive and systematic survey of the writer’s novels. The thesis has analyzed, evaluated the manifestations of Ngoc Giao's novel in terms of ideological content and art form. </small>

<small>Through the novels, Ngoc Giao has built a featured artistic image world with its own imprint. Those are the unfortunate people in society; the most prominent feature is the image of an impoverished farmer and an intellectual with many worries and tragedies. The unique artistic world in Ngoc Giao’s novel is also clearly shown through the impressive space and time figures; a space imbued with northern culture and stagnant and haunting time. </small>

<small>In term of art, the characteristics of Ngoc Giao’s novels are clearly expressed through the structure, language and tone. The authors often builds plot in the way of “integrated”, co-existence and structure according to the pattern of “circulating” the psychological and emotional state of the character. The writer also used very flexibly the typical linguistic form of the novel, combination of narrative language, dialogue, interior monologue, description of emotions, moods…with an artistic tone that has an ingenious blend of lyricism and humour. All of the above factors have created a unique and featured art world. </small>

<small>Keywords: Ngoc Giao; artistic features; art world, novel, figure, texture. </small>

<b><small>Supervisor’s confirmation Student </small></b>

<b><small> Assoc. Prof. Dr Nguyen Phong Nam Bui Thi My Thanh Ha </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LỜI CAM ĐOAN ... i</b>

<b>LỜI CẢM ƠN ... ii</b>

<b>MỞ ĐẦU ... 1</b>

<b>1. Lý do chọn đề tài ... 1</b>

<b>2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ... 1</b>

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 10</b>

<b>3.1. Đối tượng nghiên cứu ... 10</b>

<b>3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 10</b>

<b>4. Phương pháp nghiên cứu ... 10</b>

<b>4.1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống ... 10</b>

<b>4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp ... 10</b>

<b>4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu ... 11</b>

<b>4.4. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử ... 11</b>

<b>5. Đóng góp mới của luận văn ... 11</b>

<b>6. Bố cục của luận văn ... 11</b>

<b>CHƯƠNG 1. NHÀ VĂN NGỌC GIAO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC DÂN TỘC THẾ KỈ XX ... 12</b>

<b>1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Ngọc Giao ... 12</b>

1.1.1. Vài nét về cuộc đời nhà văn Ngọc Giao ... 12

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác văn học của Ngọc Giao ... 14

<b>1.2. Vị trí của nhà văn Ngọc Giao trong văn học Việt Nam thế kỉ XX . 20</b> 1.2.1. Nhà văn Ngọc Giao và đề tài văn hố Bắc Bộ ... 20

1.2.2. Đóng góp của Ngọc Giao vào q trình hiện đại hố văn học ... 24

<b>TIỂU KẾT ... 33</b>

<b>CHƯƠNG 2. HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGỌC GIAO ... 35</b>

<b>2.1. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Ngọc Giao ... 35</b>

2.1.1. Hình tượng người nơng dân Bắc Bộ bị bần cùng hóa ... 35

2.1.2. Hình tượng người trí thức ưu tư về bổn phận trong cuộc sống ... 41

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.2.1. Không gian mang đậm dấu ấn văn hóa Bắc Bộ ... 48

2.2.2. Thời gian ngưng trệ, đầy ám ảnh ... 56

<b>TIỂU KẾT ... 61</b>

<b>CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGỌC GIAO ... 62</b>

<b>3.1. Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết Ngọc Giao ... 62</b>

3.1.1. Kết cấu “lồng ghép”, “đồng hiện” ... 63

3.1.2. Kết cấu theo lối “luân chuyển”, theo mạch cảm xúc ... 66

<b>3.2. Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Ngọc Giao ... 71</b>

3.2.1. Ngôn từ giàu sắc thái biểu đạt ... 71

3.2.2. Giọng điệu trữ tình, hài hước ... 77

<b>TIỂU KẾT ... 81</b>

<b>KẾT LUẬN ... 82</b>

<b>THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 83</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài</b>

Trong quá trình vận động của lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XX, nhà văn Ngọc Giao có một vị trí rất quan trọng. Sự nghiệp văn học của ông rất phong phú, đa dạng, gồm hơn bốn trăm truyện ngắn, tám tiểu thuyết và nhiều truyện thiếu nhi, phóng sự, bút kí, tản văn…(theo Văn Tâm). Nhà văn này được đánh giá là “cây bút lực lưỡng trên cả hai lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết”. Đến với tác phẩm của Ngọc Giao, người đọc sẽ được hòa mình với khung cảnh thơn q chân thực, gặp lại Hà Nội cổ xưa, cảm thấy thấm thía với nỗi đau của những kiếp người nhỏ bé, bất hạnh. Những trang văn của ông đã phần nào thể hiện được diện mạo của thời đại và góp phần làm phong phú cho dòng chảy của văn học hiện đại Việt Nam.

Thế nhưng qua một thời gian khá dài, đặc biệt là trong khoảng bốn thập niên giữa thế kỷ XX, từ những năm bốn mươi đến những năm tám mươi, tên tuổi Ngọc Giao rất ít hiện diện trong đời sống văn học Việt Nam. Giới nghiên cứu văn học không mấy khi nhắc đến Ngọc Giao; sáng tác của ông hầu như không được giới thiệu, xuất bản. Độc giả, nhất là lớp người trẻ tuổi biết rất sơ sài về nhà văn này.

Mặc dù sự nghiệp viết văn của Ngọc Giao trải dài suốt thế kỉ XX nhưng những sáng tác của ông giai đoạn sau năm 1945 hoàn toàn bị khuất lấp. Rõ ràng đó là một sự bất thường trong đời sống văn học của dân tộc, và cũng là một sự bất công đối với nhà văn tài hoa này.

Chọn đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Ngọc Giao”, chúng tôi muốn qua luận văn này làm rõ hơn những giá trị nghệ thuật mà nhà văn đã sáng tạo ra, qua đó góp phần khẳng định vị thế quan trọng của ông trong lịch sử văn học dân tộc. Công việc này vừa phục vụ hoạt động nghiên cứu, học tập trong nhà trường và cũng là để tỏ lịng mến mộ của chúng tơi đối với nhà văn Ngọc Giao.

<b>2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu</b>

Quá trình nghiên cứu về nhà văn Ngọc Giao diễn ra khá muộn. Một trong số các ý kiến đánh giá sớm nhất về Ngọc Giao là Vũ Ngọc Phan. Trong cuốn

<i>Nhà văn hiện đại, tác giả nhận xét: “Trong hầu hết truyện ngắn của ông, thứ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

tình cảm ơng diễn tả đều là thứ tình sầu, tình uất. Trong tập truyện ngắn của Ngọc Giao, những truyện hay hơn cả đều là những truyện gợi mối thương tâm người đọc. Ngọc Giao thật là nhà văn sở trường về lối văn đạo tình…. Về đường nghệ thuật, lối văn ấy khơng phải khơng đặc sắc. Hồi xưa, nó đã dựng cho Âu

<i>châu một nền văn học lãng mạn… Về đường tư tưởng, sau khi đọc Phấn hương, </i>

tôi có thể chắc chắn Ngọc Giao là một nhà văn thuộc phái hay thương tiếc những cái đã qua như người Âu Tây thường nói. Chỉ đối với những cái đã qua, ơng mới thiết tha cảm động…Người ta thường khen văn Ngọc Giao điêu luyện, nhưng theo ý tôi, văn Ngọc Giao đẽo gọt quá, làm cho nhiều đoạn mất tự nhiên, hóa ra cổ lỗ. Ơng chú trọng lời nên ý hóa ra tầm thường. Nhiều câu gần như sáo rỗng” [23, tr.379-380].

<i>Thực ra trong bộ sách hai tập Nhà văn hiện đại vừa nêu trên, Vũ Ngọc </i>

Phan chủ yếu giới thiệu tác phẩm hơn là đi sâu nghiên cứu một cách chi tiết, có hệ thống. Tuy nhiên với những nhận định mang tính khái quát như vậy, tác giả cũng đã ít nhiều chỉ ra mặt hạn chế trong những sáng tác của Ngọc Giao.

Ngồi cơng trình của Vũ Ngọc Phan được xuất bản từ năm 1942, n hìn chung, các nghiên cứu đề cập đến sự nghiệp viết văn cũng như tác phẩm của Ngọc Giao chủ yếu được tiến hành vào giai đoạn cuối của thế kỷ XX, khi mà văn học nước nhà đã bắt đầu tiến nhanh trên con đường đổi mới.

Trong số các nhà nghiên cứu viết về Ngọc Giao giai đoạn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Phong Lê là tác giả có nhiều cơng bố hơn cả.

<i>Năm 1999, trong bài Ngọc Giao, người khỏi bị lãng quên vào cuối thế kỷ, Phong Lê đánh giá cao nhà văn này. Tác giả nhận định: “Gọi ông là hiện </i>

thực hoặc lãng mạn đều không thật sát hợp vì dường như ơng đứng ở chỗ giáp ranh hoặc trong ơng có cả hai. Quả là ơng khơng sắc nhọn có khi đến tàn nhẫn như Vũ Trọng Phụng. Khơng chua cay có cả cười và nước mắt như Nguyễn Công Hoan. Không quá thống thiết như Nguyên Hồng. Nhưng trong các chuyện đời vốn chứa đầy các nghịch cảnh dường như có mặt hầu khắp sáng tác Ngọc Giao lại vẫn dễ dàng nhận ra một ý hướng hiện thực ở ông như ba cây bút kể trên” [17, tr.156].

Nhận định trên của Phong Lê đã phần nào khái quát được đặc điểm cơ bản ngòi bút Ngọc Giao. Tác giả đã giúp bạn đọc yêu văn học nhận ra được

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

điểm khác biệt quan trọng giữa tác phẩm của Ngọc Giao so với những trang viết của những nhà văn cùng thời.

<i>Trong bài viết giới thiệu tập truyện ngắn Phấn hương (tái bản năm 2010), </i>

Phong Lê cho rằng: “Đứng ở chỗ giao nhau hoặc nơi giáp ranh giữa lãng mạn và hiện thực, thế giới truyện của Ngọc Giao dường như có phần nới rộng ra về hai phía trong một cảm quan có màu sắc u buồn về hiện thực mà ông không muốn tìm đến ngun nhân; thế nhưng đâu đó vẫn ẩn chứa khát vọng về một cuộc sống trong sạch và lương thiện cho con người, cho loài người” [53, tr.12].

<i>Cũng trên tinh thần đó, ở bài viết giới thiệu tập Quan báo xuất bản năm </i>

2010, Phong Lê tiếp tục khẳng định vị trí của nhà văn Ngọc Giao trên văn đàn Việt Nam: “Ngọc Giao như một chân dung tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, với các giá trị có ý nghĩa bổ sung và khẳng định bên cạnh các tên tuổi quen thuộc trong hai dịng trữ tình và hiện thực thời kỳ 1930-1945, và cũng là giá trị chung cho cả thế kỷ” [54, tr.11]. Với nhận định trên, nhà nghiên cứu Phong Lê đã thêm một lần nữa khẳng định vị trí của nhà văn Ngọc Giao trên văn đàn Việt Nam.

<i>Bài giới thiệu cuốn tiểu thuyết Nhà quê của Ngọc Giao, tái bản năm 2011, </i>

Phong Lê tiếp tục khằng định: “Tên sách Nhà quê gợi nghĩ về nông thơn và nơng dân qua cái nhìn của người thành thị trong cảnh quan chung của xã hội thuộc địa. Cái nhìn được xác định bởi một thế hệ người viết gồm hai nhóm: nhóm theo xu hướng lãng mạn mà đại diện là Tự lực văn đồn và nhóm theo xu hướng hiện thực với các đại diện như Ngô Tất Tố, Nguyễn Cơng Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…cịn Ngọc Giao, xem ra khơng thuộc hẳn về một phía nào, nhưng cũng khơng hồn tồn đứng ra ngồi hai xu hướng chi phối diện mạo chung của đời sống văn học trước 1945…” [55, tr.5].

<i>Ở một bài khác, giới thiệu cuốn tiểu thuyết Cầu Sương được tái bản năm </i>

2011, Phong Lê viết: “Tiểu thuyết của Ngọc Giao cần được nhận thức và đánh giá lại. Để qua đó, cho ta một cách tiếp cận khác, bao dung hơn trước các định kiến khắc nghiệt của một thời; cũng đồng thời cho ta một nhận thức bao quát hơn về cuộc sống và con người trong mọi góc khuất của nó” [56, tr.10].

<i>Đặc biệt trong bài giới thiệu các tập truyện Bến đò rừng, Đốt lò hương ấy và Mưa thu xuất bản năm 2012, nhà nghiên cứu một lần nữa đánh giá cao </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

toàn bộ sự nghiệp viết của Ngọc Giao. Phong Lê cho rằng chỉ với ba tập truyện

<i>Một đêm vui, Phấn hương, Cô gái làng Sơn Hạ cũng đã đủ đưa Ngọc Giao vào đội ngũ những tác gia truyện ngắn thành danh như Thạch Lam với Gió lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn; Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời; Thanh Tịnh với Quê mẹ; Hồ dzếch với Chân trời cũ; Bùi Hiển với Nằm vạ; Tơ Hồi với O chuột, Nhà nghèo… “Một thời gian dài, Ngọc Giao được coi là cây bút lãng </i>

mạn – và đó cũng là một trong các lý do để ơng bị “qn”; nhưng sự thật thì trong ơng có cả hai – hiện thực và lãng mạn, hoặc ông đứng vào giáp ranh giữa hai bờ hiện thực và lãng mạn. Có nghĩa là thế giới truyện của ông cần được mở về cả hai phía” [59, tr.4].

Có thể thấy, với nhận định trên, nhà nghiên cứu đã chỉ ra được những nét đặc sắc ở thể loại truyện ngắn của Ngọc Giao và khẳng định có thể đưa Ngọc Giao vào đội ngũ những cây bút thành danh cùng thời.

Trần Ngọc Hiếu cũng là một có nhiều bài viết nhiều về Ngọc Giao, nhất

<i>là là mảng tiểu thuyết. Trong bài giới thiệu tác phẩm Xóm Rá tái bản năm 2015, </i>

Trần Ngọc Hiếu cho rằng: “Gía trị của Xóm Rá, trước hết, nằm ở tính phóng sự của tác phẩm, ở góc nhìn cận cảnh vào một khơng gian trụy lạc, với những mảnh đời bên lề, ở việc phơi bày những khoảng tối của đời sống đô thị và của những dục vọng, ở thái độ phê phán của tác giả trước sự suy đồi của đạo đức, tình trạng con người bị bóc lột, những bất công xã hội và cả một thứ ngôn ngữ rất đời, rất “bụi”, cho đến giờ phần nào vẫn còn giữ nguyên được nét sống động” [60, tr.214]. Trần Ngọc Hiếu đánh giá cao giá trị phản ánh hiện thực của

<i>Xóm Rá. Tác giả cho rằng trên phương diện này, tiểu thuyết của Ngọc Giao là </i>

sự tiếp nối đáng chú ý dịng văn chương phóng sự phát triển rất mạnh từ trước 1945.

<i>Cũng tác giả Trần Ngọc Hiếu trong lời giới thiệu tiểu thuyết Quán gió </i>

(xuất bản năm 2017), khẳng định chính sự đa dạng, “chưa hoàn kết” của thể loại đã cho phép Ngọc Giao đi xa hơn trong việc mô tả đời sống hiện thực xã hội. Nhà văn đã có thể miêu tả cận cảnh với niềm thông cảm sâu sắc những nỗi khốn khổ, điêu linh của những con người bé nhỏ thời loạn: từ cái lạnh buốt căm căm của mùa đông xứ Bắc đến cảnh mưa sinh cơ cực, lầm lụi trên đất tản cư; từ cảm giác lắt lay, bơ vơ của những con người trên đường chạy loạn đến nỗi bất

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

an, hoang mang khi sống giữa thời bạo lực khơn lường…” [62, tr.6]. Và chính điều đó đã góp phần tạo nên giá trị nội dung của cuốn tiểu thuyết.

Đồng quan điểm với Phong Lê và Trần Ngọc Hiếu, tác giả Nguyễn Thụy Kha cũng đã khẳng định tầm vóc, vị thế quan trọng của Ngọc Giao trong lịch sử văn học và báo chí của nước nhà.

<i>Trong bài viết Ngọc Giao – nhà văn làm báo, Nguyễn Thụy Kha đã chia </i>

sẻ: “Thời kỳ đổi mới đã phục sinh bút danh Ngọc Giao. Cùng với những truyện ngắn, tiểu thuyết được ấn hành trở lại, sau năm 80 tuổi, khi bài viết của tơi do

<i>một tạp chí Sài Gòn đặt viết Ngọc Giao – tâm sự từ quên lãng, Ngọc Giao vui </i>

hẳn lên. Càng thân, tôi càng thấy Ngọc Giao đứng lên từ quên lãng. Bằng giọng văn rất riêng của mình, ơng lại tiếp tục viết bài cộng tác với các báo. Bây giờ, khi ơng đã xa xăm (ơng mất năm 1997), nhìn lại những tác phẩm văn chương và báo chí ông để lại, ta thấy việc đánh giá tầm vóc xứng đáng của ông trong lịch sử văn học và báo chí là việc thật đúng đắn và đáng kể. Ngọc Giao một nhà văn làm báo xuất sắc để cho lớp chúng tôi và các thế hệ sau này noi theo” [38].

<i>Bài viết Ngọc Giao, nhà văn giàu lòng thương người, thương đời của tác </i>

giả Anh Chi đã giới thiệu một cách khái quát về một đặc điểm của văn chương Ngọc Giao, đó là tính chất tự thuật. Tác giả viết: “Trong nhiều tác phẩm của Ngọc Giao cịn có một miền cuộc sống nằm thật sâu trong tâm khảm nhà văn,

<i>đó là ký ức của riêng ơng. Ơng viết về nó, như Nguyên Hồng viết Những ngày thơ ấu; lại như Hồ Dzếnh viết Chân trời cũ. Trong miền cuộc sống này, rất đậm </i>

hình bóng một người mẹ qua đời q sớm, để lại trên quê nhà quạnh quẽ một đứa con cô đơn với tuổi thơ nhiều buồn tủi. Bà nhập vào nhiều nhân vật người

<i>mẹ, hoặc người vợ trong các tác phẩm Một chuyện của lòng, Những hình bóng cũ, Những ngày thơ ấu, Ðiêu tàn...” [35]. </i>

Anh Chi cho rằng chính nét tự thuật trong văn của Ngọc Giao đã tạo nên sức hấp dẫn riêng: “Nhà văn viết về ký ức của riêng ông, nhưng khi thành tác phẩm, nó như là ký ức của xã hội đương thời. Bởi, khơng ít người trong xã hội đang sống với tâm trạng không tìm thấy hạnh phúc trong thực tại; họ muốn dựa vào quá khứ, nhưng quá khứ cũng đầy thương đau, xa xót. Ở những tác phẩm nặng về hoài niệm này, văn chương Ngọc Giao hay lạ lùng. Những trang văn

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

của một tâm hồn có chút yếu đuối, nhưng thật giàu mỹ cảm, viết về mẹ, cha, về những người thân yêu, đã làm nên một Ngọc Giao đặc sắc, hơn người!” [35].

<i>Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong bài viết Tác phẩm về Sài Gòn của nhà văn Ngọc Giao (đăng trên diễn Tuổi trẻ online ngày 6/5/2011), cũng đánh giá cao giá trị hiện thực của các cuốn tiểu thuyết Xóm Rá, Nhà quê, các tập truyện Một đêm vui, Phấn hương, Cô gái làng Sơn Hạ… Các tác phẩm đặc </i>

sắc này đã làm nên tên tuổi một nhà văn nghiêng về những cảnh đời của trí thức nghèo và những thân phận dưới đáy xã hội, nhất là phận kỹ nữ, kiếp cầm ca. Phạm Xuân Nguyên khẳng định, với các di sản văn chương của mình, nhà văn Ngọc Giao hồn tồn xứng đáng có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học

<i>Việt Nam giai đoạn trước 1945. </i>

<i>Bàn về con người và văn chương Ngọc Giao, trong bài Khoảng im lặng của bác Ngọc Giao, tác giả Trịnh Lữ đã nhận xét về cách khắc họa chân dung </i>

nhân vật trong tác phẩm của Ngọc Giao. Đó là lối sử dụng ngơn từ sắc sảo, chính xác, đầy gợi cảm. Đó là những nét vẽ cụ thể, “thường thoáng đạt như ký họa, mà lúc nào cũng có những điểm nhấn, có sáng tối, đậm nhạt, khi cần thì làm kĩ một hai chi tiết, khiến cho bức tranh có chính có phụ rõ ràng, ai xem cũng phải có cảm xúc. Đó là nhờ tố chất hội họa sẵn có trong con người của nhà văn” [42].

Trong bài giới thiệu về tác phẩm Ngọc Giao nhân dịp xuất bản tuyển

<i>chọn 3 tập sách Bến đò rừng, Đốt lò hương cũ và Mưa thu với nhan đề Di cảo sau hơn nửa thế kỷ nhà văn Ngọc Giao đăng trên báo điện tử Hà Nội mới ngày </i>

12/4/2012, tác giả T.Minh đã tiếp tục giới thiệu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ngọc Giao và nhận định: “Đọc Ngọc Giao thấy ông không vục sâu vào những kiếp sống “dưới đáy” như Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng; nhưng cũng không thấy ơng thi vị hố đời sống trưởng giả và gợi nên các ảo tưởng ngây thơ về cải cách xã hội như Hoàng Đạo, Khái Hưng. Đứng ở chỗ giao nhau, hoặc nơi giáp ranh giữa lãng mạn và hiện thực, thế giới truyện của Ngọc Giao dường như có phần được nới rộng ra cả hai phía trong một cảm quan có màu sắc u buồn về hiện thực mà ông khơng muốn tìm đến ngun nhân, và khơng tin có những thay đổi; thế nhưng đâu đó vẫn ẩn chứa

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

khát vọng về một cuộc sống trong sạch và lương thiện cho con người, cho loài người” [47].

Trong một bài viết nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn, tác giả

<i>Nguyễn Tuấn Khanh có bài Cha tơi, Nhà văn Ngọc Giao, cho rằng: “Viết các </i>

chân dung văn học với một tình cảm thương mến thiết tha và trung thực, cha tơi ln mong muốn nói lên một sự thực: Những người cầm bút các ông sống với nhau cũng như đối với cuộc đời hết sức trân trọng, hết tình thân ái. Các ơng luôn giữ cách sống cho phong nhã, nghiêm chỉnh mà vui vẻ, lễ độ. Sau bấy lâu không cầm bút, Ngọc Giao vẫn phát triển và duy trì một giọng văn kể chuyện hết sức riêng biệt: bình thản, có chút chế giễu, gần gũi, có sức gợi mở” [39].

<i>Trong bài “Nhà văn Ngọc Giao: Như hoa mai nở hai lần”, đăng trên báo điện tử Tạp chí Sơng Hương ngày 10/11/2014, tác giả Anh Chi ghi nhận những </i>

đóng góp của Ngọc Giao đối với nền văn học nước nhà. Theo tác giả, thì “Ngọc Giao là nhà văn giàu lòng thương người, thương đời. Ông phơi bày lên trang sách những số phận đắng cay của các kỹ nữ, gái điếm với nỗi xót thương; ơng mơ tả thân phận của anh mõ làng, người đưa thư, cô gái muộn chồng… với một sự cảm thông, chia sẻ. Ngọc Giao viết khơng ít truyện tình ái, nhiều nhân vật nữ bị sa vào giang hồ, trụy lạc. Nhưng ông không đặc tả các cảnh trụy lạc, mà dùng một lối diễn tả tinh tế đủ để người đọc hiểu được trạng huống trụy lạc. Có thể nói, thủ pháp nghệ thuật đó là tình thương của ông đối với nhân vật của mình, cũng là đối với người đời. Đọc Ngọc Giao, chúng tôi cảm thấy, ông luôn khát khao một cuộc sống trong sạch và lương thiện cho mỗi người, cho xã hội con người” [36].

<i>Trong bài Sáng tác của Ngọc Giao từ góc nhìn phê bình sinh thái, tác giả </i>

Lê Tú Anh đã nêu một nhận định khá thú vị. Nhà nghiên cứu cho rằng, Ngọc Giao là nhà văn bước đầu có những băn khoăn về môi trường sống của con người. Nhìn chung, truyện ngắn và tiểu thuyết của Ngọc Giao tuy bàn đến những ngữ cảnh và những nguy cơ sinh thái khác nhau, nhưng cả hai đều có chung một xuất phát điểm, đó là coi trọng sự sống trong mơi trường sinh thái đích thực của nó.

Xuất phát từ “cảm quan sinh thái”, có thể nhận thấy hai khía cạnh cơ bản trong tư duy nghệ thuật của Ngọc Giao là tôn trọng mọi sự sống và để cho mỗi

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

sinh mạng được sống đời sống của chính mình. “Với những luận điểm cơ bản như vậy, từ góc nhìn văn hóa sinh thái, tác phẩm của Ngọc Giao có khả năng đánh thức nhân tính trong ứng xử với môi trường, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhất là trong bối cảnh tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại và nhiều cuộc chiến tranh vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt như hiện nay” [34].

<i>Ở một phương diện khác, tác giả Thùy Giang trong bài viết Đọc cổ tích của tác giả Ngọc Giao, đã phát hiện thấy trong tác phẩm của Ngọc Giao cịn </i>

có một thế giới nghệ thuật rất độc đáo dành cho bạn đọc nhỏ tuổi. Đó là những nhân vật cổ tích quen thuộc như hồng tử, cơng chúa, nhà vua, thị tì, phù thủy dân nghèo… Qua lời kể của Ngọc Giao, các nhân vật có một đời sống khác, số phận khác, vừa phảng phất sắc màu lịch sử, vừa đời thường dung dị.

Ngọc Giao cũng sử dụng các loài vật để vừa biểu đạt thế giới tự nhiên, vừa nói về cuộc sống con người. Các lồi vật trong tập truyện nhìn chung tốt bụng, ln tìm cách trả ơn con người; đây có lẽ cũng là một tấm gương về đạo lý…Sự linh hoạt trong ngòi bút của nhà văn Ngọc Giao đã thổi làn hơi sinh động và nhân văn vào từng câu chuyện: từ những cảnh ngộ éo le, số phận đáng thương của nhân vật để làm nổi bật lên vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của họ, dù có gặp khó khăn nhưng cũng nhận được kết quả tốt đẹp, có một cái kết hạnh phúc, đúng với triết lý “Ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão”; hay đến các nhân vật trong lịch sử được truyền đạt một cách nhẹ nhàng và bình dị. Đây cũng là những bài học đáng quý cho trẻ em học hỏi và lưu giữ một cách dễ dàng và dài lâu”.

Trong môi trường học đường, tác phẩm của Ngọc Giao cũng là một đối tượng rất được chú ý. Khá nhiều đề tài nghiên cứu của các học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành văn học đã được thực hiện trong những năm gần đây. Điều này cho thấy sáng tác của nhà văn này ngày càng được độc giả nói chung, giới chun mơn nói riêng lưu ý.

<i>Đáng chú ý hơn cả là luận án tiến sĩ với đề tài Văn xi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam của tác giả Nghiêm Thị Hồ Thu. Luận án </i>

đã nghiên cứu một cách khá bao qt, có hệ thống về vai trị của nhà văn trong lịch sử văn học dân tộc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>Ngồi ra, cịn có thể kể đến Luận văn thạc sĩ Truyện ngắn Ngọc Giao trong bối cảnh truyện ngắn Việt Nam trước 1945 của Nguyễn Thị Ngân (2012, </i>

Đại học Vinh). Tác giả luận văn đã đi sâu tìm hiểu đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Ngọc Giao trước năm 1945 trên các phương diện đề tài, nhân vật, cảm hứng nghệ thuật;

<i>Trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm truyện ngắn Ngọc Giao của Huỳnh Thị </i>

Hai (2015, Đại học Đà Nẵng), tác giả tập trung nghiên cứu truyện ngắn Ngọc Giao trên bình diện nghệ thuật, thơng qua các yếu tố như hình tượng nhân vật, hình tượng người kể chuyện, hình tượng không gian và thời gian trong tác phẩm.

<i>Luận văn thạc sĩ Thế giới nghệ thuật văn xuôi Ngọc Giao của tác giả </i>

Trần Thị Minh Hiếu (2017, Đại học Đà Nẵng) nghiên cứu về đặc điểm hình tượng, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu cả trong tiểu thuyết và truyện ngắn của nhà văn này.

Nhìn chung, các tác giả luận văn, luận án đều đặt Ngọc Giao trong tiến trình vận động của văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong dòng truyện ngắn trữ tình trước 1945 để khẳng định sự có mặt của Ngọc Giao đã góp phần làm phong phú cho đời sống văn học giai đoạn này.

Tựu trung lại, có thể thấy trong thời gian gần đây, mặc dù đã có nhiều cơng trình, bài viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn và một số phương diện khác như giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật trong tác phẩm được thực hiện. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào đi sâu tìm hiểu về nghệ thuật tiểu thuyết Ngọc Giao. Trong khi đó, theo chúng tơi, tiểu thuyết chính là một trong những thể loại góp phần làm nên tên tuổi và khẳng định vị trí của nhà văn Ngọc Giao trong đời sống văn học dân tộc. Thể loại này đã góp phần bộc lộ một cách trọn vẹn, đủ đầy quan điểm sáng tác, tư tưởng nghệ thuật cũng như phong cách, bút pháp của nhà văn. Chính vì thế mà muốn đánh giá một cách thỏa đáng về Ngọc Giao thì khơng thể khơng tìm hiểu kỹ lưỡng, có hệ thống mảng sáng tác này của nhà văn. Đấy chính là cơ sở, là lý do để chúng tôi lựa

<i>chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Ngọc Giao cho luận văn của mình. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đối tượng nghiên cứu ở luận văn này là tiểu thuyết của Ngọc Giao; bao gồm các tác phẩm dưới đây:

<i>- Ngọc Giao, Cơn gió bấc, Nxb Tân Dân, Hà Nội, 1938 - Ngọc Giao, Con người, Nxb Ngày Mai, Hà Nội, 1947. - Ngọc Giao, Mưa thu, Nxb Trần Văn Huy, Hà Nội, 1953. - Ngọc Giao, Nhà quê, Nxb Hà Nội, năm 2011. </i>

<i>- Ngọc Giao, Cầu sương, Nxb Hà Nội, năm 2011. </i>

<i>- Ngọc Giao, Xóm Rá, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, năm 2015. - Ngọc Giao, Quán gió, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, năm 2017. - Ngọc Giao, Đất, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, năm 2021. </i>

<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<i>Đề tài này đi sâu nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết của Ngọc Giao. Nghệ </i>

thuật tiểu thuyết là một khái niệm có nội hàm rất rộng, bao gồm nhiều phương diện sáng tạo của nhà văn trong tác phẩm.

Tuy nhiên vì nhiều lý do chủ quan, ở luận văn này chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi “nghệ thuật tiểu thuyết” trong một số yếu tố cụ thể thuộc phương diện hình thức nghệ thuật. Đó là các hình tượng nghệ thuật như hình tượng nhân vật, hình tượng không gian, thời gian; một số yếu tố khác như kết cấu; giọng điệu và ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết Ngọc Giao.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>4.1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống </b></i>

Phương pháp cấu trúc - hệ thống là cách tiếp cận đối tượng trong mối tương quan hệ hai chiều, giữa bộ phận và toàn thể. Qua phương pháp nghiên cứu này, có thể thấy rõ hơn giá trị của các tiểu thuyết tiêu biểu của Ngọc Giao; đồng thời thấy được đóng góp của nhà văn trong sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam thế kỉ XX.

<i><b>4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp </b></i>

Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề, các yếu tố nghệ thuật…một cách đầy đủ, cụ thể; từ đó có cơ sở để khái quát nên những đặc điểm tiểu thuyết Ngọc Giao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu </b></i>

So sánh, đối chiếu vừa là phương pháp vừa là thao tác dùng để tiếp cận, xử lý vấn đề. Phương pháp này nhằm làm nổi bật những đặc điểm, những nét đặc trưng riêng của nhà văn Ngọc Giao.

<i><b>4.4. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử </b></i>

Sử dụng phương pháp nghiên cứu này, chúng tôi đặt sáng tác của Ngọc Giao trong mối liên hệ với cuộc đời của nhà văn cũng như bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam thế kỷ XX để xem xét, đánh giá. Phương pháp này góp phần lý giải ý nghĩa, giá trị của hình tượng nghệ thuật nói riêng, tiểu thuyết Ngọc Giao nói chung.

<b>5. Đóng góp mới của luận văn </b>

<i>Qua đề tài Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Ngọc Giao, lần đầu tiên các </i>

tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết của nhà văn được khảo sát một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống. Luận văn đã phân tích, đánh giá các giá trị nghệ thuật nổi bật của tiểu thuyết Ngọc Giao thể hiện qua một số yếu tố cụ thể trong tác phẩm như thế giới hình tượng, các thủ pháp trần thuật… Những thành công trên phương diện nghệ thuật tiểu thuyết đã góp phần chứng minh vai trị, vị thế quan trọng của Ngọc Giao đối với tiến trình hiện đại hóa văn xi Việt Nam thế kỷ XX.

<b>6. Bố cục của luận văn </b>

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được triển khai trong 3 chương. Chương 1: Nhà văn Ngọc Giao trong đời sống văn học dân tộc thế kỉ XX; Chương 2: Ðặc điểm hình tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Ngọc Giao; Chương 3: Đặc điểm kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Ngọc Giao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>CHƯƠNG 1 </b>

<b>NHÀ VĂN NGỌC GIAO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC DÂN TỘC THẾ KỈ XX </b>

Nhà văn Ngọc Giao là một trong những gương mặt tiêu biểu, xuất sắc và có nhiều đóng góp nổi bật đối với văn học hiện đại Việt Nam. Điều này được thể hiện rất rõ ở vai trò của ông đối với “Tiểu thuyết thứ Bảy” – tuần báo văn học uy tín nhất ở nước ta giai đoạn 1930 – 1945. Có thể nói Ngọc Giao là nhân vật quan trọng trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của tờ báo này. Tuy nhiên đáng kể hơn cả vẫn là những tác phẩm của ông. Di sản văn chương đặc sắc, phong phú mà Ngọc Giao để lại cho đời chính là minh chứng hiển nhiên

<b>khẳng định vị thế của nhà văn trong lịch sử văn học dân tộc. 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Ngọc Giao </b>

<i><b>1.1.1. Vài nét về cuộc đời nhà văn Ngọc Giao </b></i>

Nhà văn Ngọc Giao tên thật là Nguyễn Huy Giao, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1911. Mẹ ông tên là Nguyễn Thị Dự, một phụ nữ thuộc dịng dõi hồng tộc đã sa sút ở Huế. Bố ơng là Nguyễn Huy Bình, người huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, một công chức nhà nước, từng làm xếp ga xe lửa ở Huế.

Ngọc Giao được sinh ra ở Huế nhưng chỉ sống ở đây trong một thời gian ngắn. Đến năm 1918, khi ơng mới lên 7 thì cả gia đình rời Huế, ra sống ở Bắc. Cũng trong năm ấy, mẹ ông qua đời. Nỗi đau mất mát đó đã trở thành một cú sốc lớn đối với ông.

Tuổi thơ thiếu vắng sự yêu thương, chăm sóc của người mẹ là nỗi ám ảnh thường trực đối với ông. Điều này để lại dấu ấn trong tác phẩm văn chương của Ngọc Giao. Trong một bức thư gửi bạn năm 1980, ông viết: “Tơi chịu giáo dục, mang dịng máu vương giả của mẹ tôi. Cả cuộc đời tôi gắng xử thế như lời mẹ

<i>dạy, Không được nghĩ đến điều ác, làm việc ác, nói lời ác. Đời tơi có nhiều </i>

giơng tố bão bùng, có lúc tưởng khơng tồn mạng do những điều oan nghiệt xui nên. Nhưng rồi tất cả đều qua, không hề van xin, cầu ơn ai hết. Tơi tin ở tấm lịng hướng thiện của mình, may ra tơi nhắm mắt được an lành” [11, tr.222]. Có thể nói hình ảnh người mẹ đã hiện lên qua những trang văn Ngọc Giao bằng tất cả sự thương cảm và trân trọng da diết.

Nhà văn Ngọc Giao có điều kiện học hỏi và được trang bị vốn kiến thức từ nhỏ. Năm 1928, Ngọc Giao đỗ bằng thành chung. Ơng thơng thạo tiếng Pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

rất sớm và nhờ đó ơng được tiếp xúc với văn học văn hóa Phương Tây khá thuận lợi.

Sự nghiệp sáng tác của Ngọc Giao được bắt đầu từ rất sớm. Năm 1929,

<i>khi mới chỉ 18 tuổi ơng đã có tác phẩm đầu tay là truyện ngắn Bến đị rừng. </i>

Tác phẩm này nhanh chóng thu hút sự chú ý của độc giả bởi lối kể chuyện có cá tính. Từ đó, Ngọc Giao đã nhanh chóng trở thành cái tên được bạn đọc yêu mến. Có thể nói ơng đã khẳng định được tên tuổi của mình trên văn đàn vào ngay từ những năm 30 của thế XX.

Trong khoảng thời gian từ năm 1934 đến năm 1945, Ngọc Giao là một

<i>trong các cây bút chuyên viết truyện ngắn cho báo Tiểu thuyết thứ Bảy. Không </i>

lâu sau đó, ơng được giao nhiệm vụ thư kí tịa soạn tờ báo này. Tuy nhiên ngoài

<i>tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy, Ngọc Giao còn cộng tác với một số nơi khác qua </i>

việc góp bài; nhất là cùng với nhà xuất bản Tân Dân tổ chức xuất bản các loại

<i>sách báo như Những tác phẩm hay, Phổ thông bán nguyệt san, Tao đàn, Truyền bá… </i>

Trong khoảng thời gian từ 1945-1954, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Ngọc Giao cùng gia đình tản cư về quê. Nhưng sống ở quê nội Kinh Bắc chưa được bao lâu thì thực dân Pháp tràn đến. Một lần nữa, gia đình ơng lại phải tản cư. Lần này cả gia đình kéo nhau lên vùng rừng núi Nhã Nam (Yên Thế, Bắc Giang). Nhưng môi trường mới này cũng không giúp họ an cư. Ngọc Giao chỉ có thể lưu trú ở Bắc Giang trong một thời gian ngắn rồi nhanh chóng rời đi vì hồn cảnh khó khan, khắc nghiệt của chiến tranh.

Ngọc Giao quyết định không tản cư nữa mà trở lại Hà Nội, tiếp tục sự nghiệp viết văn, làm báo để kiếm sống và cũng để thỏa mãn niềm đam mê sáng tác của mình. Từ lúc này, ơng bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động sáng tác và

<i>xuất bản. Ông cộng tác với nhiều tờ báo như Phổ thông, Thế kỷ, Sinh lực, Lẽ sống, Lên đường, Công tội, Tiểu thuyết thứ bảy (loại mới) … </i>

Từ sau ngày hịa bình được lập lại (1954), Ngọc Giao hầu như không công bố thêm tác phẩm nào, mặc dù trên thực tế nhà văn vẫn tiếp tục sáng tác. Ơng ít xuất hiện trên văn đàn, sống lặng lẽ ở 14 phố Đặng Dung, Hà Nội.

Nhà văn Ngọc Giao qua đời ngày 8 tháng 7 năm 1997, thọ 86 tuổi. Với những gì đã đóng góp cho nền văn học nước nhà, Ngọc Giao xứng đáng là nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Năm 2007, vào dịp kỉ niệm 100 năm sinh của nhà văn Ngọc Giao, nhiều tác phẩm của ông đã được tái bản như:

<i>Phấn hương, Cô gái làng Sơn Hạ, Đất, Quán gió, Cầu sương, Nhà quê… </i>

<i><b>1.1.2. Sự nghiệp sáng tác văn học của Ngọc Giao </b></i>

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, không nhiều cây bút có q trình sáng tác lâu dài như nhà văn Ngọc Giao. Sự nghiệp viết văn của ông trải dài gần trọn thế kỉ XX. Có thể hình dung q trình cầm bút của ơng qua hai giai đoạn, trước và sau mốc 1945.

<i>Giai đoạn sáng tác trước năm 1945 </i>

Ngọc Giao bắt đầu sự nghiệp viết của mình khá sớm. Ngay từ năm 1929

<i>ơng đã có tác phẩm đầu tay là truyện ngắn Bến đị rừng. Và sau đó, hơn ba trăm </i>

truyện ngắn của ông lần lượt ra đời, phần lớn được sáng tác trước 1945 và được

<i>tập hợp trong ba tập truyện ngắn Một đêm vui (1937), Phấn hương (1939), Cô gái làng Sơn Hạ (1942). Cả ba tập truyện ngắn đều tạo được ấn tượng và được </i>

bạn đọc đương thời yêu mến tìm đọc.

Chỉ với ba tập truyện ngắn này, Ngọc Giao đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nói như nhà nghiên cứu Phong Lê:

<i>“Bây giờ nhìn lại mới có dịp thấy rõ, trước 1945, chỉ riêng ba tập truyện Một đêm vui, Phấn hương, Cô gái làng Sơn Hạ cũng đã đủ đưa Ngọc Giao vào đội ngũ những tác gia truyện ngắn thành danh như Thạch Lam với Gió lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn; Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời; Thanh Tịnh với Quê mẹ; Hồ Dzếch với Chân trời cũ; Bùi Hiển với Nằm Vạ; Tơ Hồi với O chuột, Nhà ngh…” [59, tr.4]. </i>

Trong truyện ngắn Ngọc Giao, người đọc ít gặp những câu chuyện mang tính giật gân, những tình huống éo le, ngang trái. Tác phẩm của ông hướng nhiều vào diễn biến nội tâm, chú trọng đến tiếng nói của “con người bên trong”. Nhà văn tập trung vào cái tôi trữ tình giàu lịng trắc ẩn ở mỗi cá nhân. Cũng chính vì thế mà các biến cố, sự kiện thường mờ nhạt hơn so với dấu ấn tình cảm, cảm xúc và trạng thái tinh thần của người kể chuyện.

Bằng tấm lòng yêu thương con người sâu sắc, những trang viết của Ngọc Giao luôn luôn đi sâu vào khám phá, tìm hiểu thế giới tinh thần của các nhân vật. Đó có thể là nỗi niềm của các cơ gái trẻ với tình u đơn phương, hay số

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

phận của một người đàn bà khát khao được làm thiên chức của mình. Đọc các

<i>truyện ngắn Những đêm sương, Trong phịng triển lãm, Một tâm hồn trong đêm tối, Lỗi tình… độc giả dễ dàng nhận ra điều đó. </i>

Thế giới nội tâm nhân vật thường được hé lộ bắt đầu từ những điều rất đơn giản. Đó có thể là tâm trạng của một người đàn ông lương thiện trót làm

<i>điều trái với lương tâm (trong truyện ngắn Anh gắng nuôi con); hay chỉ là nỗi niềm riêng tư của một ông lão (trong Người gác đêm); là cuộc gặp gỡ giữa hai </i>

người bạn cũ, những điền chủ, quan lại với lối sống nửa tỉnh, nửa quê.

Thậm chí xuất phát điểm của những nỗi niềm còn đơn giản hơn nữa, như là câu chuyện của hai người ở quê ra tỉnh dự đám cưới, tâm trạng của một người

<i>đàn ông mới cưới vợ (trong các tác phẩm Bức thư của người lấy vợ, Người bạn tỉnh xép, Đời nó thế, Ra tỉnh); rồi số phận của những đào nương kép hát đã </i>

từng một thời oanh liệt, cuối đời phải sống trong tàn tạ, héo mòn và bệnh tật,

<i>đói nghèo (trong Phấn hương, Đào Châu, Cát bụi, Tết cô đầu)... Mỗi câu </i>

chuyện như thế đã mở ra một cung bậc cảm xúc mới cho người đọc và đều để lại một dư vị sâu lắng, da diết.

Giai đoạn trước năm 1945, người đọc chú ý nhiều đến sáng tác của Ngọc

<i>Giao chủ yếu là ở thể loại truyện ngắn qua các tập Một đêm vui (1937), Phấn hương (1939), Cô gái làng Sơn Hạ (1942). Truyện ngắn của ơng tuy khơng </i>

nhiều tình tiết gay cấn nhưng lại thể hiện được tinh thần nhân văn cao cả, thể hiện cái nhìn tinh tế của nhà văn Ngọc Giao về cuộc đời, về con người. Đó có thể là những mẩu chuyện trong cuộc sống dung dị đời thường: một cô gái mù nhưng giàu lòng vị tha, một vũ nữ không nhà, một người cha với tất cả tấm lòng yêu thương con trẻ… Những câu chuyện nhẹ nhàng như thế đã khơi dậy sự đồng cảm ở người đọc bởi sự chân thành, lòng trắc ẩn của nhà văn đối với những phận người khác nhau.

Bên cạnh thể loại chính là truyện ngắn, giai đoạn trước 1945 này, Ngọc

<i>Giao cũng đã bắt đầu thử bút với thể loại tiểu thuyết. Tác phẩm Nhà quê (1944) là cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông. Với nhan đề giản dị, mộc mạc, Nhà quê đã </i>

phác họa một cách sinh động, chân thực bức tranh về nông thôn và người nông dân Việt Nam trước Cách mạng qua cái nhìn của ba anh trí thức có gốc gác là nơng dân Thái, Vĩnh, Diễm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Dễ dàng nhận thấy đối với Ngọc Giao, quê cảnh, dân quê cũng là mảng

<i>đề tài quen thuộc, sở trường của ông. “Phần đậm nét của Nhà quê nơi Ngọc </i>

Giao là cuộc sống của người dân quê trong trạng thái nguyên sơ và có phần hoang dã. Một nhà q gần như khơng chịu tác động gì của đời sống thành thị - dẫu có sự tham gia hoặc hiện diện của mấy anh tri thức, hoặc mấy gia đình trưởng giả đem theo cách sống lười biếng, xa xỉ từ tỉnh về”. Và mặc dầu cuốn tiểu thuyết vẫn cịn ít nhiều mang cái nhìn bi quan của nhà văn về người nông dân nhưng “Nhà quê vẫn có được những trang hay, nói lên được cái giản dị, thuần phác, gần như không thay đổi mấy trong nếp sống và tâm lý của người nông dân, và với những mơ ước đơn sơ, thanh sạch của họ” [55, tr.9].

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngọc Giao cịn có một mảng tác phẩm rất đáng được chú ý. Đó là những tác phẩm mà độc giả chủ yếu là trẻ em, thuộc độ tuổi mới lớn. Trên thực tế, đây là mảng văn học có tính đặc thù, khơng nhiều người thành cơng, tuy nhiên Ngọc Giao đã chứng tỏ cái duyên của mình ở lĩnh vực này.

Mảng tác phẩm viết cho thiếu nhi của Ngọc Giao được sáng tác chủ yếu từ những năm 1942, 1943 trở về sau. Có ba nhóm truyện chính trong mảng sáng tác này. Đó là nhóm truyện “phỏng cổ tích”, nhóm truyện có yếu tố lịch sử và nhóm truyện mang tính hiện thực, đời thường. Với sự đa dạng, linh hoạt về đề tài và cách viết rất phù hợp với lứa tuổi, những sáng tác đó đã trở thành một nét đặc sắc trong sự nghiệp viết văn của ông.

Nổi bật hơn cả là các truyện được viết dưới dạng “phỏng cổ tích” như

<i>Chúa Ba, Úm ba la, Con rắn trắng, Mã Đầu Nương, Gã mài gươm.... Tuy nhiên, khác với lối truyện kể dân gian theo mô thức nhân - quả, báo ứng nặng về đúc </i>

kết quy luật, tư tưởng triết lý, tác phẩm của Ngọc Giao chỉ là câu chuyện nhẹ nhàng, ngộ nghĩnh và rất khả ái về những nàng công chúa xinh đẹp, dịu hiền, thủy chung; những chàng hoàng tử dũng mãnh, tuấn tú; những ông vua nhân từ, độ lượng; những lão bộc trung thành; những nô tỳ hết lịng vì chủ...

Mảng sáng tác dành cho thiếu nhi không chỉ là những truyện theo lối

<i>“phỏng cổ tích” như vừa nêu mà cịn là các câu chuyện lịch sử. Đó là Quận Hẻo Quận He, Cậu bé đánh giặc Cờ Đen, Tiểu anh hùng, Nhạc - Huệ - Lữ, Nguyễn Trãi... Các câu chuyện mang tinh thần lịch sử này tập trung nói về nhân </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

vật có cơng với nước, những con người nổi tiếng trong cộng đồng. Đó cũng là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn Ngọc Giao. Tác giả thường trở lại thời thơ ấu của các nhân vật lịch sử, giúp người đọc mở rộng trí tưởng tượng, đồng thời cũng dễ dàng hơn cho việc khắc họa tính cách nhân vật.

Ngoài ra, mảng sáng tác dành cho thiếu nhi của Ngọc Giao còn đề cập

<i>đến những vấn đề trong cuộc sống thường nhật như Lửa rừng, Dũng nhà thám hiểm, Thư Ly Ly, Quyển sách bí mật và con khỉ, Sấm đêm đông, Sức mạnh, Những ngày thơ ấu, Câu chuyện tuổi thơ... </i>

Có một điều đáng lưu ý là dẫu viết chuyện xưa hoặc chuyện nay, tác phẩm dành cho thiếu nhi của Ngọc Giao cũng đều hàm chứa ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Ngịi bút Ngọc Giao ln linh hoạt và sáng tạo trong việc thổi làn hơi sinh động và nhân văn vào từng câu chuyện: từ những cảnh ngộ éo le, ngang trái, đến những số phận đáng thương của nhân vật để làm nổi bật lên vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của họ. Ở những câu chuyện như thế, các nhân vật dù có gặp khó khăn nhưng đến cuối truyện, tất cả họ đều nhận được kết quả tốt đẹp, có một cuộc sống hạnh phúc, đúng với triết lý “Ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão”; hay đến các nhân vật trong lịch sử được truyền đạt một cách nhẹ nhàng và bình dị. Đó chính là những bài học đáng quý cho trẻ em học hỏi và lưu giữ một cách dễ dàng và có hiệu quả.

<i>Giai đoạn sáng tác sau năm 1945 </i>

Trong khoảng thời gian từ năm 1945 trở đi, những đổi thay lớn về lịch sử, xã hội đã có nhiều tác động đến cuộc sống của nhà văn Ngọc Giao. Vào những năm đầu sau cách mạng tháng Tám thành cơng, ngịi bút Ngọc Giao đã có những chuyển biến mạnh mẽ về nội dung và thể loại. Bên cạnh truyện ngắn, Ngọc Giao thử bút với các thể loại khác và có nhiều thành tựu với thể loại tiểu thuyết. Một loạt tiểu thuyết ra đời nối tiếp nhau vào những năm này thêm một lần nữa khẳng định tài năng của nhà văn Ngọc Giao.

<i>Sau thành công ban đầu của cuốn tiểu thuyết Nhà quê (1944), lần lượt </i>

các tiểu thuyết khác ra đời và nhanh chóng chiếm được cảm tình của độc giả

<i>đương thời. Một loạt tiểu thuyết như Quán gió (1949), Cầu sương (1953), Đất (1953), Xã Bèo – người của đất, Xóm Rá đã cho thấy bút lực dồi dào của nhà </i>

văn Ngọc Giao ở thể loại tiểu thuyết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Nhà văn Ngọc Giao tỏ ra là cây bút sở trường về chủ đề nông thôn. Cũng

<i>viết về nông thôn và cũng ra đời gần như đồng thời với Bướm trắng của Nhất Linh, Quê người của Tơ Hồi, Sống mịn của Nam Cao, nhưng tiểu thuyết Nhà quê (1944) của Ngọc Giao lại theo một hướng riêng. Tác phẩm thể hiện một </i>

cái nhìn khác của trí thức thành thị về nông thôn. Ở tiểu thuyết của Ngọc Giao, ta thấy hiện lên một nơng thơn Việt Nam chìm trong tăm tối, bế tắc và khơng hề có sự thay đổi đáng kể nào. Cái nhìn của nhà văn Ngọc Giao về nông thôn nhuốm đầy màu sắc bi quan.

<i>Tiếp sau Nhà quê, tiểu thuyết Đất và Xã Bèo – người của đất ra đời và vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi cái nhìn bi quan đó. Tuy nhiên, so với Nhà quê, tiểu thuyết Đất đã có những thay đổi đáng kể về mặt tư tưởng và nghệ thuật. </i>

<i>Bàn về giá trị của cuốn tiểu thuyết Đất, Phong Lê cho rằng trong số các tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam, Đất của Ngọc Giao là một khám phá </i>

sâu sắc về thân phận người nông dân thời hiện đại. Hình tượng văn học này rất tiêu biểu thân phận nông dân nước ta trong một quãng thời gian rất dài; không chỉ trong nửa đầu thế kỷ XX mà cả suốt cả thế kỷ này. Đó là bi kịch người nông dân gắn với đất mà rút cuộc vẫn phải rời bỏ đất; có đất mà phải sống cuộc đời cùng khổ; cực kỳ hiền lành, tốt bụng, chỉ mong được sống yên ổn với những mơ ước đơn sơ, thế mà không lúc nào được yên vì trăm nghìn hiểm hoạ bủa vây, rình rập. Trong bối cảnh đặc biệt của thời kỳ kháng chiến chống Pháp, số phận của người nông dân đã bị đẩy vào bước đường cùng. Họ phải bỏ làng, bỏ đất đi tản cư; rồi từ vùng tản cư, do quá khó, quá khổ trong làm ăn nên lại phải trở về vùng địch chiếm để sống thân phận của những “tề nhân”. Họ bị bần cùng hóa, mất hết tài sản, chỉ cịn hai bàn tay trắng. Thậm chí, trở lại được với đất thì khơng cịn trâu nên vợ chồng phải thay nhau kéo cày, đúng như thân phận trâu ngựa, còn kém cả dun dế, sâu bọ.

<i>Bên cạnh chủ đề về nông thôn và người nông dân trong Nhà quê, Đất, Ngọc Giao cịn có mảng sáng tác về đời sống thị dân. Tiểu thuyết Quán gió, Cầu sương là những tác phẩm tiêu biểu cho hướng đi này. Qua đó, Ngọc Giao </i>

đã trải lịng về một cuộc sống luôn phải đối diện với những nghịch cảnh trớ trêu của những nhân vật ở chốn thành thị. Trong nền văn xuôi mới sau 1945,

<i>hai cuốn tiểu thuyết Quán gió, Cầu sương của Ngọc Giao cho ta cảm nhận rõ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

ràng hơn về những đắng cay, tủi nhục mà người trí thức trong buổi giao thời phải chịu đựng.

Một mảng đề tài khác cũng được Ngọc Giao chú ý khai thác là thân phận

<i>của người nghệ sĩ trong xã hội giao thời đầu thế kỷ. Điển hình là tác phẩm Mưa thu, được xuất bản vào năm 1953. Thân phận người nghệ sĩ với những vất vả, </i>

lo toan hiện lên rõ nét qua những trang viết đầy lòng trắc ẩn của Ngọc Giao. Tác phẩm đưa người đọc đến với những người nghệ sĩ nghèo như Linh, Oanh, Thảo và kép Trương của Đồn kịch lưu động Bơng Lau. Vì cuộc sống họ phải ngược xuôi để kiếm sống nhưng tình yêu dành cho nghệ thuật trong họ vẫn không hề vơi cạn đi.

<i>Trong số các tác phẩm của Ngọc Giao được viết sau năm 1945, Xóm Rá </i>

là tác phẩm nổi bật hơn cả, được độc giả đánh giá cao. Theo lời của tác giả,

<i>Xóm Rá là sự ghi nhận về một hiện thực đặc biệt ở Sài Gịn vào năm 1949 mà </i>

chính nhà văn đã có dịp sống và trải nghiệm trong hai tháng. Những mặt trái của Sài Gòn vào những năm năm mươi của thế kỉ XX đã được ông thể hiện một cách đặc sắc và ấn tượng qua tiểu thuyết này.

<i>Tiểu thuyết Xóm Rá được nhà văn Ngọc Giao viết theo phong cách thường được gọi là phóng sự tiểu thuyết. Tác giả tiếp tục khai thác về thực </i>

trạng nhà chứa và gái mại dâm ở thành phố, một đề tài mà hơn một thập niên trước đó, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã rất thành cơng. Tác phẩm chính là bức tranh chi tiết về cuộc sống trần trụi ở thành thị phồn hoa, tại một nơi có thể gọi

<i>là góc khuất, tăm tối nhất. Đọc Xóm Rá để hiểu một thực trạng đã trở nên phổ </i>

biến, công khai trong xã hội thuộc địa. Và có thể khẳng định rằng, vấn nạn đó chưa bao giờ biến mất trong dòng chảy lịch sử.

Mặc dù Ngọc Giao đã gọi tác phẩm của mình là một “phóng sự” nhưng

<i>trên thực tế Xóm Rá khơng đơn thuần chỉ mơ tả, trình bày sự việc theo lối báo </i>

chí. “Xóm Rá, thực chất, là mảnh đất dành cho tiểu thuyết, nơi người ta nghe thấy nhiều ý nghĩ được vang lên, nhìn thấy những con người thuộc nhiều loại va chạm, những lằn ranh giá trị luôn ở trong trạng thái xê dịch” [60, tr.214]. Nhà văn đã thông qua việc mô tả cái thế giới mãi dâm ở Xóm Rá để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật sâu xa hơn. Cũng như những truyện ngắn và tiểu

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

thuyết khác của Ngọc Giao, tác phẩm này hàm chứa một sự cảm thơng, xót xa của nhà văn đối với số phận các cô gái nghèo, bất hạnh.

Từ năm 1954 về sau, Ngọc Giao rất ít xuất hiện trên văn đàn. Nhất là giai đoạn sau 1963, ông dường như đứng bên lề đời sống văn học. Vì nhiều lí do, phần lớn tác phẩm sáng tác trong giai đoạn này đã khơng được cơng bố; bạn đọc cũng ít biết đến Ngọc Giao. Tuy nhiên kể từ năm 1989 trở đi, tác phẩm của

<i>ông được chú ý trở lại. Các tập Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam chọn lọc, Tổng tập văn học ViệtNam…đã tuyển khá nhiều tác phẩm đặc sắc của Ngọc Giao. </i>

Sau mấy chục năm gác bút, vào những năm cuối đời, sức bút của Ngọc Giao bỗng hồi sinh mãnh liệt. Liên tục trong sáu năm, ông cho ra mắt mười lăm bút ký và sáu chân dung văn học ghi lại dấu ấn của một thời. Và có thể khẳng định rằng, những bài viết của Ngọc Giao về những gương mặt cùng thời như: Vũ Trọng Phụng, Lan Khai, Nguyễn Bính, Tam Lang là những tư liệu văn học vô cùng giá trị và rất đáng quý.

Vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Ngọc Giao, một số truyện ngắn của

<i>ông đã được chọn in trong 4 tập. Cùng với các tiểu thuyết Nhà quê, Xóm Rá, Đất, Quán Gió, Cầu sương, các tập truyện Đốt lị hương cũ, Mưa thu, Bến đò Rừng cũng đã được in. Với di sản văn chương như thế, có thể xếp Ngọc Giao </i>

vào hàng ngũ những cây bút tiêu biểu của văn học dân tộc thế kỷ XX.

<b>1.2. Vị trí của nhà văn Ngọc Giao trong văn học Việt Nam thế kỉ XX </b>

<i><b>1.2.1. Nhà văn Ngọc Giao và đề tài văn hoá Bắc Bộ </b></i>

Ngọc Giao ra đời tại Huế nhưng thời gian trưởng thành lại gắn bó nhiều với vùng Kinh Bắc và là làm việc chủ yếu ở thành phố Hà Nội. Một sự trải nghiệm đời sống như vậy khiến cho ơng có sự gắn bó sâu sắc và rất am tường về văn hóa Bắc Bộ. Chính vì thế, vùng đất này đã được nhà văn mô tả rất nhiều, rất chi tiết trên từng trang văn của mình.

Đọc tác phẩm của Ngọc Giao, dễ dàng nhận thấy đây là một trong số ít nhà văn có vốn hiểu biết sâu sắc về mảnh đất và con người Thăng Long - Hà Nội nói riêng, Bắc Bộ nói chung. Dưới ngịi bút của ông, Hà nội xưa và nay hiện lên sinh động và chân thật. Lần theo từng trang viết của Ngọc Giao, người đọc dễ dàng nhận ra ông rất chú trọng đến những thứ được xem là “đặc sản”,

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

những nét đặc sắc riêng mà chỉ vùng đất kinh kì mới có. Từ chuyện ẩm thực cầu kì tinh tế của người xứ Bắc, những hội hè đình đám quanh năm cho đến thú chơi cây cảnh địi hỏi sự cơng kỹ của người Hà Nội…tất cả trở nên sống động hơn dưới ngòi bút Ngọc Giao.

<i>Tập Hà Nội cũ nằm đây là những ký ức về mảnh đất và con người Hà </i>

Nội, kỷ niệm về một thời xưa cũ từng gắn với tuổi trẻ của Ngọc Giao. Cuốn sách đã đưa người đọc về với Hà Nội xưa, nơi đó có những vui buồn sân khấu, có thú chơi cây cảnh, có những trận bóng đá mà Ngọc Giao là người am tường và bình luận một cách chuyên nghiệp.

<i>Thật thú vị khi đọc Hà Nội cũ nằm đây, vì người đọc được gặp gỡ “người </i>

phun kiếm” Vũ Đình Long, gặp Lan Khai rất kỳ công trong chơi sách, người đã từng thề rằng “có thể cho mượn vợ chứ không cho mượn sách”; biết được nghề in ấn ở Hà Nội, về một thời làm báo và cả về những nếp sinh hoạt quý phái của cựu hoàng đế Bảo Đại nhà Nguyễn.

Suốt cuộc đời của mình, Ngọc Giao viết về Hà Nội khơng ngưng nghỉ. Ơng khơng chỉ khi bút lực còn dồi dào, sung sức, mà ngay cả vào những năm cuối đời, mảnh đất kinh kỳ vẫn khơng thơi cuốn hút tâm trí nhà văn. Tác giả Anh Chi cho rằng: “Hiếm nhà văn nào viết về Hà Nội với lối văn phong tục mà hay thấm thía như ơng. Trong lần nở hoa thứ hai, cây lão mai Ngọc Giao dường như dâng cả cho Hà Nội, mảnh đất thân yêu đã nuôi dưỡng ông suốt đời. Và

<i>rồi, bài ký, Hà Nội cũ nằm đây viết tháng 5/1996, một năm trước khi nhà văn </i>

qua đời, là tác phẩm chứa đựng những tâm sự cuối cùng, nặng nỗi quan hoài của ông với bãi An Dương, nơi ông cùng Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính…từng nương náu một thời gian. Tác phẩm văn chương này đẹp lạ thường, nó như đợt hoa cuối cùng của cây lão mai Ngọc Giao đem trút hết cả cho Hà Nội” [36].

Trong sáng tác của Ngọc Giao, mảnh đất kinh kì hiện lên với những nét văn hóa cũ cịn tồn tại với những khung cảnh sinh hoạt, những hoạt động văn hóa quen thuộc trong cuộc sống người Hà Nội những năm đầu thế kỉ XX. Một số sáng tác của Ngọc Giao đã thể hiện điều đó ngay ở nhan đề của tác phẩm:

<i>Hà Nội cũ nằm đây, Người đưa thư, Các kiểu người Hà Nội, Bóng đá Việt Nam thời xưa, Hà Nội cũ vui buồn sân khấu, Sư thử Hà Đông đại chiến sư tử Hà Nội…. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Trong từng trang viết của Ngọc Giao về cảnh sắc và con người Hà Nội cổ xưa, ta thấy bàng bạc một nỗi niềm thương cảm, xót xa. Đó là hình ảnh của ơng lão đưa thư trên những cung đường Hà Nội mang theo bao cuộc đời, bao số phận; những diễn viên sân khấu vốn là thần tượng của bao nhiêu người hâm mộ một thời; những cầu thủ lừng danh, những đơ vật nổi tiếng. Đó cịn là thú chơi non bộ cây cảnh, kiểu uống cà phê của người Hà Nội…

Tất cả những cảnh và người ấy hiện lên trong văn Ngọc Giao với nỗi hoài vọng, xót thương và tiếc nuối. Nhà văn ngậm ngùi về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng: “Bây giờ vào tuổi xế chiều, ấy thế mà tôi vẫn thấy cái ông lão

<i>đưa thư của cái “Hà Nội xưa cũ” ấy một chiều kia, lang thang trong cái Hà Nội mới (…).Tơi thương, tơi nhớ hình bóng Hà Nội cũ bao nhiêu, lại càng thương </i>

nhớ bấy nhiêu con người khổ não câm nín ấy. Đã có lúc, xưa cũng như bây giờ, ngồi nhìn ơng ta lom khom đi ngồi đường mưa gió, tôi chợt nghĩ rằng con người ấy đã âm thầm len lỏi vào muôn vàn định mệnh của thế gian, chia sẻ

<i>buồn vui cho nhân thế.” (Người đưa thư) </i>

Qua sáng tác của Ngọc Giao, phố xá Hà Nội hiện lên trước hết là một chứng tích của lịch sử văn hóa. Đó là Hồ Gươm, ba sáu phố phường, chợ Đồng

<i>Xuân với văn hóa Tết trong Gái muộn chồng, Những hình bóng cũ, Hành khất hành văn, Các kiểu người Hà Nội. </i>

Trong kí ức của nhà văn, chợ Đồng Xuân vừa là chợ vừa là trung tâm văn hóa. Nhộn nhịp và vui vẻ nhất là chợ vào những ngày giáp tết. Hồ Gươm với thiên nhiên trong lành, cùng với những cơng trình kiến trúc độc đáo như cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn… là khơng gian văn hóa gắn liền với cuộc sống giàu bản sắc của người kinh kì. Có thể nói, Hà Nội qua những trang văn của Ngọc Giao hiện lên với bề dày văn hóa đáng tự hào. Rất nhiều tác phẩm của ông gắn với các địa chỉ quen thuộc của Hà Nội. Và điều này không chỉ thể hiện trong truyện ngắn mà cả tiểu thuyết, và đặc biệt là ký, tản văn.

Nhưng Ngọc Giao không chỉ viết nhiều, viết hay về cảnh sắc, phong vị Hà Nội con người ở đây cũng rất ấn tượng. Ta bắt gặp ở đây hàng loạt nhân vật vốn là người Hà Nội thuở trước, thời đất nước trong bối cảnh xã hội thuộc địa. Đó là hình ảnh những viên chức, công chức nhà nước với đời sống đơn điệu, tẻ nhạt đến vô vị; những thanh niên vơ vọng trước buổi giao thời, khơng tìm thấy

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

mục đích và ý nghĩa của cuộc sống nên rơi vào hư hỏng hoặc trụy lạc; những điền chủ kiêm quan lại với lối sống nửa tỉnh nửa quê; những kiếp sống cần lao nhọc nhằn, vơ vọng; những ơng chồng vơ tích sự…

Tất cả đều bị rơi vào vịng xốy của một cuộc “sống màn” (Nam Cao). Họ bế tắc trong những bi kịch gia đình mà khơng thể tìm thấy lối ra. Điều nghịch lý là càng cố gắng vùng vẫy thì lại càng lún sâu vào bất hạnh. Những người vợ càng nhẫn nhục cam chịu để mong có một hạnh phúc ảo, những cuộc ngoại tình với những cách xử lý ối ăm đều khơng thể đem lại hạnh phúc cho họ. “Đọc Ngọc Giao, dẫu chỉ với bốn tập truyện ngắn mới in lại gần đây, cùng

<i>với cuốn tiểu thuyết Nhà quê, Xóm Rá, Cầu sương vừa được xuất bản ta vẫn có </i>

thể yên tâm khi xếp ông vào đội ngũ những tác gia quen thuộc về Hà Nội, có vị trí xứng đáng bên Thạch Lam, Nguyễn Tn, Tơ Hồi, Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Bằng… [59, tr.6]

Đối với nhà văn Ngọc Giao, nếu nói Hà Nội là “thời hiện tại”, thì có thể coi Kinh Bắc là “quá khứ” của ông. Trong hầu hết sáng tác của Ngọc Giao, mọi kí ức, hồi niệm về thời ấu thơ đều dành cho miền đất Kinh Bắc. Đó là miền quê nuôi ông lớn lên, nơi gợi hứng cho ơng viết những thiên truyện kí rất hay

<i>như Ga xếp và Lỗi tình… </i>

Miền quê Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, Kinh Bắc đã in dấu rất đậm trong văn chương của Ngọc Giao. Trong các tác phẩm viết về quê nội của ông thường hiện lên tâm sự của một nhà văn đa cảm. Đó là nỗi buồn hiu hắt đến mịn mỏi trong kiếp sống của những người nhà quê sống như cây cỏ. Hai miền đất Hà Nội - Kinh Bắc trong văn ông cùng song hành và hịa trộn vào nhau

<i>trong hồi niệm đúng như lời cảm khái: Về cõi thiên hư, đành nhẽ lạy từ Kinh Bắc/ Qua thời văn bút, này đây yên giấc Tây Hồ. </i>

Rõ ràng là những trang văn của Ngọc Giao luôn in đậm dấu ấn văn hóa

<i>Bắc Bộ theo nghĩa rộng của vùng. Trong Yên hoa, Hoa gạo ven sông, Con chim bạc má, Những hình bóng cũ, Xóm nghèo ăn thịt chó…khơng gian văn hóa làng </i>

quê với những phong tục và văn hóa ứng xử mang tính truyền thống của con người Việt hiện lên thật sinh động. Đó là những hình ảnh vơ cùng thân thuộc,

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên mảnh đất Bắc Bộ và được xem là đặc trưng của vùng đất này.

Hình ảnh những cánh cò trắng muốt, những cánh đồng lúa, bờ ao với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, đơn sơ cứ chảy dài trên những trang văn của Ngọc Giao. Một vẻ đẹp đơn sơ nhưng có sức lay động thật lớn lao. Chẳng hạn một đoạn

<i>trong n hoa: “Gió mát lộng cánh đồng lúa chín xanh mướt, câu chuyện ồn ào </i>

về việc ruộng nương buôn bán trong xe làm cô khuây dần…Những chiếc lá xanh khiến cô nôn nao nhớ lại những buổi chiều ngày xưa trên mảnh sân rộng rãi lát gạch Bát Tràng của nhà về vụ gặt, sau bữa cơm ầm ĩ, dưới ánh trăng, tiếng đập thóc và tiếng hát của bọn thợ gặt cất vang làng xóm”.

Trên bối cảnh đó, hiện lên những hình ảnh trữ tình, nên thơ: “Nương lúa chín một màu vàng rực dưới nắng. Bọn thợ gặt đang thoăn thoắt đưa những

<i>lưỡi liềm bóng sáng, hát véo von” (Phấn hương); hoặc “Hai bên đường, những </i>

cô gái thôn quê đang gánh những mớ mạ xanh non như cốm, có cơ khom lưng dưới ruộng, quần vén cao in bóng trắng của thị da thôn nữ trên làn nước đục”

<i>(Ra tỉnh). </i>

Những kí ức ngọt ngào về làng quê Bắc Bộ chính là nguồn mạch tình cảm thiêng liêng, trong trẻo để Ngọc Giao có thể sáng tác nên những trang văn giàu chất thơ. Tất cả những trạng thái cảm xúc đó đều được nhà văn đưa vào trang viết của mình một cách chính xác, sinh động. Nó thể hiện tâm sự đầy nhung nhớ của nhà văn: “Tôi ở một khu trại ngoại thành Hà Nội. Những cơn gió bấc ở đây thường lạnh hơn trong khu vực phố phường nhiều hơi người và hơi lửa. Một chiều kia mưa gió lạnh buốt khiến tôi tưởng đến một miền cát ướt

<i>đầy lau sậy, vang dồn tiếng sóng buồn xa xa mà tơi đã sống thuở ấu thơ”(Ơng bạn ngày mưa). </i>

<i><b>1.2.2. Đóng góp của Ngọc Giao vào q trình hiện đại hố văn học </b></i>

Nhận định về vị trí của Ngọc Giao trong nền văn học dân tộc, Phong Lê cho rằng, Ngọc Giao là “một cây bút lực lưỡng trên cả hai lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết – với những tên sách có chỗ đứng trong lịng cơng chúng như

<i>Phấn hương, Cơ gái làng Sơn Hạ, Đất, Qn gió, Cầu sương, Nhà quê… Ngọc </i>

Giao xứng đáng có tên trong bộ lịch sử Văn học Việt Nam trước 1945, như Vũ

<i>Ngọc Phan đã đưa ông vào bộ sách Nhà văn hiện đại”. [59, tr.4] </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Hành trình sáng tạo của nhà văn Ngọc Giao dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng thành quả là rất đáng ngưỡng mộ. Đóng góp của ơng trong q trình hiện đại hóa văn học dân tộc được thể hiện rõ nhất ở hai phương diện; đó là đóng góp về mặt thể loại văn học và những giá trị nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của ơng.

<i>Đóng góp về mặt thể loại văn học </i>

Những đóng góp quan trọng của nhà văn Ngọc Giao cho văn học dân tộc được thể hiện trước hết qua thể loại truyện ngắn. Các tập truyện ngắn của ông đã phản ánh sâu sắc, tinh tế đời sống vật chất và tinh thần của người Việt chặng đầu thế kỷ XX. Đó là những bức tranh sinh động về cuộc sống muôn màu mn vẻ, ẩn chứa niềm trắc ẩn, xót xa và nỗi buồn nhân thế của nhà văn.

Truyện ngắn của Ngọc Giao là một lối truyện ngắn có phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt. Nó rất giàu tính hiện thực nhưng cũng thấm đẫm chất thơ. Đọc truyện ngắn của ông, độc giả dễ dàng nắm bắt được những khía cạnh đa dạng và phức tạp của cuộc sống, đồng thời cũng cảm nhận được khơng khí của thời đại qua những suy nghĩ, hành động, số phận của các nhân vật.

<i>Các truyện ngắn như Cô gái làng Sơn Hạ, Lỗi tình, Cát bụi, Yên hoa, Chợ chiều, Truyện thần tiên, Phấn hương, Những đêm sương, Đào Châu…kể những </i>

câu chuyện mang tính đời thường, tưởng như có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu, lúc nào trong thực tế. Tuy vậy, lẫn trong từng chi tiết trần trụi, hiện thực của câu chuyện vẫn luôn bàng bạc chất thơ, nét trữ tình với âm hưởng nhẹ nhàng,

<i>sâu lắng. Chẳng hạn Truyện thần tiên phác vẽ nên một thế giới cổ tích với nàng cơng chúa Simonne mồ cơi xinh đẹp, khát khao tình u và hạnh phúc dù nàng tiên ấy chỉ đẹp có một ngày… Nhân vật đáng thương đó chỉ là một kẻ hồng </i>

nhan đầy tục lụy, “lạc vào một giấc mơ tiên”.

<i>Hoặc truyện ngắn Cô gái làng Sơn Hạ là một câu chuyện tình bi tráng. </i>

Trong đó có nhiều tình tiết rất “thật” nhưng cũng rất lãng mạn. Những con người trung hậu ở đây đã hiện lên với những tính cách độc đáo và mãnh liệt, yêu tha thiết cuồng nhiệt nhưng phân minh và rạch ròi giữa thù và bạn. Qua ngịi bút của Ngọc Giao, tình yêu của hai nhân vật Vĩnh và Hồi vừa mang “chất kịch” của đời sống thường nhật nhưng cũng thật nhiều mơ mộng. Thiên truyện

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

đẹp như một bài thơ, có sức truyền cảm mạnh mẽ, dấy lên trong lòng người đọc những cảm xúc khó tả.

Cùng với Thạch Lam, Hồ DZếnh, Thanh Tịnh, Thanh Châu, Xuân Diệu... Ngọc Giao đã góp phần quan trọng để tạo nên một dịng văn xi trữ tình trong văn học thời kỳ 1930 -1945. Và chính dịng văn chương này đã làm phong phú cho đời sống tinh thần của người Việt. Sự đa dạng về giọng điệu, sự độc đáo về phong cách nghệ thuật, nó đã góp phần đẩy nhanh q trình hiện đại hóa văn học dân tộc.

Nhà nghiên cứu Phong Lê có lý khi cho rằng dịng văn xi trữ tình trước 1945 được hình thành bởi sự góp mặt của nhiều tên tuổi, và mỗi người chỉ cần một hoặc hai tên truyện là đủ ôm gọn đặc trưng riêng của nó. Với Thạch Lam,

<i>đó là Gió lạnh đầu mùa và Nắng trong vườn, Xuân Diệu là Phấn thông vàng, Hồ Dzếch là Chân trời cũ, Đỗ Tốn là Hoa vông vang, Thanh Châu Hoa tigon, Thanh Tịnh là Ngậm ngãi tìm trầm và Q mẹ… cịn với Ngọc Giao, địng góp quan trọng nhất ở mảng truyện ngắn đó là Phấn hương và Cô gái làng Sơn Hạ. </i>

Bên cạnh truyện ngắn, Ngọc Giao cịn có những đóng góp rất đáng ghi

<i>nhận cho văn học nước nhà về thể loại tiểu thuyết. Nếu truyện ngắn của Ngọc </i>

Giao là sự kết hợp sự đan xem giữa yếu tố hiện thực và trữ tình thì trong tiểu thuyết của ông, sự biểu đạt của hai thế giới ấy được mở rộng ở một bối cảnh lớn lao, đa chiều và với nhiều biến động hơn.

<i>Với các tiểu thuyết Nhà quê (1944), Đất (1949), Quán gió (1948), Xã Bèo - người của đất (1951), Mưa thu (1952), Cầu sương (1952)…Ngọc Giao </i>

đã khẳng định được tài năng vị thế của mình trong dịng văn học hiện thực. Những bi kịch của con người do bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, khủng hoảng xã hội đã được ngòi bút Ngọc Giao lột tả hết sức chân thực. Nhà văn đã đi sâu vào những cảnh đời bất hạnh, những thân phận nhỏ bé, cùng quẫn ở cả thành thị lẫn nông thôn. Ở những tiểu thuyết trên, Ngọc Giao phản ánh một cách chân thực đời sống xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX cùng với những thay đổi lớn của lịch sử, và qua đó, thể hiện sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc với những số phận phải chịu những nghịch cảnh trớ trêu.

Trong thế giới nghệ thuật của Ngọc Giao, ta còn thấy xuất hiện hình ảnh người chiến sĩ cách mạng với nhiệm vụ thiêng liêng cao cả. Đó là Bác sĩ quân

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>y Cung trong Cầu sương, nhân vật Khải, Tiến trong Quán gió, hay Linh, Oanh trong Mưa thu… Họ đã gạt bỏ hận thù cá nhân, quên đi những bất hạnh riêng </i>

tư để hết lòng phụng sự tổ quốc, đi theo cách mạng, phục vụ đất nước.

Viết về người lính với những vấn đề rất đời thường, quan tâm đến đời tư cá nhân, đó chính là sự khác biệt trong nội dung tiểu thuyết Ngọc Giao so với một số nhà văn cùng thời. Nhà văn “thay vì tiếp cận cuộc sống theo lập trường giai cấp, theo tinh thần dân tộc chủ nghĩa, lại cúi xuống số phận cá nhân của con người, lại muốn từ góc nhìn đời tư để nghĩ và cảm về cuộc đời. Cũng chính bởi vậy, tinh thần của tiểu thuyết lại gần hơn cả với tinh thần nhân bản” [62, tr.6].

Ngọc Giao là cây bút có bút lực dồi dào và bút pháp đa dạng. Ông viết gần như đủ mọi thể loại, từ truyện ngắn cho đến tiểu thuyết, bút kí, kí sự, kịch, báo chí… Khác với khá nhiều cây bút cùng thời, ở thể loại bút kí, kí sự, tác phẩm của Ngọc Giao chủ yếu hướng tới cuộc sống cá nhân và sinh hoạt đời thường của văn nhân, trí thức. Ơng ít khi dùng kí sự, phóng sự để làm sáng tỏ chủ kiến và quan điểm xã hội. Vì vậy, viết về những đối tượng này, nhà văn thường đi sâu vào những vấn đề mang tính chất đời thường, cá nhân, ít nêu quan điểm về chính trị, xã hội. Đó là cơ sở quan trọng để nhà văn đi sâu tìm hiểu ý nghĩa triết lí về sinh tồn, lý tưởng sống…

<i>Với tư cách là Thư ký toà soạn Tiểu thuyết thứ bảy, nhà văn Ngọc Giao </i>

có quan hệ khá rộng rãi với với các đồng nghiệp, nhất là những tên tuổi lớn trên văn đàn Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX. Được sống và làm việc cùng các bạn cầm bút, Ngọc Giao thấu hiểu thế nào là cảnh “mực mài nước mắt” của văn nhân ký giả đương thời. Ông thấm thía nỗi đau xót tủi nhục của các nhà văn, viết khổ viết cực mà chẳng đủ nuôi nổi mình và ni vợ con. Ngọc Giao viết hồi ký về một số bạn văn có tài, có đức đã quá sớm xa rời nhân thế như Vũ Trọng Phụng, Lê Văn Trương, Lan Khai, Tam Lang, Vũ Đình Long, Nguyễn Bính… Đó là những tư liệu văn học rất đáng quý không chỉ đối với độc giả mà cả giới nghiên cứu văn học Việt Nam.

<i>Đóng góp trên phương diện giá trị nghệ thuật </i>

Đóng góp của Ngọc Giao đối với văn học Việt Nam, bên cạnh phương diện thể loại như đã trình bày, cịn là những giá trị nghệ thuật rất đáng kể. Có

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

hai yếu tố quan trọng thể hiện giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học, đó là tư tưởng nghệ thuật và hình thức nghệ thuật.

Trong các sáng tác của mình, Ngọc Giao thường tập trung khai thác một số chủ đề, đề tài quen thuộc. Chẳng hạn ông viết nhiều, viết hay về người phụ nữ, tình yêu và cái chết…Tất nhiên, trong văn học hiện đại Việt Nam, những vấn đề này khơng mới nhưng q trình khai thác, tiếp cận và nhìn nhận của nhà văn lại có nhiều sáng tạo riêng. Ngọc Giao đã có những đóng góp khơng nhỏ cho q trình hiện đại hoá văn học Việt Nam thế kỉ XX trên phương diện này.

Ngọc Giao có nhiều tác phẩm viết về người phụ nữ. Đó là những người có diện mạo dễ nhìn và phẩm chất đáng quý, tuy nhiên hạnh phúc dành cho họ lại không được vẹn tồn và như ý. Đó là những con người có phẩm chất đáng quý: chịu thương, chịu khó, yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh. Tuy vậy, cuộc đời họ thường là bất hạnh; luôn chịu những nỗi ấm ức, buồn tủi và khổ tâm. Đọc các truyện ngắn của Ngọc Giao, người đọc không khỏi thương cảm

<i>và trăn trở trước hoàn cảnh éo le của Kiều Mai trong Ai giết lão Phong Lôi, của Tố Lan trong Những đêm sương; ngậm ngùi trước tình u đau khổ của Trinh trong Lỗi tình; xót xa trước sự cay đắng của Hạnh trong Chợ chiều... </i>

Những người phụ nữ trong các tác phẩm của Ngọc Giao hầu hết đều bất hạnh, cuộc đời họ lắm truân chuyên, đau khổ bởi tình yêu và gia đình. Nhà văn thường dành sự ưu ái đặc biệt cho các cơ gái nghèo khổ, q lứa lỡ thì. Các nhân vật này luôn khát khao hạnh phúc, mong muốn được yêu thương, được nâng niu nhưng lại chỉ nhận lại được sự hờ hững, phũ phàng. Đó là số phận

<i>đáng thương, tội nghiệp của Tình trong Gái muộn chồng, Thúy trong Lệ vui, Quế trong Yên hoa… Viết về những con người như thế, nhà văn bao giờ cũng </i>

thể hiện một thái độ cảm thông sâu sắc, lòng yêu thương con người, đặc biệt là những người gặp ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống.

Đa số những hình tượng phụ nữ trong tác phẩm của Ngọc Giao luôn phải gánh chịu những khổ đau, áp lực không chỉ về thể chất mà cả về tinh thần. Vì thế, viết về họ, ngịi bút đã xốy sâu vào những bi kịch trong tâm hồn. Nhân

<i>vật Tố Lan trong Những đêm sương thật đáng thương bởi nàng có một gia đình </i>

khơng n ấm, lại có một cuộc tình vụng trộm; một cuộc tình mà nàng biết rất

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

rõ là không thể đem lại hạnh phúc trọn vẹn. Câu chuyện giản dị nhưng gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ, trăn trở.

Đáng chú ý hơn cả ở mảng đề tài người phụ nữ trong sáng tác của Ngọc Giao là hình tượng người mẹ. Ơng có những trang văn giàu xúc cảm và có sức lay động mạnh mẽ trái tim người đọc. Điều này có lẽ cũng xuất phát từ thực tế bản thân nhà văn. Ngay từ tuổi thơ, ông đã thiếu hơi ấm bàn tay chăm sóc của người mẹ. Chính vì thế mà hình ảnh người mẹ với trái tim nhân hậu, tình yêu

<i>thương bao la luôn xuất hiện trong tác phẩm của ông. Đọc các truyện ngắn Đứa con cầu tự, Những ngày thơ ấu, Những hình bóng cũ, Một chuyện của lịng, Qn gió…người đọc dễ dàng cảm nhận thấy điều đó. </i>

<i>Nhân vật người mẹ trong truyện ngắn Đứa con cầu tự đã gieo vào lòng </i>

người đọc những nỗi niềm thương cảm mãnh liệt. Cuộc sống mà bà đã trải qua khi sống với người chồng vũ phu chẳng khác gì “địa ngục trần gian”. Hằng ngày, phải chịu đựng đòn roi, bạo lực về cả thể xác lẫn tinh thần, ngay cả khi bà đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng. Và cứ như thế, vượt lên tất cả, bà chấp nhận một cuộc sống đày đọa, bị dày vò, hắt hủi. Bà mẹ chỉ mong có một đứa con và gắng ni nó trưởng thành.

Ngọc Giao đã tạo được dấu ấn riêng trong những sáng tác về đề tài người phụ nữ bằng chính sự chia sẻ, xót thương và cảm thông sâu sắc đối với những

<i>cuộc đời đầy éo le, ngang trái. Nhân vật Xuyến trong Người vợ cũ hiện lên với </i>

tình mẫu tử thiêng liêng, cao q. Đối với người mẹ thì khơng có nỗi đau nào bằng nỗi đau phải lìa xa con, khơng được chăm bẵm đứa con do mình dứt ruột sinh ra. Vậy mà Xuyến đã phải đối mặt với thực tế đó: “Người mẹ khốn khổ đứng ngay dậy, trùm chiếc khăn san đen lên che đầu gần hết mặt dón dón hơn vội vào hai cái đùi mũn mĩm của con rồi lủi ngay về ngồi thu mình lại, tàu đỗ, chồng và con xuống ga, cảnh chia lìa làm cơ đứt ruột gan. Mắt cô mở trừng trừng vào cõi đất trời thăm thẳm”. Đoạn văn khiến trái tim người đọc quặn thắt trước tình cảnh đáng thương của người mẹ.

Ngọc Giao còn tỏ ra hết sức tinh tế khi viết về tình yêu. Trong những sáng tác của ông, tình yêu được đề cập thường là sự tan vỡ, sầu muộn, trái ngang, éo le… Và cái mới mẻ, nét riêng của Ngọc Giao ở lĩnh vực này chính là ý nghĩa sâu xa được gợi ra từ những điều tưởng chừng rất quen thuộc. Các

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>truyện ngắn Chợ chiều, Gái muộn chồng, Lệ vui, Những đêm sương, Ai giết lão Phong Lôi….đều là những câu chuyện tình yêu buồn bã, đớn đau, nhân vật </i>

chính đều có số phận đáng thương.

<i>Chuyện của nhân vật Hạnh trong Chợ chiều chẳng hạn, đã gợi cho người </i>

đọc biết bao suy tư. Hạnh và mẹ cô sống bằng nghề mà cả xã hội khinh bỉ, tuy nhiên cũng như bao nhiêu cô gái trẻ khác, Hạnh cũng có quyền yêu và được yêu. Thế nhưng, kết cục đến với cô lại hết sức cay đắng. Cô đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng xấu xa giữa Chương, người mà cơ u tha thiết với chính mẹ mình. Phải chăng, đó là kết cục duy nhất trong tình u của những cơ gái điếm nói chung và nhân vật Hạnh trong tác phẩm nói riêng?

<i>Ở một tác phẩm khác, Những đêm sương cũng nói về bi kịch trong tình </i>

u. Đó là câu chuyện đầy cay đắng của Tố Lan. Vì áp lực chuyện muộn con, vì nơn nóng muốn có đứa con để làm đẹp mặt bố mẹ chồng mà Tố Lan đến với Nghĩa. Ban đầu, đó chỉ là khát khao của một người đàn bà muốn có một đứa con để làm trịn bổn phận và thiên chức của mình. Thế nhưng mọi thứ lại diễn tiến theo một cách khác, vượt ra khỏi sự kiểm soát. Từ chỗ một mối quan hệ nặng về vụ lợi, dần dà một tình yêu chân thật nảy sinh.

Như vậy, khi lí trí khơng thắng nổi con tim, bi kịch tình yêu của Tố Lan là bi kịch của một người không vượt qua được giới hạn của đức hạnh và nỗi khao khát bản năng. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì những nỗi đau, những nỗi niềm ai ốn trong cuộc tình trái ngang trong những sáng tác của Ngọc Giao về đề tài tình u vẫn để lại trong lịng người đọc những nỗi niềm thương cảm, bàng hoàng như chính mình đang trong cảnh ngộ.

Nỗi đau khổ từ những cuộc tình trái ngang được Ngọc Giao khai thác khá

<i>nhiều. Tình yêu của Linh và Oanh trong Mưa thu là một kiểu tình yêu ngang </i>

trái và éo le theo cách khác. Nghệ sĩ Linh đã có gia đình cùng ba đứa con nhỏ, và Oanh cũng thế, cơ cũng đã trải qua một lần đị và cũng đã có một đứa con. Cả hai đã bất chấp dư luận để đến với nhau và có con chung. Tất nhiên một cuộc tình như vậy khó được mọi người chấp nhận. Ông bố là người cương quyết phản đối và từ mặt Linh. Cả Linh và Oanh phải bỏ đi nơi khác để trốn tránh người cha của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Cuộc sống của Linh và Oanh ngày càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn và bế tắc. Đỉnh điểm bi kịch trong câu chuyện tình yêu này là khi Linh nghe tin mẹ mình sắp mất, anh vội vàng chạy về nhà. Và sau khi mọi việc hồn tất, trở lại chốn cũ tìm Oanh thì khơng thấy. Oanh đã hối hận và cơ đã tìm về nhà mẹ để ni con riêng của mình và con của Linh. Cuối cùng, Linh trở nên bơ vơ, anh đã khơng cịn xác định được điểm dừng chân cũng như mất định hướng về tương lai của cuộc đời mình. Và kết cục, họ đành chia tay nhau; một kết thúc đầy dang dở.

Từ bi kịch và khổ đau, những câu chuyện tình yêu của Ngọc Giao luôn ẩn chứa nhiều giá trị, ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Khi vượt qua được những khổ đau, bất hạnh người ta sẽ tìm thấy hạnh phúc. Nói cách khác, những khó khăn, thử thách trong cuộc sống càng khiến cho tình yêu thêm ý nghĩa. Chẳng hạn,

<i>mối tình giữa Vĩnh và Hồi trong Cô gái làng Sơn Hạ là một trong những câu </i>

chuyện tình đẹp. Gặp gỡ và rung động, vượt qua bao nhiêu rào cản, định kiến của người đời, Vĩnh đã yêu Hồi, một cô gái ở làng Sơn Hạ, nơi được coi là làng ăn cướp. Tình yêu của Vĩnh dành cho Hồi đủ lớn để giúp anh có thể vượt qua được tất cả, vượt qua được sự ngăn cản quyết liệt của gia đình và kết thúc đẹp bằng một đám cưới giản đơn, mộc mạc nhưng ấm cúng. Và điều quan trọng nhất là họ được ở bên nhau.

<i>Ở truyện ngắn Đào Châu người đọc cảm phục tình yêu của Tư Lộc đối </i>

với Châu. Tư Lộc yêu Châu bằng tất cả tấm chân tình và khơng hề so đo, toan tính, ngay cả khi Tư Lộc biết Châu đã yêu người khác. Sau mười năm sau xa cách, gặp lại Châu với thân hình tàn tạ, héo úa, ấy vậy mà tình yêu trong anh vẫn thiết tha như thuở ban đầu. Một tấm chân tình như thế quả là đáng được trân trọng và cảm phục.

Có thể nói rằng, mỗi câu chuyện tình u trong sáng tác của Ngọc Giao là một tâm sự về lẽ sống, về cuộc đời, về quan niệm trong tình yêu và hôn nhân. Thông qua những sáng tác về đề tài này, Ngọc Giao đã gửi đến người đọc những thông điệp riêng về ý nghĩa, giá trị của tình yêu với cái nhìn đầy nhân văn và giàu lịng trắc ẩn.

Một trong những đóng góp đáng kể của nhà văn Ngọc Giao trên phương diện tư tưởng nghệ thuật là cách nhìn nhận, là suy nghiệm về cái chết. Có thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

nói, trong nền văn học hiện đại Việt Nam, đề tài về cái chết đã khơng cịn xa lạ. Nhiều nhà văn chú trọng đến vấn đề này và khai thác nó bằng những góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, sáng tác của Ngọc Giao về đề tài cái chết vẫn để lại dấu ấn riêng. Nhà văn đã thể hiện cái nhìn mang tính nhân văn của mình, coi cái chết là sự giải thoát cho tất cả những khổ đau mà con người đã phải gánh chịu. Cái chết không dáng sợ, bởi vì đấy là kết thúc một hành trình này và mở ra một hành trình khác.

Trong nhiều tác phẩm tiêu biểu của Ngọc Giao, cái chết là hành động đặt dấu chấm hết cho một cuộc sống mòn mỏi, khổ đau của kiếp người. Các nhân

<i>vật như Nhạn trong Xóm Rá, Bảy Hoa trong Phấn hương, chị Tư trong Tội lỗi ngoài ngưỡng cửa, Đào Châu trong Đào Châu, Tố Lan trong Những đêm sương, Linh trong Số kiếp…đều gặp nhau ở điểm chung. Cuộc sống đối với họ thật quá </i>

đau khổ, chán chường và bế tắc. Đối với họ, cái chết như là một sự giải thoát cho một cuộc đời bất hạnh mà họ đã chịu đựng quá sức.

<i>Đọc truyện ngắn Tội lỗi ngoài ngưỡng cửa, người đọc luôn bị ám ảnh </i>

bởi cái chết của chị Tư. Trong cơn vượt cạn thập tử nhất sinh, chị Tư một mình cắn răng chịu đựng cơn đau và trơng ngóng chồng về thì đồng thời cùng lúc ấy, chồng chị đang vui chơi sung sướng cùng đám bạn. Để rồi kết thúc tác phẩm là cái chết tức tưởi của chị Tư trên đường đi sinh. Cái chết ấy tạo một khoảng trống, một sự hụt hẫng lớn trong lòng người đọc. Cuộc đời của người phụ nữ nói chung và chị Tư trong tác phẩm nói riêng sao quá bất hạnh, ranh giới giữa niềm vui, hạnh phúc khi được làm mẹ với cái chết sao quá mong manh.

<i>Trong truyện ngắn Đào Châu, cái chết của nhân vật chính cũng gây ám </i>

ảnh khơng kém. Những tưởng tình yêu chân thật của Tư Lộc sẽ là phép màu giúp Châu hồi sinh nhưng rồi căn bệnh quái ác đã cướp đi mạng sống của cô trước sự bất lực của Tư Lộc: “Da thịt Châu càng nóng hơn, khắp mình những chỗ bệnh phong ăn lở loét rộp ngứa lên cháy bỏng đi, Châu nghiến răng cào vào cổ, vào ngực, xé rách cả cái áo thụng vàng - cái áo của người đàn bà điên ở chợ Kinh. Mê loạn, Châu thấy hình ảnh Hai Tình lại hiện ra, phảng phất ở bãi tha ma, bên gốc gạo, dưới ánh trăng lạnh lẽo”.

</div>

×