Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Mot vai suy nghi ve nghe day hoc potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.86 KB, 2 trang )

Những làn gió thu cuối mùa se sẻ lạnh cho ngày lập đông cũng là tín hiệu
báo trước ngày tết của nhà giáo sắp về.
Hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, dân tộc Việt Nam nổi tiếng là
một dân tộc “Tôn sư trọng đạo”, rất hiếu học, điều này đã được chứng minh
qua truyền thống 4000 năm văn hiến, nước ta liên tiếp bị các đế quốc đô hộ,
xâm chiếm nhưng cái mà chúng không khuất phục được chính là truyền
thống văn hiến làm nên hồn cốt quốc thể, là tinh thần “thà hi sinh tất cả
chứ không chịu mất nước. không chịu làm nô lệ”….Nhân nói về chuyện nhà
giáo , chúng tôi xin góp một vài ý kiến nhỏ suy nghĩ về nghề dạy học.
Nghề dạy học là một nghề thanh cao nhất trong các nghề cao quí, vì thế
người dạy học cũng đươc xã hội yêu quí, kính trọng và đặt hết niềm
tin.Người thầy với vị trí cao cả như vậy thì trách nhiệm cũng phải tỉ lệ thuận
tương ứng, nhất là trong thời hiện đại, thời kì của những bước đại nhảy vọt
về khoa học và kĩ thuật.
Vậy người thầy cần phải đạt những chuẩn nào?
Thứ nhất: về ngoại hình, đối tượng của nghề dạy học là giới trẻ, các em
rất thích cái đẹp, cái mới, vì vậy ngoại hình của nhà giáo phải thật sự lí
tưởng mới góp phần thu hút, tạo ấn tượng cho các em, còn về lâu, về dài thì
hình ảnh của nhà giáo cũng chính là hình ảnh cần quảng bá cho nhu cầu phát
triển thể lực, nâng cao chất lượng, kĩ năng sống cho cả một thế hệ.
Thứ hai là sự tinh nhạy của các giác quan nghề dạy học đòi hỏi sự huy
động tối đa của các giác quan trong việc hổ trợ cho quá trình giảng dạy trên
lớp: mắt phải tinh, tai phải thính, cảm giác phải chính xác…
Thứ ba là giọng nói phải rỏ, lưu loát và đặc biệt phải có sức truyền
cảm, không thể chấp nhận giọng nói lắp, nói ngọng, nói xẳng…người phát
thanh viên phải có kĩ năng nói chuẩn, truyền cảm, người giáo viên không
những phải có kĩ năng đó mà còn phải cảm được tâm lí của đối tượng, để
dùng lời nói của mình thuyết phục các em
Thứ tư là phải học tập không ngừng, khoa học, kĩ thuật không ngừng
phát triển, năng lực ta có ngày hôm nay, ngày mai các em hoc sinh sẽ có, nếu
không rèn luyện, chúng ta sẽ lạc hậu với chính học sinh của mình.


Thứ năm là sự nghiêm túc, khắt khe trong tuyển chọn, nghề dạy học là
bộ mặt của xã hội đối với quốc tế, là niềm tự hào của một dân tộc ( tại Hồng
Kông người ta chỉ tuyển 30% sinh viên tốt nghiệp ngành sư pham loại giỏi,
cần phải nói rỏ hơn là quá trình thu đầu vào của các tân sinh viên sư phạm
cũng lắm khắt khe như tuyển phi công vậy, ở Thượng Hải cũng gian nan
không kém).
Thứ sáu, nghề dạy học là cả một nghệ thuật, người diễn viên có thể hoàn
thành vai diễn của mình trong một thời gian, nhưng nhà giáo thì suốt cuộc
đời phải sống trong nhiều vai diễn: làm thầy, làm cha, làm mẹ, làm bạn,
thậm chí phải đặt mình trong cuộc sống của các em để hiểu, cảm thông và
sẻ chia.
Thứ bảy, quá trình dạy học không phải đơn thuần chỉ dừng lại ở việc
truyền đạt kiến thức, nó còn là quá trình vun đắp nhân cách, xây dựng
tình nhân ái, nghĩa đồng bào…cho cả một thế hệ, gần đây, hang loạt cá vụ
bạo hành gia đình, bạo hành trẻ em , cướp phá táo tợn, thậm chí hành hung
người thừa hành công vụ…cũng là hồi chuông báo động cho việc đào tạo
con người của ngành giáo dục.
Trên đây là một số suy nghĩ của chúng tôi, rất mong được chia sẻ, xin gởi lời
chúc sức khỏe và sự thành đạt đến tất cả quí đồng nghiệp.
Lê Anh Dũng

×