Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh quảng ninh – nghiên cứu trường hợp hộ sản xuất chả mực hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 185 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––– </b>

<b>NGUYỄN VÂN THỊNH </b>

<b>PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT SẢN PHẨM MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ </b>

<b>TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH </b>

<i><b>Nghiên cứu trường hợp hộ sản xuất Chả mực Hạ Long </b></i>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ </b>

<b>THÁI NGUYÊN - 2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––– </b>

<b>NGUYỄN VÂN THỊNH </b>

<b>PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT SẢN PHẨM MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ </b>

<b>TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH </b>

<i><b>Nghiên cứu trường hợp hộ sản xuất Chả mực Hạ Long </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi là Nguyễn Vân Thịnh, nghiên cứu sinh khóa 6, Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên, chuyên ngành Quản lý Kinh tế. Tôi xin cam đoan:

1. Bản Luận án này do cá nhân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam.

2. Các số liệu và kết quả trình bày trong Luận án này là trung thực và khách quan.

Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

<i>Thái Nguyên, tháng 6 năm 2021 </i>

<b>Người viết cam đoan </b>

<i><b> Nguyễn Vân Thịnh </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Để có được những kết quả như ngày hơm nay, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, BCN khoa Quản lý

<small>– </small>

Luật, các Phịng, Khoa, Bộ mơn và tập thể cán bộ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình học tập và nghiên cứu.

Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh, người đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo, định hướng và khuyến khích tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện Luận án.

Tơi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Kinh tế

<small>– </small>

UBND TP Hạ Long, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh, Hội sản xuất và kinh doanh Chả mực Hạ Long, Phòng Kinh tế thị xã Quảng Yên đã hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

Tôi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cơ trong Hội đồng bảo vệ đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho Luận án.

Trong quá trình nghiên cứu, hồn thiện Luận án, tôi đã nhận được sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhiệt thành của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

<i><b>Xin trân trọng cảm ơn! </b></i>

<i>Thái Nguyên, tháng 6 năm 2021 </i>

<b>Nghiên cứu sinh </b>

<b>Nguyễn Vân Thịnh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

<b>Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt </b>

CASRAD Center for Agrarian Systems Research and

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

GI Geographical Indication Chỉ dẫn địa lý

HSXKD Hội sản xuất và kinh doanh INAO The National Institute of

Origin and Quality

Viện quốc gia về chất lượng và nguồn gốc (của Pháp)

KH & CN Khoa học và Công nghệ

NN & PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn OCOP One Commune One

Product

Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm

OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất

TGXXHH Tên gọi xuất xứ hàng hóa

TRIPs Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ... 3

2.1. Mục tiêu chung ... 3

2.2. Mục tiêu cụ thể ... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ... 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu... 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ... 4

5. Đóng góp của luận án ... 4

6. Bố cục của luận án ... 5

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ... 6 </b>

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ... 6

1.1.1. Tác động của sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý đối với kinh tế - xã hội ... 6

1.1.2. Các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất nói chung, hộ sản xuất sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý nói riêng ... 9

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ... 14

1.2.1. Sinh kế của hộ sản xuất nông nghiệp nói chung, hộ sản xuất sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý nói riêng dưới góc nhìn kinh tế học ... 14

1.2.2. Các nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của hộ sản xuất nông nghiệp nói chung, hộ sản xuất sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý nói riêng ... 17

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT SẢN PHẨM MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ... 21 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

2.1. Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm

mang Chỉ dẫn địa lý ... 21

2.1.1. Các khái niệm có liên quan ... 21

2.1.2. Đặc điểm của sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý ... 23

2.1.3. Vai trò của Chỉ dẫn địa lý và sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý ... 26

2.1.4. Đặc điểm thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý ... 28

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý ... 31

2.2. Cơ sở thực tiễn về các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý... 36

2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới ... 36

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ ... 36

2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ... 40

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh ... 43

<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 46 </b>

3.1. Câu hỏi nghiên cứu ... 46

3.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ... 47

3.3. Phương pháp thu thập thơng tin ... 49

3.3.1. Thông tin thứ cấp ... 49

3.3.2. Thông tin sơ cấp ... 50

3.4. Phương pháp phân tích thơng tin ... 54

3.4.1. Phương pháp thống kê mơ tả ... 54

3.4.2. Phương pháp phân tích theo dãy số thời gian ... 54

3.4.3. Phương pháp so sánh ... 55

3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp ... 56

3.4.5. Phương pháp mơ hình hóa ... 56

3.4.5.1. Hồi quy tuyến tính OLS ... 56

3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ... 60

<b>CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT CHẢ MỰC HẠ LONG ... 62 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

4.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ... 63

4.1.1. Vị trí địa lý ... 63

4.1.2. Khí hậu ... 64

4.1.3. Dân số và lao động ... 64

4.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ... 67

4.1.5. Điều kiện kinh tế – xã hội ... 68

4.2. Khái quát về Chả mực Hạ long ... 68

4.2.1. Lịch sử hình thành và danh tiếng sản phẩm ... 68

4.2.2. Quy trình sản xuất ... 70

4.2.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Chả mực Hạ Long ... 75

4.3. Thực trạng sản xuất và thu nhập của các hộ sản xuất Chả mực Hạ Long ... 79

4.3.1. Số lượng các cơ sở sản xuất Chả mực Hạ Long giai đoạn 2013 – 2019 ... 80

4.3.2. Năng suất lao động, chi phí sản xuất và thị trường tiêu thụ của hộ sản xuất Chả mực Hạ Long giai đoạn 2013 - 2019 ... 82

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất chả mực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ... 94

4.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ... 94

4.4.2. Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) ... 95

4.4.3. Kiểm định sự khác biệt về ảnh hưởng của các biến định tính đến thu nhập của hộ sản xuất Chả mực Hạ Long và hộ sản xuất chả mực thông thường ... 98

4.5. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới thu nhập của hộ sản xuất Chả mực Hạ Long theo phân tích định lượng ... 105

4.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế ... 115

<b>CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ SẢN XUẤT CHẢ MỰC HẠ LONG ... 117 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ... 117 5.1.1. Chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh ... 117 5.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội tỉnh của tỉnh Quảng Ninh ... 118 5.1.3. Những cơ hội và thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã

hội của tỉnh Quảng Ninh ... 119 5.1.4. Tiềm năng phát triển sản xuất sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý của Việt Nam

nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng ... 121 5.1.5. Định hướng phát triển sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh ... 123 5.2. Một số giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất Chả mực Hạ Long ... 124 5.2.1. Tăng cường năng lực liên kết trong sản xuất kinh doanh cho các hộ sản

xuất Chả mực Hạ Long ... 124 5.2.2. Giải pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ cho Chả mực Hạ Long ... 126 5.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực tham gia hoạt động sản xuất kinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

Bảng 3.1: Mô tả tóm lược các biến số dự kiến ... 56

Bảng 4.1: Quy mô và mật độ dân số của tỉnh Quảng Ninh ... 64

Bảng 4.2: Cơ cấu lao động tỉnh Quảng Ninh phân theo khu vực ... 65

Bảng 4.3: Cơ cấu lao động tỉnh Quảng Ninh phân theo nhóm ngành kinh tế ... 66

Bảng 4.4: Cơ cấu lao động tỉnh Quảng Ninh phân theo độ tuổi ... 66

Bảng 4.5: Cơ cấu lao động tỉnh Quảng Ninh phân theo giới tính ... 67

Bảng 4.6: Các cơng đoạn chính trong chế biến chả mực tại Quảng Ninh ... 72

Bảng 4.7: Địa điểm thực hiện các công đoạn sản xuất ... 74

Bảng 4.8: Mô tả đối tượng tham gia khảo sát ... 79

Bảng 4.9a: Số lượng cơ sở sản xuất Chả mực Hạ Long ... 80

Bảng 4.9b: Quy mô các cơ sở chế biến Chả mực Hạ Long ... 82

Bảng 4.10: Ma trận SWOT đối với kênh ngắn ... 84

Bảng 4.11: Số lượt khách du lịch đến Quảng Ninh 2015 – 2019 ... 85

Bảng 4.12: Chi phí bình qn của hộ sản xuất Chả mực Hạ Long ... 86

Bảng 4.13: Giá bán một số loại chả mực ... 87

Bảng 4.14: Thu nhập bình quân của lao động tham gia sản xuất ... 89

Bảng 4.15: Thu nhập bình quân của cơ sở sản xuất ... 91

Bảng 4.16: So sánh thu nhập bình quân của lao động sản xuất Chả mực Hạ Long và lao động ngành nông nghiệp, thủy sản tại Quảng Ninh ... 93

Bảng 4.17: Bảng thống kê độ tin cậy các biến quan sát... 94

Bảng 4.18: Kiểm định KMO và Barlett‟s ... 95

Bảng 4.19: Kiểm định phương sai trích của các yếu tố ... 95

Bảng 4.20: Ma trận xoay nhân tố ... 96

Bảng 4.21: Thống kê mô tả các nhóm nhân tố ... 98

Bảng 4.22: Giá trị trung bình của các biến định tính ... 99

Bảng 4.23: Mô tả các biến định lượng ... 106

Bảng 4.24a: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mơ hình ... 108

Bảng 4.24b: Kết quả kiểm định một số khuyết tật của mơ hình ... 108

Bảng 4.25: Kết quả hồi quy mơ hình ... 109

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC HÌNH </b>

Hình 2.1: Các cấp độ kiểm sốt CDĐL theo quy định của Pháp ... 38

Hình 3.1: Khung phân tích sinh kế bền vững... 49

Hình 3.2: Khu vực lấy dữ liệu khảo sát ... 51

Hình 4.1: Bản đồ địa lý tỉnh Quảng Ninh ... 63

Hình 4.2. Bản đồ khu vực Chỉ dẫn địa lý Chả mực Hạ Long ... 69

Hình 4.3: Quy trình chế biến Chả mực Hạ Long ... 70

Hình 4.4: Bản đồ vùng nguyên liệu chính dùng cho chế biến ... 71

Hình 4.5: Nhãn hiệu Chỉ dẫn địa lý dùng cho Chả mực Hạ Long ... 78

Hình 4.6: Các kênh phân phối Chả mực Hạ Long ... 83

Hình 5.1: Cơ cấu nhóm sản phẩm mang CDĐL của Việt Nam ... 122

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu sâu rộng như hiện nay, xu hướng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, kể cả ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu ngày càng gia tăng, do đó, phát triển sản xuất nơng nghiệp sạch, an toàn thực sự trở thành vấn đề cấp thiết. Theo đó, mơ hình phát triển nông nghiệp theo hướng nông sản sạch dưới hình thức sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý (CDĐL) trong những thập niên gần đây nhận được sự quan tâm lớn tại nhiều thị trường trên thế giới, như Châu Âu (cuối những năm 90), Malaysia (năm 2002), Nhật Bản (năm 2005), ASEAN và Trung Quốc (năm 2006) hay GlobalGap Thái Lan (năm 2007).

Thực tế cho thấy, việc phát triển sản xuất sản phẩm mang CDĐL đã mang lại những lợi ích đáng kể không chỉ về mặt kinh tế cho các hộ sản xuất và ngân sách địa phương mà cịn giúp duy trì và phát huy các giá trị truyền thống đặc sắc của nhiều vùng miền. Việt Nam cũng coi đây là hướng đi đúng đắn cần được chú trọng đầu tư nhằm đảm bảo tính hiệu quả và bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT), Việt Nam luôn xác định CDĐL là một giải pháp quan trọng trong xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhằm nâng cao giá trị kinh tế và hiệu quả sản xuất, từ đó, giúp cải thiện thu nhập cho hộ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, bảo hộ CDĐL giúp tạo ra sức ép xã hội lớn hơn đối với nạn hàng giả, hàng nhái, song song với đó là nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất, kinh doanh.

Nhận thức được lợi ích đáng kể và tác động tích cực của hoạt động sản xuất sản phẩm mang CDĐL trên các phương diện kinh tế <small>– </small>xã hội <small>– </small>văn hóa, rất nhiều tỉnh thành trong cả nước đã nỗ lực xúc tiến xây dựng hồ sơ và xin giấy chứng nhận bảo hộ cho đặc sản mang CDĐL của địa phương mình. Theo số liệu thống kê của Cục SHTT, tính đến tháng 10/2021, Bộ Khoa học và Cơng nghệ (KH & CN) Việt Nam đã cấp chứng nhận bảo hộ cho 110 sản phẩm mang CDĐL bao gồm 102 sản phẩm của Việt Nam và 8 sản phẩm của nước ngồi. Cùng trong xu hướng đó của thế giới cũng như của Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung đầu tư nhiều nguồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

lực mũi nhọn cho phát triển chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), trong đó các sản phẩm mang CDĐL được xác định đóng vai trị then chốt. Tính đến cuối năm 2016, tỉnh Quảng Ninh đã đăng ký bảo hộ CDĐL thành công cho bốn sản phẩm tiêu biểu của địa phương bao gồm: Chả mực Hạ Long, Mai vàng Yên Tử, Ngán Quảng Ninh và Sá Sùng Vân Đồn. Có thể nói, việc ghi danh trên bản đồ CDĐL quốc gia đã góp phần tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm mang CDĐL trên địa bàn tỉnh.

Sau hơn 8 năm kể từ khi được công nhận CDĐL, tuy thương hiệu sản phẩm ngày càng được khẳng định và vươn xa, tỉ lệ số lượng cơ sở và hộ tham gia sản xuất Chả mực Hạ Long trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng lên là không đáng kể; mức cải thiện thu nhập của các hộ sản xuất này là chưa nhiều và khơng đồng đều. Có thể thấy, thu nhập của các hộ sản xuất Chả mực Hạ Long chưa cao do giá bán của sản phẩm chưa thực sự vượt trội, trong khi chi phí khá tốn kém. Trên thực tế, hoạt động sản xuất Chả mực Hạ Long chưa phát huy được hết các tiềm năng sẵn có của địa phương cũng như chưa thực sự giúp cải thiện sinh kế cho các hộ sản xuất kinh doanh dưới tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Bên cạnh đó, tình trạng hàng giả, hàng nhái còn lan tràn đã làm phát sinh một số vấn đề và thách thức khá lớn trong công tác quản lý nhằm bảo hộ và phát triển thương hiệu đối với nhóm sản phẩm mang CDĐL, trong đó có Chả mực Hạ Long. Cụ thể, vẫn còn một bộ phận hộ sản xuất và người tiêu dùng chưa thực sự ý thức được những hậu quả nếu sử dụng sai hoặc không bảo tồn CDĐL cũng như những tác động tiêu cực mà hành vi này có thể gây ra đối với thu nhập của hộ nói riêng, tình hình kinh tế <small>–</small> văn hóa <small>– </small>xã hội của địa phương nói chung. Nhằm nâng cao hơn nữa thu nhập cho các hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL nói chung, hộ sản xuất Chả mực Hạ Long nói riêng, việc nghiên cứu các nhân tố chính tác động đến thu nhập của các hộ sản xuất này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là việc làm cần thiết. Ngồi ra, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL tại Quảng

<i>Ninh được thực hiện. Vì vậy, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh – nghiên cứu trường hợp hộ sản xuất Chả mực Hạ Long” làm nội dung nghiên cứu trong Luận án của mình. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

<i><b>2.1. Mục tiêu chung </b></i>

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL nói chung, hộ sản xuất Chả mực Hạ Long nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đề xuất một số giải pháp giúp cải thiện thu nhập cho các hộ sản xuất Chả mực Hạ Long trong thời gian tới.

<i><b>2.2. Mục tiêu cụ thể </b></i>

Luận án hướng đến thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:

Hệ thống và phát triển các vấn đề lý luận và thực tiễn về CDĐL, sản phẩm mang CDĐL và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL.

Đánh giá thực trạng sản xuất và phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất Chả mực Hạ Long.

Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất Chả mực Hạ Long trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là những nhân tố có tác động đến thu

<i><b>nhập của hộ sản xuất Chả mực Hạ Long trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố chính đến thu nhập của các hộ sản xuất Chả mực Hạ Long – đại diện tiêu biểu cho nhóm hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất này.

Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu tại thành phố Hạ Long, huyện Vân Đồn và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đây là ba huyện, thị tiêu biểu về hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm chả mực của tỉnh Quảng Ninh, trong đó TP Hạ Long là địa bàn nghiên cứu chính, hai khu vực cịn lại phục vụ cho việc thu thập mẫu đối ứng.

Về thời gian: Đề tài được thực hiện dựa trên việc thu thập và nghiên cứu thông

<b>tin liên quan trong giai đoạn 2013 – 2019, trong đó 2013 là thời điểm tỉnh Quảng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Ninh có sản phẩm mang CDĐL đầu tiên đăng bạ thành công - Chả mực Hạ Long. Giai đoạn này cũng phù hợp với thời gian diễn ra khóa học của nghiên cứu sinh.

<b>4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài </b>

Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về CDĐL, thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL và các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất này; qua đó, cung cấp bài học kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL.

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học giúp cho những nhà hoạch định chính sách có góc nhìn tồn diện và chi tiết, từ đó có thể thiết lập và tiến hành có hiệu quả hơn các chương trình, chính sách liên quan đến phát triển sản xuất sản phẩm mang CDĐL nhằm góp phần cải thiện thu nhập cho các hộ sản xuất này cũng như ổn định tình hình kinh tế <small>–</small> xã hội của địa phương.

<b>5. Đóng góp của luận án </b>

<i>Về mặt lý luận: </i>

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL. Luận án đã góp phần khẳng định các kết quả nghiên cứu đã công bố cũng như bổ sung bằng chứng thực nghiệm cho những tranh luận và phân tích về chủ đề này. Bên cạnh đó, luận án đã bổ sung hai nhân tố có tính mới trong phân tích sinh kế hộ sản xuất, đó là Chứng nhận CDĐL và Mức sẵn lịng chi trả.

<i>Về mặt thực tiễn: </i>

Luận án là nghiên cứu đầu tiên, có tính hệ thống và tồn diện về các nhân tố có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể là với sản phẩm Chả mực Hạ Long. Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống với phương pháp nghiên cứu hiện đại, phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng.

Luận án đã góp phần làm rõ thực trạng hoạt động và thu nhập của các hộ sản xuất Chả mực Hạ Long, đồng thời đã phân tích, đánh giá được chiều hướng và mức độ tác động của một số nhân tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất Chả mực Hạ Long trong mối tương quan với thu nhập của hộ sản xuất chả mực không mang CDĐL trên

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất này.

Luận án đã đề xuất được hệ thống các giải pháp khá toàn diện về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất Chả mực Hạ Long, góp phần thực hiện thành cơng chương trình OCOP Quảng Ninh cũng như mục tiêu phát triển tổng hòa kinh tế <small>– </small>văn hóa <small>– </small>xã hội <small>– </small>du lịch của địa phương này trong những năm tới.

<b>6. Bố cục của luận án </b>

Ngoài Phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục, luận án được bố cục thành 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng sản xuất và các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất Chả mực Hạ Long trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Chương 5: Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất Chả mực Hạ Long trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU </b>

Thông qua việc tổng hợp, so sánh, phân tích các cơng trình nghiên cứu quốc tế và các cơng trình nghiên cứu trong nước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL, nghiên cứu sinh đúc kết những điểm mạnh, những hạn chế cũng như tìm ra khoảng trống nghiên cứu của các cơng trình trước đó nhằm kế thừa và phát triển trong luận án của mình.

<b>1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới </b>

Trên thế giới, đã có rất nhiều các nghiên cứu về CDĐL được cơng bố, trong đó chủ yếu là các bài tham luận tại các hội thảo trong khuôn khổ Hiệp định TRIPs hoặc dưới dạng sách chuyên khảo; tiêu biểu có thể kể đến một số nghiên cứu về các nội dung như sau:

<i><b>1.1.1. Tác động của sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý đối với kinh tế - xã hội </b></i>

Mặc dù có một số khác biệt trong quan điểm khi bàn về tác động kinh tế <small>– </small>xã hội của CDĐL, phần lớn các nghiên cứu đều thống nhất rằng có những lợi ích quan

<i>trọng gắn với CDĐL. Cụ thể, trong nghiên cứu “Chỉ dẫn địa lý, hàng hóa cơng cộng và phát triển bền vững: Vai trò của chiến lược và chính sách cơng” cùng các </i>

cộng sự, Belletti (2017) đã khẳng định lợi ích thực tế của sản xuất sản phẩm mang CDĐL đối với cải thiện thu nhập của người dân và nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Theo nhóm tác giả, để đạt được những tác động tích cực này là không hề đơn giản, phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của cách thức sử dụng và khai thác chúng. Ngồi ra, để có thể khai thác hiệu quả địi hỏi phải có sự hỗ trợ tích cực cũng như những nỗ lực đồng bộ của chính quyền và người dân, đặc biệt là các hộ sản xuất và doanh nghiệp. Đồng quan điểm, các nhóm tác giả nghiên cứu về tác động của CDĐL tại Châu Âu (Arfini và cộng sự, 2019; Barjolle và Sylvander, 2002), Châu Phi (Biénabe và Marie-Vivien, 2017) và một số quốc gia đang phát triển (Bramley và Biénabe, 2012; Grote và cộng sự, 2009) cũng chỉ ra rằng tác động của CDĐL thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào quá trình sản xuất sản phẩm mang CDĐL cũng như mức độ tác động là không đồng nhất giữa các quốc gia, vùng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

ngành và mã sản phẩm. Các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp luận và phân tích định tính trên cơ sở quan sát thực tế một số sản phẩm mang CDĐL điển hình khi xem xét, khám phá các tác động của CDĐL đối với tình hình kinh tế <small>– </small>xã hội của các quốc gia. Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, nếu nhóm tác giả Belleti và cộng sự (2017) cung cấp được nhiều hơn những bằng chứng thực nghiệm cũng như kết hợp sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích ảnh hưởng của CDĐL, các kết quả nghiên cứu có lẽ sẽ thực sự thuyết phục và đạt độ tin cậy rất cao. Do đó, trong đề tài của mình, nghiên cứu sinh quyết định vận dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm tăng tính thuyết phục và độ tin cậy cho luận án.

<i>Trong tuyển tập nghiên cứu về “Chứng nhận xuất xứ cho hàng thực phẩm: phát triển địa phương, chứng nhận toàn cầu” của Barjolle và cộng sự (2009), nhóm </i>

tác giả sử dụng dữ liệu trong một chương trình nghiên cứu tại Châu Âu để đánh giá tác động của các hệ thống CDĐL theo lãnh thổ. Theo đó, 14 sản phẩm mang CDĐL được sử dụng để đối sánh với nhau, kết quả cho thấy những lợi ích về mặt kinh tế là động cơ duy nhất trong việc thực hiện các đề án bảo hộ sản phẩm mang CDĐL. Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng việc thực hiện bảo hộ sản phẩm mang CDĐL có thể dẫn đến tình trạng độc quyền cao hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm, điều này đồng nghĩa với việc những hộ sản xuất nhỏ đối mặt nguy cơ mất khả năng tiếp cận thị trường cao hơn (Anders và Caswell, 2009). Đứng trước thực trạng đó, nhóm tác giả đưa ra kiến nghị về việc thiết lập bảo hộ CDĐL trong quá trình phát triển chung về nông nghiệp và nông thôn (Blakeney và cộng sự, 2012), cụ thể là cần định rõ vai trò của các tổ chức, cá nhân tham gia nhằm đảm bảo rằng CDĐL không thuộc về bất kỳ một công ty nào hay một cá nhân riêng lẻ nào. Thêm vào đó, các chính sách nông nghiệp, phát triển nông thôn, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và các chính sách chống độc quyền (Bicen và Malter, 2019) cũng cần được quan tâm hơn nữa nhằm phát huy những tác động tích cực của CDĐL đối với sự phát triển bền vững chung. Đồng thời, sau khi đăng ký, các quy tắc ứng xử giữa các bên cần được thiết lập chi tiết, tránh những vấn đề tiêu cực có thể phát sinh giữa các đơn vị cùng sử dụng tên, mẫu mã sản phẩm mang CDĐL. Có thể nói, nghiên cứu của Barjolle và cộng sự (2009) là một trong những đề tài có độ rộng nghiên cứu tiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

biểu với 14 mẫu sản phẩm mang CDĐL đặc trưng, đảm bảo tính đại diện cao, là căn cứ để suy rộng tổng thể cho các nghiên cứu liên quan. Trong đề tài của mình, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan như quy mô mẫu tổng thể của đối tượng nghiên cứu khiêm tốn, hạn chế về điều kiện thời gian-tài chính và khoảng cách địa lý nên nghiên cứu sinh quyết định chỉ tập trung nghiên cứu xuyên suốt đối với một loại sản phẩm mang CDĐL tiêu biểu nhất của địa bàn nghiên cứu.

Cũng lựa chọn điểm nghiên cứu là Châu Âu, cụ thể là quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ,

<i>trong bài viết “Cách tiếp cận kinh tế học thể chế mới đối với chuỗi cung ứng sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý”, Bicen và Malter (2019) thực hiện xem xét những tác </i>

động kinh tế của CDĐL tới đối tượng là các nhà sản xuất. Theo đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc sản xuất các sản phẩm mang CDĐL tại châu Âu trong nhiều trường hợp đã góp phần phát triển nơng thơn, mặc dù mức độ phát triển là không như nhau giữa các vùng và các loại sản phẩm khác nhau (Barcala và cộng sự, 2016). Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng khẳng định sự cần thiết của việc bảo hộ theo quy chế nhằm đảm bảo các lợi ích kinh tế <small>– </small>xã hội chung phát sinh theo hướng có lợi cho cộng đồng người sản xuất và các tác nhân liên quan (Belletti và cộng sự, 2017;

<b>Folkeson, 2005). Để phân tích tác động của CDĐL đến phát triển nông thôn tại một </b>

số quốc gia Châu Âu, nhóm tác giả tập trung xem xét nhóm chỉ tiêu giá trị doanh thu và xuất khẩu của các sản phẩm mang CDĐL. Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, việc xem xét ảnh hưởng của sản phẩm mang CDĐL với phát triển nông thôn không nên chỉ dừng lại ở việc cải thiện doanh thu cho các hộ sản xuất hay mở rộng quy mô xuất khẩu cho các sản phẩm mang CDĐL (Anselm, 2010) mà còn là tác động tới cuộc sống của người dân địa phương nói chung tại khu vực đang nghiên cứu. Đây là hướng nghiên cứu mà nghiên cứu sinh lựa chọn khai thác để kế thừa và tiếp tục thực hiện trong đề tài của mình.

Cùng mối quan tâm đến tác động của CDĐL đối với đời sống kinh tế - xã hội, nhóm tác giả Jena và Grote (2010) lựa chọn một quốc gia tại châu Á là Ấn Độ

<i>khi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tác động của việc canh tác lúa Basmati truyền thống ở tỉnh Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ: xem xét ý nghĩa đối với phát triển các Chỉ dẫn địa lý”. Với nghiên cứu này, nhóm tác giả đã góp phần làm rõ </i>

hơn những vấn đề lý luận liên quan đến CDĐL theo hai phương diện: Thứ nhất,

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

CDĐL là một trong các loại giấy tờ thực nghiệm đầu tiên cung cấp bằng chứng về sản xuất sản phẩm mang CDĐL; Thứ hai, sản phẩm mang CDĐL góp phần làm tăng các phúc lợi (Bicen và Malter, 2019) cho các hộ gia đình tham gia sản xuất. Để thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 300 hộ nông dân tại tỉnh Uttarakhand ở phía Bắc Ấn Độ. Các hộ gia đình tham gia phỏng vấn được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng bao gồm cả nông dân trồng lúa mang CDĐL (gạo Basmati) và nông dân trồng các cây trồng khác không mang CDĐL trong cùng khu vực. Kết quả phân tích, đối sánh tổng lợi nhuận và lợi ích rịng cho thấy gạo Basmati đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với những cây trồng khác (cây mía) khơng mang CDĐL ở cùng địa phương (Barcala, 2016). Ngoài ra, cũng trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã chỉ ra một số yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất sản phẩm mang CDĐL (gạo Basmati) như khả năng tiếp cận chính sách và số lao động trong hộ gia đình. Nhiều nhà kinh tế đánh giá cao về độ tin cậy của nghiên cứu này khi nhóm tác giả vận dụng phương pháp định tính là phương pháp phân tích lợi ích biên và phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) trong phân tích. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng khi xem xét sự khác biệt giữa nhóm sản phẩm có CDĐL và khơng có CDĐL, để đảm bảo tính đồng nhất trong phân tích chỉ nên thực hiện đối với cùng một loại sản phẩm thay vì lựa chọn hai loại sản phẩm khác nhau. Cùng quan điểm với luồng ý kiến trên, nghiên cứu sinh quyết định thực hiện nghiên cứu đối với cùng một loại sản phẩm là Chả mực, nhưng có sự đối sánh giữa 2 nhóm đối ứng - nhóm mang CDĐL và nhóm khơng mang CDĐL trong cùng địa phương.

<i><b>1.1.2. Các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất nói chung, hộ sản xuất sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý nói riêng </b></i>

Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Cụ thể:

Các nhóm nghiên cứu Abdulai và cộng sự (2001), Demurger và cộng sự (2010), Flora và cộng sự (2008), Janvry và cộng sự (2001), Okurut và cộng sự (2004) hay Yang (2004) căn bản đều cho rằng thu nhập của hộ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm vốn, trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, số

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

lao động, khả năng đa dạng hóa thu nhập và cơ hội tiếp cận thị trường của hộ. Gần

<i>đây, nhóm tác giả Klasen và cộng sự (2013) trong nghiên cứu về “Lựa chọn cây trồng và động lực thu nhập ở các vùng nông thôn: bằng chứng cho Indonesia sau khủng hoảng” cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì hộ gia đình </i>

càng giàu có. Ngồi ra, do người có trình độ, học vấn cao dễ dàng tiếp cận, ứng dụng những kiến thức khoa học, công nghệ, quy trình sản xuất mới nên có nhiều khả năng chuyển hướng sang sản xuất sản phẩm mang CDĐL. Nguồn dữ liệu thu thập được thông qua phỏng vấn các hộ dân tại địa phương là căn cứ then chốt cho các nghiên cứu này. Bên cạnh đó, các nhóm tác giả cũng vận dụng linh hoạt phương pháp luận với phương pháp nghiên cứu định lượng như hàm sản xuất Cobb-Douglas, mơ hình bình phương nhỏ nhất OLS hay hồi quy Logit khi phân tích mức độ tác động của các nhân tố đến thu nhập của hộ. Quy mô mẫu khảo sát của các nghiên cứu này khá đa dạng cả về độ rộng và chiều sâu, được thực hiện với nhiều sản phẩm tiêu biểu, có tính đại diện cho quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, qua đó giúp phác họa bức tranh khái quát về mối quan hệ giữa một số nhóm nhân tố chính với thu nhâp của hộ sản xuất.

Nội dung liên quan đến cầu và thị trường cho sản phẩm mang CDĐL đã được ghi nhận về mặt lý thuyết bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau trên thế giới, tiêu biểu có thể kể đến Grunert và Aachmann (2016), Jantyik và Török (2020), Kolady và cộng sự (2010), Likoudis và cộng sự (2016) hay Moschini và cộng sự (2008). Kết luận chung trong nghiên cứu của các nhóm tác giả này đó là sản phẩm mang CDĐL có vai trò quyết định trong việc định hướng thị trường, thu hút khách hàng (Maina và cộng sự, 2019) nhờ lợi thế về thương hiệu và chất lượng được đảm bảo bởi cơ quan chuyên môn nhà nước. Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định cầu và thị trường là hai nhân tố quan trọng, có tác động trực tiếp đến giá trị của sản phẩm mang CDĐL (Mattos và cộng sự, 2012) trên thị trường, do đó, có mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của những người tham gia sản xuất kinh doanh loại sản phẩm này.

<i>Kết quả nghiên cứu “Chỉ dẫn địa lý và tiềm năng cạnh tranh trên thị trường nông sản” của Moschini và cộng sự (2008) cho thấy trong hai cuộc khảo sát được tiến hành </i>

vào năm 1996 và 1999 tại châu Âu, có lần lượt khoảng 11 phần trăm và 20 phần trăm

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

trong số hơn 16.000 người tiêu dùng cho biết họ lựa chọn và tin dùng các sản phẩm mang CDĐL so với các sản phẩm cùng loại không mang CDĐL. Cụ thể, trong cuộc khảo sát năm 1999, nhóm tác giả đã chỉ ra hai động lực chính của hành vi mua sản phẩm mang CDĐL bao gồm: sự tin tưởng vào bảo lãnh xuất xứ sản phẩm (37 phần trăm) và chất lượng hảo hạng (35 phần trăm) của sản phẩm có được do điều kiện thổ nhưỡng và phương thức sản xuất đặc thù. Ngoài ra, khoảng 43 phần trăm người tiêu dùng châu Âu được khảo sát cho biết họ sẵn sàng trả khoản tiền trội thêm (Berenguer, 2004; Bienenfeld và Roe, 2014) tương đương 10 phần trăm giá trị cho một sản phẩm mang CDĐL. Như vậy, có thể thấy, căn nguyên sâu sa của lượng cầu cao và mức sẵn sàng chi trả hào phóng (Likoudis, 2016) mà người tiêu dùng giành cho sản phẩm mang CDĐL là nhờ danh tiếng và chứng nhận bảo hộ SHTT mà sản phẩm đó đạt được. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng khẳng định vai trị tích cực của các kênh xúc tiến thương mại (Reviron và cộng sự, 2009) trong việc góp phần quảng bá hình ảnh về sản phẩm mang CDĐL với chất lượng ưu tú và phương pháp sản xuất độc đáo đến gần hơn với đa dạng thị trường. Kế thừa hướng nghiên cứu này, trong luận án của mình, nghiên cứu sinh đã đưa biến mức sẵn lịng chi trả vào mơ hình phân tích khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL. Tác động kinh tế của sản phẩm mang CDĐL ở các nước đang phát triển được

<i>thể hiện trong nhiều nghiên cứu, tiêu biểu có thể kể đến “Tác động kinh tế của CDĐL đối với các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển: So sánh giữa trà Darjeeling và trà Oolong” của Kolady và cộng sự (2011), “Chỉ dẫn địa lý: sự hình thành và phân phối giá trị kinh tế ở các nước đang phát triển” của Reviron (2009) hay cơng trình </i>

thực nghiệm với sản phẩm trà xanh Boseong tại Hàn Quốc của Suh và MacPherson

<i>(2007). Cụ thể, trong đề tài nghiên cứu “Tác động của Chỉ dẫn địa lý đối với sự hồi sinh của nền kinh tế khu vực: nghiên cứu điển hình trường hợp trà xanh “Boseong”, </i>

Suh và MacPherson (2007) đã thực hiện phân tích dựa trên dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua các cuộc phỏng vấn sâu đối với 18 hộ chế biến và một số đại diện cơ quan chức năng trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất trà xanh mang CDĐL Boseong. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu gần như hồn hảo cộng với gần 1600 năm lịch sử kinh nghiệm đã đem đến hương vị độc đáo, thượng hạng cho sản phẩm trà xanh vùng Boseong. Kết quả cho thấy chỉ sau sáu năm được cơng nhận CDĐL, diện tích trồng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

số lượng lao động, sản lượng và giá trị thương hiệu trà xanh Boseong gia tăng nhanh chóng, cùng với đó lượng khách du lịch (Bowen, 2010) đến các vùng Boseong cũng tăng gấp ba lần. Với mức giá của trà xanh tăng hơn 90 phần trăm so với trước khi có CDĐL, thu nhập của các hộ sản xuất và chế biến trà xanh Boseong đã được cải thiện đáng kể so với của các hộ sản xuất trà Oolong (Kolady và cộng sự, 2011). Nghiên cứu cũng chỉ ra thực tế rằng các hộ sản xuất trà xanh Boseong quy mô lớn hơn thu được lợi nhuận nhiều hơn so với các hộ quy mô vừa và nhỏ nhờ lợi thế về các nguồn lực tổng hợp (Reviron và cộng sự, 2009). Bên cạnh đó, CDĐL khơng chỉ giúp nâng cao thu nhập đáng kể cho các hộ sản xuất trà xanh mà còn tác động tích cực đến nguồn thu của một số ngành chế biến thực phẩm và kinh doanh du lịch (Sorgho và Larue, 2016; Vandecandelaere và cộng sự, 2018) trong khu vực Boseong. Đồng quan điểm, trong luận án của mình, nghiên cứu sinh hướng đến phân tích, đánh giá tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm mang CDĐL đến tổng hòa điều

<b>kiện kinh tế - xã hội - môi trường của địa phương. </b>

Ở một khía cạnh khác, theo kết quả nghiên cứu của Jayasinghe và Henson

<i>(2006) trong “Động lực kinh tế cho các doanh nghiệp thực hiện kiểm sốt an tồn thực phẩm: Nghiên cứu trường hợp ngành chế biến thịt đỏ và gia cầm của Canada”, đầu tư của doanh nghiệp có thể trở thành nhân tố bổ trợ đắc lực cho hộ </i>

sản xuất, là sự cộng sinh cần thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất

<b>sản phẩm mang CDĐL. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả chỉ ra mối quan </b>

hệ chuỗi giá trị kết hợp giữa đầu tư của doanh nghiệp và đầu tư của hộ (Calboli, 2017), trong đó đầu tư doanh nghiệp bổ sung vốn và vật tư đầu vào và chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường tiêu thụ đầu ra cịn hộ gia đình chịu trách nhiệm sản xuất chính tạo ra sản phẩm chất lượng. Các tác giả chỉ ra rằng, trên thực tế, trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhỏ gặp rất nhiều khó khăn hoặc quan tâm chưa đúng mức đến vấn đề an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp lớn hơn thường thực hiện tốt hơn công tác này (Bicen và Malter, 2019). Chất lượng là điều kiện tiên quyết đối với sản phẩm mang CDĐL, vì vậy, hỗ trợ đầu tư từ các doanh nghiệp lớn là vô cùng cần thiết (Chabrol và cộng sự, 2015), nhất là đối với các cở sở sản xuất quy mô nhỏ hay hộ sản xuất kinh doanh cá thể nhằm đảm bảo tiêu chí vệ sinh, an tồn và chất lượng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Tuy nghiên cứu chưa đưa ra được mô tả định lượng mà vận dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên kết quả phỏng vấn sâu 34 nhà quản lý, nhưng cũng đã góp phần phác họa mối tương quan dương giữa đầu tư của doanh nghiệp với quyết định sản xuất của nơng hộ nói chung, thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL nói riêng. Với tinh thần kế thừa và phát huy, trong đề tài của mình, nghiên cứu sinh sử dụng cả mơ hình định lượng và phân tích định tính trong đánh giá mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL.

Phương pháp tiếp cận chủ quan nhằm xác định có hay không tác động thuận chiều của chính sách hỗ trợ địa phương và quy mô phân phối với hình ảnh, sức hấp dẫn của sản phẩm cũng như thu nhập của người sản xuất được nhiều nhóm tác giả như Barjolle và cộng sự (2004), Grunert và Aachmann (2016) hay Lotti (2010) Likoudis và cộng sự (2016) sử dụng khi nghiên cứu về chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp mang CDĐL. Cụ thể, sau thời gian nghiên cứu các chuỗi cung ứng bơ mang CDĐL của khu vực phía bắc dãy Alps,

<i>kết quả nghiên cứu “Dự định của người tiêu dùng về việc mua thực phẩm có chỉ dẫn xuất xứ và chỉ dẫn địa lý được bảo hộ: Nghiên cứu trường hợp Hy Lạp” </i>

của Likoudis và cộng sự (2016) chỉ ra rằng tuy được hưởng mức trợ giá ít hơn, giá bán lại cao hơn khá nhiều nhưng thị phần (Lotti, 2010) cũng như thu nhập của các nhà sản xuất bơ tại vùng sở hữu CDĐL luôn ngang bằng hoặc cao hơn đáng kể so với của các nhà sản xuất bơ thơng thường trong nước. Nhóm tác giả đưa ra lý giải cho thực trạng này là chất lượng vượt trội và danh tiếng được bảo hộ của bơ mang CDĐL đã tạo nên sức hút cho giỏ hàng hóa đối với đa dạng thị trường cũng như giúp gia tăng mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng cho sản phẩm này (Jantyik và Tưrưk, 2020). Ngồi ra, các hoạt động quảng bá du lịch hay triển lãm thương mại của chính quyền địa phương (Jena và Grote, 2010; Marie-Vivien và Biénabe, 2017) cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển hình ảnh thương hiệu bơ Abondance khơng chỉ trong khu vực dãy Alps mà cịn ra tồn thế giới, giúp đem lại nguồn thu đáng kể cho người sản xuất khi lượng du khách đến các địa phương này tăng cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Trong khi đó, các nhóm nghiên cứu như Jantyik và Tưrưk (2020), Krystallis và cộng sự (2006) hay Likoudis và cộng sự (2016) tập trung xem xét mức sẵn sàng chi trả của thị trường đối với các thực phẩm hữu cơ đặc biệt, trong đó có sản phẩm mang

<i>CDĐL. Theo kết quả nghiên cứu về “Thị hiếu của người tiêu dùng, vấn đề về marketing và các cơ hội cho những sản phẩm mang CDĐL khơng có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu: Kinh nghiệm cho Brazil, Serbia và Thái Lan” của Canavari và </i>

cộng sự (2017), mức giá vượt trội cho thấy sức hút của sản phẩm mang CDĐL trên thị trường chủ yếu có được do sự đảm bảo về chất lượng, độ an toàn cũng như danh tiếng của sản phẩm đó. Qua nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ ra một số đặc điểm chung của đối tượng khách hàng cho loại sản phẩm này bao gồm: có thu nhập ở mức khá và ổn định, nắm bắt thông tin thị trường nhanh và rất coi trọng vấn đề sức khỏe. Trong khi đó, chứng nhận thương hiệu, đặc biệt là bảo hộ CDĐL được xem như cam kết đảm bảo về chất lượng của sản phẩm (Mattos và cộng sự, 2012). Vì vậy, những sản phẩm mang CDĐL với chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng sẽ tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng, khuyến khích hình thành hành vi mua hàng cũng như mức sẵn lòng chi trả, từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất các sản phẩm này.

<b>1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước </b>

Tại Việt Nam, từ sau năm 2005, cùng với sự phát triển của hệ thống luật pháp về SHTT, các vấn đề liên quan đến công tác bảo hộ, quy hoạch vùng sản xuất nơng sản an tồn, trong đó có sản phẩm mang CDĐL cũng nhận được sự quan tâm của khá nhiều nhà nghiên cứu.

<i><b>1.2.1. Sinh kế của hộ sản xuất nơng nghiệp nói chung, hộ sản xuất sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý nói riêng dưới góc nhìn kinh tế học </b></i>

Cùng sử dụng phương pháp OLS để ước lượng mơ hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng lúa, tuy nhiên nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Lân Duyên (2014), Lê Xuân Thái (2014) và Phan Hoàng Tiến (2011) được thực hiện tại các địa phương khác nhau. Cụ thể, Lê Xuân Thái (2014) sử dụng phương pháp OLS trong phân tích, đánh giá kết quả khảo sát thu nhập của 190 hộ trồng lúa trên địa bàn huyện Long Hồ và Bình Tân tỉnh Vĩnh Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố như: trình độ học vấn của chủ hộ, số lượng lao động, diện

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

tích đất canh tác, chi phí sản xuất và sự tham gia các tổ chức địa phương có tác

<b>động thuận chiều đến việc gia tăng thu nhập bình quân cho hộ trồng lúa. Trong khi </b>

đó, Nguyễn Lân Duyên (2014) tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp từ 598 hộ được lựa

<i>chọn ngẫu nhiên tại tỉnh An Giang khi thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang”. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bên </i>

cạnh các yếu tố như trình độ học vấn, diện tích canh tác, số lao động trong gia đình thì yếu tố khoảng cách từ nơi sản xuất đến trung tâm, cũng như lượng vốn và lãi suất có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của nơng hộ. Đặc biệt, những hộ sống gần đô thị thường có cơ hội cải thiện thu nhập bởi có thể bán được sản phẩm trực tiếp với giá cao hơn trong khi chi phí vận chuyển và bảo quản thấp hơn. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, kết nối trung tâm hành chính xã, thị trấn với nơng hộ nhằm phục vụ cho việc vận chuyển sản phẩm dễ dàng và nhanh chóng đến tay người tiêu dùng. Hai nghiên cứu này, đặc biệt là nghiên cứu của Nguyễn Lân Duyên (2014) được đánh giá cao bởi độ rộng của mẫu khảo sát cũng như những phân tích sắc bén của tác giả. Nếu việc lựa chọn mẫu đại diện được lý giải sâu hơn, đây sẽ là những căn cứ đáng tin cậy để suy rộng ra tổng thể, có thể áp dụng cho nhiều địa phương khác có đặc điểm tương đồng.

<i>Trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nơng thơn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” của Nguyễn Quốc Nghi và cộng </i>

sự (2011), nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại tỉnh Vĩnh Long. Dữ liệu sơ cấp thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 182 hộ gia đình là căn cứ chính để tiến hành phân tích. Vận dụng kỹ thuật hồi quy đa biến, kết quả mơ hình OLS chỉ ra các nhân tố chính tác động đến thu nhập của hộ bao gồm kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số lượng thành viên trong hộ, sự tham gia vào các tổ chức xã hội và số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ. Một điểm chung nữa trong ba nghiên cứu này đó là các nhóm tác giả cùng sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững của DFID làm cơ sở cho nghiên cứu của mình và cơ bản đã lượng hóa nội hàm của một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất. Theo đó, trong khung phân tích sinh kế bền vững, có năm nhóm nguồn lực tác động đến sinh kế của hộ sản xuất bao gồm: nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, nguồn lực xã hội, nguồn lực

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

tài chính và nguồn lực vật chất. Khi bất cứ nguồn lực nào đó thay đổi, thì thu nhập của hộ gia đình sẽ thay đổi bởi thu nhập là một trong những thước đo quan trọng biểu thị cho sinh kế. Nếu tác giả bổ sung nội dung phân biệt thước đo cho mỗi nhóm nguồn lực thì hàm lượng khoa học sẽ thực sự phong phú.

Nhóm tác giả Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2011) thực hiện

<i>nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long” dựa trên kết quả khảo sát 307 nông hộ tại 5 </i>

tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng, việc đa dạng hóa hoạt động tạo thu nhập đã góp phần cải thiện thu nhập cho các hộ chăn ni. Ngồi ra, nghiên cứu cũng cho thấy diện tích đất, vốn vay, trình độ văn hóa, số năm kinh nghiệm và khả năng tiếp cận tín dụng (cả chính thức và phi chính thức) là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Khi hộ chăn ni có diện tích càng nhiều thì càng thuận lợi và chủ động trong việc lựa chọn hay tham gia hoạt động tạo thu nhập mà họ cho là phù hợp với điều kiện gia đình. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi khi diện tích đất của hộ tăng 0,1ha thì tổng thu nhập sẽ tăng 2,56 triệu đồng/năm hay khoảng 210.000 đồng/tháng. Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi không gian rộng, các địa phương được lựa chọn có tính đại diện cao cho khu vực ĐBSCL, tuy nhiên, phương pháp chọn mẫu chưa được trình bày thực sự cụ thể.

<i>Đề tài “Hồn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” của Đặng Hồng Hưng (2018) có thể xem là nghiên cứu gần đây nhất tại Việt </i>

Nam có nội dung tập trung về chuỗi giá trị của sản phẩm mang CDĐL tại một địa phương thuộc khu vực Đông Bắc. Cụ thể, tác giả lựa chọn Chả mực Hạ Long – sản phẩm mang CDĐL đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh làm sản phẩm nghiên cứu. Với số lượng quan sát là 180 chia đều cho 6 nhóm tác nhân (người cung cấp mực nguyên liệu, người thu gom, người sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng) trong chuỗi cung ứng Chả mực Hạ Long, tác giả đi sâu phân tích đặc điểm, vai trị cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng này. Ngoài các phương pháp nghiên cứu quen thuộc, tác giả còn vận dụng phương pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

lập sơ đồ chuỗi cung ứng và phân tích kinh tế chuỗi dựa trên các chỉ tiêu kinh tế chính như giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, thu nhập của mỗi nhóm tác nhân và thu nhập hỗn hợp. Thông qua đó, nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của việc gắn kết các tác nhân xuyên suốt chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng, nâng cao lợi thế cạnh trạnh cho Chả mực Hạ Long, từ đó, cải thiện thu nhập cho các nhóm tác nhân, đặc biệt là nhóm hộ sản xuất, cũng như góp phần phát triển một số lĩnh vực kinh tế - xã hội liên quan tại địa phương.

<i><b>1.2.2. Các nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của hộ sản xuất nơng nghiệp nói chung, hộ sản xuất sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý nói riêng </b></i>

Trong những năm gần đây, khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến sinh kế của hộ sản xuất nông nghiệp, trong đó có hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL tại Việt Nam đã được công bố. Nét tương đồng rõ nhất giữa các nghiên cứu này thể hiện ở việc đa số đều vận dụng khung sinh kế bền vững DFID (2000) và mô hình lượng hóa OLS cũng như lấy số liệu sơ cấp làm căn cứ chính trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình và mối quan hệ giữa chúng. Theo đó, các nhân tố chính được xác định có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trong các nghiên cứu này bao gồm:

<i>+) Đặc điểm của hộ: Hộ sản xuất đóng vai trị rất quan trọng trong sản xuất, </i>

do đó, muốn xây dựng thành công mơ hình sản xuất sản phẩm mang CDĐL thì cần quan tâm nghiên cứu rất kỹ về đặc điểm hộ sản xuất. Trên cơ sở đó, đề xuất những phương pháp hợp lý nhằm khuyến khích và tác động làm thay đổi tư duy đầu tư của hộ, thuyết phục hộ sản xuất theo đúng quy chuẩn, đảm bảo chất lượng sản phẩm cung ứng, giữ uy tín và hình ảnh của sản phẩm trên thị trường. Các đặc điểm của hộ cần được xem xét bao gồm: giới tính của chủ hộ (Nguyễn Trọng Hoài, 2010); kinh nghiệm của chủ hộ (Bùi Quang Bình, 2010; Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011); quy mô hộ gia đình (Đinh Phi Hổ, 2003); trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là của chủ hộ (Bùi Quang Bình, 2008; Trương Đơng Lộc và Đặng Thị Thảo, 2011; Mai Văn Nam và Đinh Công Thành, 2011; Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011)

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>+) Điều kiện sản xuất: Trong nghiên cứu của Lê Văn Dũng và Nguyễn Quang </i>

Trường (2011) hay Huỳnh Thị Đan Xuân (2012), điều kiện sản xuất nông nghiệp được xác định là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới năng lực và hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực nơng nghiệp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của hộ sản xuất. Điều kiện sản xuất bao gồm điều kiện về tự nhiên như khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và điều kiện kinh tế - xã hội như cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, diện tích canh tác, khoảng cách đến khu vực cung ứng sản phẩm… Phần lớn sản phẩm mang CDĐL là đặc sản nông nghiệp, vì vậy, có thể nói điều kiện sản xuất đóng vai trị quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất và thu nhập của các hộ sản xuất các sản phẩm này. Ngoài ra, đối với những sản phẩm đặc biệt như sản phẩm mang CDĐL, điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của khu vực sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do đó, vị trí địa lý có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh hoặc sự bất lợi cho một quốc gia, một địa phương hoặc một cơ sở sản xuất nào đó. Dễ nhận thấy, khoảng cách gần với nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm cùng với hệ thống giao thông thuận lợi là một điều kiện lý tưởng để một cơ sở sản xuất giảm thiểu chi phí sản xuất, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Ngồi ra, nó cịn giúp rút ngắn thời gian sản phẩm đến tay người tiêu dùng, giúp sản phẩm đảm bảo chất lượng và độ tươi ngon hơn tại thời điểm cung cấp, điều này làm gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

<i>+) Sự tham gia các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương: Trong nghiên cứu về </i>

CDĐL, nhóm tác giả Vũ Trọng Bình và Đào Đức Huấn (2006) đã thực hiện phỏng vấn lãnh đạo và hội viên của Hội nước mắm Phú Quốc về vai trò của Hội đối với hoạt động sản xuất nước mắm tại khu vực sở hữu CDĐL. Kết quả khảo sát cho thấy tuy có một bộ phận hội viên khơng tin tưởng hoặc khơng hài lịng về việc thực hiện chức năng của Hội nước mắm Phú Quốc (17,78% số người được phỏng vấn cho rằng Hội “khơng có bất kỳ vai trị gì”), đa số hội viên đánh giá khá cao vai trò của Hội trong việc hỗ trợ quảng bá thương hiệu, phát triển kênh phân phối và phổ biến các văn bản pháp lý liên quan (với tỷ lệ lần lượt là 13,33%, 42,22% và 73,33%). Cùng quan điểm, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2011) cũng chỉ ra rằng việc tham gia các tổ chức đoàn thể giúp hộ sản xuất nâng cao khả năng nắm bắt thông tin, tiếp cận các chính sách hỗ trợ của địa phương, Nhà nước cũng như

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

các cơ hội phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Trong nghiên cứu này, Nguyễn Quốc Nghi (2011) sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích mức độ ảnh hưởng của việc tham gia đoàn thể đến khả năng tiếp cận vốn của khoảng 100 hộ dân tại một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sơng Cửu Long.

<i>+) Nhóm nhân tố về thị trường: Theo Vũ Thị Minh (2015), thị trường là nhân </i>

tố quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định đến mọi hoạt động sản xuất hàng hóa. Thị trường trong sản xuất nông nghiệp bao gồm hai loại là thị trường đầu ra và thị trường đầu vào. Thị trường các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến mặt cung sản phẩm và hiệu quả của sản xuất. Thị trường các yếu tố đầu vào, đặc biệt là lao động và vốn càng phát triển thì khơng những có thể đáp ứng tốt nhu cầu đầu vào của sản xuất - kinh doanh cả về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, thời điểm, mà còn thúc đẩy năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy trong nghiên cứu của Vũ Thị Minh (2015), tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mơ tả, chưa có ứng dụng phương pháp phân tích định lượng hiện đại nhưng đã góp phần làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến khả năng tiêu thụ nông sản, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất.

<i>+) Đầu tư của hộ sản xuất: Theo kết quả nghiên cứu của Từ Quang Phương </i>

và Phạm Văn Hùng (2013), đầu tư có mối quan hệ cùng chiều với các yếu tố đầu ra khi đầu tư đóng vai trị như các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Dưới góc độ hộ sản xuất, khi đầu tư tăng, thu nhập của hộ sẽ tăng. Có thể nói, đây là nghiên cứu lý thuyết điển hình về mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất của các nơng hộ tại Việt Nam. Đồng quan điểm, trong nghiên cứu của mình, Lê Xuân Thái (2014) khẳng định chi phí sản xuất (một dạng của đầu tư) và thu nhập của hộ sản xuất (một dạng của đầu ra) có mối tương quan dương. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa số ngày lao động trong một năm của các thành viên trong hộ với thu nhập của hộ.

<i>+) Mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng: Sự sẵn sàng chi trả được đo </i>

lường ở số tiền hoặc phần trăm cao hơn mà khách hàng sẵn lịng chi trả thêm cho

<i>sản phẩm có tính năng vượt trội so với mức giá thơng thường. Do đó, biến “mức sẵn lòng chi trả”, theo nghiên cứu của Đặng Thanh Tùng (2018), là một biến quan trọng </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>bởi nó giúp đo lường nhu cầu đối với một loại sản phẩm có tính năng ưu việt. Do </i>

đó, đối với những sản phẩm có chất lượng hảo hạng, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như trái cây nhập khẩu hay các sản phẩm mang CDĐL, tuy được bán với mức giá cao hơn khá nhiều so với các sản phẩm thông thường cùng loại nhưng vẫn được thị trường chấp nhận. Nói cách khác, nếu muốn tồn tại được với mức giá cao trên thị trường, sản phẩm cần đảm bảo về chất lượng và độ an tồn bởi khi đó mới xuất hiện một lượng người tiêu dùng đủ lớn chấp nhận chi trả thêm

<i>một khoản hợp lý để mua loại sản phẩm này. </i>

Tổng quan tài liệu cho thấy, trên thế giới và tại Việt Nam đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến sản phẩm mang CDĐL và các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế của nông hộ đã được công bố. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu đó chỉ tập trung xem xét một hoặc một số khía cạnh nhất định, phổ biến nhất là góc nhìn luật học về CDĐL và sản phẩm mang CDĐL hoặc thu nhập của nơng hộ đơn thuần, chứ chưa có nghiên cứu nào phân tích sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL. Nhằm tiếp tục củng cố và phát triển các kết quả nghiên cứu đi trước, trong đề tài này, ngoài các phương pháp nghiên cứu quen thuộc, nghiên cứu sinh kết hợp vận dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phương pháp định lượng với mơ hình hồi quy Cobb-Douglas nhằm phân tích ảnh hưởng của một số nhóm nhân tố chính tới thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Do hạn chế về nguồn lực trong việc tiếp cận các nguồn thông tin sơ thứ cấp, mặt khác, do hướng nghiên cứu thiên về lập luận dựa trên quan sát và vận dụng lý thuyết về quản lý kinh tế, trong đề tài này nghiên cứu sinh tập trung vào việc xác định, phân tích và đánh giá tác động của một số nhóm nhân tố đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL chứ không đi sâu vào khía cạnh tài chính hay tính tốn số học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>CHƯƠNG 2 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN </b>

<b>VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT SẢN PHẨM MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ </b>

<b>2.1. Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý </b>

<i><b>2.1.1. Các khái niệm có liên quan </b></i>

CDĐL là khái niệm bắt nguồn từ châu Âu, khởi nguồn ở Pháp từ đầu thế kỷ 20, sau đó được phát triển rộng ra các nước trên thế giới. Theo Quy chế 2081 năm 1992 của Cộng đồng chung châu Âu thì CDĐL để chỉ tên một vùng, một khu vực nhất định hoặc một quốc gia gắn liền với một loại sản phẩm có chất lượng hoặc danh tiếng có thể do mơi trường địa lý với những đặc tính vốn có và hoặc sự kết hợp yếu tố con người của khu vực đó tạo nên, đặc biệt, mối quan hệ địa lý phải xuất hiện ít nhất một lần trong các giai đoạn của quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm (Hughes, 2016; Juma và cộng sự, 2016).

Thuật ngữ “chỉ dẫn nguồn gốc” lần đầu được nêu ra trong Công ước Paris và Thoả ước Madrid, trước khi thực sự được định nghĩa rõ nét trong Thỏa ước Lisbon. Theo đó, thuật ngữ này chỉ được hiểu chung chung là những chỉ dẫn về nguồn gốc địa lý của sản phẩm như “Made in America” mà khơng có mối liên hệ nào với chất lượng đặc thù của sản phẩm đó. Bên cạnh những quy định cụ thể hơn về việc sử dụng các chỉ dẫn nguồn gốc sai hay lừa dối, thoả ước Lisbon đưa ra thuật ngữ “tên gọi xuất xứ hàng hóa” (TGXXHH) đồng thời nêu lên mối liên hệ giữa chất lượng sản phẩm và xuất xứ của nó. Cụ thể, theo Thỏa ước Lisbon, TGXXHH được định nghĩa là “những tên địa lý của quốc gia, vùng, địa phương được đặt cho sản phẩm mà chất lượng hay những đặc tính của sản phẩm đó liên quan một cách cần thiết và riêng biệt đến mơi trường địa lý nơi sản xuất ra nó, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và yếu tố con người”. Tại hiệp định về các khía cạnh

<b>liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS), CDĐL là thuật ngữ pháp lý </b>

được ghi nhận chính thức với ý nghĩa là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

một khu vực hay địa phương thuộc vùng lãnh thổ xác định, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định (Gervais, 2003). Trong khi thuật ngữ TGXXHH chỉ đề cập đến tên gọi địa lý thì thuật ngữ CDĐL có ý nghĩa rộng hơn, có thế là tên gọi địa lý hay các dấu hiệu khác dưới dạng hình ảnh, biểu tượng ...

Cơng tác bảo bộ CDĐL tại Việt Nam chính thức được bắt đầu từ thời điểm ngày 01/07/2006 khi Luật SHTT năm 2005 có hiệu lực. Về cơ bản, kể từ đây những nội dung liên quan đến CDĐL và sản phẩm mang CDĐL được quy định trong Luật đã tương đối đầy đủ và phù hợp với các chuẩn mực của Hiệp định TRIPS. Theo Điều 4 khoản 22 Luật SHTT năm 2005 của Việt Nam, điều kiện chung đối với CDĐL được bảo hộ bao gồm: i) Sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với CDĐL và ii) Sản phẩm mang CDĐL có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý và bí quyết sản xuất của người dân (Cortes, 2014) tại khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước sở hữu CDĐL đó quyết định. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp. Ngoài ra, khu vực địa lý mang CDĐL phải có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.

Xét về khía cạnh thị trường, điều 79 Luật SHTT quy định “CDĐL là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể và danh tiếng của sản phẩm được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng (Grunert và Aachmann, 2016) đối với sản phẩm đó thơng qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó”. Danh tiếng của sản phẩm phải được người tiêu dùng trong và ngoài khu vực sở hữu CDĐL thừa nhận (Canavari và cộng sự, 2017), thậm chí từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự thừa nhận của cơng chúng khơng chỉ bó hẹp trong một vùng hoặc một khu vực địa lý nào đó mà cần phải được phát triển ra phạm vi rộng hơn (Menapace và Moschini, 2012). Danh tiếng và chất lượng của sản phẩm mang CDĐL có được là do các yếu tố tự

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

nhiên và yếu tố con người quyết định (Calboli, 2017). Yếu tố tự nhiên bao gồm các yếu tố về khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, mơi trường sinh thái v.v…; yếu tố về con người bao gồm các bí quyết gia truyền, quy trình chế biến, tay nghề của người sản xuất địa phương.

Theo quan điểm của nghiên cứu sinh: sản phẩm mang CDĐL là thuật ngữ được sử dụng để chỉ sản phẩm uy tín, có chất lượng vượt trội so với các sản phẩm cùng loại không mang CDĐL; là kết tinh của điều kiện đặc thù về tự nhiên, địa lý, khí hậu và tập quán sản xuất của con người tại khu vực địa lý nhất định và danh tiếng của sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và chứng thực.

<i><b>2.1.2. Đặc điểm của sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý </b></i>

Hiện nay, danh tiếng nhiều sản phẩm mang CDĐL đã vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia và nổi tiếng toàn cầu như gạo Jasmine, trà Darjeeling, rượu vang Bordeaux hay phô mai Parmigiano-Reggiano. CDĐL được xem như chứng nhận đảm bảo sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc rõ ràng, có chất lượng vượt trội hoặc những đặc tính ưu việt so với các sản phẩm cùng loại. Cụ thể:

<i>2.1.2.1. Mang đặc tính riêng gắn với khu vực địa lý </i>

CDĐL và sản phẩm mang CDĐL gắn với một vùng lãnh thổ xác định, được hình thành bởi nhiều cấu phần, trong đó có các điều kiện về tự nhiên. Vì vậy, các sản phẩm mang CDĐL, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố tự nhiên của vùng sản xuất như điều kiện đất đai, khí hậu, vị trí địa lý, ánh sáng, thủy văn. Các yếu tố này có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng, đặc tính của sản phẩm. Đối với các sản phẩm mang CDĐL nói chung, các sản phẩm chế biến nói riêng, điều kiện tự nhiên cũng là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng nguồn nguyên liệu, từ đó tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Ví dụ, nước mắm Phú Quốc có chất lượng vượt trội hơn hẳn so nước mắm ở các vùng khác nhờ được sản xuất từ nguồn cá cơm được đánh bắt ở vùng biển của Kiên Giang, đồng thời được ngâm ủ trong điều kiện thời tiết, khí

<i>hậu và nguồn nước đặc thù tại đảo. </i>

<i>2.1.2.2. Là sự kết tinh của truyền thống và tập quán </i>

Tập quán và truyền thống là yếu tố mang đặc trưng rõ nét của một CDĐL, được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Tập quán, phương thức sản xuất là những quy

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

tắc ứng xử và hành động giữa các tác nhân trong cộng đồng, giữa cá nhân với tự nhiên và mơi trường xung quanh trong q trình sản xuất. Trải qua thời gian, cộng đồng đã cùng nhau chung tay trong việc „„sáng tạo” nên tập quán, phương thức sản xuất riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên và các yếu tố xã hội khác của cộng đồng. Cộng đồng thừa nhận và thực hiện các “ứng xử” này trong hoạt động kinh tế nói chung và sản xuất sản phẩm mang CDĐL nói riêng (Gangjee, 2012). Theo đó, các tập quán sản xuất, bí quyết chế biến của cộng đồng có tác động lớn tới số lượng và chất lượng của sản phẩm mang CDĐL được tạo ra (Damary và cộng sự, 2017).

Những kinh nghiệm, kỹ năng truyền thống mà cộng đồng sáng tạo ra được thử thách và hoàn thiện theo thời gian, nhằm khai thác và phát huy hiệu quả đặc tính của sản phẩm trong bối cảnh điều kiện tự nhiên nhất định (Bowen và Zapata, 2009; Bramley và Bie´nabe, 2012). Những “bí kíp” này tạo ra bản sắc riêng cho cộng đồng và đặc tính riêng cho sản phẩm, khi kết hợp với các thiết chế của cộng đồng (Dogan và Gokovali, 2012) sẽ góp phần đáng kể trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống địa phương nói chung, sản phẩm mang CDĐL nói riêng (Evans và Blakeney, 2006). Bên cạnh đó, các sinh hoạt cộng đồng như tín ngưỡng, lễ hội cũng là chất xúc tác giúp phát huy hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm mang CDĐL. Thông qua việc phổ biến và kết nối các giá trị văn hóa và tinh thần của cộng đồng (Bowen, 2010)<small>, </small>các đặc sản và nghề truyền thống nói chung, hoạt động sản xuất sản phẩm mang CDĐL nói riêng tại các địa phương cũng được củng cố và phát triển, nhờ đó, cải thiện nguồn thu nhập cho các hộ sản xuất trong vùng.

<i>2.1.2.3. Được hình thành khi thương hiệu sản phẩm đã có trên thị trường </i>

Thông thường danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL được hình thành trước khi sản phẩm đó được nhà nước công nhận và bảo hộ CDĐL (Barjolle và Sylvander, 2002; Winfree và McCluskey, 2005). Điều này thể hiện ở thực tế là người tiêu dùng đã biết đến danh tiếng, chất lượng của sản phẩm gắn với một khu vực địa lý nhất định từ trước đó rất lâu. Ví dụ như, mặc dù nước mắm Phú Quốc hay chè Shan Tuyết Mộc Châu mới chính thức được cơng nhận bảo hộ CDĐL từ năm 2001, nhưng danh tiếng của các sản phẩm này đã được người tiêu dùng biết đến từ nhiều thập kỷ trước đó. Danh tiếng chính là giá trị về mặt thương hiệu của

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

sản phẩm mang CDĐL được hình thành một cách “tự nhiên”, là kết tinh của yếu tố tự nhiên và con người (Galtier và cộng sự, 2013) tại khu vực sở hữu CDĐL.

<i>2.1.2.4. Mang đặc trưng của một “hàng hóa cơng cộng” </i>

CDĐL và hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm mang CDĐL có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội tại khu vực địa lý nhất định. Với đặc trưng là hình ảnh đại diện, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng (Arico và Calvo, 2010) sản phẩm mang CDĐL được xem là một loại “hàng hóa cơng cộng”, giúp tạo ra những lợi ích chung cho các bên liên quan. Theo đó, nhiều cá nhân trên cùng địa bàn có thể sử dụng cùng một loại hàng hóa cơng cộng mà khơng làm giảm đi các lợi ích hay thuộc tính của hàng hóa đó. Ngồi ra, cho dù được sản xuất bởi đơn vị nhà nước hay cơ sở tư nhân thì một hàng hóa cơng cộng đều đem đến những lợi ích nhất định (Giovannuci và cộng sự, 2009). Mặt khác, chế độ quản lý tập thể được xem là tác nhân quan trọng giúp bảo tồn và phát huy (Barcala và cộng sự, 2016) một hàng hóa cơng cộng, đặc biệt đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong một số trường hợp cần thiết, những quy định bảo hộ chặt chẽ cần được ban hành nhằm hạn chế tình trạng một nhóm người thao túng hoặc sử dụng CDĐL sai mục đích khiến danh tiếng và giá trị của sản phẩm mang CDĐL bị đe dọa.

<i>2.1.2.5. Có tính phân biệt với nhãn hiệu sản phẩm </i>

CDĐL là sự mô tả chung được người sản xuất kinh doanh hàng hố có nguồn gốc từ vùng địa lý đặc trưng sử dụng trên bao bì sản phẩm (Barjolle và Sylvander, 2002), trong khi đó nhãn hiệu là một dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại của các tổ chức, cá nhân cạnh tranh. Do đó, khác với CDĐL, nhãn hiệu khơng mang tính mơ tả và không thể là sự mô tả chung.

Đăng ký quyền bảo hộ CDĐL giúp những người sản xuất và kinh doanh trong vùng địa lý đặc trưng chống lại việc sử dụng sai lệch CDĐL đó (Barjolle và cộng sự, 2011), còn việc đăng ký nhãn hiệu giúp bảo vệ quyền lợi dành riêng cho chủ sở hữu của một nhãn hiệu nhất định. Thông thường, CDĐL được hiệp hội các nhà sản xuất trong vùng địa lý đặc trưng kiểm soát và bảo vệ (Biénabe và Marie-Vivien,

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

2017). Khác với nhãn hiệu, CDĐL không thể chuyển nhượng tự do từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác, người sử dụng CDĐL phải sinh sống tại vùng địa lý đặc trưng và phải tuân thủ, đáp ứng các yêu cầu về thực tiễn sản xuất của khu vực đó.

<i><b>2.1.3. Vai trị của Chỉ dẫn địa lý và sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý </b></i>

Nhìn từ góc độ giữ gìn truyền thống (Addor và Grazzioli, 2002; Be´rard và Marchenay, 2008) và phát triển kinh tế địa phương, có thể thấy rằng sản phẩm mang CDĐL đã góp phần khơng nhỏ, đáng được ghi nhận. Có thể kể đến một số lợi ích kinh tế đáng kể từ việc xây dựng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm mang CDĐL như:

Đối với người sản xuất, CDĐL đem lại lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường (Agostino và Trivieri, 2014; Dogan và Gokovali, 2012) do đó giúp nhà sản xuất kinh doanh duy trì được lượng khách hàng truyền thống cũng như thu hút thêm lượng khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, CDĐL giúp tăng doanh số và lợi nhuận (Barham và Sylvander, 2011; Crespi và Marette, 2003; Rangnekar, 2004) nhờ giá bán cao và sự sẵn lòng chi trả của thị trường. Ngoài ra, CDĐL tạo sự thuận lợi hơn trong việc giới thiệu sản phẩm ra thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, bảo hộ CDĐL cịn là cơng cụ pháp lý (Bramley và Marie-Vivien, 2013), bảo vệ các nhà sản xuất chân chính, chống lại các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh của các nhà sản xuất khác.

Đối với cộng đồng, CDĐL là cơ sở để quy hoạch, phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp <small>– </small>nông thôn, các ngành nghề truyền thống và dịch vụ khác, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Hoạt động sản xuất sản phẩm mang CDĐL tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, qua đó góp phần hạn chế di dân, ổn định kinh tế vùng. Ngoài ra, sản xuất sản phẩm mang CDĐL cũng góp phần gìn giữ các giá trị văn hoá, bảo tồn đa dạng sinh học và các kiến thức bản địa (Agridea, 2009) thông qua việc gắn kết các sản phẩm truyền thống với khu vực địa lý nhất định và hệ thống sản xuất của khu vực đó.

Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 10.000 sản phẩm mang CDĐL được bảo hộ (Giovannuci và cộng sự, 2009), với giá trị thương mại ước tính hàng chục tỷ đơ la. Nhiều quốc gia nhận thức ngày càng rõ rằng sản phẩm mang CDĐL chính là cơ hội, là tiềm năng phát triển bởi chúng có những thuộc tính vật chất và văn hóa

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

độc đáo của một loại hàng hóa đặc biệt (Sanders, 2010). CDĐL không phải là công cụ độc quyền về mặt thương mại hay pháp lý mà chúng là phương tiện đa chức năng, tồn tại trong một bối cảnh rộng hơn, giống như một hình thức gắn liền với phát triển kinh tế địa phương. Điều này góp phần nâng cao lợi ích thương mại và kinh tế, bổ sung thêm các giá trị địa phương như quản lý môi trường (Gangjee, 2012; Hermitte, 2001), bảo tồn văn hóa và truyền thống.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, CDĐL là cơ sở hợp tác có lợi cho các tác nhân (Belletti và cộng sự, 2017) trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm mang CDĐL đã được công nhận. CDĐL là công cụ nhận biết, giúp xây dựng danh tiếng cho sản phẩm do đây là chứng nhận về việc sản phẩm mang CDĐL có chất lượng đặc thù gắn với các kỹ năng chế biến và điều kiện địa lý đặc biệt của vùng sản xuất. Các sản phẩm mang CDĐL mang nhiều đặc trưng của một thương hiệu cao cấp, có khả năng tác động đến tồn bộ chuỗi cung ứng các sản phẩm và dịch vụ khác trong khu vực có CDĐL (Bowen, 2010). Nhờ đó, thúc đẩy các cơ sở sản xuất có điều kiện nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, ổn định và phát triển hoạt động sản xuất, cải thiện thu nhập, nâng cao tính hội nhập cho kinh tế địa phương (Higgins, 2018; Jantyik và Török, 2020), cho quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi sản phẩm mang CDĐL là cam kết không chỉ cho danh tiếng của sản phẩm nhờ xuất xứ cụ thể của nó mà còn là hiện thân cho phương pháp sản xuất độc đáo và các phẩm chất khác biệt của sản phẩm, giúp đem lại nhiều lợi ích cho địa phương, khu vực sở hữu CDĐL.

Sản xuất sản phẩm mang CDĐL tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp từ đó hạn chế việc di dân khỏi địa phương. Ngoài ra, các sản phẩm được bảo hộ CDĐL thường được bán với mức giá cao hơn hẳn so với các sản phẩm cùng loại thông thường. Do đó, sản xuất sản phẩm mang CDĐL có tác động tích cực giúp nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất nói riêng và phát triển tình hình kinh tế – xã hội của địa phương nói chung (Belletti và cộng sự, 2015; Chabrol và cộng sự, 2015). Ngay cả tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội cịn khó khăn như miền núi hay hải đảo, sản phẩm mang CDĐL ngoài chức năng cải thiện thu nhập cho người dân cịn góp phần quan trọng trong giữ gìn bí quyết sản xuất, văn hóa truyền thống địa phương (Broude, 2005) cũng như bảo tồn đa dạng sinh học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Hiện nay, CDĐL đang dần trở thành dấu hiệu cơ bản của thương hiệu sản phẩm nông nghiệp trong q trình tồn cầu hóa (Giovannuci và cộng sự, 2009). Cụ thể, sản phẩm mang CDĐL là những hàng hóa có giá trị, đóng vai trị quan trọng trong thị trường tiêu dùng và có sức cạnh tranh lớn trong thương mại tồn cầu (Crespi và Marette, 2003). Thành cơng đáng ghi nhận của việc sử dụng CDĐL thể hiện ở việc ngày càng có thêm nhiều quốc gia đã và đang bắt đầu cơng cuộc tìm kiếm và tận dụng các công cụ tương tự để tăng cường tính cạnh tranh, khuyến khích nơng nghiệp phát triển và cải thiện phương thức sản xuất của mình. Sản phẩm mang CDĐL giúp nhận diện và xác nhận khái niệm “địa phương” thông qua cơ chế thị trường, đây chính là minh chứng cho việc các CDĐL mang đến giá trị tiềm năng dài hạn không chỉ về mặt kinh tế mà còn ở cả mặt xã hội. Yếu tố xã hội ở đây bao gồm sự công nhận các phong tục tập quán và các giá trị truyền thống, qua đó giúp khơi nguồn sự gắn bó giữa người dân địa phương với lịch sử và truyền thống vùng miền (Bramley, Kirsten, và Troskie, 2011). CDĐL được xem là đại sứ mang giá trị văn hóa vật thể, giúp hình thành nên loại hình “sản phẩm – dịch vụ

địa danh”, thơng qua đó góp phần thúc đẩy giao lưu với các nền văn hóa khác (Marie-Vivien, 2010). Vì vậy, xây dựng và phát triển CDĐL giúp thúc đẩy quá trình thương mại hóa tồn cầu đối với sản phẩm mang CDĐL (Calboli, 2017) đồng thời ghi nhận những giá trị kinh tế cốt lõi cho người sản xuất tại mỗi vùng miền.

<i><b>2.1.4. Đặc điểm thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý </b></i>

Trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là ở quốc gia có gần 70% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp như Việt Nam, hộ sản xuất đóng vai trị then chốt cho sự phát triển của ngành. Hộ sản xuất vừa là nhân tố đầu vào vừa là yếu tố đầu ra tác động đến sự tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp nói riêng, của tồn bộ nền kinh tế nói chung. Hộ là nguồn nhân lực sản xuất chính, là chủ nhân của kinh tế tư nhân, có tính chủ động trong việc đưa ra các quyết định sản suất.

<i>2.1.4.1. Các khái niệm </i>

<i>+) Hộ sản xuất: Nói đến sự tồn tại của các hộ sản xuất trong nền kinh tế, trước </i>

hết ta cần thấy rằng, hộ sản xuất không chỉ có ở nước ta mà cịn có ở tất cảc các nước có nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới, hộ sản xuất đã tồn tại qua nhiều phương thức và vẫn đang tiếp tục phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Theo Frankellis (1993), hộ sản xuất bao gồm tất cả những người cùng sống chung dưới một mái nhà, có chung một ngân quỹ do lao động của các thành viên trong hộ cùng tạo ra và sử dụng chung.

Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: Hộ sản xuất là một hệ thống các nguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và cùng phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn.

Hộ sản xuất, theo quan điểm của nhóm hệ thống thế giới (Huân, 1995), bao gồm một nhóm người có chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh, là một đơn vị kinh tế giống như các cơng ty, xí nghiệp khác.

Ở Việt Nam, đã có khá nhiều tác giả đề cập đến khái niệm nông dân với tư cách là hộ sản xuất. Theo Lê Đình Thắng (1993), Đào Thế Tuấn (1997), hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế căn bản trong nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nơng thơn. Trong khi đó, Nguyễn Sinh Cúc (2001), trong phân tích điều tra nơng thơn năm 2001 đã đưa ra định nghĩa nông hộ là những hộ có tồn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông-lâm-ngư nghiệp và thông thường thu nhập chính của hộ dựa vào các hoạt động đó.

Trong phụ lục của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 499A TDNH ngày 02/09/1993, khái niệm hộ sản xuất được nêu như sau: “hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được Nhà nước cho phép và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình”.

Có thể thấy, các tác giả khác nhau đã đưa ra những quan điểm cụ thể khơng hồn tồn giống nhau về hộ sản xuất, nhưng đều thống nhất cho rằng hộ sản xuất là đơn vị lao động quan trọng, tham gia thực hiện các hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh các sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế.

+) Hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL: Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, hộ sản xuất sản phẩm mang CDĐL là một đơn vị kinh tế tự chủ, tuân thủ chặt chẽ các quy định (bao gồm cả quy định

</div>

×