Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Báo cáo thuyết trình luật hiến pháp việt nam và các nước đề tài cơ quan lập pháp anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO</b>

<b>KHOACHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO</b>

<b>---BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH</b>

<b>Mơn học: Luật Hiến pháp Việt Nam và các nước</b>

<i><b>Đề Tài: Cơ Quan Lập Pháp Anh</b></i>

<i><b> Giảng viên: Ths. Vũ Thị Ngọc Trang</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>DANH SÁCH THÀNH VIÊN</b>

DANH SÁCH THÀNH VIÊN MSSV HIỆU SUẤT THAM GIA

Nguyễn Thị Diệu Ninh CT47A10105 100%

Southida TANPAHNITH CT47A10119 100% Trần Thị Hà Phương CT47A10112 100%

<b>NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNHI. TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN LẬP QUAN ANH1. Tìm hiểu chung về lịch sử hình thành và hiến pháp anh </b>

Nghị viện là cơ quan lập pháp của Vương quốc Anh và là cơ quan lập pháp chính trong chế độ quân chủ lập hiến của Vương quốc Anh. Nghị viện có nguồn gốc từ những cuộc họp đầu tiên của các nam tước và thường dân Anh

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

vào thế kỷ thứ VIII. Nghị viện Vương quốc Anh bao gồm hai viện: Hạ viện (các thành viên được bầu) và Thượng Nghị viện (các thành viên được bổ nhiệm và kế thừa). Nghị viện Anh chịu trách nhiệm xây dựng và thông qua luật, giám sát chính phủ và đại diện cho người dân.

Giai đoạn hình thành: Thế kỷ XI đến thế kỷ XIII

Quốc hội Anh đầu tiên được triệu tập vào năm 1215, với việc thành lập và ký kết Magna Carta, để ban quyền cho các nam tước và địa chủ giàu có được làm cố vấn cho nhà vua về các vấn đề chính phủ trong Đại hội đồng của ơng. Những vị này không được bầu chọn mà do nhà vua lựa chọn và bổ nhiệm. Đại Hội đồng lần đầu tiên được gọi là “Nghị viện” vào năm 1236.

Trong suốt thế kỷ tiếp theo, thành viên của Nghị viện được chia thành hai viện Thượng viện và Hạ viện như ngày nay, với các quý tộc và giám mục ở Thượng viện và các hiệp sĩ của quận và các đại diện địa phương ở Hạ viện. Cũng trong thời gian này, Nghị viện bắt đầu nắm giữ nhiều quyền lực hơn trong chính phủ Anh. .

Năm 1295, Nghị viện bắt đầu có thêm sự xuất hiện của các quý tộc và giám mục cũng như hai đại diện từ mỗi quận và thị trấn ở Anh và kể từ năm 1282 là xứ Wales. Đây đã trở thành hình mẫu cho thành phần của tất cả các Nghị viện trong tương lai.

Giai đoạn dân chủ hóa: Thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII

1215: Đại Hiến Chương Magna Carta

1265: Phiên họp đầu tiên NV Anh

1351: Phân chia thành lưỡng viện

1455-1465: Chiến tranh Hoa Hồng

TK XVII: Cách mạng Thanh giáo và Vinh quang (Đạo luật Habeas

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Corpus và Dự luật về các quyền (1989))

Sau Cách mạng 1688-89, hệ thống nghị viện và nguyên tắc chủ quyền của nghị viện phát triển. Các thủ tướng bắt đầu được bổ nhiệm từ đảng chiếm đa số trong Hạ viện.

Trong thế kỷ XVII, Nghị viện đóng vai trò trung tâm trong việc chống lại chế độ quân chủ trong Nội chiến Anh, Vương quốc Anh thời kỳ này đã trải qua rất nhiều thay đổi và bất ổn chính trị. Từ năm 1603 đến năm 1660, đất nước bị sa lầy trong một cuộc nội chiến kéo dài và trong một thời gian, vị lãnh đạo quân sự Oliver Cromwell nổi tiếng với việc chinh phục Scotland (1649) và Ireland (1651) và đặt 2 khu vực này dưới sự thống trị của Vương quốc Anh. Tuy nhiên, hai quốc gia đó vẫn có Nghị viện riêng, gồm những người ủng hộ Cromwell. Nghị viện tiếp tục giữ lại một số quyền lực trong thời kỳ thay đổi này.

Giai đoạn dân chủ: Thế kỷ XVIII đến nay.

TK XVIII: Quyền hành pháp nằm trong tay các thủ tướng

TK XIX: Các đạo luật cải cách về quyền bầu cử

1911: Đạo luật về nghị viện (Khẳng định tính tối cao của Hạ viện so với Thượng viện)

1928: Bình đẳng trong bầu cử

Hình thức: Qn chủ lập hiến

Thơng qua một loạt các đạo luật lập pháp, được gọi là “Đạo luật Cải cách”, một số thay đổi đã được thực hiện đối với thành phần và quy trình lập pháp trong Nghị viện. Đạo luật Cải cách năm 1918 trao cho phụ nữ quyền bầu cử và người phụ nữ đầu tiên được bầu vào cơ quan cùng năm đó.

Trong khi đó, Đạo luật Nghị viện năm 1911 và 1949 đã thiết lập quyền lực lớn hơn cho Hạ viện, có 650 thành viên được bầu, so với Thượng viện, có

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

90 thành viên được bổ nhiệm thông qua quý tộc (một hệ thống chức danh dành cho quý tộc).

Thượng viện dần dần mất đi quyền lực, và Đạo luật của Quốc hội năm 1911 và 1949 đã giảm đáng kể quyền lực của nó, đặc biệt liên quan đến tài chính và khoảng thời gian viện này có thể trì hỗn việc ban hành luật. Công ước Salisbury năm 1945 đã hạn chế việc từ chối các dự luật dựa trên những lời hứa bầu cử. Vào những năm 1990, đặc quyền kế thừa của Thượng viện cũng bị giảm bớt và các nỗ lực cải cách vẫn tiếp tục.

Vào cuối thế kỷ XX, phân quyền dẫn đến việc thành lập các cơ quan lập pháp riêng biệt cho Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland. Các nghị viện/hội đồng được phân cấp này có quyền đưa ra quyết định về một số vấn đề nhất định trong phạm vi quyền hạn của họ. Nhiều thay đổi hiến pháp khác nhau, chẳng hạn như Đạo luật Nghị viện có thời hạn cố định năm 2011 (kể từ khi bị bãi bỏ) và quy trình Brexit, đã có tác động đáng kể đến sự phát triển lập pháp của Anh. Những thay đổi này phản ánh bản chất đang phát triển của hiến pháp Vương quốc Anh và mối quan hệ của nước này với Liên minh Châu Âu.

Lịch sử phát triển lập pháp của Anh được đặc trưng bởi sự chuyển đổi dần dần từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến và thiết lập nền dân chủ nghị viện. Hiến pháp Anh là bản hiến pháp bất thành văn, dễ thay đổi và có tính đơn nhất

<b>2. Đặc trưng của cơ quan lập pháp tại các nước theo chế độ quân chủ lậphiến</b>

Quân chủ lập hiến là một hình thức nhà nước, trong đó các chủ thể những người đứng đầu nhà nước, tức vua hay nữ hoàng, được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Chính thể quân chủ lập hiến phát triển theo nguyên tắc phân chia quyền lực, trong đó nguyên tắc phân chia quyền tối cao là của Nghị Viện trước quyền hành pháp được thừa nhận .<small>1</small>

Nghị viện các nước này đều được trao quyền lực rộng lớn, bao gồm quyền lập pháp và quyền thành lập cũng như giải tán chính phủ. Vai trị của nhà vua khơng lớn hoặc chỉ mang tính biểu tượng, chính phủ được thành lập và chịu trách nhiệm trước nghị viện, quyền hành tập trung vào Hạ viện..

<b>II. CƠ CẤU NGHỊ VIỆN ANH</b>

<i><b>Nghị viện Anh được coi là Nghị viện có truyền thống lâu đời nhất trênthế giới. Nghị viện Anh gồm Nhà vua, Hạ nghị viện (Viện Bình dân) vàThượng nghị viện (Viện Quý tộc). </b></i>

<b>2.1. Hạ nghị viện (House of Commons) <small>2</small></b>

Trước năm 1922 (trước khi Cộng hoà Ailen tuyên bố độc lập) Hạ viện của Nghị viện Vương quốc Anh bao gồm 707 thành viên. Sau năm 1922 Hạ viện chỉ còn 615 thành viên và từ năm 1997 tổng số đại biểu hạ viện lại tăng lên 659 thành viên. Như vậy 1 đại biểu Hạ viện đại diện cho khoảng 89.000 dân. Con số này cũng ở mức trung bình so với các nước kinh tế phát triển khác như Mỹ 1 đại biểu Hạ viện/597.000 dân, ở Liên bang Đức 1 Đại biểu Hạ viện/ 121.000 dân, ở Pháp là 1 Đại biểu Hạ viện /102.000 dân.

<i><b>2.1.1. Tiêu chuẩn Nghị sĩ Hạ viện</b></i>

Để trở thành Nghị sĩ hạ viện ứng cử viên phải có đủ các điều kiện sau đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Không mắc các bệnh tâm thần;

Không ở trong thời gian bị hạn chế các quyền chính trị và dân sự do vi phạm pháp luật;

Phải đóng một khoản tiền đặt cọc 500 bảng Anh (Số tiền này sẽ trả lại cho ứng cử viên nếu trong kỳ bầu cử ứng cử viên thu được từ 5% trở lên số phiếu cử tri).

Ngồi ra, do áp dụng chế độ khơng kiêm nhiệm nên những người sau đây không thể ứng cử vào hạ viện:

Các thẩm phán chuyên nghiệp (Professional full-time judges);

Các công chức (Civil servants);

Quân nhân chuyên nghiệp (Members of the regular armed forces);

Cảnh sát chuyên nghiệp (Full-time members of a police force);

Các Thượng nghị sĩ;

Một số chức vụ khác theo quy định của luật;

<i><b>2.1.2. Cách thức bầu cử Hạ viện</b></i>

Tất cả mọi công dân từ 18 tuổi trở lên trừ những người mất trí hoặc những người đang phải chịu án phạt tù hoặc đang bị tạm giam vì truy cứu trách nhiệm hình sự đều có quyền bầu cử. Từ năm 1928 phụ nữ cũng có quyền bầu cử như nam giới.

Công dân Liên hiệp Vương quốc Anh sống ở nước ngồi có đăng ký, công dân thuộc khối thịnh vượng chung (Commonwealth) và công dân Alien sống trên lãnh thổ Liên hiệp vương quốc Anh cũng có quyền bầu cử. Theo Luật về đại diện của nhân dân năm 1983 (Representation of the People Act 1983) phương pháp bầu cử được quy định là bầu cử đa số tương đối (Relative majority

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

method), người thắng cử là người cao phiếu nhất khơng phụ thuộc vào số phiếu người đó thu được có vượt 50% số phiếu bầu hay không. Phương pháp này người Anh thường gọi là “First past the post” nghĩa là người đến trước là người thắng. Phương pháp này thường gắn với chế độ bầu cử đơn danh ở mỗi đơn vị bầu cử (Single - member Constituencies). Toàn bộ Liên Hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen chia làm 659 khu vực bầu cử (Constituencies). Mỗi khu vực bầu cử chỉ bầu một đại biểu. Cử tri lựa chọn một người trong danh sách các ứng cử viên và đánh dấu “X” vào ô tương ứng với tên người mình lựa chọn. Theo nguyên tắc chung số dân trong các khu vực bầu cử phải bằng nhau và khoảng 89.000 dân. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý đặc thù của các quần cư mà có thể có những trường hợp đặc biệt. Khu vực bầu cử có số dân lớn nhất ở Anh năm 1997 là đảo Wight (Isle of Wight) 101.680 dân và Khu vực bầu cử có số dân ít nhất là Tây quần đảo (The Western Isles) chỉ có 22.938 dân. Trong các cuộc bầu cử ở Vương quốc Anh mặc dù nguyên tắc bầu cử là tự do, nghĩa là cơng dân có quyền đi bỏ phiếu hoặc không đi bỏ phiếu, tuy nhiên tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là khá cao: Năm 1992 có 77,8% cử tri đi bỏ phiếu, tỷ lệ này năm 1997 là 71,5 %.

<i><b>2.1.3. Cơ cấu của Hạ viện</b></i>

Cơ cấu của Hạ viện gồm có:

Chủ tịch Viện (Speaker)

3 Phó chủ tịch (Deputy Speakers)

Các Uỷ ban chuyên trách (Select Commities)

Uỷ ban đặc biệt

Ngồi ra cịn có bộ máy giúp việc.

Chủ tịch Hạ viện ln ln là một bộ trưởng trong Chính phủ và là thành viên của Nội các.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>2.1.4. Các đảng phái chính trị trong Hạ viện</b></i>

Cũng như Hoa Kỳ chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền là Đảng dân chủ và Đảng cộng hòa, ở Vương Quốc Anh cũng thường chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền là Đảng Bảo thủ (mà đại diện gần đây là các Thủ tướng Ms.Thatcher, Mr. John Major) và Công đảng (mà đại diện Là Tony Blair và Brown Gordon). Trong cuộc bầu cử Hạ viện năm 1997 Công đảng đã giành thắng lợi và đã chiếm ưu thế trong Hạ viện:

Công đảng thu được 43,2 % số phiếu bầu và chiếm 63,4% số ghế' trong

<b>2.2. Thượng nghị viện (Senate) </b>

Thượng viện Anh thường là viện đại diện cho giới thượng lưu của giai cấp phong kiến, tư sản dân tộc, không do phổ thông đầu phiếu trực tiếp, mà bằng nhiều phương pháp khác nhau, có thể bầu gián tiếp, có thể do bổ nhiệm hoặc thậm chí có thể là do truyền ngơi; thường được gọi là Viện nguyên lão.

<i><b>2.2.1. Cách thức thành lập</b></i>

Số lượng thành viên của thượng viện không cố định mà thay đổi theo thời gian, bao gồm 4 nhóm người: 1. Các Thượng nghị sĩ là nhà quý tộc kế truyền (công tước, hầu tước, bá tước…) 2. Thượng nghị sĩ là nhà quý tộc suốt đời (Nhà vua/nữ hoàng bổ nhiệm theo lời cố vấn của thủ tướng). 3. Quý tộc pháp quan

<small>3 Trịnh Thị Xuyến, “Vai trị của Đảng chính trị trong bầu cử Hạ nghị viện Anh quốc”, Tạp chí Nghiên cứu </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

(Vua/Nữ hoàng bổ nhiệm). 4. Thượng nghị sĩ tinh thần (đại diện của nhà thờ Anh).

Những nhà quý tộc không thuộc gốc Anh, Scotland, Ireland, những nhà quý tộc bị phá sản hoặc bị kết tội phản bội tổ quốc thì khơng thể là thành viên của Thượng viện. Điều kiện tuổi của thành viên Thượng viện là từ đủ 21 tuổi.

<i><b>2.2.2. Cơ Cấu Tổ Chức</b></i>

Đứng đầu Thượng viện là Chủ tịch thượng viện: Thành viên của nội các do Vua/Nữ hoàng bổ nhiệm theo đề nghị của thủ tướng chính phủ nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch Thượng viện đồng thời là người đứng đầu cơ quan Tư pháp

Sau Chủ tịch Thượng viện là 2 Phó chủ tịch do Thượng viện bầu ra trong số các thành viên của Viện tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất trong năm, nhiệm kỳ của phó chủ tịch là 1 năm.

Tổng Thư ký của Thượng viện có tiêu chuẩn, cách thức thành lập, nhiệm kỳ giống Tổng thư ký bên Hạ viện.

Thượng viện thành lập các ủy ban thường trực phụ trách một số vấn đề nhất định. Hiện nay Thượng viện có 17 ủy ban thường trực, trong đó có 2 ủy ban quan trọng nhất là Ủy ban cộng đồng Châu Âu và Ủy ban Khoa học và Công nghệ. Mỗi ủy ban có chủ nhiệm và 24 thành viên được thành lập trên cơ sở tỷ lệ với số ghế của các đảng chính trị ở Thượng viện. Giúp việc cho các ủy ban là bộ phận Thư ký.

<i><b>2.2.3. Vai trị của thượng viện </b></i>

Thượng viện có chức năng chính là thơng qua luật và giám sát hoạt động của Chính phủ; thảo luận các vấn đề thời sự, quan trọng của đất nước. Thời gian họp của Thượng viện khoảng 170 ngày trong 1 năm, trong đó 65% thời gian dành cho công tác lập pháp, 40% dành cho công tác giám sát.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Thượng viện là “đại diện cho thế lực bảo thủ, hoạt động khá hình thức và có tính chất danh nghĩa, là thế lực kiềm chế và đối trọng của Hạ viện” Thượng viện có vai trị tránh sự vội vàng của Hạ viện, khi Hạ viện thông qua những quyết định luật theo sức ép của dân chúng. Bởi khi có thượng viện, thì ít nhất cơng đoạn làm luật, hay thông qua các quyết định phải được tiến hành dài hơn, với những thủ tục rườm rà hơn, để ngăn chặn mọi sự quá tải, vội vàng hấp tấp của Hạ viện.

Tuy nhiên, tại Anh, Thượng viện khơng có quyền phong tỏa các dự luật mà Hạ viện thông qua mà thay vào đó, đối với mỗi dự án luật, Thượng viện chỉ có quyền cản trở Hạ viện thơng qua trong vịng một năm.

Trên thực tế hoạt động của nghị viện Anh, những bất đồng ý kiến giữa hai viện về dự án luật thường được giải quyết bằng cách nhượng bộ lẫn nhau. Dự án luật được Hạ viện và Thượng viện chuyển qua, chuyển lại cho nhau đến khi đạt được sự đồng ý của cả hai bên.

Trước năm 2009, Thượng Viện của Vương quốc Anh mặc dù là một bộ phận của cơ quan lập pháp nhưng lại là cơ quan xét xử phúc thẩm cao nhất các vụ việc dân sự đối với nước Anh, xứ Wales và phúc thẩm tối cao cả các vụ án hình sự đối với Bắc Ailen. Để thực hiện chức năng này Thượng viện thành lập một Uỷ ban phúc thẩm (Appellate Committee) gồm 12 thẩm phán gọi là các Law Lords. Mỗi năm Uỷ ban phúc thẩm của Thượng viện xem xét khoảng 70 vụ việc. Các Thượng nghị sĩ tư pháp làm việc và giữ chức vụ đến 75 tuổi. Vào năm 1997 trong số 1.272 Thượng nghị sĩ có 126 Thượng nghị sĩ khơng hoạt động. Trong số đó có một số dưới 21 tuổi và không muốn tham gia vào các hoạt động của Nghị viện. Do được giữ chức vụ suốt đời nên một số Nghị sĩ cao tuổi không thể hoạt động tích cực và cũng khơng có mặt thường xun. Loại trừ một số trường hợp đặc biệt như Thượng nghị sĩ Lord Shinwell sinh năm 1884 nhưng

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

vẫn hoạt động tích cực đến khi chết sau khi đã kỷ niệm sinh nhật 101 tuổi và mất vào năm 1986.

<b>2.3. Nhà Vua (The King) </b>

Bộ phận còn lại của Nghị viện là vị trí Quốc vương/Nữ hồng. Vai trị này ngày nay chủ yếu mang tính đại diện, tượng trưng cho sự đoàn kết, thống nhất của Vương quốc Anh. Vua/Nữ hoàng mỗi tuần sẽ ngồi lại cùng với thủ tướng để nắm được tình hình diễn ra tại Nghị viện, đồng thời ký thông qua đối với những bộ luật mới.

Quốc vương hiện tại, Vua Charles III, vẫn giữ vai trò nghi lễ là nguyên thủ quốc gia và cơ quan hành pháp của đất nước do Thủ tướng đứng đầu. Vai trò của vua hoặc nữ hoàng trong cơ quan lập pháp Anh bao gồm:

Quyết định Hoàng gia (Royal Assent): Khi một Dự luật được đa số trong Hạ viện và Thượng viện thông qua, nó sẽ được gửi đến vua hoặc nữ hồng để xem xét, dự luật phải được sự đồng tình của vua hoặc nữ hồng trước khi dự luật đó trở thành luật. Tuy nhiên, trong thực tế, việc từ chối cấp “Sự đồng ý của Hoàng gia” (Royal Assent) là rất hiếm, và vua hoặc nữ hoàng thường chỉ ký kết để đánh dấu sự đồng tình với quyết định của Quốc hội.

Khi một Dự luật được đa số trong Hạ viện và Thượng viện thơng qua, dự luật đó sẽ được Vương quyền chính thức đồng ý. Điều này được gọi là Sự đồng ý của Hoàng gia. Điều này biến Dự luật thành Đạo luật của Quốc hội, cho phép nó trở thành luật ở Vương quốc Anh.

Phát biểu của Vua hoặc Nữ hoàng (The Queen's or The King Speech): Mỗi năm, vào cuối phiên họp Hạ viện, vua hoặc nữ hoàng đọc một bài phát biểu trước Quốc hội để cơng bố chương trình lập pháp, ý tưởng chính sách và kế hoạch ban hành luật mới và ưu tiên của chính phủ trong năm tiếp theo từ ngai

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

vàng tại Hạ viện. Tuy nhiên, nội dung của phát biểu này được chuẩn bị và đề xuất bởi Chính phủ, khơng phải là vua hoặc nữ hoàng.

Khai mạc và Giải tán Quốc hội: Khai mạc Quốc hội là một sự kiện trang trọng diễn ra hàng năm để khai mạc phiên họp mới của Quốc hội. Vua hoặc nữ hoàng tham dự lễ này và thể hiện vai trị hồng gia trong nghi lễ này. Tuy nhiên, họ không tham gia vào việc xây dựng hoặc thảo luận về luật pháp. Quân chủ cũng giải tán Quốc hội trước cuộc tổng tuyển cử.

Bổ nhiệm chính phủ: Một ngày sau cuộc tổng tuyển cử, Nhà vua mời lãnh đạo đảng giành được nhiều ghế nhất trong Hạ viện trở thành Thủ tướng và thành lập chính phủ.

<i><b>Vậy nghị viện anh có những thay đổi gì mới sau khi vua Charles đăngquang hiện nay khơng?</b></i>

Khơng có q nhiều khác biệt so với thời kỳ nắm quyền trước của Nữ Hồng, Hạ viện vẫn đóng một vai trị trong trách nhiệm giải trình của chính phủ, thơng qua việc thẩm vấn các bộ trưởng nội các và thành lập các ủy ban đặc biệt để giải quyết các vấn đề quan trọng của nhà nước. Các thành viên của nó hiện nay chủ yếu là những người được bổ nhiệm chứ không phải những người ngang hàng kế thừa ghế của họ trong Hạ viện. Các luật sư cấp cao hiện được gọi là Cố vấn của Nhà vua thay vì Cố vấn của Nữ hồng . <small>4</small>

Thêm nữa, mặc dù Hạ viện có thể tranh luận về tất cả các dự luật không liên quan trực tiếp đến các vấn đề tài chính của đất nước, nhưng Hạ viện mới là bên có quyền quyết định cuối cùng trong việc liệu luật cuối cùng có trở thành luật hay không.

Ngày nay, hai viện của Quốc hội—Thượng viện và Hạ viện— nằm tại Cung điện Westminster ở Luân Đôn và là cơ quan duy nhất trong chính phủ

<small>4 Hồi Linh, 07/05/2023, “Nước Anh có gì thay đổi sau khi Vua Charles III lên ngôi?”, Chuyên trang Thế giới, Báo Vietnamnet, </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

quân chủ lập hiến của Vương quốc Anh có thẩm quyền xây dựng luật và ban hành luật .<small>5</small>

<b>III. THẨM QUYỀN CỦA NGHỊ VIỆN ANH</b>

Nước Anh là quê hương của nghị viện tư sản. Thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh là thời hoàng kim của nghị viện. Nghị viện thật sự có ưu thế hơn hơn các cơ quan nhà nước khác. Lúc bấy giờ người Anh có câu ngạn ngữ “nghị viện có quyền được làm tất cả, chỉ trừ việc biến đàn ơng thành đàn bà”. Vai trị và quyền hạn của nghị viện lớn như vậy là để hạn chế, kiểm soát ở mức tối đa quyền hạn của nhà vua.

Nghị viện có những quyền hạn: Quyền lập pháp.

Quyền quyết định ngân sách và thuế.

Quyền giám sát hoạt động của nội các, bầu hoặc bãi nhiệm các thành viên của nội các.

Mọi hoạt động của Nghị viện, dù ở chính thể nào cũng có ý nghĩa giám sát hoạt động của Chính phủ, từ hoạt động lập pháp, thông qua ngân sách cho đến việc luận tội Chính phủ.

<b>3.1. Quy trình ngân sách</b>

Thủ tục quyết định ngân sách được áp dụng tương tự như thủ tục thông qua các đạo luật khác cho phép Nghị viện và công chúng thấy rõ “tiền đã đi đâu”.

Xét về mặt hình thức, ngân sách là một đạo luật vì nó được Nghị viện thảo luận, biểu quyết và được cơ quan hành pháp ban hành tương tự như đối với các đạo luật khác. Thủ tục quyết định ngân sách được áp dụng tương tự như thủ

<small>5 Kathleen Sheetz, 03/10/2023, “Houses of Parliament”, Britannica, </small>

</div>

×