Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 108 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>
<b>NGUYỄN THỊ THẢO </b>
<b>THÁI NGUYÊN - 2021</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>
<b>NGUYỄN THỊ THẢO </b>
<b>Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 </b>
<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ NGỌC ANH </b>
<b>THÁI NGUYÊN - 2021</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>LỜI CAM ĐOAN </b>
<i><b>Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài Lời văn nghệ thuật trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh là cơng trình nghiên cứu cá nhân của </b></i>
tôi trong thời gian qua dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, khoa học của TS. Trần Thị Ngọc Anh. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực trong thơng tin sử dụng trong cơng trình nghiên cứu này.
<i>Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021 </i>
Tác giả luận văn
<b>Nguyễn Thị Thảo </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>LỜI CẢM ƠN </b>
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, khoa Ngữ văn trường Đại Học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời tri ân tới quý thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy lớp cao học K27B, chuyên ngành Văn học Việt Nam, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, TS. Trần Thị Ngọc Anh đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cô đã dành cho em nhiều thời gian, tâm sức, cho em nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, chỉnh sửa cho em những chi tiết nhỏ trong luận văn, giúp luận văn của em được hoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức. Cô cũng luôn quan tâm, động viên, nhắc nhở kịp thời để em có thể hồn thành luận văn đúng tiến độ.
Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình những người luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn này.
Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu và thực hiện nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy, cơ và các bạn để em có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn!
<i>Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021 </i>
Tác giả luận văn
<b>Nguyễn Thị Thảo </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ... 7
6. Đóng góp mới của luận văn ... 8
7. Cấu trúc của luận văn ... 8
<b>Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ... 9 </b>
1.1. Lí luận chung về lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn học ... 9
1.1.1. Khái niệm lời văn nghệ thuật ... 9
1.1.2. Các nguyên tắc tổ chức lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn học ... 13
1.1.3. Phương tiện, biện pháp tổ chức lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn học ... 16
1.2. Nguyễn Nhật Ánh và hành trình sáng tác cho thiếu nhi ... 19
1.2.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh ... 19
1.2.2. Hành trình sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh ... 23
Tiểu kết chương 1 ... 30
<b>Chương 2:CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ... 32 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">2.1. Nguyên tắc cụ thể hóa đối tượng đầy sống động ... 32
2.1.1. Thế giới qua cái nhìn trẻ thơ ... 32
2.1.2. Những trị chơi bất tận của tuổi thơ ... 37
2.1.3. Những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ của trẻ thơ ... 52
2.1.4. Những yêu thương, rung cảm đầu đời của trẻ ... 56
2.2. Nguyên tắc tỉnh lược nhiều ẩn ý ... 59
2.2.1. Cái “tôi” trẻ thơ: ngây thơ, mãnh liệt ... 59
2.2.2. Hành động và suy nghĩ của trẻ về cuộc sống, về người lớn, về thế giới ... 65
2.3. Sự chuyển đổi nguyên tắc tổ chức lời văn trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh ... 67
Tiểu kết chương 2 ... 77
<b>Chương 3:PHƯƠNG TIỆN, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC DÀNH CHO THIẾU NHICỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ... 79 </b>
3.1. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ và phương thức tổ hợp từ ... 79
3.2. Nghệ thuật sử dụng các phương tiện chuyển nghĩa của từ ... 87
3.3. Nghệ thuật sử dụng các phương tiện cú pháp ... 92
Tiểu kết chương 3 ... 97
<b>KẾT LUẬN ... 98 </b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 100 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài </b>
1.1. Văn chương, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh,... đều được coi là một loại hình nghệ thuật, tuy nhiên, chất liệu tạo nên chúng lại khác nhau. Nếu như âm nhạc có chất liệu sáng tác là âm thanh, tiết tấu, giai điệu, hội họa là màu sắc, điêu khắc là hình khối, đường nét,...thì chất liệu của văn chương lại là ngôn từ. Tác phẩm văn học là một sản phẩm nghệ thuật ngôn từ. Mọi tác phẩm văn học đều được viết hoặc kể bằng lời, gọi chung là lời văn. Lời văn thực chất cũng là một dạng của ngôn từ nhưng đã được tổ chức theo quy luật nghệ thuật về nội dung, phương pháp, phong cách của tác giả, thể loại tác phẩm,...Trong tác phẩm văn học, lời văn nghệ thuật đóng vai trị quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng, ý nghĩa tác phẩm. Bởi vậy, khi muốn nghiên cứu về một tác phẩm nào đó, ta phải tìm hiểu lời văn của tác phẩm đó. Từ đó mới rút ra được nội dung, thơng điệp của nhà văn muốn nói qua tác phẩm.
1.2. Văn học thiếu nhi bao gồm những câu chuyện, bài thơ, tiểu thuyết,... viết cho trẻ em. Nó là một bộ phận của văn học nói chung, được sáng tạo nhằm mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của trẻ ở các lứa tuổi khác nhau. Trên thế giới, dòng văn học này đã xuất hiện sớm với những tác phẩm
<i>kinh điển như: Truyện cổ Andersen (Đức), Không gia đình (Hector Malot - Pháp), Rôbinxơn Cruxô (Daniel Defoe - Anh), truyện tranh dài tập Nhật Bản (manga) như Doraemon (Fujikô), Thám tử lừng danh Conan (Gosho Aoyama) hay truyện huyễn tưởng, kì ảo như Harry Potter (J.K Rowling), Chúa tể những chiếc (J.R.R.Tolkien),... Tại Việt Nam, văn học dành cho thiếu nhi xuất hiện </i>
vào khoảng đầu thế kỉ XX và nhanh chóng phát triển cho đến hiện tại với một số tác giả như Tô Hoài, Võ Quảng, Đoàn Giỏi, Nguyễn Nhật Ánh,...Viết cho thiếu nhi, mỗi nhà văn luôn cần mẫn sáng tạo, khai thác sâu và thế giới trẻ thơ để đáp ứng nhu cầu của người đọc. Trong số những nhà văn viết về đề tài thiếu nhi ta không thể không kể đến nhà văn Nguyễn Nhật Ánh - một trong số những
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">cây bút viết cho thiếu nhi vô cùng “ăn khách” và được các em ln ngóng đợi, u q. Sáng tác của ông đã góp phần đổi mới diện mạo văn học thiếu nhi
<b>nước ta vài chục năm nay. </b>
1.3. Nguyễn Nhật Ánh được độc giả biết đến là một nhà văn của thiếu nhi. Ông xuất hiện trên văn đàn như là một hiện tượng văn học. Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút tài năng và có sự nỗ lực cách tân khơng ngừng về mặt tư duy, nghệ thuật. Mỗi một sáng tác của nhà văn đều mang lại dấu ấn mới mẻ trong lòng người đọc. Với giọng văn vừa dí dỏm, hài hước pha chút nhẹ nhàng cùng nghệ thuật miêu tả tâm lí sâu sắc, truyện của Nguyễn Nhật Ánh khơng chỉ hấp dẫn độc giả là trẻ em mà cả với những ai đã “từng là trẻ em”. Thông qua những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh, chắc hẳn ta sẽ thêm thấu hiểu hơn về thế giới trẻ em. Đồng thời, khi đọc những tác phẩm của ông, ta như được đi trên chuyến tàu đặc biệt với chiếc vé trở về với tuổi thơ để rồi xao xuyến, bồi hồi với một thời ngây ngô như thế.
Chúng tôi thực sự ấn tượng với những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh bởi những trang văn hóm hỉnh, nhẹ nhàng nhưng giàu ý nghĩa nhân văn của ông. Đồng thời, với tư cách là một giáo viên, một người
<i><b>yêu văn chương, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Lời văn nghệ thuật trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh để nghiên cứu, tìm hiểu </b></i>
thêm về nhà văn và những sáng tác dành cho thiếu nhi của ông, góp một phần nhỏ cho nền nghiên cứu học thuật về những tác giả đương đại.
<b>2. Lịch sử nghiên cứu </b>
Xuất hiện trên diễn đàn văn học hơn hai mươi năm nay, Nguyễn Nhật Ánh được xem là cây bút có nhiều tài năng trong các sáng tác viết về đề tài thiếu nhi. Nhiều bài viết của ông được đăng báo và đạt được những giải thưởng cao như giải thưởng văn học ASEAN 2010. Tác phẩm của ông thu hút sự quan tâm của độc giả nhiều lứa tuổi và cả những nhà phê bình, nghiên cứu văn học. Đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh và
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">những trang viết của ơng. Số lượng cơng trình khá nhiều do đó việc thống kê, bao quát hết các cơng trình ấy là một công việc không hề đơn giản, do đó chúng tơi chỉ khái qt mấy nét chính về tình hình nghiên cứu truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh.
<b>Khi tiến hành khảo sát các cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề “Lời văn nghệ thuật trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh” </b>
chúng tôi nhận thấy các cơng trình nghiên cứu thường đi theo hai xu hướng sau: Một là nghiên cứu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông, hai là những cơng trình nghiên cứu về những tác phẩm dành cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh. Có thể nhận thấy rằng, mảng văn học thiếu nhi là mảng lớn, chiếm đa số trong sáng tác văn xuôi của Nguyễn Nhật Ánh. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu, bài viết như:
<i>Cơng trình nghiên cứu Nguyễn Nhật Ánh - hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ (xuất bản 2012) của tác giả Lê Quốc Minh biên soạn có thể coi là một </i>
cuốn tập hợp đầy đủ thông tin về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từ tiểu sử, con người, sự nghiệp văn chương cho đến những cái nhìn, đánh giá khác nhau của bạn bè trong và ngoài nước về Nguyễn Nhật Ánh. Trong cơng trình của mình, tác giả Lê Quốc Minh đã thể hiện được những nét tiêu biểu về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và những yếu tố ảnh hưởng đến văn phong của ông.
<i>Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân với tiêu đề Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Đọc văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh đăng trên báo Văn nghệ thành </i>
phố Hồ Chí Minh, số 237 (ra ngày 26/12/1996) đã thể hiện những nét khái quát nhất về truyện Nguyễn Nhật Ánh. Trong bài viết của mình, chị đã nêu lên giá trị độc đáo của truyện Nguyễn Nhật Ánh do chính thái độ vào cuộc của nhà
<i>văn. Ở mỗi tác phẩm của mình, Nguyễn Nhật Ánh ln“nắm rõ luật chơi, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy ước tự nhiên giữa những người trẻ tuổi”, “nói các ngơn ngữ họ nói, nghĩ những điều họ nghĩ và thấy những gì họ nhìn thấy”[42;tr.12]. Ngồi ra, các yếu tố “cách kể, cách đối thoại đã vượt lên nội </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><i>dung câu chuyện” và “ngơn ngữ văn chương chuẩn mực”[42;tr.28] cũng góp </i>
phần tạo nên thành công của truyện Nguyễn Nhật Ánh.
<i>Công trình Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ Kính vạn hoa của Phạm Thị Bền (Luận văn thạc sĩ khoa Ngữ Văn, chuyên </i>
ngành Văn học Việt Nam, 2005, trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cũng là một cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Đặc biệt, có thể nói rằng đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về một tác phẩm cụ thể của nhà văn này. Trong cơng trình này, Phạm Thị Bền đã đi sâu
<i>khai thác tác phẩm Kính vạn hoa trên cả hai phương diện nội dung và nghệ </i>
thuật dưới góc nhìn trẻ thơ. Tuy chỉ nghiên cứu trên một bộ truyện nhưng cơng trình trên là một tài liệu tham khảo quý báu cho đề tài chúng tôi.
<i>Luận văn thạc sĩ Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh của tác giả </i>
Vũ Thị Hương (Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại, 2009, trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cũng là một trong những tài liệu tham khảo đáng quý. Công trình này đã mở rộng đối tượng nghiên cứu
<i>lên hai tác phẩm so với cơng trình nghiên cứu của Phạm Thị Bền, bên cạnh Kính vạn hoa cịn có thêm Chuyện xứ Lang Biang và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. </i>
Khi đi sâu vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong những tác phẩm trên, Vũ Thị Hương đã chỉ ra các phương diện nghệ thuật nổi bật trong tác phẩm như cốt truyện, ngôn ngữ, không gian, thời gian. Qua đó tác giả đã làm nổi bật được đặc điểm tính cách của trẻ thơ qua cuộc sống và tâm hồn của các em.
Bên cạnh đó cịn có cơng trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Hương
<i>Giang với đề tài Cảm hứng hướng về tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh </i>
(Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành Văn học Việt Nam, 2011, trường Đại học Vinh). Công trình này đã chỉ ra những nội dung của cảm hứng hướng về tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh và những nét đặc sắc khi xây dựng cốt truyện, nhân vật trong tác phẩm của ông.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Tiếp nối bài viết, các sản phẩm nghiên cứu trên, tác giả Phạm Thị Liên
<i>có luận văn nghiên cứu về Thế giới nhân vật trong bộ truyện chuyện xứ Lang Biang của Nguyễn Nhật Ánh (Luận văn thạc sĩ khoa học ngôn ngữ và văn hóa </i>
Việt Nam, chun ngành Lí luận văn học, 2012, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2). Mặc dù cơng trình chỉ đi sâu nghiên cứu một khía cạnh về thế giới nhân vật, nhưng đây lại là cơng trình thiết thực, là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với đề tài của chúng tôi.
<i>Bài viết “Nguyễn Nhật Ánh người giữ lửa cho văn học thiếu nhi” của Lê </i>
Thị Bắc đã nhận xét về giọng văn, tính hài hước, dí dỏm của Nguyễn Nhật
<i>Ánh. Bài viết đã trích dẫn quan điểm của nhà văn: “Tơi quan niệm cuộc đời con người vốn éo le, chẳng việc gì mình phải bi kịch hóa nó thêm lần nữa, nhìn mọi việc bằng hai con mắt hài hước, tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy yêu đời hơn, vượt qua những nghịch cảnh cũng dễ dàng hơn...”. Điều này được thể hiện khá </i>
rõ nét trong những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, khi đọc những tác phẩm của ông, ta bắt gặp ngay một tâm hồn hài hước, dí dỏm đầy lạc quan, yêu đời.
<i>Tác giả Văn Giá trong bài “Nguyễn Nhật Ánh - Hiệp sĩ tuổi thơ” khẳng </i>
định Nguyễn Nhật Ánh viết nhiều, viết hay cho thiếu nhi và cho cả những
<i>người “đã từng là thiếu nhi”. Tác giả bài viết cho rằng “điểm đầu tiên tạo nên thành công trong tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn miêu tả thế giới trẻ thơ như chính trẻ thơ chứ khơng phải ai khác”[20;tr.50]. Bên cạnh đó, để chinh phục bạn đọc mọi lứa tuổi, nhà văn đã “chủ động lựa chọn một lối viết dung dị, chân thực nhất”, “một người kể chuyện tin cậy từ đầu đến cuối”[20;tr.57]. Khi </i>
đọc những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, ta thấy ngay được những câu văn hết sức đời thường, giản dị, gần gũi. Ông viết về những câu chuyện hết sức bình thường dưới con mắt của trẻ thơ nhưng đọng lại trong lịng độc giả những ấn tượng vơ cùng sâu sắc.
<i>Ngồi ra, cịn có thể kể đến một số cơng trình như: Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh (Phạm Thị Vân), Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><i>Ánh (Nguyễn Thị Đài Trang), Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (qua một số tác phẩm tiêu biểu),... </i>
<i>Tác giả Phùng Thị Hân với luận văn “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh”(Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2015) đã đi sâu phân tích ngơn ngữ nghệ thuật trong truyện Nguyễn </i>
Nhật Ánh nhìn từ phương diện từ vựng và phương diện tổ chức lời văn. Đây là một tài liệu tham khảo hữu ích cho chúng tơi khi thực hiện đề tài này.
Thơng qua việc tìm hiểu về những bài viết, luận văn trên, chúng tôi nhận thấy ở lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Nhật Ánh có một số vấn đề đã được giới độc giả quan tâm nghiên cứu, cũng như nhận xét và đánh giá về nhân vật, nội dung, nghệ thuật của truyện,... Tuy nhiên cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về lời văn trong truyện dành
<i><b>cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh. Do vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài Lời văn nghệ thuật trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh. </b></i>
<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>
<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>
<i><b>Chọn đề tài Lời văn nghệ thuật trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh người viết hướng tới mục đích sau: Vận dụng những quan </b></i>
điểm nghiên cứu liên ngành về ngôn ngữ học, thi pháp học, văn học để tìm hiểu phương thức tổ chức lời văn trong truyện và sự chi phối, vai trò của việc sử dụng phương thức tổ chức lời văn trong truyện dành cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh. Đồng thời, góp phần khẳng định tài năng của Nguyễn Nhật Ánh trong truyện viết cho thiếu nhi. Từ đó làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật và tài năng của nhà văn.
<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>
Với đề tài này, chúng tơi tiến hành phân tích các phương diện ngôn ngữ, lời văn nghệ thuật, các nhân vật, giọng điệu,...trong một số tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh để làm rõ về đặc điểm lời văn nghệ thuật trong một số truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>
<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>
Trong công trình của mình, chúng tơi tập trung nghiên cứu về lời văn nghệ thuật trong tác phẩm dành cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh.
<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>
Nguyễn Nhật Ánh có rất nhiều những sáng tác viết cho thiếu nhi như:
<i>Tơi là BêTơ (NXB trẻ, 2017), Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (NXB trẻ, 2012), Con chó mang giỏ hoa hồng (NXB trẻ, 2016), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (NXB trẻ, 2015), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (NXB trẻ, 2014),...và rất nhiều </i>
những tác phẩm khác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu ba tác phẩm tiêu biểu dành cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật
<i>Ánh là: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (NXB trẻ, 2015), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (NXB trẻ, 2014), Cảm ơn người lớn (NXB trẻ, 2018). Ngoài ra, chúng </i>
tơi cịn tham khảo một số tác phẩm khác viết cho thiếu nhi của ông để làm dữ
<b>liệu phân tích, so sánh, tổng hợp. 5. Phương pháp nghiên cứu </b>
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là lời văn nghệ thuật trong sáng tác dành cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh. Trong những tác phẩm này, nhân vật chủ yếu xuất hiện trong các tác phẩm trên là thiếu nhi với thế giới xung quanh chúng, vì vậy, khi thực hiện luận văn, chúng tôi phải kết hợp với phương pháp của một số ngành khoa học khác như: tâm lí học, văn hóa, giáo dục để nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được dùng để phân tích các luận chứng, ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm, từ đó có đánh giá khái quát, khách quan, khoa học về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Vận dụng phương pháp này nhằm chỉ
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">các sáng tác dành cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh so với các tác phẩm viết cho thiếu nhi của các nhà văn khác và với những tác phẩm viết cho đối tượng khác của chính nhà văn.
- Phương pháp hệ thống: Được dùng để tìm hiểu bao quát các tác phẩm, qua đó thấy được mối quan hệ gắn kết của chúng, đồng thời thấy được đặc điểm về nguyên tắc tổ chức lời văn trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: được dùng trong việc thu thập tư liệu, các vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học cho nội dung nghiên cứu.
<b>6. Đóng góp mới của luận văn </b>
Đề tài làm sáng tỏ về lời văn nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh. Qua đó chỉ ra được nét độc đáo, hấp dẫn của đáo của nguyên tắc tổ chức lời văn và phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Nhật Ánh trong văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại.
<b>7. Cấu trúc của luận văn </b>
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề về lời văn nghệ thuật và hành trình sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh
Chương 2: Các nguyên tắc tổ chức lời văn nghệ thuật trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh
Chương 3: Phương tiện, biện pháp tổ chức lời văn nghệ thuật trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><b>Chương 1 </b>
<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH </b>
<b>1.1. Lí luận chung về lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn học </b>
<i><b>1.1.1. Khái niệm lời văn nghệ thuật </b></i>
Văn học là một loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu sáng tác. Nhà văn truyền tải nội dung, tư tưởng, thông điệp qua tác phẩm văn học bằng ngơn từ. Chính vì lẽ đó mà tác phẩm văn học được coi là một sản phẩm
<i>nghệ thuật ngôn từ. Theo các tác giả cuốn Lí luận văn học: “Mọi tác phẩm văn học đều được viết hoặc kể bằng lời, gọi chung là lời văn. Lời văn thực chất cũng là một dạng của ngôn từ nhưng đã được tổ chức theo quy luật nghệ thuật về nội dung, phương pháp, phong cách của tác giả, thể loại tác phẩm” [32; tr.313]. </i>
Do đó, lời văn nghệ thuật là một phương diện được quan tâm khi nghiên cứu một tác phẩm văn học hay phong cách sáng tác của tác giả. Để hiểu và làm sáng rõ về lời văn nghệ thuật thì điều trước tiên là phải phân biệt khái niệm lời văn nghệ thuật với ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học, ngôn từ nghệ thuật, trong một số trường hợp chúng có thể thay thế được cho nhau, nhưng chúng thực sự không giống nhau.
Ngôn ngữ nghệ thuật là “hệ thống các phương thức, phương tiện tạo hình, biểu hiện, hệ thống các quy tắc thơng báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật”[32;tr.185]. Đây là một thuật ngữ được thường xuyên sử dụng trong các ngành nghệ thuật. Trong các sáng tác của mình, nhà văn thường dùng ngôn từ như một chất liệu để xây nên hình tượng nghệ thuật, đây cũng chính là một cơ sở để chúng ta có thể phân biệt tác phẩm văn học với các loại hình nghệ thuật khác. Xét về mặt bản chất, ngơn từ có khả năng biểu hiện “nhiều mặt của một hình tượng chủ thể lời nói”[32;tr.185] như địa vị xã hội, giới tính hay là quan điểm sống. Ngôn từ “là ngôn ngữ trong vận động, tức là lời nói được thể hiện qua các chủ thể phát ngôn khác nhau”[18;tr.185], tạo nên khả năng nghệ thuật của
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">ngôn từ. Nghệ thuật của ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật khơng thực sự hồn tồn đồng nhất. Khái niệm ngôn từ nghệ thuật được đưa ra để phân biệt với ngôn từ trong đời sống xã hội, ngôn từ nghệ thuật là chất liệu được nhà văn sáng tạo, tổ chức có dụng ý để xây dựng hình tượng nhằm phản ánh đời sống và thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình. Đó là ngơn ngữ tồn dân và được nghệ thuật hóa. Ngôn từ nghệ thuật vốn là kết quả của những biện pháp tu từ cùng những quy tắc tổ chức lời văn, nhằm góp phần bộc lộ những giá trị tư tưởng - thẩm mĩ trong một tác phẩm cụ thể. Khi nói tới ngơn từ nghệ thuật là nói tới một hệ thống các phương thức, phương tiện tạo hình, biểu hiện hệ thống quy tắc thơng báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật, cịn nói tới nghệ thuật ngơn từ là nhấn mạnh toàn bộ khả năng, đặc điểm của một kênh liên hệ mà văn học sử dụng. Trong sáng tác văn chương, chức năng thẩm mỹ của ngơn từ tồn dân được nghệ thuật hóa, bên cạnh đó, chức năng thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật cũng được đặc biệt chú ý. Chức năng thẩm mĩ của ngơn từ nghệ thuật chính là việc sáng tạo ra thực tại nghệ thuật, khách thể thẩm mĩ, đồng thời sáng tạo ra bản thân các hình tượng ngơn từ, các biểu tượng nghệ thuật, các hình thức lời thơ, lời văn xuôi nghệ thuật để phục vụ nhu cầu giao tiếp nghệ thuật của nhà văn với độc giả. Như vậy, nếu như ngôn từ nghệ thuật là chất liệu thì lời văn nghệ thuật chính là thành quả trong một q trình lao động sáng tạo của người nghệ sĩ.
<i>Khái niệm lời văn nghệ thuật hẹp hơn so với ngôn từ nghệ thuật. Theo Từ điển Thuật ngữ văn học, lời văn nghệ thuật là “dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật”[22;tr.129]. Để </i>
hiểu được lời văn nghệ thuật thì cần phải đặt nó trong tồn bộ ngữ cảnh mà văn bản nghệ thuật đó tồn tại. Có thể xem văn học là nghệ thuật diễn ngơn. Lời văn nghệ thuật là một chính thể nghệ thuật được cấu thành bởi một hoặc nhiều thành phần diễn ngôn. Các thành phần diễn ngôn trong một tác phẩm văn học như diễn ngôn thơ, diễn ngôn văn xuôi, diễn ngôn trần thuật, diễn ngôn thoại (đối thoại - độc thoại) đều được xem là bộ phận của lời văn nghệ thuật. Nghiên cứu lời văn
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">nghệ thuật trên toàn bộ hệ thống diễn ngôn sẽ cho ta thấy được mối quan hệ giữa văn học và tính thẩm mĩ nghệ thuật. Lời văn nghệ thuật thực chất là lời nói tự nhiên được nhà văn tổ chức theo quy luật nghệ thuật và nó là bộ phận cơ bản để tạo nên văn bản ngôn từ.
Có thể khẳng định lời nói là sản phẩm của cá nhân, là sự vận dụng kho tàng ngôn ngữ của từng người trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ngôn từ trong tác phẩm là một kiểu lời nói (lời văn) nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên cơ sở sản phẩm xã hội mà nhà văn tiếp thu được. Lời văn nghệ thuật chính là đối tượng của sự tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học.
Lời văn nghệ thuật có tính hình tượng, tính gợi cảm, tính chính xác, tính
<b>hàm súc... Đặc trưng thứ nhất của lời văn nghệ thuật là tính hình tượng. Tính </b>
chất này được thể hiện từ trong nội dung của lời nói. Trong lời văn, địa vị cao thấp, tình trạng giàu nghèo của tác giả phần nhiều khơng đóng vai trị quyết định.
<i>Ở đây, “lời văn là lời của một chủ thể hình tượng và sức mạnh của lời văn nằm ở tầm vóc khái quát của chủ thể ấy, ở khả năng đại diện cho tư tưởng, lương tâm của thời đại, cho giai cấp, thế hệ, non sông, đất nước”[32;tr.314]. Như vậy, “tính hình tượng của lời văn nghệ thuật bắt nguồn từ lời của một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định. Chính vì vậy, nó dễ dàng đi vào lịng người, trở thành lời nói của mn đời”[32;tr.315]. Lời văn là lời của thế giới hình tượng </i>
muốn tự nói lên bằng ngôn từ. Những câu văn hay bao giờ cũng làm sống dậy sự vận động, biến đổi đầy ý nghĩa của sự vật trong những thời khắc nhất định. Vậy nên, tính hình tượng của lời văn còn bắt nguồn từ sự truyền đạt sự vận động, động tác nội tại của toàn bộ thế giới được nhà văn tái hiện lại trong tác phẩm của mình.
<b>Đặc trưng thứ hai của lời văn nghệ thuật là có tính tổ chức cao. Đặc </b>
trưng này của lời văn nhằm giải phóng tính hình tượng của từ. Trong bất kì một thể loại văn bản nào, lời văn nghệ thuật phải có tính tổ chức cao chứ khơng phải sự rời rạc, chắp vá. Ví như trong thơ có niêm, liên, luật, đối,... Hay trong văn xi, lời văn cũng phải có sự liên kết với nhau. Sự tổ chức đặc biệt đó đã tạo nên ý ở
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">ngoài lời, ý tại ngơn ngoại, hình thành một tính hình tượng mới thể hiện qua từ
<i>ngữ mà trong đó, “mỗi từ đều đóng vai trị khiêu gợi một cái gì đó lớn hơn nó, tràn ra ngồi nó”[32;tr.317]. Chẳng hạn, trong truyện Cám ơn người lớn, để diễn </i>
tả suy nghĩ của trẻ thơ về thế giới, về cuộc sống, về sự khác nhau giữa người lớn
<i>và trẻ con, Nguyễn Nhật Ánh viết: “Người lớn kiếm được bao nhiêu tiền cũng cảm thấy khơng đủ, vì họ có quá nhiều nhu cầu, đã thế nhu cầu nào cũng ngốn cả đống tiền. Muốn chiếc xe gắn máy, cái computer, cái điện thoại di động đời mới... Cho nên so với trẻ con, người lớn luôn cảm thấy đau khổ. “Ơi, đời tơi sao khổ thế này!” - đó là câu người lớn hay than, từ không đủ tiền mua một tấm áo đến người thiếu một khoản tiền nhỏ để mua một ngôi nhà lớn. Trẻ con không bao giờ than như thế, vì bọn tơi chỉ cần đủ tiền mua bánh kẹo, cà rem, xi-rơ.. .Tóm lại, trẻ con chẳng có mơ ước gì cao xa. Nhờ vậy bọn trẻ khơng có nhiều khổ não, thất vọng hay bất đắc chí như người lớn”[12;tr.8]. Với việc sử dụng một loạt các từ ngữ, </i>
phép lập luận, liên kết giữa các đoạn, Nguyễn Nhật Ánh như khiến người đọc cảm nhận rõ được suy nghĩ của con trẻ, nhận ra cái nhìn thế giới, sự việc của con trẻ
<i>khác với người lớn đến nhường nào. Như vậy, sự tổ chức lời nói thành lời văn để </i>
nâng lời nói lên mức nghệ thuật, nâng ý thức hàng ngày lên mức văn học. Nó làm cho người ta cảm thụ đời sống cũng như lời văn một cách mới mẻ.
<b>Lời văn nghệ thuật có tính hàm súc, đa nghĩa. Người thời xưa đã dạy trong </b>
văn chương hay phải đạt được ý tại ngôn ngoại có nghĩa là ý ở ngồi lời. Diễn tả nỗi nhớ của những người ở hậu phương bao gồm ông bà, cha mẹ, vợ con, họ hàng, làng xóm, quê hương với người con ở mặt trận, nhà thơ Chính Hữu gói gọn trong
<i>câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính (Đồng chí ). </i>
<i>Lưu Hiệp viết: “Cái tâm (tinh thần) làm nảy sinh lời văn”. Luận điểm này </i>
có thể hiểu rằng: lời văn trong tác phẩm văn học chính là phần hình thức của tác phẩm nó gắn bó mật thiết không thể tách rời với phần nội dung và tư tưởng mà nhà văn muốn biểu đạt. Các đặc điểm của lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn học thường gắn với nội dung mà nhà văn phản ánh cùng với quá trình sáng tạo
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">nghệ thuật. Bởi vậy, mỗi khi độc giả được tiếp xúc với những tác phẩm của những tác giả khác nhau đều phải thông qua lời văn, chính lời văn là mạch ngầm dẫn đến phần nội dung mà tác giả muốn biểu đạt vì vậy lời văn và nội dung có mối quan hệ khăng khít bổ sung tương trợ lẫn nhau khơng thể tách rời, nó cịn được thể hiện được ý muốn mà tác giả muốn gửi gắm, mỗi nhà văn lại có một cách thể hiện khác nhau và trong mỗi lời văn mà nhà văn muốn thể hiện đều gắn bó mật thiết với nội
<i>dung mà tác giả muốn gửi gắm. Chẳng hạn, trong Chiếc thuyền ngoài xa của </i>
Nguyễn Minh Châu, mới đầu, chúng ta bị choáng ngợp trước bức tranh mực tàu đẹp đẽ mà thiên nhiên ban tặng, nhưng rồi lại đau đớn, xót xa trước thực tại đầy khốn khổ của con người trước cuộc sống mưu sinh mà ở đó, người ta muốn thốt khỏi những kìm tỏa của cuộc sống bằng bạo lực lên những người thân thương. Chính vì vậy, thơng qua lời văn, Nguyễn Minh Châu muốn biểu đạt rằng khơng nên nhìn mọi việc một phía, đơn chiều mà hãy quan sát kĩ càng mọi việc trước khi đưa ra kết luận, thơng điệp này gắn bó mật thiết với phần nội dung tác giả muốn gửi gắm mà mỗi bạn đọc đều có thể cảm nhận được.
Có thể thấy để lời văn thêm hay và hấp dẫn hơn, nên đưa lời nói hàng ngày trở thành lời văn nghệ thuật, điều đó làm cho người ta cảm thụ đời sống cũng như lời nói một cách mới mẻ và hấp dẫn. Như vậy, lời văn nghệ thuật có vai trị vơ cùng quan trọng trong sáng tác, cảm thụ văn học. Thơng qua nó mà nhà văn có thể truyền tải thơng điệp, ý nghĩ đến bạn đọc.
<i><b>1.1.2. Các nguyên tắc tổ chức lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn học </b></i>
Lời văn có hai bình diện tổ chức: Tổ chức lời văn như là lời văn nghệ thuật nói chung và tổ chức lời văn phù hợp với phong cách, phương pháp sáng khác, mang đặc trưng thể loại nhất định. Nó thường được tổ chức theo các nguyên tắc dưới đây:
<i>1.1.2.1. Nguyên tắc cụ thể hóa đối tượng miêu tả </i>
Nguyên tắc cụ thể hóa đối tượng miêu tả hay cụ thể hóa có định hướng đối tượng miêu tả được lí giải như sau: Lời văn tác phẩm văn học có chức năng tái
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">hiện đời sống, thể hiện sự lý giải, đánh giá, cảm hứng đối với nó. Do đó, nó thường phải làm cho đối tượng ngày một cụ thể hơn, lớn lên, bắt rễ tâm tư người đọc. Hình tượng Chí Phèo - được nhắc đến từ khi hắn sinh ra, cho đến khi lớn lên, đi làm cho nhà Bá Kiến rồi bị vu oan, bỏ tù sau khi ra tù làm nghề đòi nợ thuê, rạch mặt ăn vạ, sống lay lắt là một đại diện tiêu biểu cho tầng lớp nông dân trong quá trình tha hóa. Chí Phèo được hiện lên qua ngơn ngữ, hành động cụ thể, ban đầu hắn xuất hiện với tiếng chửi, rồi độc giả biết hơn về hắn qua hình dáng, nghề
<i>nghiệp mà hắn đang làm. Theo quan điểm Mácxít “thơng qua cái riêng để biểu thị cái chung, muốn cái chung có ấn tượng, có sức lay động thì phải xây dựng cho được cái riêng này, cái riêng không thể lẫn lộn”. Cách thể hiện ngôn ngữ trong </i>
cùng một cảnh vật không giống nhau: Nguyễn Khải nói về người mẹ yêu con
<i>“…đứa con trai yêu quí của chị cũng nằm lọt vào giữa hai người vừa bú mẹ vừa ngối lại nhìn bố tt miệng cười. Mười ngón tay mềm như nõn khoai, đầy móng nhọn như cịn ngọ nguậy trong lần áo nâng lấy bầu vú đã căng sữa…”(Mùa Lạc), Nhưng Nguyễn Ngọc Tấn lại có cách viết khác: “Ngồi xuống mâm cơm chị giật mình vì thiếu tiếng khua đũa khua chén của đứa trẻ. Chiều đi làm về mệt, bước từ dưới bến tắm lên, chị lại thấy giật mình vì thấy lưng mình lạnh lẽo thiếu một bàn chân của trẻ nhỏ vùng vẫy ở sau lưng”(Quê hương). Rõ ràng, cùng một thứ tình </i>
cảm, nhưng cách thể hiện lại khác nhau. Ngay trong tác phẩm những nhân vật tưởng như giống nhau, hóa ra lại rất khác nhau. Đọc văn nghệ thuật phải biết nhận ra sự cụ thể hóa có hướng của tác giả. Sự cụ thể hóa có định hướng gắn liền với việc chuẩn bị tâm lí cho người tiếp nhận, dẫn dắt họ từ xa tới gần, từ ngoài vào trong, từ hiện tượng tới bản chất, từ cuộc đời đến hiện tượng đang xảy ra. Sự cụ thể hóa vừa làm cho nhân vật hiện lên cảm tính, vừa xác định chủ đề, cũng tức là vừa khái quát.
Như vậy, cụ thể hóa trong tác phẩm văn chương có chức năng tái hiện đời sống, thể hiện sự lý giải, đánh giá, làm cho đối tượng ngày càng cụ thể, rõ nét và chân thực hơn, nó ngày càng phát triển và bám sâu hơn vào tâm trí của mỗi người đọc.
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><i><small>1.1.2.2. Nguyên tắc tỉnh lược một số phương diện của đối tượng miêu tả </small></i>
Trong tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ sử dụng nguyên tắc cụ thể hóa mà cịn sử dụng nguyên tắc tỉnh lược. Tỉnh lược tức là việc tác giả cố tình và thường xuyên im lặng một số phương diện nào đó của nhân vật. Đây là biện pháp lược bỏ một hoặc một số thành phần nào đó của một phát ngơn khác. Chính nhờ sự lược bỏ này mà các phát ngơn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Biện pháp này cịn có tác dụng tránh lặp từ vựng và lặp nghĩa (không dùng yếu tố đồng nghĩa hay đại từ). Yếu tố tỉnh lược có thể là bất cứ thành phần nào đó của phát ngơn.
<i>Trong tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã bỏ qua chân dung, trang </i>
phục nhân vật, bỏ qua cuộc sống của Tràng ở xóm ngụ cư, mà chỉ kể kết quả dẫn Thị về nhà, thậm chí, tác giả cịn tỉnh lược ln cả tên của vợ Tràng, chỉ gọi bằng một cách gọi chung chỉ những người phụ nữ. Ở đây xuất hiện ngay đầu tác phẩm
<i>là cảnh Tràng dẫn Thị về “Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạch ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhính những ý nghĩ gì vừa lí thú vừa dữ tợn. Hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lảm nhảm than thở những điều hắn nghĩ”... đoạn văn </i>
tập trung khắc họa tâm trạng của Tràng (cụ thể hóa), tác giả lại tỉnh lược (hắn cười điều gì? Ý nghĩ gì vừa lí thú, vừa dữ tợn, hắn nghĩ gì?...), cứ thế luân phiên xen nhau tạo nên nhịp điệu của lời văn khi căng, khi chùng, khi gần, khi xa, như ngày rồi đêm, khi thở ra, thở vào,...
Phép tỉnh lược không chỉ có trong văn mà có cả trong thơ, thậm chí, tỉnh lược trong lời thơ càng nổi bật hơn. Chẳng hạn câu thơ của Huy Cận trong bài Tràng Giang:
<i>Lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiu </i>
<i>Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sơng dài, trời rộng, bến cơ liêu. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Có thể nhận thấy rõ, tác giả tỉnh lược tất cả những gì cụ thể: làng nào?, sơng nào?, bến gì?. Việc tỉnh lược ấy đã tạo nên dụng ý nghệ thuật, khiến nhà thơ bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, cô đơn giữa không gian bao la, rợn ngợp đồng thời nó cịn làm cho lời thơ mang một ý vị trừu tượng cổ kính. Giữa bốn câu thơ khơng có quan hệ nhân quả, khơng có lời dẫn chuyển ý nọ sang ý kia. Nhưng chính vì vậy mà chúng như được nén chặt lại bởi một liên hệ ý nghĩa nội tại. Tất cả lời thơ đều xoáy vào một điểm: những cồn cát thưa thớt nhấp
<i>nhô “lơ thơ” như nối tiếp mãi dài ra. Gió chiều nhè nhẹ thổi “đìu hiu”. Một âm </i>
thanh nhỏ bé lao xao trong khoảnh khắc tan chợ, vãn chợ ở đâu đây, ở từ một làng xa vẳng đến. Lấy động tả tĩnh, đã làm nổi bật sự ngạc nhiên, chút bâng khuâng của người lữ khách về cái vắng vẻ, cái hoang vắng của đôi bờ Tràng Giang. Vậy là tỉnh lược để văn hàm súc, lời chật ý rộng.
<i><b>1.1.3. Phương tiện, biện pháp tổ chức lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn học </b></i>
Lời văn tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật, vì vậy khi sáng tác nhà văn ln ln vận dụng tồn bộ khả năng và phương tiện biểu đạt của ngơn ngữ tồn dân thuộc các bình diện như ngữ âm, từ vựng, cú pháp và các phương thức tu từ.
Như đã nói trên, đơn vị nền tảng của ngôn từ là từ - bao gồm thực từ và hư từ. Thực từ gồm có danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, đại từ, số từ là những từ chỉ sự vật, trạng thái, tính chất của hiện thực, bao giờ cũng gợi lên những sự vật, hiện tượng, quan hệ phong phú của cuộc sống. Chẳng hạn: người, nhà, hoa, xanh, trôi, lắc lư, nhàn nhạt... Chức năng định danh của chúng tạo khả năng tạo hình cho lời văn của tác phẩm.
Hư từ là những từ đóng vai trò tổ chức, liên kết lời nói như liên từ, giới từ, ngữ khí từ. Nếu mỗi thực từ mang một khách thể tinh thần, một hình tượng để tạo thành thế giới nghệ thuật. Trong sự liên kết ấy, nhà văn vận dụng mọi tiềm năng hình tượng của tiếng nói tồn dân để tạo nên tính hình tượng của lời văn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Các phương tiện ngữ âm như vần, các loại vần, thanh điệu, các cách gieo vần chẳng những có tác dụng lớn trong việc hình thành các thể thơ mà cịn có tác dụng tạo hình, biểu hiện trong các trường hợp cụ thể. Nhà văn có thể dùng song song thanh, điệp vần, có thể dùng vần trắc, vần bằng, thanh trầm, thanh bổng để
<i>tạo nên hiệu quả nghệ thuật. Câu thơ “Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan/ Đường bạch dương sương trắng nắng tràn” của Tố Hữu với nhiều thanh bằng, nhiều âm vang </i>
đã tăng cường cho sự thể hiện cái ý bao la, rộng mở, mênh mang. Cịn câu thơ
<i>“Tài cao phận thấp chí khí uất” của Tản Đà với nhiều âm trắc, vần khép lại đặc tả </i>
cảm giác bức bối, phẫn uất của cuộc đời những người bất đắc chí. Những từ láy, những từ tượng thanh, tượng hình đều có tác dụng gợi tả rất lớn.
Các phương tiện từ vựng đủ các loại như từ đồng nghĩa, phản nghĩa, từ tục, từ thanh, từ cổ, từ mới, tiếng lóng, tiếng nghề nghiệp, tiếng địa phương, từ tơn giáo, tiếng dân tộc ít người, tiếng nước ngồi đều là các phương tiện tạo hình và biểu hiện vô cùng quan trọng.
Làm sao để tái hiện được cuộc sống thời xưa mà không sử dụng các ngơn
<i>từ, cách xưng hơ mang tính địa phương như “cà lơ phất phơ, mừng hún, mắc mớ chi, đã thiệt, còn ai giồng khoai đất này, quá giang, tui, má, bi nhiêu” trong văn </i>
của Nguyễn Ngọc Tư? Muốn tả những giai nhân tài tử như Thúy Kiều, Kim Trọng
<i>thì khơng thể thiếu những từ Hán - Việt trang nhã như “mai cốt cách, tuyết tinh thần”, “thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ phong”. Nhưng để khắc họa bọn hạ đẳng, tiểu nhân, những từ kiểu “mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao; vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề” của bọn Tú Bà, Mã Giám Sinh cũng rất cần </i>
thiết. Có thể mỗi lĩnh vực trong đời sống đều có ngơn ngữ của nó, từ vựng của nó. Sự giàu có về từ đồng nghĩa cho phép nhà văn có thể lựa chọn cái từ đắt nhất, đúng nhất để miêu tả, cân nhắc từ phần nghìn gam sức nặng của từ, đồng thời cũng làm cho sự diễn đạt đa dạng, không đơn điệu. Sự khéo dùng từ đồng nghĩa tạo nên đặc sắc trong lời văn của Nguyễn Tuân. Ông đã dùng các từ cùng
<i>chỉ màu sắc độ xanh của màu nước biển Cô Tô: “xanh như màu lá chuối non, </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24"><i>xanh như màu lá chuối già, xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng, xanh như màu áo Kim Trọng trong tiết thanh minh, màu áo quan Tư mã Giang Châu, xanh như màu áo cưới”(Cơ Tơ). Cũng để nói về cái chết nhưng các nhà thơ dùng những chữ </i>
khác nhau với những sắc thái biểu cảm khác nhau. Với nhà thơ Quang Dũng, anh
<i>viết “Gục trên súng mũ bỏ quên đời”(Tây Tiến). Từ “gục” đã làm cho bài thơ bớt đi sự đau thương, mất mát do chiến tranh đem lại. Hay với Tố Hữu, ông viết “Trên chiến trường ngã xuống/ Máu của anh chị chúng ta không uổng” (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên). </i>
Các phương tiện chuyển nghĩa của từ lại có vai trị rất lớn trong việc tạo thành sức biểu hiện của lời văn nghệ thuật. Ngôn ngữ học đã biết rất nhiều các phương thức chuyển nghĩa, diễn đạt bóng gió của từ như hốn dụ, ẩn dụ, ví von, mỉa mai, tượng trưng, nhân hóa, hốn dụ, biểu trưng, chơi chữ... Đó là sự biểu hiện dựa trên cơ sở đồng nhất ý nghĩa của hai hiện tượng gần giống nhau, khác nhau hoặc đối lập nhau: vô sinh với hữu sinh, bộ phận của toàn thể, hoặc chỉ ra cái có ý nghĩa độc lập, vững bền, cái có ý nghĩa dụng ý, ám chỉ. Mỗi phương thức như vậy lại có các loại nhỏ. Chức năng chung của các phương thức chuyển nghĩa là làm hiện lên sự vật, hiện tượng trong các tương quan ý nghĩa với nhau.
Vận dụng mối liên kết của văn cảnh cũng là phương tiện biểu hiện hữu
<i>hiệu. Nguyễn Công Hoan thường dùng lối này. Chẳng hạn như Oẳn tà roằn, Thế là mợ nó đi Tây, Báo hiếu, Trả nghĩa mẹ... Các phương tiện cú pháp cũng có ý nghĩa rất quan trọng để tạo thành câu văn nghệ thuật. </i>
Chẳng hạn phép đảo trang, câu đồng nghĩa, câu cảm thán, câu nghi vấn, các
<i>loại câu phức, câu rút gọn, điệp ngữ... Ngồi ra, các phương tiện hình thức “thuần túy” như đối xứng, hài hòa, nhịp nhàng, cân đối trong câu văn hay trong tổ chức văn bản có vai trị khơng nhỏ trong việc tạo ra cái đẹp văn bản. </i>
Có thể nói khi sáng tác các nhà văn thường vận dụng toàn bộ khả năng cũng như các phương tiện biểu đạt của ngơn ngữ tồn dân vào tác phẩm của mình, nền tảng của ngơn từ đó chính là từ gồm thực từ và hư từ. Trong thực từ gồm có
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, đại từ, số từ. Hư từ đóng vai trị tổ chức, liên kết lời nói như liên từ, giới từ, ngữ khí từ. Các phương diện chuyển nghĩa của từ đóng vai trị rất lớn trong việc tạo thành sức biểu hiện của lời văn nghệ thuật.
Như vậy, khi nghiên cứu phương tiện tổ chức lời văn trong tác phẩm văn học, ta phải xem xét các phương tiện ngữ âm, từ vựng và các phương tiện chuyển nghĩa của từ.
<b>1.2. Nguyễn Nhật Ánh và hành trình sáng tác cho thiếu nhi </b>
<i><b>1.2.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh </b></i>
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Quê hương xứ Quảng có sự đa dạng về địa hình gồm những ngọn núi cao, bãi cát dài và cả những con sông lớn như Cẩm Lệ, Thu Bồn... lắng đọng phù sa tạo nên những bãi bồi màu mỡ ven sông đã để lại những dấu ấn khó phai trong lịng tác giả, nơi đây lưu giữ những kí ức tuổi thơ để rồi đi vào văn chương của ông.
Thuở nhỏ ông theo học tại trường Tiểu La, trường Trần Cao Vân và trường Phan Chu Trinh. Những năm tháng tuổi thơ đã bồi đắp ở Nguyễn Nhật Ánh tình yêu quê hương, vạn vật. Ông chỉ gắn bó với làng Đo Đo - nơi “chôn nhau cắt rốn” trong tám năm đầu đời nhưng kỉ niệm về ngơi làng đơn sơ đó đã khắc tạc trong tâm hồn nhà văn. Chợ Đo Đo ở chỗ “quán Gò đi lên” chỉ họp về đêm, những quán tạp hóa nhỏ như một thế giới lộng lẫy sắc màu. Tên chợ xuất phát từ tích quan về đo đất, đo đi đo lại nên thành chợ Đo Đo. Cái tên thể hiện sự hồn nhiên trong quan niệm người dân, làng Đo Đo với rừng sim, đồi trâm, những ngôi nhà nhỏ, giếng đá đầy rêu, với thức quà giản dị như thị, củ nén, những con người nghĩa tình... Tất cả trở thành nỗi nhớ sâu đậm, không phai để mỗi lần trở về, người con xa xứ lại rưng rưng nỗi niềm thương nhớ, ơng đã trải
<i>lịng về q hương trong một bài phỏng vấn trong chuyên mục “Đất và người xứ Quảng” rằng ông “luôn dành thời gian để về q ít nhất 2 lần trong năm và ln bắt gặp trong mình sự rung động, nhất là những lúc đi trên con đường </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><i>làng quen thuộc thời ấu thơ. Lúc đó bao nhiêu kỷ niệm ùa về, lòng rất vui nhưng khi cám cảnh người còn kẻ mất lại thấy bùi ngùi...”. </i>
Những năm 1973, Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào Sài Gòn sinh sống và học tập theo chuyên ngành Sư phạm. Trong thời gian công tác tại đây, ông đã từng đi đội thanh niên xung phong, làm công tác dạy học, cơng tác trong Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Có thể nói đây như là một điều kiện và chất xúc tác rất hiệu quả để Nguyễn Nhật Ánh tiếp cận được đến tâm hồn của thế hệ thanh niên Việt Nam. Trong những năm này, Nguyễn Nhật Ánh đã chịu nhiều thăng trầm, vất vả. Đây là khoảng thời gian thử thách gay gắt với nhà văn. Có lúc ông phải nương nhờ họ hàng, phải đạp xe xích lô, phải bán gia tài cuối cùng là chiếc xe đạp cũ để sống qua năm cuối đại học. Có lúc ơng tưởng như bế tắc vì khơng được đi làm do lí lịch gia đình, rồi qng thời gian tham gia Thanh niên xung phong cũng đầy gian khổ... Dẫu vậy, những gai góc ấy khơng khiến nhà văn quay lưng với cuộc đời mà tôi luyện ơng thành kiên
<b>cường, có nghị lực, ln u đời và có niềm tin trong trẻo với cuộc sống. </b>
Từ năm 1986 cho đến nay, Nguyễn Nhật Ánh đảm nhiệm vị trí phóng viên nhật báo Sài Gịn giải phóng, phụ trách về mảnh sân khấu, tiểu phẩm, trang thiếu nhi và bình luận viên thể thao trên báo Sài Gịn giải phóng với bút danh khác đó là Chu Đình Ngạn. Ngồi ra, Nguyễn Nhật Ánh còn sử dụng các bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đơng.
<i>Nguyễn Nhật Ánh đam mê với nghề viết. Ơng từng chia sẻ: “Lịng u nghề là đức tính cơ bản, nó sẽ giúp giải quyết tất cả những thứ khác. Nếu một nhà văn cầm bút vì u nghề chứ khơng phải vì bất cứ động cơ nào, nhà văn đó sẽ dễ được người đời thể tất cho những nhược điểm khác”. Theo ông, động cơ cầm bút phải là sự thôi thúc tinh thần, vì lịng đam mê: “Tơi viết vì u nghề, vì một ngày khơng viết tôi cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, chứ khơng vì lý do nào khác. Nên tôi không bị bất cứ một áp lực nào ngồi sự thơi thúc sáng tạo của bản thân”. Lòng yêu nghề giúp Nguyễn Nhật Ánh sinh lực sáng tạo: “Sự say </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27"><i>mê công việc tạo cho tôi hứng thú, nếu không cường độ lao động căng thẳng mỗi ngày sẽ trở thành cực hình, một hình thức lao động khổ sai”. </i>
Nguyễn Nhật Ánh ln có ý thức tiếp cận với cái mới. Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, ông là một trong những nhà văn đi tiên phong trong việc tiếp cận với máy vi tính. Điều này đã được nhà văn chia sẻ trong truyện dài
<i>Buổi chiều Window. Với việc sử dụng thành thạo máy vi tính, Nguyễn Nhật </i>
Ánh vừa là một nhà văn, nhà in và gần như một nhà xuất bản. Tác giả có thể tự thực hiện các khâu viết, sửa chữa, in ấn, thiết kế trang bìa, vẽ tranh minh họa cho tác phẩm của mình. Ở Nguyễn Nhật Ánh, ta còn bắt gặp sự say mê,
<i>nhiệt huyết và không cẩu thả với nghề, để hoàn thiện tác phẩm Chuyện xứ Lang Biang, ơng đã phải tìm, học hỏi kiến thức từ sách vở, đồng thời cịn </i>
kiếm tìm thông tin qua các trang web để lấy thêm tư liệu. Ơng đã mất tới sáu tháng để hồn tất công việc chuẩn bị cho sự ra đời của cuốn sách... Nhà văn cũng nắm bắt nhanh nhạy những vấn đề bức xúc trong cuộc sống hiện tại, nhất là những vấn đề liên quan đến thế giới trẻ như trò chơi điện tử, âm nhạc, việc học hành. Nguyễn Nhật Ánh từng đọc các bộ sách giáo khoa, đến các buổi học ban đêm dành cho các em cơ nhỡ, các lớp học tiếng Anh... để tiếp cận đối tượng sáng tác là các em nhỏ. Điều này không chỉ thể hiện thái độ nghiêm túc mà còn thể hiện cái tâm của tác giả trên hành trình thực hiện sứ mệnh của người cầm bút viết cho trẻ thơ. Cũng chính vì lẽ đó mà truyện của ông gần gũi với trẻ nhỏ, được các em đón nhận, say mê.
Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình bằng thơ ca,
<i>ơng đã có 5 tập thơ được in: Thành phố tháng Tư (in chung với Lê Thị Kim, 1984), Đầu xuân ra sơng giặt áo (1986), Thơ tình Nguyễn Nhật Ánh (1988), Lễ hội của đêm đen (1994) và Tứ tuyệt cho nàng (1994), trong đó, nhiều bài thơ được phổ nhạc: Thành phố, tình yêu và nỗi nhớ, Đầu xuân ra sơng giặt áo, Như là cổ tích... Nhưng Nguyễn Nhật Ánh lại thành công hơn cả với những sáng tác </i>
cho tuổi thơ và tuổi mới lớn. Ông viết cho thế hệ trẻ với niềm yêu mến, đồng
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">cảm và lịng nhiệt tình khơng thay đổi theo thời gian. Chính điều đó đã thu hút đông đảo bạn đọc thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau. Nguyễn Nhật Ánh đã xuất
<i>bản nhiều tác phẩm: bộ Kính vạn hoa gồm 54 tập, Chuyện xứ Lang Biang gồm </i>
4 tập cùng 30 truyện dài, 6 tập truyện ngắn (tính đến năm 2014) và một số tác
<i>phẩm mới nhất hiện nay nhƣ: Cảm ơn người lớn; Con chim xanh biếc bay về,... </i>
Với các sáng tác mang nét cá tính độc đáo, những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh khiến độc giả cảm thấy hứng thú và hấp dẫn, gây một ấn tu ợng mạnh mẽ cho ngu ời đọc. Nhà văn đã từng vinh dự nhận nhiều giải thu ởng: giải văn học Trẻ hạng A (1995) do Trung u o ng Đoàn Thanh niên Cộng sản
<i>Hồ Chí Minh trao tặng cho truyện dài Chú bé rắc rối; giải thu ởng văn học (2002) của Hội Nhà văn Việt Nam cho bộ truyện Kính vạn hoa; huy chu o ng </i>
Vì thế hệ trẻ (2003) của Trung u o ng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giải thu ởng Va n học của Hội Nhà văn Việt Nam và giải Sách hay của
<i>Hội xuất bản Việt Nam (2008) cho tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. </i>
Năm 2010, Nguyễn Nhật Ánh vinh dự nhận giải thu ởng Va n học ASEAN tại
<i>Thái Lan với tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Na m 1995, ơng cịn </i>
đu ợc bầu chọn là nhà văn đu ợc ye u thích nhất trong 20 năm (1975 - 1995) và sau này (2005) là 30 năm (1975 - 2005) do Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ tổ chức.
Các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh rất đƣợc rất nhiều độc giả ƣa
<i>chuộng và có một số tác phẩm đã đƣợc chuyển thể thành phim nhƣ Kính Vạn Hoa, Chuyện xứ Langbiang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Mắt biếc, Cô gái đến từ hôm qua,... Những bộ phim này đều </i>
thành công và đƣợc khán giả u thích.
Thật khó có thể tìm đƣợc một nhà văn nào của Việt Nam sở hữu gia tài văn học đồ sộ nhƣ Nguyễn Nhật Ánh. Tính đến thời điểm hiện tại, ơng đã cho xuất bản hơn 100 tác phẩm với rất nhiều thể loại khác nhau nhƣ truyện ngắn,
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">tiểu thuyết, truyện dài, văn xuôi... Tất cả đều được các bạn đọc nhỏ tuổi và thế hệ thanh thiếu niên khơng chỉ ở Việt Nam rất u thích, say mê.
<i><b>1.2.2. Hành trình sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh </b></i>
Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu cầm bút khi nền văn học nước nhà đang trên đà đổi mới cả về tư duy sáng tác cũng như phương thức thể hiện. Văn học có những bước chuyển mình mới, cảm hứng sử thi được thay thế, chuyển dần sang cảm hứng thế sự - đời tư. Theo đó, dịng văn học thiếu nhi cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Trước yêu cầu của thời đại, Nguyễn Nhật Ánh cũng như các nhà văn viết cho thiếu nhi khác đều trăn trở đi tìm cho mình một quan niệm văn chương phù hợp. Quan niệm ấy sẽ chi phối mạnh mẽ tới toàn bộ hành vi sáng tạo, làm nên một Nguyễn Nhật Ánh với phong cách sáng tác riêng.
Trước khi đến với nghiệp văn chương, Nguyễn Nhật Ánh từng là nhà giáo, chính bởi điều này mà trong các sáng tác viết cho thiếu nhi của ơng mang tính hướng thiện và sự hồn nhiên, trong trẻo trong mỗi trang văn. Trong khi văn hóa mạng tràn lan với những ảnh hưởng tiêu cực đã tràn vào giới trẻ, hình thành nên những cơn lốc nguy hiểm có thể khiến các em bị lệch lạc về tư duy bởi các “văn hóa đen” thì Nguyễn Nhật Ánh đã cố gắng hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đó qua những tác phẩm của mình. Ơng kéo người đọc hướng đến sự lành mạnh, trong sáng đúng với sự hồn nhiên của lứa tuổi thông qua những câu chuyện nhẹ nhàng, bồi dưỡng tâm hồn mỗi người. Tác giả đưa trẻ thơ vào thế giới kì diệu của chữ nghĩa và sự tưởng tượng, bồi đắp tâm hồn thơ ngây, thuần phác của các em để khi lớn lên, giã từ sân ga tuổi nhỏ, các em sẽ có cái nhìn điềm tĩnh hơn trước cuộc sống, ni dưỡng nhân tính tốt đẹp. Với mục đích như vậy, nhưng Nguyễn Nhật Ánh khơng biến trang văn của mình thành một cuốn tràn đầy những giáo lí sống, mà khiến cho người đọc tiếp nhận tự nhiên hơn qua những câu chuyện vô cùng gần gũi, giản dị nhưng lại sâu sắc, hóm hỉnh, vui tươi. Chính điều đó đã làm nên nét riêng trong sáng tác của ông.
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">Với hơn 100 tác phẩm, trong số đó có một số tác phẩm được giải thưởng và dịch sang tiếng nước ngoài, Nguyễn Nhật Ánh trở thành một hiện tượng độc đáo. Cùng với các nhà văn cũng viết về đề tài truyện thiếu nhi như: Võ Quảng, Thanh Quế, Bùi Tự Lực, Trần Trung Sáng, Lê Phương Liên,... Nguyễn Nhật Ánh đã có đóng góp rất lớn cho nền văn học Việt Nam nói chung và nền văn học vùng đất Quảng Nam nói riêng. Ông đã trở thành một hiện tượng bởi nhiều thế hệ thích đọc truyện của ơng: trẻ em tìm thấy tuổi thơ một cách sinh động, chân thực và hồn nhiên của chính bản thân mình, cịn người lớn thì “nhận lại vé” đi tuổi thơ của mình - thứ mà có lẽ mỗi người đã để một nơi kín đáo và giờ mới có cơ hội lật lại.
<i>Cái tên Nguyễn Nhật Ánh, tác giả của Thằng Quỷ Nhỏ, Tôi là Bêtô, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Lá nằm trong lá...trở nên quen thuộc với mỗi người, hơn cả thế </i>
con người ấy, cái tên ấy đã thực sự trở thành bạn của trẻ em ở Việt Nam; có thể nói để chọn một người lớn thực sự biết kể chuyện của trẻ em theo nhiều điểm nhìn có lẽ ít ai vượt qua Nguyễn Nhật Ánh. Nhà văn đã từng được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất 20 năm (1975-1995).
Trẻ em thường thích nghe kể chuyện, nhưng có lẽ với mỗi đứa trẻ, điều tuyệt vời nhất là có những câu chuyện của riêng mình về mọi thứ trong cuộc sống của chúng và càng thích thú hơn khi chúng kể lại câu chuyện đó cho người khác. Trẻ em cũng thích được nghe kể những câu chuyện liên quan đến lứa tuổi của mình. Các em có một thế giới riêng mà người lớn khơng phải ai cũng biết, hiểu được. Chính vì lẽ đó, khi một người trưởng thành viết về thế giới của trẻ không phải là điều đơn giản. Nhà văn nếu không giữ tâm hồn trong trẻo, khơng nhìn
<i>nhận cuộc sống bằng “đơi mắt xanh non”, khơng hóa thân thành trẻ nhỏ thì chắc </i>
hẳn khơng thể thành người viết về truyện cho thiếu nhi. Có lẽ phần thưởng hạnh phúc nhất của Nguyễn Nhật Ánh không nằm ở danh hiệu mà là ở sự chấp nhận của trẻ. Thiếu nhi Việt Nam chấp nhận, yêu mến Nguyễn Nhật Ánh vì ơng hiểu chúng, ơng kể về chúng, nhìn từ góc độ của chúng để kể chứ khơng chỉ kể chuyện cho chúng nghe. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh khơng có cấu trúc tự sự phức tạp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Do viết cho thiếu nhi nên nội dung kể được chú ý hơn cách kể. Nguyễn Nhật Ánh cũng hiếm khi tạo ra những vai kể khác thường mang đậm tính ẩn dụ (kiểu như bào thai, người điên, con người tí hon… đóng vai trò kể chuyện trong nhiều tiểu thuyết dành cho người lớn). Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện hoặc là tác giả ẩn tàng (kể chuyện từ ngôi thứ ba), hoặc là tác giả hiển thị (một người kể chuyện trong vai nhà văn, xưng tơi) - đều là hình tượng của chính tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Đặc biệt, nhà văn thường chọn cách kể từ ngôi thứ nhất - người kể chuyện “tôi”, khiến cho truyện Nguyễn Nhật Ánh có tính chất hồi ức. Ngay cả khi người kể là một nhân vật “tơi” được trao quyền kể chuyện (tơi có khi
<i>là các em nhỏ, các cô bé cậu bé độ tuổi 10,11 như thằng Thiều trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, hay thi sĩ Cỏ Phong Sương trong Lá nằm trong lá, có khi là chú chó Bêtơ kể về thế giới ngộ nghĩnh của các chú cún trong Tơi là Bêtơ …) và </i>
thấp thống đằng sau những cái “tơi” ấy vẫn là bóng dáng của nhà văn. Tác giả như đã hóa thân vào thế giới trẻ thơ, nhìn vạn vật bằng cái nhìn của trẻ thơ, thậm chí như sống cùng với các em nhỏ để rồi kể chuyện về thiếu nhi cho chính thiếu nhi. Nguyễn Nhật Ánh được coi như là người kể chuyện mang điểm nhìn trẻ thơ, và trở thành người kể chuyện của thiếu nhi chính bởi sự hóa thân, nhập vai khéo léo này.
Dẫu không quá chú ý đến cách kể, đến kĩ thuật dựng truyện, Nguyễn Nhật Ánh vẫn có một “nghệ thuật” kể chuyện riêng. Cái hấp dẫn, cái “duyên” của truyện Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu nhờ vào sự hồn nhiên, tươi tắn ở ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật. Thơng qua những trang văn dí dỏm với những chi tiết, tình huống bất ngờ, thú vị, Nguyễn Nhật Ánh đã làm sống dậy một “miền tuổi thơ” đáng yêu, đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người. Đây là lí do khiến khơng chỉ thiếu nhi mà người lớn cũng yêu thích truyện Nguyễn Nhật Ánh.
Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, sắc màu trẻ thơ thể hiện ngay ở nhan đề, ở
<i>cách nhà văn đặt tên các chương mục. Trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, tên 12 chương truyện thật gợi, đủ để làm thành thế giới tuổi thơ: Tóm lại là đã hết một </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32"><i>ngày; Bố mẹ tuyệt vời; Đặt tên cho thế giới; Buồn ơi là sầu; Khi người ta lớn; Tôi là thằng cu Mùi; Tôi ngoan trong bao lâu; Chúng tôi trở thành lũ giết người như thế nào; Ai có biết bây giờ là mấy giờ rồi khơng?; Và tơi đã chìm; Trang trại chó hoang; Cuối cùng là chuyến tàu khơng có người sốt vé… Nhưng đấy mới chỉ là </i>
bề mặt văn bản; cái hồn của truyện Nguyễn Nhật Ánh nằm ở cái nhìn trẻ thơ của tác giả. Hay nói cách khác, Nguyễn Nhật Ánh nhìn mọi chuyện bằng nụ cười trẻ thơ. Đó là trường nhìn thuận lợi để nhà văn khơi sâu vào tâm lí tuổi thơ với những trạng thái cảm xúc “cắc cớ” (nhất là lứa tuổi mới lớn). Dù kể chuyện từ ngôi thứ
<i>ba khách quan, trung tính (Thằng quỷ nhỏ, Nữ sinh, Bồ câu khơng đưa thư, Trước vòng chung kết…) hay hóa thân thành một cậu bé, cô bé “tuổi teen” để “nhìn ngắm” thế giới (Chú bé rắc rối, Trại hoa vàng, Bàn có năm chỗ ngồi, Đi qua hoa cúc…), người kể chuyện trong truyện Nguyễn Nhật Ánh ln tường thuật sự việc, sự kiện từ cái nhìn của thiếu nhi/thiếu niên. Trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, </i>
bằng việc di chuyển điểm nhìn từ cái tôi tác giả - người kể chuyện ở hiện tại, về cái tôi - cu Mùi tám tuổi những ngày thơ ấu, Nguyễn Nhật Ánh đã làm một phép liên tưởng bất ngờ, thú vị. Nhà văn đã tạo nên một vùng thẩm mĩ - thế giới thật sự của thiếu nhi - trong những tác phẩm của ơng. Đó là gia đình, trường lớp, làng quê; là những giấc mơ tuổi nhỏ, là những miền tưởng tượng ngay trong thế giới
<i>quen thuộc xung quanh nhưng chỉ riêng trẻ nhỏ mới “thấy” (Đảo mộng mơ; Chuyện xứ Langbiang)… Được kể, tả từ cái nhìn thơ trẻ, khơng gian trong truyện </i>
Nguyễn Nhật Ánh vừa thơ mộng vừa ngộ nghĩnh, và là “cả một thế giới lộng lẫy và bí ẩn”.
Sức hút của truyện Nguyễn Nhật Ánh còn nằm ở ngôn ngữ, giọng điệu trẻ
<i>thơ. Trong nhiều tác phẩm, ngôn ngữ truyện kể là thứ ngôn ngữ của trẻ con, mà </i>
“đối với người lớn thì ngơn ngữ trẻ con cũng giống như một thứ ngoại ngữ”. Các
<i>chú chó Binơ và Bêtơ trong Tơi là Bêtơ đã tìm cách cắt nghĩa cách nói lạ lùng của cơ bé Ni:“Mẹ ơi, con nhức đầu. Mẹ ơi, con muốn nghỉ học sáng nay; Mẹ ơi, hôm nay tháng mấy rồi? Mẹ ơi, sắp đến sinh nhật con rồi đó; Mẹ ơi, ngày mai trời có </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33"><i>mưa không hở mẹ? Mẹ ơi, mai mẹ dẫn con đi siêu thị nha mẹ”[3]… Nguyễn Nhật Ánh hiểu và kể chuyện bằng thứ ngoại ngữ dành cho người lớn ấy nên hiển nhiên </i>
truyện Nguyễn Nhật Ánh là tiếng nói của thiếu nhi. Cũng chỉ Nguyễn Nhật Ánh
<i>mới “bênh vực” cho những hành động ngược đời, ngổ ngáo, trở chứng của trẻ </i>
(như ăn cơm trong thau, uống nước bằng chai, gọi cái nón là cuốn tập, tivi là quạt máy, đi ngủ là đi chợ hay tìm kho báu trong vườn nhà…) và xem nó như là
<i>“những cuộc cách tân táo bạo” hay những “sáng tạo” gắn liền với tâm lí, óc </i>
tưởng tượng phong phú và nhu cầu làm cho cuộc sống của trẻ thú vị, mới mẻ hơn
<i>(Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ). Có thể nói, truyện Nguyễn Nhật Ánh là những câu </i>
chuyện được kể với thứ ngơn ngữ lạ kì, dí dỏm nhưng khơng hề xa lạ, khó hiểu mà giản đơn, phù hợp với tâm lí trẻ em đương đại. Truyện Nguyễn Nhật Ánh thu hút tất cả mọi người một phần do “ngơn ngữ trẻ thơ” tươi tắn đó.
Giữa rất nhiều cây bút tài năng trong văn học thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh có một giọng riêng làm nên phong cách của mình đó là giọng văn dí dỏm, hài hước. Ở bất cứ truyện nào, người đọc cũng dễ dàng nhận ra tính hài hước trong cách kể truyện của nhà văn. Thông qua các màn hội thoại, chất hài hước, dí dỏm của truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng được thể hiện rõ nét. Lời thoại trong truyện Nguyễn Nhật Ánh rất tự nhiên (đến mức hiển nhiên phải thế chứ không thể khác), nhưng lại khơng thể đốn trước. Tính chất bất ngờ từ tình huống truyện, đến ngơn ngữ, hành động của nhân vật thường là nguyên nhân khiến độc giả lớn, nhỏ đọc Nguyễn Nhật Ánh một cách say mê. Ở nhiều đoạn hội thoại tính chất hài hước được bật ra qua sự kết hợp “tung hứng” giữa lời kể, lời bình luận và đối thoại nhân vật. Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, những liên tưởng, suy diễn, tưởng tượng phong phú của trẻ em thường làm nên tính chất bất ngờ của những đối đáp (giữa bọn trẻ với nhau hay giữa trẻ em và người lớn). Trong nhiều tác phẩm, không hiếm những màn hội thoại “trật khớp” (do sự “vênh lệch” trong ý nghĩ của những người tham gia giao tiếp). Độ chênh giữa tư duy của người lớn và tư duy của trẻ
<i>con được Nguyễn Nhật Ánh thể hiện khéo léo (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Lá </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34"><i>nằm trong lá, Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ…). Làm lạ hố thế giới hiện thực từ </i>
trường nhìn trẻ thơ là điểm thành công trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh.
Gia tăng lời thoại, giảm thiểu kể, tả, bình luận (hay lời thoại đã bao hàm ln chức năng kể, tả, bình luận) là một trong những điểm nổi bật ở nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Ở nhiều truyện, đối thoại chiếm tỉ lệ lớn, lời người kể chuyện chỉ mang tính chất dẫn chuyện. Nhân vật vừa kể chuyện vừa tham gia
<i>vào hội thoại (Mắt biếc, Buổi chiều Windows, Chú bé rắc rối…). Ý nghĩa của các </i>
đoạn hội thoại trong việc phát triển “cốt truyện”, chi phối diễn biến của truyện càng rõ. Ở nhiều tác phẩm, người kể chuyện chủ yếu đóng vai trị tổ chức truyện kể nhờ vào các mẩu hội thoại - hay nói cách khác là kể bằng lời thoại. Tiêu biểu
<i>cho kiểu trần thuật đối thoại này có thể kể đến bộ truyện Kính vạn hoa (gồm 54 </i>
tập). Những đoạn đối thoại (trò chuyện, bàn bạc, cãi cọ…) của các cô cậu học trị hồn nhiên đã góp phần làm nên sức hấp dẫn, hài hước của truyện Nguyễn Nhật Ánh. Dí dỏm, cười cợt nhưng truyện Nguyễn Nhật Ánh khơng hề suy giảm tính giáo dục, một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị thật sự của truyện thiếu nhi. Bằng những nụ cười, ý nghĩa, “bài học” dành cho trẻ vẫn được thể hiện sáng rõ qua những màn đối đáp của nhân vật, chẳng cần người kể chuyện phải bình luận thêm.
Có thể xem Nguyễn Nhật Ánh là một người lớn viết truyện của thiếu nhi, nhà văn dùng con mắt của tuổi thơ để kể chuyện. Điều này khiến một số truyện
<i>của Nguyễn Nhật Ánh khó xếp vào văn học thiếu nhi (chẳng hạn như Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Lá nằm trong lá). Sự mở rộng biên độ này (trẻ em và người lớn </i>
đều có thể đọc và đều thấy phù hợp với tầm đón nhận của mình) là bởi Nguyễn
<i><b>Nhật Ánh khơng có ý định giấu giọng tác giả, “giọng người lớn” (ngay cả trong </b></i>
các truyện kể chỉ dành riêng cho thiếu nhi). Xen giữa những lời kể mang cái nhìn trẻ thơ là những ngẫm nghĩ mang đậm chất triết lí. Nhiều triết lí trong truyện là
<i>những nhắn nhủ của tác giả với thiếu nhi, và với cả người lớn: “Nhìn thấy nắng </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><i>sau những ngày mưa là một điều thú vị. Nhưng ngay cả trong những ngày mưa, nếu ta chịu mở ra mọi giác quan như một ngôi nhà mở tung các cửa sổ, ta cũng sẽ đón nhận được những cảm xúc tuyệt vời”; “Nếu chúng ta vẫn ln sống trong ký ức của một ai đó, chúng ta sẽ không bao giờ chết”, hay “Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của giấc mơ khơng phải ở chỗ nó có phù hợp với khả năng thực tế hay khơng. Điều quan trọng là nó cho phép bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn…”[11]. Đơi khi những triết lí “sặc mùi của lí thuyết” </i>
của các cơ bé, cậu bé không che giấu hết quan niệm của nhà văn và Nguyễn Nhật Ánh cũng khơng có ý che giấu, nhưng những thông điệp được gửi gắm cũng chỉ mang tính chất gợi ý, nhắc nhở chứ khơng trở thành những lời rao giảng, những luận đề. Chất hài hước, dí dỏm khiến cái nhìn, giọng điệu người lớn của nhà văn
<i>Nguyễn Nhật Ánh không bị “vênh lệch” với ý nghĩ, lời nói của trẻ em. Phải chăng </i>
nhờ vậy mà truyện Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành một hiện tượng văn học nói chung chứ không bị giới hạn bởi ranh giới của văn học thiếu nhi.
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36"><b>Tiểu kết chương 1 </b>
Lời văn nghệ thuật là dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật,
<i>tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật. Lời văn nghệ thuật có tính hình </i>
tượng, tính gợi cảm, tính chính xác, tính hàm xúc,... Lời văn có hai bình diện tổ chức: Tổ chức lời văn như là lời văn nghệ thuật nói chung và tổ chức lời văn phù hợp với phong cách, phương pháp sáng tác, đặc trưng thể loại nhất định. Lời văn nghệ thuật thường được tổ chức theo các nguyên tắc: Nguyên tắc cụ thế hóa đối tượng miêu tả và nguyên tắc tỉnh lược. Nguyên tắc cụ thể hóa đối tượng miêu tả hay cụ thể hóa có định hướng đối tượng miêu tả có thể hiểu như sau: Lời văn tác phẩm văn học có chức năng tái hiện đời sống, thể hiện sự lý giải, đánh giá, cảm hứng đối với nó. Cụ thể hóa trong tác phẩm văn chương có chức năng tái hiện đời sống, thể hiện sự lý giải, đánh giá, làm cho đối tượng ngày càng cụ thể, rõ nét và chân thực hơn, nó ngày càng phát triển và bám sâu hơn vào tâm trí của mỗi người đọc.
Gắn liền với cụ thể hóa có hướng là sự tỉnh lược, sự cố tình và thường xuyên im lặng một số phương diện nào đó của nhân vật. Tỉnh lược là biện pháp lược bỏ một hoặc một số thành phần nào đó của một phát ngơn khác. Chính nhờ sự lược bỏ này mà các phát ngơn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Biện pháp này cịn có tác dụng tránh lặp từ vựng và lặp nghĩa (không dùng yếu tố đồng nghĩa hay đại từ). Yếu tố tỉnh lược có thể là bất cứ thành phần nào đó của phát ngơn.
Lời văn tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật, vì vậy khi sáng tác nhà văn ln ln vận dụng tồn bộ khả năng và phương tiện biểu đạt của ngơn ngữ tồn dân thuộc các bình diện như ngữ âm, từ vựng, cú pháp và các phương thức tu từ. Bằng việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo lời văn nghệ thuật vào trong sáng tác của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã làm nên những tác phẩm hay, đặc sắc về thế giới tuổi thơ. Ơng được đơng đảo các bạn đọc với nhiều độ tuổi yêu mến, đón nhận. Đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh, ta như được tắm mình trong thế giới tuổi thơ hồn nhiên, vui tươi với những trò chơi, những tiếng cười đùa thỏa thích.
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">Nhưng ẩn sau đó, là những bài học làm người, về lẽ sống, về cách nhìn thế giới của trẻ thơ và người lớn. Để làm được điều đó, nhà văn đã vận dụng thành công các nguyên tắc tổ chức lời văn vào tác phẩm của mình, xen lẫn giọng điệu hóm hỉnh, dí dỏm, cách kể, cách nói phù hợp với trẻ em dương đại. Chính những điều này đã làm nên nét đặc sắc cho truyện của Nguyễn Nhật Ánh.
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38"><b>Chương 2 </b>
<b>CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH </b>
<b>2.1. Nguyên tắc cụ thể hóa đối tượng đầy sống động </b>
<i><b>2.1.1. Thế giới qua cái nhìn trẻ thơ </b></i>
Đọc những cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh, ta như được trở lại những những ngày thơ bé. Đúng như Nguyễn Nhật Ánh nói trong trang bìa cuốn sách
<i>Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai đã từng là trẻ em”. Thật vậy, mỗi chúng ta, khi đã trưởng </i>
thành, đều phải trải qua những năm tháng tuổi thơ, có êm đềm, có dữ dội, có bình n,...nhưng tựu chung lại, dù có như thế nào đi nữa, nó cũng là một quãng thời gian in đậm trong mỗi con người.
Thế giới tuổi thơ là một thế giới được nhìn qua lăng kính của sự trong sáng, sạch sẽ, chưa nhuốm bụi trần. Trong thế giới ấy, ta bắt gặp những sự ngây ngô, dại khờ, ngộ nghĩnh đến đáng yêu của mỗi đứa trẻ. Nguyễn Nhật Ánh đã thành cơng tái hiện, và có lẽ sâu hơn, ơng đã đưa cho độc giả chúng ta chiếc vé để trở về q khứ, hịa mình, sống lại năm tháng xa xưa ấy. Thật khó khi chúng ta dùng con mắt của người lớn để nhìn và hiểu thế giới của trẻ thơ, khơng phải vì nó khó hiểu, phức tạp, bởi thế giới của người lớn cịn phức tạp hơn, mà do cách nhìn nhận sự vật, sự việc khác nhau. Nguyễn Nhật Ánh đã nêu rất rõ điều này qua các nhân vật của mình. Ơng thâm nhập vào thế giới trẻ thơ, hóa thân mình thành trẻ nhỏ, nhìn nhận thế giới và kể lại nó bằng con mắt của trẻ thơ.
<i>Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, tác giả đã miêu tả một </i>
cách cụ thể những suy nghĩ, cách lí giải của các nhân vật để giúp người đọc thâm nhập vào thế giới đầy màu sắc ấy. Cũng như người lớn, trẻ thơ có thế giới của riêng mình với biết bao cảm xúc. Đó là thế giới của niềm vui, của tình bạn keo sơn gắn bó của những đứa trẻ như Cu Mùi, Hải Cị, Tủn, Tí Sún. Chúng cùng nhau khám phá thế giới, cùng nhau chơi những trò chơi, cùng
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">nhau chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn, cùng nhau khám phá ước mơ của mình. Nhưng vui thơi thì sẽ đơn điệu lắm, bởi cuộc sống cần có đủ gam màu của nó,
<i>trẻ con cũng biết buồn, biết chán. Cu Mùi trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ kể về thế giới buồn chán của mình: “Một ngày, tơi chợt nhận thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt... Đó là cái ngày khơng hiểu vì sao tơi lại có ý nghĩ rằng cuộc sống khơng có gì để mà chờ đợi nữa... Nhưng năm tám tuổi tôi đã thấy cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá... Cuộc sống của tơi cịn cũ kĩ hơn nữa”[7;tr.10]. Với một cậu bé tám tuổi, nỗi buồn chán bỗng dưng đổ </i>
ập đến, bất chợt cậu khơng cịn cả thấy cuộc sống có điều gì khiến cậu phải ngóng trông, chờ đợi. Bằng việc thể hiện những suy nghĩ của nhân vật tôi (Cu Mùi), Nguyễn Nhật Ánh đã cho ta thấy được phần nào tính cách của nhân vật này - một cậu bé hay suy tư, thích những điều mới mẻ. Vậy điều gì đã khiến cậu bé ấy buồn chán đến vậy? Tác giả đã liệt kê chi tiết, cụ thể những sự việc diễn ra hàng ngày, chúng không biến đổi mà chỉ lặp đi lặp lại qua lời bộc bạch
<i>của nhân vật tôi: “Sáng, tôi phải cố hết sức để thức dậy trong khi tơi vẫn cịn muốn ngủ tiếp...tôi phải đi đánh răng rửa mặt, tóm lại là làm vệ sinh buổi sáng trước khi bị ấn vào bàn ăn để uể oải nhai chóp chép một thứ gì đó...”[7;tr.11-12]. Ngay ở đầu, ta thấy tác giả đã cụ thể về thời gian - buổi sáng - thời điểm bắt đầu của một ngày rồi tới cảm xúc của nhân vật tôi: phải cố hết sức để thức dậy trong khi còn muốn ngủ tiếp, rõ ràng là một thái độ </i>
không mấy hào hứng và thích thú gì, nhân vật phải cố lắm mới lơi mình ra khỏi chiếc giường mặc dù vẫn còn muốn ngủ. Rồi với một loạt các hành động được liệt kê sau đó cho thấy việc làm của nhân vật mỗi sáng: “đánh răng”, “rửa mặt”, “làm vệ sinh buổi sáng”, “uể oải nhai chóp chép”,... động từ “ấn” càng tô đậm thêm sự miễn cưỡng, chán chường của nhân vật khi những việc này cứ bị lặp đi lặp lại nhiều lần, ngày này qua ngày khác khiến cho nhân vật trong câu chuyện càng thấy tẻ nhạt hơn và thấy cuộc sống buồn chán hơn.Từ những việc buổi sáng đến buổi trưa, nhà văn cũng miêu tả chi tiết, cụ thể. Cu
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40"><i>Mùi đã phải khóc thét lên khi thế giới của mình “bị các bậc phụ huynh cột chặt vào giấc ngủ trưa theo cái cách người ta cột bò vào cọc để chúng khỏi chạy lung tung...”[7;tr21], cậu bé coi giấc ngủ trưa chẳng có giá trị gì về mặt sức khỏe. Khi đọc đến đoạn cu Mùi kể lại công việc ngủ của mình, độc giả </i>
khơng khỏi bật cười bởi sự ngô nghê của trẻ, đoạn văn kể lại chi tiết từ suy
<i>nghĩ của nhân vật khi bị buộc nằm cạnh bố lúc trưa “Tôi nằm cựa quậy bên cạnh ông trên chiếc di-văng, thở dài thườn thượt khi nghĩ đến những quả đấm mà lũ bạn nghịch ngợm đang vung lên ngồi kia...- Đừng cựa quậy!...Đừng mở mắt!...Tơi nhắm mắt lại. Lim dim thơi, mi mắt vẫn cịn hấp háy, nhưng tôi không thể nào bắt mi mắt đừng hấp háy được....-Con ngủ rồi phải không? – Dạ rồi,...”[7;tr22-23]. Thật là hài hước làm sao, chỉ có những đứa trẻ mới </i>
ngây thơ đến vậy. Rồi sau giấc ngủ trưa là công việc học bài, Nguyễn Nhật Ánh cũng thể hiện rất chi tiết, cụ thể việc nhân vật tôi học bài với giọng văn
<i>dí dỏm, hài hước: “Tivi tiveo hiếm khi tơi mó tay vào được, trơng nó cứ như một thứ trang trí. Bao giờ cũng vậy, tơi chỉ được rời khỏi bàn học khi nào tôi đã thuộc tất cả bài vở của ngày hôm sau. Ba tôi là người trực tiếp kiểm tra điều đó. Khác với mẹ tôi, ba tôi là người kiên quyết đến mức tôi có cảm tưởng ơng sẽ thăng tiến vùn vụt nếu vô ngành cảnh sát, tòa án hay thuế vụ. Ơng khơng bao giờ lùi bước trước những giọt nước mắt của tôi, dù lúc đó tơi rất giống một kẻ sầu đời đến mức chỉ cách cái chết có một bước </i>
chân...”[7;tr24-25]. Giờ học bài theo nhân vật tôi cho đến tối, khi bị giấc ngủ đánh gục và thuộc bài tàm tạm, một ngày của cậu cũng khép lại.
Trong thế giới của lũ trẻ, dù nỗi buồn chán có lớn đến đâu thì nó cũng có thể vơi đi khi chúng được vui chơi thỏa thích, được hịa mình vào những rộn ràng, náo nức của tuổi thơ. Các nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng vậy, niềm vui sẽ nhanh chóng lấp đầy thế giới của chúng, tuy nhiên không phải
<i>là tất cả, đọc truyện ta thấy có những nỗi buồn lắng lại: “Nỗi buồn về sự ra đi của lũ chó hoang chồng lên nỗi buồn ra đi của con Tủn đã khiến một chú bé </i>
</div>