Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về tiêm chủng vắc xin dự phòng covid 19 của nhóm cán bộ tuyến đầu chống dịch tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 76 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC </b>

<b>NGUYỄN THU HÀ </b>

<b>THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỰ PHÒNG </b>

<b>COVID-19 CỦA NHÓM CÁN BỘ TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC </b>

<b>THÁI NGUYÊN - NĂM 2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC </b>

<b>NGUYỄN THU HÀ </b>

<b>THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀ98NH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỰ PHỊNG </b>

<b>COVID-19 CỦA NHĨM CÁN BỘ TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN </b>

<b>Chuyên ngành: Y học Dự phòng Mã số: 872 0110 </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC </b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS MAI ANH TUẤN </b>

<b>THÁI NGUYÊN - NĂM 2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tơi đã nhận được sự hỗ trợ hiệu quả, tạo điều kiện nghiên cứu, làm việc của nhiều đơn vị, các Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Khoa Y tế công cộng, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên cùng các Thầy giáo, Cô giáo đã hết lòng giảng dạy, truyền thụ kiến thức và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.

Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Lãnh đạo, các Bạn đồng nghiệp Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ đã tích cực phối hợp với điều tra trong quá trình thu thập số liệu và ủng hộ, giúp đỡ tơi trong q trình triển khai nghiên cứu tại địa bàn. Trân trọng cảm ơn những người dân đã đồng ý tham gia cơng trình nghiên cứu này.

Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS Mai Anh Tuấn người Thầy đã giúp tôi lựa chọn, định hướng và trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này.

Xin gửi đến tất cả với lòng biết ơn sâu sắc!

<b>Tác giả luận văn </b>

<b>Nguyễn Thu Hà </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi là: Nguyễn Thu Hà, học viên Cao học khóa 24, chuyên ngành Y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, xin cam đoan:

1. Đây là cơng trình nghiên cứu do bản thân trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy, TS. Mai Anh Tuấn;

2. Cơng trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam;

3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

<i>Thái Nguyên, ngày 09 tháng 10 năm 2022 </i>

<b>Người viết cam đoan </b>

<b>Nguyễn Thu Hà </b>

<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CBYT: </b> Cán bộ y tế

<b>COVAX: </b> (COVID-19 Vaccines Global Access) Cơ chế tiếp cận toàn cầu với vắc xin ngừa COVID-19

<b>COVID-19: (Coronavirus disease 2019) Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona. </b>

<b>ICTV: </b> (International Committee on Taxonomy of Viruses) Ủy ban

<b>quốc tế về phân loại Virus </b>

<b>SARS-Cov2: (Severe acute respiratory syndrome coronavirus 2) Virus corona gây hội chứng hơ hấp cấp tính nặng 2 </b>

WHO: <b>(World Health Organization) Tổ chức Y tế Thế giới </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỤC LỤC </b>

ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

Chương 1: TỔNG QUAN ... 3

1.1. Một số khái niệm ... 3

1.2. Thông tin chung về virus Corona chủng mới năm 2019 (SARS-CoV-2) ... 3

1.3. Các loại vắc xin phòng COVID-19 hiện nay ... 5

1.4. Tình hình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên thế giới và trong nước ... 7

1.5. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng vắc xin phòng COVID-19 ... 10

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 18

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 18

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ... 18

2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 18

2.4. Biến số nghiên cứu ... 19

2.5. Chỉ số nghiên cứu ... 19

2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ... 22

2.7. Phân tích số liệu ... 22

2.8. Đạo đức nghiên cứu ... 22

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 23

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ... 23

3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ... 27

3.3. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tiêm chủng ... 35

Chương 4: BÀN LUẬN ... 42

4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ... 42

4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ tuyến đầu chống dịch về tiêm chủng vắc xin dự phòng COVID-19 ... 43

4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tiêm vắc xin dự phòng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 1.1. Phân loại vắc xin phòng COVID-19 hiện nay ... 5

Bảng 1.2. Tình hình triển khai tiêm vắc xin tại một số quốc gia trên thế giới 8 Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu... 23

Bảng 3.2. Phân bố cán bộ tuyến đầu chống dịch theo giới ... 23

Bảng 3.3. Phân bố cán bộ tuyến đầu chống dịch theo dân tộc... 24

Bảng 3.4. Phân bố cán bộ tuyến đầu chống dịch theo trình độ học vấn ... 24

Bảng 3.5. Phân bố cán bộ tuyến đầu chống dịch theo số năm cơng tác liên quan đến phịng chống dịch... 25

Bảng 3.6. Phân bố cán bộ tuyến đầu chống dịch theo vị trí việc làm. ... 25

Bảng 3.7. Nguồn thơng tin chung về vắc xin phịng COVID-19 ... 26

Bảng 3.8. Lý lo tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 ... 26

Bảng 3.9. Kiến thức về lợi ích của tiêm phòng vắc xin COVID-19 ... 27

Bảng 3.10. Kiến thức về việc thực hiện 5K sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 .. 27

Bảng 3.11. Kiến thức về số lượng các loại vắc xin phòng COVID-19 ... 28

Bảng 3.12. Kiến thức về khả năng mắc bệnh do tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 ... 28

Bảng 3.13. Kiến thức về thời gian theo dõi sau tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 ... 29

Bảng 3.14. Kiến thức về tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 ... 29

Bảng 3.15. Kiến thức các phản ứng sau tiêm ... 30

Bảng 3.16. Phân loại điểm kiến thức chung về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. ... 31

Bảng 3.17. Thái độ với tiêm chủng vắc xin COVID-19 ... 31

Bảng 3.18. Phân loại điểm thái độ về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. ... 32

Bảng 3.19. Thực hành trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ... 33

Bảng 3.20. Thực hành sau tiêm chủng ... 34

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Bảng 3.21. Phân loại điểm thực hành về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. . 35

Bảng 3.22. Một số yếu tố liên quan với kiến thức tiêm chủng ... 35

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa nguồn gốc thông tin với kiến thức ... 38

Bảng 3.24. Một số yêu tô liên quan với thực hành tiêm chủng ... 39

Bảng 3.25. Mối liên quan giữa nguồn gốc thông tin với thực hành ... 41

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Cuối tháng 12 năm 2019, một chủng vi rút Corona mới được phát hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc gây viêm phổi, và sau đó WHO đã cơng bố đại dịch COVID-19 trên tồn cầu vào tháng 3 năm 2020 [50].

Đại dịch COVID-19 đã lây lan và bùng phát mạnh trên toàn thế giới, tính đến ngày 05/5/2022 đã có 515 triệu ca mắc trong đó trên 6,26 triệu ca tử vong, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống xã hội, giáo dục và kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu [8]. Theo Cục Y tế dự phòng, kể từ đầu dịch đến 12/2021, Việt Nam có 1.714.742 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.383 ca nhiễm)[9]. Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia, tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm bị tác động trực tiếp; nhiều doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, v.v... [19, 20]. Một nghiên cứu chỉ ra có tới 53,6% người chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ COVID-19 [1]. Để nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, các biện pháp phòng ngừa bao gồm cách ly và giãn cách xã hội, vệ sinh tay thường xuyên và sử dụng khẩu trang nơi công cộng đã được thực hiện trên toàn thế giới [26, 47]. Tuy nhiên, tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 với độ bao phủ tối thiểu là 75% dân số quần thể mới là biện pháp dự phòng chủ động, hiệu quả [7].

Trong dịch COVID-19, cán bộ tuyến đầu chống dịch đã chứng minh vai trị vơ cùng quan trọng và không thể thay thế qua các hoạt động như: tuyên truyền kiến thức cho người dân; lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm; hướng dẫn cách ly y tế tại nhà; báo cáo rà soát sức khỏe người về từ nước ngoài, vùng dịch; theo dõi y tế với các trường hợp cách ly tại nhà hàng ngày, báo cáo theo quy định... Việc tiêm chủng vắc xin dự phòng COVID 19 cho người dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

cũng do nhóm cán bộ này trực tiếp thực hiện. Do đó kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm chủng vắc xin phịng COVID-19 của chính nhóm cán bộ tuyến đầu chống dịch là hết sức quan trọng để phát huy được tối đa vai trị và sự đóng góp của lực lượng này trong việc phòng và khống chế dịch COVID-19 cũng như các dịch bệnh khác có thể xảy ra. Mặc dù có nhiều những nghiên cứu liên quan đến COVID-19 đã được cơng bố, nhưng tại Việt Nam có rất ít những dữ liệu về kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của nhóm cán bộ tuyến đầu chống dịch.

Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên hiện có khoảng 400 cán bộ tham gia tuyến đầu chống dịch nằm trong nhóm ưu tiên số 1a được tiêm chủng theo Nghị quyết 21/NQ-CP 26 tháng 2 năm 2021 của Chính phủ [10], trong đó có 304 người là CBYT. Trước yêu cầu triển khai một loại vắc xin rất mới trong tình huống khẩn cấp cho nhóm cán bộ tuyến đầu chống dịch, câu hỏi đặt ra là thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về việc tiêm chủng vắc xin phịng COVID-19 của nhóm cán bộ tuyến đầu chống dịch tại huyện Đồng Hỷ như thế nào? Các yếu tố nào liên quan đến hành vi tiêm chủng của nhóm cán bộ trên? Để trả lời

<i><b>các câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu về “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về tiêm chủng vắc xin dự phịng COVID-19 của nhóm cán bộ tuyến đầu chống dịch tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” với hai mục tiêu: </b></i>

1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm chủng vắc xin dự phịng COVID-19 của nhóm cán bộ tuyến đầu chống dịch tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2021.

2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành về tiêm chủng vắc xin dự phịng COVID-19 của nhóm cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch tại huyện

<b>Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm vắc xin </b></i>

Theo Luật dược số 105/2016/QH13,tại điều 2, khoản 13,vắc xin được định nghĩa là thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch được dùng với mục đích phịng bệnh, chữa bệnh [17].

<i><b>1.1.2. Khái niệm cán bộ tuyến đầu chống dịch </b></i>

Cán bộ tuyến đầu chống dịch bao gồm: - Người làm việc trong các cơ sở y tế;

- Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...);

- Qn đội; Cơng an [10].

<b>1.2. Thông tin chung về virus Corona chủng mới năm 2019 (SARS-CoV-2) </b>

Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút ARN lớn, có thể gây bệnh cho cả động vật và con người. Ở người, coronavirus có thể gây ra một loạt bệnh, từ cảm lạnh thơng thường đến các tình trạng bệnh nặng như Hội chứng hơ hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012. Từ tháng 12 năm 2019, một chủng vi rút corona mới (SARS-CoV-2) đã được xác định là căn ngun gây dịch Viêm đường hơ hấp cấp tính (COVID-19) tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), sau đó lan rộng ra tồn thế giới gây đại dịch tồn cầu. Từ đó đến nay, vi rút cũng đột biến tạo ra nhiều biến thể khác nhau [3].

Coronavirus là nhóm các lồi virus thuộc phân họ Coronavirinae trong họ Coronaviridae, của Bộ Nidovirales. Coronavirus là virus có hệ gen ARN dương sợi đơn kèm nucleocapsid đối xứng xoắn ốc. Bộ gen của Coronavirus lớn khoảng từ 26 - 32 kilo base. Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử của chúng có

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

một vành tạo bởi các protein bề mặt giống như vương miện, bởi vậy chúng có tên gọi Coronavirus, bởi corona trong tiếng Latin có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Nhóm Coronavirus có thể gây bệnh ở người và nhiều loài động vật. Ở người chúng thường gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng mũi, xoang hoặc cổ họng và lây lan qua hắt hơi, ho. Tuy nhiên, một số biến chủng có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng hoặc tử vong [43]. Virus corona được phát hiện vào những năm 1960; Có 7 chủng coronavirus đã được biết đến ở người là HCoV-229E, HCoV-OC43, SARS-CoV năm 2003, HSARS-CoV NL63 năm 2004, HKU1 năm 2005, MERS-SARS-CoV năm 2012 và SARS-CoV-2 năm 2019 [45].

Ngày 11/02/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – ICTV chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là “severe acute respiratory syndrome coronavirus 2" (tạm dịch "virus corona gây hội chứng hơ hấp cấp tính nặng 2") và ký hiệu viết tắt là SARS-CoV-2. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là COVID-19. Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện. Để tránh nhầm lẫn với bệnh SARS, căn bệnh trong dịch SARS năm 2003, WHO đôi khi gọi virus này là "virus COVID-19" hoặc "virus gây ra bệnh COVID-COVID-19" khi giao tiếp với công chúng [46] [6].

SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (qua giọt bắn là chủ yếu) và qua tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm. SARS-CoV-2 cũng có khả năng lây truyền qua khí dung ở trong những khơng gian kín, đơng người và thơng gió hạn chế hoặc nơi có nhiều thao tác tạo khí dung như trong các cơ sở điều trị. Người bệnh COVID-19 có thể phát tán vi rút từ 2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên và phát tán mạnh nhất trong 3 ngày đầu từ khi biểu hiện các triệu chứng. Thời gian phát tán vi rút gây lây nhiễm khoảng 8 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng, nhưng có thể dài hơn ở những người bệnh có suy giảm miễn dịch. Tuy vậy, những người bệnh không triệu chứng vẫn có

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

thể phát tán vi rút gây lây nhiễm. Các biện pháp phịng bệnh chính là tiêm phòng vắc xin, phát hiện sớm để cách ly ca bệnh và đảm bảo trang bị phịng hộ cá nhân cho người có nguy cơ phơi nhiễm [3].

<b>1.3. Các loại vắc xin phòng COVID-19 hiện nay </b>

Trong khi tất cả những loại vắc xin trước đây tiêm đều là những vắc xin được phát triển theo quy trình lúc bình thường với thời gian trung bình 8-17 năm [33], thì các vắc xin phịng COVID-19 được phát triển trong tình hình khẩn cấp với thời gian thử nghiệm lâm sàng rất ngắn, theo hình thức “quấn chiếu”, đối tượng thử nghiệm chưa được bao phủ (chủng tộc, lứa tuổi...) việc đánh giá hiệu quả cũng như các tác dụng phụ cịn chưa đầy đủ.

Tính đến đầu tháng 6/2022, có 168 ứng viên vắc xin chống lại SARS-CoV-2 đang trong giai đoạn phát triển lâm sàng và 198 ứng viên trong giai đoạn phát triển tiền lâm sàng. Tổ chức Y tế Thế giới duy trì cập nhật hai lần một tuần bao gồm hầu hết các vắc xin đang được phát triển [48].

Dưới đây là ba loại vắc xin ngừa COVID-19 và mô tả về cách thức mỗi loại vắc xin thúc đẩy cơ thể ghi nhận và bảo vệ chúng ta khỏi vi rút gây bệnh COVID-19. Khơng có loại vắc xin nào trong số này gây bệnh COVID-19 cho

<b>người dùng [44]. </b>

<i><b>Bảng 1.1. Phân loại vắc xin phòng COVID-19 hiện nay </b></i>

Vắc xin mRNA chứa một phiên bản điều chỉnh của loại vi-rút khác với loại gây bệnh COVID-19. Chúng

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Vắc xin mRNA tạo ra các protein vô hại

riêng có với vi-rút đó. Sau khi tế bào của trong tương lai.

được gọi là "véc-tơ

Khi véc-tơ vi-rút ở bên trong tế bào của chúng ta, vật chất di truyền đó sẽ cung cấp hướng dẫn cho các tế bào để tạo ra một loại protein dành riêng cho vi-rút gây bệnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1.4. Tình hình triển khai tiêm vắc xin phịng COVID-19 trên thế giới và trong nước </b>

<i><b>1.4.1. Tình hình triển khai tiêm vắc xin phịng COVID-19 trên thế giới </b></i>

Vào ngày 22 tháng 5 năm 2022, gần một tỷ người ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn vẫn chưa được tiêm chủng. Chỉ có 57 quốc gia đã tiêm chủng cho 70% dân số của họ - hầu hết đều là các quốc gia có thu nhập cao.

Mục tiêu của WHO là tiếp tục hỗ trợ tất cả các nước đạt tỷ lệ tiêm chủng 70% càng sớm càng tốt, bao gồm 100% những người trên 60 tuổi; 100% cán bộ y tế; và 100% những người có bệnh lý tiềm ẩn.

Nguồn cung vắc xin đã được cải thiện, nhưng việc đưa vào sử dụng ở các quốc gia vẫn chưa theo kịp. Ở một số quốc gia, WHO cho biết là không đủ cam kết chính trị để triển khai vắc xin. Điều này bị ảnh hưởng bởi sự thiếu cam kết chính trị ban đầu đối với việc tiếp cận công bằng với vắc xin. Và một số quốc gia khác thì vấn đề lại là khoảng cách về năng lực hoạt động hoặc tài chính. Và nhìn chung, cịn tồn tại sự chần chừ về vắc xin do thông tin sai lệch và không đúng sự thật.

Trọng tâm hàng đầu của WHO hiện nay là hỗ trợ các quốc gia thực hiện tiêm chủng vắc xin càng nhanh càng tốt; đảm bảo tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với vắc xin, đồng thời đảm bảo mọi quốc gia đều nhận được vắc xin và có thể triển khai vắc xin để bảo vệ người dân của họ, bắt đầu từ những người dễ bị tổn thương nhất [49].

Tính đến ngày 07/9/2022 , tổng số 12.540.061.501 liều vắc xin đã được tiêm. Trong đó 5.349.837.086 người được chủng ngừa ít nhất một liều, 4.898.247.525 người được tiêm chủng đầy đủ [51].

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>Bảng 1.2. Tình hình triển khai tiêm vắc xin tại một số quốc gia trên thế giới [51] </b></i>

<b>STT Quốc gia </b>

<b>Tổng liều được sử dụng trên </b>

<b>100 dân số </b>

<b>Số người được tiêm chủng đầy đủ với liều </b>

<i><b>1.4.2. Tình hình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong nước </b></i>

Xác định hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 cùng với tiến hành các biện pháp phịng, chống dịch tích cực, ngay từ giữa năm 2020 khi dịch COVID-19 bùng phát và các nước tiến hành nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh, Bộ Y tế Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm, tiếp cận và đàm phán với các đối tác cung cấp vắc xin phòng COVID-19 trên thế giới để sớm nhập khẩu vắc xin về

<b>sử dụng trong nước. </b>

Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu các nhà sản xuất trong nước khẩn trương tiến hành nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng COVID-19 để chủ động nguồn cung.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế đã ban hành các kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin, hướng dẫn tiêm an toàn, hướng dẫn giám sát và xử trí phản ứng sau tiêm chủng và triển khai tập

<b>huấn cho toàn hệ thống [5]. </b>

Ngày 8/3/2021, 117.600 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đầu tiên

<b>được tiêm tại Việt Nam, ưu tiên cho những vùng đang có dịch [2]. </b>

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị là huy động mọi nguồn lực trong xã hội làm thế nào để Việt Nam có thể tiếp cận vắc xin phòng COVID-19 nhatnh nhất và đảm bảo tiếp cận rộng nhất để người dân được tiêm vắc xin, nhằm kiểm soát dịch bệnh và đưa cuộc sống trở lại bình thường. Đồng thời, vắc xin phịng COVID-19 có giá thành khá cao, điều kiện bảo quản tương đối ngặt nghèo, do đó việc tiếp cận, vận chuyển, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin cũng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của ngành y tế.

Trong lịch sử tiêm chủng ở nước ta, chưa bao giờ có chiến dịch tiêm vắc xin lớn nhất như chiến dịch này, cùng với nỗ lực tiếp cận, tìm kiếm vắc xin từ bên ngồi, Việt Nam cũng tính tới chiến lược phát triển vắc xin phòng COVID-19 trong nước.

Đến chiều ngày 29/4, thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho thấy cả nước đã tiêm hơn 214,5 triệu liều vắc xin. Có hơn 1,15 triệu liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi tại 60 tỉnh, thành... Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho thấy, đến 14h30 ngày 29/4 cả nước đã tiêm hơn 214,5 triệu liều vắc xin phịng COVID-19, trong đó ngày 28/4 tiêm được 887,447 liều, cao hơn các ngày trước đó. Tỷ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của người trên 18 tuổi là 100%; mũi 3 là 56,2%; tỷ lệ bao phủ

<b>mũi 1 và mũi 2 của trẻ từ 12- 17 tuổi lần lượt là 100% và 96,4% [10] </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>1.5. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng vắc xin phòng COVID-19 </b>

<i><b>1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới </b></i>

Trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu về COVID-19 nói chung và tiêm chủng vắc xin phịng COVID-19 nói riêng.

Một cuộc khảo sát toàn cầu về thái độ đối với tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ở 19 quốc gia có gánh nặng COVID-19 cao với 13.426 người tham gia cho thấy kết quả khác nhau giữa các quốc gia và mức thu nhập, ở Trung Quốc thái độ tích cực đối với vắc xin phòng COVID-19 là 88,6% trả lời chấp nhận tiêm chủng, ở mức cao hơn so Nga là 54,9%. Tác giả nhận định thái độ tích cực chấp nhận vắc xin COVID-19 chưa phổ biến là một điều đáng lo ngại. Các quốc gia có thái độ tích cực vượt q 80% có xu hướng là các quốc gia châu Á với sự tin tưởng mạnh mẽ vào chính quyền trung ương (ví dụ như Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore). Xu hướng tích cực tương đối cao cũng được quan sát thấy ở các nước có thu nhập trung bình, chẳng hạn như Brazil, Ấn Độ và Nam Phi. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thái độ về tiêm chủng của một người có thể có thể thay đổi theo thời gian vì các quyết định về vắc xin có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố [37].

Tại đông bắc Ethiopia, một nghiên cứu cắt ngang của Metadel Adane (2022) được thực hiện trong số 404 NVYT ở Thành phố Dessie, đông bắc Ethiopia cho kết quả tỷ lệ NVYT có kiến thức tốt, thái độ tốt và thực hành tích cực về tiêm chủng COVID-19 lần lượt là 62,5%, 60,5% và 52,3%. Thái độ tiêu cực và kiến thức kém về tiêm chủng vắc xin COVID-19 có liên quan đáng kể đến việc từ chối tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Nghiên cứu cũng cho thấy gần một nửa (46,9%) NVYT cho rằng vắc xin có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ tình trạng bệnh lý nào đó đã có từ trước và 39,5% trong số họ cho rằng

<i><b>tiêm chủng vắc xin có thể gây nhiễm COVID-19 [21]. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Tại châu Âu, tiêm chủng phòng COVID-19 đã thực hiện ở hầu hết các nước với nhân viên y tế là nhóm đầu tiên được tiêm vắc xin. Thái độ của họ đối với tiêm chủng là vơ cùng quan trọng vì vai trị của họ ở tuyến đầu có thể giúp nâng cao nhận thức của người dân nói chung. Một nghiên cứu của Patelarou (2022) được thực hiện ở Albania, Síp, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Kosovo qua bảng câu hỏi trực tuyến. Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ tích cực đối với việc chấp nhận vắc xin của các nhân viên y tế tại Hy Lạp (79,2%) và Tây Ban Nha (71,6%) cao hơn, tiếp theo là Síp (54%), Albania (46,3%) và Kosovo (46,2%). Nghiên cứu tìm thấy các yếu tố liên quan đến thái độ sẵn sàng tiêm vắc xin là giới tính, quốc gia, tỷ lệ tử vong, sự tin tưởng vào chính phủ và các chuyên gia y tế và mức độ lo lắng [41]. Một nghiên cứu khác tại New York cũng cho thấy tỷ lệ thái độ tích cực với tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 dao động từ 57-95% [25].

Một nghiên cứu khác tại Pháp của Paris C. (2021) về thái độ của nhân viên y tế đối với việc tiêm chủng vắc xin COVID-19. Trong số 1.965 người được phỏng vấn có 1.436 (73,1%) người có thái độ tích cực, 453 (23,1%) người có thái độ do dự và 76 (3,9%) người có thái độ tiêu cực đối với vắc xin phòng COVID-19 [40].

Một cuộc khảo sát tại Ý của Di Gennaro F. (2021) về thái độ đối với tiêm vắc xin phòng viruss SARS-Cov-2 của nhân viên y tế với 1.723 NVYT tham gia khảo sát cho biết 67% NVYT có thái độ tích cực sẵn sàng tiêm chủng, trong khi 26% người có thái độ không chắc chắn và 7% cịn lại có thái độ tiêu cực. Các yếu tố liên quan được tìm thấy là nguồn thơng tin, vị trí việc làm, tuổi, tiếp xúc gần với các nhóm nguy cơ cao và đã được tiêm phịng cúm trong mùa 2019-2020. [28]

Một nghiên cứu tại Ba Lan về thái độ của nhân viên chăm sóc sức khỏe

<b>và sinh viên y tế đối với việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 đã được thực hiện </b>

với với 82% số người được hỏi có thái độ tích cực với việc tiêm chủng. Hơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

54% người được hỏi cịn có thái độ lo ngại về tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Nghiên cứu tìm thấy tuổi và vị trí việc làm có ảnh hưởng tới thái độ đối với tiêm chủng vắc xin. Cụ thể sinh viên y khoa dưới 26 tuổi có thái độ tích cực hơn đối với việc tiêm chủng COVID-19, cao gấp đôi so với nhân viên y tế. Sinh viên y khoa có thái độ tích cực hơn đối với việc tiêm chủng so với sinh viên điều dưỡng [35].

Nghiên cứu của AH Aldosary (2021) nhằm xác định thái độ chấp nhận tiêm chủng vắc xin COVID-19 và một số yếu tố liên quan của các y tá ở Qassim, Ả Rập Xê Út cho thấy: 70,7% y tá sẵn sàng tiêm vắc xin phòng COVID-19 đây là một tỷ lệ chấp nhận tương đối cao. Bốn nguyên nhân chính dẫn đến sự chần chừ là do thiếu hiểu biết 23,1%, tác dụng phụ lâu dài 17,7%, tác dụng phụ ngắn hạn của vắc xin 9,3%, vắc xin không hiệu quả 8,7% [23].

Một nghiên cứu khác cũng được thực hiện tại Ả Rập Xê Út của Salman Mohammed Al-Zalfawi(2021) về kiến thức, thái độ và nhận thức của công chúng đối với tiêm chủng COVID-19. Kết quả cho thấy phần lớn người được hỏi có kiến thức tốt (76%), thái độ tích cực (72,4%) và nhận thức tốt (71,3%) đối với việc tiêm chủng vắc xin COVID-19. Tuy nhiên, 30-40% số người được hỏi thiếu thông tin về việc tiêm vắc xin COVID-19 cho người dưới 18 tuổi cũng như phụ nữ mang thai, ngồi ra cịn thiếu kiến thức về các phản ứng có hại nghiêm trọng chưa được báo cáo và biện pháp bảo vệ lâu dài do vắc xin chống lại coronavirus. [22]

Một cuộc khảo sát cắt ngang tại Hy Lạp với sự tham gia của 1.136 nhân viên y tế đã cho kết quả hơn một nửa số người tham gia (57,9%) có kiến thức tốt về vắc xin COVID-19. 85,3% đã được tiêm chủng đầy đủ hoặc có ý định tiêm vắc xin COVID-19, cuối cùng 68,9% người được hỏi lo ngại về tính mới của vắc xin và sự phát triển nhanh chóng của vắc xin, trong khi 53,1% đồng ý với nhiệm vụ tiêm vắc xin cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe [24].

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Một nghiên cứu toàn quốc tại Qatar (2021) về thái độ sử dụng vắc xin COVID-19 của nhân viên y tế cho kết quả nhìn chung, cứ 8 NVYT thì có 1 người khơng muốn tiêm vắc xin COVID-19, chủ yếu do lo ngại về tính hiệu quả và an toàn của vắc xin. Những người được hỏi là nữ thường do dự hơn đối với vắc xin. Những lo ngại về tính an tồn và hiệu quả của vắc xin là những yếu tố dự báo quan trọng cho sự do dự của vắc xin [36].

Nghiên cứu của Konstantinos Giannakou (2022) tại đảo Síp với 504 NVYT đã tham gia cuộc khảo sát, có 34% có thái độ tích cực với việc tiêm chủng vắc xin COVID-19, trong đó hầu hết là các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ kiến thức về tiêm chủng phịng COVID-19 cao (52,6%), tiếp theo là những người có có kiến thức tiêm chủng trung bình (29,7%) và những người có kiến thức về tiêm chủng thấp (19,3%) [32].

Một cuộc khảo sát cắt ngang tại trường Đại học Điều dưỡng thuộc Đại học đô thị ở vùng đông bắc Hoa Kỳ của Mary Lou Manning (2021) cho biết hầu hết các giảng viên (60%) có thái độ tích cực với tiêm chủng vắc xin COVID-19. Tuy nhiên những người tham gia nghiên cứu kiến thức còn kém về vắc xin; chỉ 13% sinh viên, 26% giảng viên và 14% trợ giảng có điểm kiến thức

<i><b>tốt [38]. </b></i>

Một cuộc khảo sát tại Pháp (2021) về thái độ đối với tiêm chủng vắc xin COVID-19 với sự tham gia của 2.047 nhân viên y tế cho kết quả 1.554 (76,9%) người được hỏi có thái độ tích cực với việc tiêm chủng [31].

Nghiên cứu tại Libya của Muhammed Elhadi (2021) trên nhân viên y tế và người dân nói chung. Những người được phỏng vấn thừa nhận vắc xin là cần thiết cho sức khỏe của trẻ em và 12.970 (86%) tin rằng tiêm chủng có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Con số này cao hơn ở nhóm bác sĩ y khoa (1220, 87,5%) và sinh viên (1528, 87,2%), và thấp hơn rất nhiều trong dân số nói chung (9525, 85,7%). Hơn nữa, 14.205 (94,2%) tin rằng việc tìm ra vắc xin hiệu quả là có thể và sẽ giảm gánh nặng COVID-19. Tuy nhiên, chỉ có 2246

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

người (14,9%) tin rằng lợi ích của việc tiêm chủng cao hơn nguy cơ. Khoảng 60,6% dân số nghiên cứu sẵn sàng tiêm vắc xin COVID-19 với hiệu quả từ 70% trở lên và 79,6% với hiệu quả 90% [30].

Một nghiên cứu ở Châu Á - Thái Bình Dương về nhận thức và sự sẵn sàng tiếp nhận của nhân viên y tế về việc tiêm chủng COVID-19 với sự tham gia của 1.720 nhân viên y tế từ 6 quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Việt Nam và Bhutan. Cuộc khảo sát đã thu thập thông tin về mức độ sẵn sàng tiêm chủng, nhận thức về COVID-19, mối quan tâm về vắc xin, nguy cơ COVID-19, kỳ thị, thang điểm ủng hộ xã hội và sự tin tưởng vào các

<b>cơ quan y tế. cho kết quả: hơn 95% nhân viên y tế được khảo sát có thái độ tích </b>

cực và cho biết sẵn sàng tiêm chủng. Phần lớn những người được hỏi đều coi đại dịch là vấn đề nghiêm trọng, họ cũng cảm thấy vắc xin phòng COVID-19 là an tồn, họ ít lo ngại về giá thành của vắc xin, ít kỳ thị về vắc xin, có xu hướng ủng hộ xã hội cao và tin tưởng vào các cơ quan y tế [27].

Có thể thấy một số nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới, tuy nhiên chủ yếu lại tập trung vào thái độ ủng hộ hoặc khả năng chấp nhận vắc xin phòng COVID-19, một loại vắc xin rất mới được phát triển sản xuất. Có rất ít những nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và các yếu tố liên quan, nhất là trên đối tượng tuyến đầu chống dịch.

<i><b>1.5.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam </b></i>

<i><b> </b></i> Tại Việt Nam, các nghiên cứu định lượng hiện có được thực hiện trên các nhóm cụ thể cho thấy các kết quả khác nhau liên quan đến việc chấp nhận vắc xin COVID-19.

Nghiên cứu của Dương Minh Cương và cộng sự (2022) về Kiến thức về vắc xin COVID-19 và việc tiêm chủng ở Việt Nam với 1.708 người tham gia, cho biết hơn một nửa số người tham gia (53,3%) có mức độ hiểu biết về vắc xin thấp. Tuổi trẻ, thu nhập thấp và trình độ học vấn là những yếu tố có liên quan đến kiến thức về vắc xin [29].

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Một nghiên cứu của Ngô Văn Lăng (2021) được thực hiện trên 2.706 đối tượng từ 18 đến 39 tuổi tham gia trả lời bộ câu hỏi trực tuyến cho thấy tỷ lệ thái độ tích cực đối với tiêm vắc xin phòng COVID-19 khá cao với 71,5%. Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê là khu vực sinh sống, giới tính, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tiền sử bệnh mạn tính và việc lo ngại mình có thể mắc COVID-19 [14].

Nghiên cứu của Đặng Thị Soa (2022) trên 308 người dân từ 18 tuổi trở lên cho biết đa phần đều tìm hiểu thơng tin về vắc xin COVID-19 với tỷ lệ 91,9%; 93,5% sẵn sàng tiêm vắc xin nhưng vẫn đang còn tâm lý lo lắng về các tác dụng có hại của vắc xin gây ra với tỷ lệ 95,5% [18].

Một nghiên cứu của Bùi Thanh Nga (2022) cho biết kiến thức chung về vắc xin COVID-19 của cộng đồng huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi thấp (31,7%) nhưng thái độ chấp nhận tiêm phòng COVID-19 vẫn đạt tỷ lệ cao (74,3%). Tỷ lệ người dân có niềm tin chung về chấp thuận tiêm vắc xin chỉ đạt 15,6% nhưng số người sẵn sàng tiêm chiếm tới 85,2%. Người dân có niềm tin vào tín hiệu tốt của việc tiêm vắc xin để hành động (86,9%) và lợi ích của vắc xin cao (79,0%); chấp nhận về các quy định tiêm vắc xin chiếm 84,2%; thấp nhất là tỷ lệ người dân chấp nhận về nguy cơ phản ứng không mong muốn chiếm 58,2%. Tỷ lệ nhóm < 30 tuổi chấp nhận sẵn sàng tiêm vắc xin, do lợi ích và các quy định tiêm đều đạt gần 88%. Sự khác biệt về tỷ lệ chấp thuận tiêm phịng COVID-19 có sự khác biệt về giới tính, trình độ học vấn, dân tộc và tình trạng hơn nhân (p < 0,05) [15].

Nghiên cứu của Trần Trương Ngọc Bích (2022) trên viên chức, người lao động trường đại học Y Dược Cần Thơ cho kết quả 152/422 đối tượng tham gia trả lời đúng 5/6 câu hỏi về kiến thức tiêm chủng vắc xin COVID-19. Tỷ lệ viên chức, người lao động có kiến thức đúng chung là 36%, kiến thức chưa đúng đến 64%. Ba nội dung kiến thức đạt tỷ lệ đúng cao là:“Biết thông tin vắc xin COVID-19” đạt 100%; “Có thể mắc bệnh COVID-19 ngay cả khi

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

đã tiêm ngừa COVID-19” đạt 96,9%; “Có thể tiêm chủng COVID-19 cả khi có tiền sử nhiễm” đạt 93,6%. Trong 7 đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, chỉ có thâm niên cơng tác liên quan mang ý nghĩa thống kê với tỷ lệ kiến thức đúng, p=0,032. Thông tin về vắc xin COVID-19 chủ yếu có nguồn gốc từ các kênh truyền thông như ti vi, báo, đài (87,7%) [4].

Một nghiên cứu được thực hiện ở hai bệnh viện đa khoa ở Việt Nam với sự tài trợ của Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trong số 410 nhân viên y tế tham gia cho thấy 76,10% cho thấy thái độ tích cực sẵn sàng tiêm chủng. Tỷ lệ sẵn sàng tiêm vắc xin COVID-19 tương đối cao và có sự khác biệt giữa nghề nghiệp, nhận nguồn thông tin từ người thân, kiến thức về mức độ nghiêm trọng của bệnh tật và các yếu tố của mơ hình niềm tin sức khỏe [34].

Sinh viên y cũng là một nguồn lực quan trọng trong việc hỗ trợ cơng tác phịng chống đại dịch COVID-19.

Nghiên cứu cắt ngang phỏng vấn trực tiếp trên 354 sinh viên hệ bác sĩ đang học tập tại trường Đại học Y Hà Nội (2020) cho thấy 96,05% sẵn sàng đăng ký tiêm ngay lập tức nếu có vắc xin phịng bệnh COVID-19 [11].

Một nghiên cứu về thái độ và thực hành tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên sinh viên khối y dược (2022) cho thấy 516/892 (57,8%) người được phỏng vấn có thái độ lo lắng về việc tiêm chủng COVID-19. Đặc điểm giới tính và khóa học được xác định mang ý nghĩa thống kê với tỷ lệ lo lắng, giá trị p lần lượt là 0,006 và 0,04. Nguyên nhân lo lắng về việc tiêm vắc xin chủ yếu đến từ các tin tức trên truyền thông (40,6%) và nghi ngờ cá nhân khơng có hiệu quả và an tồn khi tiêm (35,4%). Có đến 92,9% SV có thái độ tin rằng vắc xin an tồn và có một số tác dụng phụ và 57,5% SV có thái độ tin rằng vắc xin có thể bảo vệ khỏi bị nhiễm COVID-19. Về thực hành, tỷ lệ SV sẵn sàng tiêm vắc xin COVID-19 cho lần đầu, lần 2 và sau lần 2 đều rất cao (≥95%), và

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

có 92,3% SV sẳn sàng báo cáo tác dụng phụ của vắc xin cho nhân viên y tế [16].

Có thể thấy, các nghiên cứu cả trong và ngoài nước chủ yếu đều tập trung vào thái độ chấp nhận tiêm chủng đối với một loại vắc xin còn rất mới, chưa nhiều nghiên cứu có liên quan đến kiến thức, thực hành về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Chương 2 </b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Cán bộ tuyến đầu chống dịch huyện Đồng Hỷ trong diện ưu tiên tiêm vắc xin phịng COVID-19, thuộc nhóm đối tượng 1a của Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ Về mua và sử dụng vắc xin phòng

<b>COVID-19, đồng ý tham gia phỏng vấn. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu </b>

- Địa điểm: Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2021 đến hết tháng 6 năm 2022.

<b>2.3. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>2.3.1. Thiết kế nghiên cứu </b></i>

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm chủng vắc xin dự phòng COVID-19 của nhóm cán bộ tuyến đầu chống dịch tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2021. Đồng thời xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm chủng vắc xin COVID-19 đối tượng được tiêm chủng của nhóm

<i><b>cán bộ tuyến đầu chống dịch. 2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu </b></i>

- Chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện toàn bộ cán bộ tuyến đầu tham gia tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ đồng ý tham gia phỏng vấn.

- Cỡ mẫu: Toàn bộ 416 cán bộ tuyến đầu chống dịch trong diện tiêm chủng đã được tuyển lựa vào nghiên cứu, có 17 người khơng tham gia phỏng vấn. Vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 399 người sau tiêm vắc xin COVID 19.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>2.4. Biến số nghiên cứu Biến số <sup>Loại </sup></b>

<b>biến số <sup>Giá trị biến </sup></b>

<b>Công cụ, phương pháp thu thập </b>

Giới tính Nhị phân Nam, nữ Bộ câu hỏi phỏng vấn Dân tộc Nhị phân Kinh, thiểu số Bộ câu hỏi phỏng vấn

công tác Thứ hạng <sup><1 năm; 1-5 năm; 6-10 </sup>

năm; 10-20 năm; >20 năm. <sup>Bộ câu hỏi phỏng vấn </sup>

<i><b>2.5.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu </b></i>

- Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu - Phân bố theo giới của đối tượng nghiên cứu - Phân bố theo dân tộc của đối tượng nghiên cứu - Phân bố trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

- Phân bố số năm cơng tác phịng chống dịch của đối tượng nghiên cứu - Phân bố vị trí việc làm của đối tượng nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Tỷ lệ nhận nguồn thông tin về vắc xin của đối tượng nghiên cứu

<i><b>2.5.2. Chỉ số về kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm chủng vắc xin dự phịng COVID-19 </b></i>

- Tỷ lệ biết lợi ích của tiêm phòng vắc xin COVID-19

- Tỷ lệ biết thực hiện 5K sau tiêm vắc xin phòng COVID-19

- Tỷ lệ biết số lượng các loại vắc xin được phê duyệt sử dụng phòng COVID-19

- Tỷ lệ biết khả năng mắc bệnh do tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 - Tỷ lệ biết thời gian theo dõi sau tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 - Tỷ lệ biết về liều tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

- Tỷ lệ biết các phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng

- Phân bố kiến thức chung về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 - Tỷ lệ thái độ về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

- Phân bố thái độ chung về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 - Tỷ lệ thực hành trước và sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 - Phân bố thực hành chung về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 * Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng nghiên cứu:

- Đánh giá kiến thức của đối tượng tham gia nghiên cứu: Sử dụng bảng hỏi đánh giá kiến thức của cán bộ tuyến đầu chống dịch về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Các câu hỏi được xác định theo mỗi ý trả lời đúng là 1 điểm, tính tổng điểm và phân nhóm theo thang đo Bloom như hướng dẫn dưới đây:

<b>Phần trăm (điểm) Giải thích </b>

>80% (tổng số điểm) Xếp loại tốt

>60% - <80% tổng số điểm) Xếp loại trung bình <60% (tổng số điểm) Xếp loại kém Thang điểm kiến thức với tổng số tối đa là 16 điểm. Xếp loại tốt ≥ 12,8 điểm trở lên

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Trung bình > 9,6 - < 12,8 điểm Kém ≤ 9,6 điểm.

- Đánh giá thái độ của đối tượng tham gia nghiên cứu: Sử dụng bảng hỏi Likert đánh giá thái độ của cán bộ tuyến đầu chống dịch về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (Thang đo Likert cải tiến với 4 mức độ). Các câu hỏi được xác định theo mỗi ý trả lời theo các mức điểm 1, 2, 3, 4 với các ý Rất không đồng ý, Không đồng ý, Đồng ý, Rất đồng ý.

Tính tổng điểm và phân nhóm theo Bloom như hướng dẫn dưới đây:

<b>Phần trăm (điểm) Giải thích </b>

>80% (tổng số điểm) Xếp loại tốt

>60% - <80% tổng số điểm) Xếp loại trung bình <60% (tổng số điểm) Xếp loại kém Thang điểm thái độ với tổng số tối đa là 24 điểm.

Xếp loại tốt ≥ 30 điểm trở lên Trung bình > 14,4 - < 30 điểm Kém ≤ 14,4 điểm.

- Đánh giá thực hành của đối tượng tham gia nghiên cứu: Sử dụng bảng hỏi đánh giá thực hành của cán bộ tuyến đầu chống dịch về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Các câu hỏi được xác định theo mỗi ý trả lời đúng là 1 điểm, tính tổng điểm và phân nhóm theo thang đo Bloom như hướng dẫn dưới đây:

<b>Phần trăm (điểm) Giải thích </b>

>80% (tổng số điểm) Xếp loại tốt

>60% - <80% tổng số điểm) Xếp loại trung bình <60% (tổng số điểm) Xếp loại kém Thang điểm thực hành với tổng số tối đa là 9 điểm. Xếp loại tốt ≥ 7,2 điểm trở lên

Trung bình > 5,4 - < 7,2 điểm Kém ≤ 5,4 điểm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i><b>2.5.3. Chỉ số đánh giá mối liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm chủng vắc xin dự phòng COVID-19 </b></i>

- Liên quan bởi tuổi của đối tượng nghiên cứu - Liên quan bởi giới của đối tượng nghiên cứu - Liên quan bởi dân tộc của đối tượng nghiên cứu

- Liên quan bởi trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

- Liên quan bởi số năm công tác phòng chống dịch của đối tượng nghiên cứu

- Liên quan bởi vị trí việc làm của đối tượng nghiên cứu

- Liên quan bởi nguồn nhận thông tin về vắc xin của đối tượng ngh iên cứu

<b>2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu </b>

Bộ câu hỏi phỏng vấn kiến thức, thái độ, thực hành (Xem phụ lục 1).

<b>2.7. Phân tích số liệu </b>

Số liệu được làm sạch trước khi nhập bằng phần mềm Epidata, phân tích bằng STATA Ver 12, Excel với các thuật toán thống kê y học.

Sử dụng tần suất và tỷ lệ % để mô tả các biến số định tính, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn mô tả các biến số định lượng. Sử dụng Kiểm định Chi2 và mức ý nghĩa p để xác định mối liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành.

<i><b>2.8. Đạo đức nghiên cứu </b></i>

Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành và chỉ thực hiện nghiên cứu khi được chấp thuận.

Nghiên cứu được thực hiện trên tinh thần tơn trọng bí mật riêng tư của đối tượng nghiên cứu. Người nghiên cứu chỉ sử dụng các số liệu, thông tin thu thập được phục vụ cho mục đích nghiên cứu, khơng sử đụng cho mục đích khác.

Nghiên cứu đã được tiến hành sau khi thông qua Hội đồng Đạo đức, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và sự đồng ý của Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Chương 3 </b>

<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>

Tất cả các cán bộ tuyến đầu chống dịch được mời tham gia phỏng vấn, trong đó có 399 người đồng ý tham gia và trả lời đầy đủ các câu hỏi.

<b>3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu </b>

<i><b>Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu </b></i>

Tuổi trung bình của nhóm cán bộ tuyến đầu chống dịch là 41 ± 10,6. Nhóm tuổi từ 31 đến 45 tuổi, chiếm 45,61%. Tiếp đó là nhóm từ 46 tuổi trở lên và từ 30 tuổi trở xuống, chiếm lần lượt 36,09% và 18,30%.

<i><b>Bảng 3.2. Phân bố cán bộ tuyến đầu chống dịch theo giới </b></i>

Trong 399 người tham gia nghiên cứu thì nữ giới chiếm đa số, tỷ lệ là 61,65%, nam giới chiếm 38,35%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i><b>Bảng 3.3. Phân bố cán bộ tuyến đầu chống dịch theo dân tộc </b></i>

Hơn 2/3 cán bộ tuyến đầu chống dịch thuộc dân tộc Kinh, chiếm 77,19%. Còn lại 22,81% là các dân tộc thiểu số.

<i><b>Bảng 3.4. Phân bố cán bộ tuyến đầu chống dịch theo trình độ học vấn </b></i>

Đối tượng nghiên cứu có trình độ từ đại học trở lên là 257/399 người (64,41%); trong đó đại học chiếm 48,87% và sau đại học chiếm 15,54%. Trình độ trung học và tiểu học lần lượt là 35,34% và 0,25%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><b>Bảng 3.5. Phân bố cán bộ tuyến đầu chống dịch theo số năm công tác liên </b></i>

Thời gian cơng tác phịng chống dịch từ 6 năm trở lên chiếm 60,65%, còn lại 39,35% là từ 5 năm trở xuống.

<i><b>Bảng 3.6. Phân bố cán bộ tuyến đầu chống dịch theo vị trí việc làm. </b></i>

Cán bộ y tế có 175/399 người chiếm 43,86%; tổ COVID cộng đồng có 144/399 người chiếm 36,09%; thành viên Ban chỉ đạo có 41/399 và cán bộ tại khu cách ly tương có 37/399 chiếm lần lượt 10,28% và 9,27%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b>Bảng 3.7. Nguồn thơng tin chung về vắc xin phịng COVID-19 </b></i>

Đối tượng nghiên cứu nhận thông tin từ báo đài và cơ quan đơn vị với lần lượt tỷ lệ là 73,44% và 69,92 %. Tiếp theo là các nguồn khác như mạng xã hội 11,53%; và bạn bè người thân 3,26%.

<i><b>Bảng 3.8. Lý lo tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 </b></i>

<i>Nhận xét: </i>

Lý do tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 để phòng bệnh chiếm tỷ lệ 90,23%. Lý do vắc xin được cấp miễn phí chiếm 8,52% và theo sự phân cơng là 6,02%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 </b>

<i><b>Bảng 3.9. Kiến thức về lợi ích của tiêm phịng vắc xin COVID-19 </b></i>

<b>(người) <sup>Tỷ lệ (%) </sup></b>

Lợi ích về khả năng giảm nhẹ nguy cơ bệnh tiến triển nặng và tử vong

<i>Nhận xét: </i>

100% người phỏng vấn trả lời đúng lợi ích về khả năng giảm nhẹ nguy cơ bệnh tiến triển nặng và tử vong của tiêm phòng vắc xin.

<b>Bảng 3.10. Kiến thức về việc thực hiện 5K sau tiêm vắc xin phịng </b>

Có 393 người trả lời đúng kiến thức về việc vẫn cần thực hiện 5K sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 đạt 98,5%. 6 người trả lời sai, chiếm 1,5%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i><b>Bảng 3.11. Kiến thức về số lượng các loại vắc xin phòng COVID-19 </b></i>

<b>Kiến thức về số lượng vắc xin phòng COVID-19 được phê duyệt </b>

Có 107/399 đối tượng phỏng vấn trả lời đúng số lượng các loại vắc xin phòng COVID-19, chiếm 26,82%. Còn lại 292 người trả sai, chiếm 73,18%.

<i><b>Bảng 3.12. Kiến thức về khả năng mắc bệnh do tiêm phòng vắc xin phịng </b></i>

Có 165/399 người phỏng vấn trả lời đúng về khả năng mắc bệnh do tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 chiếm 50,88%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i><b>Bảng 3.13. Kiến thức về thời gian theo dõi sau tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 </b></i>

<b>Kiến thức về thời gian theo dõi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 </b>

Có 97,74% đối tượng nghiên cứu lựa chọn cần theo dõi theo dõi sau tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 là 30 phút. 2,26 % không biết về thời gian theo dõi sau tiêm.

<i><b>Bảng 3.14. Kiến thức về tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 </b></i>

<b>Kiến thức về cần tiêm liều nhắc lại vắc </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i><b>Bảng 3.15. Kiến thức các phản ứng sau tiêm </b></i>

Miệng: tê quanh môi và/hoặc lưỡi 256 64,16 Tồn thân: mạch yếu, chóng mặt, chống, cảm

giác muốn ngã, chân tay co quắp

301 75,43

Họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc 262 65,66 Da (phát ban, sưng, tím tái hoặc đỏ da) 193 48,37 Tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng 223 55,89 Hơ hấp: thở dốc, thở khị khè, thở rít, khó thở, cảm

giác nghẹt thở.

391 97,99

<i>Nhận xét: </i>

Có 96,74% và 99,74% đối tượng phỏng vấn biết về phản ứng thông thường là sốt và tăng cảm giác tại vị trí tiêm. 77,44% biết về đau cơ, khớp và 72,68% biết về cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, bồn chồn.

Có 97,99% đối tượng phỏng vấn biết về phản ứng nghiêm trọng ở hô hấp, trong khi 64,16% biết về phản ứng nghiêm trọng ở miệng: tê quanh môi và/hoặc lưỡi; 65,66% biết về phản ứng tại họng: ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc; 48,37% biết về phản ứng tại da (phát ban, sưng, tím tái hoặc đỏ da); 55,89% biết về phản ứng tại tiêu hóa: nơn, tiêu chảy, đau quặn bụng.

</div>

×