Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 145 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC </b>
<i><b>TRẦN LÊ VÂN </b></i>
<b>THANH HĨA, NĂM 2023 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC </b>
<i><b>TRẦN LÊ VÂN </b></i>
<i><b>Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 8.31.05.01 </b></i>
<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Trưởng </b>
<b>THANH HÓA, Tháng 5 - 2023 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>LỜI CAM ĐOAN </b>
<i>Học viên Trần Lê Vân xin cam đoan bản luận văn “Nghiên cứu nông, lâm, thủy sản ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa” là cơng trình nghiên cứu </i>
khoa học độc lập của riêng bản thân tôi. Những số liệu, kết quả nghiên cứu, phân tích và nhận xét trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
<b>Người cam đoan </b>
<b>Trần Lê Vân </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b> LỜI CÁM ƠN </b>
<i>Trong thời gian 24 tháng học tập và hoàn thành đề tài luận văn “Nghiên cứu nông, lâm, thủy sản ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”, Trần Lê Vân </i>
đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, đóng góp quý báu của rất nhiều tập thể và cá nhân.
Đầu tiên, tơi bày tỏ lịng kính trọng và tri ân sâu sắc đến PGS.TS Lê Văn Trưởng đã khơi dậy trong tôi những cảm hứng và khao khát tri thức Địa lí, đã tận tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài luận văn.Tác giả đặc biệt cám ơn PGS.TS Lê Văn Trưởng-chủ trì đề tài KHCN cấp bộ “ Nghiên cứu các hệ thống sản xuất nông nghiệp đô thị ở Thành phố Thanh Hóa” (Mã số: B 2009-42-02) đã cho phép bản thân tôi sử dụng kết quả của đề tài này.
Trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các cô thầy thuộc Bộ môn Địa lí và Khoa Khoa học xã hội - Trường Đại học Hồng Đức; Tập thể cán bộ, giáo viên tổ Xã hội và Trường THCS Lý Tự Trọng, Thành phố Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn. Trân trọng cảm ơn UBND TP Thanh Hóa cùng các cơ quan của UBND TP đã cung cấp số liệu, tài liệu giúp tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng xin gửi cảm ơn và tri ân đến gia đình và bạn bè đã sẻ chia và đồng hành cùng tôi trong suốt hai năm học Cao học trong điều kiện lo lắng vì đại dịch Covid-19.
Mặc dù đã rất cố gắng song luận văn của tơi chắc chắn vẫn cịn những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q cơ thầy và các bạn để giúp tơi hồn thiện luận văn này!
Trân trọng cảm ơn!
<b>Tác giả luận văn </b>
<b>Trần Lê Vân </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ... 2
4. Nội dung nghiên cứu ... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ... 3
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn ... 4
7. Cấu trúc nội dung luận văn ... 4
<b>Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN ... 5 </b>
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về nơng, lâm, thủy sản ở Việt Nam ... 5
1.1.1. Một số nghiên cứu ở Việt Nam ... 5
1.1.2. Một số nghiên cứu về nông, lâm, thủy sản ở Thành phố Thanh Hóa ... 6
1.2. Cơ sở lí luận về phát triển nông, lâm, thủy sản ... 8
1.2.1. Một số khái niệm liên quan ... 8
1.2.2. Vai trị của nơng, lâm, thủy sản đối với đơ thị ... 10
1.2.3. Một số lí thuyết về phát triển nông, lâm, thủy sản ở đô thị ... 14
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thủy sản .. 17
1.2.5. Một số hình thức tổ chức khơng gian sản xuất NLTS ... 22
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông, lâm, thủy sản vận dụng cho
Thành phố Thanh Hóa ... 24
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông, lâm, thủy sản ... 25
1.3.1. Phát triển nông, lâm thủy sản ở một số đô thị trên thế giới ... 25
1.3.2. Phát triển nông, lâm thủy sản ở một số đô thị của Việt Nam ... 27
Tiểu kết chương 1 ... 30
<b>Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA ... 31 </b>
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thủy sản ở TP Thanh Hóa ... 31
2.1.1. Vị trí địa lý ... 31
2.1.2. Các nhân tố tự nhiên. ... 31
2.1.3. Các nhân tố kinh tế xã hội ... 33
2.2. Thực trạng phát triển NLTS ở TP Thanh Hóa ... 37
2.2.1. Khái quát chung về ngành NLTS ở TP Thanh Hóa ... 37
<b>Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN THÀNH PHỐ THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030 ... 81 </b>
3.1. Định hướng phát triển NLTS TP Thanh Hóa ... 81
3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng và các giải pháp ... 81
3.1.2. Mục tiêu phát triển NLTS TP Thanh Hóa đến năm 2030... 83
3.1.3. Định hướng phát triển NLTS TP Thanh Hóa đến năm 2030... 83
3.2. Các giải pháp phát triển nông, lâm, thủy sản chủ yếu ở Thành phố Thanh Hóa ... 85
3.2.1. Nhóm giải pháp chung ... 85
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể cho vườn đô thị và trang trại ... 91
Tiểu kết chương 3 ... 93
<b>KẾT LUẬN ... 94 </b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 96 PHỤ LỤC ... P1 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><small> </small>
<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt </b>
<b>TT Ký hiệu Nguyên nghĩa TT Ký hiệu Nguyên nghĩa </b>
1 CAQ Cây ăn quả 12 KT-XH Kinh tế-xã hội 2 CCN Cây công nghiệp 13 NLTS Nông-lâm-thủy sản 3 CNC Công nghệ cao 14 TP Thành phố
4 CNH Cơng nghiệp hóa 15 NNHC Nông nghiệp hữu cơ 5 ĐTH Đơ thị hóa 16 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam triển nông thôn 9 GTVT Giao thông vận tải 20 UBND Ủy ban nhân dân
11 KHCN Khoa học công nghệ
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>
Bảng 2.1. Lao động đang làm việc phân theo khu vực của TP Thanh Hóa giai đoạn 2016-2022 ... 34 Bảng 2.2. GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP của TP Thanh Hóa giai
đoạn 2016-2022 ... 37 Bảng 2.3. GTSX (Tỉ đồng giá SS năm 2016) và tốc độ tăng trưởng
GTSX trung bình năm (%) NLTS của TP Thanh Hóa giai Bảng 2.6. GTSX (Tỉ đồng giá SS năm 2016) và tốc độ tăng trưởng
GTSX NLTS trung bình năm của TP Thanh Hóa giai đoạn 2016-2022 ... 43 Bảng 2.7. GTSX (giá HH) và cơ cấu GTSX nơng nghiệp của TP Thanh
Hóa giai đoạn 2012-2022 ... 44 Bảng 2.8. Diện tích đất nơng nghiệp và cơ cấu diện tích đất sản xuất
nông nghiệp của TP Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2022 ... 45 Bảng 2.9. Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng của TP
Thanh Hóa giai đoạn 2016-2021 ... 46 Bảng 2.10. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của TP Thanh
Hóa giai đoạn 2016– 2022 ... 48 Bảng 2.11. Diện tích, năng suất và sản lượng ngơ cả năm của TP Thanh
Hóa giai đoạn 2016– 2022 ... 49 Bảng 2.12. Diện tích, năng suất và sản lượng rau của TP Thanh Hóa giai
đoạn 2016 – 2022 ... 50 Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu về cây cơng nghiệp của TP Thanh Hóa giai
đoạn 2016– 2022 ... 52
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Bảng 2.14. Diện tích một số loại hoa, cây cảnh chủ yếu của TP Thanh Bảng 2.17. Chăn nuôi gia cầm trên địa bàn TP Thanh Hóa với vùng
Đồng bằng và Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020 ... 60 Bảng 2.18. So sánh tình hình chăn ni lợn trên địa bàn TP Thanh Hóa với
vùng Đồng bằng và Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020 ... 61 Bảng 2.19. Tổng đàn và thịt lợn hơi TP Thanh Hóa giai đoạn 2016-2022 ... 62 Bảng 2.20. GTSX và cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp của TP Thanh Hóa
giai đoạn 2016-2022 ... 65 Bảng 2.21. Danh mục các công viên, quảng trường ở TP Thanh Hóa ... 66 Bảng 2.22. Diện tích ni trồng thủy sản TP Thanh Hóa giai đoạn 2016-2021 ... 70 Bảng 2.23. Quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản ở TP Thanh Hóa giai
đoạn 2016-2022 ... 71
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>DANH MỤC HÌNH VẼ </b>
Hình 2.1. Cơ cấu GRDP phân theo nhóm ngành kinh tế của TP Thanh Hóa năm 2016 và 2022 (Giá hiện hành). ... 38 Hình 2.2. GTSX NLTS bình quân trên 1 ha đất canh tác của TP Thanh
Hóa giai đoạn 2016-2022 (Giá HH) ... 40 Hình 2.3. Sản lượng lương thực bình qn đầu người TP Thanh Hóa ... 47 Hình 2.4. Diện tích một số cây ăn quả ở TP Thanh Hóa năm 2016 và 2022 .... 53 Hình 2.5. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hecta mặt nước NTTS ở TP
Thanh Hóa một số năm ... 72 Hình 2.6. Sản lượng thủy sản khai thác và ni trồng ở TP Thanh Hóa
giai đoạn 2016-2022 ... 73
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>MỞ ĐẦU </b>
<b>1. Lí do chọn đề tài </b>
Nông, lâm, thủy sản là ngành sản xuất có từ rất lâu đời và cho đến nay vẫn giữ được vai trò quan trọng trong các hình thái kinh tế - xã hội. Đối với các đô thị, NLTS không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sử dụng và bảo vệ đất đai, nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo ra những đô thị xanh, đô thị sinh thái.
Ở nước ta cũng vậy, dù cho sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng cường các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, nhưng năm 2020, NLTS vẫn đóng góp 12,56% GDP, thu hút 62,88% dân số và 29,1% lao động của cả nước [28].
TP Thanh Hóa là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kĩ thuật hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa và Bắc Trung Bộ có 30 phường, 4 xã với diện tích 146,77 km<small>2</small> và số dân là 359.910 người (2019). Trong thời gian 2009-2022, diện tích của TP Thanh Hóa tăng lên gấp 2,53 lần và dân số cư trú thường xuyên tăng 1,73 lần (57,94 km<small>2</small> và 207.698 người năm 2009). Hai nhân tố này đã làm thay đổi mọi mặt của TP Thanh Hóa, trong đó vị trí trong cơ cấu kinh tế của NLTS không ngừng giảm xuống. Đến năm 2022, NLTS chỉ chiếm 2,9% GRDP [42] và 20% dân số của TP.
Mặc dù chiếm tỉ trọng nhỏ, nhưng NLTS của TP Thanh Hóa vẫn phải cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sống cho đô thị gần 40 vạn dân, tạo công ăn việc làm cho lao động ngoại thành, tạo không gian xanh cho thành phố. Sự phát triển NLTS ở TP Thanh Hóa diễn ra trong điều kiện diện tích đất canh tác đang dần thu hẹp do tác động mạnh của quá trình CNH, ĐTH đang diễn ra nhanh.
NLTS TP Thanh Hóa phải phát triển như thế nào để vừa đóng góp trong phát triển kinh tế vừa tạo ra các nông phẩm chất lượng, phục vụ cho đô
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">thị, du lịch; góp phần đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP); bảo tồn các giá trị văn hóa, mơi trường sinh thái theo hướng đô thị xanh, đô thị sinh thái là một vấn đề quan trọng.
<i><b>Vì những lí do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Nghiên cứu nông, lâm, </b></i>
<i><b>thủy sản ở thành phố Thanh Hóa” làm đề tài luận văn Thạc sĩ. </b></i>
<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>
Vận dụng lý luận và phương pháp của địa lí học các khoa học liên quan để phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá hiện trạng sản xuất NLTS, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần phát triển N,L,TS ở TP Thanh Hóa theo hướng hiện đại .
<b>3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu </b>
<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>
Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở TP Thanh Hóa.
<b>4. Nội dung nghiên cứu </b>
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển NLTS ở trong và ngoài nước để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố NLTS của TP Thanh Hóa.
- Đánh giá hiện trạng phát triển NLTS của TP Thanh Hóa giai đoạn 2016- 2022.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển NLTS ở TP Thanh Hóa đến năm 2030 theo hướng hiện đại và bền vững.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>
<i><b>5.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu </b></i>
Tác giả đã sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin, chọc lọc các nguồn tài liệu từ các cơng trình nghiên cứu của các tác giả, tư liệu, số liệu, các văn bản pháp quy… của Tổng cục Thống kê, Chi cục Thống kê, Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Thanh Hóa; của UBND và các phịng ban của TP Thanh Hóa để khái quát hóa thành một hệ thống lý luận cơ bản về phát triển NLTS và xử lí các số liệu thống kê, các thơng tin để rút ra các nhận xét trong luận văn.
<i><b>5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh </b></i>
Chúng tơi ứng dụng nhóm phương pháp này để xử lý tài liệu sau khi đã thu thập được, từ đó rút ra những nhận định hoặc kết luận. Tác giả đã dùng phương pháp này để phân tích, đánh giá sự phát triển NLTS ở TP Thanh Hóa và so sánh với các địa phương ở Thanh Hóa và cả nước để nhận ra những đặc trưng nổi bật của NLTS ở TP này.
<i><b>5.3. Phương pháp bản đồ và sử dụng công cụ GIS </b></i>
Phương pháp phân tích trên bản đồ giúp nhận biết được sự phân bố không gian của sản xuất NLTS ở TP Thanh Hóa. Các phần mềm Microsoft Office Excel, MapInfo.... được sử dụng để xử lí số liệu thống kê, thành lập cơ sở dữ liệu, xây dựng các biểu đồ, sơ đồ, các bản đồ chuyên đề và thể hiện một số kết quả nghiên cứu. Cụ thể tác giả đã xây dựng Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến NLTS TP Thanh Hóa và Bản đồ hiện trạng phát triển NLTS TP Thanh Hóa.
<i><b>5.4. Phương pháp khảo sát thực địa </b></i>
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thu thập các tài liệu thực tế về các hoạt động NLTS của TP Thanh Hóa. Chúng tơi tập trung khảo sát các trang trại, nông hộ, một số xã ngoại thành .. là nơi còn hạn chế về nguồn tài liệu thống kê (xem phụ lục…)
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><b>6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn </b>
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển NLTS và lựa chọn các tiêu chí để vận dụng vào nghiên cứu NLTS ở TP Thanh Hóa.
- Phân tích được những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố NLTS ở TP Thanh Hóa.
- Đánh giá được thực trạng phát triển NLTS theo ngành và theo lãnh thổ ở TP Thanh Hóa.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển NLTS của TP Thanh Hóa đến năm 2030 theo hướng hiệu quả và bền vững.
<b>7. Cấu trúc nội dung luận văn </b>
Luận văn này có 5 phần: ngồi hai phần nhỏ là phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
<b>Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển NLTS </b>
<b>Chương 2: Thực trạng phát triển NLTS ở TP Thanh Hóa giai đoạn </b>
2016-2022
<b>Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển NLTS ở TP Thanh Hóa </b>
đến năm 2030.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><b>Chương 1 </b>
<b>CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN </b>
<b>1.1. Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu về nông, lâm, thủy sản ở Việt Nam </b>
<i><b>1.1.1. Một số nghiên cứu ở Việt Nam </b></i>
Trên cơ sở quan niệm chung về nông nghiệp, các nhà nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu một hình thái mới của nơng nghiệp, đó là nơng nghiệp đơ thị (NNĐT). Năm 1986, GS Lê Thông (1986) chú ý đến hướng nghiên cứu nông nghiệp ngoại thành [23]. Năm 2004, Lê Quốc Doanh đã nhận thấy rằng, bên cạnh những thế mạnh, nông nghiệp ngoại thành cũng có nhiều hạn chế như khơng gian (địa bàn) sản xuất thiếu ổn định, diện tích đất canh tác giảm mạnh, hệ thống canh tác chịu ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm (đặc biệt là nguồn nước và đất) do tác động của quá trình ĐTH...[10].
Nghiên cứu trực tiếp về NNĐT ở nước ta có thể kể đến các tác giả Phong Hải Tên (2003) [19], Mai Thị Phương Anh (2001), Lê Đức Thịnh (2005), Lê Văn Trưởng (2008) [34]. Đáng chú ý là Lê Văn Trưởng (2008) cho rằng mầm mống của NNĐT ở nước ta đã có ngay từ thời phong kiến. Chúng đã có mặt ở các đô thị (thành) cổ. Bước sang thời kì Pháp thuộc, NNĐT tiếp tục được phát triển thêm một bước và mang dáng dấp của NNĐT hiện đại. Trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta ngày nay, ngay cả khi các đô thị phát triển rất mạnh (như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng..), thì trong lịng của chúng vẫn có các khu vực nơng nghiệp [34]. NNĐT cũng là đề tài của một số luận án tiến sĩ như của Trần Trọng Phương (2012) Lê Văn Thơ (2012), Vũ Thị Mai Hương (2014), Lê Mỹ Dung (2015) [8]...
Các nhà địa lý có truyền thống nghiên cứu tổ chức lãnh thổ của NLTS.. GS Lê Thông (1986) cho rằng TCLTNN là các mối liên hệ không gian giữa các bộ phận tự nhiên, dân cư, kinh tế nông nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong quá trình sản xuất [23]. GS Nguyễn Viết
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Thịnh (1995) quan niệm TCLTNN là tổ chức các không gian nông nghiệp trên cơ sở đánh giá tác động tổng hợp của các nhân tố tương đối tĩnh (các điều kiện sinh thái nông nghiệp) và các nhân tố động (với các mức độ khác nhau) như dân cư, lao động, mạng lưới đô thị, kết cấu hạ tầng sản xuất và sinh hoạt, thị trường nơng sản, chính sách phát triển... nhằm đánh giá được sự phân hóa lãnh thổ Nơng nghiệp đã định hình, sự hợp lí và chưa hợp lí của nó rồi đưa ra một (hoặc hai, ba) phương án định hướng TCLTNN, trong đó phát hiện chính xác các địa bàn trọng điểm phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, đồng thời phát hiện các vùng khó khăn để đề xuất các chính sách phát triển phù hợp [22].
<i><b>1.1.2. Một số nghiên cứu về nông, lâm, thủy sản ở Thành phố Thanh Hóa </b></i>
Nghiên cứu về nơng nghiệp ở TP Thanh Hóa rất hạn chế. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chỉ thu thập được một số cơng trình tiêu biểu sau đây.
Năm 2007, Lê Văn Trưởng và Lê Kim Chi đã công bố “Kết quả khảo sát tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và TX Sầm Sơn” [32].
Năm 2012, với đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu các hệ thống sản xuất NNĐT ở Thành phố Thanh Hóa”, Lê Văn Trưởng đã dựa vào 7 tiêu chí để xác định các hệ thống sản xuất NNĐT bao gồm: địa bàn phân bố sản xuất, chủ thể, mục đích của sản xuất, sản phẩm, mức độ thương mại hóa, kỹ thuật sản xuất và công nghệ sử dụng, qui mô sản xuất. Từ đó nhóm nghiên cứu đã xác định được ở TP Thanh Hóa, vào thời điểm năm 2012, có 10 hệ thống sản xuất NNĐT bao gồm: Hệ thống sản xuất nông nghiệp tại nơi ở; Hệ thống sản xuất nông nghiệp trên đất công; Hệ thống sản xuất nông nghiệp tại các khuôn viên; Hệ thống công viên; Hệ thống vườn thương mại quy mô nhỏ; Hệ thống trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ; Hệ thống nuôi thủy sản; Hệ thống lâm nghiệp đơ thị; Xí nghiệp nông nghiệp và Hệ thống trang trại đa chức năng. Đồng thời tác giả cũng đã đề xuất được các giải pháp để hỗ trợ, phát triển bền vững 10 hệ thống NNĐT trên [26].
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Năm 2016, trong bài báo “Thực trạng và giải pháp phát triển cây bóng mát đường phố trên địa bàn thành phố Thanh Hóa”, tác giả Đặng Lâm Hà đã phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống cây xanh đường phố cho TP Thanh Hóa [11].
Trong Luận văn thạc sĩ của mình, tác giả Nguyễn Hồng Thanh (2019) đã đánh giá ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa ở TP Thanh Hóa đến việc sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của nông dân ở thành phố này trong giai đoạn 2013-2018 [20].
Ngay sau khi điều chỉnh địa giới hành chính gần đây nhất (năm 2015), TP Thanh Hóa đã xây dựng và ban hành các quy hoạch phát triển mới nhằm đáp ứng tình hình và những yêu cầu mới, đó là “Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25-10-2020 của Ban thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa về xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” Đó là phát triển tồn diện, xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch hướng tới xuất khẩu, tăng nhanh giá trị trên một ha diện tích gắn với bảo vệ mơi trường [26].
Năm 2022, Nguyễn Xuân Phi công bố cuốn sách “Đô thị xanh, thông minh. Từ thực tiễn thành phố Thanh Hóa”. Đây là một cơng trình nghiên cứu khá tồn diện về TP Thanh Hóa, trong đó tác giả đã đề cấp đến đô thị xanh, một hướng phát triển đơ thị có lợi cho phát triển NLTS [18].
Năm 2022, Trần Lê Vân và Lê Tố Uyên đã công bố nghiên cứu “Tác động của đơ thị hóa tới sự hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ Nông nghiệp ở thành phố Thanh Hóa. Trong nghiên cứu này, sau khi nhận ra 5 đặc điểm quá trình đơ thị hóa, đã phân tích 9 hình thức tổ chức lãnh thổ Nông nghiệp bao gồm: vườn đô thị, sản xuất nông nghiệp trên đất công, khuôn viên, công viên, khu vực nuôi thủy sản, lâm nghiệp đô thị, trang trại, vùng chuyên canh và vành đai nông nghiệp. Hai tác giả này cũng đã đề xuất các giải pháp để phát triển hiệu quả các hình thức tổ chức lãnh thổ Nơng nghiệp này [48]. Nghiên cứu trên đây của Trần Lê Vân và Lê Tố Uyên là một trong những cơ sở quan trọng Trần Lê Vân hoàn thành bản luận văn này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">Các kết quả tổng quan trên đây, không chỉ giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về NNĐT của Việt Nam và TP Thanh Hóa, mà quan trọng hơn là giúp tác giả đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn định hướng cho việc triển khai nghiên cứu và lựa chọn các giải pháp phát triển NNĐT trên địa bàn TP Thanh Hóa.
<b>1.2. Cơ sở lí luận về phát triển nông, lâm, thủy sản </b>
<i><b>1.2.1. Một số khái niệm liên quan </b></i>
<i><b>- Nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã </b></i>
hội, NN sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực
<i>phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp [1]. </i>
Nông nghiệp được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp chỉ gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Nông nghiệp là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp, để tiến hành CNH, HĐH và ĐTH (cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, đất, lao động, thị trường, tiền vốn cho công nghiệp và đô thị...).
Nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn là một sinh kế có vai trị quan trọng trong việc giảm nghèo,. Đồng thời NN còn là nơi nuôi dưỡng và cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ môi trường...
<i><b>- Nông nghiệp đô thị. Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế như </b></i>
FAO, UNDP cũng như của các nhà khoa học như René Van Veenhuizen (2006), Mougeot (2000), Lê Văn Trưởng (2008) [34]... thì NNĐT là một ngành sản xuất ở trung tâm, ngoại ô và vùng lân cận đơ thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và phân phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng các nguồn lực TN và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm và dịch vụ cao cấp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">NNĐT bao gồm nông nghiệp nội đô và nông nghiệp ven đô, ngoại thành với các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản [34].
<i><b>+ Nông nghiệp nội đô là các hoạt động sản xuất nông nghiệp được tổ </b></i>
chức tại các diện tích nhỏ xen cài trong đơ thị; hoặc các hoạt động sản xuất nông nghiệp không cần mặt đất (như sân thượng, ban công, trong các giá thể treo, tại các trang trại thẳng đứng-skyfarm...); trồng cây xanh phân tán, cây xanh viên, cây xanh đường phố, cây xanh tại các khuôn viên, cây xanh xung quanh các khu công nghiệp... [36]
<i><b>+ Nông nghiệp vùng ven đô, ngoại thành là tập hợp các hoạt động sản </b></i>
xuất nông nghiệp ở vùng ngoại thành (hay vùng ven đô). Đây là vùng cung cấp nông sản chủ yếu cho vùng nội đô, nhưng đồng thời lại cũng chính là những vùng có tranh chấp gay gắt giữa sản xuất nông nghiệp với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp như công nghiệp, xây dựng nhà ở, dịch vụ, mở rộng đường xá…
Do quỹ đất đơ thị khơng cịn nhiều và thường xuyên thu hẹp, nên giá đất đai khá đắt. Quá trình ĐTH nhanh, dân số càng đông với mật độ cao và kinh tế ngày càng phát triển đã làm cho diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, môi trường bị ơ nhiễm nghiêm trọng...Vì thế mà các đô thị đều hướng đến nền nơng nghiệp tuần hồn, nơng nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững [36].
<i><b>- Nông nghiệp sinh thái. Theo Lê Văn Khoa (1999), nền nông nghiệp </b></i>
sinh thái là “nền nông nghiệp kết hợp hài hịa những ưu điểm, tích cực của nơng nghiệp hóa học và nơng nghiệp hữu cơ một cách hợp lý và có chọn lọc nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không gây hại đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai (nông nghiệp bền vững); thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp, nghĩa là phải đạt năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt với mức đầu tư vật chất ít và hiệu quả kinh tế cao” [8]. Để phát triển một cách hiệu quả, ổn định và bền vững thì nơng nghiệp ở các đô thị phải xây dựng theo hướng NNĐT sinh thái.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><i><b>- Phát triển nông, lâm, thủy sản là một quá trình thay đổi về mọi mặt </b></i>
của NLTS trong một thời kỳ nhất định. Quá trình này bao gồm sự tăng trưởng về quy mơ giá trị sản xuất, sự hồn thiện về cơ cấu và sự nâng cao về hiệu quả KTXH của sản xuất NLTS [8]
<i><b>- Cơ cấu nông, lâm, thủy sản. CC NLTS “tổng thể các mối quan hệ </b></i>
kinh tế trong sản xuất nông nghiệp; có mối quan hệ hữu cơ gắn bó với nhau theo những tỉ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan về mặt chất. Các bộ phận kinh tế tác động qua lại lẫn nhau trong không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện KT - XH nhất định nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao” [13]. CCNN bao gồm 3 bộ phận chủ yếu: CCNN theo ngành, CCNN theo lãnh thổ và CCNN theo thành phần kinh tế [40].
<i><b>- Chuyển dịch cơ cấu nông, lâm, thủy sản. Chuyển dịch CCNLTS </b></i>
trong điều kiện kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa chính là “q trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về quy mô, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường, đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nơng nghiệp mang tính ổn định cao hơn và phát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trường và hội nhập” [14].
<i><b>1.2.2. Vai trị của nơng, lâm, thủy sản đối với đơ thị </b></i>
<i><b>- NLTS góp phần đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng đơ thị. </b></i>
Sự đóng góp của NLTS để tăng cường an ninh lương thực đô thị và dinh dưỡng cho đô thị, đặc biệt là của những bộ phận dân cư nghèo. Sản xuất lương thực trong thành phố trong nhiều trường hợp là phản ứng của người nghèo đô thị trước khả năng tiếp cận lương thực không đầy đủ, không đáng tin cậy và không thường xuyên, cũng như thiếu sức mua. Hầu hết các thành phố ở các nước đang phát triển không thể tạo ra đủ cơ hội thu nhập (chính thức hoặc khơng chính thức) cho dân số đang tăng nhanh.
Ngân hàng Thế giới (2000) ước tính rằng khoảng 50% người nghèo sống ở khu vực thành thị (so với chỉ 25% vào năm 1988). Người ta cho rằng
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">tình trạng mất an ninh lương thực ở đơ thị sẽ cịn gia tăng trong những thập kỷ tới (Argenti, FAO, 2000).Chi phí cung cấp và phân phối lương thực từ nông thôn ra thành thị hay nhập khẩu lương thực cho các thành phố liên tục tăng cao. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sự sẵn có của các cơ sở bảo quản lạnh vẫn còn rất hạn chế, điều này hạn chế các loại sản phẩm mà các vùng nơng nghiệp có thể vận chuyển đến các thành phố và tạo ra lợi thế tương đối cho NNĐT.NNĐT có thể cải thiện cả lượng thức ăn (cải thiện khả năng tiếp cận nguồn protein rẻ) và chất lượng thực phẩm của người nghèo thành thị (các gia đình nghèo ở thành thị làm nông nghiệp ăn nhiều rau tươi hơn các gia đình khác có cùng mức thu nhập. UNDP (1996) và FAO (1999) cho rằng hơn 200 triệu nông dân đô thị cung cấp lương thực cho thị trường đô thị và 600 triệu cư dân đơ thị khác đang tích cực tham gia vào NNĐT để kiếm sống bằng cách trao đổi hoặc bán những thứ dư thừa. Những nông dân thành thị này sản xuất một lượng thực phẩm đáng kể cho người tiêu dùng thành thị. Một ước tính toàn cầu là 15-20% lương thực của thế giới được sản xuất ở các khu vực thành thị (Margaret Armar Klemesu 2000). Khi chúng tôi tập trung vào các sản phẩm cụ thể, tỷ lệ phần trăm này ở hầu hết các thành phố đều tăng đến 60% hoặc hơn tổng nguồn cung. Ở Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada và Úc, ngày càng có nhiều hộ gia đình làm vườn hoặc tìm cách mua thực phẩm trực tiếp từ nông dân trong khu vực của họ do lo ngại về chất lượng thực phẩm được sản xuất công nghiệp hoặc các mối quan tâm về xã hội và sinh thái (thực phẩm tốt cho sức khỏe, “mua hàng địa phương và hữu cơ”, nông nghiệp được người tiêu dùng hỗ trợ, chương trình hộp thực phẩm, phong trào “thức ăn chậm”).
<i><b>- NNĐT giúp phát triển kinh tế. </b></i>
Cấp quốc gia: NNĐT bổ sung cho nông nghiệp nông thôn ở chỗ: nó cung cấp các sản phẩm mà nông nghiệp nông thôn không thể cung cấp dễ dàng (ví dụ: các sản phẩm dễ hỏng, các sản phẩm yêu cầu vận chuyển nhanh khi thu hoạch), hoặc có thể giải phóng đất nơng thơn để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; và có thể thay thế nhập khẩu lương thực (IDRC 1998).
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Cấp thành phố: NNĐT là một ngành kinh tế quan trọng, mặc dù ở nhiều thành phố phần lớn là khu vực phi chính thức do thiếu sự cơng nhận và hỗ trợ chính thức. Đối với các loại dân cư đơ thị và cận đơ thị, NNĐT là chính hoặc nguồn thu nhập bổ sung quan trọng và đối với những người nhập cư và thất nghiệp gần đây, nó tạo thành một chiến lược sinh tồn quan trọng.
NNĐT cũng kích thích các hoạt động kinh tế liên quan và phát triển doanh nghiệp trong cung cấp đầu vào (ví dụ: thu gom chất thải hữu cơ đô thị và sản xuất phân hữu cơ), chế biến nông sản (ở cấp hộ gia đình, bởi các hợp tác xã hoặc các doanh nghiệp nhỏ và lớn hơn) và tiếp thị (tại trang trại cổng, bằng xe đẩy hoặc tại một cửa hàng địa phương hoặc chợ địa phương, tại các chợ trung tâm hoặc siêu thị và những người mua sản phẩm khác).
Đáng chú ý du lịch nông nghiệp ven đơ và nơng nghiệp đa mục tiêu nói chung như một “ngành công nghiệp xanh” đang phát triển nhanh chóng ở nhiều nơi trên thế giới.
<i><b>- NNĐT có nhiều tác động xã hội. NNĐT có thể hoạt động như một </b></i>
chiến lược quan trọng để xóa đói giảm nghèo và hịa nhập xã hội của những người mới đến và các nhóm thiệt thịi trong hệ thống kinh tế xã hội đô thị.Một số ví dụ về các thành phố và tổ chức phi chính phủ đã khởi xướng các dự án NNĐT liên quan đến các nhóm yếu thế như hộ gia đình có chủ hộ là phụ nữ, người mới nhập cư, thanh niên thất nghiệp, người già có lương hưu thấp, v.v., với mục đích hịa nhập họ mạnh mẽ hơn vào mạng lưới đô thị và để cung cấp cho họ một sinh kế tốt. Các dự án không chỉ mang lại lương thực và thu nhập mà còn giúp nâng cao lòng tự trọng, nâng cao năng lực tự quản lý và tương tác nhiều hơn với các chủ thể khác trong cộng đồng xã hội đô thị.Một số thành phố ở Hoa Kỳ cũng như ở các quốc gia khác sử dụng các dự án làm vườn cộng đồng như một cách để nâng cấp một số khu dân cư nhất định bằng cách thu hồi các không gian mở dần dần trở thành bãi rác khơng chính thức và thường là nơi sinh sản của các giao dịch ma túy và tội phạm và biến chúng, với sự giúp đỡ. của các hộ dân xung quanh, thành những “khu vườn hy vọng”
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">với rau, hoa và sân chơi trẻ em. Các khu vườn cộng đồng thay đổi bầu khơng khí trong khu phố; những người tham gia phủ xanh đô thị và làm vườn. Các dự án thường cảm thấy phong phú nhờ khả năng làm việc cùng nhau một cách xây dựng, xây dựng cộng đồng của họ và ngoài ra còn sản xuất lương thực và điều kiện sống tốt hơn. Các trang trại đô thị và ven đô cũng có thể đảm nhận một vai trị quan trọng trong việc cung cấp các cơ hội giải trí cho người dân. Khi các nhu cầu cơ bản được đáp ứng, người dân thành thị có thể làm vườn nhiều hơn để thư giãn về thể chất và/hoặc tâm lý mà nó mang lại cho họ, thay vì bản thân sản xuất lương thực. Hơn nữa, NNĐT có thể cung cấp các dịch vụ giải trí quan trọng cho người dân đô thị: du lịch nông nghiệp bao gồm các tuyến giải trí ở ngoại thành, dịch vụ ngủ và bữa sáng tại trang trại, bán trực tiếp các sản phẩm nông nghiệp cho khách du lịch (trái cây, phô mai, mứt, giỏ…), cưỡi ngựa. Các trang trại đô thị khác cũng có thể phát triển các chức năng giáo dục sinh thái (giúp thanh niên tiếp xúc với động vật, dạy về sinh thái học, v.v.) hoặc bắt đầu đóng vai trị chăm sóc những người mắc chứng rối loạn tâm lý.
<i><b>- Nơng nghiệp đơ thị góp phần quản lý môi trường đô thị. NNĐT là </b></i>
một bộ phận của hệ sinh thái đơ thị và có thể đóng vai trị quan trọng trong hệ thống quản lý môi trường đô thị. Các thành phố phát triển nhanh tạo ra ngày càng nhiều nước thải và chất thải hữu cơ. Đối với hầu hết các thành phố, việc xử lý chất thải đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng. NNĐT có thể góp phần giải quyết những vấn đề như vậy bằng cách biến chất thải đô thị thành một nguồn tài nguyên sản xuất. Ở nhiều thành phố, các sáng kiến tư nhân hoặc thành phố tồn tại để thu gom rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ từ các chợ rau và nông sản để sản xuất thức ăn chăn nuôi làm phân hữu cơ, nhưng người ta cũng có thể thường xuyên bắt gặp những người nông dân thành thị sử dụng chất thải hữu cơ tươi (có thể gây ơ nhiễm môi trường và vấn đề sức khỏe mà chúng ta sẽ thảo luận sau).
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">Tái sử dụng chất thải hữu cơ đô thị làm phân compost làm giảm các vấn đề thực tế về xử lý chất thải rắn đô thị và thay thế việc sử dụng phân bón hóa học đắt tiền và độc hại bằng phân hữu cơ và ngăn ngừa suy thoái đất ở các khu vực NNĐT. Ngoài ra, các sáng kiến làm phân hữu cơ tạo việc làm và mang lại thu nhập cho người nghèo thành thị. Đặc biệt là trong và xung quanh các thành phố thuộc vùng khí hậu khơ hạn, nhiều nông dân ở đô thị và ven đô - đặc biệt là những người nghèo - sử dụng nước thải đô thị (đã xử lý, xử lý một phần hoặc thậm chí chưa xử lý) để tưới cho trang trại của họ khi họ khơng có khả năng tiếp cận với các nguồn nước khác hoặc do giá nước từ các nguồn khác quá cao. Việc sử dụng nước thải đô thị cung cấp cho họ nước tưới rẻ cũng như nhiều chất dinh dưỡng, mặc dù không phải lúc nào cũng theo tỷ lệ mà đất và cây trồng của họ yêu cầu. Nhưng việc sử dụng nước thải có thể mang lại những mối nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe nếu không áp dụng đầy đủ các biện pháp phịng ngừa.NNĐT và lâm nghiệp đơ thị có tác động tích cực đến việc phủ xanh thành phố, cải thiện vi khí hậu đơ thị (chắn gió, giảm bụi, bóng râm, cơ lập CO2 và các chất ô nhiễm khác) (Heisler 1993) và bảo tồn đất, nước, đa dạng sinh học và cảnh quan văn hóa (Rees 1997). Các thành phố ở những khu vực có lượng mưa cao hơn thường sử dụng các khu vực nông nghiệp trong và xung quanh đô thị làm vùng đệm và kho chứa nước. Bằng cách sản xuất thực phẩm tươi sống gần với người tiêu dùng đơ thị, NNĐT cũng góp phần giảm dấu chân sinh thái của thành phố và giảm tiêu thụ năng lượng trong vận chuyển, làm mát và đóng gói thực phẩm được sản xuất ở các khu vực xa hơn.
<i><b>1.2.3. Một số lí thuyết về phát triển nông, lâm, thủy sản ở đô thị </b></i>
<i>1.2.3.1. Lí thuyết về vành đai nơng nghiệp xung quanh đơ thị. </i>
Mơ hình sử dụng đất nông nghiệp được tạo ra bởi J.H. Von Thunen (1783-1850) vào năm 1826 với 4 vành đai nông nghiệp bao quanh thành phố:
Vành đai chăn ni bị sữa và thâm canh diễn ra trong vòng gần thành phố nhất. Vì rau, trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa khác phải nhanh chóng
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">được đưa ra thị trường nên chúng sẽ được sản xuất gần thành phố (Thời kỳ này chưa có xe đông lạnh)
Gỗ và củi sẽ được sản xuất để làm nhiên liệu và vật liệu xây dựng ở vành đai thứ hai. Trước khi cơng nghiệp hóa (chưa có điện và than), gỗ là nhiên liệu rất quan trọng để sưởi ấm và nấu ăn. Gỗ rất nặng và khó vận chuyển nên được đặt càng gần thành phố càng tốt.
Vành đai thứ ba bao gồm các loại cây trồng trên cánh đồng rộng lớn như ngũ cốc để làm bánh mì. Vì ngũ cốc bảo quản lâu hơn các sản phẩm từ sữa và nhẹ hơn nhiều so với nhiên liệu, giúp giảm chi phí vận chuyển, nên chúng có thể được đặt xa thành phố hơn.Trang trại chăn nuôi nằm ở vùng xa thành phố nhất. Động vật có thể được ni ở xa thành phố vì chúng có thể đi lại được và do đó có thể dắt bộ đến trung tâm thành phố để bán hoặc làm thịt.
Bên ngoài vành đai thứ tư là vùng đất hoang vu khơng có người ở, cách trung tâm thành phố quá xa đối với bất kỳ loại nơng sản nào.
Mặc dù mơ hình Von Thunen đã được tạo ra vào thời điểm trước khi có các nhà máy, đường cao tốc và thậm chí cả đường sắt, nhưng nó vẫn là một mơ hình quan trọng trong địa lý. Mơ hình này là một minh họa tuyệt vời về sự cân bằng giữa chi phí đất đai và chi phí vận chuyển. Càng gần thành phố, giá đất càng tăng. Olof Jonasson, nhà địa lý người Thụy Điển, đã sửa đổi mơ hình của Von Thunen, liên quan đến tiền thuê đất kinh tế trong mối quan hệ với thị trường và phương tiện vận chuyển, chia thành 7 vành đai như sau:
Vành đai 1: Thành phố và lân cận: trồng hoa trong nhà kính. Vành đai 2: Sản phẩm có thể vận chuyển bằng xe tải: trái cây, khoai tây và thuốc lá (và ngựa). Vành đai 3: Các sản phẩm từ sữa, gia súc lấy thịt (cừu, bê); thức ăn thô xanh, yến mạch, lanh và sợi.Vành đai 4: Nông nghiệp nói chung, cỏ khơ, gia súc. Vành đai 5: Ngũ cốc làm bánh mì và cây lanh để lấy dầu. Vành đai 6: Gia súc (bò, cừu, ngựa), thịt muối, thịt hun khói, thịt đơng lạnh và thịt đóng hộp; xương; mỡ động vật và giấu. Vành đai 7: Vùng ngoại vi ngoài cùng, rừng cây.
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28"><i>1.2.3.2. Lý thuyết về các giai đoạn lịch sử phát triển của NNĐT. </i>
Madara Dobele và Andra Zvirbule [50], đã chỉ ra các giai đoạn lịch sử phát triển của NNĐT như Bảng 1.1 dưới đây:
<b>Bảng 1.1. Các giai đoạn phát triển của NNĐT </b>
- Hệ thống thủy lợi và công nghệ thích ứng với đất đai và khí hậu ở đơ thị;
- NNĐT là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chính cho cư dân
Dưới ảnh hưởng của công nghiệp hóa, khái niệm nơng nghiệp được tách ra khỏi khái niệm đơ thị vì tài ngun NN cơ bản, đất đai, được sử
NNĐT tuy chưa lấy lại được vị thế là nguyên tắc cơ bản của quy hoạch đô thị, nhưng được phục hồi trong cung cấp lương thực, thực phẩm quan trọng nhất cho nhóm người nghèo nhất ở đô thị.
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><b>Giai đoạn phát triển </b>
<b>Các nhân tố ảnh </b>
- Thiếu hụt tài nguyên
- Thay đổi giá trị xã hội
- NNĐT là yếu tố cấu thành đô thị, phát triển theo hướng NN sinh thái, NN tuần hoàn, NN hữu cơ tạo, NN bền vững.
- NNĐT không chỉ sử dụng không gian rộng và tài nguyên đất và theo nghĩa truyền thống, mà còn được thực hiện ở quy mô nhỏ, sử dụng tất cả khơng gian có sẵn trong thành phố - tường, mái nhà, ban công, v.v.
<i>Nguồn: [50] </i>
<b>1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nơng, lâm, thủy sản </b>
<i><b>1.2.4.1. Vị trí địa lí </b></i>
Vị trí địa lí gắn liền với sự hiện diện các tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất, khí hậu, thủy văn, sinh vật...), từ đó quy định sự có mặt của các hoạt động nơng nghiệp. Vị trí địa lí tác động đến các nhân tố xã hội (dân cư, lao động, lịch sử phát triển, kinh nghiệm và truyền thống...) trong việc hình thành và phát triển các địa bàn nơng nghiệp hàng hóa, thị trường tiêu thụ, thu hút nguồn vốn đầu tư. Vị trí của các đơ thị với các lãnh thổ xung quanh có ảnh hưởng tới sự chuyển dịch CCNN theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với cơng nghiệp chế biến, NNĐT sinh thái.
<i>1.2.4.2. Các nhân tố tự nhiên </i>
Các nhân tố TN là tiền đề cơ bản của q trình sản xuất NLTS, nó trực tiếp quy định sự hình thành, quy mơ, tính chất cũng như phương hướng phát triển sản xuất.
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30"><i><b>a) Địa hình và đất. Địa hình có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn cơ </b></i>
cấu cây trồng và vật ni. Địa hình thấp, bằng phẳng dễ áp dụng cơ giới hóa trong canh tác, chăm sóc, thu hoạch. Địa hình bằng phẳng dễ giữ được độ ẩm cho đất, dễ hình thành những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Ngược lại, địa hình dốc, chia cắt phức tạp cản trở việc làm đất, xây dựng các cơng trình tưới, tiêu và tốn kém kinh phí, lao động và thời gian trong chống xói mịn, rửa trơi… [40].
Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu của sản xuất NLTS. Vốn đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất... ảnh hưởng nhiều đến quy mô và phương hướng sản xuất, cơ cấu và sự phân bố, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng. Các đơ thị đang trong q trình ĐTH nhanh thì sự tốc độ thu hẹp thu hẹp diện tích đất canh tác ở vùng ven đô và ngoại thành càng lớn. Đáng chú ý giá đất lại có sự chênh lệch rất lớn giữa giá đất nông nghiệp với đất ở, đất công nghiệp và dịch vụ, giữa giá đất nông nghiệp ở các xã ven đơ với xa đơ.
Vì vậy, việc duy trì và tận dụng quỹ đất nơng nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân cũng như bảo vệ môi trường sống và cảnh quan thiên nhiên ở các đô thị. Các đô thị phải hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, nơng nghiệp tuần hồn, nơng nghiệp du lịch...
<i><b>b) Khí hậu và nguồn nước. Các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, </b></i>
độ ẩm và các hiện tượng thời tiết đặc biệt có tác động tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ, các biện pháp canh tác và hiệu quả sản xuất NLTS. Biến đổi khí hậu cùng với sự tăng lên của nhiệt độ toàn cầu, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (lũ lụt, hạn hán...) trở thành mối đe dọa thường xuyên đối với sản xuất NLTS nói chung và NNĐT nói riêng. Các đơ thị phải có chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu, lựa chọn giống cây trồng, vật ni thích hợp... Số lượng, chất lượng và phân phối nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">trồng, vật nuôi. Nếu quy mô lãnh thổ lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp [22].
Vì vậy, cần xem xét khả năng cung cấp của các nguồn nước, có những biện pháp thủy lợi để đáp ứng nhu cầu nước cho cây trồng, vật nuôi, để tiêu nước vào mùa mưa và cấp nước vào mùa khô...
<i><b>c) Sinh vật. Nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mà ngày nay con </b></i>
người có thể lai tạo giữa các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, có khả năng thích nghi tốt nhưng năng suất thấp với các giống ngoại nhập có năng suất cao để tạo ra các giống mới, vừa có khả năng thích nghi tốt, vừa có năng suất cao. Từ đó sản xuất NLTS có thể lựa chọn và tập trung phát triển những loại cây trồng, vật ni có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, nhu cầu của thị trường lớn thay cho những loại năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
<i><b>1.2.4.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội </b></i>
<i><b>a) Dân cư và nguồn lao động. Quy mô dân số đông, tốc độ gia tăng </b></i>
dân số nhanh, mức sống dân cư ngày càng được nâng cao dẫn tới nhu cầu về lương thực, thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống (rau, thịt, trứng, sữa, hoa quả, thủy sản...) ngày càng đa dạng, phong phú cả về số lượng, chủng loại lẫn về độ an toàn và chất lượng.
Nguồn lao động đơng, giàu kinh nghiệm, có trình độ văn hóa và chuyên môn kĩ thuật, tiếp cận nhanh với tiến bộ kĩ thuật và công nghệ, năng động trong cơ chế thị trường… sẽ tạo điều kiện phát triển NNĐT có hiệu quả.
Tuy nhiên trong tiến trình ĐTH, lao động NLTS không ổn định, bị thiếu hụt do bị cạnh tranh bởi giá tiền công và với các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp.
<i><b>b) Công nghiệp hóa và đơ thị hóa. Ở các đơ thị, quá trình CNH và </b></i>
ĐTH diễn ra với tốc độ nhanh chóng, đã và đang tác động đến phát triển NNĐT ở hai mặt:
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">Thứ nhất, diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng các KCN, khu đô thị mới và mở rộng không gian đô thị ra các vùng ngoại thành, thành lập các phường mới…, từ đó địi hỏi phải chuyển đổi CCNN.
Thứ hai, CNH và ĐTH thu hút lao động từ NLTS chuyển sang các ngành phi NN, thu hút luồng di cư từ nông thôn vào các KCN và nội thành làm quy mô dân số tăng nhanh và nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng tăng theo. Vì thế, phải có chiến lược và phương hướng phát triển NNĐT thích hợp [40].
<i><b>c) Thị trường tiêu thụ. Đô thị là những trung tâm đông dân cư, đấy là thị </b></i>
trường rộng lớn của NLTS. Mặt khác, các đô thị cũng thu nhận một số lượng lớn dân cư cư trú tạm thời (dự hội nghị, du lịch, đi học, chữa bệnh....), nên càng làm tăng dung lượng thị trường nông sản ở đây. Chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị ngày càng yêu cầu cao về chất lượng và cơ cấu lương thực, thực phẩm. Đấy là nhân tố kích thích sự hình thành các vành đai sản xuất rau xanh, thịt, sữa, trứng... ở vùng ngoại thành. Mặt khác, các sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu trước đây như gạo có xu hướng giảm nhanh, thay vào đó là các sản phẩm cao cấp hơn như rau quả tươi, thực phẩm qua chế biến.
Cơ cấu bữa ăn truyền thống hàng ngày của người dân cũng thay đổi, từ cơm - rau - cá, thịt nay chuyển sang rau - thịt, cá - cơm hoặc thịt, cá - rau - cơm. [22] Tất cả những điều đó địi hỏi NNĐT phải chuyển dịch cơ cấu thật nhanh và linh hoạt.
<i><b>d) Chính sách của Nhà nước. Các chính sách nơng nghiệp có ảnh </b></i>
hưởng rất lớn tới con đường phát triển và các hình thức TCLTNN. Sự điều hành vĩ mô của Nhà nước với các chính sách, chế độ, biện pháp đúng đắn sẽ thúc đẩy sản xuất NLTS phát triển. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách khơng phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi q trình phát triển NLTS. Ở Việt Nam, việc phát triển nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần với đường lối mở cửa và với quan điểm “phi nông bất ổn”, “coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” đã thực sự kích thích NLTS phát triển.
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">Hàng loạt các chính sách của Nhà nước được ban hành tạo điều kiện thuận lợi cho NLTS theo hướng sản xuất hàng hóa với cơ cấu đa dạng, huy động được các thành phần kinh tế tham gia, hình thành những vùng sản xuất nơng nghiệp quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Chính sách ruộng đất, Chính sách đầu tư, Chính sách tín dụng, Chính sách giá cả thị trường, Chính sách xuất khẩu nơng sản, Chính sách khuyến nơng, Chính sách đổi mới CCNN nông thôn... [10].
Ở tầm vi mô, mỗi tỉnh và TP lại có các chương trình hay đề án riêng như phát triển NNĐT sinh thái, xây dựng nông thôn mới...
<i><b>e) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ </b></i>
thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, nước... ảnh hưởng rõ rệt tới sản xuất NLTS. Tại các đô thị, cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm hệ thống thủy nông, các trại giống, trạm thú y, hệ thống điện, hệ thống thơng tin, các xí nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, các cơ sở giết mổ, các cơ sở thu gom và phân phối nông sản… là tiền đề giúp sản xuất NLTS đạt hiệu quả cao [22]. Đấy chính là những nhân tố quan trọng để phát triển NNĐT theo hướng sản xuất hàng hóa, NN tuần hồn, NN sinh thái và NN bền vững.
<i><b>f) Khoa học và công nghệ. Khoa học và cơng nghệ là địn bẩy thúc đẩy </b></i>
sự phát triển của NLTS. Nhờ nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ KHKT, con người đã hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi của TN, chủ động hơn trong sản xuất, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật ni mới có chất lượng tốt. Khoa học cho phép tạo ra nông sản với sản lượng và chất lượng cao hơn, đồng thời lại giảm được chi phí sản xuất; giúp chế biến nông sản để làm tăng giá trị nông sản.
<i><b>g) Nguồn vốn. Nguồn vốn lớn, tăng nhanh, được phân bổ và sử dụng </b></i>
có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất NLTS, đáp ứng các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, trại giống cây con, phát triển hệ thống chế biến nông sản, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. So với các ngành kinh tế khác thì NLTS là lĩnh vực cần rất nhiều vốn đầu tư vì đây là
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào TN, tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến tốc độ tăng trưởng thấp.
<i><b>1.2.5. Một số hình thức tổ chức khơng gian sản xuất NLTS </b></i>
Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam, ở cấp đô thị nổi lên một số hình thức TCLTNN cụ thể, đó là vườn đô thị, trang trại, vùng sản xuất tập trung và vành đai nông nghiệp ngoại thành.
<i>1.2.5.1. Vườn đô thị </i>
Vườn đơ thị là hệ thống TCLTNN mang tính chất đặc thù và phổ biến nhất tại khu vực nội thị. Vườn đô thị là những khu vực trồng trọt có quy mơ nhỏ ở các đơ thị. Vườn đơ thị mang lại nhiều lợi ích: tạo an ninh lương thực, đảm bảo thực phẩm an tồn, mang lại lợi ích sức khỏe và thúc đẩy lối sống bền vững và cải thiện môi trường.
Tùy thuộc vào loại cây muốn trồng và không gian có sẵn trong nhà mà có thể phát triển nhiều mơ hình vườn khác nhau: i)Vườn trên mái nhà: là những khu vườn trên sân thượng của nhà mình. ii)Cây trồng trong chậu: thường khá phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình.
Điều kiện cần thiết để trồng cây trong chậu là phải có sự kết hợp hồn hảo giữa đất trồng, chậu tốt và loại cây phù hợp. iii) Hộp cửa sổ. Những không gian nhỏ xung quanh ngơi nhà có thể chọn các hộp cửa sổ để thêm không gian vườn treo. Giống như giỏ treo, hộp cửa sổ cũng là một không gian phát triển hiệu quả cho hầu hết các khu vườn đô thị và cho cả các ban công nhỏ. iv)Trồng cây trên giá nâng (Raised Beds): Một hình thức làm vườn trong thùng chứa để trồng rau và các loại cây khác. Ngồi giường nâng, cũng có thể thử sử dụng lốp xe cũ, bình tưới, bể bơi trẻ em, v.v. để trồng cây. v) Nhà kính trong nhà quy mơ nhỏ: Trong một ngơi nhà có nhiều khơng gian hơn, có thể làm vườn trong các căn phịng với mơ hình như một nhà kính quy mơ nhỏ. vi) Hàng hiên nhỏ: Khi ngơi nhà có đất trống, có thể biến khu đất trống đó thành một khu vườn đô thị cho các loại thảo mộc của mình. Hoặc cũng có thể chuyển đổi các bức tường khơng gian thẳng đứng đó thành một khu vườn trên tường với những loại cây leo. Ngoài ra cịn có các mảnh vườn trên đất cơng
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><i>1.2.5.2. Trang trại </i>
Trang trại là “một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, có quy mơ đất canh tác, vốn và cơ sở vật chất đủ lớn, có trình độ kĩ thuật cao, tổ chức và quản lý tiến bộ” [23]. Trang trại là hình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp. Hoạt động của trang trại chịu sự chi phối của thị trường và tuân theo quy luật cung cầu với các đặc trưng nổi bật sau i) Mục đích chủ yếu là sản xuất nơng phẩm hàng hóa theo nhu cầu của thị trường. ii) Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của người chủ độc lập. iii) Chủ trang trại hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và là người có kiến thức, năng lực tổ chức quản lí, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, hiểu biết kinh doanh và thị trường. iv) Việc tổ chức sản xuất và quản lý hướng vào sản xuất những nơng sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao, vào việc thâm canh (vốn, công nghệ, lao động...) trên một đơn vị diện tích. v) Lao động trong trang trại đa phần là lao động thuê mướn (thường xuyên và thời vụ). [22]. Hiện nay, việc phát triển trang trại sản xuất lớn theo hướng sản xuất hàng hóa vừa là cơ hội, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với các đô thị, vùng ven đô và ngoại thành. Người sản xuất giỏi có thể trở thành chủ trang trại lại không thể tập trung ruộng đất, người không sản xuất vẫn giữ đất, hoặc do giá đất ngày càng tăng, chỉ có người đầu cơ hoặc mua đất làm nhà vườn mới có khả năng mua được.
<i>1.2.5.3. Vùng sản xuất nông nghiệp tập trung </i>
Vùng sản xuất nông nghiệp tập trung được định nghĩa là trên một lãnh thổ xác định có ranh giới ước lệ, các hoạt động NLTS được tổ chức một cách hợp lí, có sự tập trung cao và có quy mô lớn hoặc tương đối lớn nhằm đem lại hiệu quả cao trên cơ sở có kết cấu hạ tầng tốt và gắn vùng nguyên liệu với cơng nghiệp chế biến có tính tới sức chứa của lãnh thổ.
Những đặc trưng chủ yếu của vùng là tập trung diện tích đất đai thuận lợi cho phát triển một cây trồng, vật ni nào đó, diện tích đất phải lớn hoặc tương đối lớn; sản xuất cho năng suất cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">thuật; tại các vùng chuyên canh phải có các nhà máy chế biến và mối liên kết kinh tế được thể hiện rõ giữa vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến [40]. Các doanh nghiệp, nhà máy chế biến hỗ trợ về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, thông tin thị trường…
Đồng thời các doanh nghiệp dịch vụ đảm bảo thu mua nông sản với giá cả hợp lí, tìm đầu ra cho sản xuất, làm tốt công tác thông tin, dự báo thị trường; các doanh nghiệp chế biến đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm; các doanh nghiệp sản xuất phải đảm bảo cung cấp hàng hóa đầy đủ, có chất lượng.
<i>1.2.5.4. Vành đai nông nghiệp </i>
Vành đai nông nghiệp được hiểu là các khu vực sản xuất nông nghiệp nằm xung quanh các đô thị lớn, hướng vào sản xuất thực phẩm và các nông sản khác cung cấp cho dân cư đô thị [22], [40].
Vành đai nơng nghiệp được hình thành xung quanh các TP chính là gắn chặt với thị trường tiêu thụ, nhờ đó hạn chế sự vận chuyển xa và khơng hợp lí. Các đơ thị vừa là nơi tiếp nhận các sản phẩm nông nghiệp ngoại thành, lại vừa là nơi cung cấp tư liệu sản xuất, dịch vụ kĩ thuật, giống, lao động…
Tại các vành đai nơng nghiệp phát triển có trình độ chun mơn hóa nông nghiệp tương đối cao, thường tập trung vào các nông sản rau, hoa, cây cảnh, chăn ni lợn, gia cầm, bị sữa, ni cá. Các sản phẩm nông nghiệp khác (như lương thực, cây cơng nghiệp hàng năm...) chỉ giữ vai trị thứ yếu dựa trên điều kiện sản xuất tối ưu, địa tô chênh lệch và nhu cầu thị trường đô thị.
<i><b>1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông, lâm, thủy sản vận dụng cho Thành phố Thanh Hóa </b></i>
Trên cơ sở hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển NLTS mà Tổng cục Thống kê và Bộ NN & PTNT sử dụng, luận văn này chọn các chỉ tiêu chung để vận dụng cho TP Thanh Hóa dưới đây:
<i><b>a) GRDP nông, lâm, thủy sản và tỉ trọng GRDP nông, lâm, thủy sản so với tổng giá trị GRDP toàn nền kinh tế. Chỉ tiêu này phản ánh vị trí của </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">khu vực NLTS trong cơ cấu nền kinh tế của một tỉnh, TP, đồng thời cũng là thước đo để đánh giá trình độ phát triển kinh tế.
<i><b>b) Tốc độ tăng trưởng GRDP nông, lâm, thủy sản. Tốc độ tăng trưởng </b></i>
GRDP NLTS là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất NLTS; phản ánh trình độ cơ giới hóa, hiện đại hóa và hiệu quả của việc ứng dụng KHKT trong sản xuất.
<i><b>c) Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản phân theo ngành. </b></i>
<i><b>d) Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất nơng nghiệp được tính </b></i>
bằng GTSX NLTS/ Diện tích đất nơng nghiệp (triệu đồng/ha).
<i><b>e) Năng suất lao động. Năng suất lao động của ngành NLTS được tính </b></i>
bằng GTSX NLTS/số lao động NLTS (triệu đồng/người).
<i><b>f) Tỷ lệ (%) số xã, phường có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. </b></i>
Ngoài những chỉ tiêu chung trên đây, tùy từng ngành/phân ngành chúng tôi chọn thêm các chỉ tiêu riêng phản ánh đặc trưng phát triển cho ngành/phân ngành ấy.
<b>1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông, lâm, thủy sản </b>
<i><b>1.3.1. Phát triển nông, lâm thủy sản ở một số đô thị trên thế giới </b></i>
<b>Ở Cape Town (Nam Phi) làm vườn rau hữu cơ vi sinh được thành lập </b>
vào năm 1997 giữa những người nghèo thành thị trên diện tích 5.000 mét vuông, dưới đường dây điện ở Macassar, vào năm 1997, với sự hỗ trợ của Đại học Western Cape.
Trong vòng 4 năm, dự án này hiện có nhóm thứ tư gồm 30 phụ nữ và một nam giới và đang ở năm thứ năm và đã tạo ra 30 việc làm kiếm được thu nhập từ tiền mặt và thực phẩm. Họ đã cải thiện sức khỏe cộng đồng và đang tiếp thị thành công các sản phẩm hữu cơ chất lượng cao tại địa phương và thị trường hữu cơ ở Cape Town (Small, 2002).
<b>Thành Đô (Trung Quốc). Thành Đô là thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên </b>
(Trung Quốc). Trong tổng dân số của thành phố Thành Đô (11,03 triệu năm
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">2006), 5,3 triệu người sống ở các vùng nông thôn. Tổng diện tích các khu đất là 12132 km2. NNĐT ở Thành Đô được biết đến với sự đa dạng trong các sản phẩm chất lượng cao vì khí hậu thuận lợi cho nơng nghiệp. Thành Đơ là một trong những TP tiên phong ở Trung Quốc trong việc phát triển du lịch nông nghiệp. Du lịch nông nghiệp được biết đến ở đây là Nongjiale; nơi khách du lịch từ các khu vực thành thị ở Thành Đô đến nhà nông dân và ở lại vào cuối tuần, ăn các món ăn đồng quê và tận hưởng thiên nhiên. Nongjiale tạo cơ hội cho khách du lịch thành thị tận hưởng thiên nhiên, nhưng nó cũng đã làm tăng đáng kể thu nhập hàng năm của các hộ gia đình nơng thơn địa phương, do đó cải thiện chất lượng chung của môi trường nông thôn của Thành Đô. Một số nông dân kết hợp việc này với việc bán hoa. Nongjiale đã đón khoảng 15 triệu khách du lịch hàng năm (2005), tạo ra hơn 290.000 việc làm. NNĐT ở đây đang phát triển và hiện đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế của thành phố. Thành Đô hỗ trợ sự phát triển của họ, đã hoàn thành cải cách ruộng đất, xây dựng nhiều khu nông nghiệp công nghiệp và hỗ trợ các HTX, tạo điều kiện cho một mô hình kinh tế mới phù hợp với thành phố.
<b>Bangalore (Ấn Độ). Bangalore còn được gọi là “Thành phố vườn” và </b>
được đặc trưng bởi một cấu trúc xanh tươi tốt. Nó được kết nối bằng đường hàng không, đường sắt và đường bộ đến tất cả các thành phố lớn của đất nước và có kết nối quốc tế trực tiếp đến nhiều thành phố trên toàn thế giới. Các khu vực nội thành, các sáng kiến làm vườn đô thị, mặc dù khan hiếm, có thể nhìn thấy ở dạng sân sau và sân, cũng như vườn trên sân thượng. Những không gian nhỏ này được kiện hiệu quả để trồng trọt và tái chế rác thải sinh hoạt. NNĐT bao gồm trồng rau, quả, hoa, lúa và chăn nuôi. Sản phẩm được bán từ các chợ nhỏ. Tuy nhiên, với sự gia tăng dân số, các khu vực NNĐT đang bị đẩy ra xa.
<b>Bogota (Colombia). Thành phố Bogota là thủ đơ Colombia. Một </b>
trong những đặc điểm chính của NNĐT ở Bogota là khan hiếm các khu đất trống, do đó, hoạt động NN được thực hiện trong không gian nhỏ, cho dù
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">trên chính đất (nền đất yếu) hoặc sử dụng thùng chứa, hộp hoặc thùng chứa (nền đất cứng).
Những người nông dân thành thị sử dụng nền đất cứng thường làm như vậy trong nhà của họ trong các sân trong (xi măng) và sân thượng có mái che. Các thùng chứa có thể đa dạng về chất liệu, chất lượng và kích thước (tức là hộp, chai, lốp, xô bằng gỗ tái chế).
<i><b>1.3.2. Phát triển nông, lâm thủy sản ở một số đô thị của Việt Nam </b></i>
<b>Thành phố Hồ Chí Minh phát triển NNĐT hiện đại. Hiện nay, TP </b>
Hồ Chí Minh hiện có hơn 1,9 triệu dân sinh sống tại khu vực nông thôn, nhưng chỉ có gần 5 vạn người làm việc trong lĩnh vực NLTS. TP có 113.634 ha đất nơng nghiệp, chiếm 54,23% tổng diện tích đất TN, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 65.055,8 ha và đất NTTS là 10.798,5 ha.
Để gia tăng giá trị sản xuất NLTS của mình, TP đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển NNĐT hiện đại, phấn đấu trở thành trung tâm cung ứng giống cây trồng, vật nuôi cho khu vực phía Nam và cả nước.…
Năng suất lao động nông nghiệp của TP trong những năm qua tăng trưởng ổn định, bình quân 5,5%/năm, góp phần thúc đẩy nông nghiệp TP chuyển dịch theo hướng NNĐT ứng dụng công nghệ cao. Nhiều loại nông
<b>sản, thủy sản... đã được xuất khẩu sang các nước trên thế giới. </b>
Về trồng trọt, TP hiện có 25 đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, sản xuất được hơn 175,5 nghìn tấn hạt giống; xuất khẩu hơn 2.150 tấn hạt giống các loại. Ngoài ra, trên địa bàn TP cũng đã hình thành 20 tổ chức nuôi cấy mô thực vật, cung cấp cho thị trường khoảng 16 triệu cây giống cấy mơ/năm.
Về chăn ni, TP có 28 đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo quy mô lớn, công nghệ hiện đại; có 31 cơ sở sản xuất và thuần dưỡng giống thủy sản, cung cấp mỗi năm hàng trăm triệu con giống ra thị trường. Riêng về cá cảnh, trong năm 2021, TP đã xuất khẩu được 14,38 triệu con, trị giá hơn 15 triệu USD, chủ yếu sang châu Âu (hơn 51%).
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">TP có nhiều mơ hình kinh doanh nơng nghiệp tốt, như: Cơng ty TNHH Phát triển đầu tư Nhiệt đới, chuyên sản xuất hạt giống các loại, doanh thu khoảng 80 tỷ đồng/năm; Công ty cổ phần Vườn Mơ, chuyên sản xuất các giống lan, chiếm lĩnh 70% thị phần TP Hồ Chí Minh, 30% thị phần các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay, NNĐT tại TP Hồ Chí Minh vẫn cịn gặp một số khó khăn, như việc đầu tư cho nơng nghiệp cơng nghệ cao thì phải xây dựng các cơng trình phụ trợ, như: Nhà màng, nhà lưới, nhà kho, khu sơ chế, trạm bơm…(theo quy định hiện tại, việc xây dựng những cơng trình này cịn vướng mắc do thành phố hạn chế xây cơng trình trên đất nông nghiệp ). Tại huyện Củ Chi, dù là địa phương được thí điểm xây dựng cơng trình phụ trợ trên đất nông nghiệp, nhưng theo quy định hiện nay, chỉ được xây dựng nhà cấp 4 rộng 15m² để giữ vườn (với điều kiện là phải tiếp giáp với đường giao thơng). Diện tích này không thể đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân, vì khơng đủ chỗ ăn, nghỉ, vệ sinh...
Một vướng mắc khác là ngành Thống kê TP nói riêng và cả nước nói chung hiện vẫn đang đếm số đầu gia súc, số kg thủy sản… trong việc đánh giá về sản xuất NNĐT ứng dụng công nghệ cao, điều này chưa phản ánh đúng giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Đơn cử, số liệu thống kê tháng 1-2022 của Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh cơng bố, tổng sản lượng thủy sản trong tháng 1 ước thực hiện 4.447 tấn. “Chúng tôi nuôi cá cảnh, cá giống, một con cá nhỏ nhưng giá trị ngang hoặc hơn 1kg cá thịt, nên thành phố cần thay đổi sang tính theo giá trị sản phẩm, sẽ chính xác hơn”, bà Trương Ngọc Trúc, nơng dân xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh chia sẻ.
<b>NNĐT ở thành phố Thủ Dầu Một. TP Thủ Dầu Một (tỉnh Bình </b>
Dương) làm ví dụ điển hình cho những bước phát triển mạnh mẽ của NNĐT. Do q trình ĐTH, diện tích đất nơng nghiệp của thành phố chỉ còn khoảng 2.655 ha, chiếm 22% diện tích đất TN và chỉ cịn 4.118 lao động nơng nghiệp. Tuy nhiên, giá trị NLTS của thành phố đạt 50,6 tỷ đồng, giá trị sản lượng bình
</div>